Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

quan hệ pháp luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.31 KB, 9 trang )

NỘI DUNG
Quan hệ pháp luật hành chính
Khái niệm
Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng của quan hệ pháp luật. Đó là những
quan hệ xã hội phát sinh chủ yếu trong lĩnh vực chấp hành điều hành giữa một
bên mang quyền lực nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước và
một bên là đối tượng quản lý. Các quan hệ này được điều chỉnh bởi những quy
phạm pháp luật hành chính. Trong quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của
bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kiavà ngược lại. Chúng rất phong phú và đa
dạng, phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp
luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối
với nhau theo qui định của pháp luật hành chính.
Đặc điểm
Là một dạng của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính cũng mang
những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật là: tính ý chí, một loại quan hệ tư
tưởng thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý, một loại quan hệ xuất hiện trên cơ sở
quy phạm pháp luật, các bên tham gia quan hệ có những quyền và nghĩa vụ nhất
định tương ứng với các quyền đó, là loại quan hệ xã hội được Nhà nước bảo đảm
thực hiện bằng hàng loạt các biện pháp khác nhau, kể cả biện pháp cưỡng chế.
Dựa vào khái niệm, quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm riêng sau
đây:

1


- quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu chỉ phát sinh trong quá trình quản lý
hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, luôn gắn
liền với hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước, chúng vừa thể hiện lợi
ích của các bên tham gia quan hệ vừa thể hiện những yêu cầu và mục đích của


hoạt động chấp hành – điều hành.
- nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lý
hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.
Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính có thể là cơ quan nhà nước, tổ
chức hay cá nhân; có thể nhân danh nhà nước, vì lợi ích của nhà nước hoặc
nhân danh chính mình nhưng họ đều thực hiện các quyền và nghĩa vụ do quy
phạm pháp luật hành chính quy định.
- một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền lực
nhà nước.
- trong một quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của bên này ứng với nghĩa
vụ của bên kia và ngược lại.
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền lực – phục tùng”, quan hệ bất
bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia. Chủ thể đặc biệt tham gia vào quan
hệ pháp luật hành chính trên cơ sở quyền lực nhà nước và chủ thể thường có
nghĩa vụ chấp hành việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể đặc biệt. Tuy
nhiên, không có nghĩa là trong quan hệ pháp luật hành chính, chủ thể đặc biệt
chỉ có quyền và chủ thể thường chỉ có nghĩa vụ.
- phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được
giải quyết theo thủ tục hành chính.

2


- bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật
hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước.
Phân loại quan hệ pháp luật hành chính
Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể
Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể, các quan hệ pháp luật hành
chính có thể được chia thành các nhóm sau đây:
Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ là là loại quan hệ hành chính phát sinh giữa

các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức.
Do yêu cầu về tính thống nhât và hiệu quả hoạt động của nhà nước nên các cơ
quan, tổ chức và cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước chịu sự chi phối bởi
các quan hệ lệ thuộc về tổ chức, quan hệ giữa một bên là cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ, công chức có thẩm quyền quyết định đối với bên kia về việc thành lập,
giải thể cơ quan, tổ chức hoặc bầu, bãi nhiệm, bổ nhiệm, cách chức cán bộ, công
chức. Tiêu biểu cho quan hệ pháp luật hành chính nội bộ có thể kể đến là quan
hệ giữa Chính phủ với Bộ, cơ quan ngang Bộ, với Ủy ban nhân dân các cấp;
quan hệ giữa Ủy ban nhân dân các cấp với các cơ quan chuyên môn trực thuộc...
Nội dung của các quan hệ pháp luật hành chính nội bộ thường đề cập các vấn đề
khác nhau như phân cấp quản lí; chỉ đạo điều hành, kiểm tra đối với các cơ quan,
tổ chức trực thuộc hoặc kiện toàn về tổ chức và bảo đảm kỉ luật trong bộ máy
nhà nước.
Trong phân cấp quản lý, sự phân cấp quản lí được phân định trên bốn cấp: Trung
ương, tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (quận), xã (phường, thị
trấn). Theo đó, các vấn đề quan trọng sẽ do cấp cao quyết định còn các cấp thấp
chỉ quyết định những vân đề cụ thể.
3


Trong chỉ đạo điều hành, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc. Các
cơ quan trực thuộc luôn hoạt động theo sự chỉ đạo của cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung. Điều đó được thể hiện trong việc tổ chức và hoạt
động của Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đôn đốc,
kiểm tra công tác của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và
Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên…
Trong kiện toàn về tổ chức và bảo đảm kỉ luật trong bộ máy nhà nước. Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo
hoạt động của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương

đến cơ sở.
Quan hệ pháp luật hành chính liên hệ là loại quan hệ pháp luật hành chính phát
sinh giữa các chủ thể không có lệ thuộc về mặt tổ chức.
Do mối liên hệ giữa các chủ thể không lệ thuộc về mặt tổ chức nên các quan hệ
này rất đa dạng và phát sinh trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Chúng có thể là quan hệ giữa cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong bộ máy
nhà nước với các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước như quan hệ giữa các chủ thể
xử phạt vi phạm hành chính với công dân vi phạm hành chính . Theo quy định
của pháp luật, các chủ thể xử phạt vi phạt hành chính có thể là Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các cấp, những chiến sĩ công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt hành
chính, bộ đội biên phòng…hoặc là quan hệ ngang cấp giữa các cơ quan, tổ chức,
cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước với nhau. Biểu hiện rõ nét ở đây là
việc một cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức có quyền kiểm tra, giám sát các
hoạt động của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức khác không thuộc thẩm
quyền quản lí của mình nhưng lại có hoạt động trong lĩnh vữ mà mình quản lí.
Ví dụ: Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị cơ sở của Bộ tư pháp nhưng việc
4


tuyển sinh sinh viên hằng năm đều phải theo quy chế tuyển sinh do Bộ giáo dục
và đào tạo ban hành.
Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, quan hệ pháp luật hành
chính có thể được phân loại thành các nhóm quan hệ nội dung và quan hệ thủ
tục.
Quan hệ nội dung: là loại quan hệ pháp luật hành chính được thiết lập để trực
tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó. Các quan
hệ này do quy phạm nội dung điều chỉnh.
Ví dụ: quan hệ phát sinh giữa Thủ tướng chính phủ với cá nhân khi cá nhân
này được Thủ tướng chính phủ phê chuẩn chức chủ tịch tỉnh. Hay quan hệ giãu

chủ tịch UBND cấp tỉnh với cá nhân phát sinh khi cá nhân này được chủ tịch
quyết định bổ nhiệm làm chánh thanh tra.
Quan hệ thủ tục là loại quan hệ pháp luật hành chính hình thành trong quá trình
các chủ thể thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết giúp cho việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của họ trong các quan hệ nội dung được nhanh chóng và đúng
đắn. Các quan hệ này do quy phạm thủ tục điều chỉnh.
Ví dụ: quan hệ giữa thủ tướng chính phủ với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang bộ phát sinh khi bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ “kiến nghị với
thủ tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của
bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách”.
Hay quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền với công dân khi công dân khiếu nại,
tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của
5


cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc
bất cứ cá nhân nào.
Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ
Các quan hệ pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm quan hệ
pháp luật hành chính về quản lý kinh tế, văn hóa, an ninh, chính trị, trật tự an
toàn xã hội, v.v…; về xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại tố cáo.
Ví dụ, quan hệ pháp luật về quản lý kinh tế: các hoạt động buôn bán, vận chuyển
hành lậu, hàng giả, hành nhái với số lượng chưa đạt mức phải chịu pháp luật
hình sự, khi bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ phát sinh quan hệ hành chính
giữa người vận chuyển trái pháp luật đó với cơ quan chức năng, trong đó, người
vận chuyển có nghĩa vụ phải nộp phạt cho cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước
dùng quyền lực nhà nước có quyền cưỡng chế người vận chuyển phải nộp phạt
hành chính tùy theo mức độ mà người đó vận chuyển nhiều hay ít, là loại hàng

hóa nào,…
Hay đối với trật tự an toàn xã hội, khi hai gia đình hàng xóm thường xuyên cãi
nhau, gây ảnh hưởng tới làng xóm, làm mất trật tự an toàn xã hội và bị dưa lên
xã, phường, thị trấn nơi hai gia đình đó sinh sống, sẽ phát sinh quan hệ giữa
UBND xã, phường, thị trấn đó với hai gia đình này. Khi đó, UBND có quyền xử
phạt hành chính hai gia đình này vì đã làm mất trật tự an toàn xã hội, yêu cầu hai
gia đình chấm dứt việc cãi nhau trên, đối với hai gia đình, họ phải nộp phạt hành
chính đồng thời phải hòa giải theo yêu cầu của UBND.
Nhận xét
Luật hành chính điều chỉnh một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của nhà nước. Trong
quá trình thực hiện hoạt động này phát sinh rất nhiều quan hệ xã hội vô cùng đa
6


dạng về thể loại và phức tạp về nội dung cần sự điều chỉnh của luật hành chính.
Những quan hệ xã hội ấy được điều chỉnh bởi các quy phạm hành chính giữu các
cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định của
pháp luật hành chính. Đó chính là quan hệ pháp luật hành chính, mang trong
mình những đặc điểm nổi bật cũng như cách phân loại đa dạng đã phần nào cho
chúng ta thấy được phạm vi tác động lớn của luật hành chính.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, những quan hệ này vẫn chưa được quan tâm
đúng mức, vẫn có hiện tượng lơ là hoặc bỏ sót, gây bức xúc trong người dân. Vì
vậy, cần có sự nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
7


Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật hành chính Việt Nam, nxb. CAND,
2008.

Nghị định của Chính phủ số 187/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 qui định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
/>
8


MỤC LỤC
trang
Lời mở đầu...............................................................................................1
Nội dung...................................................................................................1
Quan hệ pháp luật hành chính..................................................................1
Khái niệm............................................................................................1
Đặc điểm.............................................................................................2
Phân loại quan hệ pháp luật hành chính...................................................3
Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể...........................5
Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể...................6
Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ...............................................6
Nhận xét...................................................................................................6
Lời kết........................................................................................................7

9



×