Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Nghiên cứu những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các dự án xây dựng đường thuộc khu đô thị thành phố Bắc Ninh và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.68 MB, 138 trang )

LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
trong thời gian học tập chương trình cao học vừa qua đã trang bị cho học viên
được nhiều kiến thức cần thiết về các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng
công trình giao thông.
Học viên xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong
trường đã tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt, học viên xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS Trần Tuấn
Hiệp - Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đã quan tâm và tận tình
hướng dẫn giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn luôn động
viên và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Học viên

Nguyễn Văn Thắng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2
4. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
6. Kết cấu của luận văn..................................................................................2
CHƯƠNG 1. XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ
THỊ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN................................................................................3


1.1. Xây dựng đường ô tô...............................................................................3
1.1.1. Các vấn đề chung.............................................................................3
1.1.1.1. Khái niệm về xây dựng đường.....................................................3
1.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản về xây dựng đường.................................3
1.1.1.3. Đặc điểm công tác xây dựng đường ô tô.....................................4
1.1.2. Công tác xây dựng nền đường........................................................5
1.1.2.1. Khái niệm.....................................................................................5
1.1.2.2. Yêu cầu đối với nền đường..........................................................5
1.1.2.3. Yêu cầu với công tác thi công nền đường....................................6
1.1.2.4. Một số dạng nền đường thường gặp............................................7
1.1.2.5. Phân loại công trình nền đường và đất nền đường...................11
1.1.2.6. Phương pháp xây dựng nền đường............................................13
1.1.2.7. Trình tự và nội dung thi công nền đường..................................13
1.1.3. Công tác xây dựng mặt đường......................................................14
1.1.3.1. Cấu tạo, yêu cầu với mặt đường................................................14
1.1.3.3. Phân loại kết cấu áo đường.......................................................20
1.1.3.4. Trình tự thiết kế kết cấu áo đường.............................................21
1.1.3.5. Trình tự chung xây dựng mặt đường.........................................22
1.1.4. Tổ chức thi công đường ô tô..........................................................23


1.1.4.1. Khái niệm...................................................................................23
1.1.4.2. Mục đích nghiên cứu của TCTC................................................23
1.1.4.3. Các nguyên tắc cơ bản khi tiến hành TCTC đường ô tô............24
1.1.4.4. Các phương pháp tổ chức thi công............................................25
1.2. Kiến trúc cảnh quan đô thị...................................................................29
1.2.1. Khái niệm KTCQ...........................................................................29
1.2.2. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.....................................31
1.2.3. Thiết kế hoa viên............................................................................32
1.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng............................................................33

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể trong quá trình
đầu tư dự án...............................................................................................33
1.3.1.1. Người quyết định đầu tư............................................................33
1.3.1.2. Chủ đầu tư..................................................................................35
1.3.1.3. Ban quản lý dự án (Đối với hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý
dự án)......................................................................................................36
1.3.1.4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án (đối với hình thức thuê tư vấn quản
lý dự án)..................................................................................................37
1.3.2. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.......................37
1.3.2.1. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng.....37
1.3.2.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư......................................................38
1.3.2.3. Trách nhiệm của nhà thầu.........................................................40
1.3.2.4. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vât liệu, sản
phẩm, thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng.....................41
1.3.2.5. Trách nhiệm nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình. .41
1.3.2.6. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công
trình.........................................................................................................42
1.3.2.7. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình.................42
1.3.2.8. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình
xây dựng..................................................................................................43


1.3.2.9. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng..................................44
2.1. Điều tra phân tích đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông.....45
2.1.1. Tổng quan về thành phố Bắc Ninh...............................................45
2.1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông.............................................47
2.1.3. Giới thiệu Ban quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh....49
2.2. Các dự án xây dựng đường điển hình trong các khu đô thị thành phố
Bắc Ninh...................................................................................................50
2.3. Phân tích thực trạng thực hiện triển khai dự án xây dựng đường trong

các khu đô thị thành phố Bắc Ninh.......................................................56
2.3.1. Chuẩn bị đầu tư..............................................................................56
2.3.2. Triển khai thực hiện đầu tư..........................................................68
2.3.3. Giai đoạn kết thúc đầu tư..............................................................85
2.3.4. Giải pháp chung phối hợp.............................................................87
3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư....................................................................89
3.2. Các giải pháp trong giai đoạn triển khai thực hiện đầu tư.............100
1. Kết luận...................................................................................................129
2. Kiến nghị:................................................................................................131


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QLDA

Quản lý dự án

GPMB

Giải phóng mặt bằng

BVTC

Bản vẽ thi công

ATLĐ

An toàn lao động

UBND


Ủy ban nhân dân

TVGS

Tư vấn giám sát

TVTK

Tư vấn thiết kế

TVTKKT

Tư vấn thiết kế kỹ thuật

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

TKBVTC

Thiết kế bản vẽ thi công

BTN

Bê tông nhựa

TBXM

Bê tông xi măng


TCTC

Tổ chức thi công

P2TC2

Phương pháp tổ chức thi công

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 với
mục tiêu đô thị hóa toàn tỉnh và chở thành đô thị loại I. Trong đó lấy thành phố Bắc
Ninh là đô thị lõi trong đô thị tỉnh Bắc Ninh.
Triển khai chiến lược đưa thành phố Bắc Ninh chở thành trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Ninh; một trong những trung tâm giáo dục
và đào tạo nghề của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô; một trong những
trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ của vùng và của tỉnh Bắc Ninh. Các lãnh đạo
tỉnh, các ngành đã chỉ đạo tập chung, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố Bắc
Ninh.
Trong vòng vài thập kỷ qua trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã có nhiều khu đô
thị, khu công nghiệp được đầu tư xây dựng như: Khu đô thị Vũ Ninh – Kinh Bắc; Khu
đô thị Hòa Long – Kinh Bắc; Khu đô thị Nam Võ Cường; Khu đô thị Khả Lễ I,II; Khu
đô thị Phúc Ninh...Khu công nghiệp Quế Võ, Khu công nghiệp Hạp Lĩnh- Khắc

Niệm...Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị, khu công nghiệp là thành tố đặc biệt
quan trọng làm cơ sở phát triển đô thị văn minh, hiện đại, đồng bộ, bền vững.
Kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của các khu đô thị nên tài
hàng trăm đến vài trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau ( khách quan,
chủ quan) quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng đường trong các khu đô thị đã
bọc lộ nhiều hạn chế từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư. Tóm
lại các khâu từ KSTK, GPMB, quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ, thi công, an
toàn VSMT... đều xuất hiện các hạn chế.
Với mỗi dự án khác nhau hình thức và mức độ hạn chế khác nhau và khá đa dạng.
Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu nào phân tích đánh giá cặn kẽ vấn đề đó.
Từ những phân tích trên đề tài luận văn “Nghiên cứu những hạn chế trong quá
trình triển khai thực hiện các dự án xây dựng đường thuộc khu đô thị thành phố Bắc
Ninh và giải pháp khắc phục” là nhằm giải quyết một vấn đề khoa học, thực tiễn, cấp
thiêt trong quá trình phát triển xây dựng giao thông và cơ sở hạ tầng đô thị ở thành phố


2
Bắc Ninh.
2. Đối tượng nghiên cứu
Những hạn chế trong quá trình triển khai dự án đường và đề xuất giải pháp khắc
phục.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đường trong các khu đô thị thành phố Bắc Ninh.
4. Mục đích nghiên cứu
Phân tích đánh giá được những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các
dự án xây dựng đường thuộc các khu đô thị thành phố Bắc Ninh từ đó đề xuất được
giải pháp hợp lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa lý thuyết về xây dựng đường, kiến trúc cảnh quan đô thị và quản lý
dự án với việc điều tra phân tích đánh giá hiện trạng việc triển khai thực hiện một số

dự án đường trong khu đô thị thành phố Bắc Ninh và những hạn chế chủ yếu. Từ đó
nghiên cứu đê xuất giải pháp hợp lý nhằm khắc phục hiệu quả.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo. Luận văn kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết về xây dựng đường ô tô, kiến trúc cảnh quan đô thị và quản
lý dự án.
Chương 2: Điều tra phân tích đánh giá những hạn chế trong việc triển khai dự
án xây dựng đường trong các khu đô thị thành phố Bắc Ninh.
Chương 3: Nghiên cứu giải pháp hợp lý nhằm khắc phục hiệu quả các hạn chế
trong quá trình triển khai xây dựng đường trong các khu đô thị thành phố Bắc Ninh.


3

CHƯƠNG 1. XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ
THỊ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.1. Xây dựng đường ô tô
1.1.1. Các vấn đề chung.
1.1.1.1. Khái niệm về xây dựng đường.
Xây dựng đường là một công tác bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, nhằm
hoàn thành các hạng mục công trình có trong đồ án thiết kế đường.
Các công tác ấy có thể rất khác nhau, song có thể khái quát thành 3 loại:
- Sản xuất và cung cấp các loại nguyên vật liệu cho các khâu thi công.
- Kỹ thuật thi công các hạng mục công trình.
- Tổ chức thi công tác hạng mục công trình.
1.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản về xây dựng đường
a) Tiết kiệm
Công trường xây dựng đường là nơi tập trung rất nhiều nhân lực, máy móc thiết
bị; sử dụng rất nhiều vật liệu xây dựng, tiền vốn. Muốn giảm giá thành công trình phải

xác định đúng các điều kiện thi công, thi công theo một trình tự phù hợp; tìm tòi các
biện pháp kỹ thuật thích hợp; đổi mới công nghệ; tổ chức thi công nhịp nhàng để đảm
bảo tiết kiệm tối đa các nguồn lực.
b) Đạt chất lượng
Quy trình thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình đều yêu cầu phải đạt
các chỉ tiêu chất lượng nhất định, để công trình khi khai thác ổn định và bền vững.
Muốn vậy trong quá trình thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm
thi công; tổ chức tốt khâu kiểm tra trong suốt quá trình thi công; nghiên cứu áp dụng
các loại vật liệu mới, công nghệ thi công tiên tiến trong nước và trên thế giới.
c) Đảm bảo tiến độ.
Việc sớm đưa công trình vào khai thác vừa mang lại lợi ích cho nhà thầu xây
dựng (nhanh quay vòng vốn lưu động, sớm thu hồi vốn các máy móc thiết bị thi công),
vừa mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế quốc dân (đẩy nhanh thời kỳ hoàn vốn của
đường, giảm được chi phí vận tải, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, tạo điều


4
kiện giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa, cân
đối …).
Để đảm bảo hoàn thành và vượt tiến độ cần:
- Lập tiến độ thi công phù hợp với các điều kiện cụ thể về: tính chất công trình;
điều kiện thi công; khả năng cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực của đơn vị.
- Tập trung nhân vật lực để hoàn thành sớm các hạng mục công tác trọng điểm.
- Thường xuyên kiểm tra tiến độ trong quá trình thi công để có các điều chỉnh
nhanh chóng, kịp thời, hợp lý.
- Tổ chức tốt khâu cung cấp vật tư, vận chuyển trong suốt quá trình thi công.
d) An toàn
Công tác xây dựng đường có thể phải tiến hành trong các điều kiện địa hình rất
khó khăn hiểm trở; sử dụng các thiết bị máy móc cồng kềnh, công suất lớn; dùng các
loại nguyên vật liệu rất dễ cháy nổ (xăng, dầu, kíp mìn, thuốc nổ), ... nên trong quá

trình thiết kế các biện pháp kỹ thuật thi công, trong quá trình tổ chức thi công, phải
thường xuyên nghiên cứu, thiết kế, kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động,
tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
1.1.1.3. Đặc điểm công tác xây dựng đường ô tô
Diện thi công hẹp và kéo dài làm cho việc bố trí tổ chức thi công gặp nhiều
khó khăn.
Phân bố khối lượng không đồng đều, các giải pháp kỹ thuật thường không đồng
nhất mà thường rất phong phú và đa dạng
Nơi làm việc thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho việc chuẩn bị thi
công, tổ chức ăn ở cho công nhân.
Diện công tác chủ yếu ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.
Các biện pháp để khắc phục những khó khăn trên:
+ Cố gắng chuyển một khối lượng lớn công tác ở hiện trường vào công xưởng.
+ T ổ chức công việc ăn khớp nhịp nhàng giữa các khâu, hàng ngày phải xem
xét điều chỉnh, tăng cường lực lượng cho các khâu yếu do các phát sinh khách quan
và chủ quan đưa tới.


5
+ Đối với những công việc chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, khí hậu thì tuỳ
từng lúc, từng nơi mà phải đẩy nhanh nhịp điệu thi công để tránh các thiệt hại do
thời tiết gây ra.
1.1.2. Công tác xây dựng nền đường
1.1.2.1. Khái niệm
Nền đường là bộ phận chủ yếu của công trình đường, có tác dụng khắc phục địa
hình thiên nhiên, nhằm tạo nên một tuyến đường có các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp
với một cấp hạng đường nhất định, nhiệm vụ của nó là đảm bảo cường độ và độ ổn
định của áo đường. Nó là nền tảng của áo đường; cường độ, tuổi thọ và chất lượng sử
dụng của áo đường phụ thuộc rất lớn vào cường độ và độ ổn định của nền đường.
1.1.2.2. Yêu cầu đối với nền đường

- Đảm bảo ổn định toàn khối.
- Nền đường phải đảm bảo có đủ cường độ nhất định.
- Đảm bảo ổn định cường độ trong suốt thời kỳ khai thác.
- Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới cường độ và độ ổn định của nền đường bao gồm:
+ Tính chất của đất nền đường (vật liệu xây dựng nền đường).
+ Phương pháp thi công đặc biệt là chất lượng đầm lèn.
+ Biện pháp thoát nước và biện pháp bảo vệ nền đường.
- Trong từng điều kiện cụ thể, có thể xảy ra các hiện tượng hư hỏng sau đối với
nền đường:
+ Nền đường bị lún.
+ Nền đường bị trượt: do nền đường đắp trên sườn dốc mà không rẫy cỏ, đánh
bậc cấp...
+ Nền đường bị nứt.
+ Sụt lở mái ta luy.


6

Hình 1.1. Một số kiểu hư hỏng nền đường.
1.1.2.3. Yêu cầu với công tác thi công nền đường
Trong xây dựng đường, công tác làm nền đường chiếm tỷ lệ khối lượng rất lớn,
nhất là đường vùng núi, đòi hỏi nhiều sức lao động máy móc, xe vận chuyển, cho nên
nó còn là một trong những khâu mấu chốt ảnh hưởng tới thời hạn hoàn thành công
trình. Mặt khác chất lượng của nền đường cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chung
của công trình nền đường.
Vì vậy trong công tác tổ chức thi công nền đường phải bảo đảm:
- Đảm bảo nền đường có tính năng sử dụng tốt, đúng vị trí, cao độ, kích thước
mặt cắt, quy cách vật liệu, chất lượng đầm nén phải tuân thủ đúng quy trình thi công,
hồ sơ thiết kế. Để làm được điều này phải lên khuôn đường đúng, chọn vật liệu phù
hợp, phải lập và hoàn chỉnh các quy trình thao tác thi công, chế độ kiểm tra nghiệm thu

chất lượng.


7
- Chọn phương án thi công thích hợp tuỳ theo các điều kiện địa hình, tình huống
đào đắp, loại đất đá, cự ly vận chuyển, thời gian thi công và công cụ thiết bị. Ví dụ:
+ Khi gặp đá cứng thì biện pháp thích hợp là thi công bằng nổ phá.
+ Khi khối lượng công việc nhỏ, rải rác mà máy móc nằm ở xa thì biện pháp
thích hợp là thi công bằng thủ công.
- Chọn máy móc thiết bị thi công hợp lý, mỗi loại phương tiện máy móc chỉ làm
việc hiệu quả trong một phạm vi nhất định. Nếu chọn không đúng sẽ không phát huy
được năng suất của máy. Tuỳ thuộc vào địa hình, địa chất, thuỷ văn, khối lượng công
việc, cự ly vận chuyển…để chọn loại máy thích hợp.
- Phải điều phối và có kế hoạch tốt sử dụng nguồn nhân lực, máy móc, vật liệu
một cách hợp lý để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo chất
lượng công trình.
- Các khâu công tác thi công nền đường phải tiến hành theo kế hoạch đã định.
Các hạng mục công tác xây dựng nền đường phải phối hợp chặt chẽ. Công trình nền
đường cũng phải phối hợp với các công trình khác và tuân thủ sự sắp xếp thống nhất
về tổ chức và kế hoạch thi công tổng thể của toàn bộ công trình đường nhằm hoàn
thành nhiệm vụ thi công đúng hoặc trước thời hạn.
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật và quy tắc an toàn trong thi công. Thi công
nền đường phải quán triệt phương châm an toàn sản xuất, tăng cường giáo dục về an
toàn phòng hộ, quy định các biện pháp kĩ thuật đảm bảo an toàn.
1.1.2.4. Một số dạng nền đường thường gặp


Nền đường đắp thông thường



8

Hình 1.2. Nền đường đắp thông thường
a) Nền đắp dưới 1m; b)Nền đắp từ 1m đến 6m; c) Nền đắp từ 6m đến 12m;
Độ dốc của taluy nền đắp được xác định theo loại đất đắp, chiều cao taluy và
điều kiện địa chất công trình của đáy nền đường. Khi chất lượng của đáy nền đắp tốt,
m được lấy theo bảmg sau:
Bảng 1.1. Độ dốc taluy nền đắp theo TCVN 4054
Loại đất đắp
Các loại đá phong hoá nhẹ
Đá dăm, sỏi sạn, cát lẫn sỏi, cát hạt lớn, cát hạt
vừa, xỉ quặng
Cát hạt nhỏ, cát bột, đất sét, á cát
Đất bụi, cát mịn
• Nền đường đắp ven sông

Chiều cao mái taluy nền đắp
Dưới 6m
1:1 - 1:1,3

Từ 6 - 12m
1:1,3 - 1:1,5

1:1,5

1:1,3 - 1:1,5

1:1,5

1:1,75


1:1,75

1:1,75


9

Hình 1.3. Nền đường đắp ven sông.
Cao độ vai đường phải cao hơn mực nước lũ thiết kế kể cả chiều cao sóng vỗ và
cộng thêm 50cm. Tần suất lũ thiết kế nền đường ô tô các cấp cho ở bảng sau:
Bảng 1.2. Tần suất lũ thiết kế nền đường.
Cấp đường
Tần suất lũ thiết kế

Đường cao

Đường cấp Đường cấp

tốc, cấp I
1%

II
2%

III
4%

Đường cấp IV, V
Xác định theo tình


hình cụ thể
Phải căn cứ vào dòng nước, tình hình sóng gió và xói mòn mà gia cố taluy nền
đắp thích hợp.


Nền đường nửa đào, nửa đắp.

Hình 1.4. Nền đường nửa đào, nửa đắp.
Khi độ dốc ngang của mặt đất tự nhiên dốc hơn 1:5 thì phải đánh cấp mái taluy
tiếp giáp giữa nền đường và sườn dốc (kể cả theo hướng của mặt cắt dọc) chiều rộng
cấp không nhỏ hơn 1m, đáy cấp phải dốc nghiêng vào trong 2 - 4%. Trước khi đánh
cấp phải đào bỏ đất hữu cơ và gốc cây.


10
Khi mở rộng nền đường do nâng cấp cải tạo thì phải đánh cấp mái taluy tiếp
giáp giữa nền đường cũ và nền đường mở rộng. Chiều rộng cấp của đường cao tốc,
đường cấp I thường là 2m, loại đất đắp nên dùng đất đắp nền đường cũ.


Nền đường đào

Ðá

1:n

§Êt
B
n

1:

Hình 1.5. Nền đường đào
Độ dốc mái taluy nền đào đất phải căn cứ vào độ dốc của các tuyến đường hiện
hữu gần đó và tình hình ổn định của các hòn núi tự nhiên. Tham khảo bảng sau:
Bảng 1.3. Độ dốc mái taluy nền đào.
Chiều cao taluy (m)
<20
20 - 30
1:0,3 - 1:0,5
1:0,5 - 1:0,75
1:0,5 - 1:0,25
1:0,75 - 1:1,5
1:1 - 1:1,5
1:1,5 - 1:1,75

Độ chặt
Keo kết
Chặt, chặt vừa
Tương đối xốp
Ghi chú:

- Với đường cao tốc, đường cấp dùng độ dốc mái taluy tương đối thoải .
- Đất loại cát, đất sỏi sạn và các loại đất dễ mất ổn định sau khi mưa thường phải
dùng độ dốc mái ta luy tương đối thoải.
- Đất cát, đất hạt nhỏ thì chiều cao mái taluy không quá 20m.
Độ dốc mái taluy đào đá phải căn cứ vào loại đá, cấu tạo địa chất, mức độ phong
hoá của đá, chiều cao taluy, tình hình nước ngầm và nước mặt… mà xác định.
Trong trường hợp bình thường độ dốc mái taluy đào đá có thể xác định theo bảng
sau:

Bảng 1.4. Độ dốc mái taluy đào đá.
Loại đá
Các loại đá phún xuất, đá vôi

Mức độ phong
hoá
Ít phong hoá

Chiều cao taluy (m)
<20
20-30
1:0,1 - 1:0,3

1:0,2 - 1:0,5


11
cứng, sa thạch, đá phiến ma,
thạch anh

Phong hoá
mạnh
Ít phong hoá

Các loại đá yếu, diệp thạch

Phong hoá
mạnh

1:0,5 - 1:1


1:0,5 - 1:1,25

1:0,25 - 1:0,75

1:0,5 - 1:1

1:0,5 - 1:0,25

1:0,75 - 1:1,5

1.1.2.5. Phân loại công trình nền đường và đất nền đường


Phân loại công trình nền đường

- Đối với công tác thi công nền đường, thường căn cứ vào khối lượng thi công
của công trình, chia làm hai loại:
+ Công trình có tính chất tuyến: khối lượng đào đắp không lớn và phân bố
tương đối đều dọc theo tuyến.
+ Công trình tập trung: là công trình có khối lượng thi công tăng lớn đột biến
trên một đoạn đường có chiều dài nhỏ, ví dụ: như tại các vị trí đào sâu, đắp cao.
- Việc phân loại này giúp ta xác định được tính chất của công trình, từ đó đề ra
giải pháp thi công thích hợp.


Phân loại đất xây dựng nền đường

Có nhiều cách phân loại đất nền đường:
* Phân loại theo mức độ khó dễ khi thi công.

- Đất: được phân thành 4 cấp: CI, CII, CIII, CIV (cường độ của đất tăng dần theo
cấp đất). Đất cấp I, II thường không được dùng để đắp nền đường mà chỉ dùng đất cấp
III và cấp IV.
- Đá: được phân thành 4 cấp: CI, CII, CIII, CIV (cường độ của đá giảm dần theo
cấp đá).
Đá CI: Đá cứng, có cường độ chịu nén >1000 daN/cm2.
Đá CII: Đá tương đối cứng, có cường độ chịu nén từ 800 - 1000 daN/cm2.
Đá CIII: Đá trung bình, có cường độ chịu nén từ 600 - 800 daN/cm2.
Đá CIV: Đá tương đối mềm, giòn, dễ dập, có cường độ chịu nén < 600 daN/cm2.
Trong đó đá CI, CII chỉ có thể thi công bằng phương pháp nổ phá, còn đá CIII và


12
CIV có thể thi công bằng máy.
Cách phân loại này dùng làm căn cứ để chọn phương pháp thi công hợp lý từ đó
đưa ra được định mức lao động tương ứng và tính toán được giá thành, chi phí xây
dựng công trình. (Ví dụ: đất đá khác nhau thì độ dốc ta luy khác nhau → khối lượng
khác nhau, đồng thời phương pháp thi công cũng khác nhau → giá thành xây dựng
khác nhau).
* Phân loại theo tính chất xây dựng.
Cách phân loại này cho người thiết kế, thi công biết được tính chất, đặc điểm và
điều kiện áp dụng của mỗi loại đất. Theo tính chất xây dựng người ta phân thành:
- Đá: các loại đá phún xuất, trầm tích, biến chất ở trạng thái liền khối hoặc rạn
nứt. Đá dùng để đắp nền đường rất tốt đặc biệt là tính ổn định nước. Tuy nhiên do có
giá thành cao nên nó ít được dùng để xây dựng nền đường mà chủ yếu dùng trong xây
dựng mặt đường.
- Đất: là vật liệu chính để xây dựng nền đường; đất có thể chia làm hai loại chính:
+ Đất rời: ở trạng thái khô thì rời rạc, chứa không quá 50% các hạt >2mm, chỉ số
dẻo Ip < 1; gồm các loại như: cát sỏi, cát hạt lớn, cát hạt vừa, cát hạt nhỏ và cát bột.
+ Đất dính: nhỏ hạt ở trạng thái khô thì dính kết, chỉ số dẻo I p > 1, gồm các loại

như: đất á cát, á sét, sét.
Có rất nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên trong xây dựng nền đường thì vấn đề
quan trọng nhất là phải chọn được loại đất phù hợp với từng công trình nền đường, đặc
biệt là phù hợp với chế độ thuỷ nhiệt của nền đường.
+ Đất cát: Là loại vật liệu rất kém dính (C=0), trong đó không hoặc chứa rất ít
hàm lượng đất sét. Do vậy đất cát là loại vật liệu có thể dùng cho mọi loại nền đường
đặc biệt các đoạn chịu ảnh hưởng nhiều của nước.
+ Đất sét: Trong đất chứa nhiều thành phần hạt sét, có lực dính C lớn. Khi đầm
chặt cho cường độ khá cao. Tuy nhiên do có nhiều hạt sét nên đất sét là vật liệu kém
ổn định với nước, khi bị ngâm nước hoặc bị ẩm, cường độ của nó giảm đi rất nhiều.
Do đó, đất sét thường chỉ dùng ở những nơi không hoặc ít chịu ảnh hưởng của nước.
+ Đất cấp phối, sỏi đồi: Là loại cấp phối tự nhiên, có nhiều ở vùng trung du, đồi


13
núi thấp. Trong thành phần hạt, sỏi sạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn, khi đầm chặt cho
cường độ rất cao (Eo≈1800daN/cm2). Tuy nhiên trong thành phần của nó cũng chứa
một hàm lượng sét nhất định nên nó cũng là loại vật liệu kém ổn định với nước. Do
vậy, vật liệu này chỉ sử dụng ở những nơi ít chịu ảnh hưởng của nước, hoặc để làm lớp
trên cùng của nền đường.
+ Đất á sét, á cát: Là loại đất có tính chất ở mức độ trung bình giữa đất cát và đất
sét, do vậy nó cũng được dùng phổ biến trong xây dựng nền đường.
+ Các loại đất sau không dùng để đắp nền đường: Đất chứa nhiều chất hữu cơ, đất
than bùn, đất chứa nhiều lượng muối hoà tan, đất có độ ẩm lớn.
1.1.2.6. Phương pháp xây dựng nền đường
* Phương pháp thi công bằng thủ công
Theo phương pháp này khối lượng thi công hoàn toàn do nhân lực đảm nhận dựa
trên các công cụ thô sơ và công cụ cải tiến.
Phương pháp này thích hợp với nơi có khối lượng nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn,
không đòi hỏi thời gian thi công nhanh, máy móc không thi công được .

* Phương pháp thi công bằng cơ giới
Là phương pháp thi công mà khối lượng chủ yếu do máy móc đảm nhận, nhân lực
chỉ đóng vai trò phụ máy, phục vụ cho máy hoạt động.
Phương pháp này phù hợp với công trình có khối lượng lớn, thời gian thi công
nhanh.
* Phương pháp thi công bằng nổ phá
Là phương pháp thi công dùng thuốc nổ và các thiết bị nổ mìn để thi công được
vận dụng trong các trường hợp nền đường là đất cứng hay đá hoặc thời gian đòi hỏi thi
công nhanh.
1.1.2.7. Trình tự và nội dung thi công nền đường
Khi tổ chức thi công nền đường phải căn cứ vào điều kiện thiên nhiên, tình hình
máy móc, thiết bị, nhân lực để phối hợp thực hiện theo một trình tự thích hợp.


Công tác chuẩn bị trước khi thi công

* Công tác chuẩn bị về mặt kỹ thuật


14
- Nghiên cứu hồ sơ.
- Khôi phục và cắm lại tuyến đường trên thực địa.
- Lên ga, phóng dạng nền đường.
- Xác định phạm vi thi công.
- Làm các công trình thoát nước.
- Làm đường tạm đưa các máy móc vào công trường.
* Công tác chuẩn bị về mặt tổ chức
- Tổ chức bộ phận quản lý chỉ đạo thi công.
- Chuyển quân, xây dựng lán trại.
- Điều tra phong tục tập quán địa phương, điều tra tình hình khí hậu thủy văn tại

tuyến đường v.v...


Công tác chuẩn bị trước khi thi công

- Xới đất.
- Đào vận chuyển đất.
- Đắp đất, đầm chặt đất.
- Công tác hoàn thiện: san phẳng bề mặt, tu sửa mái dốc ta luy, trồng cỏ.
1.1.3. Công tác xây dựng mặt đường
1.1.3.1. Cấu tạo, yêu cầu với mặt đường


Khái niệm.

Mặt đường là một kết cấu gồm một hoặc nhiều tầng, lớp vật liệu khác nhau, có
cường độ và độ cứng lớn đem đặt trên nền đường để phục vụ cho xe chạy.
Mặt đường là một bộ phận rất quan trọng của đường. Nó cũng là bộ phận đắt tiền
nhất. Mặt đường tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chạy xe: an toàn, êm
thuận, kinh tế. Do vậy ngoài việc tính toán thiết kế nhằm tìm ra một kết cấu mặt đường
có đủ bề dày, đủ cường độ thì về công nghệ thi công, về chất lượng thi công nhằm tạo
ra các tầng lớp vật liệu như trong tính toán là hết sức quan trọng.


Yêu cầu đối với mặt đường

Mặt đường chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng xe chạy, của các nhân tố tự nhiên
như mưa, nắng, sự thay đổi nhiệt độ... Nên để bảo đảm đạt được các chỉ tiêu khai thác



15
- vận doanh có hiệu quả nhất thì việc thiết kế và xây dựng kết cấu mặt đường phải đạt
được các yêu cầu sau:
- Đủ cường độ: kết cầu mặt đường phải có đủ cường độ chung và tại mỗi điểm
riêng trong từng tầng, lớp vật liệu. Nó biểu thị bằng khả năng chống lại biến dạng
thẳng đứng, biến dạng trượt, biến dạng co dãn khi chịu kéo uốn hoặc do nhiệt độ.
- Ổn định với cường độ: cường độ phải ít thay đổi theo điều kiện thời tiết, khí
hậu.
- Độ bằng phẳng: mặt đường phải đạt được độ bằng phẳng nhất định để giảm sức
cản lăn, giảm xóc khi xe chạy. Do đó nâng cao được chất lượng chạy xe, tốc độ xe
chạy, giảm tiêu hao nhiên liệu, kéo dài tuổi thọ của xe,... Yêu cầu này được đảm bảo
bằng việc chọn vật liệu thích hợp, vào biện pháp và chất lượng thi công.
- Đủ độ nhám: mặt đường phải có đủ độ nhám để nâng cao hệ số bám giữa bánh
xe và mặt đường, tạo điều kiện tốt cho xe chạy an toàn với tốc độ cao và trong những
trườnghợp cần thiết có thể dừng xe nhanh chóng. Yêu cầu này chủ yếu phụ thuộc vào
việc chọn vật liệu làm lớp trên mặt và nó cũng hoàn toàn không có mẫu thuẫn gì với
yêu cầu về độ bằng phẳng.
- Ít bụi: bụi là do xe cộ phá hoại, bào mòn vật liệu làm mặt đường. Bụi gây ô
nhiễm môi trường, giảm tầm nhìn…


Cấu tạo kết cấu mặt đường

* Nguyên tắc cấu tạo.
Phân tích tính chất của tải trọng tác dụng lên kết cấu mặt đường cho thấy:
- Lực thẳng đứng: Theo chiều sâu tác dụng thì ứng suất thẳng đứng giảm dần từ
trên xuống dưới. Do vậy để kinh tế thì cấu tạo kết cấu mặt đường gồm nhiều tầng lớp
có chất lượng vật liệu (Eđh) giảm dần từ trên xuống phù hợp với qui luật phân bố ứng
suất thẳng đứng.
- Lực nằm ngang (lực hãm, lực kéo, lực đẩy ngang) giảm rất nhanh theo chiều

sâu.
Do vậy vật liệu làm tầng, lớp trên cùng phải có khả năng chống lại lực đẩy ngang
(chống trượt).


16

Hình 1.6. Sơ đồ phân bố ứng suất trong kết cấu áo đường theo chiều sâu.
* Kết cấu áo đường mềm.
Áo đường mềm là loại áo đường có khả năng chống biến dạng không lớn, có độ
cứng nhỏ (nên cường độ chịu uốn thấp). Trừ mặt đường bằng BTXM thì tất cả các loại
áo đường đều thuộc loại áo đường mềm.
Cấu tạo hoàn chỉnh áo đường mềm gồm có tầng mặt và tầng móng, mỗi tầng lại
có thể gồm nhiều lớp vật liệu.
- Tầng mặt.
Tầng mặt chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng bánh xe (gồm lực thẳng đứng và
lực ngang, có giá trị lớn) và các nhân tố thiên nhiên (như mưa, nắng, nhiệt độ...)
Yêu cầu tầng mặt phải đủ bền trong suốt thời kỳ sử dụng của kết cấu áo đường,
phải bằng phẳng, có đủ độ nhám, chống thấm nước, chống được biến dạng dẻo ở nhiệt
độ cao, chống được nứt, chống được bong bật, phải có khả năng chịu bào mòn tốt và
không sinh bụi.


(KÕt cÊu tæng thÓ nÒn mÆt ® êng)

(Subgrade)

Líp ®¸y mãng (Capping layer)

KÕt cÊu nÒn ¸o ® êng


Líp mãng d íi (Sub-base)

(Pavement structure)

Líp mÆt (Surfacing)

¸o ® êng
(hay kÕt cÊu ¸o ® êng)

TÇng mÆt

Líp mãng trªn (Base)

Khu vùc t¸c dông 80-100 cm

Líp t¹o nh¸m (nÕu cã)

TÇng mãng

17

Hình 1.7. Sơ đồ các tầng, lớp của kết cấu áo đường mềm và kết cấu nền - áo đường
Lớp chịu lực chủ yếu lại có thể cấu tạo từ một hoặc nhiều lớp vật liệu. Do tính
chất chịu lực (chịu nén, chịu uốn và chịu cắt) nên lớp chịu lực chủ yếu phải cấu tạo từ
vật liệu có cường độ cao, có khả năng chống trượt nhất định. Thông thường l hỗn hợp
đá - nhựa (BTN, đá trộn nhựa,...), đá dăm gia cố xi măng, cấp phối đá dăm hay đá dăm
nước được chêm chèn và lu lèn chặt.
Lớp bảo vệ và lớp hao mòn được bố trí trên lớp chịu lực chủ yếu cũng có tác
dụng làm giảm tác động của lực ngang, tăng cường sức chống bào mòn cho tầng mặt.

Nhưng tác dụng chủ yếu là để giảm bớt tác động của lực xung kích, chống lại sự mài
mòn trực tiếp của bánh xe và thiên nhiên (ví dụ như: lớp láng nhựa có tác dụng chống
nước thấm vào lớp chịu lực chủ yếu, giữ cho lớp này ổn định cường độ...). Ngoài ra,
chúng còn tăng cường độ bằng phẳng, tăng độ nhám cho mặt đường).
Lớp hao mòn thường là một lớp mỏng dầy từ 1- 3cm, ở ngay trên lớp mặt chủ yếu
và thường làm bằng vật liệu có tính dính: lớp láng nhựa, BTN chặt, hạt mịn hay BTN
cát.
Lớp bảo vệ cũng là một lớp mỏng 0,5 - 1cm, để bảo vệ cho lớp dưới khi chưa
hình thành cường độ (lớp cát trong mặt đường đăm nước,....). Đối với mặt đường BTN
và có xử lý nhựa thì không có lớp này.


18
Lớp hao mòn, lớp bảo vệ là các lớp định kì phải khôi phục trong quá trình khai
thác.
- Tầng móng.
Khác với tầng mặt, tầng móng chỉ chịu tác dụng của lực thẳng đứng. Nhiệm vụ
của nó là phải phân bố làm giảm nhỏ ứng suất thẳng đứng truyền xuống nền đường tới
một giá trị để đất nền có thể chịu đựng được mà không tạo nên biến dạng quá lớn.
Do lực thẳng đứng truyền xuống ngày càng bé đi nên để tiết kiệm, tầng móng có
cấu tạo gồm nhiều lớp vật liệu có cường độ giảm dần từ trên xuống. Thông thường có
2 lớp: lớp móng trên và lớp móng dưới.
Do không chịu tác dụng bào mòn trực tiếp, tác dụng lực ngang mà chỉ chịu lực
thẳng đứng nên vật liệu làm tầng móng không yêu cầu cao như tầng mặt và có thể
dùng các vật liệu rời rạc, chịu bào mòn kém nhưng chủ yếu lại đòi hỏi có độ cứng nhất
định, ít biến dạng. Tầng móng thường làm bằng các loại vật liệu như: cấp phối đá dăm
loại 1, cấp phối đá gia cố xi măng, đá dăm láng nhựa, đá dăm tiêu chuẩn... (lớp móng
trên) và cấp phối đá dăm loại 2, đất, cát gia cố xi măng, đất gia cố nhựa, cấp phối sỏi
suối, cấp phối sỏi ong, cấp phối đồi... (lớp móng dưới).
Không phải bao giờ một kết cấu mặt đường mềm cũng bao gồm đầy đủ các tầng,

lớp như trên mà tuỳ theo yêu cầu xe chạy, tuỳ theo điều kiện cụ thể nó có thể chỉ gồm
một số tầng lớp nào đó. Ví dụ: như với đường cấp thấp, áo đường chỉ có thể chỉ gồm
tầng mặt. Khi này tầng mặt kiêm luôn chức năng của tầng móng. Với đường cấp cao
thì kết cấu áo đường thường có nhiều tầng lớp như trên.
Hiểu rõ chức năng của mỗi tầng lớp trong kết cấu áo đường mới có thể chọn được
cấu tạo, chọn vật liệu sử dụng trong mỗi tầng lớp được hợp lý và mới đề xuất đúng đắn
các yêu cầu thi công cụ thể đối với mỗi tầng lớp đó.
* Kết cấu áo đường cứng
Áo đường cứng là kết cấu áo đường làm bằng vật liệu có khả năng chịu uốn lớn,
có độ cứng cao, nên nguyên lý làm việc của áo đường cứng là “tấm trên nền đàn hồi”,
(khác với áo đường mềm là “hệ đàn hồi nhiều lớp trên bán không gian vô hạn đàn
hồi”). Ví dụ mặt đường bê tông xi măng hoặc mặt đường có lớp móng bằng vật liệu có


19
gia cố xi măng.
Do có độ cứng rất cao nên áo đường cứng có biến dạng lún rất nhỏ dưới tác dụng
của tải trọng bánh xe, tấm BTXM chịu ứng suất kéo uốn lớn hơn mặt đường mềm, có
nghĩa l tấm BTXM chịu hầu hết tác dụng của tải trọng bánh xe. Vì vậy, một kết cấu áo
đường cứng có ít tầng lớp hơn kết cấu áo đường mềm. Cấu tạo một kết cấu áo đường
cứng: gồm tầng mặt và tầng móng.
TÇng mÆt: tÊm BTXM
TÇng mãng
NÒn ® êng

Hình 1.8. Cấu tạo áo đường cứng
- Tầng mặt.
Gồm lớp chịu lực chủ yếu là tấm BTXM. Cũng có thể có thêm lớp hao mòn bằng
BTN hạt nhỏ (BTN mịn, BTN cát). Lớp BTN này còn có tác dụng rất lớn là giảm xóc
cho mặt đường do các khe nối gây ra. Tấm BTXM phải có cường độ chịu uốn cao, đủ

cường độ dự trữ để chống lại hiện tường mỏi, hiện tượng phá hoại cục bộ ở góc tấm do
tác dụng của tải trọng trùng phục, lực xung kích.
Khi cho xe chạy trực tiếp trên tấm BTXM thì nó còn phải có khả năng chịu được
mài mòn.
- Tầng móng.
Khác với kết cấu áo đường mềm, trong mặt đường cứng thì bản thân tấm BTXM
chịu lực là chủ yếu, mặt khác áp lực do tải trọng bánh xe truyền xuống lớp móng rất
nhỏ vì diện phân bố áp lực dưới tấm BTXM rất rộng. Do vậy tầng móng cũng như nền
đất tham gia chịu lực không đáng kể nên cấu tạo tầng móng mặt đường cứng sẽ ít lớp
vật liệu hơn.
Tầng móng của mặt đường cứng tuy không tham gia chịu lực lớn như trong mặt
đường mềm nhưng nó có tác dụng quan trọng đối với sự bền vững lâu dài của tấm
BTXM ở trên.
Nếu tầng móng không bằng phẳng hoặc đầm nén không tốt, không đều, không đủ
cường độ sẽ xảy ra tích luỹ biến dạng dư, lún không đều. Lúc này tấm BTXM sẽ bị cập


20
kênh, điều kiện làm việc bình thường của tấm không còn nên tấm BTXM sẽ bị phá
hoại. Chính vì thế yêu cầu quan trọng nhất của lớp móng mặt đường cứng là phải đảm
bảo điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa tấm bê tông và lớp móng trong suất quá trình chịu
tải. Đáp ứng yêu cầu này, lớp móng mặt đường cứng thường là lớp móng cát, cát gia
cố xi măng, cấp phối đá gia cố xi măng,... có nghĩa là vật liệu có độ cứng lớn, rất ít
biến dạng dư và dễ tạo phẳng.


Yêu cầu quá trình công nghệ xây dựng mặt đường.

Yêu cầu của quá trình công nghệ xây dựng mặt đường là nghiên cứu để giải quyết
được các yêu cầu về vật liệu, về kỹ thuật thi công trên cơ sở đạt được các mục tiêu:

cường độ và chất lượng sử dụng của mặt đường tốt nhất; quá trình thi công tiện lợi, dễ
dàng nhất và có thể áp dụng cơ giới hoá làm giảm giá thành xây dựng.
Riêng về mặt cường độ và chất lượng sử dụng của các tầng lớp mặt đường thì quá
trình công nghệ thi công có ảnh hưởng khá quyết định. Nếu quá trình công nghệ thi
công không đảm bảo được tốt chất lượng thì chất lượng mặt đường sẽ sút kém.
1.1.3.3. Phân loại kết cấu áo đường
Kết cấu áo đường được phân làm 4 cấp như sau:


Áo đường cấp cao

- Cấp cao A1 gồm:
+ Bê tông nhựa chặt, rải nóng (tuổi thọ 15-20 năm).
+ Bê tông xi măng (tuổi thọ có thể tới 40 năm).
Phạm vi áp dụng:
+ Đường cấp cao: cấp 60- 80
+ Đường cao tốc.
+ Đường trục chính toàn thành và trục chính khu vực ở các đô thị, đường
trong xí nghiệp lớn.
- Cấp cao A2 gồm:
+ BTN rải nguội, ấm trên có lớp láng nhựa.
+ Thấm nhập nhựa.
+ Láng nhựa (đá dăm láng nhựa, đất đá gia cố trên có láng nhựa).


×