Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả HCNN ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.67 KB, 3 trang )

7 giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả HCNN ở Việt Nam hiện nay
1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, các thể chế nhà nước pháp quyền XHCN.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính:
- Rà soát và cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi
nhất cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chính đáng của người
dân.
- Xử lý nghiêm các cá nhân và tổ chức tùy tiện đặt ra các quy định trái pháp luật,
trái thẩm quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân. Đề cao trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan hành chính trong việc cải cách thủ tục hành chính.
- Công bố công khai các thủ tục và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải
quyết, phí và lệ phí theo quy định để nhân dân biết và thực hiện thuận lợi.
- Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa”.
3. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan HCNN
Cần cải cách BMHCNN cả ở Trung ương và địa phương, cụ thể: Đối với Chính
phủ, Bộ, Cơ quan ngang Bộ; đối với chính quyền địa phương.
4. Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức
- Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan
của Nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức.


- Đổi mới cơ chế tuyển dụng công chức
- Bố trí, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, công chức vừa phải bảo đảm sự ổn
định để chuyên môn hóa, đồng thời có sự luân chyển cần thiết để đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ và phòng ngừa tiêu cực.
- Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách khác để đội ngũ cán bộ, công chức
yên tâm thực thi công vụ.
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, công chức; đánh giá, phân loại CBCC.


- Đổi mới công tác quản lý biên chế.
5. Cải cách tài chính công
- Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
- Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong quản lý ngân sách nhà
nước. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ và hiệu quả.
- Thí điểm thực hiện cơ chế cấp phát ngân sách theo kết quả công việc
- Thực hiện cơ chế tổ chức và hoạt động (trong đó có cơ chế tài chính) đối với các
đơn vị sự nghiệp dịch vụ công theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện
hạch toán thu - chi không vì lợi nhuận tối đa và nhà nước không bao cấp bình
quân.
6. Hiện đại hóa nền hành chính
- Tin học hóa hành chính nhà nước, tiến tới xây dựng chính phủ điện tử.
- Quy hoạch và xây dựng công sở theo hướng tập trung và từng bước hiện đại.


7. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, huy động
sự tham gia có hiệu quả của nhân dân và xã hội vào hoạt động quản lý của các
cơ quan HCNN
- Tập trung cải cách theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai về thủ tục hành
chính, tạo điều kiện để người dân tham gia, giám sát hoạt động của cơ quan
HCNN.
- Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân
- Tạo lập cơ sở pháp luật nhằm bảo đảm quyền giám sát trực tiếp của nhân dân đối
với hoạt động của bộ máy hành chính.
Tóm lại: CCHC là một quá trình lâu dài, cần được tiến hành thường xuyên, liên
tục, đòi hỏi có những bước đi thích hợp với những trọng tâm, trọng điểm phù hợp
với sự thay đổi của các quan hệ xã hội trong từng giai đoạn phát triển./.




×