Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Trình bày một số thói quen làmgiảm tốc độ đọc sách. Từ đó rút ra bài học cho cá nhân trong việc đọc sách có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.85 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sách là kho tri thức của nhân loại, sách chứa đựng mọi thứ con người
cần. Để có được một tri thức phong phú, lĩnh hội được mọi kiến thức của
nhân loại thì con người cần phải đọc sách. Nhưng hiện nay nhiều người còn
đọc sách chậm, còn kém hiệu quả. Vậy đọc sách thế nào? Đọc như thế nào
cho hiệu quả thực sự là những vấn đề với nhiều người. Nhằm tìm ra những
nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề trên và tìm cho cá nhân những kiến thức
bổ ích chúng em xin chọn đề tài số 3. “Trình bày một số thói quen làm
giảm tốc độ đọc sách. Từ đó rút ra bài học cho cá nhân trong việc đọc
sách có hiệu quả.”

BÀI LÀM
Như chúng ta đều biết, sách chứa chữ, đó là kênh thông tin để truyền
tải mọi kiến thức, mọi người để lĩnh hội được những kiến thức mình cần thì
phải qua việc đọc sách.
Để nắm bắt thông tin một cách hiệu quả khi đọc sách, chúng ta phải
học cách đọc nhanh và khoa học, Đọc sách nhanh có rất nhiều ý nghĩa to lớn:
Việc đọc nhanh giúp chúng ta tăng khả năng tập trung và năng lực lĩnh hội
khi đọc, tiết kiệm được nhiều thời gian, lĩnh hội thêm nhiều tri thức, kiến thức
hơn, tạo cho con người sự nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, giúp tránh được nhiều
mệt mỏi, sự cang thẳng thần kinh, trí não, giúp chúng ta sáng tạo hơn, việc
học tập cũng bớt đi phần vất vả. Và cũng có thể bạn sẽ nổi tiếng với những kỉ
lục về đọc sách.
Việc đọc sách nhanh có rất nhiều ý nghĩa to lớn nhưng hiện nay lại có
rất nhiều người gặp khó khăn về vấn đề tốc độ trong khi đọc sách dẫn đến
việc tiếp thu chậm và đọc sách không có hiệu quả. Trên thực tế thì khả năng
đọc nhanh của mỗi con người là rất lớn nhưng hầu hết thì họ không phát huy
được hết kả năng của bản thân. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là những


thói quen xấu của bản thân trong việc đọc sách và không tìm cho mình được


những biện pháp đọc sách khoa học.
1. Một số thói quen của cá nhân làm giảm tốc độ đọc sách.
Đọc sách bằng môi:Có nghĩa là khi đọc sách môi ta liên tục mấp máy
như đọc thành tiếng để người khác có thể nghe thấy. Đây là một thói quen có
từ thời tiểu học khi phải đọc to trong lớp để thành tiếng, ảnh hưởng của môn
tập đọc. Khi mới đi học, do chưa nắm rõ hết chữ cái, chưa phát âm chuẩn nên
chúng ta phải đọc to để muốn nghe thấy những gì chúng ta đọc được đã đúng
chưa. Đây là cách đọc sách vỡ lòng cần phải thay đổi khi chúng ta lớn lên và
đã đọc thành thạo. Thói quen này làm cho tốc độ đọc rất chậm, bởi tốc độ đọc
bị giới hạn vào tốc độ đọc của môi mình. Bình thường thì tốc độ của môi
người không thể đạt tốc độ trên năm trăm lần mấp máy/phút. Đồng thời việc
đọc như vậy sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, ta chóng mệt mỏi và kết quả sẽ
không cao.
Giọng đọc thầm: Nhiều người không mấp máy môi khi đọc nhưng thay
vào đó, họ lại có giọng nói thầm đọc từng chữ trong đầu họ. Thói quen này
cũng rất tệ, vì tốc độ đọc của bạn bị giới hạn vào tốc độ của giọng nói trong
đầu bạn. Vì đây là một thói quen phổ biến, ăn sâu trong nhiều người chúng ta,
bạn khó có thể từ bỏ được giọng đọc thầm này nếu không có những phương
pháp cụ thể. Cũng như ở trên thì với thói quen này sẽ kiềm chế bạn ở vận tốc
không quá năm trăm chữ/ phút. Việc đọc sách cùng với sự tồn tại của giọng
đọc thầm ngoài làm giảm tốc độ đọc sách còn gây nên sự căng thẳng cho trí
não, làm cho việc đọc sách chóng nhàm chán, giảm sút hiệu quả,
Việc đọc lùi: Khi đọc sách, đôi lúc xảy ra tình trạng vô tình liếc lại
những gì ta đã đọc (mà không có chủ ý), điều này xảy ra thường xuyên mà ta
không biết. Hiện tượng phổ biến của nhiều người đọc sách là thường có xu
hướng đọc đi đọc lại một số từ, một số dòng. Thói quen “nhai lại” này thường
làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ
thông đạt bởi ta cứ phải đọc đi đọc lại mà không thể nào thoát ra mà đọc
2



nhanh được. Thói quen này thường làm ta đọc chậm đi một trăm đến hai trăm
chữ/phút. Những người có thói quen đọc lùi là do họ luôn nghĩ rằng mình sẽ
bỏ sót thông tin, không tự tin vào việc đọc sách của mình, hay có thói quen
học thuộc lòng. Việc đọc lùi còn khiến ta không chọn lọc được những thông
tin quan trọng nhất, những câu văn chủ chốt của đoạn văn, đại ý của bài đọc,
do vậy sẽ phải mất thêm thời gian để ta có thể lắm bắt thông tin. Việc cứ phải
đọc đi đọc lại cũng dễ gây ra việc nhàm chán trong quá trình đọc sách dẫn đến
đọc sách không có hiệu quả. Hãy thử để ý, nếu phát hiện ra mình đã liếc lại,
hãy tự nhủ quyển sách cũng như đoạn phim chiếu ngoài rạp, đoạn ấy có hay
mấy cũng không thể tua lại được.
Đọc từng chữ một: Thuở nhỏ, chúng ta đọc từng chữ cái, phát âm nó
lên, cuối cùng rồi chúng ta cũng có thể đọc được cả chữ. Vậy thì tại sao chỉ
dừng lại ở đó. Hãy rèn luyện cách đọc cả cụm từ, cả câu, rồi cả đoạn. Đọc
từng chữ một là cách đọc không liền câu, đọc vụn vặt không hết câu, không
đặt trong ngữ cảnh chung của vấn đề do đó không thể hiểu hết đại ý của câu
dẫn đến việc tiếp thu chậm kiến thức, hiểu vụn vặt máy móc tìm đi tìm lại để
hiểu hết câu, cũng do vậy mà làm cho não thêm mệt mỏi việc đọc sách không
hiệu quả. Với thói quen đọc từng chữ thì tốc độ đọc của bạn không thể vượt
quá một trăm hai mươi chữ/ phút. Ngoài ra việc đọc đi, đọc lại, “đọc thật
chậm và kỹ” sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn, vì càng đọc chậm thì mức độ
tiếp thu càng kém, càng làm cho nội dung khó hiểu hơn. Lâu dần, sẽ dẫn đến
tình trạng chán trường sợ đọc sách bởi kèm theo là cảm giác mệt mỏi. Với
việc đọc từng chữ một thì chẳng khác gì với việc bạn buộc thêm chì vào mắt
mình, bởi vì lâu dần thành quen mắt bạm sẽ chậm đi, tầm mắt thu hẹp lại,
giảm sự nhanh nhậy của đôi mắt do vậy đã đọc chậm bạn lại càng chậm hơn.
Tầm mắt hẹp: Tầm mắt là số từ mà mắt bạn có thể nhìn thấy trong mỗi
lần nhìn hoặc dừng lại. Có tầm mắt hẹp thì đương nhiên không thể nhìn được
nhiều chữ trong một lần, số lần dừng lại cũng vì thế mà tăng lên do vậy sẽ mất
thời gian nhiều hơn cho việc điều chỉnh con mắt, tốn thêm năng lượng, quá

3


trình đọc sách sẽ không được duy trì lâu. Nếu không thường xuyên tập luyện
đôi mắt bạn sẽ không thể tinh nhanh lên được. Phần lớn nếu không luyện tập
thì tầm mắt chỉ đạt tầm mắt rộng từ ba – bốn từ. Để đạt tốc độ đọc cao khoảng
sáu trăm – tám trăm năm mươi từ trong một phút, chúng ta phải thường xuyên
luyện tập để có tầm mắt rộng khoảng năm – bảy từ trong 1 phút.
Đọc sách không tập trung và không đúng tư thế: Đây cũng là thói quen
của nhiều người khi đọc sách, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay, với việc tay
cầm cuốn sách, tay cầm điện thoại nhắn tin, vừa đọc sách vừa xem phim hay
vừa đọc sách vừa nghe nhạc… thì sẽ không thể nào chuyên tâm vào việc đọc
sách do vậy cả chất lượng hay tốc độ đọc cũng không có kết quả. Có nhiều
người nói họ đọc sách tốt hơn khi cùng nghe nhạc, nhưng hãy quên nó đi, đó
là một sai lầm. Bạn có thể mấp máy môi theo điệu nhạc và do đó khiến cho
việc đọc sách bị xao nhãng đi nhiều. Cả việc có những thói quen ngồi không
đúng tư thế, vẹo lưng, lằm dài ra bàn, để mắt quá gần hay quá xa thì việc đọc
sách của chúng ta cũng chẳng có hiệu quả mà chỉ thêm tốn thời gian, ảnh
hưởng đến sức khỏe. Với việc đọc sách như vậy có khi cả ngày chẳng được
trang sách nào.
Đọc sách không có phương pháp khoa học. Đây là những kiểu đọc sách
mà không có kế hoạch và phương pháp khoa học, đọc theo bản năng. Như khi
đọc không có thói quen đánh dấu vào sách khi ta cần tìm một vấn đề nào đó
thì sẽ mất thời gian hơn. Hay trước khi đọc sách mà không biết đến mục lục
của sách, không biết sách đó nói gì mà chỉ cắm đầu vào đọc một cách không
định hướng thì việc đọc cũng không có hiệu quả mà thời gian cũng mất đi rất
nhiều cho việc đọc sách. Đồng thời cũng có nhiều người có thói quen đọc
sách không nghỉ, quá say mê chăm chú mà không kết hợp với nghỉ ngơi vì họ
cho rằng như vậy sẽ làm mất hứng thú, giảm tập trung. Nhưng thực tế thì
không hẳn như vậy, làm việc quá lâu mà không cho não nghỉ ngơi thì cũng

không tốt, giảm khả năng tiếp thu thông tin, não chóng mệt mỏi, đọc sách
không có hiệu quả như mong muốn…..
4


Ngoài ra việc đọc sách chậm còn có nhiều nguyên nhân do ngoại cảnh
tác động, ảnh hưởng như ánh sáng, âm thanh, quang cảnh….
Đọc sách nhanh và hiệu quả có rất nhiều ý nghĩa to lớn, hơn thế nữa
bản thân chúng ta hiện nay đang là sinh viên, và là những trí thức tương lai do
vậy việc đọc sách có hiệu quả lại càng cấp bách và cần thiết hơn. Nhưng thực
tế hiện nay thì việc đọc sách của mọi người nói chung và của sinh viên nói
riêng còn chưa có hiệu quả, tốc độ còn chậm dẫn đến giảm hiệu quả và chất
lượng học tập, làm việc. Do vậy, việc năng cao tốc độ và chất lượng đọc sách
là rất cần thiết. Từ những nguyên nhân gây giảm tốc độ đọc sách và những
giải pháp nêu trên thì mỗi người chúng ta cần có những bài học riêng cho
mình trong việc đọc sách.
2. Bài học cá nhân.
Đọc sách giúp ta có thêm những kiến thức, kinh nghiệm và những hiểu
biết, sách cho ta rất nhiều thứ, giúp ta tự hoàn thiện bản thân mình bởi sách là
kho tri thức lớn nhất của nhân loại. Do vậy, đã đọc sách thì phải có hiệu quả
và đạt được tốc độ nhanh nhằm đạt được kết quả cao nhất. Tránh việc đọc
sách chậm, vừa làm mất thời gian mà kết quả cũng không như ý. Hãy luôn tự
ý thức về việc đọc sách của chính bản thân mình, hãy luôn chú ý đến tốc độ
và chất lượng của việc đọc sách, không chóng thỏa mãn với những gì mình đã
có, bởi khả năng của con người là vô hạn.
Khi đọc sách cần phải luôn chú ý và chủ động tìm ra những nguyên
nhân làm giảm tốc độ đọc sách của bản thân, ít nhất là những nguyên nhân
nêu trên, thường xuyên kiểm tra tốc độ đọc của mình. Và hãy luôn tự sưa đổi,
khắc phục bản thân, loại bỏ những thói quen làm giảm tốc độ đọc sách của
mình. Chủ động tìm hiểu để có những kiến thức nhất định về những thói quen

làm giảm tốc độ đọc sách để từ đó mà có thể chú ý cho bản thân khỏi mắc
phải những thói quen đó. Ít nhất hãy cố gắng để bản thân khỏi phải mắc phải
những thói quen làm giảm tốc độ đọc sách như đã trình bày ở trên, và nếu có
thì bạn hãy tìm cách thoát khỏi nó.
5


Để đọc sách có hiệu quả thì nhất thiết ta phải tìm ra được cho mình
những phương pháp giúp ta đọc nhanh và áp dụng nó vào trong công việc đọc
sách, khắc phục được những thói quen xấu. Vừa phải tự khắc phục bản thân,
biết cách áp dụng tổng thể các biện pháp đọc nhanh vào công việc đọc sách
của mình để làm sao cho việc đọc sách đạt được hiệu quả cao nhất trong
những khoảng thời gian ngắn nhất. Vì vậy, trong việc đọc sách hằng ngày
chúng ta hãy cố gắng áp dụng một số biện pháp sau đây nhằm vừa góp phần
khắc phục những thói quyen làm giảm tốc độ đọc sách, vừa giúp tăng cường
và cải thiện tốc độ đọc của bạn.
Một số biện pháp giúp cho việc đọc sách đọc sách nhanh và có hiệu
quả hơn:
Trong việc đọc sách của mỗi người thì có rất nhiều thói quen xấu làm
cho việc đọc sách không có hiệu quả và rất mất nhiều thời gian. Do đó công
việc đầu tiên của chúng ta để có thể tăng tốc đọc sách là phải cố gắng bỏ
những thói quen xấu khi đọc sách như: đọc bằng môi, đọc thầm, đọc đi đọc
lại, đọc ngược và tiếp thhu quá ít từ trong một quãng ngừng.
Một vấn đề quan trọng khi ta đọc sách là cần phải xác định được mục
đích của việc đọc sách. X.I. Povarlin đã nói: "Phương pháp đọc tuỳ thuộc vào
mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định". Mục đích đọc sách sẽ chi phối
toàn bộ quá trình đọc sách. Xác định được mục đích đọc sách sẽ giúp các bạn
tránh được đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Mục đích đọc còn giúp các
bạn có cách đọc hợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và thời gian có thể dành cho
đọc sách. Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: "Đọc để làm gì?". Từ

đó mới trả lời được câu hỏi: "Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào?".
Mục đích đọc sách còn quyết định cả phương hướng khai thác vấn đề trong
cùng một cuốn sách. Vì vậy, xác định rõ mục đích đọc sách là việc làm quan
trọng trước tiên đối với mỗi người chúng ta.
Nâng cao tầm nhìn ngoại biên. Để kiểm tra tầm nhìn ngoại biên thì
chúng ta có thể làm bằng cách đưa hai cánh tay thẳng ra trước mặt và sát vào
6


nhau, giơ hai ngón tay trỏ lên và áp sát vào nhau, từ từ đưa hai cánh tay di
chuyển sang hai bên và vấn giữ nguyên ngón tay cùng với hai mắt nhìn thẳng,
ta thấy đến khi nào mắt ta không còn thấy được hai ngón tay thì đó là ngoại
biên. Khi đọc, tầm nhìn ngoại biên càng lớn, càng có khả năng lĩnh hội nhiều
thông tin trong cùng một lúc khi hiểu được nhiều cụm từ trong một lúc. Để
ngâng cao tầm nhìn ngoại biên thì ta luyệ tập theo phương pháp “ba trọng
điểm” hoặc phương pháp “tiêu điểm mềm”.
Rèn luyện cho bản thân những phương pháp đọc sách khoa học. Có rất
nhiều phương pháp đọc sách khoa học giúp ta có thể tăng tốc độ đọc sách của
bạn mặc dù rất đơn giản nhưng thực sự đem lại những lợi ích lớn. Trong quá
trình đọc sách cần tìm kiếm những ý chính và đánh dấu các từ khóa. Cần phải
lướt qua những từ phụ, từ không quan trọng và đánh dấu vào những từ ngữ
quan trọng, đồng thời tìm kiếm những ý chính trong mỗi đoạn văn. Việc đánh
dấu như thế sẽ giúp ta tiết kiệm được thời gian khi sử dụng lại bài đọc. Phải
có cái nhìn “toàn cảnh” của sách. Khi đọc sách ta nên xem mục lục trước để
biết sách gồm những phần nào. Đọc phần giới thiệu để biết mục đích và đặc
trưng của sách. Nên đọc lướt qua những đề mục chính và phụ trong chương
sách trước khi bắt đầu đọc chi tiết. Việc đọc lướt này giúp ta chuẩn bị tâm trí
tốt hơn, việc đọc sách cũng vậy mà hiệu quả hơn. Khi đọc vào nội dung,
chúng ta nên liên tưởng đến sườn bài có thể đưa một chi tiết vào đúng vị trí
của nó trong toàn bộ hệ thống ý nghĩ của mình. Khi đọc sách cần tập trung

vào việc đọc sách nhưng cần kết hợp với nghỉ ngơi giữa quãng để bớt căng
thẳng và làm việc có hiệu quả hơn. Một tư thế ngồi đúng, chân chạm nền nhà
và lưng thẳng, một tư thế ngồi đúng sẽ giúp cho bạn rất nhiều điều để tăng tốc
độ và hiệu quả đọc sách.
Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường: Mục đích của việc này là
luyện mắt với tốc độ đọc cao. Bất cứ lúc nào đọc sách, chúng ta nên dùng một
cây bút chì làm vật dẫn mắt mình qua từng câu văn. Bởi vì, sẽ giúp ta tập
trung hơn vào việc đọc sách và để điều khiển được tốc độ mắt của mình theo
7


cây bút. Khi điều chỉnh, ta nên đưa cây bút di chuyển nhanh hơn tốc độ đọc
bình thường của mắt mình để rèn luyện mắt đuổi theo bút và quen dần với tốc
độ đọc nhanh hơn, làm mắt ta nhanh nhậy hơn, mở rộng tầm mắt khi đọc
sách.
Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc(60phách/phút) Việc nghe
nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc có hiệu quả lớn với việc đọc sách đặc biệt là
nhạc không lời. Khi đọc sách ta có thể nghe nhạc không lời có nhịp độ nhanh
để rèn luyện cho não và mắt mình đọc nhanh hơn. Bởi vì sự yên tĩnh không
làm tăng sự tập trung của chúng ta mà khiến não phải “đi thơ thẩn nơi khác”.
Đồng thời việc đọc sách trong tiếng nhạc dồn dập còn làm lấp đi các tiếng
động làm xao nhãng việc đọc (những tiếng ồn) và còn giúp ta khắc phục được
thói đọc thầm trong đầu, tăng hiệu quả đọc sách, giảm căng thẳng thần kinh.
Khi mắt được điều chỉnh với tốc độ nhanh và não bớt được căng thẳng thì
việc tăng tốc độ đọc sẽ không còn khó khăn. Chúng ta hãy thử đọc sách cùng
với những bản giao hưởng của Moda hay Bettoven…sẽ thấy được những sự
khác biệt. Tuy nhiên, ở những nơi công cộng cần giữ yêu tĩnh thì ta nên nghe
nhạc bằng tai nghe.
Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng đọc. Không ai có sẵn cái gì, tất
cả mọi thành công con người có được đều do luyện tập mà thành. Như Edixơn

đã nói “ Trong thành công của tôi thì có 99% là mồ hôi nước mắt, chỉ có 1%
là do trời phú”. Nếu cứ lười đọc sách, không chịu khắc phục những khuyết
điểm, hạn chế, tật xấu trong việc đọc sách thì ta chẳng bao giờ bạn tiến bộ và
đọc nhanh lên được. Trên thế giới có rất nhiều người giữ kỉ lục về đọc sách
nhanh, nhưng khi họ mới đọc thì chẳng ai đạt được tôc độ đó nhưng sau một
quá trình cố gắng rèn luyện bản thân thì tốc độ đọc của họ được cải thiện và
ngày càng nhiều kỉ lục được xác lập. Nếu chúng ta chỉ đang đọc 100 từ trong
một phút thì phải ép mình đọc được 300 – 400 từ trong một phút. Lúc đầu
chúng ta sẽ không nắm bắt kịp thông tin và cảm thấy không thoải mái, nhưng
mục đích của việc này là làm cho ta cảm thấy quá tải và căng thẳng hệ thống
8


thần kinh. Sau nhiều lần thử thách như vậy, năng lực bộ não chúng ta sẽ nâng
cao rõ rệt. Do đó để tăng tốc độ đọc đòi hỏi chúng ta phải biết thực hành. Mỗi
ngày chúng ta cần dành 15 phút để thực hành phương pháp đọc và công việc
này sẽ kéo dài trong 6 tuần lễ. Trong thời gian này, mỗi ngày chúng ta hãy ghi
chép lại tốc độ đọc của mình trong một phút. Sự kiên trì và nỗ lực của bạn sẽ
cho bạn những bất ngờ về khả năng của chính mình.
Như đã trình bày ở trên, thì việc đọc sách nhanh hay chậm không chỉ
phụ thuộc vào bản thân mỗi người mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên
ngoài. Nếu không đảm bảo tốt các yếu tố bên ngoài phục vụ cho việc đọc sách
thì chắc chắn việc đọc sách của bạn cũng không thể có hiệu quả cao. Để đọc
sách hiệu quả và với tốc độ nhanh thì cần phải đảm bảo một số điều kiện:
Về ánh sáng: Ánh sáng thích hợp nhất cho việc đọc sách là ánh sáng
ban ngày, vì vậy nếu có thể thì chúng ta nên đặt bàn làm việc hoặc nơi đọc
sách của mình gần cửa sổ. Ánh sáng phải đủ mạnh để chúng ta có thể đọc dễ
dàng nhưng cũng không quá mạnh đến mức tạo ra sự tương phản lớn với phần
còn lại của phòng làm việc và gây chói mắt, đèn bàn phải được bố trí đúng
cách.

Môi trường làm việc phải có đầy đủ tất cả những tài liệu cần thiết được
sắp sếp một cách khoa học để tiện lợi và sử dụng dễ dàng. Điều này không chỉ
giúp chúng ta nâng cao sự tập chung mà còn tạo ra sự hưng phấn khi đọc sách
và tiết kiệm được thời gian trong quá trình đọc.
Ghế ngồi đọc sách cần chịu sức nặng của cơ thể và tạo tư thế thích hợp.
Ghế ngồi không quá cứng hay quá mềm, lưng ghế phải thẳng. Chiều cao của
ghế và bàn làm việc cũng phải thích hợp, ghế phải cao để hai đùi phải song
song với nền nhà hoặc hơi nâng lên một chút. Khoảng cách mắt tốt nhất cho
việc đọc sách là khoảng 50cm, sẽ giúp cho mắt dễ tập trung vào các cụm từ,
đồng thời làm giảm sự căng thẳng cho mắt việc đọc sách của bạn sẽ rất thuận
lợi và chắc chắn tốc độ đọc của bạn sẽ không bị hạn chế.

9


Tránh những yếu tố làm mất khả năng tập trung và tiếp thu: như những
cú điện thoại, các quãng nghỉ không cần thiết, những tiếng ồn lớn, tập giấy
viết nguệch ngoạc cùng nhiều thứ khác trên bàn. Vì vậy, cần tạo cho bản thân
chúng ta không gian phù hợp cho bản thân và hạn chế có những yếu tố bất lợi
trên sẽ giúp tăng tốc độ đọc lên rất nhiều.
Hi vọng rằng những gì chúng tôi đã trình bày ở trên sẽ không là những
bài học của riêng bản thân chúng tôi mà sẽ trở thành bài học chung của mọi
người. Đừng để tri thức phải là những gì khô khan trên giấy mà đó phải là
những gì giúp ích cho con người trong cuộc sống. Chắc chắn vào một ngày
không xa, sẽ có ai đó là người dân Việt Nam giữ kỉ lục thế giới về tốc độ đọc
sách. Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ nhặt nhất để rồi một ngày mai, bạn
phải ngạc nhiên về những khả năng của chính mình.
Do vậy: Trong việc đọc sách thì việc tìm ra những thói quen xấu làm giảm tốc
độ đọc sách để từ đó có thể khắc phục và áp dụng những biện pháp giúp đọc
nhanh để có được hiệu quả cao nhất là bài học chung của mỗi người.

3. Kết luận.
Không ai sinh ra là đã hoàn thiện, trong việc đọc sách cũng vậy ai cũng
có những thói quen xấu làm giảm tốc độ đọc sách, không ai có thể đọc nhanh
được mà không trải qua luyện tập. Trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức
ngày càng có vai trò to lớn thì việc đọc sách có hiệu quả lại càng quan trọng
hơn bao giờ hết. Vì thế, mỗi người chúng ta cần phải tìm ra được những bài
học riêng cho bản thân mình để việc đọc sách có được hiệu quả cao nhất. Hi
vọng rằng bài viết này của chúng tôi có thể giúp ích được phần nào cho tất cả
mọi người.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/

Giáo trình Tâm lý học đại cương – Trường Đại học Luật Hà Nội –

NXB Công an nhân dân.
2/

Giáo trình Tâm lí học đại cương – NXB Đại học sư phạm.

3/

Giáo trình Tâm lí học – NXB Đại học Quốc gia.

4/

Nguồn tin trên Internet.


11



×