Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Singapore của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Hải Sản Nha Trang (VIETSEAFOODS)– Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 107 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
o0o

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH
Lớp: 11DKQ1

Khóa: 08D

Chuyên đề tốt nghiệp
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TÔM HÙM
SANG THỊ TRƯỜNG SINGAPORE CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HẢI SẢN NHA TRANG –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
ĐẾN NĂM 2020

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD: Th.S ĐOÀN NAM HẢI

HCM, NĂM 2015

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING


KHOA THƯƠNG MẠI
o0o

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH


Lớp: 11DKQ1

Khóa: 08D

Chuyên đề tốt nghiệp
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TÔM HÙM
SANG THỊ TRƯỜNG SINGAPORE CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HẢI SẢN NHA TRANG –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
ĐẾN NĂM 2020

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD: Th.S ĐOÀN NAM HẢI

HCM, NĂM 2015


 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………
…..…………………………………………………………………….
…..……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..
…..…………………………………………………………………….
…..…………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………

.………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí minh, ngày … tháng … năm


 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………
…..…………………………………………………………………….
…..……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..
…..…………………………………………………………………….
…..…………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………
.………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí minh, ngày … tháng … năm


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải


MỤC LỤC

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

DANH MỤC BẢNG

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

DANH MỤC HÌNH

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 7


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VIETSEAFOOD: Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Hải Sản Nha Trang
XNK: Xuất nhập khẩu
CP: Cổ phần
TP: Thành phố
VASEP - Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers: Hiệp hội chế
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
VIETRADE: Cục xúc tiến thương mại.
WTO - World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới.
ITC - International Trade Centre: Trung tâm thương mại quốc tế.
GAP - Good Agriculture Practices: Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp.
GlobalGAP - Global Good Agriculture Practices: Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp toàn cầu.
AVA – Agri-food and Veterinary Authority, Republic of Singapore: Cơ quan Thực
phẩm và Thú y Singapore .
CoC – Code of Conduct for Responsible Aquaculture: Quy tắc nuôi trồng thủy sản
có trách nhiệm.
ACC – Aquaculture Certification Council: Hội đồng chứng nhận nuôi trồng thủy
sản.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 8


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Xu hướng toàn cầu hóa- hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan

đối với mỗi quốc gia, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển nền kinh
tế. Trong quá trình hội nhập đó, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra thu nhập cho quốc gia, công ăn việc làm cho người lao động trong nước;
đồng thời đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Sau thời kì mở cửa, đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây, Việt Nam không
ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác hữu nghị, giao lưu, buôn bán với các nước bên
ngoài. Trong 15 năm gần đây tăng trưởng GDP của nước ta đạt trung bình gần
7%/năm; trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt: từ 14,5 tỷ USD vào năm 2000
đã tăng lên đến 142,68 tỷ USD năm 2014 (Tổng cục Hải quan Việt Nam). Và theo
nguồn số liệu từ Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), Việt Nam xếp thứ hạng 34
trong xuất khẩu hàng hóa trên toàn thế giới năm 2013.
Thủy sản là một trong những ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam. Thủy sản nói chung và hải sản nói riêng hiện đang cung cấp một nguồn
thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần không nhỏ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của nước nhà… Theo ước tính tính của Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014 xuất khẩu thủy sản Việt Nam
đạt mức 8 tỷ USD, tăng trưởng gần 17% so với năm 2013, vượt kế hoạch 1 tỷ USD.
Trong đó thủy sản tăng trưởng cao là nhờ vào Tôm và Cua ghẹ (tăng trưởng hơn
31% và gần 22% so với năm 2013). Tôm hùm là một đặc sản có giá trị kinh tế cao,
được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ mỗi năm
cho người dân. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nghề tôm hùm vẫn chưa thực sự phát

huy được tiềm năng, thế mạnh; chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và yếu tố
rủi do khi xuất khẩu mặt hàng này khá cao. Đầu ra tôm hùm thịt chủ yếu là xuất
khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc và tiêu thụ nội địa. Thị trường còn bấp bênh,
nhưng những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực xúc tiến thương mại chào hàng
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

sang Singapore, Đài Loan, Hồng Kông. Đáng nói trong đó là Singapore – một thị
trường có tiềm năng rất lớn về hải sản, gần như toàn toàn bộ tất cả mặt hàng hải sản
ở Singapore là hàng nhập khẩu, mà đây lại là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của
Việt Nam. Theo như báo cáo của cục xúc tiến thương mại (VIETRADE), vào năm
2013, tổng kim ngạch nhập khẩu hải sản từ khắp thế giới của Singapore là 1,1 tỷ đô
la Mỹ. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu lớn thứ 3 vào Singapore sau Indonesia và
Malaysia đối với mặt hàng thủy sản. Người Singapore rất ưa chuộng hải sản, đặc
biệt là vây cá, cua, tôm hùm và ngao. Với thế mạnh về tôm hùm, CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HẢI SẢN NHA TRANG (VIETSEAFOODS) đã
đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam. Đây cũng là
mặt hàng mà công ty chiếm phần lớn thị phần trong nước (khoảng 80%).
Tuy nhiên, các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường Singapore khá chặt
chẽ, đặc biệt là các tiêu chuẩn nhập khẩu đối với hàng thủy hải sản. Vì vậy, trong
năm 2014 vừa qua, có một vấn đề gây ảnh hưởng đến uy tín ngành thủy sản Việt
Nam là tình trạng sử dụng hóa chất, chất cấm và thuốc kháng sinh trong nuôi trồng
và chế biến. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận rất nhiều thông tin cảnh báo về các lô

hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Từ những cơ hội và thách thức trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoạt động kinh
doanh xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Singapore của Công Ty Cổ Phần
Xuất Nhập Khẩu Hải Sản Nha Trang (VIETSEAFOODS)– Thực trạng và giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2020”.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa những kiến thức, lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Tiếp cận thực tiễn, tìm hiểu thị trường về hải sản cũng như tôm hùm của

Singapore. Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động tổ chức kinh doanh
xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Singapore của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Khẩu Hải Sản Nha Trang (VIETSEAFOODS). Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và
các yếu tố tác động đến tình hình xuất khẩu của VIETSEAFOODS trong thời gian
qua.
Nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu của VIETSEAFOODS và cơ
hội, thách thức từ thị trường Singapore để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tôm hùm sang Singapore của
VIETSEAFOODS đến năm 2020.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu tôm hùm của Công ty Cổ Phần

Xuất Nhập Khẩu Hải Sản Nha Trang (VIETSEAFOODS).
Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi không gian: Thị trường tôm hùm Singapore.
Phạm vi thời gian:
+

2011- 2014: thực trạng xuất khẩu tôm hùm của VIETSEAFOODS sang
Singapore.

+ 2015- 2020: giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm hùm của
VIETSEAFOODS sang Singapore.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Sử dụng phương pháp trích dẫn, tổng hợp thông tin trên sách báo,

website để làm rõ cơ sở lý luận của đề tài về xuất khẩu tôm hùm.
Chương 2: Tổng hợp, thu thập thông tin từ báo điện tử, website để làm rõ thị
trường Singapore đối với mặt hàng tôm hùm và nhận định những cơ hội, thách thức
của tôm hùm Việt Nam trên thị trường Singapore.
Chương 3: Dùng phương pháp thống kê, so sánh, mô tả và tình huống trên cơ
sở dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng xuất khẩu; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu


SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tôm hùm sang thị trường
Singapore của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Hải Sản Nha Trang.
Chương 4: Phương pháp logic biện chứng để đưa ra các giải pháp thúc đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Singapore của Công ty Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Hải Sản Nha Trang.
5.

Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề có kết cấu thành bốn chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu tôm hùm.
Chương 2: Tổng quan về thị trường Singapore.
Chương 3: Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu tôm hùm sang thị trường
Singapore của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Hải Sản Nha Trang.
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu tôm hùm
sang thị trường Singapore của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Hải Sản Nha
Trang đến năm 2020.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 12



Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 1:

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU TÔM
HÙM

1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
1.1.1

Một số khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất
hiện từ lâu và ngày càng phát triển. Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng
hóa giữa các nước, cho đến nay xuất khẩu đã rất phát triển và được thể hiện thông
qua nhiều hình thức, vì vậy mà có nhiều quan niệm khác nhau về xuất khẩu:
Theo quan niệm truyền thống, xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Như vậy, đối tượng của xuất khẩu ở đây là hàng hóa, hành vi xuất khẩu là bán hàng,
còn ranh giới xác định là biên giới hải quan.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 1: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa
được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Theo quan niệm này, đối tượng xuất khẩu là hàng hóa, hành vi xuất khẩu không
phải chỉ là mua bán hàng hóa mà là hoạt động di chuyển, đưa hàng hóa sản xuất
sang nước ngoài, ranh giới xác định là biên giới lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực đặc
biệt nằm trong lãnh thổ quốc gia.

Nhìn chung, một cách đầy đủ ta có thể hiểu xuất khẩu là việc đưa hàng hóa và
dịch vụ ra khỏi biên giới quốc gia, và khu vực mậu dịch riêng theo quy định pháp
luật. Như vậy, đối tượng xuất khẩu là sản phẩm hoặc dịch vụ, còn ranh giới xác
định là biên giới quốc gia.

1 Luật thương mại Việt Nam 2005, Quyết định số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam, ngày 14/06/2005.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 13


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Vai trò của xuất khẩu

Mở rộng xuất khẩu là phương thức để thức đẩy phát triển kinh tế, dưới đây là
một số vai trò cơ bản của xuất khẩu đối với một quốc gia2:
 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu:
Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi
phải có một nguồn vốn rất lớn nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến, hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ có thể có từ các nguồn sau: Xuất khẩu, đầu
tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ có thu ngoại tệ,
xuất khẩu lao động… Trong các nguồn trên, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng
nhất để nhập khẩu. Xuất khẩu quyết định tốc độ và quy mô nhập khẩu.

 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển:
Có hai cách nhìn đối với tác động của xuất khẩu đến sản xuất và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế:
1) Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những hàng thừa trong nước do vượt quá nhu
cầu nội địa.
2) Xem thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Chính quan
điểm này làm cho xuất khẩu có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành khác.
Xuất khẩu không chỉ có tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà nó còn giúp
cho việc tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan.
Thứ hai, xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, điều này sẽ
giúp cho sản xuất ổn định và phát triển có nhiều thị trường. Đồng thời chính vì có
nhiều thị trường nên các doanh nghiệp trong nước sẽ phân tán được rủi ro cạnh
tranh.
2 Nguyễn Văn Trình (2007), Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Thứ ba, xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất , nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh xuất khẩu, các
doanh nghiệp xuất khẩu sẽ buộc phải thích nghi bằng cách nâng cao chất lượng

hàng hóa để đáp ứng các yêu cầu của thị trường nước ngoài.
Thứ tư, thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải
không ngừng cải tiến sản xuất, tìm kiếm những cách thức kinh doanh sao cho hiệu
quả nhất để làm giảm chi phí, tăng năng suất. Sau một thời gian dài, các doanh
nghiệp xuất khẩu sẽ dần tạo được “sức đề kháng” đối với sự cạnh tranh . Điều này
còn có ý nghĩa làm cho một nền kinh tế trở nên vững vàng hơn khi những doanh
nghiệp có sức cạnh tranh cao.
Trong quá trình phát triển giai đoạn 2001-2011, thủy sản đã có những đóng
góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Cơ cấu sản
xuất nông, lâm, thủy sản chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, giá trị gắn với thị trường. Tỷ trọng nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp)
trong tổng GDP cả nước giảm dần từ 19,52% năm 2001 xuống còn 16,41% năm
2011. Trong nội bộ ngành Nông nghiệp, tỷ trọng thủy sản tăng từ 19,06% năm
2001 lên 21,3% năm 20113.
 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Thể hiện
ở những điểm sau:
-

Xuất khẩu gia tăng sẽ làm tăng GDP, tăng thu nhập quốc dân từ đó có tác
động làm tăng tiêu dùng nội địa. Tiêu dùng nội địa lại là nhân tố kích thích

-

nền kinh tế tăng trưởng.
Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho nền kinh tế, nhất là
trong những ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

3 Tổng cục thủy sản, Báo cáo tóm tắt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến


năm 2020, tầm nhìn 2030”, truy cập ngày 5/3/2015.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Xuất khẩu gia tăng sẽ làm gia tăng đầu tư trong các ngành sản xuất hàng hóa
xuất khẩu và những ngành có liên quan đến sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đầu tư gia
tăng cũng là nhân tố kích thích tăng trưởng của nền kinh tế.
Năm 2011 thủy sản đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung toàn ngành
nông nghiệp khoảng 24,44% và 6,34% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Bình
quân giai đoạn 2001- 2011 thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho khoảng
150.000 lao động/năm (trong đó, lao động khai thác thủy sản khoảng 29,55%), lao
động nuôi trồng thủy sản 40,52%, lao động chế biến thủy sản 19,38%, lao động
hậu cần dịch vụ nghề cá khoảng 10,55%). Trong xóa đói giảm nghèo, nhờ tăng
trưởng, thủy sản đã đưa được 43 xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn ra khỏi
danh sách các xã nghèo4.
1.1.3

Các hình thức xuất khẩu

Để tăng kim ngạch xuất khẩu, một doanh nghiệp thường áp dụng nhiều
phương thức kinh doanh xuất khẩu khác nhau. Sau đây là các phương thức kinh
doanh xuất khẩu phổ biến nhất:5

1.1.3.1 Hình thức xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước của mình
để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài; hoặc bán hàng sang
khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Ưu điểm:

4 Tổng cục thủy sản, Báo cáo tóm tắt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, truy cập ngày 5/3/2015.

5 Võ Thanh Thu (2011), Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp
-

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách
hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu. Do đó không cần phải tốn chi phí cho việc
nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng, đồng thời có thể giảm được

-

chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng không phải tốn chi phí thuê kho, bãi để vận chuyển hàng
hóa cho khách hàng. Do bên mua hàng tại xưởng của doanh nghiệp nên

-

doanh nghiệp không cần phải thuê kho, bãi để vận chuyển cho bên mua.
Doanh nghiệp không cần phải tiến hành các thủ tục hải quan, mua bảo hiểm
cho hàng hóa do đó giảm được một khoản chi phí khá lớn. Vì mọi thủ tục
đều do bên mua tiến hành, doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu
tại chỗ chỉ có nhiệm vụ giao hàng cho bên mua tại xưởng của doanh nghiệp.
Do đó giảm được rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu.

Hạn chế:
-

Lợi nhuận kinh doanh thu được thường không được cao. Do doanh nghiệp
không chủ động tìm kiếm khách hàng mới, chỉ là những khách hàng quen
nên doanh thu thường không cao, mặt khác do không phải thêm chi phí vận
chuyển cũng như thuê kho bãi nên doanh nghiệp chỉ nhận được giá vốn hàng

-

bán của bên mua mà thôi.
Bị động trong kinh doanh do khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu. Vì chỉ

-

yếu là khách hàng quen biết và tự tìm đến doanh nghiệp xuất khẩu.
Giá trị các hợp đồng thường nhỏ do chỉ phụ thuộc vào lượng hàng cung cấp
cho đối tác ngoài ra không có thêm bất kỳ một chi phí nào như vận chuyển,

kho bãi, làm thủ tục hải quan…
1.1.3.2 Xuất khẩu ủy thác
Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại

thông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí
trên việc xuất khẩu đó.
Ưu điểm:

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 17


Chuyên đề tốt nghiệp
-

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Công ty nhận ủy thác xuất khẩu không phải bỏ vốn vào kinh doanh, tránh
được rủi ro kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là hoa hồng

-

cho nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa dùm cho bên ủy thác
Do chỉ thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu nên tất cả các chi phí từ nghiên
cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng
không phải chi trả, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của

-


Công ty nhận ủy thác
Là hình thức dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh
nghiệp nhận ủy thác không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về
hàng hóa. Vì những doanh nghiệp này chỉ làm thủ tục xuất hàng hóa còn
mọi hình thức chịu rủi ro khác thì bên ủy thác sẽ chịu trách nhiệm.

Hạn chế:
-

Trong việc xuất khẩu theo hình thức ủy thác thì phía ủy thác mà doanh
nghiệp nhận ủy thác nhận được thường nhỏ nhưng được thanh toán nhanh
(khoảng 0,5 – 2% trên tổng số hợp đồng). Nhưng đối với bên doanh nghiệp
xuất khẩu thì phải tốn một khoản phí trả nhanh trong khi chưa biết được
hàng hóa của mình như thế nào, có được vận chuyển tốt hay không, có giao

-

hàng đúng số lượng như yêu cầu hay không.
Đối với doanh nghiệp nhận ủy thác do không phải bỏ vốn vào kinh doanh
nên hiệu quả kinh doanh thấp, không bảo đảm tính chủ động trong kinh

-

doanh.
Thị trường và khách hàng bị thu hẹp vì doanh nghiệp nhận ủy thác không có
liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm khách hàng, không dành
được thế chủ động trong kinh doanh chỉ có một nghiệp vụ là làm thủ tục
xuất khẩu hàng hóa. Do đó, lợi nhuận thường khá thấp.
1.1.3.3 Hình thức gia công hàng xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó,


người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc
bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm
ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.
Ưu điểm:
-

Đây là hình thức rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh
nghiệp vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới,
chưa có thương hiệu, kiểu dáng xuất công nghiệp nổi tiếng và qua gia công

-

xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập ở mức độ nhất định vào thị trường thế giới.
Qua gia công xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm làm thủ

-

tục xuất khẩu; lích lũy vốn…
Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình đều


-

do bên phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo.
Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại
tệ .

Hạn chế:
-

Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn
giá gia công ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa những đơn

-

vị nhận gia công.
Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao.
Nếu chỉ áp dụng phương thức kinh doanh gia công hàng xuất khẩu, doanh

nghiệp khó có thể xây dựng chiến lược phát triển ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp
không thể xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm; chiến lược giá; chiến lược phân
phối; xây dựng thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm.
Các mặt hàng gia công chính ở Việt Nam hiện nay là hàng may mặc, da
giày, phần mềm, đồ gỗ... Lấy ví dụ về hàng may mặc, trên thị trường có rất nhiều
các công ty may mặc trong lĩnh vực xuất khẩu như May 10, Việt Tiến, Phương
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 19



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Đông, Hanosimex… là các thương hiệu có tiếng của Việt Nam, nhưng cũng chỉ ở
Việt Nam. Đặc điểm chung của các công ty này hầu hết là nhận gia công cho các
thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Ví dụ: bên cạnh tem áo “Made in Viet Nam”,
nhiều sản phẩm trong nước luôn phải kèm theo tem mác của một hãng thời trang
nào đó trên thế giới. Có những chiếc áo có tới 2 thương hiệu thời trang nổi tiếng
của Đức và Ý nhưng không có dấu hiệu nào của Việt Nam- nơi đã sản xuất ra nó.
Đơn giản, người Ý đặt hàng người Đức, người Đức lại thuê Việt Nam sản xuất, gia
công những lô hàng như vậy.

1.1.3.4 Hình thức xuất khẩu tự doanh
Xuất khẩu tự doanh (hay xuất khẩu trực tiếp) là hình thức doanh nghiệp tự
tạo ra sản phẩm (tổ chức thu mua hoặc tổ chức sản xuất), tự tìm kiếm khách hàng để
xuất khẩu.

Ưu điểm:
-

Lợi nhuận của đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường cao hơn các hình thức
khác do giảm bớt được các khâu trung gian vì vậy doanh nghiệp không phải

-

tốn một khoản chi phí hoa hồng dành cho người trung gian môi giới
Với vai trò là người bán trực tiếp, các đơn vị kinh doanh chủ động trong
kinh doanh, có điều kiện tiếp cận thị trường, nắm bắt được những ứng xử
linh hoạt, thích ứng với thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị


-

trường, gợi mở, kích thích nhu cầu.
Với đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh
cao, tự khẳng định mình về sản phẩm nhãn hiệu… dần dần đưa được uy tín

-

về sản phẩm trên thế giới.
Mở rộng quan hệ với các bạn hàng nước ngoài. Do trong quá trình xuất khẩu
trực tiếp doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm và nghiên cứu được nhiều

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

thị trường mà doanh nghiệp cho là tiềm năng đối với sản phẩm chủ lực của
doanh nghiệp và có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó có thể mở
rộng mối quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia khác nhau và mang tính chất
hợp tác lâu dài hơn.
Hạn chế:
-

Hình thức này đòi hỏi phải ứng trước một số vốn khá lớn để sản xuất hoặc

thu mua hàng vì doanh nghiệp phải chủ động trong tất cả các khâu từ sản
xuất cho đến thành phẩm. Ngoài ra còn phải tốn chi phí kinh doanh cao cho

-

tiếp thị, tìm kiếm khách hàng.
Rủi ro trong xuất khẩu nhiều hơn so với phương thức gia công xuất khẩu vì
mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu đều do doanh nghiệp xuất
khẩu tự lo.

1.1.4

Quy trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu được thực hiện một cách an
toàn và thuận lợi, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức xây dựng riêng cho mình một quy
trình kinh doanh xuất khẩu riêng sao cho phù hợp với bản thân để đem lại hiệu quả
kinh doanh cao nhất. Nhưng nhìn chung, một quy trình tổ chức kinh doanh xuất
khẩu thường bao gồm các công đoạn sau6:
1.1.4.1 Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác
 Nghiên cứu thị trường
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu việc nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất
khẩu chính xác sẽ có một vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh
doanh. Hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới các nhà sản xuất có
khuynh hướng tự giao dịch ngoại thương ngày càng gia tăng.

6 Phạm Duy Liên (2012), Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, NXB Thống Kê.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh


Trang 21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Khi nghiên cứu thị trường nước ngoài các doanh nghiệp cần phải tập trung
vào các vấn đề sau đây:
-

Nghiên cứu quan hệ cung cầu và dung lượng thị trường để xác định cho
được khối lượng hàng hóa mình có thể bán được trên thị trường đang quan

-

tâm;
Điều kiện chính trị, kinh tế, thương mại của thị trường để xác định chiến

-

lược kinh doanh lâu dài;
Nghiên cứu hệ thống pháp luật và các chính sách buôn bán có liên quan;
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên: cảng khẩu, đường xá…
Nghiên cứu tập quán tiêu dùng của người dân tại các khu vực thị trường mà

-

mình quan tâm;
Các nội dung khác mà doanh nghiệp không thể bỏ qua: điều kiện tiền tệ,

kênh tiêu thụ hàng hóa…
Nắm vững những vấn đề trên cho phép doanh nghiệp xác định được thị

trường, thời cơ bán hàng, phương thức mua bán, điều kiện giao dịch…
 Lựa chọn đối tác
Sự thành bại của một nghiệp vụ xuất nhập khẩu còn phụ thuộc rất lớn vào
yếu tố khách hàng. Lựa chọn được bạn hàng tin cậy, hàng hóa sẽ được tiêu thụ với
các điều kiện có lợi, vốn thu hồi nhanh, không có tranh chấp phát sinh… và ngược
lại.
Khi nghiên cứu lựa chọn đối tác, các doanh nghiệp nên quan tâm các vấn đề
sau:
-

Hình thức tổ chức của đối tác (Hội buôn, Công ty trách nhiệm vô hạn, trách

-

nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần);
Khả năng tài chính (lỗ, lãi…);
Uy tín của đối tác;
Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đối tác;
Thiện chí của đối tác.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 22


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

1.1.4.2 Lập phương án kinh doanh
Phương án kinh doanh là kế hoạch hành động của doanh nghiệp nhằm đạt
đến mục tiêu đã xác định.
Khi xây dựng phương án kinh doanh các doanh nghiệp thường dựa vào các cơ sở
chủ yếu sau:
-

Các thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu thị trường thương

-

nhân;
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung của phương án kinh doanh thường bao gồm các mục chính sau:
-

Số liệu thông tin về thị trường thương nhân;
Lựa chọn mặt hàng thời cơ và phương thức kinh doanh phù hợp;
Xây dựng giá hàng xuất khẩu;
Các mục tiêu đề ra bao gồm: mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài, mục tiêu

-

ưu tiên;
Đánh giá hiệu quả kinh tế: tỷ suất ngoại tệ, điểm hoàn vốn, thời gian hoàn

-


vốn, chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận;
Xây dựng hệ thống các giải pháp thực hiện phương án kinh doanh.

Khi đánh giá hiệu quả của một phương án kinh doanh, các doanh nghiệp thường
đánh giá theo các chỉ tiêu:
-

Chỉ tiêu chi phí, doanh thu;
Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu;
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn;
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận;
Chỉ tiêu điểm hòa vốn.
1.1.4.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng

 Đàm phán
Đàm phán chưa có một khái niệm thống nhất và cách thức chuẩn bị trước khi
giao dịch đàm phán cũng không giống nhau tùy thuộc vào từng người. Nhưng tựu
chung lại, khi chuẩn bị giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng các doanh nghiệp phải

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

chuẩn bị: thu thập các thông tin về thị trường, khách hàng; tiến hành xúc tiến

thương mại; tiến hành các tính toán kiểm tra, so sánh giá cả với các khách hàng
khác.
Hiện nay trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thường sử dụng ba
hình thức đàm phán cơ bản là: đàm phán bằng thư từ điện tín, đàm phán bằng điện
thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình
thức là đàm phán qua thư từ điện tín và đàm phán qua điện thoại là được sử dụng
phổ biến nhất.

 Ký kết hợp đồng
Hợp đồng là cam kết có giá trị nhất để đảm bảo các bên thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình trong giao dịch thương mại. Các loại hợp đồng được lập theo các
chuẩn mực nhất định của pháp luật và có các nội dung chính:
-

Tên hàng
Chất lượng
Số lượng
Giao hàng
Giá cả
Thanh toán
Bao bì, ký mã hiệu
Bảo hành
Phạt và bồi thường thiệt hại
Bảo hiểm
Bất khả kháng
Khiếu nại
Trọng tài

1.1.4.4 Thực hiện hợp đồng
Sau khi đã ký kết hợp đồng xuất khẩu, công việc hết sức quan trọng mà

doanh nghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã ký kết. Căn
cứ vào điều khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

công việc mà mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp
đồng, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những
thông tin phản hồi từ phía đối tác.
Quy trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu tùy thuộc vào phương
thức thanh toán và phương thức giao nhận hàng mà thường bao gồm các bước sau 7:
-

Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của nhà nước.
Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán.
Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu.
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu.
Làm thủ tục hải quan.
Thuê phương tiện vận tải.
Giao hàng cho người vận tải.
Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu.
Lập bộ chứng từ thanh toán.
Khiếu nại và thanh lý hợp đồng.

1.2 Tổng quan về sản xuất tôm hùm tại Việt Nam

1.2.1

Sự hình thành và phát triển của tôm hùm

Tôm hùm là tên chung chỉ những loài tôm biển cỡ lớn thuộc nhóm giáp xác.
Có kích thước và khối lượng lớn, dài đến 60cm, nặng đến 15kg. Sống lâu, có loài
sống đến 50- 100 tuổi; sống ở đáy biển nơi có hang hốc khe đá san hô.
Tôm hùm phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới đến á nhiệt đới như
Australia, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia. Trên thế giới tôm hùm được
khai thác từ những năm đầu của thế kỷ 20, chủ yếu tại các nước như Australia, New
Zealand và Nam Phi. Song song với việc khai thác tự nhiên thì việc phát triển nuôi
tôm hùm thương phẩm được nhiều quốc gia triển khai và thành công như Australia,
Canada, Mỹ, Philippin, Pháp và Singapore góp phần tăng sản lượng tôm hùm nuôi
trên thế giới.

7 Đoàn Thị Hồng Vân (2013), Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 25


×