Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.06 KB, 47 trang )

NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG
VỀ MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI
1.1. c¸c khung khæ lý thuyÕt vÒ chÝnh s¸ch c«ng
1.1.1. Quan niệm về chính sách công
Có nhiều định nghĩa khác nhau về “chính sách công”. Nhà kinh tế học Anh
(Frank Ellis) cho rằng: Không có một định nghĩa duy nhất về thuật ngữ “chính
sách công” phù hợp với tất cả mọi người. Cách hiểu thông thuờng được nói đến
nhiều nhất: Chính sách (Politique) là các chủ trương và các biện pháp của một
đảng phái hoặc chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội; là sách
lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định.
Tuy vậy, có rất nhiều cách cắt nghĩa. Frank Ellis cho rằng chính sách là “nghệ
thuật của Chính phủ” tạo ra các điều chỉnh và sự can thiệp cần thiết. Chính sách
công ngụ ý sự can thiệp của Nhà nước vào xã hội. Từ đó ông nêu ra định nghĩa:
“Chính sách được xác định như là đường lối hành động mà Chính phủ lựa chọn đối
với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và sự
lựa chọn các phương pháp để theo đuổi mục tiêu đó” [10, tr.121].
E. Anlerson cho rằng chính quyền là cơ quan thực hiện sự uỷ quyền của
dân, thực hiện ý chí của mọi người. Vì thế nó là một thể chế công cộng điển
hình nhất, hoạt động của nó là hoạt động công cộng vì lợi ích công cộng. Chính
quyền có khả năng huy động nguồn lực của toàn xã hội và tác động đến các bộ
phận của xã hội với những mục đích nhất định. Những tác động này được gọi là
chính sách. E. Anlerson cho rằng hoạt động của chính quyền là chính sách công.
Từ đây, ông định nghĩa: "Chính sách công là những hoạt động mà chính quyền
chọn làm và không làm" [10, tr.122].
Nhiều quan điểm cho rằng chính sách công là một chuỗi các hoạt động
nhằm trong một hệ thống với một trật tự xác định. Hệ thống này có mục tiêu dài
hạn hay ngắn hạn, được xây dựng trên cơ sở pháp lý và loại trừ các yếu tố ngẫu


nhiên. Như vậy chính sách công là hệ thống hoạt động có tính toán và mục tiêu
của chính quyền tác động đến cuộc sống của người dân.


Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, “Chính sách công (Politique
publique) là chiến lược sử dụng các nguồn lực để làm dịu bớt những vấn đề của
quốc gia hay những mối quan tâm của Nhà nước. Chính sách công cho phép
chính phủ đảm nhiệm vai trò của người cha đối với cuộc sống của nhân dân. Nó
tạo thời cơ, giữ gìn hạnh phúc và an toàn cho mọi người; tạo ra an toàn tài chính
và bảo vệ an toàn Tổ quốc” [49, tr.47].
Các tác giả tập bài giảng chính trị học của Viện Khoa học chính trị cho rằng
“chính sách là tập hợp những văn bản theo một hướng xác định được quyết định
bởi những chủ thể cầm quyền nhằm quy định quá trình hành động của những đối
tượng nào đó, để giải quyết những vấn đề mà nhóm chủ thể - đối tượng đó quan
tâm theo một phương thức nhất định để phân bổ giá trị” [18, tr.125]. Các tác giả
của tập bài giảng còn cho rằng khái niệm chính sách công xuất phát từ các vấn
đề của thực tiễn như: Sử dụng các nguồn lực đúng và hiệu quả. Chính sách chứa
đựng hai mặt của vấn đề kỹ thuật và hệ giá trị.
Cách hiểu ngắn gọn cô đúc song tất yếu: Chính sách công là Chương trình
hành động của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể. Hay chính sách công
còn được hiểu là chuỗi các văn bản, được quyết định bởi chủ thể nắm quyền lực
nhà nước, nhằm quy định mục đích và cách thức, hành động của những đối tượng
liên quan, để giải quyết những vấn đề mà xã hội quan tâm.
Qua các cách hiểu như trên về chính sách công, có thể khái quát rằng: Chính
sách công là một hệ thống bao gồm tổng thể những tác động có ý thức (tự giác,
không phải là ngẫu nhiên) của Nhà nước đến đời sống nhân dân, nhằm đạt được
các mục tiêu Nhà nước đã đặt ra trong quá trình quản lý xã hội.
Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của
đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Muốn định ra chính
sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai
đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối
nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.



Đối với Việt Nam, chính sách là các quan điểm, cách thức, biện pháp của Nhà
nước nhằm cụ thể hoá đường lối của Đảng tác động đến các lĩnh vực trong đời sống
xã hội nhằm đạt được mục tiêu trong mỗi thời kỳ khác nhau. Nhiều trường hợp chủ
trương đường lối, nghị quyết của Đảng cũng được coi là chính sách. Như vậy, chính
sách công bao hàm các vấn đề rất cơ bản như sau:
Thứ nhất, chính sách công là các “chương trình” bao gồm các mục tiêu và biện
pháp liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, được luận giải khoa học. Điều đó giúp
phân biệt chính sách với các quyết định nhất thời mang tính chất tình thế.
Thứ hai, “Tính định hướng đích, cụ thể” của chính sách công phân biệt được
rõ giữa định hướng, chính sách và biện pháp theo mức độ cụ thể hoá.
Thứ ba, “Tính hợp pháp” của chủ thể ra chính sách (Nhà nước) từ đó khẳng
định khả năng cưỡng chế của bộ máy quyền lực. Nó là tiêu chí chính thể hiện sự
khác biệt giữa chính sách công với các chính sách của các tổ chức trong khu vực tư
nhân hay của các đảng, đoàn thể xã hội vốn là những chủ thể không nắm quyền lực
công cộng mặc dù có ảnh hưởng nhất định đến quyền lực đó.
Thứ tư, " tính hệ thống", " tính lịch sử",các chính sách luôn luôn phụ thuộc
nhiều,chính sách liên quan, chế tài bởi các văn bản quy phạm pháp luật, các chính
sách có thời hiệu trong một thời gian, không gian nhất định.
Thứ năm, chính sách phụ thuộc vào bộ máy, cơ chế, cán bộ nhằm hoạch định, chỉ
đạo thực hiện chính sách hiệu quả. Bộ máy gọn nhẹ, minh bạch, không chồng chéo,
cơ chế phối hợp rõ ràng, triển khai chính sách thuận lợi hơn.
Thứ sáu, chính sách phụ thuộc vào tính đúng đắn của chính sách. sự chỉ đạo
vận dụng vào thực tiễn từng địa phương. Nhiều chính sách do chủ quan, nóng vội
hoặc không thực tiễn, sẽ khó thực hiện.
1.1.2. Chính sách công ở Trung ương và địa phương
Để nghiên cứu chính sách công, chúng ta có thể phân loại chúng. Có thể phân
loại theo các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc
phòng…Cũng có thể phân loại theo thời gian: Ngắn hạn hoặc dài hạn; phân loại
theo hiệu quả, phân loại theo phương pháp triển khai, như chính sách phân bổ,



chính sách điều tiết, chính sách có tính cưỡng chế hay thuyết phục, phân loại theo
chính sách toàn thể hoặc chính sách bộ phận…
Trong phân loại chính sách, tất nhiên tuỳ từng đề tài để sử dụng cách phân
loại nào là chính trong quá trình nghiên cứu. Khi nghiên cứu chính sách phát triển
nông nghiệp và nông thôn ở một tỉnh như Quảng Nam mà luận văn đã lựa chọn, thì
cách phân loại theo cấp độ của chính sách (ở trung ương và ở địa phương) có ý nghĩa
quan trọng, mặc dù chúng có sự khác biệt rất tương đối.
Chính sách trung ương là cấp có thẩm quyền ban hành ở trung ương và cả
nước hoặc một vài địa phương cụ thể nào đó. Còn chính sách địa phương là ở tính
cụ thể hoá các chủ trương, chính sách Trung ương, của chính quyền địa phương,
hoặc là giải quyết những vấn đề của địa phương nhưng không trái với chính sách
và pháp luật của Nhà nước Trung ương.
Chính sách của Trung ương xuất phát từ nhu cầu tổng thể của đất nước, sử
dụng nguồn lực của cả nước, giải quyết mối tương quan lợi ích của mọi giai cấp,
tầng lớp và của tất cả các địa phương. Vì vậy, chính sách của Nhà nước Trung
ương mang tính chi phối, quyết định quá trình thực thi quyền lực Nhà nước ở địa
phương.
Vì vậy, chính sách công (Nhà nước) của Trung ương mang tính toàn diện. Bao
gồm:
- Các chính sách về phát triển kinh tế, như: Chính sách về sở hữu, phát triển
cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng các
thể chế thị trường, tạo dựng các khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh tế, các
chiến lược phát triển kinh tế…
- Chính sách phát triển văn hoá, như: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, phát huy truyền thống văn hoá, khai thác những di sản văn hoá
trong phát triển và hội nhập, tạo dựng những giá trị mới về văn minh vật chất và
tinh thần trong các quan hệ xã hội,…
- Chính sách chính trị - xã hội là những chính sách nhằm đảm bảo và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc của



nhà nước và xã hội; chính sách giáo dục đào tạo, xây dựng nguồn lực con người,
trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ những nhà khoa
học, đội ngũ lao động có trình độ công nghệ cao, có khả năng tạo ra các sản phẩm
có hàm lượng trí tuệ cao; các chính sách xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng
xã hội, chính sách bình đẳng giới, bình đẳng cùng phát triển đối với các dân tộc
thiểu số…
Ngoài ra, còn nhiều chính sách liên quan đến an ninh quốc phòng, chính sách
tôn giáo, dân tộc, đối ngoại, chính sách trực tiếp giải quyết những vấn đề của một
địa phương hoặc giải quyết mối quan hệ phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và
địa phương.
Tuy vậy, chính sách của Trung ương không thể bao quát hết các vấn đề cụ thể,
độc đáo của từng địa phương. Chính quyền từng địa phương cần cụ thể hoá các
chính sách của Trung ương phù hợp với đặc điểm, nguồn lực và phương thức thực
hiện của địa phương mình. Ngoài ra, mỗi địa phương còn có nhu cầu riêng không
phản ánh trong chính sách của Trung ương. Nếu không có chính sách địa phương
thì không thực hiện được chính sách của Trung ương và không thể giải quyết đầy
đủ những vấn đề của từng địa phương. Vì vậy, chính sách công của bất kỳ nước
nào cũng là tổng thể các chính sách của Nhà nước Trung ương và chính quyền địa
phương.
Nước ta là một nước nông nghiệp đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH,
chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu.
Chính sách nông nghiệp và nông thôn của Trung ương trực tiếp liên quan đến hầu
hết các địa phương. Hơn bất kỳ một chính sách nào, việc thực hiện chính sách
nông nghiệp và nông thôn phụ thuộc nhiều vào quá trình triển khai, thực hiện ở các
địa phương và cơ sở, chúng đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách
Trung ương và chính sách địa phương.
1.1.3. Chu trình chính sách công
Khái niệm

Chu trình hoạch định chính sách (quy trình, trình tự...) là tất cả công việc từ
đầu đến cuối của một chính sách, kể từ khi nảy ra ý tưởng tới việc định hình, kiểm


nghiệm, sửa đổi hoặc huỷ bỏ nó. Hoạch định chính sách công diễn ra theo một
lôgic, có trật tự và đặc biệt có tính kế thừa rất cao.
Quá trình hoạch định và thực hiện chính sách công chính là việc lần lượt
thực hiện các bước sau: Lập nghị trình hành động, lập chính sách hay ra quyết định,
triển khai thực hiện, đánh giá chương trình hay phân tích tác động và cuối cùng là
những phản hồi dẫn tới việc xem xét lại hay chấm dứt chính sách công đó. Như vậy,
nó là chu trình khép kín. Quá trình hình thành chính sách công trên thực tế là quá trình
các quần thể lợi ích đưa ra yêu cầu của mình và các chủ thể chính sách căn cứ vào yêu
cầu lợi ích của xã hội để điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích phức tạp. Một chu kỳ
chính sách công gồm các bước sau:
Bước 1: Xác lập nghị trình
Thực chất là xác định vấn đề chính sách, các yếu tố đầu vào của hệ thống
hoạch định chính sách.
Một chính sách ra đời bao giờ cũng là sản phẩm đầu ra của hệ thống hoạch
định chính sách. Ở tầm vĩ mô, đó là sản phẩm của hệ thống chính trị. Trong quá
trình tạo ra được một "sản phẩm đầu ra" là chính sách, hệ thống hoạch định phải
thực hiện nhiều công đoạn của một chu trình. Trước hết, đó là xác định vấn đề của
chính sách. Vấn đề của chính sách nằm trong các nhu cầu về chính sách (hay còn
gọi là nhu cầu chính trị). Các nhu cầu này xuất phát từ lợi ích của cá nhân, các
nhóm xã hội, các đảng chính trị, thậm chí là các quốc gia cần được đáp ứng ngay.
Trong thời điểm mà những vấn đề nêu trên trở thành bức xúc, trong xã hội vẫn còn
nhiều vấn đề bức xúc khác nữa, liên quan đến lợi ích của các nhóm dân cư, các lực
lượng chính trị, xã hội khác nhau. Vậy làm sao lựa chọn được vấn đề đúng cho một
chính sách? Điều này liên quan đến yếu tố đầu vào thứ hai là thông tin. Ai là người
có khả năng cung cấp những thông tin, diễn giải về vấn đề cho hệ thống hoạch định
chính sách? Có nhiều kênh thông tin từ truyền miệng, gây dư luận, kiến nghị bằng

văn bản qua hệ thống chính quyền, truyền thông đại chúng, các nghiên cứu khoa
học, vận động hành lang, gây áp lực và kênh thu thập thông tin chính thức của hệ
thống hoạch định chính sách…Vấn đề đặt ra ở đây là cho dù một vấn đề xã hội


thực sự bức xúc hoặc một sáng kiến chính sách rất tốt, nhưng nếu không có cách
nào đưa vào được nghị trình chính sách thì sẽ không thể trở thành chính sách được.
Đây là quá trình thực thi quyền lực chính trị và quyền lực Nhà nước rất phức tạp
thông qua hệ thống chính trị và hệ thống xã hội, mà kết quả phụ thuộc rất nhiều
vào năng lực chủ quan của các lực lượng chính trị - xã hội, của các nhà hoạch định
chính sách.
Bước 2: Xây dựng và ban hành chính sách
Từ tất cả các thông tin, hệ thống hoạch định phải xác định cho được vấn đề
nào cần đặt lên chương trình nghị sự. Để có kết quả đó, người hoạch định chính
sách cần sử dụng ba công cụ chủ yếu:
- Tầm nhìn.
- Nguồn lực được sử dụng.
- Lợi ích và thiệt hại tiềm năng của các bên liên quan.
Trên cơ sở đó, cơ quan hoạch định chính sách tiến hành các bước:
- Thu thập, phân tích thông tin.
- Phát triển các phương án giải quyết vấn đề.
- Xây dựng liên minh chính trị.
- Đàm phán, thoả hiệp và thông qua chính sách.
- Các vấn đề chính trị trong quá trình ra quyết định chính sách.
Bước 3: Triển khai chính sách
- Nguồn lực cho chính sách.
- Chủ thể triển khai: trong và ngoài chính phủ, đối tượng chịu tác động của
chính sách.
- Diễn giải chính sách: Các vấn đề về cưỡng chế và khuyến khích việc thực
thi chính sách

Bước 4: Tổng kết, đánh giá chính sách
- Đánh giá quá trình triển khai, hiệu quả triển khai và các tác động thực tế
của chính sách


- Đánh giá chính trị; đánh giá kỹ thuật; đánh giá toàn diện
- Chủ thể đánh giá: Phân tích từ góc độ thông tin và quyền lực chính trị.
- Phân tích chi phí lợi nhuận và những hạn chế của phương pháp này.
Chu trình hoạch định chính sách công nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới
cần tuân theo các bước của chu trình chính sách mang tính lý thuyết đã được trình
bày ở mục 1.1.3. Vấn đề đặt ra ở chỗ: Thứ nhất, mục đích của các cơ quan hoạch
định chính sách (Nhà nước Trung ương và địa phương) đặt ra mục tiêu là cải thiện
rõ rệt tình trạng yếu kém, thiếu tương thích với các điều kiện mới của mô hình
nông thôn hiện có, nhằm đáp ứng yêu cầu của một nông thôn văn minh, hiện đại,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Thứ hai, xác định
cho được những cấu trúc của mô hình nông thôn mới trên các mặt kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, môi trường…bằng những tiêu chí định tính và định lượng
tương đối cụ thể.
1.1.4. Khái niệm mô hình nông thôn mới
Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn. Theo các
tài liệu nghiên cứu, “làng” là từ nôm, là tiếng nói dân dã, ngôn ngữ đời sống
trong dân gian ăn sâu vào trong tâm lý, ý thức của người Việt. Nó gợi ra môi
trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền - không gian sinh
tồn; đồng thời là không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nền tảng
tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt.
Nhà nghiên cứu Trần Từ cho rằng “Làng là tế bào sống của xã hội Việt cổ, là
sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt trồng
trọt”. Cùng nhận xét đó, GS,TS Hoàng Chí Bảo trong công trình nghiên cứu về
“Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” cũng cho rằng làng Việt
vốn hình thành một cách tự nhiên, ra đời không qua bàn tay nhào nặn của chính

quyền Trung ương, mang nét đặc trưng riêng; cùng với sự thay đổi của các triều
đại trị vì trong lịch sử mà tên gọi của làng có khác nhau: “làng” còn gọi là "thôn"
hoặc "làng xã", cũng có khi làng cũng chính là "xã".


Theo PGS,TSKH.Phan Xuân Sơn: Trong lịch sử, đơn vị "xã", có nơi là "làng
-xã" một đơn vị quần cư- hành chính có từ lâu đời trong kết cấu nông thôn Việt
Nam [39, tr.43].
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của làng- xã, những đặc điểm kinh
tế, văn hoá, xã hội của nó là những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến sự
nghiệp dân chủ hoá cấp cơ sở nói riêng và sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói
chung.
Làng - xã là một cộng đồng địa vực, có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành
chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế. Làng xã vừa có ruộng,
có nghề, có chợ tạo thành một không gian khép kín thống nhất. Làng - xã là một
cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán văn hoá. Làng- xã còn là một
đơn vị tự trị về chính trị.
Ngày nay, khái niệm “nông thôn” đã mở rộng nội hàm so với “làng”, “bao
gồm cả những thị trấn mà sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào nông
nghiệp, gắn với nông thôn và bảo đảm các dịch vụ cần thiết cho dân cư ở nông
thôn”.
Tuy hiện nay chưa có định nghĩa có tính kinh điển để phân biệt nông thôn và
thành thị nhưng có thể hiểu những đặc trưng cơ bản của nông thôn so với thành thị
ở những tiêu chí sau:
Thứ nhất, về cơ cấu kinh tế, hoạt động cơ bản - nhất là trong điều kiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn còn thấp thì nông nghiệp là ngành kinh tế cơ
bản. Hoạt động công nghiệp, dịch vụ vừa hình thành và phát triển độc lập vừa liên
quan chặt chẽ, cùng hướng tới phục vụ cho nông nghiệp và dân cư nông thôn.
Thứ hai, cơ cấu dân cư, lao động nông nghiệp còn chiếm đa số.
Thứ ba, thiết chế, quy chế, quy ước, hương ước gắn liền với từng làng, từng

dân tộc, từng vùng kinh tế sinh thái.
Mô hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới hiện nay là nông thôn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, Hội nghị TW5 (khoá IX) của Đảng đề ra mục


tiêu, nội dung tổng quát và những giải pháp để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết khẳng định: CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất
nước.
1.1.5. Vai trò của làng xã với tư cách là đơn vị cơ bản của mô hình nông
thôn trong lịch sử dân tộc
Do được hình thành một cách tự nhiên và có tính tự trị rất cao, nên trong lịch
sử “làng”, “thôn” hay “làng xã” đã từng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển đất nước, quốc gia. Trong nghìn năm Bắc thuộc, các thế lực phong kiến
phương Bắc luôn tìm cách nắm lấy và sử dụng làng Việt như công cụ phục vụ cho
mưu đồ thống trị và đồng hoá của chúng. Tuy nhiên, làng Việt cổ truyền trở thành
pháo đài, chiến luỹ nhằm đương đầu với mọi âm mưu xâm lăng, thôn tính, đồng hoá
của phong kiến phương Bắc để gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Dân
gian Việt Nam cũng thường truyền tụng câu nguyền: "Đá trôi nhưng làng không trôi",
cho thấy sức sống mạnh mẽ của làng.
Dưới thời phong kiến, làng xã là người quản lý đất công cho nhà vua và nông
dân cày ruộng đất công làng xã trở thành tá điền của Nhà nước. Những làng xã
tương đối tự trị trước kia trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc Nhà nước, vừa
cung cấp lương thực phẩm, lao dịch, binh dịch, vừa cung cấp đất đai để Nhà nước
ban cho viên chức của mình. Nếu Nhà nước phong kiến biết chấp nhận nhu cầu tự
trị của làng xã, tổ chức được nó sẽ nắm quyền quản lý và phát huy được sức mạnh.
Ngược lại, đẩy làng xã về phía đối lập với mình và trong thực tế không nắm được
quyền quản lý làng xã đó.
Thời thuộc Pháp, là nơi nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc của
nhân dân ta, nhiều làng xã đã trở thành những căn cứ chống Pháp, lật đổ ách

thống trị thực dân phong kiến và xác lập chế độ dân chủ cộng hoà, giành lại độc
lập chủ quyền và xây dựng chính quyền thực sự của dân, do dân làm chủ.
Trong kháng chiến chống Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, làng
xã, nông thôn Việt Nam phát huy tối đa vai trò hậu phương, đóng góp sức người,


sức của cho sự nghiệp Cách mạng. Nông thôn từng là pháo đài chiến luỹ, quân với
dân tay súng tay cày cùng đánh giặc; khắp nông thôn miền Bắc dấy lên phong trào
“tất cả vì miền Nam ruột thịt”; “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
người”. Hoà bình lập lại trên miền Bắc, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp với
tinh thần “hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”, hầu như khắp các làng xã của nông
thôn đóng góp sức người, thậm chí cả xương máu, lôi cuốn toàn bộ tinh thần và nỗ
lực của dân tộc cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. “Không
có phong trào tập thể hoá và hợp tác xã nông nghiệp, không có hy sinh to lớn của
cả cộng đồng, trong đó có mấy chục triệu nông dân ở nông thôn chúng ta không
thể giành chiến thắng mà nhờ đó dân tộc ta đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên
phong chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội” [3, tr.104]. Đó cũng chính là đóng góp to lớn của nông dân, nông
nghiệp và nông thôn miền Bắc thời kỳ tập thể hoá và xây dựng hợp tác xã nông
nghiệp.
Từ đó đến nay, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống văn
hoá ở nông thôn thực sự là điển hình trở thành pháo đài xã hội chủ nghĩa trong
nông nghiệp, nông thôn như: xã Duy Sơn, nông trường Lam Sơn, nông trường
Sông Hậu,… không chỉ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho hàng triệu con người mà còn
đóng góp cho cả nước một số bài học kinh nghiệm, chứng minh và làm rõ hơn sự
đúng đắn trong chủ trương, đường lối của Đảng.
Tóm lại, sau năm 1975 và 20 năm đổi mới, nông dân, nông nghiệp và nông
thôn Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc đưa nước ta ra khỏi tình trạng
khủng hoảng kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2001- 2010 thông qua tại Đại hội IX và đến Đại hội X vẫn tiếp tục

khẳng định: Nông nghiệp, nông thôn là những vấn đề có tầm chiến lược, là vấn đề
trung tâm đảm bảo sự thành công của chiến lược chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, từ trong lịch sử cũng như hiện tại hội nhập kinh tế quốc tế, chất
lượng, trình độ phát triển nông thôn là cái gốc quyết định sự phát triển bền vững,


hưng vong của một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời như Việt Nam; mô hình
phát triển nông thôn đúng đắn là nhân tố đảm bảo sự thành công của chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
1.1.6. Các tiêu chí của mô hình nông thôn mới
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là
những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được những nét đặc trưng, tính cách Việt Nam
trong cuộc sống văn hoá tinh thần.
Nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển;
có sự đổi mới về tổ chức và vận hành đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc
điểm chung có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
Tóm lại, mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo
thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra
cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với
mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt, được hình
dung trên những nét rất cơ bản như sau:
Một là, nông thôn làng-xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của
Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính
tự quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của
Nhà nuớc). Quản lý nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các
giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã
hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông
thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội,… nhằm hình thành môi trường cho phát triển

kinh tế nông thôn.
Hai là, nông thôn đáp ứng yêu cầu đô thị hoá để chuẩn bị những điều kiện vật
chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên
mảnh đất mà họ đã gắn bó từ ngàn đời. Trước hết, tạo cho người dân điều kiện


chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang điều
kiện sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp,
dịch vụ, du lịch; để người nông dân “ly nông bất ly hương”.
Ba là, nông thôn khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực về sinh thái
cho thế hệ ngày nay và mai sau; có mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, có
môi trường sinh thái được giữ gìn, tiềm năng du lịch được khai thác, khôi phục
làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Vận dụng các công nghệ
cao về quản lý, sinh học để kinh tế nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả. Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, khu vực, cả nước và
quốc tế.
Bốn là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất; các chủ thể nông
thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính
phủ, Nhà nước, tư nhân,...) tham gia tích cực trong mọi quá trình ra quyết định
về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu
quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực
sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn
phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng
chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, trí tuệ được nâng lên, sức
lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính là sức
mạnh nội sinh của làng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hôm nay. Người
dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề
cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ gìn những giá trị văn hoá, bản sắc
truyền thống, “tối lửa tắt đèn có nhau”, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham

gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng,
đối ngoại nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của
mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.


Cỏc tiờu chớ ny ó v ang tr thnh mc tiờu, yờu cu trong hoch nh
chớnh sỏch cụng nhm xõy dng mụ hỡnh nụng thụn mi nc ta trong giai on
hin nay.
1.2. quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông
dân, nông nghiệp và nông thôn trong chiến lợc phát
triển kinh tế - xã hội đất nớc
1.2.1. Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh
về nông dân, nông nghiệp và nông thôn
Nụng dõn, nụng thụn l vn rt quan trng trong liờn minh cụng nụng. Vì
vậy, Mỏc -ngghen cho rng trong cỏc cuc cỏch mng nu giai cp cụng nhõn
khụng liờn minh c vi giai cp nụng dõn thỡ nhng cuc cỏch mng vụ sn s
tr thnh bi ca ai iu. V vn nụng dõn v nhim v ca ngi cng sn trong s
nghip cỏch mng nụng dõn, nụng thụn vn mang tớnh thi s.
Trong tỏc phm Vn nụng dõn Phỏp vit nm 1894 khi trỡnh by
nhng nguyờn lý ca chớnh sỏch nụng nghip xó hi ch ngha, ngghen cú núi:
Nhim v ca chỳng ta i vi tiu nụng trc ht phi hng quyn s hu cỏ th
v nn kinh doanh cỏ th vo con ng kinh doanh hp tỏc [1, tr.9]. Ph.nghen
cũn cho rng: Chỳng ta kiờn quyt ng v phớa ngi tiu nụng, chỳng ta c tỡm
mi cỏch lm cho s phn ca h d chu hn, cho h chuyn sang hp tỏc
xó c d dng hn, nu h quyt nh th [1, tr.10]. Nhn thc sõu sc tm quan
trng ca vn nụng dõn nụng nghip nụng thụn, ngghen cho rng: Chỳng ta
lm nh th l vỡ chớnh ngay li ớch ca ng. Vỡ th m sau ny, Lờnin tip tc
khng nh: Cú cụng nụng l cú chớnh quyn, cú tt c [1, tr.10].
Lun chng v vai trũ quyt nh ca giai cp nụng dõn rng: Nhõn t thng
li ch khụng phi giai cp cụng nhõn, tc giai cp vụ sn chim u th trong

dõn s trờn ton quc v tớnh t chc ca h m ch giai cp vụ sn c s
ng h ca giai cp nụng dõn [13, tr.6].
Ch tch H Chớ Minh luụn quan tõm v cao vn nụng dõn, nụng
nghip, nụng thụn trong s nghip cỏch mng: Phỏt trin nụng nghip l vic cc


k quan trng. Mun phỏt trin cụng nghip, phỏt trin kinh t núi chung phi ly
phỏt trin nụng nghip lm gc, lm chớnh. Nu khụng phỏt trin nụng nghip thỡ
khụng cú c s tiờu th hng hoỏ ca cụng nghip lm ra [37, tr.180].
1.2.2. Sự phát triển quan điểm và quá trình đổi mới chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngay trong cơng lĩnh chính trị đầu tiên (1930), Đảng ta đã khẳng định vai trò
của nông dân trong cách mạng nớc ta. Qua mỗi một giai đoạn cách mạng quan
điểm, đờng lối của Đảng về vấn đề này cũng đợc cụ thể hoá, thay đổi, phát triển
đáp ứng đợc những yêu cầu của thực tiễn đề ra. Sau năm 1954, trong khôi phục
kinh tế, Đảng rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, sản xuất lơng thực. Quan
điểm Nghị quyết TW 8 khoá II (8-1955): Phải nhận thc đầy đủ và sâu sắc về tính
chất trọng yếu của sản xuất nông nghiệp đối với cả nền kinh tế nớc ta hiện nay và
sau này. Về sau, tiếp tục tinh thần đó, Đại hội V (1982) chỉ rõ: Cần tập trung
phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
Trong 20 nm i mi va qua (1986 - 2006), ng v Nh nc ta ó cú
nhiu ch trng, chớnh sỏch khuyn khớch phỏt trin nụng nghip v kinh t nụng
thụn theo hng sn xut hng hoỏ gn vi th trng. Nhng ch trng, chớnh
sỏch ú l s c th hoỏ quan im, ng li i mi theo tinh thn i hi VI
ca ng (1986). T duy kinh t i vi phỏt trin nụng nghip ca ng ti i
hi VI l: B trớ li c cu sn xut, b trớ li c cu u t, tp trung thc hin
cho c ba chng trỡnh mc tiờu v lng thc - thc phm, hng tiờu dựng,
hng xut khu [12, tr.47]. Cỏc chng trỡnh ú l s c th hoỏ ni dung chớnh
ca cụng nghip hoỏ xó hi ch ngha trong chng ng u tiờn[12, tr.48].
Mc dự vy, trong nhng nm 1987, 1988 din bin tỡnh hỡnh vn cha my

kh quan, lm phỏt vn ba con s, nn úi xy ra nhiu vựng, phi nhp khu
lng thc hng nm. Trc tỡnh hỡnh ú, B chớnh tr khoỏ VI ó cú nhiu Ngh
quyt quan trng nhm c th hoỏ quan im ca ng trong cụng cuc i mi,
du n m nột nht thi k ny l Ngh quyt 10 ca B Chớnh tr v i mi qun


lý nông nghiệp (5/4/1988). Việc thực hiện Nghị quyết 10 đã đem lại sự đổi thay rất
lớn cho nông nghiệp nông thôn như: Cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp dần
hình thành, thay đổi căn bản vị trí, vai trò và mô hình tổ chức, quản lý của các đơn
vị kinh tế cơ sở (hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, đóng vai trò chủ yếu
trong kinh tế nông thôn); hợp tác kiểu cũ dần thay đổi chức năng, nội dung,
phương thức hoạt động; doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn
cũng phải tự đổi mới để chuyển sang tự chủ, tự hạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa.
Nhìn chung, giai đoạn từ năm 1989 - 1999 là giai đoạn sản xuất nông
nghiệp chuyển từ tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hoá, từng bước chuyển dần
hướng về xuất khẩu. Chính sách nhà nước ở cấp vĩ mô có sự thay đổi căn bản so
với trước, góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, tạo tiền đề chuyển dịch cơ
cấu theo hướng ngày càng phù hợp, hiệu quả, tăng thu nhập và ổn định đời sống
nhân dân, thoát khỏi khủng hoảng, giành được nhiều kết quả to lớn.
Bước vào thập niên 90, Đại hội VII (1991) chỉ rõ “ Phát triển nông, lâm,
ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn
và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình
hình kinh tế - xã hội” [13, tr.63], mở ra thời kỳ mới cho phát triển nông nghiệp
nông thôn theo chủ trương: Nông nghiệp, kinh tế nông thôn là mặt trận hàng
đầu.
Cụ thể hoá đường lối Đại hội VII, Hội nghị BCHTW lần thứ 5 (10/6/1993)
đã ra Nghị quyết quan trọng tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của Nghị quyết là trên cơ sở

phát triển nhanh và vững chắc nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ nông thôn, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả
kinh doanh mà thu hút đại bộ phận lao động dư thừa, tăng năng suất lao động xã
hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.


Trên cơ sở xúc tiến công nghiệp hoá nói chung, công nghiệp hoá nông
nghiệp, nông thôn nói riêng mà thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng phát triển mạnh, vững chắc, có hiệu quả. Đối với công nghiệp, dịch
vụ ở nông thôn, phương hướng chung là tăng nhanh tỷ trọng những ngành này
trong cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn, đa dạng hoá ngành nghề và dịch vụ
phi nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2010 đạt cơ cấu 15-16% nông nghiệp, 4344% công nghiệp - xây dựng và 40-41% dịch vụ.
Về chính sách tài chính, NQTW5 chỉ rõ: Nhà nước giành phần đầu tư thoả
đáng từ ngân sách; đồng thời có chính sách và hình thức huy động nguồn đầu tư
của các thành phần kinh tế khác cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Thay
thuế nông nghiệp bằng thuế sử dụng đất, dành toàn bộ nguồn thu từ thuế sử
dụng đất đầu tư trở lại cho nông nghiệp và kết cấu hạ tầng nông thôn, giảm giá
thuỷ lợi phí và giá điện nông thôn...
Tháng 7/1993, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá IX thông qua, Luật Đất đai
với nhiều nội dung mới, trong đó có nội dung quan trọng là Nhà nước giao
quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng với 5
quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Luật thuế sử
dụng đất nông nghiệp ra đời với thuế suất thấp hơn thuế nông nghiệp đã góp
phần giảm đóng góp của nông dân và khuyến khích hộ gia đình sử dụng đất
nông nghiệp có hiệu quả hơn.
Thực hiện đường lối của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 64 về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; về thuế sử dụng đất nông
nghiệp (NĐ74/CP) và nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và
kinh tế nông thôn.

Việc ban hành Luật Đất đai và Luật Thuế sử dụng đất năm 1993 đã đáp ứng
kịp thời nguyện vọng của hộ nông dân: Làm chủ thực sự ruộng đất của mình với
quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng, có lợi cho người nông dân với tư cách là đơn vị kinh
tế tự chủ.


Đại hội VIII của Đảng (1996) đề ra nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn. Ra Nghị quyết về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong đó trọng tâm là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (12/1996). Nội
dung cơ bản của CNH, HĐH trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là: Đặc
biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn; phát triển toàn diện nông,
lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển
các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu
thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, các dịch vụ
cho sản xuất và đời sống nông dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn, tiến bước hình thành nông thôn mới văn minh - hiện đại.
Cụ thể hoá NQ Đại hội VIII, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách và văn bản pháp luật thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn theo hướng CNH, HĐH. Luật hợp tác xã (1996), trong đó nội dung quan
trọng là: Chuyển đổi các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trước đây sang
theo mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Ra đời
nhiều chính sách mới về nông nghiệp, nông thôn, tiêu biểu là chính sách đầu
tư cho nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng 50% vốn ngân sách trong
năm 1999. Chủ trương hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo để mua lúa tạm trữ ở ĐBSCL, chính sách cho vay vốn đến hộ nông
dân không phải thế chấp. Nhiều chương trình, dự án lớn của Chính phủ đầu tư
vào nông thôn, nông nghiệp được thực hiện với nguồn vốn ngân sách, vốn
vay, vốn viện trợ quốc tế như: Phủ xanh đất trống đồi núi trọc (327); trồng
mới 5 triệu ha rừng; đánh bắt thuỷ sản xa bờ; xoá đói giảm nghèo; nước sạch
nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, khuyến khích xuất khẩu nông sản, mở

rộng thị trường...
Tháng 11/1998, Bộ Chính trị tiếp tục ra Nghị quyết 06 về một số vấn đề
nông nghiệp, kinh tế nông thôn đã mở ra những cơ chế và chính sách mới, thông
thoáng hơn để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, nhất là tiềm lực về đất đai,
rừng, biển và lao động nông thôn. Nghị quyết 06 khẳng định vai trò, vị trí quan


trọng của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn đẩy mạnh CNH,
HĐH và những thập kỷ đầu thế kỷ XXI; lần đầu tiên, thừa nhận kinh tế trang
trại, tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương và các chủ trang trại yên tâm
đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, làm giàu chính đáng.
Trên cơ sở Nghị quyết 06, Nhà nước đã ban hành một số chính sách mới
khuyến khích phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH,
HĐH. Nghị quyết 03 của Chính phủ về kinh tế trang trại (2/2000) là cơ sở pháp
lý để các ngành, các cấp đề ra chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế trang trại
đúng hướng, hiệu quả.
Trong tình hình thị trường và giá cả nông sản không ổn định, Chính phủ đã
đề ra chính sách kinh tế, tài chính hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông
thôn phát triển nhanh và vững chắc. Đặc biệt, Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15
tháng 6 năm 2000 của Chính phủ cho phép chuyển một phần diện tích trồng lúa
hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh nông sản phi lương thực
đã thúc đẩy nhanh chóng việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng với nhiệm vụ trọng tâm là
tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh đã quyết định đường lối, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội nước ta 10 năm (2001 - 2010), trong đó tiếp tục giành sự
quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: “Đẩy nhanh CNH,
HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng
hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng,
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều

lao động nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất,
xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp... phát triển mạnh công nghiệp
và dịch vụ ở nông thôn. Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm
nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0 - 4,5%” [14, tr.125].
Một loạt các chính sách bổ sung, sửa đổi mới ra đời (chính sách đất đai,
chính sách đầu tư, chính sách thị trường, công nghệ,...); tiếp tục hoàn thiện và


đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp và kinh tế nông thôn làm cho kinh tế nông
thôn bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; quan hệ sản xuất dần phù
hợp hơn với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; sản xuất lương thực
phát triển khá, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có xuất khẩu; đa dạng
hoá sản phẩm ngoài lương thực, phát huy lợi thế so sánh..., đem lại sự cải thiện
đáng kể trong đời sống nhân dân, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội nói
chung.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 20 năm qua
(1986 - 2006) đã mang lại cho đất nước những biến đổi hết sức sâu sắc, trên
nhiều lĩnh vực, trong đó, đổi mới trong nông nghiệp được coi là bước khởi đầu
của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta. Từ một nền nông nghiệp quản lý theo
cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, cơ chế kinh tế mới bước đầu
hình thành tương đối phù hợp, nền nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện.
Thành tựu lớn nhất do đổi mới đem lại là trao cho nông dân quyền tự chủ trong
sản xuất, kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất, mua bán sản phẩm.
1.3. §¸nh gi¸ kh¸i qu¸t kÕt qu¶ c¸c chÝnh s¸ch ®æi míi n«ng
nghiÖp, n«ng th«n

1.3.1. Các kết quả cơ bản
Thứ nhất, hình thành mô hình nông thôn mới dưới sự tác động của chính
sách nông nghiệp.
Đến nay, không những nước ta đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc

gia mà hằng năm còn xuất khẩu gạo với số lượng lớn. Nhiều loại nông sản phi
lương thực có mức tăng trưởng cao. Nhiều loại nông sản xuất khẩu đã chiếm thị
phần đáng kể trên thị trường thế giới. Nước ta đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu
hồ tiêu, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cafê và hạt điều. Nước ta cũng trở
thành nước xuất khẩu quan trọng trên thế giới về cao su thiên nhiên, thuỷ sản.
Trong 10 năm (1996-2005) nước ta đã xuất khẩu 38,3 triệu tấn gạo với kim
ngạch 8,803 tỷ USD, gấp 4,47 lần kim ngạch xuất khẩu gạo 5 năm (1991-1995).


Chăn nuôi cũng có mức tăng trưởng khá. Đàn bò từ 3,8 triệu con (1996) lên
5,2 triệu con (2005), đàn lợn từ 19,6 triệu con (1996) lên 28 triệu con (2005).
Cùng thời gian trên, đàn gia cầm tăng từ 151 triệu con lên 231 triệu con. Cơ cấu
lao động, cơ cấu hộ theo hoạt động kinh tế nông thôn có sự thay đổi theo hướng
tiến bộ. Tỷ lệ số hộ chuyên kinh doanh công nghiệp, dịch vụ tăng, tỷ lệ hộ thuần
nông giảm. Làng nghề được khôi phục và mở rộng. (Tổng hợp từ niên giám
thống kê hàng năm).
Thuỷ sản có sự khởi sắc toàn diện. Số đơn vị sản xuất, dịch vụ thuỷ sản
tăng nhanh về số lượng, vị trí thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế nông thôn ngày
càng cao, thu nhập từ thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng thu của
hộ. Số hộ thuỷ sản cả nước có 509 nghìn hộ, chiếm 3,7% tổng số hộ. So với
năm 1994, số hộ thuỷ sản tăng 280 nghìn hộ (gấp 2,2 lần). Trong nuôi trồng
thuỷ sản, nét nổi bật nhất là số lượng và quy mô trang trại tăng nhanh và
đem lại hiệu quả thiết thực. Cả nước có 16.952 trang trại nuôi trồng thuỷ
sản.
Số HTX trong ngành thuỷ sản tuy không tăng về số lượng (319 HTX) nhưng
đã đổi mới nội dung hoạt động, chuyển mạnh sang dịch vụ cho kinh tế hộ, nên có
tác dụng tích cực đối với sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nói
chung, nuôi tôm nói riêng và tăng thu nhập của hộ nông thôn, thu từ thuỷ sản
chiếm 15,3% tổng thu của hộ, trong khi đó thu từ lâm nghiệp chỉ có 4,5%.
Các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản có nhiều tiến bộ. Phong trào

nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi cá nước ngọt, nước lợ phát triển mạnh từ Nam ra
Bắc, nhất là vùng ven biển, vùng đồng bằng Nam bộ. Các phương thức nuôi cá
ruộng, cá ao, cá bè, cá lồng, nuôi nghêu, sò huyết, ba ba tiếp tục được mở rộng ở
nhiều địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và làm tăng
đáng kể nguồn thực phẩm cho xã hội. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng các loại
tăng từ 389 ngàn tấn năm 1996 lên 480 ngàn tấn năm 1999 và trên 589 ngàn tấn
năm 2000.


Với những kết qủa của nông nghiệp do chính sách của Đảng và Nhà nước
đem lại, đã nâng mức thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn từ
93.400đồng/ tháng/ người năm 1993 lên 225.000 đồng năm 1999 và
378.100đồng năm 2005.
Thứ hai: Cơ cấu kinh tế trong nông thôn chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
Trong 5 năm (1996 - 2000) cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam chịu sự tác
động tích cực của sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng công
nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong GDP
khu vực nông thôn từ 9,8% và 10,2% (năm 1990) tăng lên 16,4% và 13,8% năm
2000, từ 80% xuống còn 70,2% trong 10 năm tương ứng. Nông nghiệp tuy vẫn
tăng giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng sẽ giảm dần do tốc độ tăng trưởng của nó
chậm hơn công nghiệp, dịch vụ.
Nét mới nông thôn ngày nay là sự khôi phục phát triển của làng nghề,
làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, tốc độ và phạm vi trong công nghiệp
chế biến, nông, lâm, thuỷ sản ở nông thôn tăng nhanh và mở rộng. Đến cuối
năm 2004, cả nước có 2.017 làng nghề, trong đó có 900 làng nghề truyền
thống, trong nông thôn 40.500 cơ sở, tổng số các cơ sở NNNT nói trên hàng
năm thu hút hơn 10 triệu lao động, chiếm 29% lực lượng lao động nông thôn.
Cơ cấu tổng thu của hộ nông dân đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Thu
từ sản xuất- kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn (78,1%) và các khoản thu khác (như
tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội chiếm 21,9%. Trong cơ cấu tổng thu về

sản xuất - kinh doanh: thu về nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 75,6%, thu từ
công nghiệp - xây dựng chiếm 10,6%, còn lại thu từ các ngành dịch vụ chiếm
13,8%.
Trong cơ cấu tổng thu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thu từ ngành nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (79,9%), thu từ thuỷ sản chiếm 15,3% và thu từ
lâm nghiệp chỉ chiếm 4,8%. Tỷ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm dần và tỷ
trọng thuỷ sản tăng nhanh là xu hướng tiến bộ đúng với thực tế hiện nay ở các
vùng nông thôn, nhất là vùng ven biển. Trong cơ cấu tổng thu của ngành thuỷ


sản, thu từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản chiếm 53,2%, thu từ hoạt động đánh
bắt thuỷ sản chiếm 45,9%.
Thứ ba, cơ cấu các đơn vị kinh doanh nông nghiệp phát triển đa dạng theo
hướng tiến bộ. Mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh, đa ngành và có hiệu
quả kinh tế - xã hội.
Đến ngày 01 tháng 10 năm 2001, cả nước có 60.758 trang trại, tăng 4.906
trang trại so với năm 2000. Số trang trại trồng cây hàng năm có 21.798, chiếm
35,9%, trang trại trồng cây lâu năm có 16.614 trang trại, chiếm 27,3%, trang trại
chăn nuôi có 1.762 trang trại, chiếm 2,9%, trang trại lâm nghiệp có 1.630 trang
trại, chiếm 2,7%, trang trại nuôi trồng thuỷ sản có 16.951 trang trại, chiếm
27,9%, trang trại kinh doanh tổng hợp có 2.006 trang trại, chiếm 3,3%. Đến năm
2005, cả nước có 119.586 trang trại chăn nuôi, muôi trồng thuỷ sản và lâm
nghiệp (Niên giám thống kê hàng năm).
Đến năm 2005, cả nước có 8.086 hợp tác xã với nông- lâm- thuỷ sản đã
chuyển đổi và thành lập mới theo luật HTX 1996 tổ chức lại bộ máy quản lý gọn
nhẹ, phù hợp yêu cầu hoạt động dịch vụ; vốn quỹ hợp tác xã được kiểm kê làm
rõ công nợ; thực hiện dân chủ, công khai kinh tế nội bộ, tư cách pháp nhân của
các hợp tác xã được xác lập, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Các hợp tác xã đã xây dựng điều lệ, phương án sản xuất - kinh doanh, tăng
cường một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật (hệ thống thuỷ nông, máy móc,...),

nhất là các khâu có tính kỹ thuật, mang tính cộng đồng, giúp đỡ vốn, kỹ thuật
tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất. Hợp tác xã nông nghiệp đã có vai
trò tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới, góp vốn, góp sức xây dựng cơ
sở hạ tầng, tham gia các công việc xã hội, củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông
thôn.
Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm)
được nâng cấp và hoàn thiện.
Thời gian 7 năm (1994-2001) là thời kỳ điện khí hoá nông thôn được thực
sự coi trọng và đã có những bước tiến vượt bậc. Nếu năm 1994 cả nước mới có


60,4% số xã, 50% số thôn và 53% số hộ có điện thì đến năm 2001 đã có 86% số
xã, 77% số thôn có điện và tỷ lệ hộ nông thôn có điện đã lên 79% Đến năm
2005, trên 89,7% số xã đã có điện lưới.
Giao thông nông thôn có bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Cả nước có 8461 xã, chiếm 94,5% có đường ô tô đến trụ sở UBND xã (năm
1994 là 87,9%). Cùng với việc mở rộng và nâng cấp đường giao thông đến
trung tâm xã, chất lượng đường giao thông liên thôn đã được nâng cấp. Đến
nay có 1427 xã (chiếm 16%) có đường liên thôn nhựa, bê tông hoá trên 50%.
Hệ thống các cơ sở giáo dục tiếp tục được tăng cường và mở rộng: 99,9% số
xã có trường tiểu học (năm 1994: 99,8%) và tăng lên 100% số xã có trường tiểu
học (năm 2005); 84,5 % số xã có trường trung học cơ sở (năm 1994: 76,6%); 8,7
% có trường trung học phổ thông (năm 1994: 7%). Các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo
được duy trì và mở rộng, đến năm 2005, có 85,1% số xã có lớp mẫu giáo so với năm
1994 chỉ 36,3%; 85,7% số xã có nhà trẻ. Số năm học trung bình tăng tương ứng từ 6,2
năm lên 7,3 năm; tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi tăng từ 90% (những năm
1990) lên 97,5% (năm học 2003 - 2004).
Trong lĩnh vực y tế, ngoài việc tăng cường cán bộ ngành y cho cơ sở, việc mở
rộng các cơ sở khám, chữa bệnh cũng được đặc biệt chú ý: Năm 1994 có 93,2% số
xã có trạm y tế, đến năm 2001 mạng lưới y tế xã gần như phủ kính trên phạm vi vả

nước với 99% số xã có trạm y tế, năm 2005 tăng lên 99,45%. Mạng lưới y tế cơ sở
bước đầu được củng cố và nâng cấp, trong đó, khoảng 15% đạt chuẩn quốc gia về
y tế xã. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 62% năm 2005,
vượt mục tiêu đề ra. Sản xuất thuốc chữa bệnh chiếm 45% thị phần thuốc chữa
bệnh.
Chỉ số phát triển con người tiếp tục tăng từ 0,671 điểm (theo Báo cáo Phát
triển con người năm 2000), tăng lên 0,688 điểm (năm 2003), tăng lên 0,704 điểm
(năm 2005) và có khả năng đạt 0,750 điểm vào năm 2010 như mục tiêu Chiến lược
Dân số đã đề ra. Tuổi thọ bình quân của dân số nước ta từ 67,8 tuổi năm 1994 tăng
lên 71,5 tuổi năm 2005. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tiếp tục giảm


nhanh từ 33,4% (năm 2000), giảm xuống còn 25% (năm 2005). Tầm vóc, thể lực
của người Việt Nam đã được cải thiện qua các thế hệ thanh thiếu niên.
Mạng lưới thông tin, văn hoá nông thôn đã có sự phát triển mạnh, góp phần
đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân. Có 7.503 UBND xã, chiếm 83,8% có máy điện thoại,
năm 2005, 100% số xã có điện thoại; đặc biệt số hộ nông dân có điện thoại năm
2001 là 704,4 ngàn hộ, gấp 30 lần so với năm 1994; 56,9% số xã có hệ thống loa
truyền thanh (năm 1994 là 38,6%); 54,8% số xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 14%
số xã có nhà văn hoá và 7% số xã có thư viện, 83% số xã có trạm văn hóa, bưu
điện xã.
Thứ tư, các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội được cải thiện rõ rệt; dân chủ
xã hội được phát huy, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.
Dân chủ xã hội nông thôn có những bước tiến bộ, góp phần thúc đẩy việc thực
hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội; tham gia có hiệu quả vào xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn.
Hiệu quả việc thực hiện các quy chế, quy ước, hương ước theo Thông báo 159TB/TW, ngày 15-11-2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX đi vào nề nếp,
thường xuyên; quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát các hoạt động của

cán bộ, đảng viên và công chức được coi trọng; phát huy tốt hơn trách nhiệm của
nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, tham gia góp ý cho cán bộ, đảng
viên.
Không khí dân chủ trong sinh hoạt các Đảng bộ, Hội đồng nhân dân các cấp,
các đoàn thể quần chúng ở nông thôn tiếp tục được mở rộng và ngày càng nâng
lên. Tư tưởng mở rộng dân chủ, dân chủ trực tiếp được cụ thể hóa và đưa vào
nhiều hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các tổ chức chính trị
- xã hội. Quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện


×