Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tiểu luận tổng hợp trẻ khiếm thính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.89 KB, 39 trang )

I. khái niệm trẻ khuyết tật và trẻ khiếm thính.
- Trước hết trẻ khuyết tật là những trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc hoặc
chức năng cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến gặp khó khăn nhất
định và không thể theo học được chương trình giáo dục phổ thông nếu không
được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục- dạy học và những trang thiết
bị trợ giúp cần thiết.
- Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác
nhau, dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức
của trẻ.
II. Nguyên nhân.
1. Trước khi sinh
+ Do di truyền, nhiễu loạn về gen
+ Do mắc bệnh trong thời kì thai nghén như: Cúm, sởi, giang mai……..
+ Do bị nhiễm độc trong thời kì thai nghén do thuốc, hóa chất
+ Do đối kháng nhóm máu Rh giữa mẹ và con
2. Trong khi sinh
+ Do đẻ non, đẻ khó, đẻ ngạt
+ Do sang chấn khi đẻ, làm fooc_xep lấy thai
3. Nguyên nhân sau khi sinh
+ Các nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút như viêm màng não, viêm não, quai
bị, sởi……
+ Các loại viêm tai, xương chũm.
+ Nhiễm độc do sử dụng thuốc đặc biệt là streptomycin.
+ Suy dinh dưỡng.
+ Các nguyên nhân khác.
III. các loại điếc
1.

Phân loại điếc

Thính giác sẽ bị giảm sút khi một điểm nào đó trong cơ quan thính giác


có vấn đề (có thể là tai ngoài, tai giữa, tai trong hay dây thần kinh thính giác

1


lên não). Tuỳ theo vị trí tổn thương của tai mà người ta chia ra làm 3 loại
điếc:
- Điếc dẫn truyền: khi có tổn thương ở tai ngoài hay tai giữa. Những
nguyên nhân thông thường dẫn đến điếc dẫn truyền là: viêm tai giữa tiết dịch,
viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mãn tính, chấn thương, dị vật ốc tai, dáy
tai.
- Điếc tiếp nhận: khi có tổn thương ở tai trong. Đa số các trường hợp bị
điếc tiếp nhận là do những nguyên nhân trước khi sinh hoặc trong khi sinh.
Đó là hội chứng usher, wardenburg, mẹ bị cúm trong thời kỳ mang thai, giang
mai bẩm sinh, virut, đẻ non, thiếu ôxy, vàng da.
- Điếc hỗn hợp: kết hợp cả hai loại điếc trên. Đó là viêm màng não,
bệnh sởi,quai bị, đầu bị tổn thương, sử dụng thuốc không đúng, do tiếng ồn.
Ngoài ra có nhiều trường hợp điếc không rõ nguyên nhân (khoảng 40%)
2. Phân loại các nhóm trẻ khiếm thính.
Để hiểu sâu sắc và đúng đắn về trẻ khiếm thính, chúng ta cũng cần phải
phân loại các nhóm trẻ khiếm thính cơ bản dưới góc độ tâm lý giáo dục. Điều
này có một ý nghĩa quan trọng đối với lý luận và thực tiễn giáo dục trẻ, đối
với việc chẩn đoán đúng trẻ, xác định đúng hình thức hỗ trợ phù hợp đối với
trẻ khiếm thính.
Cơ sở để phân loại:
- Mức độ mất sức nghe
- Thời gian mất sức nghe
- Trình độ phát triển ngôn ngữ.
Cụ thể như sau:
Thứ nhất phân loại trẻ theo mức độ mất sức nghe

- Mức 1: điếc nhẹ: 20-40dB
- Mức 2: điếc vừa: 41-70dB
- Mức 3: điếc nặng: 71-90dB
- Mức 4: điếc sâu: > 90dB
Thứ hai phân loại trẻ theo thời gian mất sức nghe
2


- Trẻ sinh ra bị tổn thương thính giác
- Trẻ mất sức nghe trước khi bắt đầu phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ mất sức nghe ở những giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ mất sức nghe khi ngôn ngữ đã hình thành.
Thứ ba phân loại trẻ theo mức độ phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ điếc và không có ngôn ngữ (mà chúng ta thường gọi là trẻ điếc
câm) là những trẻ mất sức nghe đến mức mất luôn cả khả năng ngôn ngữ cũng
như khả năng làm chủ ngôn ngữ.
- Trẻ điếc với ngôn ngữ hạn chế: là những trẻ mất thính lực khi mà
ngôn ngữ thực tế của chúng đã được hình thành. Với những trẻ này chúng ta
cố gắng gìn giữ và phát huy kỹ năng và vốn từ ngữ đã có ở chúng.
- Trẻ nghe kém là những trẻ bị phá huỷ một phần chức năng thính giác.
Tuỳ theo sức nghe còn lại, một số trẻ trong nhóm trẻ này có thể tự nắm ngôn
ngữ ở một mức độ nào đó trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, ngôn ngữ này
cần phải được điều chỉnh trong quá trình giáo dục.
IV. Ảnh hưởng của tật điếc đối với sự phát triển của trẻ
Ảnh hưởng chính của việc điếc là tới khả năng giao tiếp bằng ngôn
ngữ nói của trẻ. Mức độ phát triển ngôn ngữ nói của trẻ phụ thuộc các yếu tố
sau:
-

Mức độ điếc


-

Hình dạng (độ dốc) của thính lược đồ

-

Thời gian bị tật điếc (trước hay sau thời kì phát triển ngôn ngữ)

-

Chất lượng máy trợ thính

-

Can thiệp sớm hay muộn

-

Chất lượng của can thiệp sớm

-

Trí tuệ của trẻ

-

Thái độ của gia đình trẻ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ

và lời nói của trẻ Nếu trẻ khiếm thính có khó khăn về giao tiếp sẽ ảnh hưởng

đến việc học tập, việc làm, vị trí trong xã hội.
3


V. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính
1. Cảm giác, tri giác
Như ta đã biết, cảm giác và tri giác là nền tảng của nhận thức. Chúnglà
những nguồn gốc cơ bản của những kiến thức mà chúng ta nhận thức được ở
thế giới xung quanh. Trong những dạng cảm giác khác nhau thì cảm giác
nghe và cảm giác nhìn có ý nghĩa chủ yếu. Chúng ta sống trong thế giới của
âm thanh, của hình dạng và màu sắc.
Những nguồn thông tin như phát thanh, truyền hình, phim ảnh, sân
khấu, âm nhạc về nhiều mặt đưa đến cảm giác nghe. Tất nhiên cảm giác nhìn
cũng đóng một vai trò quan trọng. Nhưng mất sức nghe sẽ làm cho đứa trẻ
mất khả năng tri giác bình thường về những nguồn thông tin này. Trong việc
tiếp nhận ngôn ngữ, cảm giác và tri giác nghe có một vai trò đặc biệt quan
trọng. Trên cơ sở này diễn ra sự phát triển các hình thái chủ động và bị động
của lời nói. Nghe được tiếng nói của người xung quanh, đứa trẻ bắt đầu bắt
chước và bập bẹ được những từ đầu tiên. Nhờ lời nói đứa trẻ nhận được
những thông tin cơ bản, lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm mà người
lớn truyền cho nó.Sự phá huỷ tri giác và tiếng nói của người xung quanh tự
nhiên sẽ kéo theo sự phá huỷ quá trình hình thành ngôn ngữ tích cực. Trẻ
khiếm thính không thể tự mình lĩnh hội được ngôn ngữ. Trong thực tế, trẻ
khiếm thính sẽ bị câm nếu nó không được phát hiện sớm những khó khăn về
thính giác và được hỗ trợ bằng những phương pháp chuyên biệt trong việc
tiếp nhận ngôn ngữ.
Ngày nay trong giáo dục trẻ điếc đang áp dụng rộng rãi những phương
tiện kỹ thuật khác nhau giúp phát triển và kích thích cảm giác nghe còn lại.
Những phương tiện này có thể chia thành: những phương tiện nhìn, phương
tiện âm thanh và những phương tiện sử dụng tính nhạy cảm xúc giác -rung. Ví

dụ máy trợ thính, những thiết bị khuyếch đại âm thanh, những máy rung biến
đổi những tín hiệu âm thanh thành những tín hiệu quang học, những máy rung
biến đổi dao động âm thanh thành những dao động điện do những bộ phận
phân tích xúc giác-rung thu nhận.
4


Ở trẻ khiếm thính, do thiếu cảm giác nghe hoặc cảm giác giác nghe bị
phá huỷ, cảm giác thị giác và cảm giác vận động có một vai trò đặc biệt quan
trọng. Thị giác của trẻ khiếm thính trở thành chủ đạo và chủ yếu trong việc
nhận thức thế giới xung quanh và trong việc tiếp nhận ngôn ngữ. Trẻ bình
thường học nói chủ yếu dựa trên cảm giác nghe và vận động, còn tri giác thị
giác đóng vai trò thứ yếu. Điều này hoàn toàn ngược lại với trẻ khiếm thính.
Cùng với cảm giác vận động, cảm giác tri giác nhìn trở thành nền tảng để
hình thành tiếng nói. Thậm chí trẻ khiếm thính có thể tiếp nhận ngôn ngữ chỉ
dựa trên tri giác nhìn. Rất nhiều những nghiên cứu đã chứng minh rằng cảm
giác và tri giác ở trẻ khiếm thính không kém so với trẻ nghe được, thậm chí
còn tích cực và tinh nhạy hơn. Bởi vậy, trẻ khiếm thính thường để ý những
chi tiết nhỏ của thế giới xung quanh mà trẻ bình thường không để ý đến. Ví
dụ:
- Phân biệt mầu sắc: việc phân biệt những màu sắc gần giống nhau như:
xanh, đỏ, da cam thì trẻ khiếm thính phân biệt tinh tế hơn so với trẻ bình
thường.
- Phân biệt người tiếp xúc: trẻ khiếm thính có thể nhận thấy từng chi
tiết về khuôn mặt, thân hình, cách ăn mặc, màu sắc và chất liệu của quần áo
nhanh hơn so vớitrẻ bình thường.
- So sánh những bức tranh vẽ của trẻ khiếm thính với trẻ bình thường
chúng ta cũng thấy những bức tranh vẽ của trẻ khiếm thính có nội dung phong
phú, tỷ mỉ hơn và đặc biệt là khi vẽ người, trẻ khiếm thính thường thể hiện
đầy đủ hơn những phần quan trọng của cơ thể người và rất chú ý đến sự cân

xứng trong việc mô tả chúng so với trẻ bình thường, nhưng chúng lại thường
gặp khó khăn đối với những bức tranh biểu thị mối quan hệ không gian.
Ở trẻ khiếm thính, tri giác phân tích thường trội hơn tri thức tổng giác.
Mặc dù tất cả những khó khăn tâm lý và sự phức tạp của quá trình tri giác
nhìn đối với ngôn ngữ nói, trẻ khiếm thính thường làm chúng ta ngạc nhiên
bằng khả năng dùng thị giác tiếp nhận và phân biệt tinh tế những gì mà chúng

5


ta nói với chúng. Ngoài ra xúc giác và cảm giác vận động đóng vai trò quan
trọng trong quá trình nhận thức của trẻ khiếm thính.
Cảm giác vận động báo hiệu cho chúng ta vì sự vận động của các bộ
phận của thân thể, mức độ căng của cơ cũng như sự vận động của cơ quan
ngôn ngữ. Ở người bình thường có tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan
thính giác và vận động. Ở trẻ khiếm thính, sự mất thính lực không chỉ ảnh
hưởng xấu đến sự vận động của bộ máy hô hấp mà còn ảnh hưởng đến sự
phối hợp các động tác của cơ thể. Vì vậy, trẻ khiếm thính thường vụng về
không khéo léo, rất khó khăn với những kỹ năng lao động và thể thao đòi hỏi
sự phối hợp tinh tế và sự thăng bằng của các động tác. Điều này được giải
thích là do bộ máy tiền đình cũng như những điểm cuối dây thần kinh của cơ
quan vận động bị tổn thương. Xúc giác-rung của trẻ khiếm thính là đặc thù và
độc đáo nhất. Đây là phương tiện quan trọng trong tiếp nhận ngôn ngữ cho trẻ
khiếm thính. Vậy chúng ta đã biết gì về dạng cảm giác này? Đầu thế kỷ XIX,
E.P.Nauman đã nghiên cứu và chỉ ra những tính chất cơ bản của loại cảm giác
này như sau:
1. Những xúc giác-rung về bản chất là những cảm giác sơ đẳng, là một
bộ phận cấu thành của những dạng cảm giác khác.
2. Sức nghe bình thường hạn chế và kìm hãm sự phát triển và sự nhạy
bén của những cảm giác và xúc giác rung.

3. Về mặt tính chất, những cảm giác này gần gũi với những cảm giác
vận động và những cảm giác về vị trí trong không gian.
4. Giữa cảm giác nghe và xúc giác-rung tồn tại một mối liên hệ chức
năng.
2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khiếm thính
- Thành phần cấu tạo tiếng nói và sự phá huỷ chức năng ngôn ngữ:
Tiếng nói và ngôn ngữ là công cụ mạnh mẽ để nhận thức thế giới xung
quanh.Nhờ từ ngữ, con người có khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá. Con
người có thể nhận thức cả những đặc tính của thế giới xung quanh mà sự quan
sát, tri giác không thể cảm nhận được. Sự phát triển trí tuệ của trẻ phụ thuộc
6


nhiều vào ngôn ngữ. Đứa trẻ nắm được ngôn ngữ, trong quá trình giao tiếp có
thể biết những đặc tính của những vật xung quanh nó. Nó luôn luôn đặt những
câu hỏi với người xung quanh và nhận được những câu trả lời, thu nhận được
những kinh nghiệm của người lớn. Vào thời điểm 2 đến 3 tuổi, quá trình phát
triển tiếng nói và tư duy diễn ra đặc biệt mãnh liệt. Ngôn ngữ liên hệ chặt chẽ
với tư duy. Mối liên hệ này thể hiện trước hết ở chỗ: tiếng nói là công cụ của
tư duy. Ý nghĩ của chúng ta xuất hiện và hình thành trên cơ sở tiếng nói.
Không có những ý nghĩ trần trụi, thiếu vỏ bọc ngôn ngữ. Tư duy bằng ngôn
ngữ là hoàn thiện nhất vì nó có khả năng trừu tượng hoá không giới hạn.
Từ vựng và câu trúc ngữ pháp là những bộ phận quan trọng cấu thành
tiếng nói.Từ vựng đôi khi còn gọi là “vật liệu xây dựng” của tiếng nói. Từ
vựng càng giàu thì tiếng nói càng phong phú. Nhưng chỉ có riêng từ vựng thì
chưa tạo thành được ngôn ngữ, nó chỉ trở thành sức mạnh thực tế khi nó được
sử dụng theo ngữ pháp, làm cho ngôn ngữ của chúng ta trở nên có cấu trúc và
có nghĩa. Một yếu tố rất quan trọng của tiếng nói chúng ta là cái vỏ âm thanh,
thành phần ngữ âm. Cái vỏ âm thanh của tiếng nói dường như là “cái vỏ vật
chất” của nó. Chúng ta chỉ có thể diễn đạt ý nghĩ nhờ bọc chúng vào vỏ bọc

âm thanh hay là cái vỏ đồ hoạ (chữ viết). Hơn nữa, trong mỗi từ đều có yếu tố
khái quát, chính điều đó mở rộng khả năng giao tiếp và nhận thức. Sắc thái
xúc cảm của từ là yếu tố rất quan trọng xong còn ít được nhận thấy, dường
như bị che lấp. Chúng ta không đặc biệt coi trọng nó trong cuộc sống hàng
ngày. Nhưng ở đâu mà nhu cầu ngôn ngữ tăng lên, ở đâu mà từ có vai trò đặc
biệt để diễn đạt sắc thái của ý nghĩ, thì yếu tố đó của từ có vai trò rất cơ bản,
ví dụ sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ ca.Sự phá huỷ thành phần từ của ngôn
ngữ cũng có thể biểu hiện ở những hình thức khác nhau. Trường hợp nặng
nhất là hoàn toàn không có khả năng tự chiếm lĩnh được từ(trường hợp điếc
hoàn toàn). Trong những trường hợp khác thì điều đó có thể biểu hiện ở sự
nghèo nàn và cực kỳ hạn chế của từ vựng, sự dùng từ không sát đúng với ý
nghĩa cơ bản của nó. Những thiếu sót tương tự thường gặp ở những đứa trẻ bị
giảm sức nghe, cũng như những trẻ thiếu ngôn ngữ. Trên cơ sở sự phá huỷ
7


ngôn ngữ nói thường xuất hiện sự phá huỷ ngôn ngữ viết và cấu trúc ngữ
pháp của nó. Ở những đứa trẻ bị phá huỷ sức nghe, chúng thường thể hiện
chứng viết khó và chứng mất ngữ pháp. Trong trường hợp bị chứng viết khó,
thành phần chữ cái của từ bị bóp méo. Những chữ cái riêng lẻ thường bị bỏ
qua, thay thế hoặc đổi chỗ cho nhau. Những sự phá hủy này có thể liên hệ
không chỉ với những thiếu sót của sự tiếp nhận âm thanh và phân tích âm, mà
còn liên hệ với sự phá huỷ cảm giác và tri giác nhìn hay cảm giác và tri giác
vận động.
Chứng mất ngữ pháp thể hiện trước hết ở sự vi phạm các mối liên hệ
ngữ pháp giữa các từ trong câu. Thực tế trẻ nghe bình thường tiếp nhận qui
luật ngữ pháp khá lâu trong quá trình giao tiếp trước khi đến trường. Đối với
trẻ có khả năng giao tiếp và thực hành ngôn ngữ bị hạn chế, cần phải dạy cho
chúng những qui tắc cấu trúc ngữ pháp của câu.Một số đặc tính trong sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ khó khăn về ngôn ngữ so với trẻ bình thường. Sự phát

triển ngôn ngữ có thể được chia làm 3 giai đoạn cơ bản:
+ Tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi)
+ Tuổi mẫu giáo
+ Tuổi đến trường
Ngay từ những tháng đầu của cuộc đời, đứa trẻ đã có sự chuẩn bị của
những cơ quan thính giác, cấu âm để tiếp thu ngôn ngữ. Đứa trẻ phát ra những
tiếng kêu, xuất hiện máy môi, sau đó là tiếng bập bẹ và sự chú ý về âm thanh
cũng phát triển. Đứa trẻ biết hướng sự chú ý lắng nghe về phía phát ra âm
thanh. Dường như chơi với những dụng cụ phát ra âm thanh, đứa trẻ đã có tập
hợp những phản xạ khác nhau của âm thanh: ba ba, ma ma. Đây chưa phải là
ngôn ngữ, nhưng là một giai đoạn chuẩn bị quan trọng để nắm ngôn ngữ.
Khoảng 6 đến 8 tháng tuổi, đứa trẻ đã bắt đầu phát triển sự hiểu biết phần đơn
giản của ngôn ngữ giao tiếp với nó. Để trả lời câu hỏi: “Mẹ đâu?”. “Đồng hồ
đâu?” đứa trẻ bắt đầu tìm và quay đầu về phía đối tượng. Điều đó chứng tỏ
rằng ở độ tuổi này đứa trẻ bắt đầu hiểu ngôn ngữ giao tiếp với nó, có nghĩa là
ở nó ngôn ngữ thụ động đã bắt đầu phát triển, ngôn ngữ của người lớn xung
8


quanh có vai trò to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Người lớn cần
phải nói nhiều hơn, từ phát ra rõ ràng, rành mạch, đừng nhại cách phát âm
không đúng của trẻ. Thực tiễn vốn từ của trẻ càng phong phú thì ngôn ngữ
của chúng càng phát triển nhanh và tốt. Do người lớn càng nhắc đi nhắc lại
nhiều lần cùng một từ và từ đó gắn với một vật xác định, trong ý thức của trẻ
hình thành mối liên hệ liên tưởng giữa từ-tín hiệu thứ hai-và vật thể được gọi
tên.
Chúng ta quan sát được một bức tranh hoàn toàn khác trong trường hợp
khi đứa trẻ sinh ra bị điếc hay làm mất thính giác ở giai đoạn sớm nhất của sự
phát triển ngôn ngữ. Trong những tháng đầu của cuộc sống, không dễ gì mà
nhận biết đứa trẻ có vấn đề về thính lực hay không? Cũng như đứa trẻ nghe

được, trẻ khiếm thính cũng phát ra những âm thanh phản xạ, phản ứng linh
hoạt với đồ chơi nào đập vào mắt nó, nhưng nó không nghe được tiếng nói
của người xung quanh, không hiểu họ nói gì với nó và không thể bắt chước
được tiếng nói của người xung quanh. Vì vậy, nó khó có thể hình thành được
sự liên hệ, liên tưởng giữa từ-tín hiệu của hiện thực và vật cụ thể. Sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính càng bị tụt hậu so với trẻ bình thường nếu
trong quá trình CTS bị trì hoãn. Sự khác biệt này càng đặc biệt rõ sau một
năm tuổi, khi mà trẻ đã bắt đầu có sự phát triển của ngôn ngữ chủ động. Trẻ
càng lớn thì nhu cầu giao tiếp càng lớn. Nhu cầu này diễn ra mạnh nhất và có
kết quả nhất ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Nó luôn luôn muốn hỏi, nhận biết cái gì đó.
Sự ham muốn này tạo điều kiện xuất hiện ngôn ngữ chủ động. Nhờ chức năng
của cơ quan thính giác trẻ tiếp nhận được lời nói của mọi người xung quanh,
bắt chước lời nói ấy, sau đó tự nó sẽ nói. Dần dần trẻ biết được cấu tạo âm
của từ, mặc dù ban đầu nhiều âm phát ra không đúng, sai lệch, thay thế, dính
âm, không rõ ràng. Những âm khó đối với trẻ là: n-l, s-x, ch-tr. Từ 5 đến 6
tuổi trẻ dần dần tự biết cách điều chỉnh để phát âm đúng. Vốn từ của trẻ dần
dần được tích luỹ. Vào độ 2 tuổi, vốn từ của trẻ bình thường vào khoảng 300
từ, 3 tuổi khoảng 1000 từ, từ 5 đến 6 tuổi gần 3000 từ. Quả vậy, ở thời kỳ này
trẻ hiểu và sử dụng từ ngữ rất độc đáo. Trong quá trình tập nói, trẻ dần dần
9


nắm được cấu trúc ngữ pháp của tiếng nói. Vào lúc này, chẳng ai dạy trẻ qui
tắc ngữ pháp cả. Tuy nhiên, những qui luật cơ bản và chuẩn mực ngữ pháp
của tiếng nói đã được nắm qua thực hành trước khi đến trường, mối liên hệ
ngữ pháp giữa các từ trong câu đã được sử dụng. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này
cũng vẫn còn những sai sót, nhưng điều đó chỉ khẳng định rằng trẻ có ý thức
suy nghĩ một số hình thức ngữ pháp và sử dụng theo mẫu câu. Dần dần trẻ
tiếp thu được cấu trúc ngữ pháp của câu. Ban đầu của trẻ có thể gồm một từ
duy nhất. Sau đó, xuất hiện câu phức tạp hơn 2 đến 3 từ bao gồm cả thành

phần chính và thành phần phụ. Sau nữa, xuất hiện những cấu trúc ngữ pháp
phức tạp với những liên từ liên hợp và liên từ phụ thuộc. Tất cả những điều
này cũng nói lên rằng những quá trình và những thao tác tư duy đang phát
triển và trở nên phức tạp.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường rõ ràng dựa trên cơ sở thính
giác và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Còn đối với trẻ khiếm thính và trẻ có khó
khăn về ngôn ngữ thì chúng diễn ra theo một cách khác: chúng không nghe
được tiếng nói của mọi người xung quanh, không có khả năng bắt chước được
tiếng nói, bởi vậy không tự học nói được. Nhưng nhu cầu giao tiếp của chúng
cũng mạnh mẽ không kém gì những trẻ khác. Chính từ nhu cầu này nảy sinh
một hệ thống giao tiếp độc đáo, khác căn bản với hệ thống ngôn ngữ cử chỉ
điệu bộ. Trẻ điếc khi còn nhỏ cần biểu thị những ý nghĩ của mình, ban đầu
dùng những điệu bộ và dấu hiệu tự nhiên, sau đó sáng tạo ra. Thiếu ngôn ngữ,
sự hạn chế và nghèo nàn của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ làm cho nó mất
khả năng vận dụng kinh nghiệm của người lớn, giảm khả năng thu nhận
những khái niệm mới. Tất cả những điều này để lại dấu ấn trong sự phát triển
chung của trẻ điếc. Độ tuổi càng lớn thì khoảng cách giữa trẻ điếc và trẻ nghe
được càng lớn. Thực tế, nó có thể được bù đắp đáng kể nếu tạo được những
điều kiện giáo dục đặc biệt phù hợp cho trẻ điếc. Nếu trước đây dạy nói cho
trẻ điếc bắt đầu vào thời gian trẻ đến trường thì ngày nay trong chương trình
can thiệp sớm, trẻ được học ngôn ngữ và hình thành khái niệm từ độ tuổi rất
nhỏ. Những đứa trẻ này khi đến trường đã có những kỹ năng đáng kể về ngôn
10


ngữ, tạo điều kiện dễ dàng cho việc học tập ở trường. Chúng có thể bỏ qua
lớp dự bị. Sự khác biệt giữa trẻ điếc và trẻ nghe được vẫn tiếp tục tồn tại trong
những năm học ở trường, tuy nhiên do có tác động qua lại sự khác biệt này sẽ
giảm đi.
- Các hình thức giao tiếp bằng lời và các hình thức giao tiếp thay thế

bằng lời:
Ngôn ngữ và giao tiếp là hai phạm trù. Ngôn ngữ là một hệ thống có
qui ước.Bằng phương tiện này, những ý tưởng của con người được đưa ra để
trao đổi những thông tin đã được suy nghĩ, cân nhắc thận trọng. Ngôn ngữ có
một cấu trúc riêng, có từ vựng, bị chi phối bởi những niêm luật ngữ pháp nhất
định do người dùng nó đặt ra. Những ngôn ngữ khác nhau có qui tắc luật lệ
khác nhau. Nhưng cũng có thể giao tiếp mà không cần sử dụng ngôn ngữ: cái
nhìn, sự va chạm, các cử chỉ điệu bộ trong tình huống cụ thể sẽ chuyển tải
năng lượng thông tin của những suy nghĩ đến người khác. Sự giao tiếp có thể
xuất hiện một cách có chủ định hoặc không có chủ định, vì thế nó rất khó
truyền đi những ý nghĩ của một người đến số đông người khác nếu như nó
không được tái hiện lại bằng cấu trúc chặt chẽ hơn-cách mà sử dụng những
luật lệ qui tắc mà người nghe đều biết. Sự giao tiếp truyền đi những tín hiệu
trong khi đó ngôn ngữ truyền đi những tín hiệu theo một cách có hệ thống, có
qui ước đến những người sử dụng hệ thống này. Do đó trẻ nhỏ dù là trẻ nghe
được hay là trẻ khiếm thính đều có khả năng giao tiếp trước khi có khả năng
sử dụng ngôn ngữ cho mục đích đó. Việc sử dụng ngôn ngữ có một ưu điểm
nổi trội là: ngôn ngữ có khả năng truyền đạt thông tin với mật độ lớn hơn,
những thông tin phức tạp hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn đến người khác. Vì
vậy, có thể nói ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp.
3. Đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính
Ta biết rằng vào lúc gần tròn một tuổi, trẻ bắt đầu ghi nhớ được từ. Tuy
nhiên, sự ghi nhớ này mang tính tự phát và không có chủ định. Ở trẻ khiếm
thính việc ghi nhận từ ngữ bắt đầu muộn hơn nhiều vì mất hẳn một khoảng
thời gian dài ban đầu rất quan trọng để tiếp nhận từ ngữ. Thời gian phát hiện
11


tật điếc càng kéo dài thì việc thu nhận ngôn ngữ của trẻ càng bị trì hoãn. Tất
nhiên những từ biểu thị đồ vật và hiện tượng thu nhận bằng những cơ quan

cảm thụ khác nhau, không được ghi nhớ với mức độ nhanh chóng và bền
vững như nhau. Một công trình nghiên cứu quá trình ghi nhớ 3 dạng từ sau
của học sinh điếc và học sinh nghe được:
- Những từ biểu thị đồ vật và hiện tượng thu nhận được bằng mắt.
- Những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật thu nhận nhờ cơ quan
xúc giác.
- Những từ biểu thị hiện tượng âm thanh.
Kết quả thu được cho thấy rằng, giữa học sinh điếc và học sinh nghe
được có sự khác nhau rất ít trong việc ghi nhớ trong phạm vi lĩnh hội bằng
mắt. Trẻ khiếm thính kém hơn trẻ nghe được trong việc ghi nhớ những từ biểu
thị hiện tượng âm thanh. Trong khi đó, so với trẻ nghe được, trẻ khiếm thính
ghi nhớ tốt hơn những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật tiếp nhận được
nhờ xúc giác. Nghiên cứu này cũng xác định được rằng trẻ khiếm thính có thể
ghi nhớ những từ biểu thị những hiện tượng âm thanh. Thậm chí chúng có
khả năng nhớ tốt hơn người khác những từ biểu thị những âm phát ra từ
những con vật nuôi trong nhà và những từ phát ra từ tiếng máy, khó ghi nhớ
những từ biểu thị những âm thanh cường độ nhỏ. Ở trẻ khiếm thính, biểu thị
về âm thanh của các khách thể xuất hiện dựa trên hoạt động của những giác
quan còn lại. Việc ghi nhớ những từ thuộc phạm vi những hiện tượng âm
thanh diễn ra nhờ sự hoạt động phức tạp của mỗi loạt những cơ quan chức
năng của trẻ điếc: đó là sự hoạt động đồng thời và tác động qua lại của cơ
quan thị giác, xúc giác, vận động và cảm giác-rung.
- Trong quá trình ghi nhớ tư liệu, trẻ khiếm thính ít sử dụng thủ thuật so
sánh.
Nhưng bù lại, trẻ khiếm thính ghi nhớ tư liệu thị giác trực tiếp tốt hơn
trẻ nghe được vìchúng có kinh nghiệm thị lực phong phú hơn. Với loại tư liệu
khó diễn đạt bằng lời, trẻ khiếm thính ghi nhớ kém hơn, nhưng khi chúng có
thể sử dụng chữ viết để biểu thị thì mức độ ghi nhớ của chúng không thua
12



kém gì so với trẻ nghe được. Hơn nữa trẻ khiế thính không chỉ sử dụng cách
biểu thị bằng lời mà còn cử chỉ điệu bộ. Điều này cũng có ý nghĩa tích cực đối
với sự ghi nhớ của chúng.
4. Đặc điểm tư duy - tưởng tượng của trẻ khiếm thính
- Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là nhận tố quan trọng nhất hình thành
các khái niệm, là phương tiện phát triển tư duy trừu tượng. Điều tự nhiên là
trong những trường hợp không có ngôn ngữ hay là ngôn ngữ phát triển muộn
màng hoặc có những sai lệch, sẽ làm hạn chế không chỉ quá trình hình thành
tư duy mà cả quá trình hình thành trí tưởng tượng nữa. L.X.Vưgôtkxi, qua
những công trình nghiên cứu tâm lý của mình đã chỉ ra rằng: người bị mất
ngôn ngữ rất khó nhắc lại một câu trong đó khẳng định điều gì đó trái với điều
họ thấy, điều đó trong lĩnh vực tri giác trực tiếp của họ.
- Cùng với sự mất hoặc khiếm khuyết về ngôn ngữ như là phương tiện
hình thành khái niệm, ở những người này, mất luôn cả sự tưởng tượng, biểu
thị ở chỗ, con người không thể lãng quên tình huống cụ thể, thay đổi nó, cải
biến những thành tố riêng biệt của nó, thoát khỏi ảnh hưởng của cái trực tiếp
đã có. Cùng với điều đó, là sự khó khăn hiểu được những ẩn dụ, những từ ở
nghĩa bóng.
- Những đặc điểm của tưởng tượng ở trẻ khiếm thính có sự thiếu hụt là
do sự hình thành ngôn ngữ chậm và tư duy trừu tượng hạn chế gây nên. Mặc
dù hình tượng thị giác của trẻ điếc đạt mức độ cao và sống động, nhưng sự
hình thành tư duy bằng khái niệm quá chậm, làm chúng rất khó thoát khỏi cái
ý nghĩa cụ thể, nghĩa đen của từ, điều đó làm khó khăn cho sự hình thành hình
tượng mới.
- Tưởng tượng tái tạo có một ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động nhận
thức của trẻ điếc. Nhờ tưởng tượng tái tạo, thế giới xung quanh được phản
ánh trong ý thức của trẻ rộng hơn. Tầm hiểu biết của trẻ được mở rộng qua
giới hạn kinh nghiệm cá nhân, đưa chúng tiếp xúc với kho tàng kinh nghiệm
của loài người.

VI. Phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính
13


Trẻ khiếm thính có nhiều mức độ khác nhau, được sống trong những
môi trường có những điều kiện khác nhau và được hưởng thụ sự giáo dục
khác nhau, do đó ở mỗi em có những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát
triển. tuy nhiên, ở trẻ có những đặc điểm cơ bản giống nhau.
Hầu hết trẻ khiếm thính, đặc biệt những trẻ khiếm thính ở mức độ nặng
và sâu thì chủ yếu tiếp thu thông tin bằng thị giác.
Phần lớn trẻ khiếm thính gặp nhiều khó khăn trong học nói. Do giảm
hay mất khả năng nghe nên trẻ bị hạn chế tiếp thu tiếng nói bằng thính giác
mà phải dựa vào khả năng nhìn là chính. cho nên khi nói trẻ khó có thể nói
đúng nói chính xác được. tiếng nói của trẻ khó có thể nói đúng, nói chính xác
được. tiếng nói của trẻ sai nhiều về , vần, thanh điệu và cả cấu trúc câu. Do đó
tiếng nói không được dùng làm phương tiện chủ yếu trong giao tiếp nhất là
đối với trẻ khiếm thính ở mức độ nặng và sâu. Nhưng nó là phương tiện hỗ
trợ trẻ cho trẻ giao tiếp với mọi người và ngược lại mọi người có thể giao tiếp
với trẻ.
Nhu cầu giao tiếp của trẻ khiếm thính rất phát triển nên trẻ thường
dùng cách riêng của mình để thỏa mãn nhu cầu đó như ngôn ngữ cử chỉ, điệu
bộ, ngôn ngữ kí hiệu nhưng vì mọi người thường không hiểu và bản thân
cũng không có khả năng sử dụng ngôn ngữ này nên ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng tiếp nhận thông tin và hòa nhập xã hội của trẻ
Chính những nguyên nhân trên làm cho trẻ khiếm thính ngại giao tiếp
với mọi người và ngược lại mọi người không có khả năng giao tiếp với trẻ
dần dần trẻ tự thu mình lại và cô lập mình với cộng đồng. điều này ảnh hưởng
đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ
Nhìn chung trẻ khiếm thính có chỉ số thông minh không thua kém gì
người bình thường. Quá trình nhận thức của trẻ cũng giống những người bình

thường khác tuy nhiên khoảng 30% trẻ khiếm thính do khả năng nghe còn lại
rất ít không thể dùng làm phương tiện thu nhận thông tin nên trẻ sử dụng thị
giác để thu nhận thông tin là chủ yếu, chính vì vậy mà trẻ sẽ có cách nhận
thức và cách học khác với những trẻ bình thường.
14


Trẻ khiếm thính bị mất thính lực ở mức độ nhẹ có khả năng giao tiếp
bằng ngôn ngữ nói gần như trẻ bình thường. Trẻ bị mất thính lực ở mức độ
vừa thì cũng có khả năng sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp. Tuy nhiên, chất
lượng tiếng nói còn hạn chế hơn như: nói không rõ, phát âm thiếu chuẩn xác,
người đối thoại phải chú ý nghe mới hiểu. Đối với trẻ mất thính lực ở mức độ
nặng và sâu, khả năng giao tiếp ngôn ngữ nói của trẻ rất hạn chế: nói sai
nhiều, vốn từ ít, khó hiểu...
Đối với trẻ khiếm thính được đi học thì chữ cái ngón tay được trẻ sử
dụng làm phương tiện để giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên phạm vi sử dụng
rất hẹp bởi vì sử dụng chữ cái ngón tay trong giao tiếp tốn rất nhiều thời gian.
Chữ cái ngón tay chỉ có tác dụng nhiều ở giai đoạn đầu khi trẻ học nói, nó
giúp trẻ đọc và viết chính xác tiếng Việt.
Ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ bản xứ của người khiếm thính nên được
sử dụng khác rộng rãi, ngôn ngữ ký hiệu là phương tiện giao tiếp chủ yếu
trong cộng đồng người khiếm thính.
Trẻ khiếm thính nào có ngôn ngữ viết thì chúng thường dùng thường
dùng chữ viết để giao tiếp với mọi người. Bởi vì, trẻ sử dụng ngôn ngữ nói
mọi người khó hiểu và ngược lại mọi người nói trẻ không hiểu.
Nhu cầu giao tiếp ở trẻ khiếm thính rất phát triển, trong khi ngôn ngữ
bằng lời bị hạn chế do khiếm khuyết gây ra. Cho nên trẻ khiếm thính phải sử
dụng các phương tiện giao tiếp khác để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của mình,
có thể chia thành 2 nhóm sau: phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ

VI. Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính
Phát hiện và chẩn đoán sớm khiếm thính vào giai đoạn mới bị là rất
quan trọng. Nó giúp cho việc chữa trị, phục hồi và sự hòa nhập có hiệu quả.
Can thiệp sớm giúp duy trì sức nghe và kích thích sự phát triển về ngôn ngữ.
Phát hiện sớm là công việc cần thiết nhưng đối với trẻ nhỏ nhưng điều này
không dễ dàng chút nào. Một đứa trẻ khiếm thính còn nhỏ có thể không thể
hiện bất cứ hành vi nào khác lạ so với hành vi của trẻ không bị khiếm thính.
15


Ngay cả một trẻ có thính lực bình thường cũng đến 18 hoặc 24 tháng tuổi mới
tập nói. Điều này là chúng ta không phát hiện ra nhiều trẻ bị điếc cho đến khi
trẻ được trên 18 tháng tuổi. Ngay cả ở những nước có hệ thống y tế tối tân thì
tình trạng này vẫn có thể xảy ra. Sau đây là 1 số phương pháp, kỹ thuật phát
hiện sớm tật khiếm thính ở trẻ sơ sinh:
1.Phát hiện điếc sớm ở trẻ sơ sinh bằng giọng nói nữ:
Đây là một phương pháp dễ thực hiện nhất và không tốn tiền. Như
chúng ta biết, trẻ sơ sinh nghe nhạy tầng số cao hơn tầng số trầm. Vì vậy
người ta dùng giọng nữ để thử, đặc biệt là giọng của mẹ vì còn trong bụng mẹ
bé đã nghe hàng ngày, quen thuộc nên nhạy cảm với mẹ hơn. Sau đây là các
bước tiến hành:
Bước 1: Chọn 1 phòng yên tĩnh, có ánh sáng dịu, cách âm càng tốt.
Bước 2: Đặt trẻ nằm trên giường.
Bước 3: Thử lúc trẻ vừa mới thiu thiu ngủ. ( Khi trẻ thức trẻ thường
có động tác cử động ngẫu nhiên hoặc đáp ứng do trẻ nhìn thấy.)
Bước 4: Người thử đứng cách trẻ 1m và phát ra các âm thử là các âm
lưỡi như : a, I, m, s, x. Cường độ âm thanh phát ra làm sao cho vừa đủ dao
động khoảng 60 -70dB (tương đương một giọng nói bình thường). Thời gian
phát âm thanh khoảng 2-5giây.
Bước 5: Quan sát và ghi lại các phản ứng của trẻ như mở mắt, chớp

mắt, cười vặn mình, ngọ nguậy chân tay.
Bước 6: Thử lại nhiều lần để củng cố thêm kết quả thu được vì có
nhiều trẻ có thể không phản ứng hoặc phản ứng chậm dù sức nghe bình
thường.
Bước 7: Nếu phát hiện trẻ không có phản ứng hoặc phản ứng không
rõ với âm thanh, phụ huynh nên đưa trẻ đến trung tâm Tai – Mũi – Họng để
chẩn đoán chính xác trẻ có nghe kém hay không bằng các phương pháp khách
quan, hiện đại như: Đo điện ốc tai, đo điện thính giác thân não…Nếu kết quả
nghe kém sẽ được kiểm tra điện thính giác thân não hai lần nữa. Nếu kết quả3

16


lần như nhau, trẻ sẽ được hỉ định mang máy nghe, theo dõi định kỳ để hiệu
chỉnh và đánh giá kết quả đeo máy.
2. Khi nào trẻ bị nghi ngờ khiếm thính?
Trẻ không giật mình khi nghe tiếng động lớn.
Trẻ không biết nói sau một tuổi
Trẻ dùng cử chỉ để giao tiếp thay lời nói.
Lời nói của trẻ không rõ so với trẻ cùng độ tuổi
Trẻ bị sốt cao trong thời gian dài
Trẻ nhìn môi của bạn khi bạn nói chuyện với trẻ
Trẻ mở âm thanh lớn khi nghe đài, xem truyền hình…
Trẻ gặp các khó khăn để hiểu và làm theo cách chỉ dẫn của người khác.
3.Những cách phòng ngừa:
- Phát hiện sớm và điều trị các hứng viêm nhiễm ở tai.
- Lau khô tai bị nhiễm trùng để tránh lây lan.
- Tiêm chủng phòng ngừa Rubella, quai bị, viêm màng não.
- Tiêm chủng ngừa sởi cho trẻ em gái 12 tuổi, phụ nữ chưa lập gia đình, các
bà mẹ trước khi sanh để ngăn chặn việc mắc phải vi rút trong khi mang thai.

- Cho trẻ dùng thức ăn bổ dưỡng, thích hợp cho sức khỏe của trẻ để đề
kháng được lây nhiễm.
- Phải dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc
có gây hại đến thính giác.
- Bảo về thính giác dưới áp lực của tiếng ồn. Mang bông che tai hay
dụng cụ bảo về tai khi ở trong môi trường ồn ào.
4. Cách chiến thuật khích lệ trẻ khiếm thính nghe và nói:
- Ở vị trí đối diện khi nói chuỵên với trẻ.
- Thu hút sự chú ý của trẻ trước khi nói.
- Nói rõ và chậm hơn mức bình thường.
- Không hét lớn hay đi vòng quanh trẻ nói quá nhiều khi nói chuyện.
- Giới hạn càng nhiều càng tốt những đồ vật làm xao nhãng sự chú ý
của trẻ.
17


- Khích lệ trẻ đọc môi.
- Dùng ký hiệu, tranh ảnh, hình vẽ....để giao tiếp với trẻ.
- Thường xuyên lặp lại một từ hay cụm từ..
- Đừng làm thay trẻ quá nhiều, hãy để trẻ tự khám phá, trải nghiệm...
- Khích lệ trẻ mang máy trợ thính hàng ngày. Trẻ đeo máy nghe sớm
trước 6 tháng tuổi có hiệu quả hơn rất nhiều so với đeo máy sau 6 tháng. Việc
phát hiện điếc sớm ở trẻ sơ sinh giúp chỉ định đeo máy sớm cho trẻ mang lại
hiệu quả rất cao trong việc phục hồi sức nghe và ngôn ngữ cho trẻ.
- Kiên nhẫn đối với trẻ, chấp nhận tật điếc và khả năng của trẻ.
- Thành lập nhóm hỗ trợ phụ huynh ở cộng đồng.
5. Các bước tiến hành can thiệp sớm
Là giáo viên thực hiện Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, các bước
ban đầu bạn cần làm là gì?
5.1 Phần một: Quan sát và đánh giá

A. Nội dung:
- Trẻ, gia đình và nhu cầu của họ.
- Trẻ và môi trường của trẻ.
- Các kiểu giao tiếp của người lớn.
- Các kĩ năng giao tiếp sớm của trẻ.
- Hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.
B. Xây dựng bức tranh về trẻ và gia đình trẻ:
Nhu cầu Nguyện vọng

Trẻ

Quan sát và chơi với trẻ.
Tìm hiểu về những thói quen, sở thích, lịch sinh hoạt
của trẻ.
Những khả năng, những vấn đề trẻ thể hiện được thế
mạnh.
Kỹ năng tự phục vụ
Những điều trẻ không thích, làm trẻ chán và cáu.
18


Gia đình

Đóng vai trò là nhà tư vấn, hướng dẫn phụ
huynh về một số vấn đề cơ bản:


Chương trình Can thiệp sớm là gì?




Những vấn đề về sự suy giảm thính lực,

ảnh hưởng của nó.


Máy trợ thính: sử dụng, kiểm tra hoạt

động và bảo quản.


Tư vấn những địa chỉ, dịch vụ liên quan

cho phụ huynh lựa chọn. Cung cấp những tài liệu đơn
giản và hướng dẫn sử dụng hiệu quả.
Nồng hậu, nhiệt tình trong vai trò Tư vấn, sử
dụng các kĩ năng tư vấn:
“ Tôi rất mong giúp được anh chị, hãy nói cho tôi
Giao tiếp

Trẻ

biết, anh chị lo lắng điều gì về bé?”
Nếu trẻ có được sự giúp đỡ tích cực của gia
đình:
Cách trẻ giao tiếp
Các kỹ năng giao tiếp sớm (bảng đánh giá các kỹ năng
giao tiếp sớm – xem trang 20. Giao tiếp với trẻ em)
Mức độ ngôn ngữ hiện tại (so sánh với các mốc phát


triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường).
Gia đình
Cách phụ huynh, các thành viên trong gia đình
giao tiếp, đáp lại sự giao tiếp của trẻ (sử dụng bảng
đánh giá các kỹ năng giao tiếp cho phụ huynh. Tạp
Môi trường Nghe

chí Can thiệp sớm).
Môi trường xung quanh, vị trí chỗ ngủ, bàn học
(nếu có), ánh sáng, vệ sinh, yếu tố an toàn.
Các đồ vật, đồ chơi âm thanh.
Máy trợ thính: trẻ đã quen chưa? Thích thú với việc

Giao

nghe không? Phản ứng với âm thanh có tiến bộ?
Cách gia đình nói với trẻ. Nhắc trẻ khi có âm
19


tiếp

thanh to, quen thuộc. Gọi tên trẻ.



Độ gần cận.
Những ai xung quanh trẻ có thể giúp trẻ? (Các

XH


cơ quan đoàn thể. Hàng xóm. Trẻ xung quanh nhà…)

Điều quan trọng là cuối phần 1, ta có thể:
- Hiểu về trẻ và tóm tắt được tất cả các nhu cầu của trẻ.
- Hiểu về môi trường của trẻ và cách giao tiếp của người chăm sóc trẻ.
- Tóm tắt được những nhu cầu chủ yếu nhất của trẻ mà chúng ta có thể
thay đổi.
- Chọn lựa và tận dụng những điểm mạnh của trẻ và môi trường quanh trẻ.
5.2 Phần hai: Tóm tắt thông tin và lập kế hoạch cá nhân
Từ những thông tin chúng ta thu thập được để lấp đầy bức tranh về trẻ và môi
trường của trẻ, điều quan trọng người giáo viên cần làm tiếp theo là suy nghĩ
và lựa chọn thông tin nào ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp của trẻ,
những nhu cầu chính của trẻ và môi trường của trẻ, những điểm mạnh của trẻ
và môi trường mà chúng ta có thể tận dụng để khuyến khích trẻ học giao tiếp
tốt hơn. Đó có thể là gia đình, môi trường hay các kỹ năng giao tiếp cụ thể
của người lớn.
Nhu

cầu: Đó



những

Điểm mạnh: Là bất kì mặt

mặt/hành vi chưa đúng tồn tại ở trẻ. tích cực nào mà người giáo viên nắm
Đó là những điều chúng ta cần thaybắt được ở gia đình, người chăm sóc,
đổi, có thể thay đổi được để giúp trẻmôi trường xung quanh trẻ, bản thân

giao tiếp tốt hơn và làm việc tốt hơn trẻ…và những điểm mạnh này có thể
trong môi trường của trẻ.

sử dụng để giúp trẻ đạt được những
nhu cầu bên.

Bảng tóm tắt những thông tin về trẻ và môi trường của trẻ
Tiêu chí

Điểm mạnh/Điểm yếu

Nhu cầu
20


A . Trẻ, gia đính và
nhu

cầu.

-

Ưu tiên đối với phụ

huynh.
-

Cử động, tự phục vụ.
-


-

Ăn



uống.

Giác quan, thính lực.
-

-

Hành

vi.

Những nhu cầu đặc

biệt.
-

Trẻ giao tiếp như thế

nào.
B. Trẻ và môi trường
của

trẻ.


-

Thích và không thích.
-

-

Gia

đình.

Môi trường vật lý.
-

Công
-

Bạn

đồng.
bè.

- Trường học.
C. Kĩ năng giao tiếp
của người lớn.
D.Các kỹ năng giao
tiếp
a/ Tập trung

sớm.

- Nhìn
-

Lắng nghe: có phản ứng

với những âm thanh nào.
- Nhìn đồ vật…
b/ Bắt chước và lần - Hành động
lượt.

- Âm thanh
21


-

Từ

-

Các trò chơi mang tính

c/ Chơi
xã hội.
-

Cách sắp sắp xếp và sử

d/ Cử chỉ và tranh ảnh. dụng đồ vật trong trò chơi.
-


Tưởng tượng khi chơi.

-

Cử chỉ ban đầu

-

Dấu hiệu

-

Dùng tranh để diễn đạt

nhu cầu.
-

Dùng ngôn ngữ để diễn

đạt những sự vật trong tranh,
nói về bức tranh.
E. Kỹ năng giao tiếp - Giao tiếp với người lớn,
xã hội

trẻ khác, nhóm trẻ khác…
-

Cách trẻ khởi đầu và đáp


ứng khi giao tiếp.
-

Cách trẻ học, tiếp thu

những quy tắc, nề nếp xã
D. Ngôn ngữ

hội…
- Khả năng hiểu, diễn đạt ý
tưởng của trẻ.
-

Cách trẻ dùng ngôn ngữ

để thể hiện nhu cầu.
- Vốn từ của trẻ.
Xem lại tất cả các thông tin mà bạn thu thập được: bản tóm tắt thông tin
về trẻ và môi trường, bản đánh giá các kĩ năng giao tiếp của phụ huynh, bản
đánh gá các kĩ năng giao tiếp sớm của trẻ…

22


Và bạn sẽ phải suy nghĩ và lựa chọn mục tiêu
a/ Mục tiêu là gì?
- Mục tiêu là sự mô tả rõ ràng về những gì mà bạn muốn đạt được
trong một giai đọan, thời gian rõ ràng.
- Mục tiêu là các bước nhỏ ( một chuỗi các hành vi và kĩ năng kĩ năng
nhỏ ) có thể đạt được nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ, gia đình hoặc nhà

trường.
- Việc lập các mục tiêu cho trẻ bắt buộc chúng ta phải suy nghĩ một
cách chính xác và cẩn thận về những gì mà trẻ cần và các biện pháp, cách
thức chúng ta giúp trẻ đạt được mục tiêu đó như thế nào.
- Mục tiêu cần phải được đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp với
điều kiện giảng dạy của bạn và biểu hiện của trẻ.
- Khi đã có các mục tiêu thì dễ dàng chọn lựa các họat động và đánh
giá sự thành công của trẻ, gia đình trẻ và cả của bạn.
b/Chọn mục tiêu nào cho trẻ?
Nhìn lại, phân tích tất cả các thông tin về trẻ, môi tường của trẻ, những
điểm mạnh, những nhu cầu ưu tiên thực hiện trước.
Nên chọn khoảng 2 nhu cầu/mục tiêu để thực hiện.
Khi chọn mục tiêu cho trẻ, chúng ta cần chú ý tới các câu hỏi sau:
- Những kỹ năng và hoạt động nào là cần thiết để trẻ có thể thực hiện tốt
các chức năng ở những môi trường khác nhau?
- Những kĩ năng hiện tại của trẻ là gì?
- Những ưu tiên và mối quan tâm của trẻ là gì?
- Một kĩ năng nào đó có tầm quan trọng và mức độ cần thiết như thế nào
với trẻ khi tính tới những môi trường hiện tại và tương lai?
- Những ưu tiên của cha mẹ trẻ là gì?
- Những mục tiêu đó có phù hợp với tuổi đời trẻ hay không?
- Mục tiêu / nhu cầu nào cần thiết phải được điều chỉnh cho trẻ ngay tại
thời điểm này, và việc thành công của mục tiêu đó sẽ là nền tảng hoặc ảnh
hưởng quan trọng nhu thế nào đền các nhu cầu khác của trẻ?
23


Mặc dù các mục tiêu ( dài hạn hay ngắn hạn ) được xác định dựa vào hành vi,
khả năng của trẻ nhưng chúng liên hệ trực tiếp với các họat động của giáo
viên hoặc những người chịu trách nhiệm khác. Hãy nhớ rằng! Cùng nhau kết

hợp lựa chọn các mục tiêu: phụ huynh, giáo viên, kĩ thuật viên và trẻ.
Chia thành các bước nhỏ
Khi muốn các mục tiêu lớn dễ thành công và phù hợp với trẻ, chúng ta phải
chia nhỏ những nhu cầu đó thành từng bước nhỏ một để giúp trẻ tiến từng
bước thuận lợi đến sự thành công của mục tiêu lớn.
Các nhu cầu / mục tiêu mà bạn sẽ chia thành các bước nhỏ là:
- Kỹ năng tự phục vụ
- Những rối loạn hành vi
- Những nhu cầu đặc biệt của trẻ
- Rèn luyện thính lực
- Nhận biết của các giác quan còn lại
- Lập các quy tắc, nề nếp như thế nào?
- Ngôn ngữ Các kĩ năng giao tiếp khi tiếp xúc với người khác
- Các kỹ năng của phụ huynh.
- Thay đổi các quan điểm của phụ huynh, của những người xung quanh
trẻ về khuyết tật
- Thay đổi môi trường dạy học
Lưu ý:
Một mục tiêu được mô tả kỹ gồm 3 phần:
+

Nó mô tả hành vi dự tính của trẻ, điều mà trẻ phải làm.

+

Nó liệt kê các điều kiện để cho hành vi có thể xảy ra.

+

Nó đưa ra các tiêu chí để việc biểu hiện hành vi đó ở trẻ được coi là


chấp nhận được.
- Các mục tiêu và các bước nhỏ ta lập ra cần phải:
+

Có ích.

+

Có thể nhưng không vụn vặt.

24


+

Thực tế: đứa trẻ, giáo viên, nhà trường và môi trường xung quanh phải

có khả năng đáp ứng những đòi hỏi để thực hiện mục tiêu đó.
VII. Tổ chức giáo dục trẻ khiếm thính trong lớp MGHN.
1.

Xây dựng môi trường.

a, Môi trường vật chất : Đa dạng và phong phú của động, thực vật, vật
liệu và đặc biệt là các hoạt động thực tiễn mà trẻ có thể tham gia. Lựa chọn
sắp xếp các hoạt động vào các vị trí thích hợp. Góc hoạt động phải được sắp
xếp giàu tính giáo dục, được thay đổi phục vụ cho các nội dung giáo dục.
b, Môi trường nghe: Tạo môi trường nghe phù hợp cho trẻ khiếm thính
cần lưu ý đến các yếu tố sau:

+ Đảm bảo máy trợ thính hoạt động tốt và cho trẻ đeo máy suốt cả
ngày.
+ Khoảng cách: Chọn khoảng cách gần nhất có thể: sắp xếp vị trí của
trẻ, của giáo viên trong các hoạt động, bố trí góc chơi,đồ dùng đồ chơi.
+ Sự yên tĩnh: tạo môi trường càng yên tĩnh càng tốt cho trẻ.
+ Giọng nói: To, rõ, tự nhiên không cường điệu hình miệng, tốc độ nói
vừa phải phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ.
c.Môi trường tâm lý xã hội: Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác
giữa trẻ khiếm thính với trẻ bình thường.
d.Môi trường ngôn ngữ: Giao tiếp với trẻ bằng hai hình thức: Giao tiếp
bằng ngôn ngữ nói và bằng cử chỉ điệu bộ.Có ý thức hỗ trợ trẻ khiếm thính
giao tiếp thông qua đọc hình miệng. Khi giao tiếp với trẻ cần tận dụng các
tình huống giao tiếp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, sử dụng ngôn ngữ nói
trong giao tiếp với trẻ. Khuyến khích tất cả các trẻ khác cùng giao tiếp với trẻ
khiếm thính.
2. Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ở lớp GDHN có
trẻ khiếm thính.
Thứ nhất là điều chỉnh mục tiêu: Giáo viên cần điều chỉnh mục tiêu cho
phù hợp với trẻ trông từng hoạt động, từng tiết học. Đặc biệt cần quan tâm
đến các mục tiêu về ngôn ngữ và giao tiếp.Chẳng hạn, trong cùng một bài trẻ
25


×