Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích nội dung của thuyết “hệ thống nhu cầu 5 bậc” của A.Maslow. Ứng dụng của thuyết này trong các lĩnh vực cơ bản của đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.39 KB, 11 trang )

Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………2
NỘI DUNG………………………………………………………………………….3
I. Cơ sở lý luận……………………………………………………………………...3
1. Thuyết “hệ thống nhu cầu 5 bậc” của A.Maslow…………………………………3
2. Phân tích nội dung của thuyết “ hệ thống nhu cầu 5 bậc”………………………...4
a, Nhu cầu sinh lý……………………………………………………………………4
b, Nhu cầu an toàn…………………………………………………………………..4
c, Nhu cầu được chấp nhận………………………………………………………….5
d, Nhu cầu được tôn trọng, công nhận thành đạt……………………………………6
e, Nhu cầu tự thể hiện mình………………………………………………………….6
II. Ứng dụng của thuyết “hệ thống nhu cầu 5 bậc” trong các lĩnh vực cơ bản
của đời sống…………………………………………………………………………7
a, Trong lĩnh vực giáo dục…………………………………………………………..7
b, Trong lĩnh vực y tế………………………………………………………………...8
c, Trong lĩnh vực kinh tế……………………………………………………………..8
LỜI KẾT…………………………………………………………………………..10
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..11

1


Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3

LỜI MỞ ĐẦU


Tâm lý học là một trong những khoa học về con người. Từ khi con người bắt đầu
xuất hiện trên trái đất cũng là lúc họ bắt đầu đặt những câu hỏi về các hiện tượng
tâm lý. Những nhà triết gia có tư tưởng tâm lý học đầu tiên mà chúng ta được biết
tới như nhà triết học Trung Hoa Khổng Tử, nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Socrates,
nhà triết học duy tâm cổ đại Plato, Aristotle…Tuy khởi nguồn của tâm lý học bắt
đầu khá sớm song nó bị gắn liền với triết học và cho đến tận cuối thế kỷ XIX tâm lý
học mới trở thành một khoa học độc lập. Hiện nay, trong tâm lý học hiện đại có các
quan điểm cơ bản khác nhau như : tâm lý học hành vi, phân tâm học, tâm lý học cấu
trúc, tâm lý học nhân văn và tâm lý học nhận thức. Trong các quan điểm trên, ta
thấy tâm lý học nhân văn do A.Maslow và C. Rogers sáng lập có khuynh hướng rất
mới mẻ, đề cao con người và thể hiện được những mặt ưu điểm của con người.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận, em xin trình bày những tìm hiểu của mình vấn đề
liên quan đến trường phái tâm lý học nhân văn “Phân tích nội dung của thuyết “hệ
thống nhu cầu 5 bậc” của A.Maslow. Ứng dụng của thuyết này trong các lĩnh
vực cơ bản của đời sống”.

2


Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Thuyết “hệ thống nhu cầu 5 bậc” của A.Maslow
Trường phái tâm lý học nhân văn là do A.Maslow (1908 – 1970) và C.Rogers
(1902 – 1987) sáng lập. Các nhà tâm lý học nhân văn cho rằng con người bẩm sinh
là tốt, nếu được đặt trong môi trường lành mạnh tự nhiên họ sẽ hòa hợp với những
người khác. Động cơ chính trong cuộc đời là khuynh hướng tự thể hiện mình,

khuynh hướng này là nằm trong bản năng con người và không ngừng thúc đẩy con
người hướng tới hoạt động và sự kiện giúp họ thể hiện mình.
A.Maslow là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Ông là người đáng chú ý
nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân
văn trong ngành Tâm lý học. Thuyết “hệ thống nhu cầu 5 bậc” của ông được xây
dựng từ những năm 1950. Sau thời gian dài nghiên cứu ông đã đưa ra học thuyết về
nhu cầu của con người – được sắp xếp theo một thứ bậc. Thuyết của ông nhằm giải
thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một
cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Lý
thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người
bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu
cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh
trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con
người từ thấp đến cao. Các nhu cầu càng thấp trong thứ bậc, chúng càng cơ bản và
càng giống các nhu cầu của động vật. Các nhu cầu càng cao trong thứ bậc, chúng
càng đặc trưng cho con người. Theo A.Maslow, 5 nhu cầu đó bao gồm:
Nhu cầu mức cao :
- Nhu cầu tự thể hiện mình
- Nhu cầu được tôn trọng, công nhận thành đạt
- Nhu cầu được chấp nhận
Nhu cầu mức thấp :

3


Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3

- Nhu cầu an toàn

- Nhu cầu sinh lý
2. Phân tích nội dung của thuyết “ hệ thống nhu cầu 5 bậc”
a, Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý hay còn được gọi là nhu cầu cơ bản bao gồm các nhu cầu cơ bản
của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, các nhu cầu làm cho con người
thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong
hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc
cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi
những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự,
hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Đây
là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người.
Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Có thể thấy
với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các
nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả
mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con
người sẽ không thể tiến thêm nữa.
Ông cha ta từ xưa đã có câu “Có thực mới vực được đạo”: cần phải được ăn
uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.
Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói
khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. Ví dụ như sự biểu
tình của công nhân khi họ phải làm việc quá số giờ quy định khiến họ không có thời
gian nghỉ ngơi cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực
hiện ưu tiên.
b, Nhu cầu an toàn
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không
còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các
nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh
4



Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3

này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Nhu cầu này cũng thường được khẳng
định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các
khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm
đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này,
đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần
An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như
an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn
ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…Đây là những nhu cầu khá cơ bản và
phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu
cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi
người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện
được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các
quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác.
c, Nhu cầu được chấp nhận
Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được
người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối
với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập. Nhu
cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào
đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương . Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao
tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng
đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ…
Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề
tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng
hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội
dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội

dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể
hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng
ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu
phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp
5


Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3

ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu
gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu
hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình.
d, Nhu cầu được tôn trọng, công nhận thành đạt
Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn
trọng. Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực,
có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự
hoàn thiện. Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín,
được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người
khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách
để làm tốt công việc được giao.
Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích
lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say
hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu
cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn
muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn
đấu để cảm thấy mình có vị trí trong nhóm đó. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều
không thể thiếu đối với mỗi con người.

e, Nhu cầu tự thể hiện mình
Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó
là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối
đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Đó là nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu
biết, nghiên cứu,…), nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực
hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân. Nghĩa là nhu cầu của một cá
nhân mong muốn được là chính mình. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu
cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm
việc, đạt các thành quả trong xã hội.
Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của
sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng,
6


Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3

mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí
lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc
mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “sinh ra để làm”. Đó chính
là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát
huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.

II. Ứng dụng của thuyết “hệ thống nhu cầu 5 bậc” trong các lĩnh vực
cơ bản của đời sống
Với thuyết “hệ thống nhu cầu 5 bậc” của A.Maslow, chúng ta đã lý giải và áp
dụng được rất nhiều trong cuộc sống, trong các lĩnh vực cơ bản của đời sống: giáo
dục, y tế, kinh tế…
a, Trong lĩnh vực giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục, việc ứng dụng của thuyết này là rất to lớn bởi vì thông
qua tháp nhu cầu, ta có thể hiểu được phần nào tâm lý của con người, đặc biệt là trẻ
em – đối tượng mà giáo dục luôn hướng tới đầu tiên. Đầu tiên là những sai lầm
trong giáo dục từ những cấp học đầu tiên, đó là việc giáo viên để các bạn “bêu bêu”
học sinh khi em đó mắc phải lỗi. Kinh nghiệm giáo dục chỉ ra các hành động bêu
xấu học sinh trước lớp, dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý. Các em
học sinh sẽ có cảm giác mình lạc lõng, không an toàn trong lớp học của chính mình.
Giáo viên chỉ muốn tốt cho các em, để các em có ý thức vươn lên trong học tập
song nó có thể phản tác dụng, khiến học sinh chán nản, cảm giác lo lắng mỗi khi
đên lớp. Vì thế từ thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow dẫn đến đòi hỏi về phương
pháp phù hợp trong từng hoàn cảnh, trường hợp.
Cũng như người lớn, trẻ em cũng có “ Nhu cầu được chấp nhận”. Đó là việc
mong muốn hòa nhập với mọi người trong xã hội. Với học sinh là mong muốn hòa
nhập với lớp học, các tổ chức đoàn thể mà các em tham gia. Vì vậy các trường học
thường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy
dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập
hợp các em, định hướng các em vào những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy,

7


Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3

các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu
suất cho công việc được nâng cao.
b, Trong lĩnh vực y tế
Chăm sóc sức khỏe con người toàn diện về thể chất - tinh thần cho cả người bệnh
và người khỏe mạnh trên nền tảng cơ bản cung cấp môi trường lành mạnh. Trước

đây, người ta chỉ chú trọng vào vào khám chữa bệnh về thể chất. Song qua thuyết
của Maslow ta sẽ thấy rõ phần nào nhu cầu của con người không chỉ là vật chất, thể
chất mà còn có cả nhu cầu về mặt tinh thần. Chính điều này đã giúp ngành y tế có
một hướng mới trong việc điều trị cho bệnh nhân đó là điều trị tâm lý. Trong cuộc
sống ngày càng phát triển, người ta đã được đáp ứng những nhu cầu mức thấp song
những nhu cầu mức cao ngày càng không được thỏa mãn. Con người cảm thấy cô
đơn, buồn chán và mệt mỏi trong cuộc sống, điều này cần được những bác sĩ tâm lý
nhận ra và sớm điều trị để không để lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe
bệnh nhân.
Hay đơn thuần, là bênh nhận nhu cầu an toàn càng trở nên rõ ràng. An toàn về
tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống và
an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng. Người bệnh khi vào bệnh
viện có sự đòi hỏi rất cao về nhu cầu an toàn và bảo vệ vì cuộc sống, tính mạng của
họ phụ thuộc vào cán bộ y tế. Về nhu cầu được chấp nhận mọi người đều có nhu cầu
tình cảm quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình và xã hội. Các nhu cầu này được xếp
vào nhu cầu ở mức cao. Nó bao hàm sự trao - nhận tình cảm và cảm giác là thành
viên của gia đình, đoàn thể, xã hội.... Người không được đáp ứng về tình cảm,
không có mối quan hệ bạn bè, xã hội có cảm giác buồn tẻ và cô lập. Cán bộ ý tế cần
xem xét nhu cầu này của bệnh nhân khi lập kế hoạch chăm sóc.
c, Trong lĩnh vực kinh tế
Trong kinh doanh, thuyết “ hệ thống như cầu 5 bậc” của Maslow được các nhà
quản trị ứng dụng là điều rõ thấy. Qua các bậc nhu cầu theo học thuyết của nhà tâm
lý học nhân văn này, các nhà quản trị có thể tìm hiểu và ứng dụng trong việc quản lý

8


Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3


nhân viên cũng như đưa ra những quyết định trong công việc kinh doanh, thu hút
khách hàng.
Theo như Maslow, nhu cầu sinh lý là nhu cầu đầu tiên và cơ bản nhất của con
người. Vì thế các nhà quản trị phải hiểu rằng nhu cầu này là nhu cầu cơ bản với
công nhân viên của mình. Công nhân ở một xưởng sản xuất không thể làm việc cho
một ông chủ nếu họ không được trả tiền để đủ chi trả cho cuộc sống hàng ngày như
ăn uống, quần áo, tắm giặt…Còn với những nhân viên có chí tiến thủ cao, họ muốn
được tôn trọng, công nhận và khẳng định mình. Để trọng người tài và hiểu hơn về
tâm lý nhân viên qua việc áp dụng học thuyết này, các nhà quản trị có thể lắng nghe
ý kiến của nhân viên, để họ cảm thấy mình được tôn trọng. Điều này sẽ phát huy hết
khả năng của họ và có thể giúp rất nhiều cho nhà quản trị cũng như doanh nghiệp.

9


Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3

LỜI KẾT
Qua việc tìm hiểu trên, ta thấy tâm lý học nhân văn với thuyết “hệ thống nhu cầu
5 bậc” có ý nghĩa rất to lớn đối với con người. Học thuyết này giúp chúng ta nhận ra
được tầng bậc, thứ tự của các nhu cầu trong bản thân con người, từ đó giúp con
người hiểu và đánh giá đúng hành động, suy nghĩ của mình cũng như của người
khác, đồng thời, qua đó có những cách hành động và xử lý hợp lý cho các trường
hợp trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Chính bởi giá trị thực tiễn của thuyết “hệ
thống nhu cầu 5 bậc” mang lại, nó đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực cơ bản
trong đời sống xã hội như giáo dục, y tế, kinh tế,…


10


Bài tập học kì môn Tâm lý học đại cương

Lưu Trọng Thoại - Lớp NO2. Nhóm3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công
An nhân dân.
2, />
11



×