Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện theo Hiến pháp 1946

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.94 KB, 2 trang )

Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Hiến pháp
1946
Hiến pháp 1946 qui định về việc thành lập HĐND và UBHC ở các đơn vị
hành chính trong cả nước; chế độ bầu cử HĐND, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND,
việc bãi miễn đại biểu HĐND và quan hệ của HĐND và UBHC cùng cấp, đặc biệt
là chế độ chịu trách nhiệm của UBHC.
Theo Hiến pháp 1946, về phương diện hành chính, nước ta được chia thành
ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ được chia thành các tỉnh; mỗi tỉnh được chia
thành các huyện; mỗi huyện được chia thành các xã (Điều 57). Tuy nhiên, phù hợp
với điều kiện lịch sử lúc đó và có sự kế thừa lịch sử, Hiến pháp 1946 qui định: ở
tỉnh, thành phố, thị xã và xã có HĐND và UBHC; ở bộ và huyện chỉ có UBHC
(Điều 58). Như vậy, có thể thấy rằng, thời kỳ này, UBND các cấp (được gọi là
UBHC) được thành lập ở tất cả các bộ, tỉnh, thành phố, thị xã, xã, nhưng ở bộ và
huyện không có HĐND. Điều này cho thấy tính đặc thù trong tổ chức và hoạt động
của UBND cấp huyện, đó là cùng là cấp huyện nhưng đối với thị xã thì có HĐND,
còn ở huyện thì không có HĐND mà chỉ có UBHC. Hay nói cách khác, việc thành
lập HĐND tùy thuộc vào điều kiện, yêu cầu quản lý đối với từng cấp.
Theo Hiến pháp 1946, HĐND tỉnh, thành phố, thị xã, xã do nhân trực tiếp
bầu ra theo lối phổ thông đầu phiếu. Ở cấp có HĐND thì UBHC do HĐND cử ra.
Còn đối với cấp không có HĐND thì UBHC bộ do HĐND các tỉnh, thành phố bầu
ra; UBHC huyện do HĐND các xã bầu ra.
Như vậy, cùng là UBHC cấp huyện nhưng trong thời kỳ này có sự khác
biệt về cách thức cử và bầu, đó là UBHC thị xã do HĐND thị xã cử ra, còn UBHC
huyện do HĐND các xã bầu ra. Tuy vậy, trong tổ chức và hoạt động, UBND đều
có mối quan hệ về quyền hạn và nghĩa vụ đối với HĐND. Cụ thể là: UBHC có
trách nhiệm: thi hành mệnh lệnh của cấp trên; thi hành các nghị quyết của HĐND


địa phương mình sau khi được cấp trên chuẩn y; Chỉ huy công việc hành chính
trong địa phương.
Để cụ thể hóa những qui định của Hiến pháp 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh


còn ký nhiều Sắc lệnh liên quan đến tổ chức và hoạt động của UBHC cấp huyện
như: Sắc lệnh số 254-SL ngày 19/11/1948 về tổ chức lại chính quyền nhân dân
trong thời kỳ kháng chiến (Điều 2 qui định: chính quyền nhân dân địa phương
trong thời kỳ kháng chiến gồm có HĐND và UBHC); Sắc lệnh số 255-SL ngày
19/11/1948 về cách thức tổ chức và làm việc của HĐND và Ủy ban kháng chiến
hành chính. Tiếp đó, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958 đã qui định
rõ hơn về hệ thống tổ chức của chính quyền địa phương.



×