Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

bài tập cá nhân hành vi tổ chức về tính cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.49 KB, 6 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng
dưới đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý
hay không đồng ý của bạn với nó. Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức độ của
mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính cách khác phù hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý

Tôi tự thấy mình
1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

1

2

3
x

4

5


6

x

2. Chỉ trích, tranh luận

x

3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền muộn

x
x

5. Sẵn sang trải nghiệm, một
con người phóng khoáng

x

6. Kín đáo, trầm lặng

x

7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

7

x
x


9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
x

10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

MBTI
Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người đều có hai
mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con người, và sự vật.

1


Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng
tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi người đều
thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một
mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính
cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại
Tính cách hướng nội
Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau
• Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động
Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp • Thường cần một khoảng "thời gian riêng
với thế giới bên ngoài
tư" để tái tạo năng lượng
• Thường cởi mở và được khích lệ bởi con • Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi khi
người hay sự việc của thế giới bên ngoài
như "đóng lại" với thế giới bên ngoài

• Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối • Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một
quan hệ con người



Chọn điều phù hợp nhất:

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?
Phần giácquan (S) của bộ
não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của HIỆN
TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI,
giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các sự
kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và
hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã được thu thập, và ghi nhận các mô hình và
các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự
đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều
cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều
hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan
• Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới
các cơ hội hiện tại
• Sử dụng các giác quan thông thường và
tự động tìm kiếm các giải pháp mang
tính thực tiễn
• Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin
và các sự kiện trong quá khứ

• Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm
trong quá khứ
• Thích các thông tin rành mạch và rõ
ràng; không thích phải đoán khi thông
tin "mù mờ"
Chọn điều phù hợp nhất:

Các đặc điểm trực giác
• Tinh thần song với Tương Lai, chú ý tới
các cơ hội tương lai
• Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/
khám phá các triển vọng mới là bản
năng tự nhiên
• Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí,
ngữ cảnh, và các mối liên kết
• Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết
mang tính lý thuyết
• Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu
không thống nhất và với việc đoán biết
ý nghĩa của nó

Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ não
chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa trên các
nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của
chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và chút nào
đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những thứ


2


khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của chúng ta. Trong khi
mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng
thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ
có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ
Các đặc điểm cảm tính
• Tự động tìm kiếm thông tin và
• Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và ảnh
sự hợp lý trong một tình
hưởng tới người khác trong một tình huống cần
huống cần quyết định
quyết định
• Luôn phát hiện ra công việc và
• Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và phản
nhiệm vụ cần phải hoàn thành.
ứng của con người.
• Dễ dàng đưa ra các phân tích
• Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể một
giá trị và quan trọng
cách tự nhiên
• Chấp nhận mâu thuẫn như một
• Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng tiêu
phần tự nhiên và bình thường
cực với sự không hòa hợp.
trong mối quan hệ của con
người

Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng cả
hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin,
tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một
trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới
bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới
bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng,
ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và
hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá
Tính cách lĩnh hội
Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành
• Thoải mái tiến hành công việc mà không cần
động.
lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.
• Tập trung vào hành động hướng công
• Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết
việc; hoàn thành các phần quan trọng
hợp
trước khi tiến hành.
• Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn; làm
• Làm việc tốt nhất và tránh stress khi
việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.
cách xa thời hạn cuối.

• Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
• Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu
mềm dẻo, tự do và đa dạng.
trình chuẩn để quản lý cuộc sống.


Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của tôi
I

S

T

P

BÁO CÁO MÔN HỌC
Môn học Quản trị hành vi tổ chức là môn học chính thức đầu tiên trong khóa học
Đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh này của tôi. Thời gian vừa qua, khi học 3 môn cơ
sở, tôi đã gặp một số khó khăn khi tiếp cận với chương trình, hạn chế của tôi là thời gian

3


nghiên cứu tài liệu không nhiều. Tôi cũng đã tham khảo một số thông tin trên trang web

của trường, thử hình dung xem những môn học chính có khó lắm không và có thú vị
không? Nhưng lúc đó tôi cũng không tưởng tượng ra được.
Sau khi kết thúc môn học đầu tiên, với sự giảng dạy nhiệt tình, khoa học của thày
giáo Douglas Jardine và giáo trình của nhà trường, tôi đã nhận thấy rằng: Quản trị hành
vi tổ chức là một môn học tương đối trừu tượng, cũng không khó lắm, nhưng vô cùng
thú vị. Môn học này cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là rất hữu ích cho những
người đang làm công tác quản lý, làm lãnh đạo.
Hành vi tổ chức là một lĩnh vực khá mới, đòi hỏi chúng ta nghiên cứu về việc
người ta nghĩ, cảm nhận và làm gì ở các tổ chức. Khái niệm hành vi tổ chức giúp chúng
ta dự đoán và hiểu được các sự kiện tổ chức và ứng dụng chính xác hơn lý thuyết vào
thực tiễn và tác động lên các sự kiện tổ chức. Tôi cảm thấy rất hứng thú khi được nghe
giáo viên truyền đạt về các khái niệm về toàn cầu hóa, về văn hóa tổ chức, về xây dựng
nhóm làm việc hiệu quả, về xung đột và cách giải quyết xung đột, đàm phán...
Ngay khi nghe giảng trên lớp và sau khi hoàn thành những bài tập này, tôi dường
như hiểu mình hơn, thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình hơn. Tôi nhận thức
được rõ hơn các vấn đề về con người và tổ chức xung quanh tôi, ở nơi tôi làm việc và
qua đó cũng có những định hướng trong tương lai để hoàn thiện bản thân, cũng như góp
phần hoàn thiện tổ chức nơi tôi đang làm việc.
1. Hiểu về bản thân thông qua việc làm các bài tập.
Trong quá trình học tập môn học này, chúng tôi đã được làm những bài tập thực
hành trên lớp, được tham gia làm 2 bài tập nhóm, và cuối cùng là hoàn thành các bài tập
cá nhân (Big5 và MBTI). Những bài trắc nghiệm được giáo viên truyền đạt trên lớp
tưởng như một trò chơi nhẹ nhàng nhưng đã giúp chúng tôi hiểu rõ bản thân mình và
những người xung quanh mình hơn, như lúc nào ta là “cá mập hiếu chiến”, hay lúc nào
là “gấu dễ dãi”... Đặc biệt, tôi được tham gia các bài tập nhóm nghiên cứu sâu hơn về đề
tài văn hóa tổ chức, về các khái niệm cảm xúc, trí tuệ cảm xúc và tâm lý trong khi làm
việc.
Sau khi hoàn thành các bài tập trên lớp và các bài tập nhóm, tôi có cơ hội để tự
suy ngẫm, nhìn nhận lại và đánh giá bản thân mình. Tôi cũng đã được rèn luyện tư duy
về tổ chức, cách thức vận hành và quản lý một nhóm trong làm việc. Đặc biệt là bài tập

nhóm số 2 đã hướng dẫn tôi cách thức rèn luyện nâng cao chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc)
trong công việc.
Qua bài tập Big5 về 10 điểm ghi nhận tính cách cá nhân, tổng hợp lại tôi thấy
mình là một người tự lập, tự chủ, quan tâm đến mọi người xung quanh. Tuy nhiên tính
cách có phần trầm lặng, ít ồn ào. Cuộc sống của tôi khá ngăn nắp. Thông thường, tôi rất
bình tĩnh trước mọi tình huống xảy ra của cuộc sống, luôn sẵn sàng đón nhận và nghĩ ra
phương án tốt nhất để thoát hiểm, ít khi quá lo lắng hoặc phiền muộn vì những điều đã
xảy ra. Cách sống của tôi thiên về sự ổn định, tôi thường xử sự theo những nguyên tắc
định sẵn, ít sáng tạo, ít đột phá và dường như không có sự mạo hiểm vào những lúc cần
thiết.
Sau khi xem xét, đánh giá, tôi thấy 4 chữ cái thể hiện tính cách của mình là I S T
P (có tính cách hướng nội – thiên về đặc điểm giác quan – đưa ra quyết định bằng lý trí –
xu hướng hành xử theo phong cách lĩnh hội).

4


2. Sử dụng các thông tin đã được truyền đạt để định hướng cho các hành vi cư
xử trong tương lai.
Qua những xem xét và nhận định bản thân như trên, trong quá trình học tập tôi đã
có những suy nghĩ kiểm điểm về các hành vi cư xử của mình với mọi người xung quanh
để rút kinh nghiệm, cố gắng thực hiện tốt hơn. Về nguyên tắc là tiếp tục phát huy những
mặt mạnh, nghiêm tục nhìn nhận những tồn tại để hạn chế và khắc phục.
- Tiếp tục tìm hiểu và rèn luyện để nâng cao chỉ số EQ, tức là tăng cường khả
năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và
sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân theo hướng tích cực.
- Về tính cách cần cởi mở hơn với mọi người, mở rộng các mối quan hệ xã hội
(cho dù là xã giao), đồng thời nên có những đổi mới sáng tạo trong công việc, tránh tư
duy khuôn mẫu cứng nhắc.
- Đôi khi cuộc sống cũng cần có sự phiêu lưu, vì vậy không phải lúc nào cũng

theo những nguyên tắc.
3. Những ví dụ về kết quả và hành vi cư xử giúp tôi xác định và giải thích
những hành vi đó.
Trong cuộc sống, các hành vi cư xử trong tổ chức của mỗi người đều ảnh hưởng
trực tiếp đến hình ảnh của người đó. Trong một khoảng thời gian dài thì những hành vi
đó sẽ phản ảnh tính cách, cũng như phong cách của một người. Điều đó tạo nên “cái tôi”
của mỗi con người. Có một ví dụ thực tế trong quá trình làm việc của tôi, phản ảnh kết
quả những hành vi cư xử tích cực mang lại những hiệu quả tích cực như sau:
Năm 2005, tôi được điều động về làm trưởng một phòng quan trọng trong Công
ty. Lúc đó tôi còn rất trẻ, phần lớn nhân viên của tôi đều nhiều tuổi hơn tôi. Họ đều là
những người có nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên
bộ phận đó trước kia đang tồn tại những vấn đề, đó là các nhân viên không đoàn kết, chỉ
bằng mặt chứ không bằng lòng, người lãnh đạo trước không tập hợp được họ. Khi nhận
nhiệm vụ mới, điều khó khăn nhất tôi gặp phải là: văn hóa của tập thể đó không giống
với văn hóa mà tôi đã làm rất thành công trước đó ở một bộ phận khác và có dự định sẽ
tiếp tục phát huy ở đây. Ở bộ phận mới này, các nhân viên theo 3 xu hướng: khoảng 30%
là những người lười biếng, không thích làm việc, và đương nhiên là họ sẽ chống đối lại
phong cách làm việc của tôi, trong đó có cả cán bộ cấp phó. Khoảng 20% là những
người chăm chỉ làm việc, yêu thích một môi trường chan hòa, sống vì cộng đồng, trong
đó cũng có những người cấp phó. Số còn lại (50%) là những người có tư tưởng chung
dung, có nghĩa là bên nào mạnh thì họ sẽ ngả theo, không tỏ rõ chính kiến.
Trước khi được điều động về bộ phận này, tôi đã dành một khoảng thời gian cần
thiết để nghiên cứu về những con người tại đây, về hiện trạng của tổ chức này. Tôi đã
hiểu rằng mình không thể áp đặt phong cách của mình vào một tổ chức mới tiếp cận
trong tình trạng như vậy, nhất là tôi lại là một lãnh đạo trẻ tuổi. Và tôi có cảm giác là khi
biết tôi chuẩn bị về lãnh đạo bộ phận này, phần lớn họ đều chuẩn bị tư tưởng để đối phó
với tôi, vì trước đó họ cũng đã biết về tôi. Cuối cùng, tôi đã chọn cho mình một cách giải
quyết, cho mình một thời hạn là 3 tháng để làm chủ được tổ chức này và từ đó sẽ chủ
động xây dựng theo phong cách của mình:
- Tổ chức họp phòng, nêu ra một số nguyên tắc chung, chủ yếu là các tiêu chí để

hoàn thành công việc chung của toàn phòng, với một thái độ cởi mở, nhẹ nhàng. Tỏ ý
được cùng với họ xây dựng một tập thể đoàn kết, đồng cam cộng khổ. Và cho họ biết

5


rằng tôi sẽ tiếp tục phát huy những phong cách, thành quả hiện có của họ, bày tỏ sự tôn
trọng họ, đặc biệt là với những người có nhiều kinh nghiệm.
- Từ sự nhẹ nhàng của tôi, đa số nhân viên mới đã cảm thấy hài lòng, yên tâm là
không có gì thay đổi lớn đối với họ. Đương nhiên tôi nhận được sự ủng hộ của 20%
thành viên tích cực. Đối với 50% không có chính kiến, qua những công việc thực tế tôi
thể hiện, thì cũng dần dần ủng hộ về phía tôi (vì tôi đã cho họ thấy rằng tôi chỉ mang lại
cho họ quyền lợi và sự tiến bộ). Như vậy về cơ bản tôi đã “nắm được chính quyền”.
- Đối với 30% còn lại, trong thời gian đầu tôi coi như không nhìn thấy sự tiêu cực,
tôi giữ một thái độ hòa nhã cần thiết với họ. Sau khi đã được đa số mọi người ủng hộ, tôi
tiến hành bước quyết định vấn đề. Tôi đã làm 2 việc đối với nhóm còn lại này:
+ Tách từng người ra, nói chuyện riêng với họ. Trong buổi nói chuyện này tôi đã
cho họ biết định hướng xây dựng văn hóa tổ chức của tôi, phân tích cho họ thấy
cái lợi, cái hại của việc giữ vững đoàn kết tập thể, làm việc vì mục đích chung.
Trong cái lợi chung thì mỗi người sẽ có cái lợi cho riêng mình.
+ Lựa chọn trong số còn lại 1 người cứng đầu nhất, đề nghị lãnh đạo Công ty ủng
hộ tôi trong việc điều động người này sang một đơn vị khác phù hợp hơn.
- Và cuối cùng, tôi lại họp phòng, chính thức tuyên bố ý định sẽ cùng nhau xây
dựng một tập thể mạnh, đoàn kết. Thế là tôi đã thành công, tuy rằng khoảng thời gian mà
tôi dự kiến bị kéo dài hơn dự định khoảng 2 tháng.
4. Qua những kết quả từ bản điều tra thái độ, giá trị và tính cách, phân tích và
giải thích hành vi cư xử của mình, sự giao tiếp với người khác, các hoạt động yêu
thích và thái độ đối với công việc.
Bản điều tra giá trị Rokeach hết sức thú vị. Tôi đã suy ngẫm rất kỹ lưỡng bài tập
này, đã nhiều lần thay đổi thứ tự xếp hàng của các giá trị. Bài tập này cũng có những sự

liên hệ nhất định với bài tập Big5 (mối quan hệ giữa tính cách con người và những giá trị
mà anh ta hướng tới, các tiêu chí đánh giá). Qua đánh giá các giá trị hướng tới tôi thấy
rằng đối với tôi điều quan trọng là sức khỏe, hạnh phúc gia đình, sự tự chủ, độc lập và
các giá trị tốt đẹp của cuộc sống (tình bạn, tình yêu...); và tôi không thích sự hưởng thụ,
nhàn rỗi, sự phụ thuộc vào người khác. Về các tiêu chí đánh giá con người, tôi đề cao
tính độc lập, sự trung thành, sự dũng cảm, lòng vị tha và sự thông minh.
Trên đây là báo cáo thu hoạch của tôi sau khi kết thúc môn học Quản trị hành vi
tổ chức. Qua khóa học này, tôi đã được nghiên cứu, qua đó biết cách áp dụng lý thuyết
quản trị hành vi tổ chức vào thực tiễn cuộc sống và công việc. Tôi đã học được cách làm
chủ, điều chỉnh hành vi của mình để hoàn thiện bản thân, sớm đạt được các mục tiêu của
mình.
Xin trân trọng cám ơn thày giáo Douglas Jardine và Chương trình.

6



×