Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.79 KB, 8 trang )

A. MỞ ĐẦU
Bộ máy nhà nước ở mỗi thời kì lịch sử đều có đặc điểm, cách tổ chức
khác nhau, phù hợp với từng đặc điểm tồn tại, điều kiện kinh tế - xã hội của
nhà nước trong thời kì lịch sử đó. Cho đến nay chúng ta đã có bốn kiểu nhà
nước tương đương với bốn bộ máy nhà nước khác nhau, đó là: bộ máy nhà
nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến, bộ máy nhà nước tư sản và bộ
máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Để nghiên cứu kỹ hơn về các bộ máy nhà
nước, đặc biệt là sự phát triển của bộ máy nhà nước qua từng thời kì lịch sử,
chúng em đã lựa chọn đề tài: “Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch
sử”.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm BMNN.
BMNN là hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương, được tổ
chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất để thực hiện
những chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nhà nước.
2. Đặc điểm của BMNN.
- Là công cụ chủ yếu nhất và có hiệu nhất để thực hiện nền chuyên
chính của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng.
- Là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
- Nắm giữ ba quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư
tưởng.
- Sử dụng pháp luật để quản lý xã hội.
- Sử dụng hai phương pháp cơ bản để quản lý xã hội là giáo dục, thuyết
phục và cưỡng chế.
3. Cơ cấu của BMNN.
- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước( cơ quan đại diện) có vị trí và
vai trò quan trọng nhất trong BMNN

1



- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước: có bộ máy và đội ngũ công chức
lớn nhất được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước.
- Hệ thống cơ quan tư pháp mà trung tâm là hệ thống tòa án có vị trí và
vai trò rất quan trọng trong cơ cấu BMNN.
II. Sự phát triển của BMNN
Trong lịch sử loài người có bốn kiểu nhà nước chính là nhà nước chủ
nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các
nhà nước sau ra đời, thay thế và hầu hết đều có nhiều điểm tiến bộ hơn so với
các nhà nước trước được thể hiện qua việc so sánh BMNN.
1. BMNN chủ nô và BMNN phong kiến.
a. Cơ cấu tổ chức.
Khi mới ra đời, BMNN chủ nô còn hết sức đơn giản. Người đứng đầu
thường đảm trách tất cả các công việc. Còn trong BMNN phong kiến, người
đứng đầu nhà nước là nhà vua nắm hầu hết quyền lực, bên cạnh vua còn có sự
giúp việc của các bộ máy, cơ quan khác giúp cho công việc được giải quyết
nhanh gọn hơn, tránh tình trạng chồng chéo như trong BMNN chủ nô, quyền
lực vì thế mà cũng được phân tán, phần nào tránh được việc người đứng đầu
nắm toàn bộ quyền lực…
b. Phân chia chức năng nhiệm vụ các cơ quan.
- Khi lãnh thổ được mở rộng, BMNN chủ nô phân chia lãnh thổ thành
các đơn vị hành chính lãnh thổ theo từng cấp, hình thành hệ thống các cơ
quan nhà nước từ TW đến địa phương. BMNN phong kiến cũng vậy, song
còn hình thành tổ chức ở cấp cơ sở. Do vậy, việc quản lí cũng cụ thể, chặt chẽ
và linh hoạt, kĩ lưỡng hơn.
- Ở BMNN phong kiến có sự phân công quan lại phụ trách công việc,
chia thành hai ngạch là quan văn và quan võ, quân đội, tòa án, cảnh sát…giữ
vai trò quan trọng nhất. Do ra đời sớm hơn nên BMNN chủ nô còn có nhiều
điểm hạn chế. Họ cũng có sự phân công giữa các cơ quan trong việc lập pháp,


2


hành pháp và tư pháp, song tổ chức khá rườm rà, hầu như không đạt hiệu quả,
còn nhiều hạn chế và thiếu sót, công việc không mang tính chuyên môn.
c. Quá trình khảo xét, sát hạch lựa chọn đội ngũ quan lại lãnh đạo.
- Quá trình khảo xét, sát hạch, lựa chọn đội ngũ quan lại lãnh đạo trong
BMNN chủ nô hầu như không được chú ý và đề cập đến nhưng ở BMNN
phong kiến, điều này lại được thể hiện rất rõ nét. Thể lệ tuyển dụng và bổ
nhiệm quan lại từng bước được quy định rõ. Trong đó việc thi cử là cách chủ
yếu để lựa chọn đội ngũ quan lại làm việc trong BMNN. Nhà nước phong
kiến còn chú trọng đến việc khảo xét, sát hạch đội ngũ quan lại để có chính
sách thăng, giáng phù hợp, trọng người tài, loại người không xứng đáng.
2. BMNN phong kiến và BMNN tư sản.
a. Cơ cấu tổ chức
- Nếu như BMNN phong kiến còn khá đơn giản thì ở BMNN tư sản đã
dần được phức tạp hoá, bao gồm nhiều cơ quan từ TW đến địa phương hoạt
động thống nhất,hiệu quả: nguyên thủ quốc gia, nghị viện, chính phủ, tòa
án…
- BMNN tư sản có nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền rõ ràng
và cụ thể, tuân theo hiến pháp và pháp luật, chia thành 3 nhánh độc lập tương
đối với nhau, có thể kiềm chế, đối trọng và giám sát lẫn nhau: lập pháp, hành
pháp và tư pháp nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực, sự bê bối và tham
nhũng trong BMNN. Đây được coi là điểm tiến bộ hơn rất nhiều so với
BMNN phong kiến trước đó.
b. Phân chia chức năng, nhiệm vụ các cơ quan.
- Ở BMNN tư sản về bản chất nguyên thủ quốc gia khác nhà vua phong
kiến ở chỗ: nguyên thủ quốc gia bị giới hạn về quyền lực, quyền lực được
phân chia cho các cơ quan khác nhau với từng nhiệm vụ chuyên trách cụ thể;
nguyên thủ quốc gia được thiết lập bằng phương pháp bầu cử. trong khi đó, ở

BMNN phong kiến nhà vua lại được thiết lập theo phương pháp truyền thống
là kế truyền.

3


- BMNN phong kiến bước đầu đã có sự phân biệt về chức năng nhiệm
vụ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp. Còn ở BMNN tư sản, sự phân công
nhiệm vụ cho các cơ quan này mang tính chuyên nghiệp, cụ thể và hiệu quả
hơn. Nghị viện mang chức năng của cơ quan lập pháp. Chính phủ là cơ quan
chịu trách nhiệm thực hiện quyền hành pháp. Tòa án là hệ thống độc lập thực
hiện chức năng tư pháp.
c. Tính dân chủ
- Chủ quyền tối cao của nhà nước tư sản thuộc về nhân dân ( nhân dân
sử dụng chủ quyền tối cao bằng phương pháp dân chủ trực tiếp).
- Nguyên tắc đa nguyên chính trị, đa đảng cho phép công dân có quyền
tự do chính kiến, chỉ trích đường lối chính trị của chính phủ. Các đảng phái
chính trị tự do tranh cử trong các cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống. Đây là
điều không hề tồn tại trong BMNN phong kiến, trung quân ái quốc. Nguyên
tắc tự do tư tưởng, ngôn luận. báo chí, xuất bản… là nguyên tắc đặc biệt quan
trọng để thiết lập chế định quyền công dân và quyền con người.
3. BMNN tư sản và BMNN XHCN.
- BMNN XHCN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất
quyền lực. Ở BMNN tư sản quyền lực nhà nước được giao trực tiếp cho các
cơ quan thực hiện còn ở nhà nước XHCN thì quyền lực nhà nước lại được
giao cho cơ quan đại diện cao nhất là Quốc hội rồi sau đó quyền lực sẽ được
phân ra cụ thể, rõ ràng hơn.
- BMNN XHCN là bộ máy quyền lực gồm 2 yếu tố: quản lí và cưỡng
chế. Ở BMNN XHCN thì nhà nước tổ chức quản lí mọi mặt của đời sống xã
hội còn việc thực hiện biện pháp cưỡng chế có sự tham gia tích cực của người

đứng trong quá trình quản lí. Ở BMNN tư sản thì nhà nước quản lí hành chính
và biện pháp cưỡng chế được thực hiện bằng các cơ quan cưỡng chế nhà
nước.
Như vậy, BMNN qua các giai đoạn ngày càng được hoàn thiện hơn, thể
hiện qua việc BMNN từ phục vụ cho giai cấp cầm quyền chuyển dần sang

4


phục vụ cho nhân dân. BMNN về sau càng thể hiện tính dân chủ, quyền lực
thuộc về nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân.
C. KẾT LUẬN
BMNN được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát
triển của nhà nước. Sự phát triển của BMNN làm từng bước góp phần hoàn
thiện hơn các cơ quan nhà nước về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như
cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động. Sự phát triển này qua các giai đoạn
lịch sử giống như một quy luật tất yếu, vừa phù hợp với quy luật thay thế các
hình thái kinh tế xã hội, vừa phù hợp với quy luật phát triển của xã hội đảm
bảo cho việc thực hiện các hoạt động được hiệu quả hơn.

5


Mục lục
Trang
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm BMNN
2. Đặc điểm của BMNN

3. Cơ cấu của BMNN
II. Sự phát triển của BMNN
1. BMNN chủ nô và BMNN phong kiến
a. Cơ cấu tổ chức
b. Phân chia chức năng nhiệm vụ các cơ quan
c. Quá trình khảo xét, sát hạch lựa chọn đội ngũ quan lại lãnh đạo
2. BMNN phong kiến và BMNN tư sản
a. Cơ cấu tổ chức
b. Phân chia chức năng, nhiệm vụ các cơ quan
c. Tính dân chủ
3. BMNN tư sản và BMNN XHCN
C. KẾT LUẬN

1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
5


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,
Nxb Công an nhân dân năm 2010.
2. PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, Hướng dẫn ôn tập môn học lý luận nhà nước và
pháp luật năm 2010.

6


Danh mục viết tắt
BMNN : Bộ máy nhà nước
TW : Trung ương
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

7


8



×