Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI TẬP CÁ NHÂN HÀNH CHÍNH 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.87 KB, 4 trang )

Luật hành chính Việt Nam

BÀI LÀM
“ Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện có lỗi có ý
hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính.” (∆)
Từ định nghĩa vi phạm hành chính trên ta có thể thấy :
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi này phải là tổ chức, các nhân có năng lực
chịu trách nhiệm hành chính theo qui định của pháp luật hành chính. Tổ chức là
chủ thể của vi phạm hành chínhcó thể là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tổ chức
kinh tế, đơn vị vũ trang. Cá nhân của vi phạm hành chính phải là người ko mắc
bệnh tâm thần hoặc bệnh làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi
và phải đủ độ tuổi do pháp luật qui định. Cá nhân và tổ chức nước ngoài cũng có
thể là chủ thể của vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật viêt nam trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà việt nam kí kết hoặc tham gia có qui định khác
Thứ hai, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi trái pháp luật về quản
lí nhà nước nghĩa là tổ chức cá nhân đó thực hiện hoặc thực hiện ko đúng những
yêu cầu mà pháp luật về quản lí hành chính nhà nước đề ra. Hành vi vi phạm hành
chính có khả năng làm thay đổi trật tự bình thường của quản lý hành chính nhà
nước: Vi phạm hành chính là loại vi phạm xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại đến
các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Các
quan hệ này được nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật. Mặc dù có nội dung đa
dạng nhưng các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước được xắp xếp, phân loại
thành những nhóm nhất định do quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh tạo nên
trật tự quản lý nhà nước. Về mặt hình thức pháp lý, các trật tự này được biểu hiện
thành các quy tắc quản lý nhà nước. Tính xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước



Trang 317 Giáo trình Luật hành chính – Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an nhân dân - 2012


Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

1


Luật hành chính Việt Nam

của hành vi vi phạm hànhh chính là khả năng làm tổn hại đến các quan hệ xã hội
được pháp luật quy định và bảo vệ.
Ví dụ:Theo điểm c khoản 1 điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ–CP ngày 2/4/1010,
người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra
va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của
biển báo hiệu “cự ly tối thiểu giữa hai xe” đã xâm phạm trật tự quản lý của nhà
nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tức là là thay đổi trật tự bình thường
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi này bị phạt từ 40.000đ đến 60.000đ
Thứ ba, vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi.
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi của mình có nội dung là sự
nhận thức về sự xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước, tính trái pháp luật
của hành vi đó nhưng vẫn lựa chọn và thúc đẩy hoạt động của mình trái với yêu
cầu của pháp luật trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết định một cách xử
xự khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
Lỗi là dấu hiệu cơ bản, bắt buộc phải có trong mọi loại vi phạm hành chính do
cá nhân thực hiện. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dước dạng
cố ý hoặc vô ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải có đầy đủ khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng
mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý)
hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý). Khi có đủ căn
cứ để cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong khả năng không có khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, chúng ta có thể kết luận rằng đã không có
vi phạm hành chính xảy ra. Như vậy, luật hành chính đã không chia nhỏ lỗi vô ý

và lỗi cố ý như luật hình sự, sở dĩ là vì mức độ nguy hiểm của luật hành chính
không đáng kể bằng luật hình sự.
Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân, tổ chức; vì vậy, khi hai chủ thể
này vi phạm hành chính thì phải có lỗi. Một câu hỏi được đặt ra: làm thế nào để
xác định được lỗi của tổ chức? Theo pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính hiện hành
2

Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội


Luật hành chính Việt Nam

quy định chung rằng tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do
mình gây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời, nó phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức mình trực
tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để
truy cứu trách nhiệm kỉ luật và để bồi thường thiệt hạo theo quy định của pháp
luật. Phạm vi lỗi trong luật hành chính chỉ đối với hành vi của mình (khác với
phạm vi lỗi trong luật hình sự: đối với hành vi và hậu quả của hành vi).
Thứ tư, hành vi trái pháp luật về quản lí nhà nước do tổ chức cá nhân thực hiện
ko phải là tội phạm nghĩa là hành vi này có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn tội phạm. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt vi phạm hành chính với tội
phạm. Để đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính phải căn cứ vào các
yếu tố như: mức độ gây thiêt hại cho xã hội cuả hành vi , tính chất, mưc độ lỗi, tầm
quan trọng của khác thể được bảo vệ, nhân thân người vi phạm….
Thứ năm, hành vi trái pháp luật về quản lí nhà nước do tổ chức, cá nhân thực
hiện phải được pháp luật hành chính qui định bị xử phạt hành chính. chỉ có quốc
hội uỷ ban thường vụ quốc hội và chính phủ mới có quyền ban hành văn bản pháp
luật qui định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lí đối với vi phạm hành
chính. quốc hội qui định về vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp xử lí đối với

vi phạm hành chính trong các văn bản luật , uỷ ban thường vụ quốc hội qui định về
vi phạm hành chính, hình thức biện pháp đối với vi phạm hành chính trong các
pháp lệnh. Chính phủ qui định về các vi phạm hành chính , hình thức biện pháp xử
lí đối với vi phạm hành chính trong các nghị định…
Qua việc phân tích khái niệm vi phạm hành chính trên, chúng ta thấy được sự
khác biệt giữa vi phạm hành chính với các loại vi phạm pháp luật khác, từ đó xác
định được trách nhiệm hành chính cho các chủ thể vi phạm hành chính dưới các
hình thức xử phạt, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác.

Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

3


Luật hành chính Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình Luật hành chính Việt Nam , Trường Đại học Luật Hà Nội , Nhà
xuất bản Công an Nhân dân – 2012.
 Giáo trình Luật hành chính và Tài phán Việt Nam , Học viện hành chính
Quốc gia, Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 .

4

Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội



×