Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Các giải pháp hàng đầu giúp phòng ngừa bệnh cho tôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.88 KB, 3 trang )

Các giải pháp hàng đầu giúp phòng ngừa bệnh cho tôm
Với bất cứ loại thủy sản nào, phòng bệnh luôn là yếu tố được ưu tiên
hàng đầu. Với tôm cũng vậy, nếu biết cách áp dụng các giải pháp
phòng ngừa bệnh thường gặp, tôm sẽ lớn nhanh, khỏe mạnh, tránh
lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Vậy liệu rằng đâu là lưu ý hàng đầu
trong phòng bệnh khi thả nuôi loại tôm này mà bà con cần ghi nhớ?
1. Chú ý đến điều kiện sống
Để phòng ngừa bệnh cho tôm thẻ chân trắng, một trong những yếu
tố hàng đầu mà bà con cần lưu ý chính là điều kiện sống của tôm.
Việc khí hậu thay đổi bất thường, mầm bệnh phát sinh, phát triển
trong ao nuôi có thể khiến tôm dễ dàng mắc bệnh. Do đó, trước khi
tiến hành thả nuôi, bà con cần tiến hành các thao tác xử lý ao nuôi
đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn theo quy định. Trong quá trình thả
nuôi, bà con cần chú ý đến việc thay nước, sử dụng chế phẩm sinh
học để làm sạch nước theo định kỳ. Điều này sẽ giúp mầm mống
được tiêu diệt ngay từ khi xuất hiện.
2. Chọn giống
Với nguồn giống không đảm bảo, đôi khi chúng đã có chứa mầm
bệnh tiềm ẩn ngay từ bên trong. Do đó, nếu muốn phòng ngừa bệnh
cho tôm, bà con cần chú ý ngay từ khâu cơ bản này.


Ngoài việc lựa chọn con giống ở những nơi có nguồn gốc uy tín,
được kiểm nghiệm rõ ràng, bà con hãy chú ý đến một vài yếu tố như
khả năng hoạt động của tôm, màu sắc tôm, tôm cần có đủ các bộ
phận….
Khi nuôi tôm, bà con cần thả nuôi theo đúng mùa vụ. Trong trường
hợp ao nuôi có tôm mắc bệnh, bà con cần tiến hành khử trùng nguồn
nước bằng cách sử dụng thuốc sát trùng với nồng độ cao như
Chlorine >70ppm trước khi thải ra môi trường, tránh trường hợp
dịch bệnh lây lan trên diện rộng.


3. Chế độ ăn
Với bất cứ vật nuôi nào, chế độ ăn đều đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Ngoài việc tạo điều kiện giúp tôm phát triển, chế độ ăn với
đầy đủ chất dinh dưỡng còn giúp nâng cao sức đề kháng cho tôm.
Do đó, giải pháp tối ưu trong trường hợp này là bà con nên sử dụng
chế phẩm sinh học để ủ thức ăn cho tôm. Ví dụ, với chế phẩm sinh
học EM, tôm sẽ ăn nhiều, lớn nhanh cũng như có sức đề kháng tốt
nhất.
4. Theo dõi tôm trong quá trình nuôi
Nếu muốn phòng ngừa bệnh cho tôm, bà con cần theo dõi hoạt động
của tôm mọi lúc, mọi thời điểm. Đôi khi, một số biểu hiện như chán


ăn, nổi đầu chính là biểu hiện của dịch bệnh. Trong quá trình thả
nuôi, bà con cần đặc biệt chú ý đến giai đoạn lột xác để điều chỉnh
nguồn nước cho phù hợp.
5. Xử lý dụng cụ nuôi trồng
Để phòng ngừa bệnh cho tôm, việc xử lý dụng cụ nuôi trồng cũng
cần được quan tâm với mức độ nhất định. Tốt nhất là bà con nên sử
dụng các dụng cụ cho ăn, thu hoạch cho riêng lẻ từng ao. Với chất
thải của ao nuôi, bà con cần tiến hành xử lý trước khi chính thức
thải ra ngoài môi trường. Điều này sẽ tránh được trường hợp lây lan
dịch bệnh sang các ao khác.



×