Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài soạn tổ chức điều hành công sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.36 KB, 11 trang )

Câu 1: Phân biệt đặc điểm công sở và các tổ chức khác?
1. Định nghĩa Tổ chức xã hội:
- Tập hợp nhóm người cùng mục tiêu hoạt động;
- Có mối quan hệ với nhau theo 1 nguyên tắc nhất định;
- Hoạt động theo giới hạn khác nhau và có tính năng động;
- Gắn liền với những thiết chế nhất định.
Đặc điểm:
- Là một tổ chức có tính chất phức tạp hay giản đơn tuỳ thuộc và chức
năng tổ chức đó quy định, được phản ánh qua cơ cấu bên trong của tổ chức
và các mối quan hệ trong đó.
- Các tổ chức xã hội đều phải hợp thức hoá: Trong quá trình hoạt động
đều phải dựa vào những thủ tục và luật lệ nhất định.
- Tính tập trung và tính phân quyền của tổ chức: quyết định trong tổ
chức xã hội có thể được tập trung hoá cao độ mà cũng có thể phân cấp cho
các bộ phận.
- Có cơ cấu trúc phù hợp để tchđ và thực hiện mục tiêu đề ra, đó là cơ
cấu tĩnh.
- Có thể xác định theo đặc trưng theo phạm vi hoặc theo địa giới hành
chính mà tc đó hoạt động.
2.Định nghĩa cơ quan:
- Là 1 tổ chức, 1 thiết chế điều hành;
- Có cơ cấu chặt chẽ, theo các chức năng xác định riêng biệt;
- Có quy chế hoạt động riêng, cụ thể;
- Có sự phân công theo thứ bậc.
3. Định nghĩa về công sở:
- Công sở là 1 tổ chức xã hội
- Là cơ quan của bộ máy nhà nước được thiết lập để kiểm soát công
việc hành chính, quản lý các mặt của đời sống xã hội,
-Là nơi soạn thảo và xử lý các VB để phục vụ cho công việc chung,
đảm bảo các thông tin cho hoạt động của BMQLNN, nơi phối hợp các bộ
phận, các cơ chế nhất địnhnhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ được NN


giao.
Đặc điểm: Tuy là một tổ chức, có các đặc điểm chung của tổ chức
nhưng công sở còn có các đặc điểm riêng như sau:
- Là CQNN được thành lập theo luật định.
- Là một pháp nhân;
- Được sử dụng quyền lực nhà nước và có đội ngũ CBCC để thực thi
công vụ.
- Có quy chế cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt do nhà
nước quỷ quyền (bảo vệ an ninh, xây dựng, ns…)
1


- Có trụ sở, có công sản để hoạt động.
- Là nơi thực hiện các giao dịch hành chính, được thiết kê theo những
mô hình thích hợp và dặt ở vị trí thuận lợi cho giao dịch.
- Có quy trình làm việc cụ thể với các nhiệm vụ chuyên môn của
CBCC.
Từ các đặc điểm trên, có thể thấy công sở và các tổ chức khác có
những đặc điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, công sở cũng là một loại tổ chức nhưng được thành lập trên
cơ sở luật định, còn các tổ chức khác có thể được thành lập trên cơ sở ý chí,
mục tiêu của các thành viên theo tiêu chí tự nguyện.
- Thứ hai, thành viên của các tổ chức khác có thể không phải là
CBCC, không được sử dụng quyền lực nhà nước (nếu khôngđược uỷ quyền),
còn CBCC trong công sở được sử dụng quyền lực nhà nước khi thực hiện
công vụ.
- Thứ ba, thành viên của các tổ chức khác không được hưởng lương từ
ngân sách nhà nước (ngoại trừ 1 số tổ chức theo luật định), còn đối với
CBCC được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo ngạch bậc quy định.
- Thứ tư, tài sản của tổ chức khác không được gọi là công sản, của

công sở nhà nước là công sản, là tài sản của quốc gia mà mỗi CBCC đều có
trách nhiệm bảo quản, sử dụng.
- Thứ năm, các giao dịch trong các tổ chức xã hội có thể là những giao
dịch đơn thuần, giao dịch tại các công sở là các giao dịch hành chính, có liên
quan tới lợi ích cung của cộng đồng xã hội.
- Thứ sáu: công sở có tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ theo
luật định với những quy trình hết sức chặt chẽ, theo thủ tục hành chính quy
định.
Câu 2: Trong điều kiện ngày nay hoạt động công sở bị chi phối bởi
những nguyên tắc nào?
- Công khai: về tài chính, thủ tục hành chính, trách nhiệm CBCC.
Thêm nữa:
+ Các thành viên đều biết rõ công việc của mình và toàn bộ công sở
+ Để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau từ cácbộ phận
+ Giúp sự phối hợp, hợp tác các công việc
+ Phản ứng kịp thời với các thay đổi diễn ra trong quá trình thay đổi
công việc.
+ Hạn chế tính cục bộ, quan liêu
- Đảm bảo tính dân chủ: các quyết định đưa ra đảm báo các thành viên
hiểu, thống nhất, tự giác thực hiện.

2


+ Cần có các bàn bạc dân chủ với các ngành, các cấp,các dơn vị có
liên quan trước khi có quyết dịnh chính thức: tập hợp được trí tuệ của tập
thể, làm cho các quyết định đúng đắn, có tính khả thi.
- Liên tục: + Công sở phải tổ chức hoạt động một cách liên tục,
thường xuyên trên cơ sở các quy chế được xác định.
+ NT này được đề ra theo quan niệm QL điều hành là một quá trình

phối hợp.
+ Không được tự tiện thay đổi quy chế hoạt động, nếu có sự thay đổi
thì phải làm thế nào để công việc không bị gián đoạn.
Biểu hiện của tính liên tục:
+ Sự liên tục của quá trình điều hành:
+ Sự phát triển liên tục của công việc, của công sở và từng bộ phận
trong đó.
+ Công sở phải được liên tục kiểm tra, đánh giá.
- Phân công rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân, tùng bộ
phận trong công sở:
+Làm việc có hiệu quả hơn và chịu trách nhiệm khi thực hiện mục
tiêuc hung.
+Phát huy năng lực sáng tạo trên cơ sở tìm kiếm các phương thức
hoạt động thích hợp.
+Tránh bỏ quên và chông chéo công việc.
- Bảo đảm tính thống nhất trong điều hành: quy chế, điều kiện, môi
trường làm việc phải được chuẩn hoá đến mức cần thiết.
- Tuân thủ pháp luật
- Phù hợp với từng đặc điểm cụ thể của từng loại công sở
- Các hành vi điều hành công sở phải được đặt trong những chế định
tương ứng, ví dụ khi xem xét trách nhiệm pháp lý, hậu quả, trách nhiệm đièu
hành để có căn cứ.
Câu 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của công sở, phân tích
- Yếu tố con người: Con người luôn là trung tâm của mọi vấn đề, thế
giới quanh ta chỉ có ý nghĩa khi có cuộc sống của con người. Tất cả thành
quả của cuộc sống đều được xây dựng trên cơ sở niềm tin, ý chí, nghị lực
của con người và “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” (Các
Mác).
+ Con người (CBCC) là trung tâm của công sở: đề ra kế hoạch,
phương hướng, tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chế cơ quan.


3


+ Hiệu quả hoạt động tuỳ thuộc và con người: năng lực trình độ, trách
nhiệm, đạo đức phẩm chất, con gnười đó có phù hơpợ với mục tiêu đề ra
không?
- Mối quan hệ giữa các nhóm thành viên của công sở:
+ Quan hệ cộng tác: đây là mối quan hệ cực kỳ quan trọng, có nhiều
vấn đề cần phải có sự kết hợp của các nhóm mới thực hiện tốt được nhiệm
vụ.
+ Quan hệ điều hành, quan hệ chỉ huy: thực hiện công việc quản lý
trên phương diện điều hành công việc có hiệu quả hay không, mang lại kết
quả tốt hay không phụ thuộc vào kỹ năng điều hành, phân công công việc,
cách chỉ đạo cấp dưới theo các mệnh lệnh khác nhau, tuỳ thuộc theo những
hoàn cảnh, tính chất, mối quan hệ trong các cơ quan khác nhau.
- Muc tiêu hành động:
+ Mục tiêu tổng quát: mục tiêu chung đưa ra là gì? Phải đạt đến mức
độ nào? Mục tiêu này phải bao quát được các mục tiêu cụ thể? Tác động,
ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hiệu quả công việc như thế nào?
+ Mục tiêu cụ thể: các mục tiêu này phải dựa trên mục tiêu tổng quát,
phải đúng các tiêu chí cụ thể, hiện thực hoá bằng các nhiệm vụ cụ thể sát
thực với các mục tiêu khi hoạch định cho hoạt động của tổ chức.
- Môi trường: Định nghĩa Môi trường (environment) là các thể chế
hoặc lực lượng bên ngoài có thể tác động tới hoạt động của tổ chức.
+ Môi trường bên trong: điều kiện làm việc, CBCC, tiền lương, mối
quan hệ giữa các CBCC trong công sở…
+ Môi trường bên ngoài: MT trong nước, MT quốc tế, MT kinh tế, Mt
kinh tế thị trường.
+MT pháp lý, MT tự nhiên, MT xã hội, MT chính trị.

- Chỉ huy: đây là yếu tố then chốt, công sở được điều hành như thế
nào là do người chỉ huy; họ quyết định các vấn đề của công sở; đưa ra các
mệnhu lệnh hành chính có phù hợp với chức năng nhiệm vụ công sở hay
không?
- Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ: nếu cơ cấu hợp lý thì hoạt
động công sở sẽ nhịp nhàng, thuận tiện, đảm bảo thực hiện công việc tốt
hơn. Chức năng nhiệm vụ là yếu tố cơ bản cho công sở, đó là điều kiện thiết
yếu cho công sở thực hiện.
- Điều kiện cơ sở vật chất: nếu đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
công sở hoạt động và ngược lại.
- Mối quan hệ: Nhiều mối quan hệ trong công sở như: mối quan hệ
giữa lãnh đạo và nhân viên, mối quan hệ giữa các nhân viên, mối quan hệ
giữa các nhóm, mối quan hệ giữa nhân viên với công dân…

4


Câu 4: Nguyên tắc thiết kế và phân công công việc dựa vào cơ sở nào?
Có vai trò quan trọng: kết quả của hđ này cho phép xác lập trách
nhiệm, yêu cầu về trình độ của từng vị trí công việc trong công sở.
Khái niệm thiết kế công việc:
- Hiểu 1 cách đơn giản là phân chia các loại công việc lớn nhỏ sao cho
hợp lý.
- Đây là quá trình xác định nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của CBCC
trong việc thi hành công vụ và tham gia các hoạt động công sở nói chung.
* Yêu cầu chung của thiết kế công việc:
- Phù hợp với mục tiêu công sở và của từng đơn vị thực hiện công
việc được đề ra: Mỗi công sở có mục tiêu hoạt động chung, trong đó các đơn
vị được xác định những mục tiêu cụ thể.
- Nội dung công việc phải rõ ràng để xác định trách nhiệm thuận lợi vì

các ,ục tiêu của các đơn vị là khác nhau. Khi thiết kế phải tính đến sự rỏàng
của từng công việc, khả năng hoàn thành chúng trong thực tế. Nếu công việc
không được quy định rõ ràng thì nhiệm vụ đặt ra sẽ không thể hoàn thành
tốt, không thể kiểm tra được mức độ hoàn thành của công việc. Ngoài ra
phải tính toán đến khả năng hoàn thành các công việc cụ thểđó về thời gian
cũng như về yêu cầu chất lượng.
- Dự báo được khả năng phát triển công việc trong thực tiễn
- Tạo ra khả năng sáng tạo cho CBCC khi giải quyết công việc: Cách
tổ chức, phát hiện những điểm không hợp lý của quy trình hiện có.
- Tạo được khả năng hợp tác
- Có khả năng kiểm tra việc thi hành công việc một cách thuận lợi,
phải có cơ chế đồng bộ. Cần chú ý đến các biện pháp thu nhận thông tin
phản hồi, các biện pháp quan sát quá trình thực hiện công việc trong thực tế.
- Mỗi công việc được thiết kế phải có ý nghĩa đối với toàn bộ nhiệm
vụ chung của cơ quan, công sở; góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung.
Các câu hỏi khi thiết kế công việc: ý nghĩa công việc; ý nghĩa chuyên
môn; ý nghĩa kinh tế.
* Phương pháp thiết kế:
- Thiết kế theo mục tiêu:
- Thiết kế theo dây chuyền: một nhiệm vụ được chia thành nhiều công
việc có liên quan với nhau như 1 dây chuyền có nhiều mắt xích.
- Thiết kế theo từng công đoạn:
- Thiết kế theo thời gian:
- Thiết kế theo nhóm:tập thể tham gia thực hiện công việc, mỗi người
trong nhóm chỉ thực hiện1 phần công việc.
- Thiết kế theo từng cá nhân:
* Phân công công việc: Dựa trên các cơ sở sau:
5



- Phân công theo chuyên môn:
- Phân công theo vị trí pháp lý và thẩm quyền cơ quan, đơn vị: Khi vị
trí pháplý và thẩm quyền khác nhau thì đặc điểm hoạt động và các nhiệm vụ
được giao cũng được phân biệt. Vd Bộ không giống UBND.
- Phân công theo khối lượng và tính chất công việc: thực hiện trên cơ
sở kế hoạch được duyệt, theo tính chất mỗi loại công việc và theo yêu cầu
thực hiện côg việc trên thực tế. Yêu cầu đặt ra đv lãnh đạo lầphỉ name vững
chwowng trình hoạt động cq, cs, phải dựa vào kết quả của phân tích ccông
việc để phân công công việc. Khối lượng công việc và chất lượng công việc
đòi hổi có sự tính toán khoa học để phân công hợp lý.
- Phân công theo số lượng biên chế và cơ cấu tổ chức cơ quan:
+ Mục đích và nhiệm vụ mà đơn vị phải hoàn thành cần chỉ ra 1 cách
rõ ràng;
+ Chọn lựa kỹ càng CB cho đơn vị, họ phải hội tụ đủ các đièu kiện để
làm tròn nhiệm vụ được giao
+ Chức vụ và trách nhiệm được giao phải tương đương;
+ Chú ý đến công việc chính yếu;
+ Tìm cách phát huy được năng lực của CB nhân viên;
+ Phân công công việc cân bằng
+ Không nên quá chi ly khi phân công công việc.
*Các nguyên tắc để làm chỗ dựa cho phân công:
- Nguyên tắc ấn định điều kiện cho chức năng nghiệp vụ mà yêu cầu
đặt ralà phải có đủ điều kiện để làm việc, tránh theo tình cảm chủ quan.
- Nguyên tắc “dụng nhân như dụng mộc”: cần chú ý đến kinh nghiệm
và năng lực của từng người để sắp xếp, chú ý longhf hăng say, nhiệt tình,
khuyến khích nỗ lực cá nhân.
- Nguyên tắc phân chia chức năng nghiệp vụ có tính đờng nhất. Công
việc cùng chủng loại được tập trung giao cho 1 đơn vị cấp dưới để thực hiện
và phan chia cho những cá nhân theo quy định cụ thể.
- Nguyên tắc cân bằngvề chức năng nhiệm vụ: Chất và lượng của

công việc phải được phân phối 1 cách chính đáng và thích hợp, không được
chồng chéo, tính chịu trách nhiệm chính.
- Nguyên tắc tạo được sự ổn định, tránh lãng phí.
Câu 5: Cách triển khai công việc có hiệu quả cần lưu ý đến những vấn đề
gì (nguyên tắc nào, cách thức nào, phương pháp nào)
Khái niệm: triển khai công việc được hiểu là phải đảm bảo cho CBCC
thuộc quyền thực hiện tốt nhất các công việc được giao để hoàn thành mục
tiêu chung của tổ chức. Điều hành còn có nghĩa là tác động một cách dung
6


đắn vào toàn bộ hoặc khâu cần thiết nào đó để khuyến khích CB làm việc
nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Nguyên tắc:
- Mệnh lệnh triển khai phải thống nhất, phù hợp với thực tế để định
hướng cho cấp dưới.
+ Mệnh lệnh nhất quán, đúng đắn:
+ Mệnh lệnh cấp dưới ban hành phải phù hợp mệnh lệnh cấp trên.
+ Nếu mệnh lệnh không thống nhất sẽ làm cho cấp dưới không tin
tưởng vào cấp trên.
- Mệnh lệnh được truyền đạt kịp thời, chính xác:
+ Cấp dưới có thể hiểu chính xác cấp trên, hiểu được mục đích công
việc được giao.
+ Đúng với Pl, quy chế cho phép;
+ Có tính thực tế, có căn cứ, theo đúng kế hoạch
+ Được giải thích rõ ràng, cụ thể về phương thức thực hiện thời gian
hoàn thành.
- Thực hiện sự phối hợp để huy động tiềm lực chung
- Phải đảm bảo sự hài hoà và có thể bổ trợ cho nhau trong khuôn khổ
mục tiêu chung của cơ quan, công sở. Đó không chỉ liên quan đến quá trình

điều hành mà còn chi phối sự thống nhất của 1 cơ quan, tổ chức trong quá
trình phát triển. Khi xác định các mục tiêu, người lãnh đạo phải vừa có đủ uy
quyền cần thiết. Vừa có đủ thông tin, đồng thời cấp dưới phải có tinh tầhn
kỷ luật. Phải có chương tình hành động thống nhất.
- Thủ tục đièu hành phải rõ ràng, dễ áp dụng: cách thức trật tự thực
hiện quyền hạn trong BMNN, quan hệ giữa nhà nước và nhân dân trong cách
thức nhất định,
- Thực hiện chế độ uỷ quyền hợp lý
- Tránh vi phạm thẩm quyền:
+ Vi phạm sẽ gây rối loạn trong công tác điều hành quản lý,
+ Đảm bảo điều hành linh hoạt, cụ thể.
+đảm bảo tính dân chủ
* Phân tích công việc:
- Xác định các tỉeu chuẩn cụ thể nhằm phát huy mặt có lợi , hạn chế
những bất lợi đối với quá trình hoàn thành công việc.
- Xác định cách đánh giá kết quả công việc hợp lý: đánh giá theo kiểu
nào?: hiệu quả, chất lượng, khối lượng, thời gian đạt được
- Lựa chọn CBCC
- Dự báo kết quả công việc để xác định yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng
CBCC nhằm làm cho họ có khả năng thực hiện tốt nhất công việ giao phó
- Chọn quy trình thích hợp cho quá trình triển khai.
7


* Quy trình và thủ tục triển khai:
- Quy trình:
+ Yêu cầu khoa học, hệ thống, thực tế
+ Các bước cơ bản: tìm phương án giải pháp; thực hiện; kiểm tra.
- Thủ tục:
+ Yêu cầu đơn giản, rõ ràng, khoa học

+ Các loại thủ tục: quan hệ, giấy tờ, chuyên môn
- Điều kiện để hoàn thành kết quả:
+ Hiểu rõ mục tiêu
+ Mọi người nhất trí
+ Lãnh đạo chỉ đường rõ ràng
+ Kiểm soát lộ trình chặt chẽ
+ Phối hợp đồng bộ
Câu 6: Vấn đề liên quan đến Vân hóa công sở, vai trò các yếu tố tạo nên
nó?
Khái niệm: Vân hóa công sở là một hệ thống giá trị, niềm tin, sự
mong đợi phản ánh đúng đắn, tính nhân bản, nét đẹp được hình thành trong
quá trình hoạt động của công sở, VHCS tạo niềm tin, thái độ của CBCC làm
việc trong sở.
Các yếu tố tạo nên VHCS có vai trò cực kỳ to lớn đối với hoạt động
công sở, các khía cạnh quan trọng nhất như quan hệ giữa các CBCC trong
công việc, các chuẩn mực xử sự, nghi thức tiếp xúc hành chính, phương
pháp giải quyết các bất đồng trong cơ quan, cách lãnh đạo, chỉ huy và ý thức
chấp hành kỷ luật trong và ngoài công sở của nhân viên.
XDVHCS là XD 1 nền nếp làm việc có khoa học, có kỷ cương, dân
chủ, nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như toàn bộ nhân viên phải
tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự cơ quan trong cách đối xử
với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên nguyên tắc chung, chống lại quan
liêu hách dịch, cơ hội.
Các yếu tố tạo nên VHCS:
- Mức độ tự giác, đoàn kết trong công sở: đóng vai trò như là yếu tố
cốt lõi, có nhiệm vụ là sợi dây liên kết con người, thể hiện tinh thần làm việc
với cái tâm bên trong, tạo nên các thang bậc của lòng nhiệt huyết, cũng từ đó
làm cho mọi người ý thức với chính bản thân và ý thức được trong mối liên
hệ với mọi người “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
- Năng lực hoàn thành nhiệm vụ: Yếu tố này thể hiện nét văn hoá về

thực tài của chính bản thân, thể hiện tính nhân văn sâu sắc bằng kết quả thực
hiện nhiệm vụ.
8


- Cách thức chỉ huy: đây là yếu tố VH của người đứng đầu cq, cs.
Người chỉ huy phải hiểu rõ vai trò của các nhân viên, đưa ra các mệnh lệnh
chỉ huy chính xác đúng đắn, giải quyết công việc thấu tình đạt lý. Là một
phần quan trọng thể hiện nét VH của công sở, nó biểu lộ rằng công sở đó do
ai lãnh đạo, chỉ huy công việc như thế nào vì khi nhìn vào cs người ta có thể
cảm nhận được hiuệ quả, cách thức giải quyết công việc của cs đó.
- Phương tiện làm việc:
- Hiệu quả công tác;
- Quy chế làm việc và mức độ tuân thủ quy chế: Đây là yếu tố tạo nên
nền nếp công sở, nói lên mức độ tuân thủ, tính kỷ luật, cách thức tuân thủ
các quy chế đó. Yếu tố này đóng vai trò là yếu tố định khung chuẩn mực cho
hoạt động của CBCC trong công sở.
- Truyền thống đơn vị;
-Thái độ trách nhiệm trước công dân: Đây là yếu tố thể hiện giá trị
chuẩn mực nghề nghiệp cho CBCC, mặt khác nó là nhân tố thể hiện ra bên
ngoài các giá trị VHCS do nhân dân đánh giá.
- Mức độ của bầu không khí trong công sở: Nhân tố này tạo ra một số
điểm tích cực cho hoạt động công sở như tạo tâm lý thoải mái, tình cảm giữa
CBCC trong công sở.
- Các chuẩn mực để đánh giá công việc;
- Cách sử dụng tiềm lực của công sở;
- Cách giải quyết các xung đột nội bộ: đây là yếu tố bổ trợ cho yếu tố
đoàn kết, chỉ có cách thức giải quyết thấu tình đạt lý thì mới mang lại kết
quả, thể hiện tính nhân văn của CS.
- Thái độ công chức trong quan hệ với công dân: Hiện nay, thái độ

của một bộ phận không nhỏ CBCC đối với nhân dân không được tốt, thường
là quan lieu, xa rời dân, làm cho nhân dân có cách nhìn không thiện cảm,
vào công sở như “vào cửa quan”. Do vậy yếu tố này luôn đóng vai trò cực
kỳ quan trọng trong cách nhìn của nhân dân đối với công sở, thể hiện nét
đẹp văn hóa của CBCC khi tiếp xúc với công dân.
- Mối quan hệ giữa VHCS và văn hóa dân tộc truyền thống: đây là
yếu tố đóng vai trò như là chuẩn lực kép để công sở tự so sánh đánh giá
chính mình, mặt khác, là yếu tố để công sở xây dựng các chuẩn mực VHCS
cho phù hợp với đạo đức, truyền thống lịch sử VH dân tộc.
* Các biểu hiện của VHCS:
- Tinh thần tự quản, tính tự giác của CBCC làm việc tại công sơ rcao
hay thấp. Thái độ trách nhiệm trước công việc và các cơ hội mà mọi người
có được để vươn lên là biểu thị của môi trường VH cao trong công sở và
ngược lại.
- Mức độ áp dụng các quy chế để điều hành, kiểm tra công việc;
9


- Thái độ chỉ huy dân chủ hay độc đoán;
- CBCC của cơ quan đơn vị có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau
hay không, mức độ của bầu không khí trong công sở;
- Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công
việc theo chuẩn mực cao hay thấp
- Các xung đột nội bộ được giải quyết thoả đáng hay không.
Câu 7: Ý nghĩa và nội dung phương pháp lãnh đạo hành chính?
1. Phương pháp lãnh đạo theo hệ thống:
- Nội dung;
- Ý nghĩa:
2.Phương pháp lãnh đạo theo chức năng:
- Nội dung;

- Ý nghĩa:
3.Phương pháp lãnh đạo theo tình huống:
- Nội dung;
- Ý nghĩa:
Câu 8: Vai trò VHCS và ý nghĩa của nó?
Khái niệm: VHCS là một hệ thống giá trị, niềm tin, sự mong đợi phản
ánh đúng đắn, tính nhân bản, nét đẹp được hình thành trong quá trình hoạt
động của công sở, VHCS tạo niềm tin, thái độ của CBCC làm việc trong sở.
- Vai trò VHCS:
+ Đóng vai trò như là chuẩn mực về giá trị đạo đức cho CBCC;
+ Thể hiện bộ mặt của công sở;
+ Tác nhân kích thích sự hoàn thành công việc của CBCC trong CS;
+ Biểu hiện của nề nếp làm việc có khoa học, có kỷ cương, có dân
chủ.
+ Là một trong những nhân tố thúc đẩy công cuộc cải cách hành
chính.
+ Kiềm chế các mặt trái của CBCC khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Tiêu chuẩn đánh giá về tổ chức, hoạt động của công sở.
- Ý nghĩa:
+ Có ý nghĩa rất to lớn đối với công cuộc cải cách hành chính hiện
nay.
+ Thể hiện giá trị VHXH có thực liên quan đến hoạt động CS
+ Thước đo các giá trị hiệu quả CS.
+ Mang lại cách nhìn nhận, đánh giá về hoạt động công sở;
+ Y nghĩa thực tiễn cho công tác điều hành, quản lý công sở;

10


11




×