Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

DOI MOI TO CHUC VA HOAT DONG CUA UBND XA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.08 KB, 22 trang )

A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta trải qua các thời kỳ cách mạng nhất là trong quá trình thực hiện
công cuộc đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm xây dựng và kiện toàn tổ chức hoạt động của các chính quyền và từng bước
hoàn thiện khung pháp lý cần thiết cho việc nâng cao hoạt động bộ máy chính quyền
các cấp, trong đó chính quyền cơ sở là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn
hiện nay.
Để tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của cấp chính quyền cơ sở, theo bản thân
tôi trước hết cần phải khẳng định được. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam là nước được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, đó là một Nhà nước dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nông và
đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đó là “Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
Nhà nước ta là trụ cột của hệ thống chính trị là công cụ thực hiện quyền lực
của nhân dân. Vì vậy, các cấp chính quyền cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng
trong hệ thống chính quyền 4 cấp của nhà nước ta. Trong bộ máy nhà nước Ủy ban
nhân dân (UBND) cấp xã là cơ quan quản lý hành chínhcấp cơ sở đây là một bộ phận
lòng cốt của hệ thống chính trị còn là cấp gần gũi với nhân dân và còn là: cầu lối giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân, đây chính là nơi trực tiếp biến đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước thành những hành động cụ thể, thiết thực đến quần
chúng nhân dân, có mối quan hệ sau sát với nhân dân và có trách nhiệm với nhân
dân, và là nơi trực tiếp thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh
vực, đời sống chính trị, quốc phòng, an ninh…. Đồng thời tổ chức, hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ với các cộng việc có tính tự quản của cộng đồng dân cư ở cơ sở, mọi
hoạt động của chính quyền cơ sở quyết định trực tiếp đến việc phát triển kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.
Từ những yêu cầu trên để đánh giá quá trình hoạt động của bộ máy chính
quyền các cấp cơ sơ mà tôi đang cư trú công tại Ủy ban nhân dân xã Vụ Bổn huyện
Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk về sự điều hành và quản lý Nhà nước ở địa phương. Trên cơ
sở đó tôi chọn vấn đề: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Vụ


Bổn, Krông Pắc, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ
nghĩa” để làm tiểu luận tốt nghiệp của mình để từ đó bản thân tôi cũng rút ra được
kinh nghiệm bổ ích để áp dụng cho bản thân sau khi ra trường vào thực tế của công
việc. Hy vọng với phần nội dung và đánh giá tình hình thực trạng của đề tài mà tôi
trình bày trong phần tiểu luận báo cáo thực tế sẽ góp phần nâng cao sự nhận thức lý
luận cũng như chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý nhà nước cấp cơ sở ở địa phương
1


cho bản thân tôi cũng như cấp lãnh đạo nơi đây, đó chính là ý nghĩa của đề tài mà tôi
cần nghiên cứu.
2- Đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở đánh giá về tổ chức hoạt động của UBND xã Vụ Bổn huyện Krông
Pắc từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã Vụ
Bổn.
3- Phạm vi nghiên cứu:
- Địa bàn nghiên cứu đề tài: tại UBND xã Vụ Bổn, Krông Pắc, Đắk Lắk.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009 đến năm 2011.
- Thời gian đi nghiên cứu: từ ngày 13/9 đến ngày 04/9/2011.
- Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề về tổ chức hoạt
động của UBND xã Vụ Bổn huyện Krông Pắc
4- Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
- Phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, so sánh thống kê
5- Bố cục tiểu luận
- Phần mở đầu;
- Phần nội dung;
- Kết luận và kiến nghị.


2


B - PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức hoạt động của UBND cấp xã.
- Khái niệm về UBND: Ủy ban nhân nhân là cơ quan do Hội đồng nhân dân (HĐND)
bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,
chịu trách niệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên
- Vị trí và vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp xã
+ Là cơ quan do HĐND bầu ra là Cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương.
+ Tổ chức và điều hành việc thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên cũng như NQ của HĐND cùng cấp
- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Một số vấn đề sau đây cần chú ý:
Ủy ban nhân dân cấp xã có 1 chủ tịch; 1 đến 2 phó chủ tịch tùy thuộc vào quy
mô dân số và từ 1 đến 2 ủy viên.
Các phó chủ tịch được phân công phụ trách một số lĩnh vực: kinh tế, tài chính,
văn hóa – xã hội.
Các ủy viên Ủy ban nhân dân được phân công phụ trách: công an và quân sự.
Cán bộ chuyên môn (được gọi là công chức) hiện có 7 chức danh; được hưởng
chế độ công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân không tách nhiệm vụ và
quyền hạn thành hai nội dung riêng rẽ. Hai nội dung nhiệm vụ và quyền hạn được
viết chung. Điều đó cũng có nghĩa là để thực hiện được từng nhóm nhiệm vụ cần
phải được giao những quyền hạn tương ứng. Gồm các lĩnh vực:
+ Trong lĩnh vực kinh tế;
+ Nông- lâm-ngư nghiệp-thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp;
+ Xây dựng và giao thông vận tải;

+ Giáo dục, y tế văn hóa, thể dục thể thao;
+ Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
+ Chính sách dân tộc và tôn giáo;
+ Thi hành pháp luật.
3


- Chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan thẩm quyền chung hoạt động theo
nguyên tắc tập thể nghị quyết hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, xã không thông
qua phiên họp của Ủy ban nhân dân các cấp.
Ủy ban nhân dân mỗi tháng họp ít nhất một lần.
+ Các quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên
Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành.
+ Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số
- Phiên họp của Ủy ban nhân dân các cấp.
+ Phiên họp là hoạt động cơ bản của Ủy ban nhân dân các cấp, theo quy định
của pháp luật, hàng tháng Ủy ban nhân dân phải tổ chức cuộc họp toàn thể, dưới sự
chủ tọa của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
+ Nội dung của từng phiên họp phải được xây dựng cụ thể trước và yêu cầu
các thành viên Ủy ban nhân dân và những người có liên quan chuẩn bị đầy đủ số
liệu.
2. Thực trạng tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Vụ Bổn, Krông Pắc
a) Đặc điểm tình hình
Xã Vụ Bổn là một xã vùng III vùng đặc biệt khó khăn, xã xa nhất của huyện
Krông Pắc có diện tích tự nhiên là 10.917 ha, cách thành phố Buôn ma Thuột 50 km.
Xã Vụ bổn thành lập năm 1995 được tách ra từ xã Ea Kuang. Xã Vụ bổn có 28 thôn
buôn trong đó có 24 thôn và 4 buôn đồng bào Ê đê.
+ Vị trí địa lý của xã Vụ Bổn:
- Phía đông giáp giáp xã Ea Ô và xã Ealang huyện Eakar

- Phía Tây giáp EaKuang, xã Eauy và xã EaYieng huyện Krông Pắc
- Phía Nam giáp với Hòa phong, Hòa lễ huyên Krông Bông
- Phía Bắc giáp xã Eakly huyện Krông Pắc
+ Dân số: với 3.509 hộ với 16.158 khẩu,
+ Dân tộc: có 15 dân tộc anh em sinh sống 1.377 hộ với 7.094 khẩu,
Nhìn chung, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế còn
nghèo mặt bằng dân trí không đồng đều, sản xuất nông nghiệp là chính nhưng chưa
chủ động được nguồn nước. Đứng trước tình hình thực tế của địa phương như vậy.
Song dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng ủy, giám sát HĐND, sự điều hành của UBND
và phối hợp giữa các ban ngành trong những năm qua đã ra các nghị quyết chuyên đề
4


về phát triển kinh tế của địa phương nhằm từng bước đưa đời sống nhân dân ngày
càng ổn định và phát triển. Bên cạnh việc thực hiện các nghị quyết của HĐND xã đã
đề ra và những chỉ tiêu về phát triên kinh tế xã hội của địa phương mà UBND huyện
giao cho xã thực hiện cụ thể.
UBND xã đã có những biện pháp chỉ đạo việc thực hiện về phát triển kinh tế
của địa phương trong những năm qua đã đạt được những thành tựu khá lớn trong tốc
độ tăng trưởng nền kinh tế của địa phương tương đối thanh và ổn định. Nền kinh tế
của xã nhà ngày càng được đổi mới về cơ cấu cũng như chuyển dịch kinh tế, nhìn
chung đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện thu nhập đầu người cũng
ngày được tăng lên.
Có thể nói trong những năm qua xã Vụ Bổn đã thực hiện tốt vai trò lãnh đạo
điều hành việc quản lý của minh trong việc đưa đường lối chủ trương của Đảng, cũng
như việc thể chế hóa tốt các Nghị quyết của HĐND cùng cấp và thực hiện tốt các
chính sách pháp luật của nhà nước vào cuộc sống, đồng thời thực hiện tốt các mục
tiêu nhiệm vụ của Đảng và cấp trên giao góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội của
địa phương ngày càng phát triên nhanh, mạnh hơn so với những năm trước đây, đời
sống vật chất tinh thần của người dân ngày được cải thiện hơn.

b. Kết quả đạt được
* Về mặt tổ chức của UBND xã
UBND xã Vụ Bổn do HĐND xã cùng cấp bầu ra và được CTUBND huyện
Krông Pắc phê chuẩn. Căn cứ vào luật tổ chức của UBND (sửa đổi) và được Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003. UBND
xã Vụ Bổn có cơ cấu tổ chức và chất lượng như sau:

STT
1
2

Diễn giải

Tổng
cộng

Cán bộ làm công
tác Đảng

02

Khối chính quyền
(nhà nước)

05

Số cán bộ lãnh
đạo
01


01

BT

PBT

01
CTH
Đ

01

01

Trình
độ VH
12/12

Chính
trị
(TC)

CM

02

02

02


02

05

05

04

05



Đảng

PCTHĐ
02
PCTUB

CTU
B
5


3

Chức danh chuyên 12
môn

4


Khối đoàn thể (tổ 11
chức chính trị XH)

5

Chức danh không 15
chuyên trách
Cộng

45

12

05 CT 06 PCT

08

10

08

08

10

04
37

19


11

12

05

10
11

23

40

Về cơ cấu tổ chức cũng phù hợp với tình hình hiện nay và đúng với quy định
của pháp luật.
Về đội ngũ cán bộ tại xã đều có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, tư
tưởng và lập trường vững vàng, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Về tổ chức các kỳ họp UBND
Việc tổ chức, thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ của mình UBND xã Vụ Bổn dựa
theo luật định để thực hiện và thi hành nhiệm vụ của mình.
Về tổ chức các kỳ họp của UBND xã Vụ Bổn căn cứ vào điều 123 của bộ luật
tổ chức HĐND – UBND (sửa đổi) và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 26/11/2003 UBND xã xây dựng quy chế làm việc của mình và
trong quy chế có nêu rõ mỗi tuần họp cơ quan một lần vào thứ hai hàng tuần và tổ
chức họp giao ban với ban tự quản và tổ chức các cuộc họp sơ kết sáu tháng đầu năm
và tổ chức các cuộc họp tổng kết năm đồng thời thực hiện nhiệm vụ các cuộc họp của
HĐND cùng cấp phối hợp với UBMTTQ xã tổ chức.
Các cuộc họp giao bàn mời thêm các ban ngành đoàn thể, các bí thư chi bộ,
các ban ngành có liên quan, đầu tuần họp và đánh giá rút ra những kinh nghiệm công
tác của tuần qua đồng thời triển khai nhiệm vụ tuần tới, còn các cuộc họp giao ban

nhằm nắm bắt được tình hình việc thực hiện các nhiệm vụ của các ngành đã đạt
được, qua đó đánh giá được tình hình quả đạt được của các ban ngành và tìm ra biện
pháp nhằm khắc phục các mặt còn hạn chế và tồn tại của từng đơn vị đồng thời triển
khai các quyết định của địa phương và phân công công tác mới thông qua các cuộc
họp giao ban tháng. UBND xã tiếp thu những ý kiến phản ánh của nhân dân thông
qua cán bộ của các BTQ và các đoàn thể báo cáo những vấn đề bức xúc của nhân dân
như khiếu nại, tố cáo trên các lĩnh vực đời sống của nhân dân, từ đó có hướng dẫn tổ
chức kịp thời giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng thuộc các công việc thuộc cấp
mình quản lý.
Về tổ chức và thực hiện các cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm nhằm đánh giá
các mặt hoạt động cũng như kết quả đạt được của các ban ngành đoàn thể và các ban
6


ngành thuộc các chức danh chuyên môn. Trong các cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm
cũng như các cuộc họp đầu năm. UBND xã Vụ Bổn còn xây dựng các chương trình
kế hoạch cho 6 tháng cuối năm và phương hướng cụ thể cho những năm, tháng còn
lại nhằm vào các mục tiêu cụ thể để xây dựng các kế hoạch và phương hướng cụ thể,
các biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu số được thắng lợi.
Cũng như các cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm UBND xã Vụ Bổn dựa vào kế
hoạch và phương hướng đã đề ra nhằm đánh giá tổng kết và rút ra những kinh
nghiệp, những thành tựu đã đạt được qua đó đánh giá các ưu khuyết điểm, các công
việc tồn tại của việc thực hiện kế hoạch đó, để có các biện pháp khắc phục và xây
dựng kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ cho năm tới.
Về tham gia các cuộc họp tiếp xúc cử tri do HĐND phối hợp với MTTQ xã
UBND xã chỉ đạo và phân công cán bộ xuống các tổ đại biểu HĐND trên từng địa
bàn cụ thể.
UBND xã phối hợp với HĐND-UBMTTQ xã phân công cán bộ của từng bộ
phận xuống địa bàn (các tổ hội đồng) tham gia các cuộc họp tiếp xúc cử tri và lắng
nghe các ý kiến của nhân dân, những điều bức xúc của cử tri và trả lời những chất

vấn của cử tri.
Để tổ chức và thực hiện thắng lợi những chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của nhà nước, công tác tiếp xúc cử tri là điều kiện thuận lợi cho việc xây
dựng phương án, kế hoạch và ban hành các quyết định quản lý cho phù hợp với sát
đúng với tình hình thực tế của địa phương thì công tác tiếp xúc cử tri là cơ sở thuận
lợi cho xã tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn trong công tác quản lý của mình và để
nhân dân luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng ta lãnh đạo.
Trong công tác chuẩn bị cho các cuộc họp của UBND cùng cấp tổ chức
thường kỳ, UBND xã luôn chuẩn bị tốt các nội dung chương trình cho mỗi kỳ họp.
Chủ tịch UBND xã chủ động kết hợp cùng với HĐND xã dự kiến chương trình, nội
dung chủ yếu của các kỳ họp, tùy theo nội dung của từng kỳ họp để có kế hoạch
thông qua và xin ý kiến chỉ đạo của BCH Đảng ủy, HĐND xã.
Về chất lượng của các kỳ họp, chủ tịch UBND xã luôn có kế hoạch phân công
từng thành viên chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động của mình và xây dựng phương
hướng nhiệm vụ kế hoạch của từng bộ phận được phân công để đưa ra bàn bạc lấy ý
kiến của cuộc họp ra thảo luận và thông qua.
Trong đó các cuộc họp của UBND xã tổ chức. chủ tịch UBND xã là người chủ
động làm chủ tọa của các cuộc họp đó, đồng thời tổ chức điều hành các cuộc họp đó
một cách khoa học, gợi ý và hướng dẫn thảo luận những nội dung chính, tranh luận
những ý kiến khác nhau của vấn đề để đi đến ý kiến theo đa số khi quyết định các
công việc trong quản lý nhà nước ở địa phương.
* Về hoạt động của UBND xã Vụ Bổn
- Về lĩnh vực nông nghiệp.
7


+ Diện tích cây lâu năm: Tổng diện tích: 1442,45 ha. Trong đó: cây cà phê:
622/ 622 ha, cây điều: 742,3/ 742,3 ha, cây tiêu: 2,9 ha, cây ăn trái và cây lâu năm
khác là 75,25 ha đều phát triển tốt.
+ Diện tích cây hàng năm: là: 4.306,3 ha/ 4210,8 ha đạt 102 % KH.

+ Diện tích cây lương thực: 3.574 ha/ 3.458 ha. Sản lượng 19.698,6 tấn, đạt
107,7%KH . Trong đó sản lượng: Lúa cả năm 7.083,4 tấn; Ngô cả năm 12.615,2 tấn.
+ Cây thực phẩm: 548,9 ha/ 603,8 ha đạt 91% KH. Trong đó sản lượng: Đậu
xanh: 172,9/300 tấn, đạt 57,6% KH, do tình hình nắng hạn làm cho một số diện tích
bị mất trắng không được thu hoạch; rau xanh: 1067,4/1040 tấn, đạt 102,6%KH ;
Đậu các loại: 143,6/223,8 tấn, đạt 64,1%KH, do ảnh hưởng của lũ lụt vào tháng 11
vừa qua toàn bộ diện tích đậu các loại của vụ thu đông bị mất trắng hoàn toàn.
+ Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày: 183,4 ha/149 ha, Sản lượng đạt:
239,8 tấn. trong đó: Đậu tương 28/45 tấn; Lạc 28,8/96,6 tấn; Cây thuốc lá 183 tấn,
do năng suất thấp, kèm theo mưa lũ làm ngập úng một số diện tích không cho thu
hoạch .
Bình quân lương thực đầu người/ năm: đạt 1.200kg/ 1.150 kg. đạt 104,3 %
KH.
+ Các hoạt động phục vụ nông nghiệp: Công tác phòng, chống dịch bệnh
trên đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được tăng cường. Tuy nhiên, dịch Hội chứng rối
loạn sinh sản và hô hấp ở lợn ( Dịch tai xanh) đã xảy ra 21/28 thôn buôn trên toàn xã,
số lợn mắc bệnh là: 1655 con, đã tiến hành tiêu huỷ tính đến ngày 24/11/2010 là:
1091 con với 35.178 kg. bên cạnh đó dịch lở mồm long móng cũng xảy ra tại thôn
Cao bằng tuy nhiên xã đã chỉ đạo kịp thời dập tắt ổ dịch đồng thời hỗ trợ về kỹ thuật
và phương tiện phòng chống dịch bệnh cho nhân dân.
- Chăn nuôi.
+ Đàn trâu: 1.920 con/ 2.030 con đạt 94,5% KH. Sản lượng hơi xuất chuồng:
218,7 tấn.
+ Đàn bò: 2.247 con/ 2000 con đạt 112,3% KH. Sản lượng hơi xuất chuồng:
204,8 tấn.
+ Đàn dê: 60 con/ 65 con đạt 92,3% KH. Sản lượng hơi xuất chuồng: 2 tấn.
+ Đàn lợn: 20.680 con/ 20.000 con đạt 103,4% KH. Sản lượng hơi xuất
chuồng: 655,5 tấn. (đã trừ số lượng bị dịch tai xanh)
+ Đàn gia cầm thuỷ cầm: 140.000 con/ 135.000 con đạt 103,7% KH. Sản
lượng hơi xuất chuồng: 75 Tấn. Sản mlượng trứng: 1.650.000 quả.

+ Ong: 1.810 thùng/ 2.610 thùng đạt 69,3% KH. Sản lượng mật đạt: 45 tấn.
+ Giá trị về sản xuất nông nghiệp năm 2010:
8


Về trồng trọt: 85,5 tỷ đồng/ 70 tỷ đồng đạt 121,4% KH.
Chăn nuôi: 26,2 tỷ đồng/ 23,7 tỷ đồng đạt 110% KH.
- Lĩnh vực công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ
+ Hiện xã có 18 cơ sở sản xuất gạch vẫn thường xuyên hoạt động tốt. Tính
đến hết tháng 11 năm 2010 sản lượng ước đạt 42,5 triệu viên, giá trị ước đạt: 8,2 tỷ
đồng.
+ Cơ sở sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm; cơ sở sản xuất chế biến gỗ,
kim loại: 47 cơ sở, phát triển tốt góp phần vào nâng cao thu nhập cho người dân. Giá
trị ước đạt: 2 tỷ đồng.
+ Cơ sở thương mại – dịch vụ của xã ngày càng được nhân rộng và phát triển
không ngừng. Hiện nay xã có 196 cơ sở buôn bán nhỏ lẻ phân bổ đều khắp trên các
thôn, buôn trong xã. Giá trị đạt 6,6 tỷ đồng.
+ Hộ khác (Vận tải, phục vụ sản xuất NN, Cán bộ, công nhân viên chức nhà
nước …) hiện có 210 hộ thu nhập ước khoảng 7,56 tỷ đồng.
Tổng giá trị toàn ngành: Nông nghiệp Công nghiệp - thiểu thủ công nghiệp
Thương mại dịch vụ và dịch vụ khác (Trong đó: trừ chi phí vật tư) năm 2010 ước
đạt: 139,7 tỷ đồng.
Bình quân thu nhập người/ năm đạt 8,5 triệu đồng/ 7 triệu đồng so với KH đạt
121% KH. Do giá thành sản phẩm và năng suất vụ hè thu tăng cao so với KH đề ra.
- Lĩnh vực Lâm nghiệp.
Tình đến thời điểm này trên địa bàn xã Vụ bổn đã có 466 ha rừng trồng.
Trong năm trồng mới được: 180 ha trong đó:
Trồng tập trung 80 ha ( CÓ 33,1 ha rừng trồng năm 2003 khai thác trồng
lại và giao cho hộ gia đình quản lý).
Trồng giao cho hộ gia đình 100 ha. (Khai thác và trồng mới)

Trồng được 286 ha Cao su
Trồng mới tập trung: 176 ha.
Trồng liên kết: 110 ha.
- Công tác thu – chi ngân sách.
Nội dung

Dự toán

A Tổng thu ngân sách 11 tỷ 233 triệu 053 ngàn
NN
085 đồng

Thực hiện

Tỷ lê
%

15 tỷ 160 triệu 523
ngàn 594 đồng
9


I./ Tổng thu
sách xã

ngân 11tỷ 233 triệu 053 ngàn
085 đồng

12 tỷ 703 triệu 503
ngàn 970 đồng


113

1./ Trên cấp

6tỷ 428 triệu 460 ngàn
đồng

5 tỷ 578 triệu 210
ngàn đồng

87

2./ Kết dư + thu khác

1 tỷ 934 triệu 310 ngàn
085 đồng

4 tỷ 142 triệu 442
ngàn 085 đồng

214

3./ Thu trên địa bàn

495 triệu đồng

607 triệu 568 ngàn
885 đồng


123

Trong đó: uỷ nhiệm thu

320 triệu đồng

359 triệu 091ngàn
160 đồng

4./ Thu chuyển nguồn

2tỷ 375 triệu 283 ngàn
đồng

2 tỷ 375 triệu 283
ngàn đồng

II./ Thu hộ đền bù giải
toả

2 tỷ 457 triệu 019
ngàn 624 đồng

B. Tổng chi ngân sách 10 tỷ 687 triệu 510 ngàn
nhà nước
đồng

13 tỷ 877 triệu 712
ngàn 376 đồng


I./ Chi ngân sách xã

10 tỷ 687 triệu 510 ngàn
đồng

11 tỷ 451 triệu 183
ngàn 500

107

1./ Chi đầu tư

8 tỷ 184 triệu 222 ngàn
đồng

9 tỷ 075 triệu 221
ngàn 931

111

2./ Chi lương + phụ cấp 1 tỷ 600 triệu đồng
+ BHXH

1 tỷ 545 triệu 339
ngàn 637 đồng

97

3./ Chi thường xuyên


830 triệu 621 ngàn
932 đồng

92

II./ Chi hộ đền bù giải
toả

903 triệu 288 ngàn đồng

2 tỷ 426 triệu 528
ngàn 876 đồng

- Giao thông, thuỷ lợi.
+ Tham gia nạo vét kênh mương nội đồng được 6 km với 720 công bằng 51
triệu đồng kênh mương ở thôn 7, Phước Quý, Tân Quý, thôn 9, Ea Nong A, Ea Nong
B. Nạo vét các mương đất để tạo dòng chảy tốt đưa nước vào ruộng.
+ Hiện đang xây dựng hệ thống thoát nước của chợ trung tâm xã xuống sông
nước trong với tổng kinh phí 45 triệu đồng (bằng vốn NS xã).

10


+ Duy tu bảo dưỡng đường Cao bằng, vĩnh sơn đi thôn 5 chiều dài 3,1 km với
tổng kinh phí 500 triệu 692 ngàn đồng trong đó vốn CT 135 110 triệu đồng, ngân
sách huyện 390 triệu 692 ngàn đồng.
- Công tác xây dựng – Môi trường.
+ Hiện đã xây dựng xong chờ đưa vào sử dụng hạng mục công trình nhà lồng
chợ, Đài nước, bể nước PCCC với tổng số vốn dự toán 1 tỷ 399 triệu 160 ngàn 548
đồng. ( vốn CT 135 năm 2010) đang xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng các

công trình do xã làm chủ đầu tư. Ngoài ra bằng nguồn vốn chương trình 159 và các
nguồn vốn khác của trên đã đầu tư xây dựng một số công trình khác với tổng kinh
phí là 1.200.000.000đ.
+ Đã tiến hành thử nghiệm thu gom rác tại khu vực trung tâm xã và chợ nhưng
do số lượng người dân tham gia quá ít không đạt kết quả cao. Nhưng hiện nay
UBND đã chỉ đạo lập kế hoạch triển khai tiếp đợt 2.
- Công tác địa chính
Phối hợp với phòng tài nguyên môi trường đã triển khai: Tổng kiểm kê đất
đai và xây dựng bàn đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và đang triển khai quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020. Đo đạc chỉ lý và trích lục số diện tích 12,26
ha Cà phê tại thôn 5.
Kết hợp cùng Phòng TN-MT và công ty Mai phúc đi đo đạc hơn 300 ha đất
khu vực thôn 7, 6, 9 hiện đang làm thủ tục đăng ký cấp giấy; đo đạc chỉnh lý
Trong năm đã làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho 37 trường
hợp; Chỉnh lý biến động đất đai cho 26 trường hợp; cho tặng, thừa kế 8 TH, Tách
thửa 32 trường hợp;cấp lại 1.
Đăng ký cấp GCN QSD đất cho thôn Tân Quý, Thăng quý, Phú quý được 297
bộ hồ sơ.
- Công tác giáo dục
Năm học 2009 -2010 toàn xã có 08 trường học với 3789 học sinh, 254 cán bộ
giáo viên với 168 lớp.
Về chất lượng:
Khối mần non: đủ điều kiện vào lớp 1: 230 cháu đạt 37,64% ( số còn lại chưa
đủ tuổi).
Khối tiểu học: Tỷ lệ học sinh đạt loại: Giỏi: 7%; Khá: 33%; Trung bình:
51%; Yếu: 9%.
Khối THCS: Tỷ lệ học sinh đạt loại: Giỏi: 9%; Khá: 36%; Trung bình: 47%;
Yếu: 8%;
Năm học 2010-2011 tổng toàn xã hiện có:
11



126 phòng học tăng 31 phòng so với năm học 2008-2009
3813 học sinh tăng 24 học sinh so với năm học 2009-2010
371 cán bộ CNVC tăng 17 người ;175 lớp: tăng 7 lớp.
Đang hoàn tất hồ sơ phấn đấu trường THCS Vụ Bổn là chuẩn quốc gia
- Công tác y tế.
Trong năm qua nhìn chung công tác khám chữa bệnh tại trạm đã được quan
tâm hơn, ý thức của người dân trong việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ đã được nâng
lên. Trong năm có 18.000 /30.600 lượt ( năm 2009) giảm 12.600 lượt bệnh nhân đến
khám và chữa bệnh, (do năm 2010 đối tượng được cấp thẻ BHYT là ĐBDT và hộ
nghèo). Quy thành tiền là: 767.134.084 đồng.
Công tác điều trị và quản lý bệnh nhân: 1 trường hợp người mắc lao giảm 04
trường hợp so với năm 2009; 16 trường hợp tâm thần giảm 02 trường hợp so với
cùng kỳ.
Số lượng trẻ em dưói 5 tuổi bị suy dinh dưỡng hiện tại là: 300 cháu chiếm
20,2%.
Thực hiện tốt công tác tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 99,2%.
- Thông tin văn hoá - thể dục thể thao:
Tổ chức thành công giải bóng chuyền Tết nguyên đán, cùng Sở VHTT&DL tổ
chức thành công Hội vật cổ truyền thôn 8 lần thứ 15;
Tổ chức thành công giải bóng đá nhi đồng hè có 12 đội tham gia
Kết hợp với đội thông tin lưu động tỉnh, tổ chức đêm hội diễn văn nghệ chào
mừng Đại hội Đảng bộ xã.
Tham gia tốt và đầy đủ các phong trào do liên đoàn LĐ huyện và phòng
VHTT huyện tổ chức.
Cắt dán băng zôn khẩu hiệu chào mừng các ngày lễ lớn trong năm và đại hội
Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015.
Tu sửa, lắp đặt các cụm đài FM tại các thôn đạt kết quả tốt hiện có 23/28 thôn
buôn có cụm FM đạt 83,14%.

- Công tác xây dựng đời sống VH ở khu dân cư
Trong năm đã công nhận được 01 thôn ( thôn 6) đạt thôn văn hoá cấp huyện,
hiện đang hoàn tất hồ sơ trình BCĐ huyện xem xét cho 3 thôn ( thôn 13, Phú quý,
Phước quý) công nhận thôn văn hoá cấp huyện. (vào tháng 12 năm 2010).
Tiếp tục làm thủ tục đăng ký xây dựng thôn văn hoá cho thôn: Thăng quý;
Vân kiều và Sơn Điền.
12


Tính đến thời điểm này có 13/28 thôn buôn đăng ký xây dựng thôn VH đạt
46,4%. Có 7/13 thôn đạt văn hoá cấp huyện chiếm 53,8%.
- Công tác chính sách xã hội:
Các chính sách xã hội về hỗ trợ người nghèo và chính sách đối với thương
binh, gia đình liệt sỹ, và ngưòi có công tiếp tục đựơc quan tâm thực hiện đảm bảo
đúng đối tượng, đúng chế độ quy định của nhà nước
- Công tác xoá đói, giảm nghèo:
+ Trong năm đã đề nghị trên hỗ trợ 5 tấn gạo cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn trong thời gian tết đảm bảo cấp đủ, đúng đối tượng và kịp thời. Cấp quà
cho 5 hộ nghèo trị giá mỗi xuất 300.000đ.
+ Khắc phục tình trạng đói nghèo cấp trên đã hỗ trợ cho hộ nghèo trong xã
4.737 kg giống Ngô lai và hỗ trợ giống lúa là 13.000 kg trị giá: 418.700.000đ.
+ Được sự quan tâm của UBND huyện Phòng LĐTB và XH huyện về cấp cho
gạo cứu trợ cho buôn Cư Kniêl 4.005 kg gạo mỗi khẩu được 15 kg.
+ Phối hợp với Ngân hàng làm thủ tục vay vốn và đối chiếu nợ vay của các hộ
dự nợ vay của 6 kênh trong ngân hành CSXH quản lý. Tổng dư nợ tính đến tháng 11
năm 2010 là hơn 20 tỷ 500 triệu đồng.
+ Thực hiện theo Quyết định 167 của Chính phủ về cải thiện nhà ở cho hộ
nghèo: Tổng huyện phân bổ về cho xã: 226 cái
- Công tác dân số - KHHGĐ
Tỷ lệ tăng dân số tăng dân số của xã trong năm 2010 là: 5,1% trong đó: tănhg

cơ học: 3,8%; tăng tự nhiên 1,3%.
Tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS và kế
hoạch hoá gia đình đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn năm 2010.
Mở lớp tập huấn do tỉnh, huyện tổ chức cho cộng tác viên và cán bộ chuyên
trách.
- Công tác quốc phòng: Duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu tại xã đảm bảo. Phối
hợp với lực lượng công an làm tốt công tác tuần tra bảo vệ địa bàn, và tăng cường lực
lượng trực bảo vệ trong thời gian cao điểm như trực tết Nguyên Đán, các ngày lễ với
68 công.
Tổ chức huấn luyện quân sự, qua kiểm tra đơn vị đạt huấn luyện khá. Tổ chức
đưa dân quân đi bắn đạn thật, kết quả đạt yêu cầu.
Tổ chức khám sơ tuyển cho thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ đạt 100% quân
số. Giao quân 22/22 đồng chí đạt 100%. Đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về
địa phương 21 đồng chí. Tổ chức đăng ký độ tuổi 17 cho 186 thanh niên đạt 100%.
13


Đăng ký quản lý dự bị động viên hạng 1 : 137 đ/c; hạng 2: 868 đ/c. Biên chế 2b dự bị
động viên: 58 đ/c.
Tổ chức xây dựng LL : hoàn thành chỉ tiêu giao: 135 đ/c đạt 100%.
Hoàn thành các Kế họạch huyện giao: Tác chiến trị an; Bảo vệ mục tiêu;
Phòng không nhân dân; Phòng chống cháy nổ; Phòng chống bão lụt.
Từ kết quả trên được huyện đánh giá là đơn vị hoàn thành khá tốt nhiệm vụ.
- Công tác an ninh trật tự - An toàn xã hội
Hiện nay tình trạng Dân tộc H’mông và dân tộc Dao di cư vào xã trong năm có
26 hộ - 182 khẩu đưa tổng số lên đến 122 hộ với 758 khẩu, hiện UBND xã đã báo
cáo UBND huyện để cho xã quản lý số đối tượng đã định cư trên 6 tháng.
Về an ninh trật tự. Trong năm xảy ra 36 vụ giảm 20 vụ so với cùng kỳ. Tổng
cộng xử lý vi phạm hành chính: 5.475.000 đồng.
Thực hiện Nghị quyết 32/CP về giảm thiểu tai nạn giao thông trong năm qua đã

tiến hành tuần tra kiểm soát phát hiện 155 vụ vi phạm an toàn giao thông: trong đó
tạm giữ xe 103, tạm giữ giấy tờ: 52 nhắc nhở: 57 trường hợp tổng số tiền xử phạt:
41.000.000 đồng.
- Công tác tư pháp:
Thường xuyên trực lãnh đạo, giải quyết công việc hành chính hàng ngày đầy
đủ. Trong năm đã giải quyết công tác chứng thực, hộ tịch cho nhân dân cụ thể như
sau:
Đăng ký khai sinh: 399 trường hợp ( nữ 161 trường hợp – nam 237 trường
hợp, đăng ký lại 120 trường hợp).
Đăng ký kết hôn: 113 cặp vợ chồng.
Đăng ký khai tử: 31 trường hợp ( nam 17 trường hợp - nữ 14 trường hợp).
Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch: 03 trường hợp.
Đăng ký nhận cha, mẹ, con: 01 trường hợp.
Xác nhận tình trạng hôn nhân: 82 trường hợp trong đó sử dụng mục đích giao
dịch dân sự là: 03 trường hợp.
Trong năm đã tham mưu cho Đảng uỷ - UBND xã mở được 7 buổi phổ biến
pháp luật cho các thôn, buôn có 840 lượt người tham gia.
- Công tác xây dựng chính quyền:
Thường xuyên củng cố kiện toàn xây dựng chính quyền từ thôn, buôn đến xã.
Trong năm 2010 đã kiện toàn được 6 thôn, buôn hết nhiệm kỳ ( thôn 1 – 6 – 7 – buôn
Cư Kniêl thôn Thanh Hợp và thôn Thăng quý, ), vừa qua tổ chứac kiện toàn lại cho 2
thôn Thanh Hợp và Thanh sơn tổ chức bầu 2 lầ nhưng không đạt kết quả, do vậy
14


UBND xã phải ra quyết định chỉ định thôn trưởng cho Thanh hợp riêng Thanh sơn
đang hoàn tất hồ sơ để tiếp tục tổ chức bầu lại. Nhìn chung hoạt động chính quyền từ
xã đến thôn, buôn đều đặn và có hiệu quả.
Vừa qua UBND huyện đã ra Quyết định tạm thời cho thành lập 2 thôn mới
thuộc khu vực tái định cư lòng hồ Vụ Bổn tại khu vực thôn Hồ Voi đó là: thôn Sơn

Thủy và Lục Thanh đưa tổ số thôn, buôn từ 26 lên 28 thôn buôn.
Tính đến thời điểm báo cáo tiến độ thu nộp quỹ chuyên dùng đạt 90%. Từ kết
quả trên hoạt động của thôn, buôn năm 2010 xếp loại: Tốt: 4 thôn đạt 15,3%; Khá 16
thôn, buôn đạt 61,5%; Trung bình 5 thôn, buôn đạt 19,2%; Yếu 1 thôn đạt 4%.
* Nguyên nhân đạt được:
Với phong cách làm việc có nề nếp, khoa học và giải quyết các công việc theo
kế hoạch, thực hiện thắng lợi các chủ trương kế hoạch đã đề ra của HĐND. Trong
công tác quản lý trước mắt cũng như lâu dài đã tạo ra động lực để đội ngũ cán bộ
hoàn thành nhiệm vụ trên lĩnh vực được phân công, các ban nghành đoàn thể luôn có
sự phối hợp nhịp nhàng tạo ra đoàn kết thống nhất trong nội bộ, tạo ra sức mạnh
đồng bộ cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, UBND xã phối hợp các tổ
chức đoàn thể quần chúng ở địa phương trong công tác xây dựng và triển khai thực
hiện quy chế dân chủ ở địa phương, nhờ làm công tác này nên đại đa số nhân dân
đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình đối với nhà
nước.
Đã từng bước đưa đời sống nhân dân ngày càng ổn định và phát triển, văn hóa
xã hội được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tăng
trưởng kinh tế khá cao trong những năm qua.
Với những kết quả đạt được như trên là có nhờ sự đoàn kết cao trong Đảng
chính quyền và các tổ chức trong đoàn thể, mỗi cán bộ đảng viên đã nêu cao vai trò
trách nhiệm của mình trước quần chúng nhân dân, gương mẫu chấp hành và luôn đi
dầu trong mọi nhiệm vụ, cong tác quản lý của UBND xã từng bước đi vào nề nếp
trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, từ đó nhân dân phấn khởi tin
tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, và công tác quản lý điều hành nhiệm vụ
của chính quyền địa phương.
Trước những tình hình thực hiện kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của địa
phương đã đạt được những thành quả trên, đó là nhờ vào đường lối lãnh đạo sáng
suốt của Đảng đối với công cuộc đổi mới của đất nước. Hiện nay hoạt động của
UBND xã luôn có sự lãnh đạo sâu sát thường xuyên của BCH Đảng ủy và sự quan
tâm giúp đỡ của Huyện ủy, UBND Huyện, và có sự giám sát đôn đốc thực hiện các

nghị quyết của HĐND xã và được sự giúp đỡ nhiệt tình của UBMTTQ, các ban
nghành đoàn thể đã tạo điều kiện giúp đỡ UBND xã có biện pháp chỉ đạo kịp thời
15


đến từng ban nghành, các thôn, đồng thời còn nhờ vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo có
nhiều năm công tác, có kinh nghiệm trong quản lý điều hành hoạt động ở cơ sở.
c. Tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đạt được của UBND xã mặt khác vẫn còn những tồn
tại những nhược điểm mà UBND xã cần phải khắc phục đó là:
Thứ nhất, khó khăn của địa phương là địa bàn rộng, dân số đông, cơ sở hạ
tầng còn thấp kém so với nhiều đơn vị khác trên địa bàn huyện, đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn thiếu thốn có trên 90% hộ sống bằng nghề nông nghiệp, mặt
khác dân trí lại không đồng đều, nền kinh tế phát triển còn nhỏ lẻ, xây dựng cơ sở hạ
tầng rất hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sông và phát triển kinh tế của địa
phương. Bên cạnh đó trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ không đồng đều, năng lực
hoạt động của một số cán bộ chưa đáp ứng với nhiệm vụ được giao, từ những yếu tố
trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và điều hành việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển của địa phương.
Thứ hai, công tác quản lý của chính quyền dịa phương từng lúc, từng nơi còn
chưa chặt chẽ, công tác kiểm tra giám sát chưa triệt để, đội ngũ cán bộ một số năng
lực cò hạn chế chưa có kinh nghiệm qua đào tạo nghiệp vụ, hoạt động còn nhiều lúng
túng.
Thứ ba, một số bộ phận chưa coi trọng nhiệm vụ của mình, thiếu tích cực còn
thụ động, chưa linh hoạt sáng tạo, còn chờ vào sự chỉ đạo, hoạt dộng còn ở mức cầm
chừng, thiếu khoa học, thiếu chính xác, kém hiệu quả dẫn đến công tác cải cách hành
chính chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.

3. Phương hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng về tổ chức hoạt
động của UBND xã Vụ Bổn huyện Krông Pắc.

a. Phương hướng và mục tiêu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động của UBND xã Vụ Bổn
Huyện Krông pắc. Đề tài xin đề xuất một số phương hướng và mục tiêu nhằm nâng
cao tổ chức hoạt động của UBND xã Vụ Bổn huyện Krông Pắc như sau:
- Về đội ngũ cán bộ:
Đây là đội ngũ quyết định sự thành công trong tổ chức hoạt động quản lý của
chính quyền cấp xã. Đội ngũ cán bộ của xã Vụ Bổn Huyện Krông pắc phải được
nâng cao cả về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có năng lực chuyên môn đủ
đảm đương trọng trách mà nhân dân giao phó. Cần đào tạo cần tập trung nâng cao
kiến thức về nhà nước và Pháp luật, đặc biệt chú ý đến đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ.
16


Trong công tác cán bộ cần có sự lãnh đạo chặt chẽ từ Đảng ủy xã, trên cơ sở xây
dựng một chiến lược kế hoạch mang tính bền vững và thiết thực.
Công tác đào tạo phải đi đôi với sắp xếp đội ngũ cán bộ một cách phù hợp,
nhằm khai thác tối đa năng lực công tác của từng cán bộ nhằm đáp ứng được chức
năng nhiệm vụ Nhà nước giao.
- Thực hiện tốt mối quan hệ giữa HĐND và UBND xã Vụ Bổn Huyện krông
Pắc. UBND xã Vụ Bổn Huyện krông pắc phải thường xuyên báo cáo kịp thời quá
trình thực hiện nghị quyết của HĐND, trên cơ sở đó HĐND xã Vụ Bổn giám sát chặt
chẽ hoạt động của UBND cùng cấp và kịp thời có những điều chỉnh trong việc đưa ra
những nghị quyết sát hợp và mang tính khả thi cao.
b. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã Vụ Bổn.
- Giải pháp 1: Khi xây dựng quy chế của UBND xã Vụ Bổn Huyện Krông pắc
chú ý đến những vẫn đề cơ bản như:
+ Cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cán bộ chuyên môn của xã như
văn phòng, tư pháp,…
+ Quy định cụ thể mối quan hệ giữa các ban nghành bộ phận.
+ Quy định chế độ thông tin báo cáo công tác trong nội bộ xã.

+ Cụ thể hóa tiêu chuản đánh giá xếp loại cán bộ theo chức danh.
+ Có biện pháp cụ thể những trường hợp vi phạm trong thi hành công việc của
mình.
- Giải pháp 2: UBND xã Vụ Bổn Huyện Krông Pắc cần thường xuyên cải cách
thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, đơn giản các thủ tục cho dân.
- Tiếp dân
- Nhận đơn thư tố cáo khiếu nại
- Giải quyết các chế độ như kết hôn, khai sinh, khai tử.
- Giải pháp 3: UBND xã Vụ Bổn Huyện krông pắc phải thường xuyên theo
tháng, quý, năm theo dõi hệ thống văn bản hóa của cấp trên, nghiên cứu kỹ những
điểm trùng lặp dẫn đến hoạt động của UBND xã bị ùn tắc, trì trệ.
- Giải pháp 4: Nâng cao chất lương ban hành quyết định quản lý của xã Vụ
Bổn huyện Krông Pắc.
Quản lý nhà nước nói chung và quản lý UBND xã Vụ Bổn nói riêng là quá
trình tổ chức các mặt hoạt động của đời sống xã hội như: Kinh tế, giáo dục, y tế, an
ninh trật tự, giao thông, mặt khác các hoạt động trên được thực hiện thông qua những
quy định cụ thể mà trực tiếp do UBND xã ban hành ra, từ nhận thức đó cho chúng ta
17


ta một điều để nâng cao hoạt động của UBND phải đề cập đến nâng cao chất lượng
ban hành quy định quản lý nhà nước xã Vụ Bổn huyện Krông Pắc
- Giải pháp 5: Đảm bảo tính kỷ luật trong tổ chức hoạt động của uỷ ban nhân
dân xã Vụ Bổn huyện Krông pắc:
Cương quyết đấu tranh và xử lý đúng mức những việc làm sai trái tiêu cực, đi
liền với phòng ngừa và xử lý vi phạm, cần biểu dương khen thưởng kịp thời những
cá nhân và tập thể có thành tích hoạt động tốt. sự kết hợp giữa khen thưởng và xử lý
kỷ luật theo nội dung của giải pháp 3 nêu ra sẽ tạo tâm lý tốt trong các cán bộ Uỷ ban
nhân dan xã nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo tính kỷ
luật trong Uỷ ban nhân dân xã Vụ Bổn huyện Krông Păc.


18


C – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1-Kết luận:
Xuất phát từ nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện
đại hoá đất nước , phát huy các hiệu quả nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã
Hội Chủ Nghĩa, xấy dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng-dân chủ văn minh.
Cần hiện thực hoá một nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam thực sự là Nhà
nước của dân do dân và vì nhân dân.
Mong vậy các chính quyền cơ sở càn phải xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà
nước vững mạnh, trong sạch, quản lý có hiệu quả điều kiện mới, bảo đảm cho bộ
máy nhà nước ta giữ vững bản chất cách mạng, thực sự là Nhà nước của dân, do dân
và vì dân.
Trước tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của nước ta hiện nay, để thực
hiện mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước đòi hỏi cán bộ không ngừng
học tập và rèn luyện nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức cách mạng, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ, hướng vào chất lượng và hiệu quả của tổ chức, hoạt động của UBND
nhằm cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào
thực tiễn.
2- Kiến nghị
- Đảng và Nhà nước cần hỗ trợ thêm mức sinh hoạt đối với cán bộ cấp cơ sở
để họ đảm bảo được cuộc sống. Khuyến khích kịp thời đối với tập thể và các nhân có
thành tích xuất sắc trong công tác. Cũng cần xử lý nghiêm minh những cán bộ vi
phạm kỷ luật, xa rời quần chúng nhân dân;
- Hàng năm cần trích một khoản kinh phí đáng kể vào việc tu bổ cơ sở hạ tầng,
thiết bị làm việc, hệ thống điện hóa. Tạo điều kiện cho công việc và hoạt động. Đồng
thời đáp ứng nhu cầu công tác tuyên tuyền kịp thời những chủ trương chính sách của
Đảng, Pháp luật của Nhà nước một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao;

- Cần phải mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về chính trị và Pháp luật cho cán
bộ cơ sở, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Trong khi đào
tạo cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ trẻ, có đủ phẩm chất đạo đức, có năng lực trong
công tác, kế cận trong công việc sau này ở chính quyền cơ sở;
- Cơ quan nhà nước cấp trên cần quan tâm hơn nữa, phải đi sâu, đi sát với địa
phương để chỉ đạo kịp thời và tạo điều kiện cho chính quyền xã Vụ Bổn về mọi mặt.

19


MỤC LỤC
STT
01

Nội dung
A – PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài

1

2- Đối tượng nghiên cứu

2

3- Phạm vi nghiên cứu

2

4- Phương pháp nghiên cứu


2

5- Kết cấu đề tài

2

02

B – PHẦN NỘI DUNG

3

1- Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động của UBND cấp xã

3

2- Thực trạng tổ chức hoạt động của UBND xã Vụ Bổn

4

3- Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động của UBND xã Vụ Bổn

17

03

04
05
06

07

Trang
1

C- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19

1- Kết luận

19

2- Kiến nghị

19

Mục lục
Tài liệu tham khảo
Xác nhận của cơ quan đơn vị khảo sát
Bảng nhận xét, đánh giá của Hội đồng chấm tốt nghiệp

20
21
22
23

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chính trị học.
2. Giáo trình môn: Nhà nước và Pháp luật.
3. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
4, Các Báo cáo của UBND xã.
5. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003
6. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
ĐẾN NGHIÊN CỨU VIẾT ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
(Người có thẩm quyền nhận xét, ký và đóng dấu)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….
Eakly, ngày …… tháng …… năm 2011
BAN GIÁM HIỆU

21


BẢNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ & tên học viên: Nguyễn Văn Phương
Lớp trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính Huyện Krông Păk
STT

NỘI DUNG

Thành công Hạn chế

Kết quả
Điểm tối đa Điểm thực
tế

Á

PHẦN
ĐẦU

MỞ

1,5

B

PHẦN NỘI
DUNG

1

Cơ sở lý luận


1,0

2

Thực trạng

2,0

3

Phương
hướng, mục
tiêu,
giải
pháp

3,0

C

KẾT LUẬN,
KIẾN NGHỊ

1,5

*

HÌNH THỨC

1,0


Điểm số................. (Bằng chữ ...................................................................)
Đắk Lắk, ngày ......... tháng ............năm 2011
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
THƯ KÝ

22



×