Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

tâm lí cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.4 KB, 4 trang )

Chú ý là một biểu hiện đặc trưng của trạng thái tâm lí. Nó không phải là
một quá trình tâm lí độc lập, cũng không phải là một thuộc tính tâm lí của cá
nhân. Mà nó luôn xuất hiện kèm theo các hoạt động, cũng như luôn có mặt
trong các quá trình nhận thức cảu cá nhân, làm cho những hiện tượng này
diễn ra với nhưng sắc thái khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các loại chú ý và đặc
biệt là chú ý sau chỉ định (Là sự tập trung ý thức tới một đối tượng mà đối
tượng đó có ý nghĩa nhất định đối với cá nhân.) em xin tập trung nghiên cứu
đề tài : "Trình bày các loại chú ý.Tại sao nói chú ý sau chủ định là loại chý ý có
hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con người. Liên hệ với hoạt
động học tập của bản thân".
I.Khái niệm chú ý:
Trong các hiện tượng tâm lí, chú ý là một hiện tượng tâm lí độc đáo, luôn
xuất hiện kèm làm cho chúng diễn ra với những sắc thái khác nhau. Trong
môi truờng xung quanh vtheo các hoạt động, cũng như luôn có mặt trong các
quá trình nhận thức của cá nhân, với vô vàn sự vật và hiện tượng tác động
vào, ý thức con người phải biết lựa chọn, biết tập trung vào một số sự vật,
hiện tượng nào đó của hiện thực hoặc một số thuộc tính của chúng, nhằm có
sự phản ánh rõ ràng những sự vật, hiện tượng hoặc những thuộc tính của sự
vật , hiện tượng đó,còn các sự vật hiện tượng khác ta không để ý tới, hoặc để
ý tới một cách mơ hồ không rõ ràng
Như vậy chú ý là : Là sự tập trung của hoạt động tâm lý vào một hoặc
một số đối tượng nào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ
ràng nhất .
II. phân loại chú ý:
1. Căn cứ vào tính tích cực của con người trong việc tổ chức chú ý có
thể chia chú ý làm 3 loại chú ý: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định
và chú ý sau chủ định.
a. Chú ý không chủ định:
Là sự tập trung ý thức lên một đối tượng nhất định khi có sự tác động kích
thích của đối tượng đó.
Đây là loại chú ý không có mục đích tự giác ,chú ý không nhằm mục đích cụ


thể, định trước, không cần những biện pháp và cố gắng căng thẳng, không


cần mất nhiều thời gian.Tuy nhiên loại chú này không bền vững. Chú ý không
chủ định xuất hiện do kích thích có một số đặc điểm như:
Tính chất mới mẻ, sinh động bất thường
Cường độ của kích thích
Độ hấp dẫn của vật kích thích
Sự bắt đầu hoặc kết thúc một kích thích
- Do có liên quan chặt chẽ tới nhu cầu, hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm,
trạng thái của chủ thể.
Nhiều trường hợp, chú ý không chủ định đóng vai trò tích cực trong công tác,
sinh hoạt... nhờ nó, con người có thể phát hiện kịp thời sự xuất hiện kịp thời
của một số sự vật, hiện tượng, từ đó nhanh chóng quyết định biện pháp hành
động cần thiết.
Ví dụ: đi trên đường thấy người tai nạn khi có nhiều người tụ tập đông lại
vì có tai nạn ta chú ý đến và giúp họ nếu cần …
b. Chú ý có chủ định:
Là sự điều chỉnh một cách có ý thức sự tập trung lên một đối tượng nào đó
nhằm thỏa mãn những yêu cầu của hoạt động.
Đặc điểm nổi bật của chú ý có chủ định là tính mục đích. Đây là sự định
hướng hoạt động do bản thân chủ thể đặt ra. Do bản thân xác định mục đích
hành động nên chú ý có chủ định phụ thuộc nhiều vào chính mục đích và
nhiệm vụ hành động, chủ thể vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động, vẫn tiến
hành hoạt động không phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích. Loại chú ý
này mang tính bền vững cao hơn. Tuy nhiên do cần phải có sự nỗ lực cố gắng
nên nếu kéo dài thì dễ gây căng thẳng, mệt mỏi. Đó cũng chính là đặc điểm
của loại chú ý này. Chú ý có chủ định được hình thành trong quá trình học
tập, lao động, chiến đấu...
Ví dụ: Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của một sản phẩm nào đó để biết cách

dùng….
c. Chú ý sau chủ định:
Là sự tập trung ý thức tới một đối tượng mà đối tượng đó có ý nghĩa nhất
định đối với cá nhân.
Chú ý sau chủ định nảy sinh trên cơ sở chú ý có chủ định, nhưng không giống
chú ý có chủ định, không đồng nhất với chú ý không chủ định. Đây là chú ý lúc
đầu do mục đích định trước, về sao do hứng thú với hoạt động mà chú ý có
chủ định đã phát triển đến mức chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung
vào đối tượng hoạt động. Loại chú ý này giúp cho hoạt động của con người


giảm được căng thẳng thần kinh, giảm được tiêu hao năng lượng. Nó bộc lộ
ở trạng thái say sưa công việc của con người.
Ví dụ: một sinh viên luật muốn mình đạt loại giỏi môn này nên đã cố gắng
tập trung để nghiên cứu về môn luật Dân sự như chú ý nghe giảng hay tham
khảo tài liêu (chú ý có chủ định) dần dần trong quá trình học tập và nghiên
cứu môn này sinh viên đó đã cảm thấy say sưa và chú ý học môn này hơn
(chú ý sau chủ định)
2.Căn cứ vào đối tượng mà chú ý hướng tới ta có thể phân chia chú ý
thành: chú ý bên ngoài và chú ý bên trong.
a. Chú ý bên ngoài :
Là loại chú ý hướng vào các sự vật, hiện tượng của thế giới khách
quan.Loại chú ý này đòi hỏi phải sử dụng các giác quan ( thị giác, thính
giác,..), gồm các kích thích từ bên ngoàithế giới khách quan tác động lên các
giác quan của con người.Có thể kể đến 1 số loại kích thích như kích thích
cường độ mạnh , kích thích có sự mới lạ, hay trật tự sắp xếp, cấu tạo của kích
thích. Ví dụ như âm thanh mạnh, mùi khó chịu luôn gây được sự chú ý.
b.Chú ý bên trong:
Là loại chú ý gắn liền với ý thức của cá nhan đối với hành động của mình,
đối với thế giới nội tâm và với ý thức bản ngã của cá nhân đó. Chính vì vậy,

chú ý bên trong chỉ có ở con người, còn động vật không tồn tại loại chú ý này,
do động vật không có ý thức đối với cuộc sống nội tâm của chúng.
III. Chú ý sau chủ định là loại chú ý có hiệu quả nhất đối với hoạt động
nhận thức của con người. Liên hệ với hoạt động học tập của bản thân.
Có thể khẳng định, chú ý sau chủ định là loại chú ý có hiệu quả nhất đối với
hoạt động nhận thức của con người bởi đây là loại chú ý cao cấp nhất , bền
vững nhất. Chú ý sau chủ định hình thành sau khi đã hình thành chú ý có chủ
định .Ở chú ý sau chủ định, đối tượng mà chú ý hướng tới gây nên cho cá
nhân những hứng thú đặc biệt . Do vây, chú ý được duy trì mà không cần có
sự tham gia của ý chí. Chú ý lúc này bộc lộ ở trạng thái say sưa công việc của
con người, do say mê công việc đã hoàn toàn chú ý vào công việc mà không
cần có sự nỗ lực của ý chí nữa. Chính vì thế, nó không gây nên trạng thái căng
thẳng trong tâm lí cá nhân, giảm căng thẳng thần kinh, giảm được tiêu hao
năng lượng, cũng chính vì vậy mà bền vững nhất.Chú ý là sự tập trung của
hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó , nhằm phản ánh
chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất nên chú ý càng bền vững, đối tượng của


hoạt động tâm lý càng được phản ánh sâu sắc, hoạt động nhận thức của con
người càng hiệu quả.
Liên hệ bản thân: Trong quá trình học tập của em thì các môn mới học từ đầu
không có sự hứng thú và gây sự chú ý đặc biệt. Nhưng để đạt được mục tiêu
mà mình đề ra thì phải có những cách làm nhất định và cách của em đầu tiên
là chú ý nghe bài giảng của các giảng viên trên lớp rồi mới nghiên cứu tài
liệu với sự cố gắng chú ý cao độ vào các môn học (chú ý có chủ định) sau một
thời gian những môn học đó đã tạo cho em một sự hứng thú nhất định,
những môn học càng gây được nhiều sự hứng thú em càng tích cực chú ý, sự
chú ý lúc này không còn khó khăn như lúc đầu việc học trở lên dễ dàng và đạt
kết quả tốt hơn.
Chính vì thế khi ta đã hiểu được sự độc đáo của các hoạt động tâm lí để áp

dụng vào cuộc sống thì có được rất nhiều hướng đi đúng đắn và đặt kết quả
cao



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×