Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Cái hài có cơ sở trong đời sống thực tế nhưng không phải là toàn bộ cái xấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.41 KB, 10 trang )

Hài kịch - một phạm trù của Mỹ học
Ngay từ thời thơ ấu của nhân loại đã từng biết đến cả nước mắt lẫn tiếng
cười. Con người là một động vật biết cười bởi đó là dấu hiệu của ý thức và tư
duy. Từ đó, hài kịch là một phạm trù của mỹ học mang những đặc điểm bản chất
như sau:
I. Cái hài kịch là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan
Các quy luật của đời sống thẩm mỹ rất phong phú, hình thức biểu hiện
của nó rất đa dạng nhưng những diễn biến phức tạp của đời sống thẩm mỹ vẫn
có thể quy về bản chất của con người.
Trước cuộc đời con người thường có:
-

Hai thái độ chính trị cơ bản: Đồng tình hoặc phản đối.

-

Hai thái độ triết học chủ yếu: Khẳng định hay phủ định.

-

Hai mặt tâm lý quan trọng: Yêu và ghét.

-

Hai tình cảm thẩm mỹ lớn: Ngợi ca hoặc giễu cợt.

Như vậy, sự giễu cợt là một mặt quan trọng để biểu hiện thái độ sống và
định giá nhân cách con người. Điểm tựa của đời sống thẩm mỹ là cái đẹp. Con
người dựa vào tiêu chuẩn của cái đẹp để định giá đời sống con người và xã hội.
Nhân loại sáng tạo ra văn minh nhưng đồng thời cũng đẻ ra cảnh người bóc lột
người.


Xuất phát từ thực tiễn ấy, con người phải tìm cách khắc phục những lỗi
lầm của mình. Ở phương diện này, về mặt thẩm mỹ, người ta thông qua cái bi
kịch để lấy nước mắt mà dăn đời, dùng hài kịch để qua tiếng cười mà uốn nắn
cuộc sống.
Như vậy, hài kịch có một vai trò quan trọng là dùng tiếng cười để uốn nắn
cuộc sống. Tiếng cười chân chính một mặt tống vào quá khứ, vào thế giới của
những bóng ma tất cả những gì đã lỗi thời và trở thành xấu, và mặt khác khẳng
định cái mới, cái tiến bộ. Cái cười giúp bóc trần tính ươn hèn bên trong của một
hiện tượng nhất định, sự huênh hoang vô bổ của nó nhằm tỏ ra trọng đại nhưng
thực chất hoàn toàn không phải thế.


Chúng ta cần phân biệt cái cười sinh học với cái cười thẩm mỹ. Nếu như
cái cười sinh học mang tính tự phát, vô ý thức và ngẫu nhiên thì cái cười thẩm
mỹ mang ý nghĩa tinh thần và nhân văn sâu sắc, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã
hội.
Nhiệm vụ của cái hài kịch là đi sâu vào những mặt trái của cuộc sống,
phát hiện những gì còn mập mờ, phanh phui nó ra, tống tiễn những gì giả dối, lỗi
thời xuống mồ. Hơn hết, qua đó con người nhằm khẳng định cái đẹp, vun đắp
cho cái mới, cái tiến bộ đâm chồi nảy lộc.
Từ những tiền đề trên chúng ta có thể xác định cái hài kịch về mặt mỹ
học.
Cái hài có cơ sở trong đời sống thực tế nhưng không phải là toàn bộ
cái xấu. Như vậy, chỉ có một bộ phận ma mãnh nhất của cái xấu đã không đành
phận xấu, lại còn tìm cách lọt vào vương quốc của cái đẹp, thậm chí lọt vào rồi
nó còn tìm cách hoành hành ngang ngửa, bắt cái đẹp và mọi người phải công
nhận và sùng bái nó. Chỉ khi cái đẹp tỉnh ra, đủ sức rọi ánh sáng chân lý vạch
trần chân tướng giả mạo của cái xấu, khi đó nhân loại được cười một trận thỏa
thuê.
Một trong những cơ sở của cái hài là cái cũ đã lỗi thời. Chúng thường

tìm cách thổi phồng mình lên, mang mặt nạ để tự bảo tồn, kéo dài sự sống dù
không đáng sống nữa. Vậy là có sự mâu thuẫn giữa bản chất hiện tượng và hình
thức bên ngoài của nó tạo ra tính hài kịch của hiện tượng. Cái hài cũng có thể
nằm trong cái mới. Một hiện tượng mới, tiến bộ trong một giai đoạn lịch sử nhất
định ngay khi nảy sinh vốn đã mang trong mình những dấu ấn của sự mỏi mòn,
của cái cũ và trong một thời gian nhất định vẫn giữ mối liên hệ với cái cũ, mượn
ở cái cũ những thuộc tính nhất định ngay cả hình thức biểu hiện. Những mâu
thuẫn đó bao hàm nhân tố của cái hài kịch. Ví dụ như: giai cấp tư sản trong xã
hội tư sản nảy sinh ở Pháp khoảng cuối thế kỉ XVIII trong tác phẩm của Bandắc và Đô-mi-ê có thế là ví dụ cho cái hài kịch thuộc loại này.
Khi xác định bản chất của cái hài, chúng ta cần chú ý tới thời điểm tạo
nên tình huống bộc lộ bản chất của hiện tượng. Khi mối liên hệ giả tạo giữa cái


bộ phận xấu không đành phận xấu mà núp dưới cái đẹp, và mối liên hệ giả tạo
đó đột ngột bị lột trần, đây là thời điểm đáng chú ý nhất của sự khai thác cái hài
kịch về phương diện mỹ học và cũng là kinh nghiệm cho những ai muốn sáng
tác hài kịch.
II. Hài kịch với tính cách là một phương tiện để phát hiện những xung đột,
những mâu thuẫn xã hội, giai cấp, và là hình thái phê phán đặc biệt có cảm
xúc
1. Hài kịch là một phương tiện để phát hiện những xung đột, những mâu
thuẫn xã hội, giai cấp
Cái hái kịnh có liên quan tới trình độ lý tưởng xã hội. Một xã hội quá sơ
khai, các smâu thuẫn xã hội chưa phát triển đầy đủ có thể có cái cười thông
thường chứ chưa có thể nhận thức hài kịch với ý nghĩa mỹ học hoàn chỉnh của
nó. Lý tưởng xã hội là tiêu chuẩn đánh giá bản chất thẩm mỹ của sự vật. Muốn
thực hiện lý tưởng, con người phải biết phát hiện ra mâu thuẫn xung đột. Từ đó,
chúng ta có thể giải quyết và dọn đường cho xã hội phát triển. Đồng thời, nó
mang tính giai cấp sâu sắc, quyết liệt không khoan nhượng.
Như vậy trong hài kịch người ta rất chú ý tới phương diện lịch sử và giai

cấp của đối tượng, phải vạch trần nó ra ánh sáng để con người cảnh giác. Vì thế,
về phương diện lịch sử, đối tượng của hài kịch phải bộc lộ ra ở ba bình diện:
- Về chính trị: nó là cái mất ý nghĩa, cái lỗi thời, cái lạc hậu, cái phản
động.
- Về triết học: nó là mặt trái, là cái phủ định.
- Về mỹ học: nó đối lập với cái đẹp, cái trác tuyệt, bản chất của nó là cái
xấu được ngụy trang một cách khéo léo.
Xem vậy, muốn phát hiện được các hiện tượng lịch sử mang tính hài kịch
là phải dựa vào thuyết xung đột. Các nhà mỹ học trước đây đã có nhiều công lao
tìm kiếm vấn đề này, tiêu biểu như: Aritxtốt thời cổ đại Hy Lạp cho rằng hài
kịch nằm trong mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp. I. Kant cuối thế kỷ XVIII lại
tìm thấy cái hài kịch nằm trong mâu thuẫn giữa cái nhỏ nhen và cái cao thượng.
P.Hêghen cho rằng cái hài kịch nằm ở mâu thuẫn giữa hình tượng và ý


niệm..vv.. Như vậy, phát hiện quan trọng của các nhà mỹ học trước Mác là đã
nhận thấy cái hài kịch chứa đựng ở các mặt đối lập của các hiện tượng xã hội, do
đó nó có tính khách quan. Song, mặt chủ quan của con người ở đây có vai trò rất
to lớn, thể hiện ở chỗ con người biết cách phát hiện ra những mặt đối lập của
hiện tượng.
Những hình thái biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn hài kịch rất đa dạng như:
mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, tình trạng mục đích không phù hợp với
biện pháp thực hiện, mâu thuẫn giữa hành động và kết quả của hành động, tình
trạng đối lập giữa cái cũ và cái mới, tình trạng không ăn khớp giữa bản chất
nghèo nàn bên trong của một hiện tượng và tham vọng của hiện tượng này tự
gán ghép cho nó một ý nghĩa trọng đại, mâu thuẫn giữa nguyên nhân và kết
quả..vv…Mâu thuẫn giữa hoàn cảnh của cuộc sống và lô-gic của hành động của
con người là một trong những nguồn gốc của hài kịch.
Ngoài thuyết xung đột, mâu thuẫn, phạm vi của cái hài kịch còn được mở
rộng hơn nhiều. Chỉ bó hẹp trong phạm vi của cái mâu thuẫn, xung đột, chúng ta

không thể nắm bắt hết được bản chất cái hài kịch. Bởi vì, trong cuộc sống cái
hài kịch còn nằm trong cái mới, cái tiến bộ đang lên. Đó là trường hợp cái mới
mang theo những tỳ vết; nghĩa là khi nảy sinh, nó có dấu hiệu không đầy đủ,
thiếu hợp lý, cần uốn nắn kịp thời cho tốt hơn. Ở đây, cái hài kịch chỉ ra những
thiếu sót của cái mới, chỉ ra những tỳ vết bên cạnh mặt lành mạnh của nó buộc
nó phải hoàn thiện hơn, do đó đẹp hơn.
Bên cạnh nhiệm vụ đánh địch, uốn nắn sửa chữa những sai lầm, hài kịch
còn có nhiệm vụ góp phần mài sắc cảm thụ tinh tế cho con người. Trường hợp
này, tiếng cười có tính chất nhẹ nàng, lành mạnh thậm chí mang tính bong đùa,
nhưng vẫn ẩn sâu một ý định kín đáo qua việc góp phần miêu tả thế giới tươi vui
của con người. Thế giới đó tốt đẹp về bản chất nhưng có chút gì đó không đúng
chỗ. Cái thế giới của sự hiểu lầm, có điểm suyết những nét không tinh anh, thậm
chí khờ khạo bỗng sinh động hẳn lên, hoàn chỉnh thêm lên bởi sự bỗng nhận ra
qua tiếng cười vui vẻ. Tất cả các hiên tượng này được phát hiện không phải do


xung đột, mâu thuẫn, mà do nhiệm vụ làm sắc thêm, nhậy bén thêm cảm thụ tinh
tế cho con người.
2. Cái hài kịch là hình thái phê phán đặc biết có cảm xúc
Cái hài kịch là một hình thái phê phán thẩm mỹ. Nó phủ định dứt khoát
một hiện tượng bằng cách khẳng định một lý tưởng không biểu hiện chút nào
qua hiện tượng bị chế giễu; và ngược lại cái hài kịch có thể khẳng định một hiện
tượng bằng cách giúp đỡ nó phát triển tốt đẹp, thanh toán những khuyết điểm sai
lầm để đi gần tới lý tưởng.
Hễ xã hội bắt đầu cười nhạo một điều gì, thì xã hội thường tìm cách uốn
nắn lại điều đó, hoặc tiêu hủy nó. Cái cười càng giòn giã bao nhiêu thì sức công
phá của nó càng ghê gớm bấy nhiêu, sức phê phán, huỷ diệt của nó càng quyết
liệt bấy nhiêu. Thông qua tiếng cười để phê phán những thói hư tật xấu, vạch
trần những mâu thuẫn, xung đột đang còn giấu mặt ra trước dư luận để con
người kịp thời xử trí. Qua đó, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, và tiến gần tới lý

tưởng hơn.
Tiếng cười có lúc mang sắc thái nhẹ nhàng nhưng có lúc lại sâu sắc, quyết
liệt. Mũi nhọn của hài kịch chĩa thẳng vào kẻ thù của lịch sử, chống cái ác, chỉ ra
thói ươn hèn của con người. Qua đó, nó tiếp sức cho con người, chuẩn bị cho sự
thắng lợi toàn diện của con người trước sự cản trở của hoàn cảnh.
III. Tính dân tộc của cái hài kịch
Phải thừa nhận các hiện tượng thẩm mỹ là các hiện tượng có tính phổ
biến. Nhiều nhà lý luận gọi đó là tính toàn nhân loại. Nhờ ở cùng bình diện con
người và cùng phát triển theo những quy luật cơ bản của xã hội loài người, các
dân tộc đi đến hình thành một số quan niệm chung về bản chất của các hiện
tượng hài kịch: họ cùng chế giễu thói hà tiện, sự ngu ngốc, sự tráo trở, tính tham
lam, hành động độc ác..vv…
Nhưng mặt khác, những biện pháp và phương tiện để cười nhạo, những
cách so sánh hài kịch có thể rất khác nhau, vì chúng bao giờ cúng gắn liền với
những đặc điểm trong nếp sống, truyền thống dân tộc, với tính đặc thù của nền
văn hoá dân tộc.


Yếu tố dân tộc trong việc cảm thụ cái hài kịch, trong khiếu khôi hài và
khiếu châm biếm là một yếu tố hết sức quan trọng, vì chúng ta nhận thấy rất rõ ở
đây việc cảm thụ cái hài kịch được quy định như thế nào bởi nếp tâm lý dân tộc
của tính cách, bởi truyền thống văn hoá, và cũng nhận thấy rõ tác dụng quyết
định đặc biệt của lý tưởng thẩm mỹ, lý tưởng này bao giờ cũng mang dấu ấn
những đặc điểm dân tộc của một dân tộc nhất định.
Khi bàn đến những đặc điểm dân tộc của lối khôi hài cũng cần chú ý rằng
đối tượng khôi hài thường là tính cách dân tộc của một cá tính sinh động nhất
định, của một nhân vật trong một tác phẩm nhất định. Chất hài kịch ở một con
người trong cuộc sống không tách rời những đặc điểm dân tộc trong tính cách
của y. Chất hài kịch trong nghệ thuật cũng được quy chiếu bởi đặc điểm dân tộc.
Cảm xúc hài kịch của người Pháp rất khác lối cảm xúc hài kịch của người

Nga. Lối cảm xúc của người Tây Ban Nha rất không giống lối cảm xúc hài kịch
của người Anh..vv…
Nếu cảm xúc hài kịch của người Pháp rất ý vị, tinh tế, nhưng cũng đầy
tinh thần phân tích, mang tính chất duy lý tới mức tối đa, coi bản chất hư hỏng
của con người như là một thuộc tính cố hữu, tự nhiên, thì sức mạnh cảm xúc hài
kịch của người Nga lại chất chứa nhiều ẩn ý kín đáo, biết kết hợp khéo léo giữa
lối trào lộng thông minh với nhiệt hứng tình cảm. Họ căm ghét thói xấu nhưng
vẫn chứa đựng sự đồng cảm với cảnh ngộ của con người. Cũng ở đây, nếu người
Pháp coi sự hư hỏng của con người như một thuộc tính cố hữu, tự nhiên, thì ở
người Nga, sự xa đọa bản chất của những con người ấy lại được quan niệm như
một sản phẩm của một hoàn cảnh xấu.
Nếu lối cảm xúc hài kịch của người Tây Ban Nha rất phong phú về sự
tưởng tượng phóng túng qua những hình thức sử dụng các đối chọi bất ngờ chứa
đựng dụng ý như các cảnh huống trong tác phẩm “Đôn Kihôtê” của Xécvăngtéc,
hoặc các họa phẩm về các hình tượng quái dị mang tính châm biếm cao của
danh họa Gôia; thì Bécnasô của nước Anh lại nổi bật lên một sự hóm hỉnh,
thông minh, tài tử nhưng rất nghiêm ngặt.


Thêm nữa cần phải tính đến những khả năng hài kịch phong phú nằm
trong ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ này có thể trở thành một phương tiện nghệ
thuật độc lập trong việc xây dựng chất liệu của cuộc sống thành tác phẩm hài
kịch. Những đặc điểm dân tộc trong khiếu khôi hài, thông qua những lối nói
nhịu, chơi chữ, thông qua hình thức ngôn ngữ dân tộc, đều có một sức sống
mãnh liệt, đều mang một màu sắc và duyên dáng dân tộc hầu như không thể nào
truyền đạt lại được bằng những phương tiện của một ngôn ngữ khác.
Với một ngôn ngữ dân tộc giàu thanh âm, thanh sắc và hình ảnh, Hồ Xuân
Hương- bà chúa thơ nôm của Việt Nam đã tạo ra một lối vận dụng chữ, sử dụng
nhạc điệu thành một hiện tượng có một không hai trong những cây bút nữ thuộc
làng thơ trào lộng thế giới. Ngôn ngữ thơ trong bài “Đánh đu ngày xuân” qua

cách tổ chức tài tình của tác giả đã mất đi tính vụn vặt để có tính tạo hình rất
cao, trở nên rất hiện thực và điển hình. Lối xây dựng hình ảnh tương phản kết
hợp với cách nói ám dụ nửa tục nửa thanh, qua ngôn ngữ điêu luyện có phần
chanh chua, thơ Hồ Xuân Hương trở nên có sức đả kích mạnh mẽ.
Tính dân tộc của cái hài kịch còn thể hiện qua truyền thống văn hoá của
mỗi dân tộc. Vốn kinh nghiệm sống của từng dân tộc, đặc biệt là kinh nghiệm
phát hiện và giải quyết các dạng mâu thuẫn ở mỗi dân tộc khác nhau trở thành
phong cách riêng tạo những giá trị đặc sắc của kho t àng hài kịch các dân tộc.
Cái cười chân chính bao giờ cũng có tính cộng đồng(tính tập thể cao).
Như vậy, tính dân tộc của hài kịch còn ẩn chứa cả trong cách gây phản ứng và
làm lan truyền cái cười. Vì thế, sức mạnh của tiếng cười càng mạnh mẽ hơn.
Hài kịch chân chính mang tinh thần sâu sắc, có tác dụng dân chủ hoá xã
hội, góp phần làm trong sạch cộng đồng dân tộc, giúp các dân tộc có điều kiện
phát triển thuận lợi hơn.
IV. Cái hài kịch trong nghệ thuật
Cái cười có riêng một thể loại để phản ánh các mâu thuẫn và xung đột của
cuộc sống theo cách riêng phù hợp với bản chất thẩm mỹ của nó đó là Nghệ
thuật hài kịch.


Như vậy, bản chất của nghệ thuật hài hước gắn bó với đối tượng khai thác
của nó. Như phân tích ở trên ta thấy cơ sở của cái hài kịch là những mâu thuẫn,
xung đột với nhiều dạng thức biểu hiện khác nhau. Vậy nghệ thuật hài hước là
nghệ thuật đẩy những mâu tuẫn đó thành xung đột thực sự trong bản thân nó để
qua đó lột trần chân tướng nó ra.
Nếu thừa nhận cái cười thẩm mỹ có tính lịch sử thì nghệ thuật gây cười lại
càng cần có tính lịch sử điển hình. Tính chất này tạo nên đặc trưng của nghệ
thuật hài kịch là một nghệ thuật kịp thời mang tính thời sự cao. Do đó, nghệ
thuật hài hước là một nghệ thuật bám sát đời sống, bám sát kẻ thù không chút lơ
là, có tinh thần cảnh giác nhậy bén. Nghệ thuật hài hước là loại nghệ thuật có

tính chiến đấu trực diện, nó như đội xung kích trong đoàn quân tiên phong. Bởi
nó đã phát hiện ra những mặt trái chiều của lịch sử. Có lúc ta đành phải nhường
quyền cho những thể loại nghệ thuật khác như: hồi ký, tiểu thuyết…
Tuy nhiên sự ấn định kịp thời của nghệ thuật hài hước lại là không tuyệt
đối. Những tác phẩm hài kịch của Aritxtôphan, của Môlie, hay Tú Xương, Tú
Mỡ..vv..vẫn sống mãi với thời gian. Trong nghệ thuật hài hước có sự mâu thuẫn
trong sự thống nhất giữa tính thời sự và tính trường tồn. Bởi nghệ thuật hài kịch
vạch ra được bản chất xấu bị che phủ kín đáo trong hình thái đang bộc lộ của nó
bằng những hình tượng thật sự điển hình sẽ làm cho tác phẩm sống mãi với thời
gian.
Nghệ thuật hài huớc giành ưu thế trong sự khắc hoạ thật sâu diện mạo của
các nhân vật phản diện. Vạch ra thói gian dối chính trị của kẻ thù lịch sử trở
thành nhiệm vụ hàng đầu của hài kịch và cũng là đặc trưng thẩm mỹ của nó.
Phương tiện chủ yếu của nghệ thuật hài hước là cái cười nhưng cái cười
chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Nghệ thuật không thể coi nặng
cái khôi hài hơn cái bản chất cần hài hước.
Cuối cùng, về phân loại, hài kịch có thể chia ra làm ba thể loại chính sau
đây:


Đả kích: Có đối tượng là kẻ thù lịch sử, dân tộc, thời đại và kẻ thù cuộc
sống con người. Phương thức của đả kích là đánh đòn trí mạng. Mục tiêu của đả
kích là phủ nhận đối tượng.
Châm biếm: Có đối tượng là cái cũ, cái lạc hạu, lỗi thời, cái đã trở thành
thực sự xấu còn lẩn khuất trong nội bộ nhân dân. Phương thức của nó là chỉ
trích, phê bình kiên quyết, thậm chí gay gắt, nhằm loại bỏ những tỳ vết ra khỏi
một cơ thể sống để làm cho nó lành mạnh, khoẻ khoắn, do đó đẹp đẽ hơn. Đây
là hình thái cao nhất của hài kịch. Sở dĩ vậy là vì loại châm biếm phủ định dứt
khoát, đuổi hẳn về quá khứ chính ngay bản chất của hiện tượng bị cười nhạo.
Khôi hài: (còn gọi là hài kịch bông đùa) có tác dụng giải trí lành mạnh,

giáo dục nhẹ nhàng nhưng không kém phần thấm thía. Khôi hài làm cho thế giới
của con người thêm tươi vui và sống động hẳn lên, nhưng đồng thời cũng trở
nên nghiêm túc hơn nhờ sửa sang được những chỗ bị sộc sệch nào đó của cuộc
sống hàng ngày. Khôi hài vẫn là nghệ thuật có nhiệm vụ hoàn thiện nhân cách
con người, mang bản chất của chủ nghĩa nhân đạo chứ không giống với tiếng
cười sinh học thông thường.
Như vậy, tác động của nghệ thuật hài kịch đối với đời sống là rất quan
trọng, nó góp phần giúp đỡ con người nhận ra trạng thái lỗi thời, lố bịch, ti tiện
và nhỏ nhen của con người. Nó thức tỉnh cả nỗi hổ thẹn lẫn tinh thần dũng cảm
của con người. Nó nhằm làm cho tất cả những gì để con người trở thành cao
quý, mạnh mẽ và có thể làm cho cuộc đời luôn tràn đầy tinh thần lạc quan, niềm
hào hứng được nuôi dưỡng bởi tinh thần thiêng liêng của cái đẹp.
Cái hài kịch thể hiện vô cùng đa dạng và phức tạp trên nhiều bình diện
của đời sống, với những mức độ tiếng cười khác nhau, trên những cơ sở khác
nhau của cuộc sống. Cùng với cái bi kịch, cái hài kích góp phần làm cuộc sống
con người thêm tốt đẹp hơn, khiến con người biết ý thức, cảnh giác và tự thanh
lọc tâm hồn mình. Đây cũng là một mảnh đất màu mỡ đầy hứa hẹn cho các loại
hình nghệ thuật, đặc biệt là sân khấu và văn học.


MỤC LỤC



×