PHÒNG GD&ĐT GIO LINH
TRƯỜNG THCS TRUNG GIANG
Đổi mới phương pháp dạy học dạy
học
GV: HỒ THỊ MINH SANG
Tổ: Năng khiếu
Năm học : 2010- 2011
I. TÊN ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCC TRONG VIỆC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU,
KÉM CỦA BỘ MÔN TIẾNG ANH
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Việc nâng cao chất lượng đối với bộ môn tiếng Anh tại các trường học, nhất là trường
ở vùng nông thôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Bởi do điều kiện sinh sống, ngoài một
buổi đến trường, các em còn phải lao động phụ giúp gia đình, không có thời gian đầu tư cho
bất kỳ môn học nào, nhất là bộ môn tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Cha mẹ các em
thường không có thời gian, không đủ trình độ để kèm cặp thêm ở nhà.
Đó là những nguyên nhân đã khiến tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng học sinh yếu kém
Cho bộ môn tiếng Anh”
* Một tiết học Tiếng Anh thật là nặng nề đối với các em . Cùng với sự đổi mới của chương
trình và sự thiếu ý thức tự giác, độc lập, Tiếng Anh đến với các em thật không dể dàng , vì đây
là lần đầu tiên các em tiếp xúc với bộ môn này. Thêm vào đó là sự thiếu quan tâm của các bậc
phụ huynh và thiếu thời gian học tập, điều kiện học tập ở nhà. Phần lớn các em là con nhà
nông, ngoài thời gian ở trên lớp, các em còn phải giúp bố mẹ trong công việc gia đình. Có
nhiều em còn phải giúp bố mẹ với nhiều công việc nặng nhọc, cho n ên ảnh hưởng đến việc
học ở nhà. Đa số gia đình các em còn khó khăn, nên việc tạo điều kiện cho các em một góc
học tập đầy đủ thật khó. Ngoài ra một số các em chưa có ý thức tốt trong việc học. Coi việc
học là đối phó với việc lấy điểm, lên lớp. Tất cả những yếu tố đó đã làm giảm đi khả năng tư
duy, sáng tạo của các em.
Nói như vậy không có nghiã rằng những học sinh bắt đầu học T iếng Anh không thể học
được Tiếng Anh dể dàng như tiếng mẹ đẻ. Với vai trò là người dìu dắt, hướng dẫn bước đầu,
bản thân giáo viên bộ môn phải tìm ra giải pháp tốt nhất để thầy và trò cùng đạt kết quả tốt
trong môn học này.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Tìm biện pháp “Nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém môn tiếng Anh” là
một vấn đề nan giải, rất cần thiết đối với đa số giáo viên bộ môn nói chung, đặc biệt là bộ môn
tiếng Anh nói riêng. Vấn đề này đã được giáo viên trong tổ thảo luận nhưng chưa tìm được
biện pháp hữu hiệu nhất. Vì thế, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh,
qua nhiều năm thực hiện tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong việc dạy phụ đạo học
sinh yếu kém có hiệu quả.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Trường THCS Trung Giang là một trường thuộc vùng ven biển của huyện Gio linh , là
một trong những xã có nhiều hộ nghèo nhất trong huyện nên học sinh còn nhiều vất vả, phải
phụ giúp cha mẹ hàng ngày ngoài giờ học, trong khi cha mẹ không hiểu biết về bộ môn tiếng
Anh. Phần lớn các em là học sinh nghèo, còn lam lũ, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, không người quan tâm, kèm cặp ở nhà. Qua thực tế ở trường, cụ thể là những bài kiểm
tra định kỳ (15 phút, 1 tiết), các bài thi do Phòng giáo dục, Sở giáo dục ra đề chất lượng bộ
môn tiếng Anh chưa cao. Trong khi một số em khá giỏi rất hứng thú với phương pháp học
tiếng Anh mới này thì một bộ phận những em yếu kém vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng nên
dễ dẫn đến việc các em trốn học, nghỉ học, hay chán nản không muốn học bộ môn này. Những
học sinh yếu kém khi tiếp xúc với hình thức đề kiểm tra hoặc đề thi, các em thường không biết
nội dung yêu cầu của đề bài. Ví dụ như: chuyển câu sang thể phủ định hoặc nghi vấn; chia
động từ trong ngoặc; đặt câu hỏi cho từ gạch dưới hoặc từ trong ngoặc. Với dạng bài tập đặt
câu hỏi, đa số học sinh yếu kém không biết cách làm bài, các em thường làm sai, hoặc bỏ
trống, không ghi gì cả…. Do đó làm cho tinh thần công tác của giáo viên sa sút vì số học sinh
yếu kém bộ môn còn nhiều, một số giáo viên dạy tiếng Anh còn hạn chế về mặt thi đua cuối
năm do chất lượng bộ môn chưa đạt với mặt bằng đề ra.
- Trước tình hình trên đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ bằng nhiều cách để nâng cao
chất lượng bộ môn ngày một cao hơn.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Bao gồm cả công tác tư tưởng và tổ chức quản lý lớp. Cả hai biện pháp này không thể
tách rời mà cần được sắp xếp đan chéo nhau, được phối hợp hài hoà có chủ định vì công tác tư
tưởng là biện pháp hàng đầu, còn biện pháp tổ chức quản lý là nhân tố quyết định.
1. CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG:
Như trên đã nói, đây là biện pháp hàng đầu để hỗ trợ cho biện pháp quyết định là tổ chức
và quản lý học sinh. Thế nên trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém
môn tiếng Anh đã coi trọng công tác tư tưởng bằng các việc làm sau:
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình:
Học sinh ở trường THCS Trung Giang yếu kém môn tiếng Anh có nhiều hoàn cảnh đặc
biệt, nhiều em mồ côi, cha mẹ ly hôn, các em phải sang ở với ông bà , cô dì….Một số ít là con
được nuông chìu, được cha mẹ bao che các lỗi lầm.
Các em có những đặc điểm tâm lý riêng, thế nên tôi thường thăm dò hoàn cảnh gia đình
của các em qua sơ yếu lý lịch, bạn bè gần nhà, giáo viên chủ nhiệm và tìm ra biện pháp giáo
dục thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng học tập của các em.
b. Duy trì sỉ số:
Đi học đầy đủ là điều kiện tất yếu để học sinh học tốt. Cần quan tâm đến việc vắng mặt
của học sinh trong lớp, vì phần lớn những học sinh trốn tiết, bỏ tiết là những em học yếu, chán
học, sẽ có nguy cơ nghỉ học luôn. Những trường hợp như thế, giáo viên bộ môn cần thông báo
kịp thời cho giáo viên chủ nhiệm để báo cho phụ huynh học sinh ngay, nhằm giúp các em
chấn chỉnh lại, đưa các em trở lại lớp học.
c. Xây dựng tốt mối quan hệ Thầy trò:
Học sinh yếu kém thường mang nhiều mặc cảm. Các em có hai mặt tâm lý đối nghịch
nhau : một số em quậy phá, nghịch ngợm, trốn học , bỏ tiết và một số em rút vào cái vỏ của
mình qua những biểu hiện như : nhút nhát, không phát biểu, xa lánh bạn bè, thầy cô.
Biện pháp cần đặt ra ở đây là giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến các em, gần
gũi , trò chuyện, nâng đỡ các em, đôi lúc cũng phải cứng rắn quở phạt các em.
Học sinh yếu thường phạm nhiều khuyết điểm kéo dài cả về học tập lẫn đạo đức, chúng
ta không thành kiến với các em, không vội vàng cho điểm xấu mà phải tìm cách giúp đỡ để
các em vượt qua khó khăn, ham thích học tập hơn.
d. Nêu tấm gương sáng:
Chọn những em tiêu biểu nêu gương, mẫu cho các em noi theo. Khen thưởng những em
yếu kém có tiến bộ dù chỉ 0,25 điểm nhằm khích lệ, động viên tinh thần của các em.
e. Tìm hiểu, đóng góp ý kiến với cha mẹ học sinh:
Nhà trường và gia đình là cầu nối quan trọng trong việc học tập của các em. Cha mẹ phải
thực sự là một “giáo viên” ở nhà, nhắc nhở các em chuẩn bị bài, học bài và hướng dẫn làm bài
tập nếu được.
Cha mẹ phải quan tâm đến con cái, phải sống lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Giáo viên bộ môn ít có dịp gặp trực tiếp cha mẹ học sinh. Do đó, chúng ta phải kịp thời
báo những vi phạm của học sinh mình qua giáo viên chủ nhiệm để nhờ họ liên hệ phụ huynh,
nếu cần có thể gặp gỡ họ trực tiếp để trao đổi một số vấn đề có liên quan.
f. Tinh thần, trách nhiệm của người thầy:
Cũng như cha mẹ học sinh, người thầy cũng phải gương mẫu, là tấm gương cho học sinh
noi theo. Người thầy phải có tinh thần trách nhiệm cao, không thành kiến bỏ rơi một học sinh
nào. Luôn tìm tòi học hỏi không ngừng để cải tiến phương pháp, dùng nhiều phương pháp
giảng dạy khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỌC SINH YẾU KÉM:
a. Đánh giá chất lượng học tập của học sinh:
Nhằm đánh giá đúng mức độ học tập của học sinh, vào đầu năm học nhà trường thường
tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm . Từ đó , giáo viên bộ môn có thể phân học sinh ra làm
5 nhóm: giỏi - khá - trung bình - yếu- kém.
Từ đó , giáo viên bộ môn lập danh sách theo dõi học sinh yếu kém , quan sát hàng ngày ,
ghi nhận kết quả qua từng kỳ kiểm tra. Muốn theo dõi chất lượng học tập của học sinh yếu
kém một cách chính xác, giáo viên phải thực sự nghiêm túc trong việc coi và chấm trả. Việc
làm này có đúng đắn, chúng ta mới nắm được các mặt tồn tại của học sinh để kịp thời phụ đạo
bổ sung. Mỗi giáo viên bộ môn đều có trong tay sổ “ Theo dõi sự tiến bộ của học sinh”.
STT Họ và tên
Kết quả
Đầu HKI Giữa HKI Cuối HKI Giữa HKII CuốiHKII
b. Phụ đạo học sinh yếu kém:
Đây là một công tác cần phải có đối với những học sinh yếu kém. Ngay từ bài khảo sát
chất lượng đầu năm và căn cứ vào tình hình học tập ở lớp dưới, giáo viên bộ môn có thể lập
danh sách những em dưới trung bình để có thể cho vào lớp phụ đạo. Một học sinh yếu kém có
tiến bộ hay không là nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba môi trường: nhà trường – gia
đình – xã hội. Dựa vào danh sách học sinh yếu kém của từng lớp, Ban Giám Hiệu nhà trường
tổ chức một buổi họp mặt phụ huynh của những em yếu kém đó nhằm thông báo cho phụ
huynh về việc học tập của con em mình. Qua đó đa số phụ huynh đều đồng tình với việc phụ
đạo cho con em họ.
Nhờ có sự tổ chức quản lý của Ban Giám Hiệu nhà trường, việc dạy phụ đạo cho học sinh
yếu kém một phần nào đó cũng góp phần nâng cao chất lượng học tập. Trong quá trình dạy
phụ đạo, tôi thường phân chia các em yếu ra từng nhóm khác nhau: yếu về từ vựng hay yếu về
ngữ pháp.
Ở nhóm yếu về từ vựng, đa số các em không biết cách học từ vựng, không biết từ loại của
từ, học mà không nhớ rõ nghĩa, hoặc nhớ nghĩa mà không thuộc từ. Đối với học sinh nhóm
này, tôi yêu cầu các em mỗi ngày học ba từ vựng. Vào 15 phút đầu giờ, tôi nhờ cán sự bộ môn
và một số em học giỏi trong lớp đi kiểm tra những em yếu từ vựng này và báo kết quả lại cho
tôi. Đến ngày học phụ đạo lần sau, tôi sẽ kiểm tra tất cả từ vựng mà tôi đã yêu cầu các em học
trong một tuần. Làm được như thế, đối với một em chịu học từ vựng một cách nghiêm túc thì
chẳng bao lâu lượng từ vựng trong trí nhớ của các em sẽ được nâng lên rất nhiều.
Riêng các em yếu về ngữ pháp, tôi sẽ phụ đạo cho các em theo từng loại hình bài tập
khác nhau: chia động từ trong ngoặc, chuyển câu sang thể phủ định hoặc nghi vấn, đặt câu hỏi
với từ gạch dưới hoặc từ trong ngoặc… Trước khi đưa ra dạng bài tập nào đó, tôi thường dành
15 phút đầu giờ để nhắc lại những kiến thức cơ bản về phần ngữ pháp đó.
Chẳng hạn, hôm nay tôi muốn yêu cầu học sinh làm bài tập chia động từ ở thì quá khứ
đơn, trước khi đưa lên bảng một số câu cụ thể, tôi nhắc lại phần lý thuyết cơ bản.
*Thì quá khứ đơn( The Simple Past Tense):
Công thức :
Cách dùng: Để diễn tả một hành động hay một sự việc đã xảy ra tại một thời điểm xác
định ở quá khứ và chấm dứt trong quá khứ, thường đi kèm với các trạng từ sau : last…, …ago,
yesterday, before, in 2009…
Chú ý: Nếu động từ có qui tắc -----> ta thêm –ED
Nếu động từ bất qui tắc ----> ta chuyển sang cột hai trong bảng động từ bất qui
tắc.
Nhắc lý thuyết trước như thế thì khi áp dụng làm bài tập, nhìn vào câu thấy có những từ
đi kèm như :yesterday, last Sunday, three years ago…thì các em dễ dàng chia động từ được
ngay.
Ex: Exercise B
1
/ P.63 – English Workbook 7
Complete the sentences with the simple present or simple past tense of the verbs:
b. She ……..(forget) to brush her teeth yesterday.
c. Last week the doctor …………( fill) a cavity in my eighth tooth.
………………………………………………………………………………
h. Lan …………..( have) a health examination last month.
Dựa vào những từ đã được học : yesterday, last ..…, ..….ago,học sinh có thể làm tốt
như :
b. forget----->forgot
c. fill--------> filled
………………………………………………………………………………
h. have-----> had
Và điều quan trọng khi làm bài tập dạng này là giáo viên bộ môn phải yêu cầu học sinh
học thuộc lòng tất cả các động từ bất qui tắc.
*Đối với dạng bài tập chuyển câu sang thể phủ định hoặc nghi vấn, giáo viên có thể yêu
cầu học sinh thực hiện các bước sau:
Bước 1 : xác định chủ từ, động từ.
Bước 2 : xác định thì của động từ.
Bước 3: xác định loại động từ ( động từ thường hay động từ đặc biệt; động từ có qui tắc
hay động từ bất qui tắc nếu ở thì quá khứ).
Ex: Exercise B2/ P. 56 – English Workbook 7
Complete the sentences with the verbs in the negative:
g. We returned home in the evening. We……………home in the afternoon.
S V.ed
Đây là loại bài tập hoàn thành câu với động từ ở thể phủ định, nói cách khác đây là loại
bài tập chuyển câu sang thể phủ định.
Muốn làm được bài này, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các bước sau:
- Xác định động từ : returned
- Xác định thì của động từ : quá khứ đơn
S+ V
ed
/ V
2
+ O