Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

phân tích vai trò các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.9 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, con người cũng đang tự mình
hướng tới sự hoàn thiện nhân cách của mình. Mục tiêu đào tạo của nhà trường
là hình thành nhân cách phát triển toàn diện và trưởng thành về mặt xã hội
của mỗi học sinh, sinh viên. Muốn vạch ra được những định hướng và
phương pháp thực hiện mục tiêu đó, trước hết chúng ta cần tìm hiểu vầ nhân
cách cũng như nhân cách phát triển và trưởng thành về mọi mặt như thế nào.
Đó là lí bài tập lớn học kì, em chọn trình bày vấn đề “phân tích vai trò các yếu
tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn”.

NỘI DUNG
II. NHÂN CÁCH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
1. Khái niệm nhân cách.

Triết học Mac-Lê nin quan niệm: “ nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc
độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của
mỗi cá nhân”
Nhân cách thường được xác định như một hệ thống các quan hệ của
con người với thế giới xung quanh và với bản thân mình. Nó là hiện tượng
tâm lí có tình quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, bao
gồm những thuộc tính tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau
làm thành một hệ thống thể hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của con người ấy.
2. Sự phát triển nhân cách.

Sự phát triển của con người là sự trưởng thành cả về thể chất và tinh
thần. Sự phát triển về chất là sự phát triển sinh học… . Sự phát triển về tinh
thần là sự trưởng thành về tâm lý, ý thức theo quy luật tâm lý và quy luật xã
hội trên cơ sở lĩnh hội nền văn minh nhân loại. sự phát triển thể chất luôn luôn
đi kèm với sự phát triển tinh thần, điều này tạo nên nhân cách con người
Nói cách khác sự phát triển nhân cách là quá trình cải biến một cách sâu



sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người diễn ra
theo quy luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa các thể
người thành một chủ thể có ý thức trong xã hội. Nó thể hiện ở mức độ năng
lực ngày càng cao, ở bề rộng và tính bền vững của xu hướng, ở tình cách ngày
càng phong phú và có dấu ấn độc đáo của riêng mình.
II. VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
1. Yếu tố bẩm sinh-di truyền và vai trò tạo tiền đề vật chất.

Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể
sống đảm bảo sự tái tạo của thế hệ mới và đảm bảo năng lực đáp ứng những
đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế định sẵn.Nói cách khác di truyền là sự
tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định, giống với cha mẹ, là sự
truyền lại từ cha mẹ đến con cái những phẩm chất và những đặc điểm nhất
định đã được ghi lại trong hệ thống gen. Còn bẩm sinh lại là những yếu tố
riêng tự tạo do vận động và phát triển của cá thể trong mỗi trường bào thai
của mẹ.
Bẩm sinh-di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lí của hệ thần
kinh và các cơ quan cảm giác vận động. Theo con đường di truyền, các cá thể
đã nhận được một số đặc điểm và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước và
biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể. “ Nhờ di truyền, con người sinh
ra được mang đặc điểm của loài, đặc biệt là hệ thống thần kinh, não người,
đảm bảo hoạt động tâm lí có thể đạt được ổ mức độ cao mà không loài nào có
được” (Vưgôtxki) nhưng di truyền không quy định xu hướng phát triển nhân
cách của các cá nhân, cũng như không giới hạn trình độ phát triển của nhân
cách.
Vai trò của bẩm sinh và di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân
cách chỉ là vai trò tiền đề vật chất, là khả năng tiềm tàng, là điều kiện cần thiết
chứ không phải là vai trò quyết định. Bởi vì bất cứ hiện tượng tâm lí nào cũng



mang bản chất xã hội lich sử sâu sắc, và nhân cách con người cũng chỉ có thể
được phát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân đó với các mối quan hệ
xã hội. Bất cứ một tài năng bẩm sinh nào cũng sẽ không được bộc lộ nếu
không có điều kiên xã hội cho nó rèn luyện và phát triển. Bên cạnh đó, những
cá thể có giải phẫu sinh lí giống nhau khi mới sinh ra như những cặp song
sinh cùng trứng cũng sẽ dần dần biểu hiện những đặc điểm khác biệt ở nhân
cách trong quá trình trưởng thành do mỗi cá thể đã dần dần được tiếp xúc và
tác động với những điều kiện xã hội khác nhau.
Nhận thức rõ điều đó để không nên tuyệt đối hóa hoặc đánh giá quá cao
nhân tố sinh học trong sự phát triển nhân cách để có thái độ đúng đắn trước
những thuyết định mệnh do di truyền, thuyết sinh học hóa giáo dục hoặc
những chính sách giáo dục không đúng bắt nguồn từ thuyết chủng tộc trong
giáo dục, thuyết hai hệ thống giáo dục cho trẻ bình dân và trẻ ưu tú…, đồng
thời cũng tránh việc quá xem nhẹ ảnh hưởng của nhân tố sinh học trong công
tác giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách.
2. Hoàn cảnh sống.

Hoàn cảnh sống ở đây được hiểu là hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàn
cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quoanh cần thiết cho
sinh hoạt và phát triển của con người. Từ định nghĩa trên ta có thể nhân thấy
có hai loại hoàn cảnh đó là hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
a. Hoàn cảnh tự nhiên.

Mỗi cá nhân trong xã hội lại sinh sống, an cư trên một lãnh thổ nhất
định, mỗi vùng miền với khí hậu, địa hình khác nhau như nắng, gió, núi
sông, trời biển… chính những đặc điểm địa lí đó đã quy định những phương
thức sản xuất nhất định của con người phải phù hợp với nó. Qua đó, các giá
trị vật chất và tinh thần dần dần được xây dựng tạo thành các phong tục

tập quán mang bản sắc riêng của từng vùng theo các mức độ nhất định.
Cho nên, có thể nói rằng hoàn cảnh tự nhiên có ảnh hưởng đến tâm lí dân
tộc và từ đó ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lí mỗi cá nhân. Tuy nhiên đây


không phải là sự ảnh hưởng quyết định, mà nó chỉ ảnh hưởng gián tiếp,
không mạnh mẽ và quan trọng bằng ảnh hưởng của môi trường xã hội.
Ví như những người sinh ra ở một mảnh đất đầy nắng và gió, khí hậu
tự nhiên vô cùng khắc nghiệt với cuộc sống con người, không ai có thể phủ
nhận một phần tính cách tâm lí của những người con mảnh đất ấy luôn có
nét bộc trực, thẳng thắn và đầy mạnh mẽ.
b. Hoàn cảnh xã hội.

Một nhà tâm lí học nổi tiếng đã từng nhận xét rằng “ mặc dù di truyền
cung cấp nguyên liệu thô sơ cho nhân cách nhưng chính môi trường xã hội
mới nhào nặn cái nguyên liệu ấy thành sản phẩm cuối cùng”.
Xét cho cùng thì nhân cách con người cũng chỉ là một hiện tượng tâm
lí với đầy đủ bản chất xã hội-lịch sử. Như C.Mac đã nhận định “bản chất của
con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Nó sẽ không thể hòa nhập và
trở thành một nhân cách hoàn chỉnh nếu con người bị cô lập và tách khỏi
đời sống xã hội. Hay nói cách khác nhân cách là một sản phẩm của xã hội,
mà cụ thể hơn là tồn tại xã hội và hoàn cảnh sống mang tính lịch sử cụ thể
mà cá nhân đó sống. Hoàn cảnh sống ở đây có thể được xét gồm hoàn cảnh
xã hội lớn như chế độ chính trị, kinh tế, hệ tư tưởng, trình độ dân trí…tác
động gián tiếp và hoàn cảnh xã hội nhỏ như gia đình, bạn bè ảnh hưởng trực
tiếp và tác động thường xuyên, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân
cách.
Quan hệ sản xuất cộng với quan hệ chính trị pháp luật quy định nhiều
nét cơ bản của nhân cách biểu hiện qua hệ tư tưởng đạo đức và ở những
mức độ khác nhau của phong tục tập quán. Đó là lí do tại sao ở mỗi thời đại

khác nhau lại có những kiểu loại nhân cách khác nhau. Thời cổ đại, khi nền
kinh tế chưa phát triển, nhân cách mỗi người hòa vào nhân cách tập thể.
Thời Trung cổ với sự ra đời của Kito giáo, nhân cách chủ yếu hướng về đời
sống tinh thần, về những giá trị đạo đức thuần túy. Thời cận đại, với sự


khẳng định của giá trị con người, nhân cách mang tính độc lập sáng tạo…
C.Mác đã nói: “nếu con người bẩm sinh là sinh vật có tính xã hội thì
do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính của mình của mình trong xã
hội và cần phải phán đoán lực lượng bản tính của anh ta, không phải căn
cứ vài lực lượng cá nhân riêng lẻ mà là căn cứ vào lực lượng của toàn xã
hội”. Thực tế không ai có thể phủ nhận vai trò của xã hội đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách. Ví như sự những cô bé lớn lên trong nền văn
hóa đàn ông chi phối sẽ lép vế hơn so với các cô bé được nuôi dưỡng trong
nền văn hóa mẫu hệ về lòng tự trọng và các đặc điểm nhân cách
khác(nghiên cứu của nhà tâm lí học người Mĩ K.Horney). Thống kê Tội
phạm học cũng cho thấy điều đó: Trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình
làm nghề buôn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%; gia đình có người phạm
tội chiếm 40%; trẻ em chưa ngoan do nguồn gốc gia đình sống không trong
sạch, lành mạnh chiếm gần 83%,…

Bên cạnh đó, ta còn thấy có

nhiều tâm lí xã hội quần chúng khác ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách
như môi dư luận xã hội hay “tâm trạng chung”. Có thể nhận thấy sự ảnh
hưởng rõ nhất của bầu tâm trạng chung này ở thế hệ thanh niên Việt Nam
một thời trong kháng chiến hay thế hệ thanh niên Nhật Bản những năm
của thập kỉ 60 thế kỉ trước. Cùng những năm tháng đó, nếu như bao trùm
xã hội Việt Nam là một tinh thần thép, tràn đầy lạc quan về cuộc chiến đấu
thần kì để từ đó hun đúc lên những người anh hùng dũng cảm thì ngược

lại, những người trẻ Nhật Bản lại rơi vào khủng hoảng, chơi vơi và hoang
mang trong thế giới mình đang sống, ngập trong tín ngưỡng và tính toán
vào sức mạnh của đồng tiền vì những thứ mà phép lạ kinh tế sau 20 năm
cải cách mang lại. Tuy nhiên tác động của môi trường không hoàn toàn trực
tiếp chi phối đến cá nhân mà phải thông qua “bộ lọc cá nhân” (những kinh
ngiệm, vốn sống, và những định hướng giá trị đã hình thành trong mỗi cá
nhân). Điều này góp phần lí giải hiện tượng những người sống trong cùng một


khu vực, một cộng đồng xã hội nhưng có nhiều sự khác biệt về nhân cách.
3. Nhân tố giáo dục và vai trò chủ đạo.

Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát
triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai
đoạn lịch sử nhất định bao gồm cả việc dạy học và hệ thống các tác động sư
phạm khác trực tiếp hoặc gián tiếp, trong lớp và ngoài lớp, trong trường và
ngoài trường, trong gia đình và ngoài xã hội.
Việc giáo dục đóng vai trò chủ yếu ảnh hưởng đến hầu như mọi khía cạnh
của hành vi. Tất cả những ảnh hưởng môi trường và xã hội hình thành nhân
cách tác động tới hành vi thong qua giáo dục và việc học tập. Ngay cả những
khía cạnh nhân cách được thừa hưởng cũng có thể bị thay đổi phá vỡ, ngăn
chặn hoặc để cho phát triển bởi quá trình học tập.
Việc giáo dục đóng vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách được thể hiện ở những đặc điểm sau đây:
-

Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh và và dẫn dắt sự hình thành phát triển của nhân

-


cách theo chiều hướng đó.
Giáo dục có thể mang lại những thứ mà yếu tố bẩm sinh-di truyền
hay môi trường không thể đem lại được. Chẳng hạn theo sự phát triển
của cơ thể thì đến một giai đoạn nào đó thì trểm sẽ biết nói, biết đi
nhưng nếu không có hoạt động học tập thì trẻ sẽ không thể biết đọc

-

biết viết.
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật mang lại cho con
người. Ví dụ: những trẻ em khuyết tật vẫn hoàn toàn có thể phát triển
trí tuệ một cách bình thường nếu nhận được sự giáo dục kịp thời,

-

đúng đắn.
Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu. Đây là cơ sở lí
luận cho công tác giáo dục, cải tạo trẻ em và những người phạm tội

-

khi học phạm pháp.
Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã


hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có. Chẳng hạn hiện nay
mặc dù đất nước ta đang chỉ mới ở những bước đi ban đầu trong công
cuộc xây dựng XHCN, thế nhưng mục tiêu mà nhà trường chúng ta
đề ra là phấn dấu xây dựng, giáo dục học sinh thành những con người

xã hội chủ nghĩa. Đây chính là tính chất tiên tiến của nền giáo dục ,
như người ta vẫn thường gọi.
Những công trình nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục hiện đại đã
chứng minh rằng: sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách
tốt đẹp trong những điều kiện có giáo dục. thật là rõ ràng: trên thế giới chưa
từng có một doanh nhân, bác học nào lại không hề qua trường cả.
Giáo dục còn bao gồm cả tự giáo dục, tự giáo dục là bước tiếp theo
những quyết định kết quả kết quả của toàn bộ sự nghiệp giáo dục. Tự giáo
dục, tự tu dưỡng là hoạt động có ý thức và giai đoạn phát triển cao của nhân
cách. Giáo dục chỉ vach ra đường hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh, cũng như thúc đẩy quá trình đó. Còn cá nhân học sinh có
phát triển theo khuynh hướng đó không, phát triển theo mức độ nào thì điều
này giáo dục không quyết định trực tiếp. Cần phê phán quan điểm cho rằng
giáo dục là “vạn năng”, coi đứa trẻ như tờ giấy trắng mà giáo dục muốn vẽ
sao thì vẽ.
Giáo dục cunh cấp cho con người những trí thức, kĩ năng, kĩ xảo, mặt
khác hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lí cần thiết theo yêu
cầu phát triển của xã hội. Như vậy, giáo dục là nhân tố chủ yếu trong quá
trình phát triển nhân cách. Một nền giáo dục mạnh, được tổ chức tốt, bằng các
hình thức hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng với những phươn pháp
khoa học có thể làm cho con người đạt tới sự phát triển toàn diện phù hợp với
sự phát triển của thời đại.
4. Nhân tố hoạt động và vai trò tác động trực tiếp.

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định
trực tiếp đến nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích,


mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định,
với những công cụ nhất định nhằm thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu

cầu xã hội, vật chất hay tinh thần của đời sống riêng hay đời sống xã hội.
Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến
thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả nếu như bản than học sinh, sinh viên không
tiếp nhận, hưởng ứng những tác động đó, không tham gia vào các hoạt động
phát triển tâm lí, hình thành nhân cách. Bởi vậy hoạt động mới là nhân tố tác
động trực tiếp, đối với sự hình thành và phát triển của nhân cách cá nhân.
Tính cách của con người cũng có thể được hình thành trong hoạt động. Thử
quan sát những người sống quoanh ta, ta sẽ thấy rằng hoạt động nghề nghiệp
đã làm thay đổi bề ngoài và thế giới tinh thần của họ như thế nào. Đồng thời
qua cách ứng xử, lời ăn tiếng nói… của họ ta cũng có thể đoán biết họ làm
nghề gì.
Chúng ta hiểu hoạt động của con người là hoạt động có mục đích tính
chất xã hội, tập thể được thực hiện bởi những thao tác nhất định. Với mỗi họat
động lại đòi hỏi con người với những phẩm chất tâm lý nhất định. Qúa trình
tham gia hoạt động làm cho con người hình thành và phát triển những phẩm
chất và năng lực. Nhân cách của của họ, do đó, được hình thành và phát triển.
Từ mối quan hệ giữa hoạt động và nhân cách như vậy,chúng ta cần thấy
rằng hình thành nhân cách học sinh, phải đưa các em vào những hoạt động
nhất định. Hoạt động (với các dạng khác nhau) phải là một phương tiện giáo
dục cơ bản. Nói cách khác, giáo dục trước hết phải là quá trình tổ chức các
hoạt động tích cực sang tạo của học sinh, qua đó để học sinh tiếp thu, “chiếm
linh” những tinh hoa văn hóa của nhân loại, hình thành những phẩm chất mà
xã hội đòi hỏi.
5. Yếu tố giao tiếp.

Giao tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội
cũng như cá nhân. Không thể có xã hội nếu không có giao lưu, vì xã hội là
cộng đồng người chứ không phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều người.



không có nhu cầu giao lưu, không có sự hoạt động tập thể với nhứng mục
đich nhất định thì sẽ không có ngôn ngữ không có lao động.
Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển
nhân cách của họ. C.Mac chỉ ra rằng: “sự phát triển của một cá nhân được
quyết định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thực vậy, sư phát triển tâm lý của cá nhân là quá trình lĩnh hội những
kinh nghiệm xã hội lịch sử mà các thế hệ đã tích lũy, và chỉ có giao tiếp mới
giúp cá nhân thực hiện được điều này. Giao tiếp không chỉ là điều kiện tất yếu
của phát triển tâm lí, chính trong giao tiếp đã hình thành nhân cách con người:
con người học được cách đánh giá hành vi thái độ, lĩnh hội các tiêu chuẩn đạo
đức, kiểm tra và vận dụng các tiêu chuẩn đó vào thực tiễn, do đó, tạo thành,
những nguyên tắc đạo đức trong hành vi của mình, sống và hành động theo
những nguyên tắc đó. Những phẩm chất nhân cách quan trọng nhất như tinh
thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc, vị tha, trung thực, lòng tốt…
không những được thể hiện mà còn hình thành trong giao lưu. Thiếu sự giao
luu, những phấm chất dó sẽ không thể chuyển thành tư duy trừu tượng. Mặt
khác, trong giao tiếp, con người không chỉ nhân thức được những người khác
mà còn tự nhận thức chính mình, thu nhận những thong tin cần thiết và tự
đánh giá nhân cách bản than, để hình thành một thái độ giá trị, cảm xúc nhất
định.
Đánh giá được đúng đắn vai trò của từng loại nhân tố trong quá tình hình
thành và phát triển nhân cách là rất quan trong để con người chủ động hình
thành được đầy đủ về ngân cách của mình một cách toàn diện. Liên hệ thực
tiễn, ta thấy xã hội, gia đình cần chú trong hơn nữa trong việc giáo dục, xây
dựng nhân cách, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho các cá nhân. Đồng
thời, mỗi người tự tạo cho mình thái độ tích cực, cởi mở trong giao tiếp và
hoạt động.

KẾT LUẬN



Tóm lại, sự phát triển của con người là toàn bộ sự phát triển về thể chất
và tinh thần, nó bị chi phối bởi hang loạt những yêu tố chủ quan và khách
quan. Nhân cách con người là tổ hợp những phầm chất xã hội. Sự phát triển
nhân cách ngoài sự ảnh hưởng của các yếu tố bẩm sinh-di truyền còn được
thưc hiện dưới ảnh hưởng của hệ thống các quan hệ xã hội mà con người,
sống hoạt động và giao lưu.



×