Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bàn về phạm trù "cái đẹp" và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.05 KB, 22 trang )

Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
LỜI MỞ ĐẦU
Cái đẹp hiện hữu ở khắp mọi nơi quanh chúng ta nó có trong thiên nhiên, trong
xã hội, trong nghệ thuật và được thể hiện qua nhiều hình thức: đó là những kết cấu
hài hoà về vật chất, về màu sắc, ánh sáng, âm thanh, cái đẹp về tâm hồn, về nhân
cách từ đó phát triển thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt sắc. Tuy nhiên, trong cuộc
sống nhiều người vẫn hay lầm tưởng trong một suy nghĩ hạn hẹp rằng cái đẹp chỉ
được biểu hiện trong những bức tranh, hay trong những cảnh vật trước mắt mà quên
đi một điều cái đẹp còn có trong cả xã hội. Nguyên nhân của sự thiếu sót đó là do
chưa tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về khái niệm cũng như bản chất của cái đẹp, từ đó
đã không thể thấy được hết biểu hiện của cái trong từng lĩnh vực. Chính vì lí do đó
nên em quyết định chọn đề tài “Bàn về phạm trù "cái đẹp" và ý nghĩa của nó trong
đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay “ để đưa ra những phân tích đánh giá và
cả những ví dụ trong thực tế để từ đó có thể giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về phạm
trù này.

NỘI DUNG CHÍNH
I.
1.

Bản chất của cái đẹp
Khái niệm cái đẹp

Trên thế giới có rất nhiều các quan điểm khác nhau về cái đẹp, nhưng trên góc
độ của bộ môn chúng ta đang theo học chúng ta có thể hiểu ở một số khía cạnh sau:
Cái đẹp là phạm trù chỉ những giá trị thẩm mĩ tồn tại khắp mọi nơi:
trong thiên nhiên, trong xã hội, ở con người, trong những sản phẩm vật chất và tinh
thần của con người và cả trong nghệ thuật.. Nó được biểu hiện dưới hình thức cảm
tính, đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn
thiện, xem chúng là các hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất . Cái đẹp tổng thể bao
1|Page




Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
gồm cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài là phạm trù trung tâm và cơ bản của mỹ
học. Cái đẹp, về gốc gác cơ sở đánh giá, có liên quan mật thiết với khái niệm hài
hòa, là sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố tạo nên sự vật, mang lại cảm giác
về sự thăng bằng, hoàn thiện và toàn vẹn.

2.

Bản chất của cái đẹp

Cái đẹp luôn tồn tại trong cuộc sống quanh ta, nó được biểu hiện qua muôn
vàn những sự vật, hiện tượng với kích thước, màu sắc, hình dáng, phẩm chất khác
nhau. Từ những cái đẹp của thế giới tự nhiên do tạo hóa sinh ra như: sông, núi,
biển…cho đến những thành phố, làng mạc, nhà cửa…do bàn tay con người làm ra và
ngay cả bản thân con người với những hành động, cử chỉ, ánh mắt, lời nói và hình thể
đều chứa đựng trong đó những yếu tố của cái đẹp. Đặc biệt trong nghệ thuật, chúng ta
có thể tìm thấy vô số cái đẹp trong những bức tranh, pho tượng, bộ phim hay cuốn
sách.
Cái đẹp gần gũi và thân thiết với mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, cái đẹp là phạm trù phức tạp, từ xưa tới nay con người luôn gặp phải trở
ngại trong việc đưa ra một chân lý khái quát, phổ biến về cái đẹp. Không dễ gì nhận
diện được bản chất mang tính khái quát của nó và khó khăn hơn nữa là cái đẹp không
hoàn toàn mang tính khách quan. Trong việc đánh giá về cái đẹp có một phần rất
quan trọng nếu không muốn nói là quyết định, ở phía chủ quan. Mà nói đến chủ quan
là nói đến những tiêu chuẩn đánh giá rất khác biệt nhau do những thước đo thực tiễn
xã hội và cá nhân không giống nhau. Đó là lý do giải thích vì sao nhân loại đã mất
hàng ngàn năm đi tìm kiếm một khái niệm phổ biến về cái đẹp mà vẫn chưa thể minh
định được rõ ràng. Trong lịch sử mỹ học có các khuynh hướng cơ bản sau đây nghiên

cứu về cái đẹp:

2|Page


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
Thứ nhất, mỹ học duy tâm khách quan đều coi nguồn gốc của cái đẹp ở “thế
giới ý niệm” (Platông) hay “ý niệm tuyệt đối” (Hêghen), - đó là cái từ thế giới thuần
túy trừu tượng bên ngoài sự vật, truyền tính thẩm mỹ vào các sự vật chứ không có cơ
sở khách quan. Cái đẹp không phải là thuộc tính của vật chất mà là thuộc tính của
tinh thần có trước và quyết định tính thẩm mỹ của hiện thực.
Platông coi cái đẹp thuộc về thế giới tinh thần, nó tồn tại ở thế giới giới ý niệm
và chi phối cái đẹp trong tất cả các sự vật cảm tính. Platông đã nêu hai vấn đề của cái
đẹp: cái đẹp là gì và cái gì là đẹp? Theo quan điểm của Platông cái đẹp là một ý
niệm có sẵn, nó sản sinh ra cái đẹp của mọi sự vật và soi sáng cái đẹp nơi tâm hồn
con người. Cái đẹp tồn tại vĩnh cửu, nó không bị hủy diệt, không tăng không giảm,
nó không đẹp ở chỗ này mà xấu ở chỗ khác.
Ở một hình thức khác, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” vận động đến một
trình độ nào đó thì nảy sinh cái đẹp (cái đẹp trong nghệ thuật). Cái đẹp chính là sự thể
hiện đầy đủ của ý niệm trong một một sinh thể riêng lẻ, rằng cần phải loại bỏ cái đẹp
trong tự nhiên và nếu có cái đẹp trong tự nhiên thì nó chỉ là sự phản ánh cái đẹp tinh
thần.
Thứ hai, mỹ học duy tâm chủ quan cho rằng cái đẹp phụ thuộc vào ý thức chủ
quan của con người mà cụ thể hơn là ý thức chủ quan của mỗi cá nhân sản sinh ra cái
đẹp. Trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ của các hiện tượng, sự vật cảm tính, con người
mang tính thẩm mỹ truyền vào nó và làm cho nó trở nên đẹp.
Một trong những đại diện tiêu biểu của mỹ học duy tâm chủ quan là Cantơ.
Theo Cantơ, vấn đề chủ yếu không phải cái gì là cái đẹp, mà phán đoán về cái đẹp là
gì. Phán đoán về cái đẹp là phán đoán về thị hiếu, không phải là sự phán đoán về
nhận thức, phán đoán về lôgíc mà phán đoán là tình cảm chủ quan. Phán đoán thị

hiếu thuần túy là sự thưởng ngoạn thẩm mỹ của cá nhân, là cái không vụ lợi và tự do.
Cho nên, không có khái niệm về cái đẹp và cũng không có qui tắc phán đoán về cái
đẹp. Vì vậy, mỹ học duy tâm chủ quan về cái đẹp coi tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp sẵn
3|Page


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
có trong mỗi cá nhân, là cái gì đó gợi lên khoái cảm thẩm mỹ thì đó là cái đẹp. Ông
nói: “Cái đẹp không tồn tại trên đôi má hồng của người thiếu nữ, nó chỉ tồn tại trong
mắt của những kẻ si tình”.
Thứ ba, mỹ học duy vật trước thế kỷ XIX. Từ Arixtốt đến Điđơrô đến
Tsécnưsépxki đều khẳng định cái đẹp không phải là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối
hay ý muốn chủ quan của con người, nó không tồn tại thuần túy, mà chính là thuộc
tính khách quan vốn có của các sự vật và hiện tượng.
Cái đẹp thường được coi là cái “tính có tỷ lệ”, “sự cân xứng”, “sự hài hoà”
hoặc là sự “thống nhất trong đa dạng”. Một số nhà mỹ học Anh thế kỷ XVIII cố gắng
xác định những dấu hiệu chung của cái đẹp. Ngược lại W. Hôga lại cho rằng những
đường lượn sóng là đẹp nhật vì nó uyển chuyển trong sự thay đổi ví như nhưng con
sóng, mái tóc gợi sóng. Theo ông bố cục đẹp nhất là bố cục kim tự tháp, còn trong
điêu khắc hình tượng con người đẹp nhất giống như chữ S, là hình tượng phổ biến
của các vị thần Hy Lạp.
Đáng lưu ý nhất là quan điểm của nhà mỹ học cách mạng dân chủ Nga
Tsécnưsépxki. Ông định nghĩa cái đẹp: “Cái đẹp là cuộc sống”. Khi định nghĩa cái
đẹp là cuộc sống thì Tcsépnưsépxki ý nói đến không chỉ nguồn gốc của cái đẹp nằm
trong bản thân hình thức thực tại, trong cuộc sống, mà ông còn lưu ý rằng, chúng ta
chỉ có thể coi một sự vật, hiện tượng cụ thể là đẹp nếu ở nó, các đặc tính của cuộc
sống được biểu lộ rực rỡ và đầy đủ nhất. Cho nên, theo ông cái đẹp không phải đơn
thuần là một hiện tượng có tính chất sinh học mà trong cái đẹp có mối quan hệ biện
chứng giữa cái có tính sinh vật và cái có tính xã hội, giữa cái khách quan và cái chủ
quan, giữa cái thuộc hiện thực và cái thuộc lý tưởng. Song hạn chế của ông là ở chỗ,

mặc dù ông có cho rằng con người và cuộc sống của con người là tiêu chuẩn cao nhất
của cái đẹp, nhưng ông nhìn con người một cách chung chung, phi lịch sử, và không
đánh giá đúng vai trò của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên – xã hội và chính
bản thân con người.
4|Page


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
Các nhà mỹ học duy vật trước XIX đã tách rời tính lịch sử cụ thể của các hiện
tượng thẩm mỹ của cái đẹp khi họ đi tìm bản chất của cái đẹp ở mối quan hệ nội tại
giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng trong khi lẽ ra phải tìm
cái đẹp, cũng như mọi hiện tượng thẩm mỹ khác, ở mối quan hệ giữa các sự vật, hiện
tượng với xã hội.
Trước khi có loài người, thì đã có sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện
tượng, hệ thống vật chất trong tính vô tận và vĩnh viễn của nó. Tất cả các hiện tượng
tự nhiên ấy đều có những thuộc tính đa dạng, phong phú và chúng không phải vì có
loài người hay không có loài người mà thay đổi cấu trúc tự nhiên của nó.
Trải qua một quá trình lâu dài, thông qua lao động con người phát hiện ra
những thuộc tính thẩm mỹ của sự vật hiện tượng và đồng hoá các thuộc tính ấy trong
đời sống thẩm mỹ. Sự đồng hoá này không chỉ giới hạn ở sự chiêm nguỡng mà còn
bao hàm cả sự sáng tạo thẩm mỹ nói chung của con người.
Thứ tư, mỹ học hiện đại, nhất là quan điểm mácxít đã khắc phục được những
thiếu sót trong những quan điểm siêu hình của tư tưởng mỹ học duy vật trước đó; đồng
thời cũng phê phán những quan điểm không đúng của mỹ học duy tâm về cái đẹp. Ý
nghĩa cách mạng trong quan niệm của mỹ học hiện đại là đã khẳng định bản chất của
cái đẹp trong tính biện chứng và lịch sử – xã hội của nó. Theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác –lênin thì: cái đẹp là nhu cầu tinh thần cô hạn của con người( còn nhu cầu vật
chất thì có hạn).Cái đẹp là một hiện tường vô cùng phức tạp và đa dạng. Nó là một
lĩnh vực tinh thần và tình cảm dù nó tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần. Cái đẹp
là một loại giá trị giúp con người đánh giá thế giới và bản thân mình. Cái đẹp là nhu

cầu cá nhân đồng thời cúng mang tính định hướng xã hội.Nó tồn tại trong ba phạm vi
tự nhiên, xã hội và nghệ thuật.
Cái đẹp là một trong những thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực. Nó chính là một
giá trị xã hội mang tính khách quan, rộng rãi của các sự vật, hiện tượng toàn vẹn, cụ
5|Page


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
thể, cảm tính được con người xã hội cảm thụ – đánh giá và sáng tạo. Tiêu chuẩn
khách quan của cái đẹp thể hiện ở chỗ những thuộc tính thẩm mỹ của nó trong các sự
vật, hiện tượng đẹp phải phù hợp với tình cảm – thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ – xã
hội của một thời đại nhất định.
3.

Đặc trưng của cái đẹp

Bản chất của cái đẹp sẽ được làm rõ hơn, khi chúng ta phân tích những dấu
hiệu đặc trưng của cái đẹp ở ba phương diện sau:
- Cái đẹp là những cái phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện, hài
hoà, cân xứng.
- Cái đẹp là những cái phù hợp với ước mơ, mong muốn của con người về những cái
có lí tưởng.
- Cái đẹp là những cái phù hợp với quan niệm của con người về cái " chân – thiện –
mỹ:
Trong đó:
Chân: Sự đúng đắn, tính chân thực của cuộc sống.
Thiện: Tính nhân bản, nhân văm tốt đẹp.
Mỹ: Sự hoàn thiện, hoàn mỹ.
- Cái đẹp luôn mang tính lịch sử, xã hội.
Một sự vật đạt tới cái đẹp khi nó cùng thống nhất và toả thoả mãn được tất cả

những yêu cầu đó. Tuy nhiên, trên thực tế không nhiều những cái đẹp đạt tới mức lý
tưởng như vậy. Quan niệm về cái đẹp của con người bao giờ cũng mang tính tương
đối mà thôi. Không chỉ bị chi phối bởi lịch sử mà con người còn dễ bị tác động bởi
địa vị, những quan điểm chính trị, đạo đức, xã hội rất khác nhau. Mà mỗi quan điểm
6|Page


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
không bao giờ đúng hoàn toàn, nó có điểm chân thực nhưng lại luôn tồn tại sự thiếu
xót. Vì vậy khi nhìn về cái đẹp chúng ta không thể nhìn một cách tổng thể, toàn diện
hết được mọi khía cạnh của nó. Sự đánh giá lúc ấy luôn mang tính tương đối.
Cái đẹp giữ vị trí trung tâm của quan hệ thẩm mỹ, dùng để khái quát những
giá trị xã hội tích cực, khách quan, rộng rãi của hiện thực thẩm mỹ, xuất phát từ thực
tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cụ thể – cảm tính phù hợp với tình cảm,
thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của xã hội nhất định.
4.

Tính phong phú và đa dạng của cái đẹp.

Cái đẹp có nhiều dạng phái sinh :
-

Cái xinh xắn : nói về hình dạng, kích thước, tỷ lệ, nhịp điệu có ý nghĩa về

-

lượng của cái đẹp.
Cái duyên dáng nói về khía cạnh giao tiếp của cái đẹp.
Cái kiều diễm, lộng lẫy nói về sự choáng lộng của cái đẹp
Cái đẹp phong phú không chỉ có nhiều dạng phái sinh mà nó còn có nhiều cấp


độ khác nhau. Sự phong phú, đa dạng của cái đẹp cũng biểu hiện ở chỗ các quan
niệm về cái đẹp mang tính nhân dân, dân tộc, nhân loại. Chính sự khác nhau về nhân
dân, dân tộc, nhân loại mà cái đẹp dược hiểu hết sức phong phú và đa dạng.
- Tính nhân dân: cái đẹp phải phục vụ đại đa số nhân dân lao động. Ví dụ:
Chèo- Miền Bắc; Tuồng- Miền Trung; Cải lương- Miền Nam; nhạc thính phòng, giao
hưởng- Đô thị, thành phố lớn…
- Tính dân tộc: Cái đẹp mang đậm đà bản sắc dân tộc- đa nhân loại có thể phân
biệt anh là ai, thuộc dân tộc nào. Cái đẹp mang đậm chân dung diện mạo dân tộc. Ví
dụ: Bản sắc dân tộc Việt Nam là tuồng, chèo, ca trù.
- Tính nhân loại: Cái đẹp của từng dân tộc cộng lại- cái đẹp của nhân loại.
5. Nội dung của cái đẹp

7|Page


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
Trong đời sống, ở đâu cái đẹp cũng làm chuẩn cho các giá trị. Nó giữ vị trí trung
tâm điều tiết cuộc sống, nó là nhu cầu sống, là hạnh phúc, là ước mơ cho mọi người.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, cái đẹp là linh hồn sống của nghệ thuật. Công chúng
đến với nghệ thuật để nghệ thuật mách bảo con đường chiếm lĩnh cái đẹp.
Cái đẹp rất phong phú và đa dạng. Nó biểu hiện đa dạng trong thế giới tự nhiên
cũng như trong thế giới con người.

II. Các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp
1.Cái đẹp trong tự nhiên
Vẻ đẹp thiên nhiên là thước đo đầu tiên của vẻ đẹp trong đời sống và trong nghệ
thuật. Cái đẹp trong tự nhiên là cái đẹp do tạo hoá sinh ra, tồn tại một cách khách
quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là những cái đẹp
thuộc về thế giới vô sinh như sông, núi, biển…


Vịnh Hạ Long – Việt Nam

8|Page


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
Nó cũng bao gồm những cái đẹp của thế giới hữu sinh: cỏ cây, hoa lá, chim
muông…

Hay cái đẹp tự nhiên của hình thể con người cũng là một ân huệ mà tạo hóa ban
tặng cho con người.

9|Page


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
Thế giới tự nhiên vốn vô cùng đa dạng nên cái đẹp trong nó cũng rất phong
phú. Trong tự nhiên cái đẹp thể hiện qua thuộc tính vật chất của các sự vật, hiện
tượng như hình dáng, màu sắc, đường nét, âm thanh…. Tiêu chuẩn đánh giá cơ bản
chính là sự hài hoà giữa các yếu tố đó, chúng tự nhiên tác động đến giác quan , đến
sự cảm nhận cái đẹp trong con người mà không cần bất kỳ sự sắp xếp nào.
Trong đời sống thẩm mĩ của con người, cái đẹp trong tự nhiên có một vai trò
đặc biệt quan trọng. Vì đây là nguồn gốc, là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp. Cảm hứng
nghệ thuật bắt nguồn từ đất trời, sông núi, cỏ cây, hoa lá…. Biết bao kiệt tác nghệ
thuật được khởi nguồn từ đó. Và không chỉ có như vậy, chính vẻ đẹp thiên nhiên đã
từng là thước đo ban đầu của nghệ thuật. Đây chính là cơ sở của quan niệm “bắt
chước” khi giải thích bản chất của nghệ thuật trong các học thuyết mỹ học Hy Lạp
thời cổ đại. Âm nhạc là sự “bắt chước” âm thanh tự nhiên của chim chóc, sông
suối… Hội họa thì là sự “bắt chước” sắc màu và đường nét của cây cối, động vật…


2. Cái đẹp trong xã hội
Cái đẹp trong xã hội là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người. Cái đẹp
bộc lộ trong những cái bình thường nhất, từ những vật dụng nhỏ đến những công
trình đồ sộ. Đó là những sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người làm ra theo
thước đo của sự hoàn thiện và tính lí tưởng.

10 | P a g e


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553

Hình ảnh: Tháp nghiêng Pisa
Cái đẹp cũng có mặt trong các hoạt động đa dạng của con người từ vui chơi
giải trí cho tới các hoạt động lao động sản xuất, đấu tranh xã hội và các mối quan hệ
xã hội phức tạp khác của con người.

Hình ảnh đẹp về lao động sản xuất
11 | P a g e


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553

Cái đẹp được thể hiện trong văn hóa ứng xử - chính là lối sống, lối sống suy
nghĩ, lối hoạt động. Là triết lý sống của con người với tự nhiên và xã hội trong một
phạm vi nhỏ gia đình (vi mô) tới phạm vi lớn- xã hội, cơ quan, đoàn thể (vĩ mô). Văn
hóa ứng xử của cuộc sống. Bản chất là chữ tâm và chữ nhẫn.Cái đẹp hết sức bình dị
bởi nó luôn tồn tại trong cuộc sống của của chúng ta.

Văn hóa giao tiếp

Vẻ đẹp nảy sinh trong quá trình và thành quả đấu tranh xã hội chân chính xưa
nay được mỹ học đặc biệt đề cao. Vẻ đẹp không thể đứng ngoài cuộc xung đột giữa
chân và ngụy, thiện và ác, chính và tà. Đó cũng là sự khác biệt chủ yếu giữa cái đẹp
trong xã hội và cái đẹp trong thiên nhiên. Nói khác đi, nếu cái đẹp là một phạm trù
giá trị, thì giá thị thẩm mỹ trong đời sống của con người bao giờ cũng gắn chặt với
giá trị chính trị, giá trị nhận thức và giá trị đạo đức. Cái đẹp không bao giờ tách ra
khỏi cái tiến bộ, cái chân và cái thiện là vì thế!

12 | P a g e


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553

3. Cái đẹp trong nghệ thuật
Cái đẹp trong nghệ thuật là một hình thức cao nhất của cái đẹp. Tất cả vẻ đẹp
của thiên nhiên, xã hội và con người được tập trung trong nghệ thuật – nơi hội tụ của
cái đẹp. Tác phẩm nghê thuật đẹp bao gồm ba yếu tố tạo thành: phản ánh chân thực
cuộc sống của con người xã hội trong tính toàn vẹn, đa diện và sinh động; có sự hài
hoà giữa nội dung và hình thức; sự chân thực của ý thức xã hội được nghệ sĩ gửi gắm
vào tác phẩm. Chúng không những không đối lập mà còn thống nhất với nhau.
Cái đẹp trong nghệ thuật chứa đựng những nét chủ yếu và đặc sắc của cái đẹp
khách quan ngoài cuộc sống, bao quát được tính thời gian, tính không gian…cái đẹp
trong nghệ thuật cũng là cái gắn liền với mọi chiều sâu thẩm mỹ chưa được ý thức rõ
ràng; vốn mang tính khát vọng căng thẳng được yêu cầu giải đáp.
Cái đẹp trong nghệ thuật có thể sống mãi cùng thời gian, có khả năng đem lại
niềm vui, sự thích thú cho muôn người. Những tác phẩm nghệ thuật bất hủ của nhân
loại như bức tượng nữ thần Venus của Velatxke. David của Michelangelo, Kim tự
tháp Ai Cập, bức tranh Jomede của Leonardo Davinci, Mùa thu vàng của Lêvitan.
13 | P a g e



Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
Những tác phẩm văn học của Shakespeare, V.Huygo, Pushkin, L.tolstoi, Balza…là
những minh chứng hùng hồn cho lời khẳng định của nghệ sĩ Xerop… “Thời gian
đành phải bất lực trước cái đẹp chân chính trong nghệ thuật.”

Bức hoạ nàng monarliza- cái đẹp đi cùng năm tháng

14 | P a g e


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553

Kim tự tháp Ai Cập sống mãi với thời gian
Một đặc điểm khác làm cho cái đẹp trong nghệ thuật không đồng nhất với cái
đẹp trong tự nhiên và cũng khác cái đẹp trong sản phẩm do con người làm ra- đó là
tính biểu cảm của cái đẹp trong nghệ thuật.
Khi miêu tả cái đẹp của tự nhiên, người nghệ sĩ đã thổi hồn mình vào đối tượng,
làm cho cái đẹp khi được mô tả, tái hiện thì cũng gắn liền với nó là một thái độ, một
cảm xúc tình cảm của người nghệ sĩ.
Mặt khác, cái đẹp trong nghệ thuật là sự thống nhất giữa 2 mặt nội dung và
hình thức. Nội dung đẹp là nội dung của lí tưởng sống phải được chiếu sáng 1 cách
sâu sắc và lấp lánh, có thể xâm nhập đến tận cùng của tâm hồn con người, góp phần
định hướng hành động của con người. Còn hình thức đẹp là hình thái tổ hợp cấu trúc
và vật chất cái bản chất bên trong của nội dung bằng một ngoại hình có sức cuốn hút
mỹ cảm. Do vậy, bất cứ một yếu tố nào của hình thức cũng liên quan đến nội dung,
đều nhằm biểu hiện một mặt nội dung nào đó. Một gam màu trong hội họa, một âm
thanh trong nhạc, một từ ngữ trong văn học…đều gắn liền với chức năng biểu hiện
15 | P a g e



Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
một nội dung nhất định. Vì vậy, không thể thay đổi dù chỉ là một yếu tố của hình thức
mà lại không làm ảnh hưởng đến nội dung của nó

Tượng nữ thần tự do là món quà mà người Pháp tặng cho nước Mỹ nhân dịp kỷ
niệm 100 năm ngày nước Mỹ tuyên bố độc lập. Đây là một trong những biểu tượng
nổi tiếng của thế giới. Bức tượng thể hiện một phụ nữ khăn quàng cổ, đội vương
miện sáng chói, tay phải nắm ngọn đuốc giơ cao lên trời và tay trái nắm tấm bảng
gỗ. Bức tượng được người Pháp xây dựng xong vào năm 1884 và được chuyển đến
Mỹ năm 1885.
Nghệ thuật không chỉ giải thích thế giới, nghệ thuật còn nâng cao tầm nhìn,
mài sắc cái nhìn của con người vào thế giới. Hoàn toàn không giống với các sản
phẩm vật chất và tinh thần khác, tác phẩm nghệ thuật phải ngời tỏa vẻ đẹp hình thức.
Hiệu quả nghệ thuật tùy thuộc vào lao động nghệ thuật say mê và cực nhọc. Tính
hoàn thiện hoàn mỹ bao giờ cũng là mục tiêu phấn đấu của người nghệ sĩ. Nhờ thế
mà tác phẩm nghệ thuật chân chính mới sống mãi cùng thời gian.
III. Vị trí của cái đẹp trong đời sống thẩm mĩ:
16 | P a g e


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
Con người đồng hóa thế thế giới theo nhiều quy luật khác nhau, trong đó có
quy luật của cái đẹp. Trong mọi hoạt động đồng hóa hiện thực của con người điều
bao gồm trong đó yếu tố thẩm mĩ. Bởi vậy, Mark đã khẳng định rằng, trong bất cứ
một ngành sản xuất vật chất nào, còn người điều sang lập theo quy luật của cái đẹp. Ở
đâu có cuộc sống của con người là ở đó có cái đẹp. Cái đẹp đem lại niềm vui, niềm
hạnh phúc, nâng đỡ con người trong mọi khó khăn, tiếp thêm sức mạnh để con người
vượt qua thử thách. Nhờ có cái đẹp mà con người không mất niềm tin vào cuộc sống,
vào chân lý, vào ngày mai. Cái đẹp luôn là khát khao vươn tới của con người. Mặc dù

những quan niệm cụ thể về nó rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau đối với những
trường phái mỹ học khác nhau. Song có một điều chúng ta không thể phủ nhận là:
Bao giờ cái đẹp cũng được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, là điểm
tựa trung tâm để con người đánh giá đời sống về mặt thẩm mỹ.
Với tư cách là chủ thể thẩm mỹ con người luôn đi tìm cái đẹp, khám phá cái đẹp
và cao hơn là sáng tạo ra cái đẹp. Bởi vậy, con người cũng đánh giá các sự vật và hiện
tượng xung quanh mình theo tiêu chí đẹp hoặc không đẹp…Đánh giá một con người
tốt hay xấu, một hành động cao cả hoặc đớn hèn. Người ta cũng dựa vào cái đẹp và các
tiêu chuẩn xã hội của nó. Đặc biệt, đối với một tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp chính là lí
do sống còn của nó. Nhu cầu cái đẹp của con người là vô tận, khát khao vươn tới cái
đẹp của con người là không cùng. Dù nhu cầu đó là chủ yếu hay thứ yếu, nhưng hầu
như không thể thiếu.
Cũng trong quan hệ thẩm mỹ nhưng xét từ góc độ khách thể, các phạm trù thẩm
mỹ như cái bi, cái hài, cái trác tuyệt đều ẩn chứa trong đó mối quan hệ với cái đẹp, dù
là trực tiếp hay gián tiếp. Cái bi không thể không liên quan đến cái đẹp bởi cái bi chân
chính chỉ gắn liền với sự bất hạnh, mất mát, tiêu vong của những nhân vật mang trong
mình những lí tưởng đẹp đẽ, những khát vọng chân chính. Bởi vậy, thực chất của cái bi
chính là sự mất mát, tiêu vong của cái đẹp, cái lý tưởng. Quan hệ giưac cái đẹp và cái
17 | P a g e


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
hài tỏ ra gián tiếp hơn, nhưng từ trong bản chất của nó, cái hài không thể liên quan tới
cái đẹp. Cái hài đó chính là những cái xấu, nhưng lại đội lốt cái đẹp, được che đậy,
giấu giếm, ngộ nhận bằng hình thức của cái đẹp và khi bị lộ tẩy, bị soi chiếu bởi chính
cái đẹp thì nó trở thành cái hài.
So với cái bi và cái hài thì cái trác tuyệt là phạm trù liên quan trực tiếp và gần gũi
nhất với cái đẹp. Cái trác tuyệt đó là cái đẹp ở mức tuyệt đỉnh; là cái đẹp mang một
tầm vóc lớn lao, phi thường; là cái đẹp quá mức bình thường. Như vậy, ở mức độ này
hay mức độ khác thì cái đẹp đều liên quan, chi phối đến các phạm trù khác, nó được

xem là tiêu chuẩn, là điểm tựa để khái quát nên các phạm trù khác. Nếu không có cái
đẹp thì nghĩa là không có các phạm trù kia. Bởi vậy, hoàn toàn xác đáng khi nói rằng:
“Cái xấu chính là mặt đối lập của cái đẹp- Cái bi chính là cái đẹp bị thất bại tạm thời.
Cái hài là cái xấu giả danh cái đẹp bị phát hiện đột ngột. Cái trác tuyệt là cái đẹp vượt
lên bản thân nó để xác lập một giá trị mới”.
Như vậy, dù xét ở phương diện nào, khách thể hay chủ thể thì cái đẹp bao giờ
cũng đứng ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực.
Hay với một cách ngắn gọn hơn, cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học.
IV. Ý nghĩa của cái đẹp trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay
Cái đẹp góp phần tích cực trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách, nâng
cao khiếu thẩm mỹ cho mọi người nói chung và sinh viên nói riêng. Ngoài ra, nó còn
giúp mỗi cá nhân có khả năng nhận ra và đánh giá đúng về vai trò của cái đẹp cũng
như hành động theo những quy luật của cái đẹp. Chính những điều đó sẽ mở ra cho
mọi người nói chung, thế hệ trẻ (cụ thể là thanh niên, học sinh) nói riêng khả năng
chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn, đặc biệt là sáng tạo cái đẹp trên cơ sở các giá trị văn
hoá truyền thống của dân tộc.

18 | P a g e


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553
Cái đẹp góp phần cho sinh viên hình thành được những giá trị, những chuẩn mực
thẩm mỹ cao đẹp từ đó giúp họ sống có lí tưởng và khắc phục mọi biểu hiện của
những tư tưởng, lối sống không lành mạnh.

Khi mỗi sinh viên biết cách ứng xử, lối sống đẹp họ sẽ được phát triển hài hoà,
toàn diện về nhân cách, chuẩn bị một bệ đỡ về mặt tinh thần, phát huy năng lực cá
nhân, trang bị hành trang cho học tập, lao động, sáng tạo và cống hiến sau này.
Hiện nay, phần lớn sinh viên đã có cách ăn mặc và ứng xử đẹp, có văn hóa: nói
chung hầu hết họ ăn mặc phù hợp với truyền thống của người Việt, tất nhiên ở họ

cũng có sự cách điệu cho phù hợp với phong cách của giới trẻ, nhưng không quá lố
bịch, kệch cỡm; họ có những hành vi ứng xử tốt thể hiện lối sống có văn hóa.

19 | P a g e


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553

Sinh viên rạng ngời với áo dài Việt Nam

Đưa cụ già qua đường

Cái đẹp trong lối sống của sinh viên ngày nay là họ đã tham gia tích cực các
phong trào xã hội để góp phần cống hiến cho xã hội: tham gia các hoạt động tình
nguyện, tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh, vận động hiến máu…

20 | P a g e


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553

Học tập đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa tốt, lối
sống lành mạnh. Hầu hết sinh viên đã thể hiện sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi.
Điều này được minh chứng ở các điểm sau: trình độ học vấn, mong muốn được đi học,
ý chí tự lực tự cường, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, nỗ lực vươn lên trong cuộc
sống là xu hướng ngày càng được khẳng định trong lớp trẻ.

Lối sống đẹp của sinh viên còn được thể hiện trong lao động. Hầu hết sinh viên
đều rất quan tâm đến các vấn đề: tìm việc làm, mong muốn có việc làm phù hợp, có thu
nhập đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình sau khi ra trường.

C. KẾT LUẬN
Bên cạnh cái đẹp trong tự nhiên và cái đẹp trong xã hội, khi những cái đẹp đó
hóa thân vào nghệ thuật thì nó không phản ánh quy luật khách quan của tự nhiên và
cuộc sống mà nó thể hiện ý chí của chủ thể sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, khi đi vào
nghệ thuật những cái gì xấu cũng trở nên đẹp và đó là một cái đẹp hoàn hảo, điển
hình trong nghệ thuật.

21 | P a g e


Đỗ Thị Thanh Tuyết – MSSV 360553

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

www.wikipedia.com
www.tailieu.vn
www.hcmussh.edu.vn


22 | P a g e



×