Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.05 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang
BẢNG TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………3
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………4
NỘI DUNG ………………………………………………………………………4
I. Khái niệm nhân cách……………………………………………………………4
1. Các quan điểm khác nhau về nhân cách ………………………………….4
2. Định nghĩa nhân cách …………………………………………………….5
II. Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách ……….......5
1. Di truyền ………………………………………………………………….5
1.1. Khái niệm …………………………………………………………5
1.2. Vai trò của di truyền ………………………………………………6
2. Môi trường sống ………………………………………………………….7
2.1. Môi trường sống là gì? ……………………………………………7
2.2. Vai trò của môi trường sống ………………………………………7
2.2.1. Môi trường tự nhiên ………………………………………..7
2.2.2. Môi trường xã hội ………………………………………….7
3. Nhân tố giáo dục ………………………………………………………….8
3.1. Khái niệm………………………………………………………….8
3.2. Vai trò của giáo dục ……………………………………………….8
4. Nhân tố hoạt động ………………………………………………………..9
4.1. Khái niệm …………………………………………………………9
4.2. Vai trò của hoạt động
……………………………………………...9
5. Yếu tố giao tiếp …………………………………………………………10
5.1. Khái niệm ………………………………………………………..10
5.2. Vai trò của giao tiếp
……………………………………………...11
6. Nhìn nhận chung về vai trò của các yếu tố đối với sự hình
1



thành và phát triển nhân cách và mối liên hệ giữa chúng ……………….11
III. Liên hệ thực tiễn …………………………………………………………….12
KẾT BÀI ………………………………………………………………………..13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………….14
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………….16

2


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

NC

Nhân cách

XH

Xã hội

MTXH

Môi trường xã hội

MTTN

Môi trường tự nhiên

3



MỞ ĐẦU
Chúng ta đều biết rằng con người mới sinh ra vốn không có NC. NC của con
người cũng không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy mà NC
là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trong quá trình sống giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động,… Nhà tâm lý học nổi tiếng A.N. Lêonohiev
đã chỉ ra rằng: NC cụ thể là NC của con người sinh thành và phát triển theo con
đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế
giới đồ vật, nền văn hóa xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ XH mà nó
gắn bó. Vì vậy, em xin chọn đề: “Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình
thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn” để làm rõ hơn quá trình hình
thành, phát triển NC dưới tác động của các yếu tố trong quá trình sống.

NỘI DUNG
I. Khái niệm nhân cách
1. Các quan điểm khác nhau về nhân cách
Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về NC. Ngay từ năm 1949,
G.Allport đã dẫn ra trên 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về NC.
Có thể nêu lên một số quan điểm chính sau đây:
- Trường phái phân tâm học, đại diện là Sigmud Fread cho rằng bản chất của
NC phát sinh từ các quá trình tâm lí nội tại, coi NC như một yếu tố bẩm sinh di
truyền.
- Quan điểm của chủ nghĩa nhân văn, đại diện là Abraham Maslow, xem xét
con người trong sự mâu thuẫn. Theo ông, NC được phát sinh từ mâu thuẫn giữa
cái tôi nội tâm và sự ép buộc của xã hội.
- Một số nhà tâm lý học hiện đại Mỹ cho rằng NC là sự tổng hòa của các yếu
tố sau: yếu tố sinh học (giống nòi, sức khỏe, giới tính,…); yếu tố môi trường (tự
nhiên và XH); quá trình tâm lý XH (văn hóa, lối sống, giao tiếp,…) và thuộc tính
tâm lý cá nhân.
4



- A.N.Lêonchev coi NC như một cấu tạo tâm lý mới hình thành trong các
quan hệ sống của người đó, là sản phẩm của quá trình tiến hóa. Ông nhấn mạnh
rằng hoạt động là cơ sở của NC, muốn hiểu được NC phải dựa vào hoạt động.
- B.G.Ananhev coi NC là một cá thể mang tính XH lịch sử.
- K.K.Platonov coi NC là con người có ý thức. Ý thức là hình thức phản ánh
cao nhất chỉ có ở người.
2. Định nghĩa nhân cách
Từ những quan điểm nêu trên của các nhà tâm lý học về NC thì có thể định
nghĩa NC như sau: NC là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu
hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Nói thuộc tính tâm lý là nói hiện tượng tâm lý tương đối ổn định - kể cả phần
sống và phần tiềm tàng (thói quen, tính tình,…) có quy luật chứ không phải xuất
hiện một cách ngẫu nhiên.
Dùng chữ “tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành NC có
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu
trúc nhất định.
Nói “bản sắc” là muốn nói những thuộc tính đó có cái chung từ XH nhưng
cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người khi nó được
đưa vào mỗi người, nó không giống với tổ hợp khác của bất cứ người nào.
Dùng chữ “giá trị XH” là muốn nói những thuộc tính đó thể hiện ra ở những
việc làm, cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và
được XH đánh giá.
II. Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách
1. Di truyền
1.1. Khái niệm
Theo quan điểm của Các Mác: “Bẩm sinh - di truyền là sự tái tạo ở trẻ
những nét sinh học giống với cha mẹ. Một số thuộc tính sinh học mà trẻ có được
ở cha, mẹ được gọi là những thuộc tính bẩm sinh di truyền”.
Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là

sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm, những phẩm chất nhất định
5


đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền. Một số thuộc tính sinh học có ngay
từ khi đứa trẻ mới sinh ra thì gọi là những thuộc tính bẩm sinh. Những yếu tố
được di truyền bao gồm: cấu trúc giải phẫu cơ thể, màu da, màu tóc, vóc dáng, thể
trạng, các tư chất của hệ thần kinh,…
2.2. Vai trò của di truyền
Bẩm sinh - di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và
các giác quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được
một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ thế hệ trước theo con
đường di truyền. Tuy nhiên, di truyền không quyết định đối với sự phát triển NC.
Mà di truyền là tiền đề, là cơ sở vật chất cho sự phát triển, tác động đến độ mạnh
yếu của NC. Di truyền tạo ra sức sống tự nhiên, là tiềm năng tiềm tàng mà từ đó
tư chất con người phát triển.
Di truyền đóng vai trò quan trọng là tiền đề vật chất tạo điều kiện cho sự
hình thành và phát triển NC. Di truyền có liên quan đến việc hình thành các năng
lực hoạt động trong các lĩnh vực nhất định như kinh tế, khoa học công nghệ, thể
dục thể thao,… Di truyền không quyết định xu hướng phát triển NC của các cá
nhân, cũng như không giới hạn trình độ phát triển của NC. Nhưng trong mỗi cá
nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện, khơi
dậy và phát huy những năng lực ấy? Đó là một trong những mục đích cao cả của
giáo dục, của các nhà trường, các nhà giáo, vì con người và cho con người.
Chương trình mang tính di truyền về sự phát triển con người đảm bảo cho
loài người tiếp tục tồn tại, đồng thời giúp cho con người thích ứng với những điều
kiện biến đổi của các điều kiện tồn tại của nó.
Nhờ di truyền, không những các thuộc tính sinh học của con người được kéo
dài, mà những đặc điểm bẩm sinh của hệ thần kinh cũng đã tạo nên sự khác nhau
về cơ sở giải phẫu sinh lý của cái gọi là “sức sống” tự nhiên của mỗi người biểu

hiện dưới những dạng tư chất, những năng khiếu và về sau dưới dạng năng lực
của mỗi người. Chính những tư chất này giúp cho con người phát triển mạnh mẽ
trong những dạng hoạt động tương ứng về nghệ thuật, khoa học và lao động, từ
đó ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển NC của họ.
6


Tóm lại, bẩm sinh - di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành, phát
triển tâm lý NC. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện
tượng tâm lý - những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ
thần kinh. Từ đó có thể khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền
đối với sự hình thành và phát triển NC.
2. Môi trường sống
2.1. Môi trường sống là gì?
Môi trường là hệ thống phức hợp các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự
nhiên và XH xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển NC con
người. MTTN gồm các yếu tố như đất, nước, khí hậu,… MTXH gồm các điều
kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa,…
Hoàn cảnh sống (môi trường) có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự hình
thành và phát triển NC. Trong đó MTXH có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình
thành, phát triển NC.
2.2. Vai trò của môi trường sống
2.2.1. Môi trường tự nhiên
Những đặc điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu tạo điều kiện rèn luyện hình
thành những phẩm chất NC của cá nhân. Thông thường tính cách của con người
liên quan đến đặc điểm địa lý của từng khu vực sinh sống. Tuy nhiên MTTN
không ảnh hưởng trực tiếp hay có ý nghĩa quyết định mà chỉ có ảnh hưởng gián
tiếp đến sự hình thành và phát triển NC. MTTN ảnh hưởng đến sự phát triển NC
nhưng không mạnh mẽ và quan trọng bằng ảnh hưởng của MTXH.
2.2.2. Môi trường xã hội

MTXH có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển NC.
Trước hết sự hình thành và phát triển NC chỉ có thể thực hiện trong một MTXH,
cá nhân mà không sống trong MTXH thì không hình thành và phát triển NC con
người. Nếu con người ít tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong
MTXH quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Điều đó được
chứng minh qua các trường hợp trẻ em bị lưu lạc trong rừng tuy được thú rừng

7


nuôi nhưng chỉ có thể sống theo kiểu động vật chứ không thể phát triển NC con
người cho dù đã được con người đưa về nuôi trong MTXH.
MTXH là điều kiện cần thiết để những tư chất có tính người ở đứa trẻ được
phát triển, giúp cho đứa trẻ được phát triển NC. Môi trường còn góp phần tạo nên
động cơ, mục đích, cung cấp phương tiện, điều kiện cho hoạt động giao lưu của
cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh các sức mạnh bản chất của loài người (các
kinh nghiệm XH, các giá trị văn hóa,…) để hình thành, phát triển và hoàn thiện
NC.
Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát
triển NC tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh
hưởng đó.
3. Nhân tố giáo dục
3.1. Khái niệm
Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ vai
trò chủ đạo trong sự phát triển NC. Giáo dục là hoạt động chuyên môn của XH
nhằm hình thành và phát triển NC con người theo những yêu cầu của XH trong
những giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong tâm lý học, giáo dục thường được hiểu là quá trình tác động có ý
thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo dức và hành vi trong tập
thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.

Nhưng thực ra giáo dục còn có nghĩa rộng hơn giáo dục bao gồm cả việc dạy học
cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác, trực tiếp hoặc gián tiếp trong lớp
và ngoài lớp, trong trường và ngoài trường, trong gia đình và ngoài XH.
3.2. Vai trò của giáo dục
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành NC. Bởi vì: giáo dục vạch
ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển NC, dẫn dắt sự hình thành và phát
triển NC theo chiều hướng đó; giáo dục có thể đem lại những cái mà yếu tố bẩm
sinh di truyền hay MTTN không đem lại được; giáo dục có thể bù đắp những
thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người; giáo dục có thể uốn nắn những phẩm
chất tâm lý xấu do tác động tự phát của MTXH gây nên và làm cho nó phát triển
8


theo hướng mong muốn của XH; giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác
động tự phát của XH chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có mà thôi.
Những công trình nghiên cứu về tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng, sự phát
triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện
của sự dạy dỗ và giáo dục.
Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát triển
NC của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo hướng đó.
Còn cá nhân học sinh có phát triển theo hướng đó hay không, phát triển đến mức
độ nào - điều này giáo dục không quyết định trực tiếp được. Cần phê phán quan
điểm cho rằng giáo dục là “vạn năng”, xem đứa trẻ như tờ giấy trắng mà trên đó
nhà giáo dục muốn vẽ sao thì vẽ.
Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo, mặt khác, hình thành trong NC họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo
yêu cầu của sự phát triển XH. Sản phẩm văn hóa của loài người có thể biến thành
tài sản tinh thần của NC nhờ hoạt động dạy học và giáo dục. Trong XH hiện nay,
gia đình, nhà trường và XH có thể đạt tới một sự thống nhất cao hơn trong việc
giáo dục thế hệ trẻ.

4. Nhân tố hoạt động
4.1. Khái niệm
Theo tâm lý học: hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế
giới. Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới
khách quan và với chính bản thân mình, qua đó tạo ra sản phẩm cả về phía thế
giới (khách thể), cả về phía con người (chủ thể).
4.2. Vai trò của hoạt động
Con đường tác động có mục đích, tự giác của XH bằng giáo dục đến thế hệ
trẻ sẽ trở nên không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp
nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt
động đó nhằm phát triển tâm lý, hình thành NC. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân
tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển NC của cá
nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động
9


lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân nhằm để thỏa
mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã hội, vật chất hay tinh thần của đời
sống riêng hay đời sống xã hội là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của
NC.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực
tiếp đến sự hình thành và phát triển NC. Hoạt động của con người là hoạt động có
mục đích, mang tính XH, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao
tác nhất định với những công cụ nhất định.
Thông qua hai quá trình là đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà
NC được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm XH lịch sử bằng
hoạt động của bản thân để hình thành NC. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động
con người xuất tâm “lực lượng bản chất” (sức mạnh của thần kinh, cơ bắp, trí tuệ,
năng lực,…) và XH, “tạo nên sự đại diện NC của mình” ở người khác trong XH.
Sự hình thành và phát triển NC mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo

ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành NC, con người phải tham gia vào các
dạng hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủ
đạo.
Khác với động vật, hoạt động của con người được hình thành và phát triển
cùng với sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức.
Hoạt động của con người không chỉ trong mối quan hệ của con người cới sự vật
mà cả trong mối quan hệ với người khác.
Tóm lại, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát
triển NC, nên trong công tác giáo dục cần chú ý thay đổi làm phong phú nội
dung, hình thức, cách tổ chức hoạt động sao cho lôi cuốn thực sự cá nhân tham
gia tích cực, tự giác vào các hoạt động đó. Hoạt động của con người luôn mang
tính XH, tính cộng đồng, nghĩa là hoạt động luôn đi với giao tiếp. Do đó, đương
nhiên giao tiếp là một nhân tố cơ bản trong sự hình thành phát triển NC.
5. Yếu tố giao tiếp
5.1. Khái niệm

10


Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa người với
người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
5.2. Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển sự tiếp xúc giữa các cá nhân xuất
phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp bao giờ cũng mang tính XH. Giao
tiếp làm nảy sinh quan hệ liên NC và chỉ được thực hiện qua các quan hệ NC.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và XH, nếu không có giao tiếp với
người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở
thành bệnh hoạn. Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại XH, vì XH luôn
luôn là một cộng đồng người có sự rằng buộc, liên kết với nhau.
Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng,

tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao
tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp. Từ đó tạo
thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm
người, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.
Nhờ giao tiếp, con người tham gia và các mối quan hệ XH, lĩnh hội nền văn
hóa XH, chuẩn mực XH, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp năng
lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại .Trong giao tiếp, con người không
chỉ nhận thức người khác, nhân thức các quan hệ XH, mà còn nhận thức được
chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực
XH, tự đánh giá bản thân mình như là một NC.
6. Nhìn nhận chung về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách và mối liên hệ giữa chúng
Năm yếu tố: sinh thể, môi trường, giáo dục và tự giáo dục, hoạt động và giao
tiếp đều tác động đến sự hình thành và phát triển NC, nhưng có vai trò không
giống nhau. Theo quan điểm của tâm lý học macxit thì yếu tố sinh thể giữ vai trò
làm tiền đề; yếu tố môi trường, đặc biệt là MTXH có vai trò quyết định; yếu tố
hoạt động và giao tiếp của cá nhân có vai trò có vai trò quyết định trực tiếp; yếu
tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển NC.

11


Có thể nói: sự hình thành và phát triển NC là một quá trình lâu dài và phức
tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố đã nêu thường xuyên tác động lẫn nhau
và có sự thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. NC không phải là
một cái gì đó đã hoàn tất mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên.
III. Liên hệ thực tiễn
Mỗi thời đại, mỗi đất nước đều có những chuẩn mực NC của riêng mình và
sự tác động của các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của NC cũng
không giống nhau, nhưng thời đại nào, đất nước nào cũng có những vĩ nhân,

những NC lớn. Nhân dân Việt Nam tự hào vì có vị lãnh tụ Hồ Chí Minh - một NC
lớn, hay Trương Đình Tuyển - một con người một vóc dáng nhưng lại có công vô
cùng lớn trong việc đưa đất nước chuyển mình hội nhập với nền kinh tế thế giới,
gia nhập WTO,… Những con người ấy là những NC điển hình, được mọi người
biết đến. Và biết bao NC tốt đẹp đang ẩn dấu mà chúng ta chưa biết đến.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới nền
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể trên mọi mặt của đời sống XH. Điều đó cũng làm phức tạp thêm lối sống
của mỗi người đặc biệt nó cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển NC
của lớp trẻ hiện nay. Quá trình đổi mới đất nước cũng kéo theo những hệ lụy tiêu
cực, sự tha hóa về NC, lối sống, a dua theo các tệ nạn XH của một bộ phận không
nhỏ thanh thiếu niên. Trong số các vụ phạm tội nước ta, thanh thiếu niên chiếm
hơn 70% trong đó có những vụ phạm tội ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Không
ít người, cả người lớn và thanh thiếu niên cũng không hề mảy may, ngần ngại khi
vượt đèn đỏ, xả rác, hay làm những điều xấu như vu oan giáo họa, hãm hại nhau
vì lợi ích vị kỷ của mình,… Đây thực sự là những cảnh báo rất nghiêm trọng về
sự tha hóa NC của một bộ phận không nhỏ tầng lớp dân cư hiện nay đặc biệt là
tầng lớp thanh thiếu niên.
Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đáng báo động này trước hết là do
bản thân mỗi cá nhân không làm chủ được bản thân đã đi vào con đường sai trái;
rồi những suy nghĩ, tư tưởng, lối sống lệch lạc đã dẫn đến hậu quả khó lường. Do
hoàn cảnh sống khó khăn hay sống ở những nơi không lành mạnh, đắm chìm
12


trong những trang mạng internet, trò chơi ảo, không phân biệt được thật giả dẫn
đến việc xa dời thực tế, hay thiếu sự giáo dục từ nhà trường, gia đình,… đã dẫn
đến sự tha hóa về NC, lối sống.
Để khắc phục tình trạng tha hóa về NC, đạo đức nói trên thì trước hết chúng
ta phải sống có trác nhiệm với bản thân, luôn tự nhìn nhận bản thân đánh giá đúng

sai những việc mình làm, nghiêm khắc với bản thân, đánh giá cuộc sống để giảm
bớt những hành vi sai lệch; tích cực tham gia vào các hoạt động XH, tìm hiểu các
kiến thức về XH để xác định những yêu cầu, chuẩn mực của thời đại mới. Tích
cực giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người để tạo mối quan hệ tốt; thu thập
nhiều kiến thức lịch sử XH giúp cho NC phát triển toàn diện. Tạo môi trường
hoạt động tốt với những phương pháp học sáng tạo cũng là một giải pháp tốt thúc
đẩy quá trình hình thành và phát triển NC. Đẩy mạnh công tác giáo dục cho thế
hệ trẻ những chuẩn mực XH để bồi dưỡng NC phát triển,…
Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi không chỉ từ phía Đảng và Nhà nước,
mà nó cần có sự đóng góp của mỗi gia đình và toàn XH. Quá trình tự giáo dục
phải được xác định là thường xuyên liên tục thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

KẾT BÀI
NC là một vấn đề vô cùng phức tạp và rất khó lý giải. Nhưng nó lại hiện diện
quanh chúng ta hàng giờ hàng ngày. Vậy làm thế nào để có một NC phù hợp với
những yêu cầu chuẩn mực của XH là một vấn đề lớn? Theo tôi, chúng ta cần phải
rèn luyện, phấn đấu liên tục, tu dưỡng đạo đức, tài năng, tu dưỡng từng ngày NC
của mình; chúng ta ngay bây giờ hãy tự đặt cho mình những kế hoạch, công việc
cụ thể để thực hiện chúng và cần phải sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình
và XH.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2011
2. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb. Đại
học sư phạm, Hà Nội, 2008
3. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lý học đại cương, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội, 2011
4. TS. Bùi Kim Chi, ThS. Phan Công Luận, Tâm lý học đại cương: Hướng
dẫn trả lời lý thuyết, giải bài tập tình huống, trắc nghiệm, Nxb. Chính trị - Hành
chính, Hà Nội, 2010
5. TS. Nguyễn Thị Huệ (chủ biên), ThS. Lê Minh Nguyệt, Hỏi và đáp môn
Tâm lý đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008
6. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, Nxb. Giáo dục
7. PGS.TS. Vũ Minh Tâm, Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền
vững trong thời đại toàn cầu hóa, Tạp chí khoa học xã hội, tháng 9/2007
8. ThS. Triết học. Cao Thu Hằng, Về sự hình thành nhân cách, Tạp chí Triết
học, tháng 8/2003
9. Bài viết: Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách, liên hệ thực tiễn
Nguồn: />10. Luận văn: Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách
Nguồn:

/>
hinh-thanh-va-phat-trien-nhan-cach-83299
11. Bài viết: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Nguồn: />12. Bài viết: Vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và
phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
14


Nguồn:

/>
su-hinh-thanh-phat-trien-tam-ly-nhan-cach.html


15


PHỤ LỤC

Giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non

Sinh hoạt gia đình Phật tử góp phần giáo dục nhân cách cho trẻ

16


Việc làm, giáo dục nhân cách cho thanh niên được các cựu bí thư
T.Ư Đoàn quan tâm (trong ảnh: Thanh niên tình nguyện đứng nối tay
phân làn giao thông tại chương trình Tiếp sức mùa thi 2012). Ảnh: Xuân Phú.

Các ĐVTN tham gia xây dựng nhà nhân ái

17


Đồ chơi phản giáo dục

Đồ chơi “không mang tính giáo dục’ tràn lan trên thị trường đồ chơi Việt Nam

18




×