Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.02 KB, 19 trang )

Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
- Mục lục:
- Đặt vấn đề:

2

- Giải quyết vấn đề:

4

+ Mô tả tình huống:

4

+ Mục tiêu xử lý tình huống:

8

+ Phân tích nguyên nhân, hậu quả :

9

+ Những phương án và đề xuất, kiến nghị xử lý tình huống:

11

+ Tổ chức thực hiện phương án:


15

- Kết luận:

16

A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục và đào tạo giữ vai trò đạc biệt cần thiết đối với sự phát triển
của mỗi con người và của xã hội. Nhờ Giáo dục - Đào tạo mà mỗi con người
trở nên có ích, có giá trị, có chất lượng, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội.
Ngày một nhiều những phát minh, công nghệ khoa học được ứng dụng vào
thực tiễn cuộc sống, nó làm cho năng xuất lao động của xã hội tăng lên vượt
bậc, tạo ra nhiều của cải vật chất và văn hoá. Muốn thực hiện được như vậy,
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang 1


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trước tiên phải có nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, chuyên môn do ngành
Giáo dục đào tạo cung cấp. Do đó có thể nói giáo dục, đào tạo có ý nghĩa
quyết định đối với nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nền giáo dục đào tạo ở việt Nam rất đa dạng và phong phú, đã gặt hái
được nhiều thành tựu rất đáng trân trọng và chúng ta có thể khẳng định với
nhau rằng nền giáo dục nước ta có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
của toàn xã hội. Cho nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đến sự
nghiệp giáo dục và đào tạo. Có hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật đã được
các cấp, các ngành ban hành nhằm cụ thể hoá chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta. Trong đó có quy định

về hoạt động dạy thêm, học thêm, cụ thể như: Quyết định số 242/QĐ-TTg
ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động dạy
thêm đối với các trường phổ thông dân lập và Chỉ thị số 15/CT-BGD&ĐT
ngày 13/9/1993 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về các biện pháp cấp bách nhằm
tăng cường quản lý hoạt động học thêm, dạy thêm. Qua quá trình thực hiện,
đến nay các văn bản này có một số điều không phù hợp, phạm vi áp dụng quá
hẹp. Bộ và hệ thống ngành dọc chưa thể hướng dẫn cụ thể, cũng như đề ra các
biện pháp tích cực để quản lý. Do vậy hoạt động học thêm và dạy thêm diễn ra
ở nhiều địa phương và nội dung của nó cũng không đồng nhất.
Mục đích của việc học thêm, dạy thêm là nhằm củng cố lại, đào sâu
thêm kiến thức mà học sinh đã được học trong chương trình chính khoá ở
trường, nó là nhu cầu của một bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh
trong giai đoạn hiện nay. Một phần do phụ huynh không có thời gian để kèm
cặp con em mình, phần khác do chương trình học hiện nay của các em cao
hơn, sâu hơn, rộng hơn kiến thức mà phụ huynh được học trước đó. Và một
phần không nhỏ những gia đình có điều kiện về kinh tế nhưng lại không muốn
con em mình tự học ở nhà mà phải có thầy, cô giáo dạy kèm thì mới tốt, mới
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang 2


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hay ... Kết quả học tập và thi cử của học sinh hiện nay được nâng cao, đó là hệ
quả của hoạt động học thêm, dạy thêm. Chủ trương không học thêm, dạy thêm
tràn lan là đúng nhưng làm thế nào để quản lý công tác này và thực hiện chủ
trương đó ra sao hiện vẫn còn đang là câu hỏi còn bỏ ngỏ cần được giải quyết
và có nên khuyến khích hoạt động học thêm, dạy thêm hay không?
Thời gian qua, công tác quản lý hoạt động dạy thêm học thêm theo

Quyết định 242 của Thủ tướng Chính phủ được nhiều người đánh giá cao,
nhiều bậc phụ huynh ở các tỉnh thành trong cả nước khi được hỏi về vấn đề
dạy thêm, học thêm đã tỏ ý tạm hài lòng do tình hình phần nào đã được cải
thiện, có nhận xét cho rằng: Hiện nay việc học thêm, dạy thêm có nhiều mặt
tích cực cần phát huy để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Nhưng
bên cạnh đó vẫn còn có những trường hợp đã biến những buổi học thêm, dạy
thêm thành buổi giảng bài chính khoá, hoặc lấy nội dung của các buổi học
thêm làm đề kiểm tra chính khoá. Dùng nhiều hình thức để bắt buộc các em
phải đi học thêm...làm cho hình ảnh của người cô, người thầy bị méo mó.
Trước hiện tượng học thêm, dạy thêm đang diễn ra tràn lan như vậy,
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành giáo dục đã quan tâm và đã có
nhiều đề tài nghiên cứu rất có giá trị về mặt khoa học cũng như thực tiễn về vấn
đề học thêm, dạy thêm. Để góp phần tôi cũng xin được tham gia và lựa chọn
tình huống " Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn
lan" trên địa bàn Thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang để làm đề tài cuối
khoá lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên
khoá 6 năm 2012.
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:

Từ sau Quyết định 242/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn
chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm đối với các trường phổ thông công lập,
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang 3


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nội dung quyết định này còn có một số điều bất cập như đã nêu ở phần trên.

Do đó, khi thực hiện của các cấp quản lý giáo dục ở một số nơi còn có nhiều
điểm khác nhau. Việc vận dụng Quyết định này cũng rất đa dạng, do đó vấn
đề tiêu cực trong hoạt động học thêm, dạy thêm vẫn còn sảy ra ở nhiều nơi
trong cả nước, trong đó có Thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
Để giải quyết triệt để, khắc phục mặt hạn chế, phát huy những mặt tích
cực của Quyết định 242/QĐ-TTg. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị
số 15/CT-BGD&ĐT ngày 13/9/1993 và các biện pháp cấp bách để quản lý
hoạt động học thêm, dạy thêm và để tiếp tục quản lý hoạt động dạy thêm, học
thêm phù hợp với tình hình hiện nay, đến ngày 31/1/2007 Bộ Giáo dục ban
hành Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT về Quy định về dạy thêm, học
thêm Đây là cơ sở pháp lý để các Sở Giáo dục và Đào tạo trong cả nước, trong
đó có tỉnh Hà Giang áp dụng vào thực tiễn, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hà
Giang đã có văn bản hướng dẫn các Phòng Giáo dục thực hiện Quyết định
242/QĐ-TTg, đồng thời yêu cầu các trường phổ thông công lập trong toàn tỉnh
nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 15 và Quyết định số 03 của Bộ Giáo dục & Đào
tạo trong việc học thêm, dạy thêm.
Tính đến hết tháng 6/2008 trên địa bàn Thành phố Hà Giang có 18
trường tiểu học, 16 trường THCS thuộc hệ thống công lập với 12.600 học sinh
tiểu học và 14.500 học sinh THCS. Trong số này có tới 15/18 trường tiểu học,
16/16 trường THCS có tổ chức hoạt động học thêm, dạy thêm, chiếm tới 91%
tổng số trường học trong toàn huyện. Số học sinh tham gia học thêm là 16.900
em, trong đó tiểu học là 8.554 em, THCS là 8.346 em chiếm 62,3% số học
sinh cả 2 cấp trong toàn huyện.
Theo số liệu của thanh tra phòng Giáo dục Thành phố Hà Giang thì
trong số 16.900 học sinh học thêm, thì có:
- 5.105 học sinh yếu, kém, chiếm 30,8%
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang 4



Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- 4.901 học sinh khá, giỏi, chiếm 29,0%
- 6.793 học sinh trung bình, chiếm 40,2%
Rõ ràng theo Quyết định 242/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ
thị số 15 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì số học sinh không thuộc diện đi học
thêm (số học sinh có học lực trung bình) là quá cao, chiếm tới 40,2%.
Về số giáo viên cấp tiểu học tham gia dạy thêm có 120/212 có trình độ
cao đẳng trở lên chiếm 56,6%, còn lại 43,4% là có trình độ trung học sư phạm
trở xuống và trong số này thì có 60,0% số giáo viên chưa một lần được công
nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên.
Về giáo viên cấp THCS tham gia dạy thêm có 49/150 giáo viên tham gia
dạy thêm có trình độ đại học chiếm 26,7%, còn 73,3% là có trình độ cao đẳng,
số giáo viên này hầu hết là cao tuổi, được đào tạo thời gian đã lâu lại không
được bồi dưỡng đào tạo nên trình độ chuyên môn kém.
Đa phần các lớp học thêm, dạy thêm được tổ chức ngay ở trong trường,
một số giáo viên còn tổ chức ngay tại nhà để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Nhưng nhằm tránh sự kiểm tra của Phòng Giáo dục số giáo viên này viện ra
rất nhiều lý do để mở lớp như: luyện chữ đẹp, trước kia dạy hàng chục em, thì
nay chỉ nhận từ 4 - 6 em ... Có nhiều lớp học thêm dù ở trong hay ở ngoài nhà
trường thì vẫn cứ là trò và thầy của các lớp học chính khoá ở trường, bởi lẽ đó
phụ huynh không muốn cho con em mình đi học thêm thì cũng không được.
Riêng về học phí thì quả là tuỳ tiện, có trường (hoặc giáo viên) thu của học
sinh từ 3.000, đ - 5.000, đ/buổi học, đối với học sinh tiểu học là từ 7.000,đ 10.000, đ/buổi, đối với học sinh THCS cũng có giáo viên thu từ 150.000, đ 200.000, đ/tháng/học sinh, tuỳ theo số lượng học sinh và môn học.
Việc cấp phép cho nhà trường được tổ chức dạy thêm đã được Phòng
Giáo dục thực hiện theo Quyết định 242/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
Chỉ thị 15 và Quyết định số 03 của Bộ Giáo dục - Đào tạo nhưng chỉ là hình
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang 5



Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thức, về tổng số học sinh được đề nghị học thêm còn quá nhiều học sinh trung
bình (không thuộc diện phải học thêm) được xếp cùng danh sách với học sinh
yếu kém và giáo viên dạy giảng dạy thì tuỳ hiệu trưởng nhà trường bố trí (có
cả giáo viên yếu kém) mà phòng Giáo dục vẫn đăng ký duyệt. Còn rất nhiều
lớp được tổ chức tại nhà giáo viên, nhà thuê của dân thì tuyệt nhiên không ai
xin cấp giấy phép và cũng không có cấp nào kiểm tra. Còn cán bộ Phòng Giáo
dục - Đào tạo cũng đã tự tổ chức vài ba lớp học thêm ngay trong nhà của
mình, họ coi đây là chuyện bình thường, ai chẳng phải kiếm miếng cơm manh
áo, nên không cần phải xin phép ai cả, từ đó, có nhiều giáo viên trong huyện
cũng đã làm theo và dần hình thành mô hình chuyển lớp từ trường về nhà để
dạy thêm, vừa không phải xin phép, không chịu sự kiểm tra giám sát của ai,
vừa không phải đóng phí phần trăm cho trường.
Có lẽ hoạt động dạy thêm và học thêm ở Thành phố Hà Giang cứ diễn ra
theo xu hướng bình thường và coi đó là nhu cầu tất yếu của những học sinh
cần được bổ sung nâng cao kiến thức, còn người dạy thì được nâng cao thu
nhập ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh mong muốn con
em mình sẽ được vào học ở trường chuyên, lớp chọn của huyện, vì ở đó có
nhiều giáo viên dạy giỏi, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học cũng
đầy đủ hơn... nên việc học thêm, dạy thêm được nhà trường đưa ra nhằm kiểm
tra kiến thức, nhằm tuyển chọn nhân tài cho Thành phố... Còn học sinh cấp
tiểu học thì thường xuyên được tuyển vào các lớp bán công, việc này xảy ra ở
nhiều trường và cả ngoài nhà trường.
Chúng ta có thể khẳng định là việc tổ chức học thêm, dạy thêm đối với học
sinh tiểu học ở Thành phố Hà Giang như vậy là vi phạm Chỉ thị số 15/CTBGD&ĐT và Quyết định số 03 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Phòng Giáo dục cần
phải xem xét, xử lý vấn đề này như thế nào để giữ nghiêm kỷ cương, nhưng đồng


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang 6


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thời cũng đảm bảo được nhu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh trong hoạt
động dạy thêm, học thêm.
Theo mục 1, điều 8 Chương III của Quyết định số 03/2007/QĐBGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm thì: Các
giáo viên của trường phổ thông mở các lớp học thêm, dạy thêm ở trong hoặc
ngoài nhà trường do hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý. Người
dạy phải đăng ký và được sự cho phép, chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý
giáo dục địa phương. Thế nhưng hiện nay đối với hoạt động học thêm, dạy
thêm ở các trường THCS trong huyện mặc dù chưa được cho phép của các cấp
có thẩm quyền nhưng một số thầy cô giáo vẫn ngang nhiên dẫn trò về học tại
nhà mình “nếp“ cũ. Theo dõi học sinh học thêm, chúng tôi thấy không yên
tâm về chất lượng như hiện nay, mặc dù các cháu lúc nào cũng quay cuồng
với sách vở nhưng chất lượng giáo dục thì không cao và vẫn có những học
sinh ngồi nhầm lớp. Học sinh ít có thời gian để đầu tư, suy nghĩ tìm tòi những
cái mới mà hầu hết các thầy cô giáo dạy thêm bằng cách đưa bài mẫu cho học
sinh chép hoặc ôn lại những bài học chính khoá ở trường... Cách giảng dạy
như vậy sẽ làm cho học sinh bất lực trước những bài khi trong tay không có
bài làm mẫu. Việc xét điểm thi tốt nghiệp THCS để tuyển vào các trường
PTTH trong huyện cũng là một yếu tố để học sinh tích cực đi học thêm một
cách sôi động. Nhiều giáo viên vẫn dạy thêm cho học sinh của chính mình trên
lớp học chính khoá, điều đó đồng nghĩa với việc vi phạm quy định về đối
tượng học thêm nhưng Phòng Giáo dục chưa có biện pháp chấn chỉnh, một số
thu học phí cao so với quy định, thậm chí quá cao (so với thu nhập bình quân

của người dân vùng nông thôn), đã gây ra những phản ứng của phụ huynh học
sinh. Còn có những bất cập đáng kể cho các nhà quản lý phải suy nghĩ đó là
bắt buộc học sinh phải học thêm ở những thầy cô mà bản thân học sinh không
muốn (có thể do dạy kém), nhưng theo quy định giáo viên không được dạy
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang 7


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thêm cho học sinh của mình trong lớp học chính khoá dẫn đến tình trạng học
sinh yếu kém, vô tình bị bỏ rơi là câu chuyện đang xảy ra trong Thành phố Hà
Giang, con số này chiếm tới 20% học sinh trong toàn Thành phố. Do không
được học thêm các thầy cô dạy chính khoá trên lớp nên các em tự đi tìm giáo
viên để học thêm, đến một thầy giỏi thì không được chấp nhận do học sinh
khá giỏi đã đông rồi thì các giáo viên không có lý gì để ôm lấy những đối
tượng này để làm giảm uy tín của mình, nên số học sinh yếu kém bị bỏ rơi là
điều hiển nhiên. Nhìn thấy điều đó nên một số hiệu trưởng đã tổ chức dạy
thêm cho số học sinh yếu kém này tại trường, nhưng phần lớn các lớp học
kiểu này đều tự động tan rã hoặc chất lượng không cao do học sinh yếu kém
thường lười học, và đối tượng này thường là con nhà nghèo nên không có điều
kiện để đóng đủ số học phí theo quy định.
II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:

Công tác quản lý hoạt động học thêm, dạy thêm luôn được đặt ra với tất cả
ngành giáo dục. Nhất là đối với Thành phố Hà Giang, một thành phố nhỏ của tỉnh
Hà Giang, con số học sinh các lớp học thêm quá nhiều. Theo tiêu chí đề ra của Bộ
và Sở Giáo dục - Đào tạo thì nhiều trường, nhiều giáo viên không đủ điều kiện để
được cấp giấy phép “hành nghề“ nhưng họ vẫn cứ có giấy phép và vẫn hành nghề.

Mục tiêu quản lý việc học thêm, dạy thêm nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng giáo dục, thực hiện xã hội hoá giáo dục, song phải có những tiêu
chí, những quy định cụ thể cho giáo viên các trường các cấp về hoạt động học
thêm, dạy thêm học sinh đi học trên cơ sở tự nguyện, những em thuộc diện
yếu kém phải học thêm nhằm giúp các em vươn lên trung bình và khá. Ngoài
ra các em có học lực khá, giỏi có nhu cầu bồi dưỡng để thi vào các trường
chuyên, lớp chọn cũng cần được đáp ứng. Việc tăng cường quản lý hoạt động
dạy thêm ở Thành phố Hà Giang hiện nay không những là để tăng cường pháp
chế, kỷ cương mà còn là để chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực xảy
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang 8


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ra bấy lâu nay trên địa bàn huyện, đã gây ra hậu quả đáng lo ngại, làm giảm
lòng tin của nhân dân vào đội ngũ giáo viên và nhà trường.
Ngoài ra, quản lý hoạt động học thêm, dạy thêm trên địa bàn Thành phố
là để đảm bảo lợi ích chính đáng của những học sinh có học lực yếu kém và
khá giỏi được đi học thêm mà không bị thu tiền, cũng như phục vụ cho những
đối tượng khác khi có nhu cầu cần đi học thêm nhưng phải trên tinh thần tự
nguyện.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ:

1. Nguyên nhân:
Hoạt động học thêm, dạy thêm như đã nêu ở Thành phố Hà Giang quả là
đang rất nhức nhối, đã được các cấp quản lý trong và ngoài ngành giáo dục nêu ra
trong nhiều hội nghị, cuộc họp nhằm chấn chỉnh lại hoạt động học thêm, dạy thêm
đi vào kỷ cương nền nếp và thực hiện nghiêm các quy định của ngành. Xem xét vấn

đề này chúng tôi thấy rằng: Có nhiều biểu hiện chưa nghiêm túc của hoạt động học
thêm, dạy thêm của Thành phố Hà Giang, trước tiên là công tác quản lý của Phòng
Giáo dục, việc quy định các lớp học thêm, dạy thêm do giáo viên của trường phổ
thông mở trong hoặc ngoài trường do hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý, người
dạy phải đăng ký và được sự cho phép cũng như phải chịu sự kiểm tra, giám sát của
cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Nhưng trên thực tế có những trường hiệu
trưởng bố trí giáo viên dạy thêm có cả giáo viên có trình độ yếu, chưa hết thời gian
tập sự (giáo viên mới được tuyển dụng), giáo viên hợp đồng ... hoặc là những giáo
viên có thân quen với Ban giám hiệu. Do vậy chất lượng của hoạt động dạy thêm
không đảm bảo, gây ra hiệu ứng kêu ca, phàn nàn của phụ huynh học sinh. Các lớp
do các cá nhân, tổ chức tự mở lớp để củng cố và nâng cao kiến thức phải được sự
cho phép, chịu sự kiểm tra, giám sát của Phòng Giáo dục, nhưng từ nhiều năm nay
Phòng chưa cấp giấy phép dạy thêm hay tổ chức kiểm tra bất kỳ một trường hợp
nào. Do đó ở trên địa bàn Thành phố Hà Giang hiện nay có khoảng 30 - 40 lò học
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang 9


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

kiểu như vậy, trong đó có khoảng 15 lò là của cán bộ Phòng Giáo dục đứng ra mở.
Ngoài ra Phòng Giáo dục Thành phố cũng chưa bao giờ đề ra một quy định nào quy
định cụ thể về tiêu chuẩn trình độ, đạo đức của giáo viên mở lớp ra sao? Cơ sở vật
chất của các lớp học như thế nào? Việc quản lý thu, chi học phí đối với các lớp học
thêm vẫn còn nhiều điều bất cập, đặc biệt việc kiểm tra, giám sát đã quá ít, nhưng
hoạt động kiểm tra ở một số trường có hiện tượng vi phạm cũng chưa được tiến
hành và nếu có tiến hành thì cũng chỉ dừng lại ở hình thức nhắc nhở.
Nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm, học thêm tràn lan như đã nêu trên là
do những văn bản quy phạm pháp luật còn rất nhiều bất cập, chưa cụ thể, không

đáp ứng được nhu cầu chính đáng trong việc dạy thêm, học thêm, còn nhiều chỗ
sơ hở để cho các cấp quản lý giáo dục địa phương “lách luật“, hoặc vận dụng
không đủ, không đúng, đối với giáo viên cấp huyện thì chưa có văn bản hướng
dẫn cụ thể nào của Phòng Giáo dục. Đối với Thành phố Hà Giang thì chỉ dừng
lại ở hình thức sao chép công văn, chỉ thị của cấp trên mà thôi. Mặt khác nhiều
cán bộ giáo viên còn có biểu hiện tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, cán bộ
Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu các trường tuy là người quản lý hoạt động dạy
thêm, học thêm nhưng chỉ lo đến việc thu phí % mà không xem xét hết các điều
kiện để đảm bảo chất lượng của các lớp dạy thêm, học thêm. Trường nào xin
dạy thêm Phòng Giáo dục cũng cấp phép, giáo viên nào đăng ký dạy thêm hiệu
trưởng cũng đồng ý, giải quyết cho dạy. Phần lớn các giáo viên có lớp dạy thêm
đều không bằng hình thức này thì bằng hình thức khác yêu cầu học sinh mà
mình dạy chính khoá phải học thêm ở lớp của mình, nếu không học hoặc học
giáo viên khác thì sẽ bị trù úm. Khi thu phí học thêm bao giờ cũng cao hơn
những lớp ở trường khoảng 2 - 3 lần, đã gây ra những phản ứng mạnh cho phụ
huynh học sinh. Trong giờ học thì giáo viên ít củng cố và nâng cao kiến thức
cho học sinh. Đồng thời nhiều trường chưa làm tốt công tác tuyên truyền,
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang

10


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hướng dẫn các văn bản chỉ đạo của cấp trên quy định về dạy thêm, học thêm
nên một số giáo viên có thâm niên của ngành đã kém hiểu biết về những quy
định của cấp trên lại cố tình làm sai với nội dung của các quy định trên miễn là
thu được nhiều tiền và mở được nhiều lớp học thêm. Phòng Giáo dục của

Thành phố lâu nay đã bỏ rơi chức năng quản lý của mình, nhất là chức năng
kiểm tra và cũng bỏ qua việc xử lý. Do vậy, có thể khẳng định tới trên 80% cán
bộ giáo viên tham gia hoạt động dạy thêm học thêm của các cấp quản lý.
2. Hậu quả:
Từ những nguyên nhân nêu trên hoạt động dạy thêm là rất nguy hại cho
nền giáo dục của Thành phố Hà Giang. Hậu quả của việc dạy thêm, học thêm
không đúng quy định trước tiên là gây ra hiệu ứng phản cảm của toàn xã hội
đối với sự nghiệp giáo dục, sau đó là ảnh hưởng đến kinh tế của phụ huynh
học sinh, nhất là đối với những hộ nghèo mà có từ 2 con đi học trở lên. Mỗi
học sinh chỉ tính tuần học thêm: 2 buổi/tuần đối với học sinh tiểu học, 3
buổi/tuần/học sinh đối với học sinh THCS thì cả năm học, học sinh tiểu học
phải học với mức khiêm tốn là 70 buổi, học sinh THCS khoảng 100 buổi.
Trong khi đó mức học phí được các giáo viên thu cao hơn mức quy định của
nhà nước ở các lớp chính khoá là từ 2.000, đ - 3.000, đ/buổi/học sinh. Vậy số
tiền thu ngoài quy định của huyện trung bình sẽ là: 3.583.050.000, đồng/năm
(tiểu học: 1.496.550.000, đ; THCS: 2.086.500.000, đ). Số tiền để đóng góp
cho việc dạy thêm này là quá lớn so với mức thu nhập của người dân trong
Thành phố Hà Giang. Hậu quả của tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan đã
được mọi người thấy rõ và đã bị phê phán nhiều, song vẫn chưa được khắc
phục một cách triệt để. Những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong hoạt động dạy
thêm, học thêm chưa được ngăn chặn một cách quyết liệt mà nó ngày càng
phát triển gây bất bình trong xã hội, trong nhân dân. Những hậu quả nó đem
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang

11


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


lại thật đáng lo ngại, ngày một làm giảm lòng tin của nhân dân vào đội ngũ
nhà giáo, nhà trường trong toàn huyện, vi phạm nghiêm trọng Luật Giáo dục
và những quy định về hoạt động học tập và giảng dạy trong các trường thuộc
hệ thống công lập. Mặt khắc, việc dạy thêm, học thêm ở đã làm mất dần niềm
tin của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục trong tỉnh nói riêng và cả nước
nói chung. Đã lâu nay ngành giáo dục Thành phố Hà Giang vẫn hô hào khẩu
hiệu “Nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm“ để toàn bộ giáo viên, nhà
trường trong toàn ngành hiểu và thực hiện, thế nhưng trong hoạt động học
thêm, dạy thêm thì từ cán bộ cấp quản lý đến những giáo viên bình thường của
huyện Đồng Văn vẫn mở ra một cách tuỳ tiện và tổ chức vô kỷ luật.
IV. NHỮNG PHƯƠNG ÁN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:

Nguồn gốc khởi nguồn cho hoạt động dạy thêm, học thêm là do chương
trình dạy học chính khoá đang quá tải. Hiện nay hầu hết các trường phổ thông
đang dạy tăng tiết, tăng giờ để chạy đua cho kịp chương trình dạy và học do
Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định.
Qua việc dạy thêm ít nhiều trình độ chuyên môn của giáo viên cũng
được nâng lên do tiếp súc nhiều với các loại sách tham khảo và một phần cũng
làm nhiều thành quen. Tuy nhiên cũng còn một số ít giáo viên sử dụng những
mánh lới lôi kéo học sinh học thêm gây mất cân bằng trong đánh giá xếp loại
học sinh cuối năm. Hầu hết các lớp dạy thêm, học thêm ở ngoài nhà trường
chủ yếu rèn kỹ năng, kỹ xảo học tủ, học lệch do đó nó không thể bổ sung được
nhiều kiến thức cho học sinh và nó không thể thay thế được học chính khoá
trong trường. Bên cạnh đó có nhiều phụ huynh học sinh cho con em học thêm
theo kiểu phong trào, thấy con người ta đi học, sợ con mình không đi học lại
bị thua thiệt hoặc sợ mất lòng thầy cô giáo... thế là cũng cho con mình đi học
cho dù con mình không thuộc diện học thêm.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang


12


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để đảm bảo nề nếp và kỷ cương trong hoạt động dạy thêm, học thêm ở
huyện Đồng Văn, nhiều kiến nghị của các nhà quản lý trong và ngoài ngành
Giáo dục của huyện đã được đặt ra, nhưng đến nay vẫn chưa có ý kiến, kiến
nghị nào có tính khả thi. Riêng cá nhân tôi thấy rằng điều bức xúc nhất là hầu
hết chương trình học chính khoá ở tất cả các bậc phổ thông hiện nay đều quá
tải, thêm vào đó cách thi cử, cách tuyển sinh khá dập khuôn, máy móc, nặng
nề về lý thuyết khiến học sinh phải “bò” ra nhồi nhét kiến thức cả ngày lẫn đêm.
Thực trạng này là cái gốc làm nảy sinh vấn đề dạy thêm, học thêm, nếu chưa giải
quyết cái gốc thì công tác chấn chỉnh hoạt động dạy, thêm học thêm ở huyện Đồng
Văn là chỉ mới đụng đến phần ngọn mà thôi. Từ đó trong khuôn khổ bản tiểu luận
này tôi xin xây dựng và đưa ra những phương án thuộc các nhà quản lý đưa ra và
phương án của học viên tự đúc rút ra sau khi nghiên cứu tình huống:
1. Phương án thứ nhất (Các giải pháp của huyện đưa ra):
Gần đây Phòng Giáo dục huyện Đồng Văn đã mở hội nghị tư vấn nhằm
đưa ra những giải pháp về công tác quản lý hoạt động học thêm dạy thêm trên
địa bàn huyên, xin được tóm tắt như sau:
- Chỉ cho phép nhà trường tổ chức dạy thêm theo quy định của Bộ Giáo
dục & Đào tạo, không cho phép giáo viên tự tổ chức dạy thêm trong trường.
- Giáo viên không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh
lớp chính khoá do mình phụ trách.
- Không cho các lớp học 2 buổi/ngày đi học thêm.
- Tất cả các tổ chức, cá nhân khác trên địa bàn huyện phải triệt để thi hành quy
định của Phòng Giáo dục, nếu tổ chức dạy thêm phải đăng ký và xin giấy phép.

- UBND huyện và Phòng Giáo dục phải quản lý chặt chẽ hoạt động dạy
thêm, học thêm trên địa bàn.
* Ưu nhược điểm của phương án này:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang

13


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các giải pháp này nếu được thực hiện tốt thì đồng nghĩa với việc thực
hiện đúng chỉ thị 15 và Quyết định số 03 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về đối
tượng học thêm, giáo viên dạy thêm, các quy định và tiến trình đăng ký dạy
thêm và kế hoạch kiểm tra. Thầy dạy thêm tuyệt nhiên sẽ không ép buộc được
học sinh chính khoá mình phụ trách phải học thêm. Nhưng bên cạnh đó còn bộc
lộ một số điểm sau:
Nếu như không cho giáo viên tự tổ chức dạy thêm trong trường thì có
thể hiểu rộng hơn là cho phép dạy thêm ở ngoài trường? Nhưng sau đó có nêu
thêm giáo viên (cá nhân) tổ chức khác nếu có tổ chức dạy thêm phải đăng ký
và xin giấy phép, nhưng “đăng ký” theo mẫu nào? Giáo viên nào thì được
quyền “đăng ký” và giáo viên nào không được quyền “đăng ký” dạy thêm?
Đương nhiên có đăng ký thì phải có kiểm tra, theo dõi, sử lý việc dạy thêm, học
thêm. Như vậy phải thành lập các tổ kiểm tra hoặc các đoàn kiểm tra, được
quyền theo dõi xử lý việc dạy thêm, học thêm, và đoàn kiểm tra lấy kinh phí
đâu để hoạt động? Vì công tác kiểm tra, thăm lớp dự giờ của giáo viên trong
giờ chính khoá còn không xuể lấy đâu thời gian mà kiểm tra các lớp dạy thêm
ngoài trường. Kiểm tra việc dạy thêm mà qua loa thì không có tác dụng, nhưng
làm căng quá thì một số giáo viên phản ứng cho rằng: nhà trường cản trở giáo

viên dạy thêm vì sợ giáo viên ... tăng thu nhập, và với cán bộ quản lý ngành
giáo dục có được phép dạy thêm không? Bên cạnh đó nhiều giáo viên nhận kèm
cặp, giữ trẻ ngoài giờ chính khoá đương nhiên cha mẹ học sinh sẽ đóng góp học
phí trên cơ sở tự nguyện, trường hợp này có bị coi là đang dạy thêm bất hợp
pháp không?
Đối với giáo viên không được tổ chức dạy thêm ngoài giờ cho học sinh
lớp chính khoá do mình phụ trách thì họ có được dạy thêm cho học sinh lớp
khác hay không? Để lách quy định này các giáo viên sẽ đổi học sinh cho nhau
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang

14


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

và “bi kịch” này đã từng sảy ra. Học sinh dở khóc, dở cười khi học chính khoá
một đằng và học thêm một nẻo, bởi chỉ có thầy dạy chính khoá mới nắm được
chính xác học lực của học sinh do mình phụ trách.
2. Phương án thứ hai (Giải pháp lựa chọn sử lý tình huống của học viên)
Ngoài những điểm tích cực của phương án thứ nhất nêu trên, trong
khuôn khổ tiểu luận này, tôi xin được đưa ra thêm một một số giải pháp có
tính khả thi và kế hoạch thực hiện phương án, nó vừa đảm bảo tính pháp lý và
được mọi người trong và ngoài ngành ủng hộ:
- Cơ quan phòng giáo dục huyện sớm hoàn thành ngay những văn bản
quy dịnh cụ thể và rõ ràng về việc dạy thêm, học thêm để các trường và cán bộ
giáo viên trong ngành giáo dục thực hiện: Điều kiện để được dạy thêm là
những ai? Đối tượng học sinh nào đi học thêm, đối tượng nào không phải
đóng tiền học thêm, thời gian học? Điều kiện cơ sở vật chất quy định cho lớp

học thêm, mức đóng tiền cho mỗi học sinh lớp học thêm. Thủ tục tiến trình
xin cấp phép dạy thêm như thế nào? Thành lập các tổ, bộ phận thanh kiểm
tra... các quy định về xử lý việc dạy thêm, học thêm.
- Do chương trình học quá tải nên việc dạy thêm, học thêm vẫn có thể
cho phép tiến hành theo nhu cầu của học sinh và cha mẹ các em (điều này phù
hợp với cơ chế mở của của nhà nước).
- Cho phép thầy cô giáo có đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi từ cấp
huyện trở lên được đăng ký mở lớp dạy thêm tại nhà và thực hiện nghĩa vụ với
nhà nước. Phòng Giáo dục là cơ quan chức năng quản lý xem xét để cấp giấy
phép. Các giáo viên về hưu khác nếu muốn mở lớp dạy thêm cũng theo tiêu
chuẩn này. Các đối tượng khác không được phép mở lớp dạy thêm.
- Việc dạy thêm ở trường do hiệu trưởng quản lý và chịu trách nhiệm,
đồng thời có biện pháp ngăn chặn giáo viên trù dập học sinh không đi học
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang

15


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thêm. Danh sách giáo viên trực tiếp dạy thêm phải được thông qua hội đồng
nhà trường và được Phòng Giáo dục ký duyệt.
Đồng thời để đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng, nếu chỉ tính
riêng các trường công lập thôi thì chưa đủ mà cần phải mở thêm các loại
trường tư thục, bán công, dân lập ... như các loại chương trình giảng dạy, sách
giáo khoa phải thống nhất theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó phải tiến
hành chuẩn hoá và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ làm công
tác quản lý. Nhưng muốn làm được điều này trước tiên phải chuẩn hoá các

trường Đại học, Cao đẳng sư phạm...
* Ưu điểm của phương án này:
Với phương án này chúng ta thấy việc quản lý hoạt động dạy thêm, học
thêm của huyện sẽ đảm bảo thực hiện được triệt để Quyết định 242 của Thủ
tướng Chính phủ, chỉ thị 15 và Quyết định số 03 của Bộ Giáo dục & Đào tạo,
quán triệt đầy đủ chủ trương chống dạy thêm một cách tràn lan, thêm vào đó
việc thực hiện những giải pháp nêu trên nó sẽ giải quyết được việc nâng cao
chất lượng giáo dục đại trà của học sinh và đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội
của học sinh cũng như phụ huynh theo chỉ tiêu phát triển kinh tế - văn hoá - xã
hội và xã hội hoá giáo dục mà nghị quyết của Đảng bộ đề ra.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch, xin ý kiến chỉ đạo của của thành phố và
tỉnh cho phép để tổ chức thực hiện phương án.
Bước 2: Xây dựng các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thực hiện tổ
chức dạy thêm, học thêm theo phương án đã lựa chọn.
Bước 3: Mở hội nghị tư vấn lấy ý kiến của các ngành, các trường và đại
diện các phụ huynh học sinh trên địa bàn thành phố.
Bước 4: Tiến hành chỉ đạo các trường, các tổ chức cá nhân áp dụng tổ
chức thực hiện phương án.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang

16


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 5: Kiếm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện phương án.

Bước 6: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện
công tác dạy thêm, học thêm của các tổ chức, các nhân trên địa bàn thành phố
hàng năm.
C - KẾT LUẬN
Việc ban hành Quyết dịnh 242/QĐ-TTg ngày 24/7/1993 của Thủ tướng
Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm đối với các
trường phổ thông công lập, đến chỉ thị 15/2000/CT-BGD&ĐT ngày 13/9/1993
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các biện pháp cấp bách chấn chỉnh
việc dạy thêm, học thêm và Quyết định số 03/2007/QĐ-BG&ĐT Quy định về
dạy thêm, học thêm, đều nhằm mục đích yêu cầu các cấp quản lý trong và
ngoài ngành giáo dục chỉ đạo kiên quyết để chống dạy thêm, học thêm tràn
lan. Trên thực tế thì hiện nay chỉ tính trên địa bàn Thành phố Hà Giang số học
sinh tham gia học thêm ngày càng nhiều qua mỗi năm, các cơ sở dạy thêm
trong và ngoài trường mọc lên nhan nhản ”nấm sau mưa”. Theo khảo sát mới
đây của Thanh tra Phòng Giáo dục huyện trong số 150 cha mẹ học sinh ở 2
trường phổ thông cho thấy có tới 97% cha mẹ học sinh cho đi học thêm, với lý
do lớn nhất là mong muốn cho con đi học để nâng cao kiến thức, đến cuối cấp
THCS thi vào những lớp chuyên, lớp chọn ở Hà Nội như: Đại học Sư phạm,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học tài chính... hoặc thi đỗ đại học, còn lý do
con học yếu.
Từ đây có thể rút ra kết luận dậy thêm, học thêm là nhu cầu tất yếu là có
thật, nó phát triển thành phong trào rộng khắp, mọi lúc, mọi nơi, không nhất
thiết chỉ có đối tượng theo quy định của văn bản gồm học sinh ở hai đầu yếu
kém và khá, giỏi mà còn có những học sinh là học sinh trung bình vẫn đi học
thêm với số lượng rất đông như đã nêu ở trên.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang

17



Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vấn đề là ở chỗ các văn bản của cấp trên chưa cụ thể, còn nhiều điều
chưa phù hợp, vận dụng văn bản này mỗi địa phương lại rất khác nhau, trong
thời gian qua Phòng Giáo dục Thành phố Hà Giang đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên về hoạt động dạy thêm, học
thêm nhưng có nhiều điều khiếm khuyết, chưa có giải pháp cụ thể, để nâng
cao chất lượng giáo dục đại trà của học sinh trong thành phố và còn để lại
nhiều bất cập dẫn đến sự phản cảm của phụ huynh học sinh về hoạt động dạy
thêm, học thêm.
* Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý:
Trong khi chờ Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chi tiết quy định về hoạt
động dậy thêm, học thêm. Là cơ quan chức năng quản lý về nhà nước về ngành
giáo dục trên địa bàn huyện, Phòng Giáo dục Thành phố Hà Giang cần phải tiến
hành ngay việc cấp giấy phép cho những trường, giáo viên có đủ điều kiện mở
các lớp dạy thêm mà nhiều năm nay Phòng Giáo dục chưa làm.
Quy định cụ thể về những tiêu chí, các điều kiện để mở các lớp dạy
thêm, học thêm cho toàn thể giáo viên trong ngành thực hiện. Nên chăng các
cấp quản lý trong và ngoài ngành giáo dục đào tạo Thành phố Hà Giang cần
nghiên cứu tham khảo nhiều giải pháp để vừa chấn chỉnh tốt việc dạy thêm,
học thêm tràn lan hiện nay của huyện, đồng thời đáp ứng được đầy đủ mọi nhu
cầu chính đáng của học sinh, phụ huynh trong việc học thêm, dạy thêm, dần
đưa tình trạng học thêm, dạy thêm trên địa bàn Thành phố Hà Giang - tỉnh Hà
Giang vào khuôn khổ, góp phần cùng ngành giáo dục và chính quyền các cấp
đổi mới cơ chế quản lý, nhằm hoàn thiện hơn nữa, sao cho quản lý nhà nước
đối với giáo dục - đào tạo ngày càng đạt chất lượng và hiệu quả hơn./.
Hà Giang, tháng 7 năm 2012
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên

Trang

18


Giải quyết công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
Trang

19



×