Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.81 KB, 43 trang )

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ ĐẾN NĂM 2020
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

1. Vị trí địa lý.
Xã Đại kim là một xã thuộc huyện Thanh Trì nằm ở phía Tây Nam của
thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 10 km.
Xã có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp với xã Định Công và phường Khương Đình.
Phía Đông giáp với xã Thịnh Liệt.
Phía Nam giáp với xã Thanh Liệt.
Phía Tây giáp với xã Tân Triều và phường Kim Giang (quận
Thanh xuân).
Qua số liệu kiểm kê theo chỉ thị 364 TTg thì tổng diện tích tự nhiên
toàn xã là 275,2 ha và được chia ở 4 thôn: thôn Kim lũ, thôn Kim giang, thôn
Đại từ và thôn Kim văn.
2. Địa hình, đất đai.
Là xã đồng bằng nên địa hình của xã Đại Kim chủ yếu là các chân vàn
cao và vàn nằm rải rác ở các thôn trong xã đang được nhân dân trồng màu và
trồng lúa. Trong xã vẫn còn một số ít diện tích chân vàn trũng cũng được
nhân dân trồng lúa nước (nhưng thường năng suất không cao) hoặc nuôi thả
cá. Độ cao trung bình so với mặt biển của toàn xã khoảng 4 - 5 mét.
Nhìn chung toàn bộ đất đai xã Đại Kim là đất phù sa sông Hồng không
được bồi đắp hàng năm, có điều kiện thuận lợi cho thâm canh nông nghiệp,
tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như sự nghèo mùn ở những
chân cao, thành phần cơ giới nhẹ có dấu hiệu của sự bạc màu do đó khi canh
tác cần bổ sung thêm một số yếu tố dinh dưỡng cho đất để tăng cường hơn
nữa
chất lượng đất khi sử dụng.


3. Khí hậu thuỷ văn.


- Khí hậu: Điều kiện khí hậu của xã Đại Kim nói riêng và của toàn
huyện Thanh Trì nói chung đều thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên mang
đặc điểm khí hậu chung của vùng Đồng bằng sông Hồng là khí hậu nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm. Đây cũng là điều kiện khá thuận lợi để xã có thể phát triển
việc đa dạng hoá cây trồng, tuy nhiên nó cũng gây một số trở ngại nhất định
cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng khi có sự đổi mùa.
- Lượng mưa: Qua thống kê tại trạm Láng một số năm gần đây cho thấy
tổng lượng mưa giữa các năm có sự thay đổi rất lớn. Tuy nhiên, tính trung
bình từ năm 1990 trở lại đây, tổng lượng mưa trung bình/năm đạt từ 1649
mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8 và 9. Vào các tháng này lượng
mưa trung bình /tháng đều vượt quá 200 mm, các tháng còn lại nói chung
lượng mưa thấp (khoảng 20 mm - 100 mm/tháng).
- Chế độ nhiệt: Qua số liệu thống kê từ năm 1990 trở lại đây thấy nhiệt
độ trung bình qua các năm không có sự chênh lệch cao (dao động trong
khoảng từ 23 - 240C). Tính trung bình cả năm vào khoảng 24 0C nhưng chế độ
nhiệt trong năm giữa các tháng có sự chênh lệch rõ rệt. Vào các tháng 5, 6, 7,
8 và 9, nhiệt độ thường rất cao (lên tới 29 0C - 300C), trong khi đó vào các
tháng 1, 12 là các tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm (16 0C - 180C). Với sự
chênh lệch nhiệt độ như vậy nên khi canh tác cây ngắn ngày cũng gặp phải
một số khó khăn do đó khi canh tác chúng ta cần lựa chọn, chú ý đến giống và
thời vụ giữa các cây trồng một cách hợp lý.
- Ẩm độ: Qua theo dõi số liệu về ẩm độ từ năm 1990 trở lại đây cho
thấy ẩm độ bình quân cả năm qua các năm thường giao động từ 79 - 82%.
Giữa các tháng ẩm độ chênh lệch cũng không lớn tuy nhiên vào tháng 3
thường là tháng ẩm nhất, dao động trong khoảng từ 80 - 90%. Trong khi đó
độ ẩm vào các tháng 11, tháng 12 thường vào khoảng 70 - 80%

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.



1. Tình hình dân số - lao động.
a. Dân số: Theo số liệu thống kê thì hiện tại xã Đại Kim có 6478 nhân
khẩu, trong đó có 2985 nhân khẩu nông nghiệp và 3493 nhân khẩu phi nông
nghiệp. Toàn xã có 1527 hộ trong đó số hộ nông nghiệp là 971 hộ chiếm
63,5% tổng số hộ trong xã. Tốc độ tăng dân số hàng năm trung bình là 1,52%.
Về đời sống kinh tế văn hóa và trình độ dân trí trong xã qua điều tra
cho thấy xã có nền kinh tế phát triển khá mạnh do vậy đời sống văn hoá, tinh
thần của nhân dân cũng ở mức cao hơn so với nhiều vùng nông thôn khác
thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ. Hầu hết các gia đình đều có hệ thống nghe
nhìn, 50 - 55% gia đình có ti vi, xe máy và các phương tiện đi lại khác. hầu
hết các gia đình đã được xây dựng khang trang, đường làng ngõ xóm đều đã
được bê tông hoá điều đó dẫn đến dân trí ngày được một nâng cao.
Dân cư của xã Đại Kim được phân bố tại 4 thôn theo biểu sau:
Biểu 1: Hiện trạng phân bố dân cư 2001
St

Danh mục

Đơn

t

I

Các thôn

Toàn

Kim


Kim

Kim

Đại

văn



giang

từ

Tổng số hộ

Hộ

121

418

335

653

1527

Nông nghiệp


Hộ

96

342

189

344

971

Phi nông nghiệp

Hộ

25

76

146

309

556

520

1871


1359

2728

6478

II Tổng số nhân khẩu Người
Nông nghiệp

Người

289

1218

512

966

2985

Phi nông nghiệp

Người

231

653

847


1762

3493

Qua biểu hiện trạng phân bố dân cư năm 2001 của xã Đại Kim chúng ta
thấy số hộ phân bố ở các thôn là không đồng đều, cao nhất là thôn Đại từ với
653 hộ và thấp nhất là thôn Kim văn với 121 hộ. Mặt khác tỷ lệ số hộ nông
nghiệp giữa các thôn cũng có sự khác nhau và tỷ lệ số hộ phi nông nghiệp là


cũng khác nhau điều này dẫn đến phân bố lao trong xã không đều điều này
cũng gây một số khó khăn trong lao động sản xuất.
b. Lao động: Theo số liệu thống kê từ các thôn và tổng hợp cho toàn xã cho
thấy tổng số lao động trong xã khoảng 2292 nguời, chiếm 44,8% tổng dân số
toàn xã trong đó:
+ Lao động nông nghiệp có 1290 người chiếm 43,1% tổng số lao động
trong xã
+ Lao động phi nông nghiệp (bao gồm lao động làm trong các cơ quan,
xí nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước, lao động tự do) có 1702 người chiếm
56,9% tổng số lao động trong xã.
Diện tích bình quân đất nông nghiệp/1 lao động nông nghiệp là 927m 2 (khá
thấp so với bình quân diện tích đất nông nghiệp trong toàn huyện)
2. Hệ thống cơ sở hạ tầng.
a. Thủy lợi: Hiện tại xã Đại Kim có hệ thống thuỷ lợi khá đầy đủ để phục vụ
sản xuất nông nghiệp, có sự kết hợp hài hoà giữa thuỷ lợi cấp huyện và thuỷ
nông nội đồng bao gồm các kênh mương nội đồng chạy quanh các chân ruộng
trong xã. Ngoài ra toàn xã cũng có 4 trạm bơm phục vụ tưới tiêu khi úng hạn
được phân bổ như sau:
- Một trạm ở thôn Đại từ chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho thôn Đại từ

- Một trạm đặt ở thôn Kim giang chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho thôn
Kim giang, thôn Kim văn và thôn Kim lũ
- Một trạm ở thôn Kim văn chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho thôn Kim văn
- Một trạm ở thôn Kim lũ chủ yếu phục vụ cho thôn Kim lũ
b. Giao thông: Do vị trí địa lý thuận lợi nên hệ thống giao thông trong xã
khá tốt cho việc giao lưu với thủ đô Hà Nội và các xã xung quanh. Toàn xã có
các tuyến đường chính như sau:


- Đường 70B là tuyến đường nhựa chính chạy trong xã với chiều dài
qua xã khoảng 2 km. Đây là tuyến đường quan trọng trong việc giao
lưu đời sống, kinh tế của bà con trong xã với các xã, phường bên
cạnh vì khi nhân dân đi vào các phường ở quận Thanh xuân - Hà
Nôi và vào khu đô thị mới Linh Đàm đều đi theo tuyến đường này.
- Đường giao thông liên xã Đại Kim - Tân Triều: Chạy qua địa phận
xã khoảng 3 km được rải đá cấp phối.
- Đường Cầu Dậu - Cầu Tiên: Chạy qua địa phận xã 1,5 km
- Đường vành đai 3 theo quy hoạch chạy qua xã
Ngoài các tuyến đường chính trong xã còn một hệ thống đường liên
thôn, liên xóm khá tốt, đặc biệt là các con đường trong thôn xóm phần lớn đã
được bê tông hoá
c. Các công trình phúc lợi chính trong xã: Hiện tại xã có hệ thống các công
trình phúc lợi công cộng phục vụ đời sống dân sinh khá hoàn chỉnh, gồm:
- Hai trường học: Diện tích 7761 m2 ở thôn Đại từ và thôn Kim lũ
- Hai nhà mẫu giáo: Diện tích 2753 m2 ở thôn Đại từ và thôn Kim lũ
- Một bệnh viện: Diện tích 46.574 m2 ở thôn Kim văn
- Một trạm y tế: Diện tích 2027 m2 ở thôn Kim lũ
- UBND xã: Diện tích 3490 m2 ở thôn kim lũ
- Nhà văn hoá: Diện tích 300 m2 ở thôn Đại từ
d. Các cơ sở hạ tầng khác:

- Chợ: Qua điều tra cho thấy toàn xã vẫn chưa có chợ mà tình trạng họp
chợ trong xã là chợ lấn chiếm, chợ tạm, các thôn Kim giang, Kim lũ, Đại từ
đều có các chợ tạm như đã nêu tuy nhiên theo hình thức tự phát nay có thể
họp tại địa điểm này nhưng mai có thể họp tại địa điểm khác.
Ngoài ra do xã gần chợ phường Kim giang nên hầu hết bà con trong xã
khi cần mua, bán những hàng hoá tiêu dùng thường đi chợ này.


Chính vì không có chợ cố định nên mỗi khi họp các chợ tạm trong xã
đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông và vấn đề trong sạch môi trường. Do đó
trong giai đoạn tới khi xây dựng các công trình phúc lợi, xã cần chú trọng đầu
tư xây dựng một khu chợ có quy mô không những để cho bà con trong xã
mua, bán các nông sản phẩm mà còn tạo điều kiện giao lưu hàng hoá với các
xã, phường bên cạnh góp phần tăng cao thu nhập cho người dân trong xã.
- Điện, nước sinh hoạt: Hiện tại xã đã kéo được các đường điện đến tất
cả các thôn trong xã và các trạm biến thế điện được phân bố ở các thôn như
sau:
+ Thôn Kim lũ: Một trạm điện 480 kv
+ Thôn Đại từ: Hai trạm điện 180 kv
+ Thôn Kim văn: Một trạm điện 180kv
+ Thôn Kim giang hiện đang sử dụng nhờ 1 trạm 180 kv của công ty
thuỷ nông
Bên cạnh một số cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống bà con nhân dân trong
xã khá tốt như hệ thống giao thông, công trình phúc lợi công cộng… nhưng
mặc dù ở ngay cạnh một số nhà máy nước nhưng qua điều tra cho thấy nguồn
nước của nhân dân trong xã đều là nước tự nhiên (nước giếng khoan, nước
mưa) nên trong giai đoạn tới xã cần có quy hoạch và kế hoạch đầu tư kinh phí
xây dựng một hệ thống dẫn nước sạch hoàn chỉnh phục vụ bà con trong xã
góp phần làm tăng hơn nữa đời sống nhân dân.
3. Tình hình sản xuất một số ngành chính trong xã.

a. Ngành trồng trọt: Tuy là xã ngoại thành Hà Nội nhưng sản xuất nông
nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong xã nên vấn đề sản xuất nông nghiệp đã
được các ban ngành trong xã đặc biệt quan tâm, chú ý. Theo kết quả thống kê
sản xuất tại xã trong sản xuất nông nghiệp thì ngành trồng trọt là ngành sản
xuất chính với các cây trồng chủ đạo như lúa nước, khoai tây, đỗ, rau các laọi.


Trong những năm qua nhờ ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp nên tăng suất cây trồng ở đây đạt khá cao.
Theo thống kê năm 2001 diện tích lúa cả năm toàn xã đạt 126,8 ha với
năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha, sản lượng quy thóc toàn xã đạt 951 tấn nếu
chia bình quân nhân khẩu cả xã đạt 143 kg/người. Diện tích rau màu cả năm
toàn xã khoảng 16,5 ha chủ yếu trồng khoai, đậu và rau.
b. Ngành chăn nuôi: Qua điều tra tình hình chăn nuôi của xã thì thấy rằng
chăn nuôi giữ một vai trò quan trọng trong nông nghiệp nói chung và trong
từng hộ gia đình nói riêng. Ngành chăn nuôi đã cung cấp một lượng phân bón
lớn cho cây trồng, đã giải quyết tận dụng những lao động dư thừa cũng như
làm tăng thêm thu nhập cho người dân. Bên cạnh việc chăn nuôi đại gia súc
thì các hộ gia đình trong xã cũng không ngừng mở rộng chăn nuôi gia cầm để
tận dụng thức ăn dư thừa trong gia đình
Về ngư nghiệp cũng có bước phát triển tích cực cả về số lượng lẫn chất
lượng như nuôi cá nước ngọt ở các ao, hồ, trên ruộng lúa để tạo công ăn việc
làm cho các lao động nhàn rỗi và tận dụng mặt nước để tăng thêm thu nhập
cho từng hộ gia đình.
c. Ngành nghề phụ: Là xã đồng bằng, cạnh thủ đô Hà Nội nên xã có điều
kiện để phát triển ngành nghề phụ góp phần giải quyết lao động dư thừa trong
lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống hộ gia
đình. Qua điều tra thì hiện tại ở xã nhiều hộ gia đình đang làm dịch vụ buôn
bán nhỏ, những lúc nông nhàn thanh niên đi xây dựng các nơi. Ngoài ra còn
một số ngành nghề thủ công như làm kẹo ở thôn Kim lũ, đan len ở thôn Đại

từ từ những năm trước trong thời kỳ chưa mở cửa kinh tế nên sản xuất kinh
doanh của họ cũng mang lại một số hiệu quả nhất định, song mấy năm gần
đây, tình hình sản xuất thay đổi theo cơ chế thị trường, nhu cầu và thị hiếu
tiêu dùng của người dân tăng nên đòi hỏi cần phải có sự đầu tư trong sản xuất,
trong khi đó điều kiện kinh tế của các hộ gia đình chưa có đủ khả năng, nên


ngành nghề này không phát triển được, một số đang có xu hướng giảm quy
mô sản xuất.
Trong giai đoạn tới xã cần có chủ trương khuyến khích, đầu tư, mở
rộng quy mô sản xuất vào những ngành nghề này góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho những lao động dư thừa và tận dụng tiềm năng và lợi thế mà xã
có để phục vụ một số nhu cầu sản xuất và đời sống.
4. Thực trạng phát triển chung năm 2001.
Với quy mô và sản xuất ngành nghề như trên, kinh tế - xã hội xã Đại
Kim tiếp tục phát triển trên một số lĩnh vực. Năng suất được nâng lên, kết cấu
hạ tầng được cải thiện, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tạo tiền đề để cho bước phát triển thời kỳ sau. Đời sống vật chất
và văn hoá của nhân dân được cải thiện một bước. Tuy nhiên so với tiềm năng
và yêu cầu phát triển thì tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn chậm. Thực trạng phát triển chung cả xã Đại Kim thể hiện như
sau:
+ Tổng giá trị sản xuất toàn xã: 10.325 triệu đồng
- Giá trị sản xuất từ nông nghiệp: 2.396 triệu đồng
- Giá trị thủ công nghiệp: 2.040 triệu đồng
- Giá trị sản xuất từ thương nghiệp, dịch vụ: 4.204 triệu đồng
- Giá trị thu nhập từ chăn nuôi: 1.685 triệu đồng
- Bình quân giá trị 1 ha đất nông nghiệp đạt 18,9 triệu đồng
- Bình quân thu nhập người/năm đạt 1,54 triệu đồng
Qua phân tích, đánh giá tình hình hiện trạng xã Đại Kim chúng ta rút ra

một số nhận xét như sau:
- Điều kiện tự nhiên của xã khá thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp, đó là đặc điểm và tính chất đất đai có nhiều khả năng tốt để thâm
canh cây trồng đạt năng suất cao.


- Điều kiện xã hội tác động đến sản xuất cũng rất đa dạng, nền kinh tế
của Đại Kim phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp, trong đó các dịch vụ
thương nghiệp buôn bán nhỏ rất phát triển.
- Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân phát triển khá cao nên
những nhận thức của người dân cũng nhạy bén với những chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước và các yếu tố thị trường. Người dân đã mạnh dạn
làm giàu bằng nhiều biện pháp trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
hiện nay. Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình.
- Vấn đề quy hoạch đất ở cho nhân dân là vấn đề cấp thiết vì hiện tại xã
còn tồn đọng 160 hộ phải ở chung cần được giải quyết nhu cầu về đất ở.
5. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và áp lực đối với sử dụng đất đai.
Với diện tích đất tự nhiên là 275,2159 ha, đất đa sử dụng chiếm 93,9%,
đất chưa sử dụng chiếm 6,1%. Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt diện tích cũng
như chỉ tiêu bình quân về đất thì xã Đại Kim thuộc xã có số dân khá đông.
Song thực tế mức độ sử dụng đất ở các thôn rất khác nhau, áp lực đối với việc
sử dụng đất đang là vấn đề có tính bức xúc của xã thể hiện ở một số mặt sau:
- Xã Đại Kim có quy mô dân số khá đông, tỷ lệ tăng dân số hàng năm
còn khá cao. Việc lấy đất dùng vào xây dựng nhà cửa và công trình phục vụ
đời sống của con người là tất yếu. Mới chỉ phác tính nhu cầu đất ở cho số dân
phát sinh hàng năm theo múc giao đất khu dân cư là 120m2 thì hàng năm cũng
cần có quỹ đất khoảng 0,3 ha.
- Cơ cấu kinh tế của xã hiện nay chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Sự
chuyển hướng kinh tế chỉ mới là bước đầu. Để đạt được cơ cấu kinh tế như
phương hướng phát triển kinh tế xã hội của xã đã đề ra thì các cơ sở kinh tế

tiêủ thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ phải có quỹ đất tương đối lớn
để xây dựng các công trình sản xuất. Mặc dù có tận dụng các cơ sở sản xuất
và cấu trúc hạ tầng hiện có để cải tạo mở rộng thì cũng lâý vào đất nông
nghiệp, do đó việc xây dựng và phát triển các công trình mới từ nay tới năm
2020 và cho những thập kỷ tiếp theo phải hết sức tiết kiệm đất theo hướng sử


dụng triệt để không gian và tránh bố trí ở những vùng đất nông nghiệp cho
năng suất cao
- Hiện tại có một số lao động chưa có việc làm ổn định. Để thu hút
được số lao động này sử dụng vào các lĩnh vực kinh tế, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ thì hệ thống cơ sở sản xuất và các tụ điểm dân cư đã và sẽ hình
thành cũng sẽ tiếp tục mở rộng với quy mô và tốc độ lớn hơn. Sự phát triển
này không thể tránh khỏi việc làm mất đất nông nghiệp. Do đó cần phát triển
các khu dân cư tập trung để tiếp kiệm đất so với cách giao đất ở phân tán, tản
mạn.
- Để có được nền kinh tế phát triển thì hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay
sẽ thay đổi. Nhiều hệ thống đường giao thông, kho tàng đã và sẽ được xây
dựng. Xã Đại Kim là xã có địa bàn nằm ở ngoại thành thủ đô Hà Nội có nhiều
tuyến giao thông qua lại với các phường và các vùng lân cận. Do đó sức ép
lớn là việc dành một quỹ đất để nâng cấp và cải tạo mở rộng các tuyến đường
hiện có và xây dựng mới các tuyến đường khác để tiện cho việc giao lưu mua
bán của bà con trong xã. một số công trình thuỷ lợi, hệ thống mương máng,
hồ trong thời gian tới cũng phải sử dụng vào quỹ đất.
- Để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho 6478 người hiện
nay và khoảng 8350 người vào năm 2020 thì hàng loạt các công trình phục vụ
đời sống văn hoá giáo dục, thể thao, giải trí, nghỉ ngơi cũng sẽ được cải tạo
mở rộng kết hợp với xây dựng mới. Việc dành đất cho các công trình này là
không thể không đáp ứng.
Tóm lại thưch trạng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, đặc

biệt là những năm gần đây khi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước đã thực sự đi vào cuộc sống, áp lực đối với đất đai của xã đã và sẽ ngày
càng gay gắt. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã không thể
không thể không xét đến một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng quỹ đất
đai theo hướng khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao.
III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI.


Theo số liệu tổng hợp từ các thôn và của toàn xã thì hiện trạng sử dụng
đất của xã Đại Kim được thể hiện như ở biểu 2:
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 275,2159 ha
Trong đó:
- Đất nông nghiệp là 143,2319 ha chiếm 52% tổng diện tích đất tự
nhiên
- Đất chuyên dùng là 75,9272 ha chiếm 27,58 % tổng diện tích đất tự
nhiên
- Đất ở nông thôn là 38,7097 ha chiếm 14,06% tổng diện tích đất tự
nhiên
- Đất chưa sử dụng là 16,8528 ha chiếm 6,1% tổng diện tích đất tự
nhiên
Biểu 2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Đại Kim năm 2001
STT

HẠNG MỤC

DIỆN TÍCH (ha)

CƠ CẤU (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên


275,2159

100

I

Đất nông nghiệp

143,2319

52

1

Đất trồng cây lâu năm

134,7756

2

Đất trồng cây hàng

1,1645

3

Đất vườn tạp

1,2409


4

Đất mặt nước NTTS

6,0509

II

Đất chuyên dùng

1

Đất xây dựng

37.36

2

Đất giao thông

9,4963

3

Đất thủy lợi

8,7839

4


Đất làm nguyên vật liệu xây dựng

5

Đất an ninh quốc phòng

8,4302

6

Đất di tích lịch sử

2,4150

7

Đất nghĩa địa

4,6429

8

Đất chuyên dùng khác

4,7989

75,9272

27,58



III
IV

Đất ở

38,7097

Đất ở nông thôn

38,7097

Đất chưa sử dụng

16,8528

1

Đất hoang

2,0109

2

Đất mặt nước hoang

8,3688

3


Đất sông suối

5,3500

4

Đất chưa sử dụng khác

1,1231

14,06
6,1

Nhìn chung, tổng diện tích của xã là nhỏ, đất đai dành cho phát triển
nông nghiệp còn ít. Vì trong xã số hộ làm nông nghiệp chiếm khá lớn trong
tổng số hộ toàn xã. Trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều, xã
cần nhanh chóng có những biện pháp để đưa nó vào sử dụng.
Qua điều tra thực tế số liệu trong một số năm cho thấy đất đai của xã là
nhỏ và theo xu hướng sau: Đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, một phần
chuyển sang đất ở, một phần chuyển sang các mục đích chuyên dùng khác.
Để đảm bảo cho các hộ nông nghiệp có đầy đủ đất để sản xuất, cần có những
biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đất có khả năng sản xuất nông
nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác. Đại Kim là xã ngoại thành Hà
Nội, lại nằm gần thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. Do đó, cần phải nâng cao
hiệu quả quản lý sử dụng đất, có các biện pháp cải tạo đầu tư thâm canh tăng
vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đạt hiệu quả sử dụng đất cao nhất và
phát huy tiềm năng nội lực của xã.
Ngoài ra, việc giao đất cho các mục đích phi nông nghiệp chưa thực sự
dựa trên nguyên tắc hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào làm nhà

ở, diện tích đất trồng hai vụ, thậm chí cả đất trồng ba vụ có hiệu quả kinh tế
cao vẫn bị đưa vào cấp đất ở và đất chuyên dùng
Qua đó chúng ta thấy rằng việc sử dụng đất của xã tuy nhiên chưa phải
là tối ưu nhưng đã khá đầy đủ. Tuy nhiên trong thời gian tới để việc sử dụng


đất đem lại hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có kế hoạch bố trí lại quỹ đất đai
trong toàn xã.
1. Đất nông nghiệp.
Quỹ đất nông nghiệp của xã hiện tại chỉ còn 143,2319 ha chiếm 52%
diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp toàn xã là 211m 2/đầu người,
bình quân này còn thấp so với bình quân chung của cả nước. Đất nông nghiệp
của xã phân bố không đều giưa các thôn.
Trong 143,2319 ha đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm
chủ yếu 134,2319 ha chiếm 93,7% diện tích đất nông nghiệp, hiện đang được
nhân dân trong xã sử dụng phần lớn để canh tác lúa nước (chiếm 126,8 ha) và
một diện tích nhỏ để trồng cây hoa màu. Qua số liệu thống kê và điều tra cho
thấy hầu hết đất nông nghiệp trồng lúa nước của xã là đất phù sa sông Hồng
không được bồi hàng năm, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất không cao,
kết hợp với việc canh tác hợp lý của nhân dân trong xã nên năng suất bình
quân của xã là 7,5 tấn/ha (khá cao so với toàn vùng).
Ngoài ra trong đất nông nghiệp còn có đất trồng cây lâu năm 1,1645 ha
chủ yếu được nhân dân trong xã trồng cây ăn quả. Nhìn chung hiệu quả kinh
tế của cây lâu năm cao hơn cây hàng năm.
Trong đất nông nghiệp còn có đất vườn tạp 1,2409 ha và đất mặt nước
nuôi trồng thủy sản 6,0509 ha gồm các loại hồ, ao chủ yếu được nhân dân thả

Trong những năm gần đây, do nhu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như của
các thị trường lớn như Hà Nội, Hà Đông… Nên đã có sự chuyển dịch cơ cấu
cây trồng trong xã. Việc chuyển sang trồng các loại hoa, cây cảnh và rau màu

ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh. Do các loại cây trồng này mạng
lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao hơn so với việc trồng lúa nước. Hiện
nay, diện tích dành cho các loại cây trồng này còn ít, trong những năm tới cần
mở rộng diện tích, lựa chọn những giống cây trồng tốt nhằm nâng cao hiệu


quả và năng suất cây trồng. Do xã nằm ở vị trí rất thuận lợi, lại có hệ thống
giao thông khá hoàn chỉnh, nằm sát thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
Từ khi xã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã đạt được kết
quả đáng khích lệ, đời sống nhân dân trong xã đã được cải thiện đáng kể, thu
nhập bình quân đầu người tăng lên. Mặt khác, xã cần nhanh chóng khắc phục
một số khó khăn để giúp cho quá trình sản xuất đạt kết quả cao hơn. phải
nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thủy lợi của xã để đảm bảo cho việc tưới tiêu
và tiêu úng trong những ngày mưa lớn và mưa tập trung. Cần có những chính
sách khuyến khích và đầu tư giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao,
khuyến khích áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đẩy mạnh
thâm canh tăng vụ, năng suất cât trồng hàng năm, nâng cao số lượng lẫn chất
lượng của sản phẩm nông nghiệp
Theo dõi tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp trong mấy năm
gần đây của xã (biểu 3) cho ta thấy có chuyển biến rõ rệt theo xu hướng giảm
dần. Cụ thể tính từ năm 1998 đến năm 2000 tổng diện tích đất nông nghiệp
toàn xã đã giảm 26,2264 ha chủ yếu được giảm từ đất trồng cây hàng năm
12,9256 ha và từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 12,2721 ha. Do đó trong
giai đoạn tới xã cần phải có biện pháp duy trì, bảo vệ và tăng cường quỹ đất
nông nghiệp và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất của địa phương, bảo
đảm an toàn lương thực cho nhân dân trong xã góp phần thực hiện nghị quyết
chung của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân xã đã đề ra.
Biểu 3: Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1998- 2000.
STT


DIỆN TÍCH (ha)

HẠNG MỤC

1998

1999

2000

Đất nông nghiệp

169,4583

143,2319

143,2319

1

Đất trồng cây hàng năm

147,7012

134,7756

134,7756

2


Đất trồng cây lâu năm

1,3009

1,1645

1,1645

3

Đất vườn tạp

2,1332

1,2409

1,2409

4

Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

18,3230

6,0509

6,0509


2. Đất chuyên dùng.

Quỹ đất chuyên dùng của xã hiện tại có 75,9272 ha chiếm 27,58% tổng
diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng của xã Đại Kim được phân
bố nhiều nhất vào xây dựng cơ bản.
Hiện nay, tổng diện tích cho xây dựng cơ bản chiếm 46,6% (37,36 ha)
tổng diện tích đất chuyên dùng chỉ tập trung chủ yếu ở diện tích đất các cơ
quan, tổ chức, UBND xã, các cơ sở trường học, bệnh viện. Diện tích đất các
cơ sở công nghiệp trong xã hầu như không có. Trong những năm tới diện tích
đất cho xây dựng cơ bản còn tăng lên nhiều hơn nữa. Xã có chủ trương xây
dựng và mở rộng thêm một số phòng học, nhà mẫu giáo… các cơ quan xí
nghiệp ngày càng phát triển việc mở rộng quy mô. Do đó, trong những năm
tới đất xây dựng cơ bản có xu hướng tăng lên.
Đất dành cho xây dựng hệ thống giao thông của xã cũng chiếm tỷ lệ
đáng kể so với tổng quỹ đất chuyên dùng (19,4%). Xã Đại Kim là một trong
những xã của huyện có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, hầu hết các tuyến
đường giao thông trong xã đều là đường nhựa, đường bê tông (trong các thôn
xóm là đường rải đá cấp phối), một số đoạn đường còn lại đã được cải tạo và
nâng cấp. Người dân trong xã đi lại giao lưu buôn bán rất thuận tiện, nó góp
phần vào việc nâng cao đời sống nhân dân trong xã.
Đất thủy lợi là một yếu tố quan trọng cho sản xuất nông nghiệp nên đã
được UBND xã chú ý xây dựng mới, cải tạo nâng cấp vì vậy tổng quỹ đất
thủy lợi toàn xã là 9,8 ha bao gồm các kênh mương chính chạy trong xã và hệ
thống mương nội đồng. Cũng nhờ có hệ thống thủy lợi này nên việc tưới tiêu
cho diện tích lúa và hoa màu luôn được đảm bảo góp phần nâng cao năng suất
cây trồng.
Đại Kim là xã có truyền thống văn hoá từ thời xa xưa để lại. Có rất
nhiều di tích lịch sử văn hoá đã được nhà nước công nhận. Hiện nay diện tích
đất di tích lịch sử văn hóa của xã là 2,415 ha (theo số liệu thống kê và điều tra


thực tế thì mỗi thôn trong xã đều có một đền chùa, miếu phục vụ tín ngưỡng

cho bà con trong thôn)
Ngoài ra trong quỹ đất chuyên dùng của xã còn có 8,4302 ha đất an
ninh quốc phòng và 4, 6429 ha đất nghĩa địa, phần còn lại 4,7989 ha là đất
chuyên dùng khác
Qua biểu 4 chúng ta thấy xu hướng tăng dần của đất chuyên dùng trong
các năm qua. Tính từ năm 1998 đến năm 2000, toàn bộ quỹ đất chuyên dùng
của xã đã tăng 28,37 ha chủ yếu được chuyển sang từ đất nông nghiệp phục
vụ cho việc làm mới, cải tạo, nâng cấp đường giao thông, và xây dựng các
công trình trong xã. Mặt khác cũng qua biểu 4 chúng ta thấy diện tích của một
số loại đất như đất an ninh quốc phòng, đất làm nguyên vật liệu xây dựng có
xu hướng giảm dần (đặc biệt đối với đất làm nguyên vật liệu xây dựng thì
hiện nay đã hết hoàn toàn). Với các loại đất chuyên dùng khác như đất nghĩa
địa, đất di tích lịch sử văn hóa hầu như không tăng, hoặc tăng không đáng kể
trong các năm qua. Cũng từ việc đất chuyên dùng của xã tăng nhanh trong
mấy năm gần đây cho thấy sự đổi mới trong nền kinh tế địa phương đã và
đang hoà nhập với nền kinh tế chung của huyện, Thành phố. Thực tế cho thấy
nền kinh tế của xã đã có những đổi khác rõ rệt trong những năm qua, đời sống
nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần do đó các
công trình phúc lợi nói riêng và các công trình cơ sở hạ tầng nói chung ngày
một được xây dựng nhiều hơn trên địa bàn xã nhưng chính điều này đã gây ra
tình trạng giảm quỹ đất nông nghiệp trong xã. Vì vậy việc cân đối quỹ đất
chuyên dùng của xã trong giai đoạn tới cũng cần phải được quan tâm, chú ý
một cách thiết thực.
Biểu 4: Tình hình biến động sử dụng đất chuyên dùng năm 1998- 2000.
stt

Diện tích (ha)

Hạng mục
1998


1999

Tăng Giảm
2000

1

Đất xây dựng

10,3665

37.36

37,36

2

Đất giao thông

9,7763

9,4963

9,4963

31
0,28



3

Đất thủy lợi

9,6601

8,7839

8,7839

4

Đất làm nguyên vật liệu XD

5

Đất an ninh quốc phòng

8,4302

8,4302

8,4302

6

Đất di tích lịch sử văn hóa

2,4150


2,4150

2,4150

7

Đất nghĩa địa

4,6429

4,6429

4,6429

8

Đất chuyên dùng khác

3,6341

6,7989

6,7989

49,7855

75,9272

75,9272


Tổng

0,876

3,28

3. Đất ở.
Diện tích đất ở của xã có 38,7097 ha chiếm 14,06% tổng diện tích đất
tự nhiên toàn xã bao gồm toàn bộ đất ở nông thôn. Qua số liệu thống kê cho
thấy bình quân đất ở/hộ là 253,5m 2 và diện tích đất ở/nóc nhà là 257,4m 2, qua
đó ta thấy nếu so sánh với diện tích đất ở/hộ của Luật đất đai 1993 thì bình
quân diện tích đất ở/hộ của xã trung bình. Tuy nhiên qua điều tra thực tế thì
thấy rằng toàn xã còn có tới 200 nhà có diện tích đất ở lớn hoưn 400m 2 nên
những hộ này trong giai đoạn tới khi xét cấp giao đất ở mới thì đây là những
hộ sẽ có khả năng tự giãn.
Biểu 5: Tình hình biến động sử dụng đất ở năm 1998- 2000.
stt

Diện tích (ha)

Hạng mục
1998

1999

2000

I

Đất ở


38,9172

38,7097

38,7097

1

Đất ở

38,9172

38,7097

38,7097

So sánh biến động trong những năm qua (từ năm 1998) cho thấy quỹ
đất thổ cư trong xã không tăng do đó ta thấy những nổ lực trong công tác
quản lý đất đai của UBND xã Đại Kim về vấn đề đất ở vì thực tế khi tìm hiểu
một số xã trong huyện cho thấy thì hầu hết diện tích đất ở các xã này đều có
xu hướng tăng.
4. Đất chưa sử dụng.


Đại Kim là một xã ngoại thành Hà Nội, tổng diện tích đất tự nhiên
tương đối nhỏ nhưng diện tích đất chưa sử dụng cũng còn khá lớn 16,5828 ha,
chiếm 6,12% tổng quỹ đất tự nhiên toàn xã.
Trong đất chưa sử dụng bao gồm chủ yếu là đất ven sông của công ty
cây xanh. Với quỹ đất chưa sử dụng hiện nay trong xã cho thấy đất có khả

năng cải tạo trong giai đoạn tới để đưa vào đất nông nghiệp là 11,5028 ha
gồm 3,1204 ha là đất hoang và 8,3688 ha đất mặt nước chưa sử dụng.
Qua biểu 6 ta thấy qua các năm gần đây, đất hoang, sông suối, đất chưa
sử dụng khác đều không có sự biến động (không tăng cũng không giảm),
nhưng ở đất mặt nước hoang thì lại có xu hướng tăng lên rõ rệt (qua 3 năm từ
năm 1998 đến năm 2000 đã tăng 4,85 ha) với nguyên nhân chính là các vũng
hồ nước trước kia được dùng để trồng lúa hay nuôi trồng thả cá nhưng lâu
ngày do năng suất không cao, không thuận lợi về chế độ tưới tiêu nên dần bị
bỏ hoang. Vì vậy trong giai đoạn tới khi phân bổ, bố trí lại quỹ đất đai thì cần
phải cải tạo và đưa vào sử dụng lại diện tích này.
Biểu 6: Tình hình biến đất động sử dụng 1998- 2000.
stt

Diện tích (ha)

Hạng mục
1998

1999

2000

17,0549

16,8528

16,8528

I


Đất chưa sử dụng

1

Đất hoang

2,2130

2,0109

2,0109

2

Đất mặt nước hoang

8,3688

8,3688

8,3688

3

Sông suối

5,3500

5,3500


5,3500

4

Đất chưa sử dụng khác

1,1231

1,1231

1,1231

5. Đánh giá chung tình hình sử dụng, biến động và tiềm năng đất đai
của xã.
Từ việc phân tích trên, ta thấy việc sử dụng quỹ đất trong toàn xã có sự
thay đổi đáng kể. Trong cơ cấu đất nông nghiệp cũng có xu hướng chuyển đổi
một phần đất trồng lúa không có hiệu quả sang trồng rau màu, hoa và cây
cảnh. Ngày nay, mức sống của nhân dân càng cao, nhu cầu về sản phẩm nông


nghiệp chất lượng cao càng tăng. Việc chuyển đổi sang trồng những cây có
hiệu quả cao là rất cần thiết. Trên địa bàn xã đang có xu hướng mở rộng diện
tích trồng rau sạch để cung cấp cho thị trường lớn đó là Hà Nội. Ngoài đất
nông nghiệp ra các loại đất khác cũng biến động rất nhỏ. Trong những năm
qua trên địa bàn xã chưa có hoạt động kinh tế đáng kể. Hệ thống giao thông
khá hoàn chỉnh đã được rải nhựa và bê tông hóa phần lớn. Do đó, các quỹ đất
chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng biến động rất nhỏ. Trong tổng quỹ
đất đất tự nhiên trên toàn xã thì quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn chiếm tỷ lệ
cao. Trong những năm tới xã có kế hoạch khai thác đưa vào đất chuyên dùng
và đất dùng để xây dựng hệ thống giao thông và cấp cho dân cư làm nhà ở với

mục đích làm giảm quỹ đất chưa sử dụng xuống. Vì vậy, trong những năm tới
sẽ có biến động lớn quỹ đất của xã.
Đại Kim là xã ngoại thành Hà Nội có quy mô diện tích tương đối nhỏ,
với tổng diện tích tự nhiên là 275,2159 ha, Đại Kim là xã thuộc vùng đồng
bằng sông hồng, do đó đất đai trên địa bàn xã chủ yếu là đất phù sa (đất phù
sa không được bồi hàng năm).
Đến năm 2000 toàn xã đã khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích
nông nghiệp, chuyên dùng và đất ở là 258,3631 ha, đất chưa sử dụng là
16,8528 ha. Phương hướng trong những năm tới là cải tạo và chuyển dịch cơ
cấu cây trồng nhằm nâng cao hệ số sử dụng các loại đất, chuyển đất trồng các
loại cây có hiệu quả thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Lựa
chọn đưa những giống cây trồng mới có năng suất cao đưa vào sản xuất.
Đối với đất chưa sử dụng cần có những biện pháp tăng cường đầu tư và
áp dụng những thành quả kỹ thuật để cải tạo và đưa vào sử dụng. Tổng quỹ
đất chưa sử dụng của xã chiếm tỷ lệ khá nhiều trong tổng diện tích đất tự
nhiên. Đây là tiềm năng lớn của xã, trong những năm tới cần nhanh chóng
khai thác và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã phù hợp với chiến lược sử dụng đất lâu dài của huyện và toàn
vùng.


Qua đánh giá khái quát tiềm năng các loại đất trên kết hợp với việc
nghiên cứu các yêu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, các
loại đất đai trên địa bàn xã và nhiều yếu tố khác cho thấy diện tích đất nông
nghiệp của xã Đại Kim tuy có giảm nhưng năng suất tăng mạnh.
Nhìn chung, tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp trong những
năm tới của Đại Kim chủ yếu tăng cho phát triển rau màu. Những năm gần
đây nhu cầu rau sạch trên thị trường đòi hỏi lớn. Do một phần đời sống nhân
dân trong xã ngày càmg cao, một phần nhận thức được tầm quan trọng của
rau sạch ảnh hưởng đến sức khoẻ rất lớn. Vì vậy, việc tăng diện diện tích đất
trồng rau màu là rất cần thiết.

Đại Kim có diện tích tự nhiên tương đối nhỏ thuộc vùng đồng bằng
sông Hồng. Do đó, không có nguồn tài nguyên, nguyên liệu gì đáng kể cho
phát triển công nghịp và tiểu thủ công nghiệp.
IV. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.

1. tình hình quản lý đất đai của xã.
Thời kỳ trước khi có Luật đất đai năm 1993 công tác quản lý đất đai
trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn, chưa tập trung quản lý về một đầu mối
thống nhất, hệ thống các văn bản pháp lý còn thiếu, chưa đồng bộ. Mặt khác
với vị trí thuận lợi, sát ngay thủ đô Hà Nội nên cùng với sự phát triển và xu
hướng chung của xã hội, Thành phố, ngay từ những năm trước 1988 việc mua
bán, lấn chiếm đất đã xẩy ra trên toàn xã nhưng với tính chất và quy mô còn
nhỏ. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1990 - 1993 việc phát triển đô thị hóa
của các vùng lân cận đã tác động rất mạnh tới bà con nhân dân trong xã, tình
trạng lấn chiếm, bán đổi đất không đúng theo pháp luật đã diễn ra với chiều
hướng tăng nhanh rõ rệt. Nhưng từ khi có Luật đất đai 1993 kết hợp với việc
lãnh đạo, tuyên truyền, vận động của Đabgr ủy, chính quyền xã Đại Kim
những vụ việc như đã nêu đã có xu hướng giảm, tình hình quản lý đất đai của
xã dần dần đi vào ổn định.


Công tác giải quyết thanh tra tranh chấp, khiếu nại về đất đai đã được
làm thường xuyên góp phần không nhỏ cho việc lập kỹ cương pháp luật trong
việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai đồng thời cũng làm cho các
hộ gia đình, cá nhân hiểu rõ và thực hiện tốt và thực hiện tốt hơn nữa về Luật
đất đai. Cụ thể qua số liệu thống kê thì trong năm 1998, toàn xã vẫn còn 6 vụ
tranh chấp đất đai tuy nhiên ở mức độ nhỏ, sau khi được chính quyền xã Đại
Kim kết hợp chuyên môn với phòng địa chính - nhà đất huyện giải thích, phân
xử các hộ đã giải quyết được các tranh chấp đó.
Công tác giao cấp đất, đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất trên địa bàn toàn xã và đang tiến hành triển khai. Cụ thể:
+ Với đất thổ cư: Toàn xã đã giao và cấp sổ đỏ được trên 50% tổng số
hộ, gia đình. Trong giai đoạn tới xã sẽ hoàn thiện và cấp xong giấy chứng
nhận về đất thổ cư cho các hộ gia đình trong cả xã.
+ Với đất nông nghiệp: Hiện tại xã đang triển khai công tác thống kê
diện tích đất và nhân khẩu trên địa bàn xã để phấn đấu sau khi lập quy hoạch
sử dụng đất sẽ tiến hành làm thủ tục cấp luôn giấy chứng nhận quiyền sử
dụng đất nông nghiệp cho các hộ có diện tích đất nông nghiệp.
Ngoài ra, tính từ năm 1994 đến nay các cấp chính quyền cấp trên đã ra
những quyết định thu hồi một diện tích đất khá lớn 46,2522 ha trong địa bàn
xã để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Cụ thể:
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/10/1998 thu hồi
172.840m2 đất nông nghiệp và đất thổ cư để giao cho công ty phát triển nhà
Thanh Trì.
- Quyết định 4016 ngày 9/11/1995 của UBND thành phố Hà Nội thu
hồi 1700m2 đất giao cho công ty Thăng Long.
- Quyết định 830 ngày 4/3/1996 của UBND thành phố Hà Nội thu hồi
2025m2 đất giao cho nhà máy giấy Bình Minh.


- Quyết đinh số 20 ngày 3/1/1996 của UBND thành phố Hà Nội thu hồi
1580m2 đất giao cho Vụ pháp chế - Bộ Nội Vụ.
- Quyết định 304 TTg ngày 8/6/1994 thu hồi 272.979m2 đất nông nghiệp
và một ít đất thổ cư giao cho công ty phát triển nhà và đô thị - Bộ xây dựng.
- Quyết định 4706 của UBND thành phố Hà Nội ngày 16/11/1998 thu
hồi 5200m2 đất nông nghiệp để giao cho trung tâm nghiên cứu và dự phòng
chống ung thư.
- Quyết định số 299 ngày 24/5/1999 của UBDN Tp Hà Nội thu hồi
4535m2 đất giao cho trung tâm kiểm dịch sinh phẩm y học - Bộ y tế.
- Quyết định 2235 ngày 29/5/1999 của UBDN Tp Hà Nội thu hồi

1663,6m2 đất giao cho trung tâm báo chí nước ngoài.
Mặt khác xã thực hiện tốt các Nghị định, thông tư của các cấp trên cụ thể:
- Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 của chính phủ về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Hiện nay xã đang triển khai thực hiện việc giao đất nông nghiệp và việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nghị định số 64/NĐ - CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản
xuất nông nghiệp.
- Quyết định số 65 ngày 29/8/2001 của UBND TP Hà Nội về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn.
Qua đó chúng ta thấy việc quản lý đất đai trên địa bàn xã khá phức tạp,
các cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã đã tác động không nhỏ tới đời sống
dân sinh, kinh tế - xã hội của xã. Do đó dưới sự chỉ đạo của Sở địa chính - nhà
đất hà Nội, Phòng địa chính - nhà đất, Uỷ ban nhân dân xã đã và đang tiến hành
công tác điều tra, khảo sát, đo đạc bản đồ địa chính, thực hiện kiểm kê đất đai để
dần đi vào hoàn thiện, đảm bảo tính chất chặt chẽ trong công tác quản lý đất đai.


2. Nhận xét chung về tình hình quản lý đất đai.
Trong những năm gần đây công tác quản lý và sử dụng đất đai đang đi
vào nề nếp, sản xuất có hiệu quả hơn. Đất đai từng bước được làm rõ giá trị
đích thực, do đó được quý trọng và sử dụng tiết kiệm hơn.
Hiện nay diện tích đất đai của xã sử dụng trên 93,9% còn lại 6,1% đất
chưa sử dụng trong đó chủ yếu là đất mặt nước hoang và đất sông suối. Việc
khai thác và quản lý tốt đất chưa sử dụng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho
việc bảo vệ đất đai
Bên cạnh những mặt đã thực hiện được thì công tác quản lý đất đai của
xã trong những năm qua cũng có những tồn tại sau:
Công tác đăng ký thống kê chưa cập nhật kịp thời, hàng năm chưa

chỉnh lý được biến động.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền
kề khu dân cư nông thôn theo Quyết định số 65 ngày 29/8/2001 của UBND
thành phố Hà Nội còn chậm.
Chưa kết hợp giữa quy hoạch tổng thể xây dựng và quy hoạch sử dụng
đất dẫn đến tình trạng lấn chiếm, ở không có thiết kế, ô nhiễm môi trường
V. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI XÃ ĐẠI KIM.

1. Các căn cứ để xây dựng quy hoạch.
Với mục tiêu xác định cơ cấu đất đai trong xã hợp lý nhằm quản lý sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên để góp phần nâng cao đời sóng
vật chất tinh thần cho nhân dân trong xã, bố trí sản xuất các loại đất phải kết
hợp lợi ích trước mắt cũng như lợi ích lâu dài nên quy hoạch sử dụng đất phù
hợp với lòng dân sẽ là nền tảng vững chắc để thực hiện tốt kế hoạch phát triển
kinh tế của địa phương cũng như của khu vực.
a. Căn cứ pháp lý:
+ Căn cứ Luật đất đai ban hành ngày 14/7/1993


+ Căn cứ Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 quy định về việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân.
+ Căn cứ Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai
năm 1993, công bố ngày 11/12/1998
+ Căn cứ vào công văn hướng dẫn số 1814/CV - TCĐC của Tổng cục
địa chính ngày 12/10/1998
+ Căn cứ Chỉ thị số 48/CT - UB ngày 5/9/1995 và chỉ thị số 04/CT UB ngày 29/3/1996 của UBND thành phố Hà Nội về việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất các xã trên địa bàn.
+ Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố,
huyện, xã từ nay đến năm 2020 đặc biệt là phải thống nhất phù hợp với
nội dung quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/QĐ - TTg
b. Căn cứ thực tiến:
+ Căn cứ vào quỹ đất đai hiện có của địa phương
+ Căn cứ vào số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện
trạng sử dụng đất trên địa bàn xã, thôn.
+ Nhu cầu sử dụng đất của nhân dân địa phương
2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với việc sử dụng đất.
2.1.

Các quan điểm khai thác sử dụng đất:
Đại Kim là xã có 63,5% hộ nông nghiệp, hàng năm việc sử dụng đất

vừa phải đảm bảo an toàn lương thực cho 6478 người hiện tại và 7 đến 8
nghìn người trong những năm tới, lại vừa phải đáp ứng yêu cầu đất đai cho
xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa gắn với xây dựng phát triển nông thôn mới Xã
hội chủ nghĩa. Do vậy, vấn đề đảm bảo đất đai cho sản xuất lương thực luôn
được đặt lên hàng đầu, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng
vào các mục đích khác.


Trong những năm tới sẽ cố gắng khai thác và đưa toàn bộ quỹ đất chưa
sử dụng vào sản xuất. Có những chính sách và biện pháp khuyến khích nhân
dân nhận những đất chất lượng thấp đưa vào cải tạo và sử dụng.
Quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tăng trong giai đoạn tới. Cần dành
quỹ đất để ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng hệ thống giao thông,
thủy lợi. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng hệ thống giao thông, nâng cấp
và cải thiện lại hệ thống thủy lợi là rất cần thiết giúp cho hoạt động kinh tế xã hội đạt hiệu quả cao hơn.
Phát huy tiềm năng nội lực về đất đai, lao động và các điều kiện tự
nhiên để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát
huy lợi thế là xã ngoại thành gần các thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.

2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội:
Đại Kim là xã lân cận thủ đô Hà Nội, rất tiện cho việc giao lưu kinh tế
không những trong Hà Nội mà còn với các xã xung quanh. Truyền thống xây
dựng kinh tế của Đại Kim là phát triển sản xuất đa dạng như nông nghiệp,
ngành nghề như làm kẹo, kinh doanh thương nghiệp…
Xuất phát từ thực trạng kinh tế - xã hội của Đại Kim, căn cứ vào nghị
quyết Đảng bộ xã về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 trong
tình hình đổi mới cơ chế quản lý hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Phương
hướng sản xuất của toàn xã được xác định là phát triển sản xuất kinh doanh
tổng hợp lấy nông nghiệp làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các
ngành nghề và dịch vụ thương nghiệp. Nông thôn Đại Kim có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển theo hướng đô thị hoá, có khả năng để đẩy mạnh tốc độ
phát triển của toàn bộ nền kinh tế và nâng cao đời sống của người dân về mọi
mặt. Song mục tiêu phấn đấu giai đoạn từ 2000 đến năm 2020 cần tập trung
vào những vấn đề cụ thể sau đây:
a 2.2.1. Về phát triển kinh tế:


×