Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo Luật tổ chức cánbộ, công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.07 KB, 3 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập một thời gian
ngắn, ngày 20/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh số 76/SL quy định chế độ
công chức và từ đó đến nay khái niệm cán bộ, công chức luôn được đề cập trong các
cơ quan Nhà nước. Để có nhận thức đúng đắn nhất về cán bộ, công chức sau đây em
xin trình bày đề tài: “Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo Luật tổ chức cán
bộ, công chức.”
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức năm 2008
Khái niệm cán bộ, công chức đã được đề cập trong nhiều văn bản mà đầu tiên là
sắc lệnh số 76/SL đến nay đã thay đổi và đề cập đến trong nhiều văn bản mà cụ thể
nhất đó là trong Luật tổ chức cán bộ, công chức năm 2008
1. Khái niệm, đặc điểm “Cán bộ” theo Luật cán bộ, công chức năm 2008
 Khái niệm
- Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:“Cán bộ là công
dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã
hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
- Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008: “Cán bộ xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ
theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó
Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”.
 Từ khái niệm trên ta có thể rút ra các đặc điểm của cán bộ như sau:
Điều kiện để là cán bộ: Phải là công dân Việt Nam.
Con đường hình thành: Được phê chuẩn hoặc bổ nhiệm. Ví dụ: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện là cán bộ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện do Hội đồng
nhân dân cấp huyện bầu ra và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn và
giữ chức vụ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thời gian hoạt động: Theo nhiệm kỳ của các cơ quan.


Tính chất công việc: Một là, cán bộ hoạt động không thường xuyên, điều này
biểu hiện ở việc cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ. Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh được coi là cán bộ và làm việc theo nhiệm kì là năm năm (theo Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2003). Hai là, công việc của cán bộ không mang tính
chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt. Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân được coi là cán bộ và
công việc của người này là lãnh đạo và điều hành chung công việc của Ủy ban nhân
dân cấp mình, mà không chỉ đạo, giải quyết riêng công việc trong lĩnh vực nhất định.
A.

1


Nơi làm việc: cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh.
Nguồn trả lương: Cán bộ trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách
nhà nước. Tức là, họ được nằm trong số lượng người theo quy định của một cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội nhất định (cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và được hưởng lương từ ngân sách nhà
nước theo một chế độ lương mà pháp luật quy định.
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức cũng đề cập đến vấn đề cán
bộ xã, phường, thị trấn. Ở đây có sự phân biệt giữa cấp trung ương, tỉnh, huyện với
cấp xã, do ở cấp xã có những điểm đặc thù như: đòi hỏi tính chất công việc không
phức tạp nhưng giải quyết cụ thể hơn nên cán bộ cấp xã cũng có những điểm khác biệt
cơ bản với cấp trung ương, tỉnh, huyện. Ví dụ: cán bộ cấp xã và cấp trung ương, tỉnh,
huyện có sự khác biệt về con đường hình thành. Nếu như cán bộ trung ương, tỉnh,
huyện được hình thành bằng con đường bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm thì cán bộ xã,
phường thị trấn chỉ được hình thành bằng con đường bầu cử.
2. Khái niệm, đặc điểm “công chức” theo Luật tổ chức cán bộ, công chức 2008.

 Khái niệm
- Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức quy định: “Công chức là công dân Việt Nam,
được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
- Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: “Công chức cấp xã là công dân
Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
 Từ khái niệm trên, ta thấy công chức là những người có những đặc điểm sau:
Điều kiện để là công chức: Phải là công dân Việt Nam.
Con đường hình thành công chức: Có hai con đường hình thành công chức là
thông qua tuyển dụng và bổ nhiệm. Tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế
được giao. Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm các cơ quan được
2


quy định tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức. Người được tuyển dụng phải là người
đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và
không phải những người được quy định tại Khoản 2 Điều 36.Tuyển dụng thì có thể là
tuyển dụng trực tiếp hoặc thi tuyển. Việc bổ nhiệm công chức có thể là bổ nhiệm theo
nghạch sau khi người được tuyển dụng hoàn thành chế độ tập sự hoặc bổ nhiệm.
Thời gian hoạt động: làm việc thường xuyên

Tính chất công việc: Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định, có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt.
Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về thời gian, tính
chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào một ngạch.
Nơi làm việc: Trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị quân đội
nhân dân, công an nhân dân; trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Nguồn trả lương: Đa số công chức là những người trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Hiệu trưởng được hưởng hai lương.
II. Phân biệt cán bộ với công chức
Từ khái niệm cán bộ, công chức có thể thấy một số đặc điểm cơ bản khác nhau
giữa cán bộ với công chức và là đặc điểm để phân biệt cán bộ với công chức:
Con đường hình thành: cán bộ và công chức đều là bổ nhiệm nhưng con đường
hình thành của cán bộ còn có là phê chuẩn và công chức có thể là tuyển dụng.
Thời gian hoạt động: cán bộ làm hoạt động theo nhiệm kỳ còn của công chức
thì hoạt động thường xuyên.
Tính chất công việc: cán bộ làm việc không thường xuyên và không có tính chất
nghiệp vụ rõ ràng còn của công chức thì thường xuyên và có tính nghiệp vụ rõ ràng.
Nguồn lương: thì cách trả lương giống nhau tuy nhiên đối với công chức trong
bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, từ việc phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo Luật tổ chức cán
bộ, công chức có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cán bộ, công chức cũng như quy
chế đối với cán bộ, công chức và đảm bảo sự quản lí của nhà nước trong mọi lĩnh vực
quản lí hành chính nhà nước.


3



×