Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Phân tích quản lí thu, chi ngânsách xã - xã Mông Hoá - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.76 KB, 52 trang )

B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự
toán đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước cơ sở trong khuôn khổ đã
được phân công, phân cấp quản lí. Sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước
cấp xã, cấp cơ sở là nguồn để trang trải các khoản chi phí của bộ máy nhà nước
cấp xã.
Chính quyền nhà nước cấp xã muồn thực hiện được chức năng nhiệm vụ
của mình thì phải tăng cường công tác quản lí thu, chi ngân sách trên địa bàn. Do
vậy thu ngân sách xã là một khâu hết sức quan trọng. Vì không có nguồn thu thì
mọi nhu cầu chi tiêu sẽ không được thực hiện.
Như vậy thu chi ngân sách nhà nước nói chung và thu chi ngân sách xã nói
riêng đều được coi như phần cốt lõi nhất của của đối tượng nghiên cứu, mà đối
tượng nghiên cứu là toàn bộ tình hình thu chi nằm trong bộ máy chính quyền các
cấp trong đó có chính quyền nhà nước cấp xã. Nếu khai thác nhiều nguồn thu sẽ
có điều kiện bổ sung củng cố các nguồn thu tiếp theo đồng thời đảm bảo nhu cầu
chi. Qua đó cho thấy ngân sách xã là một bộ phận hoạt động giúp cho bộ máy nhà
nước chính quyền cấp xã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ hiệu quả hơn, khoa
học hơn. Tuy nhiên nếu không khai thác triệt để mọi nguồn thu, thu ngân sách ít
sẽ không đảm bảo mọi nhu cầu chi tiêu của cấp cơ sở. Điều đó chứng tỏ rằng
năng lực trình độ của chính quyền các cấp chưa đủ mạnh, hiệu quả hoạt động


không cao và càng không có điều kiện để đầu tư, nuôi dưỡng khai thác nguồn thu.
Như vậy mọi hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp đều không có nguồn thu
vật chất để đảm bảo chắc chắn, từ đó có thể bị suy thái.

1


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và nhà nước đã
không ngừng đổi mới đề ra phương hướng và cách thức hoạt động để quản lí ngân
sách nhà nước đi vào nề nếp, khuôn khổ. Đồng thời phân rõ nguồn thu, nhiệm vụ
chi cho từng cấp ngân sách. Xuất phát từ yêu cầu đó luật ngân sách nhà nước ra
đời và có hiệu lực thi hành từ năm 1997. Đó là nền tảng và cũng là bước tiến quan
trọng trong công tác quản lí ngân sách nhà nước.
Tổ chức bộ máy ở mọi quốc gia đều có sự phân công, phân cấp quản lí kinh
tế - xã hội, cho mỗi cấp quản lí hành chính ở cơ sở xã, phường, thị trấn, (gọi
chung là xã). Xã là một cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống chính quyền nhà
nước, là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước. Trong thời kỳ
kinh tế thị trường hoạt động thu, chi ngân sách xã ngày càng trở nên đa dạng và
phong phú. Bắt nguồn từ sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu phải đổi mới
của cơ chế quản lí kinh tế - tài chính, đòi hỏi ngân sách xã phải có nhiều thay đổi
hơn, phù hợp với việc quản lí thu, chi và các quan hệ kinh tế theo luật pháp đã
quy định.
Thu ngân sách xã có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo

nhu cầu chi tiêu cho nhà nước cấp xã để thực hiện chức năng nhiệm vụ của bộ
máy nhà nước cấp xã, góp phần quan trọng vào sự đổi mới chung của đất nước.
Với ý nghĩa trên em chọn chuyên đề: “Phân tích quản lí thu, chi ngân
sách xã - xã Mông Hoá - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình”
Xã Mông Hoá trong những năm qua là xã thực hiện công tác quản lí ngân
sách xã đạt loại khá của huyện Kỳ Sơn, xã đã không ngừng củng cố và hoàn thiện
công tác quản lí ngân sách, khai thác triệt để mọi nguồn thu huy động được mọi
nguồn lực tài chính để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước
cấp xã với phương châm chỉ đạo của cấp uỷ đảng, cấp chính quyền với quan điểm
“lường thu mà chi” đảm bảo cân đối ngân sách thực hiện tốt nghiệm vụ của chính
quyền cấp xã. Phân tích công tác quản lí thu, chi ngân sách xã chuyên đề của em
gồm có 3 phần sau:
2


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Trong chuyên đề thực tập này em đã sử dụng các phương pháp như thống
kê, phân tích, so sánh... để đánh giá công tác quản lý thu, chi ngân sách ở xã
Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Do thời gian có hạn và khả năng hiểu biết của mình còn có nhiều hạn chế
nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vậy em rất được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo, các cô chú trong ban tài chính để báo cáo của em được

hoàn thiện hơn.

3


 

B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

NguyÔn Thuú Dung

PHẦN II:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ MÔNG HOÁ - KỲ SƠN - HOÀ BÌNH.

1. Điều kiện tự nhiên, phân bố địa bàn xã, sự nghiệp văn hoá xã hội và dân cư.
Xã Mông Hoá nằm ở ven đường quốc lộ 6A với tổng diện tích: 14 Km2, xã
nằm ở phía đông của huyện Kỳ Sơn, cách trung tâm huyện: 7 Km, về phía Đông Bắc
Có diện tích tự nhiên là: 180 ha
Mật độ dân cư

: 1069 hộ



: 4663 khẩu

Phía Đông giáp xã Dân Hoà và xã Trường Sơn của huyện Lương Sơn.
Phía Tây giáp xã Dân Hạ và xã Hợp Thành.
Phía Nam giáp xã Dân Hạ.

Phía Bắc giáp xã Phúc Tiến.
Xã Mông Hoá có tuyến đường giao thông quốc lộ 6A chạy qua với chiều
dài 5 Km theo hướng Tây Nam Đông Bắc. Đây là một thế mạnh trong việc phát
triển kinh tế của xã so với một số xã khác trong huyện.
Xã nằm ở vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế góp phần
không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Mặt khác tuyến đường quốc lộ 6A rất thuận
lợi cho việc đi lại trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các vùng do vậy rất thuận lợi
cho địa phương phát triển kinh tế, lưu thông hàng hoá và dịch vụ.
Chính vì vậy từ khi nghị định 16/NĐ của chính phủ ra đời, tất cả các đường
liên thôn, liên xã đều được dải nhựa và đường cấp phối, từ khi luật ngân sách nhà
nước được thi hành năm 1997 và đã qua 2 lần sửa đổi, đây là điều kiện tương đối
thuận lợi trong công tác quản lí ngân sách xã.
Bên cạnh đó được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta tạo điều kiện
thuận lợi cho các hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức kinh doanh và cá nhân trong
xã phát triển, một mặt đã làm tăng thu ngân sách cho nhà nước nói trung trong
điều kiện chuyển đổi và sự quản lý của nhà nước, với chủ trương của đảng và nhà
4


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

nước là phát hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho
sản xuất nông nghiệp phát triển, nhưng bên cạnh đó lại làm giảm nguồn thu ngân
sách xã.
Ngoài ra do điều kiện cơ sở hạ tầng ở xã còn thấp là một xã thuần nông, đất
đai khai thác nhiều nhưng không biết đầu tư trả lại màu mỡ cho đất thì năng suất

cây trông sẽ thấp. Bên cạnh đó, nhân tố con người cũng ảnh hưởng đến hoạt động
thu chi ngân sách xã.
2. Tình hình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội
Ngành nghề chính của nông dân trong xã là sản xuất nông nghiệp và lâm
nghiệp.
+ Về nông nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng: 446,7 ha trong đó diện tích cây lúa: 125 ha, đạt
100% kế hoạch năng suất bình quân: 52 tạ/ 1ha. Sản lượng: 6400 tấn.
Diện tích trồng ngô: 12ha, bằng 50% kế hoạch năm, sản lượng 20 tạ/ ha =
24 tấn.
Diện tích trồng sắn: 80 ha đang chăm sóc và bảo vệ.
Diện tích đậu các loại: 25/50 ha.
Diện tích trồng mía (lưu gốc) 150 ha hiện đang thu hoạch.
+ Về lâm nghiệp:
Rừng trồng mới là: 49 ha, đang chăm sóc và bảo vệ 100 ha, phấn đấu độ
che phủ 40%.
+ Về chăn nuôi:
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn phát triển ổn định, từ đầu năm
nông dân đã chủ động tiêm phòng dịch cho các đàn gia súc, gia cầm. Do vậy
không để dịch bệnh sảy ra.
+ Công tác giao thông thuỷ lợi:
Về giao thông: Xã đã chủ động xây dựng kế hoạch tu sửa các tuyến đường
liên thôn, đường nội đồng đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu hàng hoá.

5


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 


NguyÔn Thuú Dung

Về công tác thuỷ lợi: Chủ động sửa nạo vét kênh mương đảm bảo đủ nước
cho việc phục vụ diện tích cây trồng và cây lúa, xây dựng phương án phong trào
lụt, đôn đốc thu thuỷ lợi phí.
+ Công tác tài chính: Xã Mông Hoá nằm ở vị trí trọng tâm cuả 3 xã Dân
Hoà, Dân Hạ, Phúc Tiến và có 2 chợ nằm trên địa bàn xã, là nơi giao lưu buôn
bán thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn. Ban tài chính xã cũng đã có
nhiều thuận lợi là tận thu được các nguồn thu của địa phương, hàng năm từ trợ
cấp ngân sách cấp trên xã còn có nguôn thu nhập từ địa phương như thu tỷ lệ phí
do, thu thế VAT, thuế doanh nghiệp thu 100%, thu thuế môn bài bậc 4 đến bậc 6,
phí lệ phí bến bãi và phí khác. Do có các nguồn thu như vậy nên Tài chính – ngân
sách xã luôn đảm bảo chi cho các hoạt động của địa phương và sinh hoạt phí, phụ
cấp cho cán bộ trong xã.
+ Về văn hoá xã hội:
Công tác xã hội: Thường xuyên quan tâm đến đời sống gia đình đối tượng
chính sách đảm bảo chế độ cấp phát tiền trợ cấp đúng định kỳ. Các gia đình hộ
nghèo luôn được quan tâm xã đã sử dụng “ Quỹ vì người nghèo” để hỗ trợ các gia
đình khó khăn.
Công tác giáo dục: Công tác giáo dục đào tạo luôn được đội ngũ giáo viên
đủ năng lực và ổn định về chất lượng, năm học 2004 – 2005, thầy cô và các em
học sinh đã có nhiều cố gắng, nên kết quả trong năm học vừa qua tỷ lệ học sinh cả
3 trường chuyển lớp chuyển cấp đạt:
Trường mầm non chuyển cấp 63 em.
Trường tiểu học đạt tốt nghiệp 100% chuyển lớp đạt 100%.
Trường phổ thông tốt nghiệp đạt 100% chuyển lớp đạt 99%.
Cả 3 trường số học sinh huyện 11 em, cấp tỉnh 23 em, thầy cô giáo dạy giỏi
13 thầy cô.
Về văn nghệ thể thao: Ban văn hoá đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm cuả địa

phương, tuyên truyền cổ động trong ngày lễ tết.

6


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

Về công tác y tế: có 17/17 xóm có cán bộ y tế thôn bản, có một trạm xã đủ
lực lượng chuyên môn và dụng cụ để chăm sóc sức khỏe cho người dân trong xã
và triển khai thực hiện các trương trình y tế phòng bệnh tổ chức khám cho dân
hơn 1000 lượt người dân trong xã: Tiêm chủng cho trẻ là 39 cháu, uống thuốc
288.
Công tác quốc phòng an ninh: Được sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Hội đồng
nhân dân, và sự điều hành của Uỷ ban nhân dân những năm qua xã đã cơ bản hoàn
thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho.
Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, hoàn thành
công tác huyến luyện dân quân tự vệ và xây dựng phương án phòng chống bạo
loạn lật đổ
Tóm lại: xã Mông hoá có vị trí địa lí thuận lợi, có hệ thống giao thông rất
thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán hàng hoá, trong tương lai xã sẽ phát triển
nhiều địa điểm khu du lịch vì hiện giờ nhiều địa điểm đang nằm trong dự án du
lịch sinh thái cấp tỉnh tiến tới xã sẽ được ưu tiên nhiều nguồn đầu tư bên ngoài
cho xã phát triển mạnh hơn về kinh tế, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người
lao động ổn định có thu nhập cao.
3. Tình hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế năm 2003 - 2004 và
ước thực hiện năm 2005

3.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế năm 2003 – 2004 và
ước thực hiện năm 2005.
Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế thị trường và sự quản lí của nhà nước,
với chủ trường đường lối phát triển kinh tế của nhà nước và Đảng là: Phát triển
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. Thì những đặc
điểm của xã thì Đảng và chính quyền xã Mông hoá đã đề ra phương hướng phát
triển kinh tế khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và xã đã thu hút được
nhiều thành phần tham gia. Cho tới nay xã đã đạt được những kết quả về phát
triển kinh tế như sau:

7


 

B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

NguyÔn Thuú Dung

Biểu 1: Tình hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của xã Mông hoá
- huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình qua 2 năm 2003 - 2004
và ước thực hiện năm 2005.
Năm
Chỉ tiêu
1. Tổng giá trị SL
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- DV-TM
2. GĐP bq/người


TH 2003
TH 2004
ƯTH 2005
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
(Tr.đ)
10.500
8.250
1.500
795
2,5

(%)
100
78
14
8

(Tr.đ)
11.172
7.954
2.368
850
2,8

(%)
100
71
21
8


(Tr.đ)
13.288
8.250
3.773
1.265
3,1

(%)
100
62
28
10

Qua số liệu trong biểu 1 ta thấy:
Tổng giá trị sản lượng năm 2004 đạt 11.172 triệu đồng tăng 672 triệu đồng
so với năm 2003. Chứng tỏ tốc độ phát triển kinh tế trong 2 năm của xã cũng khá
cao. Trên đà tăng trưởng này thì dự kiến năm 2005 tổng giá trị sản lượng thực
hiện sẽ là 13.288 triệu đồng tăng 2.116 triệu đồng so với năm 2004. Về cơ cấu
các ngành kinh tế được chuyển dịch theo chiều hướng tăng cả về nông nghiệp và
các ngành kinh tế khác. Cụ thể là:
Giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2003 đạt 8.205 triệu đồng chiếm 78%
tổng giá trị sản lượng. Năm 2004 lại giảm xuống chỉ còn 7.954 triệu đồng chiếm
71% tổng giá trị sản lượng năm 2004 và đến năm 2005 ước thực hiện về nông
nghiệp là 8.250 triệu đồng chiếm 82% tổng giá trị sản lượng.
Năm 2004 giá trị sản lượng nông nghiệp bị giảm là do thiên tai gây ra thiệt
hại cho hoa màu. Nặng nề nhất là do hạn hán kéo dài trong năm. Mặc dù vậy
song công nghiệp vẫn phát triển mạnh và ưu thế nhất của xã.
Về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp cũng đang trên đà đổi mới và phát
triển. Đặc biệt như ngành nghề đan lát, làm việc trong 2 năm trở lại đây xã đã
mạnh dạn mở các lớp tập huấn ngắn hạn về các ngành nghề mới như: Nghề mây

tre đan, muôi tằm, trồng nấm cho nhân dân trong xã và bước đầu đã thu được kết
8


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

quả khá cao. Phát triển nhanh nhất là ngành nghề mây tre đan vì có thể làm trong
giờ hành chính, ngoài giờ mà cũng giúp cho tăng thêm thu nhập đời sống của
nhân dân. Qua tổng giá trị thu được từ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm
2003 là 1.500 triệu đồng chiếm 14% trên tổng giá trị sản lượng. Đến năm 2004
giá trị của các ngành đã là 2.368 triệu đồng chiếm 21% tổng giá trị sản lượng. Dự
kiến năm 2005 tỷ trọng của các ngành này sẽ là 3.773 triệu đồng chiếm 28% tổng
giá trị sản lượng.
Về dịch vụ thương mại có phát triển nhưng còn chậm năm 2003 giá trị đạt
798 triệu đồng chiếm 8% tổng giá trị sản lượng. Sang năm 2004 giá trị vẫn tăng
lên nhưng cũng chỉ đạt 850 triệu đồng chiếm 8% trên tổng giá trị sản lượng.
Mặc dù với vị trí địa lí của xã cũng có nhiều khả năng phát triển mạnh hơn
về ngành này nhưng vì còn trở ngại trong nguồn vốn đầu tư nên phương hướng
phát triển ngành này còn là nằm trong dự án chưa được khả thi. Song với mong
muốn phát triển hơn về ngành này nên dự kiến năm 2005 giá trị sẽ tăng lên 1.265
triệu đồng chiếm 10% trên tổng giá trị sản lượng.
Thu nhập bình quân đầu người (GDP) năm 2002 là 2,5 triệu đồng sang
năm 2004 đạt 2,8 triệu đồng. Dự kiến năm 2005 đạt 3,1 triệu đồng/người. Tốc độ
tăng này còn tương đối chậm và còn rất thấp so với bình quân (GDP) của huyện.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã hiện nay hy vọng vào trong những
năm tới GDP của xã sẽ đạt mức độ khá so với mặt bằng chung của huyện.

Như vậy qua biểu 1 ta thấy cơ cấu giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp
tăng giảm không đồng đều. Ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng đáng
kể. Dịch vụ thương mại có tăng nhưng không đáng kể. Cả 3 ngành tạo ra giá trị
nói trên đều tăng lên qua các năm.
Năm 2005 tuy đã có sự chuyển biến rõ rệt nhưng tỷ trọng của ngành nông
nghiệp vẫn chiếm tới 62% giá trị tổng sản lượng. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp
vẫn chiếm 1 vị trí khá quan trọng nền kinh tế của xã vẫn là thuần nông. Các
ngành khác có phát triển nhưng còn ở mức chậm chưa có sự chuyển biến tích
cực.
9


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

3.2. Phương hướng phát triển của xã trong năm 2006.
Tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục
những mặt khó khăn còn tồn tại, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu về
phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng được ổn định, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững theo nghị quyết đại hội lần thứ 25 của Đảng bộ xã
Mông hoá thì cần phải tập trung phấn đấu thực hiện một số nhiệm vụ chính như
sau:
Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng nông công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ và thương mại, triển khai công nghiệp hoá hiện đại hoá
nông thôn, đảm bảo cho mỗi hộ cá nhân, khuyến khích các thành phần kinh tế
phát triển theo độc lập và hợp tác. Ưu tiên các lĩnh vực tạo ra công ăn việc làm,
xóa đói giảm nghèo, nhân rộng mô hình VAC tại xã, phát triển chăn nuôi theo

hình thức trang trại, tăng cường chuyển đổi giống cây trồng, đồng thời nâng cao
tính hiệu quả trong các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã. Từng bước nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo,
y tế và sự nghiệp xã hội, tăng cường xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật, xây
dựng các bộ máy chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong sạch vững mạnh để
đảm bảo thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao và được thể hiện qua các
chỉ tiêu chủ yếu sau:
Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp phấn đấu tăng lên 56% trên tổng giá trị sản
lượng, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 21%, dịch vụ thương mại chiếm
24%. Tổng giá trị sản lượng đạt 16.850 triệu đồng/năm. GDP bình quân đầu
người đạt 4 triệu đồng, phấn đấu không có hộ đói giảm hộ nghèo, xây dựng mới
các trường học để tạo điều kiện cho con em 100% được đến lớp, về dân số phải
ổn định ở mức 1%, cố gắng thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển kinh tế
xã hội đã đề ra.
4. Tình hình hoạt động và cơ sở vật chất của Tài chính – ngân sách xã
Mông Hoá.
4.1. Cơ cấu tổ chức
10


 

B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

NguyÔn Thuú Dung

Tài chính - ngân sách xã Mông Hoá có chức năng giúp Uỷ ban nhân
dân xã thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính - ngân sách trên địa bàn theo
phân cấp quản lí của nhà nước. Chịu sử chỉ đạo về chuyên môn của phòng tài
chính huyện Kỳ Sơn.

Nhiệm vụ của Tài chính - ngân sách xã Mông Hoá là:
- Lập dự toán thu, chi ngân sách xã.
- Phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lí ngân sách trên địa bàn.
- Tham mưu cho UBND xã phát triển kinh tế trên địa bàn.
- Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Quản lí nguồn kinh phi được cấp trên uỷ quyền.
- Giúp Uỷ ban nhân dân xã hướng dẫn và tổ chức hiện nhiệm vụ quản lí tài
chính ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn để lập báo cáo quyết
toán ngân sách theo quy định
- Thường xuyên báo cáo về tài chính cho cấp trên biết.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH XÃ MÔNG HOÁ.

Phó chủ tịch phụ
trách tài chính xã

Kế toán NSX

Thủ quỹ

- Phụ trách tài chính xã có trách nhiệm lãnh đạo chung các công việc, đôn
đốc thực hiện các nhiệm vụ tài chính trên địa bàn, kiểm tra, kiểm soát việc tuân
thủ các chế độ chính sách các tiêu chuẩn định mức chỉ tiêu và nghị quyết của Hội
đồng nhân dân về tài chính ngân sách.
11


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 


NguyÔn Thuú Dung

- Kế toán ngân sách thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các chế độ
chính sách, các tiêu chuẩn định mức chi tiêu và quyết của HĐND về tài chính
ngân sách. Kế toán ngân sách xã có tuổi đời 35, trình độ chuyên môn là trung cấp
kế toán, kế toán ngân sách có nhiệm vụ sau:
Lập dự toán ngân sách xã hàng năm, lập biểu mẫu kế toán và dự toán khả
năng thu chi ngân sách. Là người trực tiếp chắp bút lập dự toán phân tích, phản
ánh đầy đủ kịp thời chính xác mọi khoản thu chi ngân sách xã, tình hình sử dụng
kinh phí của các bộ phận trực thuộc.
Lập và gửi báo cáo kế toán kịp thời đầy đủ theo chế độ quy định để trình
Hội đồng nhân dân phê duyệt, phục vụ cho công việc công khai tài chính trước
dân và gửi phòng tài chính huyện tổng hợp và ngân sách nhà nước.
Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý về tiền mặt của xã và lưu giữ những gì cần
thiết liên quan đến tiền mặt ở xã.
Trong công tác phát triển và đào tạo của ngành tài chính, xã đã tạo điều
kiện cho các đồng chí tài chính – ngân sách đi học thêm về tin học để nâng cao
trình độ nghiệp vụ của mình và tiến tới đưa tin học vào công tác quản lý ở ngân
sách xã.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao tổ chức bộ máy của tài chính- ngân sách xã
bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý, phù hợp với khả năng của từng người, đảm bảo đúng
yêu cầu về trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở lên và không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn, trách nhiệm trong công tác để dồn hết tâm huyết và ý chí của
mình vào công việc và hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình làm việc, cán bộ trong tài chính – ngân sách xã có quan hệ
rằng buộc thống nhất với nhau, tác động qua lại và tạo điều kiện cho nhau trong
công việc, nhưng trên thực tế hầu hết công việcngười phụ trách tài chính - ngân
sách phải làm toàn bộ các công việc thu, chi ngân sách.
* Quyền hạn của tài chính – ngân sách:

Có quyền đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm
thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách.
12


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

Yêu cầu bố trí lại các khoản thu chi để vừa phù hợp với khả năng ngân sách của
ngân sách xã.
4.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của tài chính – ngân sách xã Mông Hoá.
Là một xã còn nhiều khó khăn, tuy nhiên Uỷ ban nhân dân cũng tạo điều
kiện cho bộ phận tài chính – ngân sách xã có đủ điều kiện làm việc. Hiện nay có
một phòng làm việc, 2 tủ đựng tài liệu, 2 bàn làm việc và 1 quạt trần, 1 máy vi
tính.
Dự kiến cuối năm 2005 sẽ đưa máy vi tính vào sử dụng phục vụ cho công
tác chuyên môn và có thêm một phòng làm việc nữa. Nói chung cơ sở vật chất xã
Mông Hoá cũng tạm đầy đủ.
Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn của phòng tài chính huyện Kỳ
Sơn những năm qua hoạt động của tài chính – ngân sách xã Mông Hoá luôn mang
hiệu quả cao. Thực thu ngân sách luôn luôn vượt dự toán được giao đảm bảo chi
đúng nguyên tắc chế độ tiêu chuẩn, góp phần huy động các nguồn tài chính, đảm
bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước, góp phần thực hiện cân đối thu chi và thúc
đẩy sản xuất phát triển đảm bảo công bằng xã hội.
II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÍ THU CHI NGÂN SÁCH
XÃ - XÃ MÔNG HOÁ - HUYỆN KỲ SƠN - TỈNH HOÀ BÌNH.
1. Thực trạng công tác quản lí thu, chi ngân sách xã Mông Hoá.

Chu trình quản lý ngân sách ở xã Mông Hoá tuân thủ các bước mà luật
ngân sách đã quy định, bao gồm 3 bước:
Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.
1.1. Khâu chuẩn bị cho công việc lập dự toán.
- Nhận sổ kiểm tra: xã Mông Hoá nhận số kiểm tra từ phòng tài chính
huyện Kỳ Sơn, số kiểm tra dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân huyện uỷ
quyền cho phòng tài chính - kế hoạch huyện thông báo.
- Thời gian nhận sổ kiểm tra:

13


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

Hàng năm vào tháng 7, Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền cho phòng tài
chính huyện Kỳ Sơn giao sổ kiểm tra cho xã và các văn bản hướng dẫn cụ thể
kèm theo.
- Hướng dẫn các khoản chi tiêu:
Sau khi nhận được số liệu kiểm tra và các văn bản hướng dẫn do tỉnh gửi
về, Uỷ ban nhân dân huyện phải cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn các xã lập dự
toán. Trong các văn bản này Uỷ ban nhân dân huyện phải giao cụ thể tổng mức
thu, tổng mức chi dự kiến của từng xã trong năm kế hoạch. Dựa vào số kiểm tra
huyện giao, kết hợp với tình hình cụ thể ở xã Uỷ ban nhân dân xã mà trực tiếp là
tài chính – ngân sách xã tiến hành lập dự toán ngân sách xã mình.
1.2. Quá trình lập dự toán ngân sách xã.
* Lập dự toán ngân sách xã phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi theo đúng chế độ quy định
do cơ quan có thẩm quyền tiến hành.
- Dự toán ngân sách phải lập theo đúng biểu mẫu và quy định của Bộ tài
chính, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước.
- Dự toán ngân sách phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi
- Báo cáo dự toán ngân sách và phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết về
cách tính toán và các cơ sở.
- Dự toán ngân sách xã phải đảm bảo giữa cân đối giữa thu và chi trên cơ
sở số thu ngân sách xã gồm: Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% các khoản
thu phân chia theo tỷ lệ % và số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
* Căn cứ lập dự toán ngân sách xã
- Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội của xã do cơ quan có thẩm quyền thông báo với địa phương.
- Các luật, pháp lệnh về thuế, chế độ thu, chi, chế độ tiêu chuẩn định mức
chi ngân sách cấp trên có thẩm quyền quy đinh các chế độ chính sách hiện hành
làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách.

14


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

- Những quy định về phân cấp quản lí kinh tế - xã hội, phân cấp quản lí
ngân sách.
- Tỷ lệ % phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên
- Số kiểm tra về dự toán ngân sách do phòng tài chính huyện thông báo

* Về biểu mẫu: Áp dụng biểu mẫu theo thông tư 118/2000/TT-BTC.
- Phương pháp và trình độ lập dự toán ngân sách xã được thực hiện như
sau:
- Tiếp nhận số kiểm tra và các văn bản hướng dẫn do phòng tài chính huyện giao.
- Lập dự toán thu ngân sách xã theo quan điểm lường thu mà chi
- Lập dự toán chi ngân sách xã
Hàng năm vào tháng 8 xã căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách 6 tháng
đầu năm và ước thực hiện các tháng cuối năm báo cáo trên cơ sở đó đánh giá tình
hình và lập dự toán cho năm sau:
Ban tài chính xem xét kế hoạch thu, chi và phối hợp với các ban ngành
đoàn thể và đội thuế để tiến hành lập dự toán ngân sách xã.
Sau khi dự toán thu, dự toán chi lập song cần phải tổng hợp dự toán. Khi dự
toán ngân sách xã lập song trình Uỷ ban nhân dân xã để báo cáo chủ tịch, phó chủ
tịch Hội đồng nhân dân xã quyết định phê chuẩn sau đó gửi phòng tài chính huyện.
1.3. Quá trình thực hiện dự toán ngân sách xã
- Tài chính – ngân sách xã điều chỉnh lại dự toán khi các nghiệp vụ phát
sinh liên quan đến tăng, giảm, thu, chi ngân sách xã.
- Thực hiện thu, chi, đúng, đủ, kịp thời theo các chỉ tiêu đã ghi trong dự
toán và phấn đấu vượt dự toán
- Thông qua các khoản thu được kiểm soát được các hoạt động kinh tế của
xã và nuôi dưỡng các nguồn thu.
- Thông qua các khoản chi giám sát quá trình sử dụng vốn của xã đảm bảo
đúng mục đích.
- Mọi khoản chi, thu của xã đều được ghi vào kho bạc nhà nước huyện.
- Các khoản chi đều có chứng từ hợp lệ, hợp lí
15


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005


 

NguyÔn Thuú Dung

- Lập dự toán hàng quý
Nhìn chung công tác lập dự toán của xã vẫn đảm bảo đúng theo quy định.
Còn quá trình thực hiện dự toán cũng được tuân thủ tương đối tốt, nhưng việc áp
dụng biểu mẫu vẫn chưa được thông dụng vì thực tế một đằng nhưng đến lúc áp
dụng lại khác, công tác lập dự toán còn mang nặng tính hình thức. Nhưng hạn chế
này là do việc áp dụng các biểu mẫu này không đồng bộ và còn mang sự cảm tính
(xử lí theo ý muốn chủ quan).
1.4. Mô hình thực hiện thu ngân sách xã
Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của các cơ quan thuế (các khoản
thu phân chia).
SƠ ĐỒ TIẾN HÀNH THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ Ở XÃ MÔNG HOÁ
TC – NS xã

8
2

1
Chi cục thuế
(Đội thuế xã)

3

KBNN huyện

5


4
6

Đơn vị nộp thuế

7
Ngân hàng

(1). Chi cục thuế đại diện là đội thuế xã lập dự toán thu gửi TCNS để tổng
hợp dự toán thu hàng năm.
(2). TàI chính – ngân sách thông báo kế hoạch thu ngân sách nhà nước cho
kho bạc nhà nước huyện
(3). Chi cục thuế gửi báo cáo kế hoạch thu thuế theo từng quý cho kho bạc
nhà nước huyện.
(4). Các đơn vị các hộ nộp thuế đến chi cục thuế để đăng kí kê khai nộp thuế.

16


 

B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

NguyÔn Thuú Dung

(5). Các đơn vị các hộ nộp thuế đến nộp trực tiếp vào kho bạc nhà nước
huyện và chuyển vào tài khoản ngân sách xã (nhớ phải mang theo biên lai thu đã
ghi đầy đủ nội dung để nộp)
(6). Trường hợp đơn vị nộp bằng chuyển khoản thì dùng biên lai nộp
chuyển khoản, yêu cầu ngân hàng trích nộp thuế từ tài khoản của mình tại ngân

hàng đơn vị mở tài khoản để nộp vào tài khoản thu ngân sách
(7). Ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nộp thuế nộp vào ngân sách kho
bạc huyện, kho bạc hạch toán vào thu ngân sách nhà nước.
(8). Kho bạc nhà nước huyện thông báo với xã về số tiền mặt đã thu được vào
kho bạc nhà nước để bộ phận tài chính - ngân sách có cơ sở điều hành ngân sách.
* Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của ngân sách xã
Ngân sách xã thu và viết giấy nộp tiền mang tiền tới kho bạc nhà nước
huyện để nộp và quyết toán biên lai thu với cơ quan cung cấp biên lai.
1.5. Mô hình thực hiện chi ngân sách xã.
Cấp phát ngân sách xã thực hiện bằng lệnh chi
a. Chi bằng tiền mặt
- Chi tiền lương
- Chi hoạt động của các tổ chức đoàn thể, cơ quan ban ngành.
UBND xã
TCNS xã

(1). Lệnh chi + giấy xin rút tiền mặt

KBNN

(2). Cấp tiền (căn cứ dự toán)
(3). Cuối tháng, quý thanh toán bảng kê chứng từ
b. Chi bằng chuyển khoản:
- Mua sắm tài sản
- Thanh toán lao vụ, dịch vụ

17


 


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

NguyÔn Thuú Dung

(2). Lệnh chi bằng chuyển khoản
Đề nghị kho bạc thanh toán.

Đơn vị cung ứng
lao vụ, dịch vụ

(4). Báo có cho đơn vị

KBNN

3. Trích chuyển

(5). Kho bạc gửi giấy báo nợ cho BTC

(1) cung cấp
lao vụ, dịch vụ

UBNN xã
TCNS xã

KB phục vụ ĐV
cung ứng lao vụ

Hình thức cấp phát ngân sách ở xã là lệnh chi tiền. Trên lệnh chi phải ghi
đầy đủ, chi tiết C, L, K, M. Theo mục lục ngân sách nhà nước, ngoài ra còn phải

kèm theo các bảng kê chứng từ.
- Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì phải có giấy đề nghị rút tiền mặt. Kho
bạc nhà nước kiểm tra nếu giấy tờ hợp lệ thì thanh toán.
- Nếu các khoản thanh toán ngân sách xã qua các kho bạc nhà nước thì
dùng hình thức chuyển khoản.
1.6. Mối quan hệ giữa tài chính ngân sách xã với kho bạc nhà nước và
phòng thuế huyện.
MỐI QUAN HỆ NÀY ĐƯỢC BIỂU DIỄN BẰNG SƠ ĐỒ SAU:
TCNS xã

Chi cục thuế

KBNN huyện

Chi cục thuế mà trực tiếp là đội thế của xã luôn phối hợp với tài chính –
ngân sách xã trong việc lập dự toán ngân sách xã. Là người trực tiếp nộp số thuế
thu được vào kho bạc nhà nước và quản lí các nguồn thu ở xã.

18


 

B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

NguyÔn Thuú Dung

Kho bạc nhà nước huyện cấp phát kinh phí cho các bộ phận sử dụng ngân
sách xã. Tài chính – ngân sách có trách nhiệm phân phối và đôn đốc việc sử dụng
các nguồn kinh phí đó. Căn cứ vào số thu được và số liệu bổ sung từ ngân sách

cấp trên kho bạc nhà nước huyện thông báo cho ngân sách xã để có cơ sở điều
chỉnh cấp phát kinh phí.
Xã phải mở tài khoản “tiền gửi ngân sách” tại kho bạc nhà nước đồng thời
phải giữ mối liên hệ với phòng thuế. Qua đó mới kiểm soát được những nguồn
thu của xã trên cơ sở đó tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện, xã trong việc phát
triển kinh tế xã.
Ngân sách xã, chi cục thuế và kho bạc nhà nước huyện có mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cơ sở cùng tồn tại, song trong quá trình đó cũng
gặp không ít khó khăn. Điều mà chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng đó là: Tài
chính – ngân sách là choc danh chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân xã như
phòng thuế và cơ quan thuế trực thuộc ngành dọc quản lí vì thế mà các văn bản
hướng dẫn chế độ chính sách không được đồng bộ những khó khăn này đang từng
bước được khắc phục và hoàn thiện để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lí ngân
sách.
2. Tình hình thực hiện thu ngân sách xã trên địa bàn xã Mông Hoá qua
2 năm 2003-2004 và 6 tháng đầu năm 2005.
2.1 Tình hình thực hiện thu ngân sách
Biểu 2: Cơ cấu khoản thu ngân sách cấp xã Mông Hoá năm 2003 2004 và thực hiện 6 tháng đầu năm 2005.
Năm
Chi tiêu
Tổng thu
I. Các khoản thu 100%
II. Các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ (%)

2003
Giá trị
Cơ cấu
ĐV(tr.đ)
318,572

210,556
81,608

2004
Giá trị Cơ cấu

(%) ĐV(tr.đ)
100 496,938
55,2 262,635
21,4

19

107,000

TH 6 tháng 2005
Giá trị Cơ cấu

(%) ĐV(tr.đ)
100 224,769
52,9 125,384
21,5

35,762

(%)
100
56
16



 

B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005
III. Thu bổ sung

89,408

23,4

127,303

NguyÔn Thuú Dung
25,6

63,623

28

Qua số liệu trong biểu 2 ta thấy:
Tổng thu ngân sách xã Mông Hoá năm 2003 thực hiện đạt 381,572 triệu
đồng, sang năm 2004 con số này đã là 496,938 triệu đồng tăng 115,366 triệu
đồng, đến 6 tháng đầu năm 2005 giá trị thu được là 244,769 triệu đồng.
Xét về tổng thu ngân sách năm 2004 so với tổng thu năm 2003 thì tổng thu
năm 2004 cao hơn năm 2003, xét về cơ cấu các khoản thu thì cơ cấu các khoản
thu ngân sách xã hưởng 100% của năm 2004 giảm so với năm 2003, khoản thu
phân chia theo tỷ lệ % có tăng nhưng không đáng kể, khoản thu bổ sung về cơ cấu
thực hiện năm 2004 tăng so với năm 2003.
Sở dĩ khoản thu % năm 2004 thực hiện cao hơn năm 2003 là do năm 2004
xã đã có những biện pháp đầu tư, nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu một cách

khoa học, hợp lí và có hiệu quả. Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế phù hợp đã tạo
bàn đạp và khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển, các hộ sản xuất kinh
doanh thương mại ngày càng tăng, số hộ kê khai và đăng ký nộp thuế ngày càng
nhiều. Vì vậy làm cho khoản thuế môn bài ngày càng lớn.
Mặt khác năm 2004 các khoản thu phí, lệ phí cũng tăng hơn so với năm
2003. Đặc biệt là lệ phí địa chính do năm 2004 xã đã có tiến hành đo đạc lại đất.
Các hoạt động kinh tế do xã quản lí như tiến hành cắm, cho thuê ki ốt chợ cũng
được thực hiện triệt để trong năm 2004 đã góp phần tăng thu các khoản thu 100%
cho ngân sách xã năm 2004.
Bên cạnh đó năm 2004 các chính sách kinh tế - xã hội cũng được Đảng và
chính quyền xã chú trọng và phát triển. Các khoản đóng góp theo quy định cũng
như tự nguyện của nhân dân ngày một tăng để phục vụ cho các mục tiêu kiên cố
hoá kênh mương, bê tông hóa hệ thống kênh mương nội đồng. Từng bước nâng
cấp tu sửa hệ giao thông liên thôn đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội
như xây thêm nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, đóng góp quỹ vì người
nghèo do đó mà các khoản thu đóng góp năm 2004 tăng hơn so với năm 2003. Từ

20


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

đó làm tăng thu các khoản thu 100% cho ngân sách xã. Xét về mặt cơ cấu thì năm
2004 giảm so với năm 2003.
Năm 2004 do có sự biến động mạnh về thị trường bất động sản, số vụ
chuyển nhượng buôn bán đất tăng hơn so với năm 2003. Do vậy khoản thu mà xã

được cấp trên điều tiết từ thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ nhà
đất cũng tăng thêm. Do đó tổng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % cho ngân
sách xã năm 2004 thực hiện lớn hơn năm 2003, xét về giá trị thu được của khoản
này thì năm sau tăng hơn năm trước là 25,392 triệu đồng, do đó về mặt cơ cấu
cũng tăng nhưng không đáng kể.
Các chính sách và chế độ chỉ tiêu cho bộ máy lãnh đạo thì không ngừng
thay đổi và tăng lên vì vậy phải tăng số bổ sung từ ngân sách cấp trên là một điều
hợp lí. Xét về cả giá trị và cơ cấu thu thì năm 2004 khoản thu bổ sung đều tăng
lên so với năm 2003 có như vậy thì mới đảm bảo được cân bằng thu, chi phục vụ
cho bộ máy nhà nước cấp xã duy trì và hoạt động.
Xét về 6 tháng đầu năm 2005 tổng giá trị thu thực hiện được là 244,769
triệu đồng chiếm tới dự toán thu cả năm, như vậy thực hiện thu 6 tháng đầu năm
2005 đạt kết quả khá cao và đều vượt hơn so với dự toán, và chiếm hơn một nửa
số thu so với dự toán. Về cơ cấu thu 6 tháng đầu năm 2005 thì thực hiện các
khoản thu xã hưởng 100% chiếm tỷ trọng cao nhất, các khoản thu phân chia theo
tỷ lệ % chiếm tỷ trọng còn thấp, thu bổ sung vẫn thực hiện ở mức cao.
Cụ thể xét về cơ cấu các khoản thu này qua 2 năm 2003 - 2004 và 6 tháng
đầu năm 2005 như sau:
- Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%
Năm 2003 thực hiện đạt 55,2% trong tổng số thu ngân sách xã nhưng đến
năm 2004 chỉ đạt 52,9% trên tổng thu ngân sách xã, 6 tháng đầu năm 2005 thực
hiện được 125,384 triệu đồng đạt 56% trong tổng số thu ngân sách xã 6 tháng đầu năm.
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %
Năm 2003 chiếm 21,4% trên tổng thu ngân sách xã, sang năm 2004 chiếm
21,5% trên tổng thu ngân sách xã.
21


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005


 

NguyÔn Thuú Dung

6 tháng đầu năm 2005 thực hiện khoản thu này là 35,762 triệu đồng chiếm
16% trong 6 tháng đầu năm 2005.
- Thu bổ sung
Năm 2003 thực hiện đạt 25,6% trên tổng thu ngân sách xã nhưng 6 tháng
đầu năm 2005 giá trị thực hiện là 63,623 triệu đồng chiếm 28% trong tổng thu 6
tháng đầu năm 2005.
Như vậy tổng thu ngân sách xã năm sau cao hơn năm trước giá trị thực hiện
thu 6 tháng đầu năm 2005 đạt kết quả cao. Xét về cơ cấu các khoản thu thì các
khoản thu xã hưởng 100% và thu điều tiết giảm, khoản thu bổ sung lại tăng thêm.
Để hiểu rõ thêm về các nguồn thu này ta đi sâu vào phân tích cụ thể như sau:
3. Kết quả thu các khoản thu 100% tại xã Mông Hoá
Qua số liệu trong biểu 3 ta thấy:
Tổng thu ngân sách các khoản thu xã hưởng 100% thực hiện năm 2003 là
210,056 triệu đồng, đạt tới 104% dự toán, đến năm 2003 thực hiện là 262,635
triệu đồng, đạt 109% so với dự toán và bằng 124,7% so với năm 2002 tăng 24,7%
so với năm 2003 ứng với lượng tăng là 52,079 triệu đồng.
Sang đến 6 tháng đầu năm 2005 thực hiện là 125,384 triệu đồng đạt tới
46,2% so với dự toán thu cả năm 2005. Nhìn vào tổng số thu và thực hiện thu của
các khoản thu 100% của năm 2003 và năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 đều đạt
và vượt so với dự toán
+ Thuế môn bài bậc 4 - 6
Năm 2003 thực hiện là 3,704 triệu đồng, đến năm 2004 thực hiện là 12,48
triệu đồng đạt 138,6% so với dự toán và bằng 336,9% so với năm 2003 tăng
236,9%. So với năm 2003 ứng với lượng tăng là 8,776 triệu đồng. Điều này có
được là do năm 2004 số hộ kinh doanh thuộc hộ nộp thuế môn bài từ bậc 4 - 6
tăng hơn so với năm 2003 điều đó cũng đồng nghĩa với việc năm 2004 xã đã có

biện pháp quản lí, khai thác nguồn thu này một cách triệt để hơn, hiệu quả hơn
tránh gây thất thu cho ngân sách.
22


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

Sang 6 tháng đầu năm 2005 thực hiện khoản thu này là 6,16 triệu đồng đạt
61,6% so với dự toán cả năm 2005. Còn lại các hộ chưa nộp xã sẽ tiến hành thu
vào 6 tháng cuối năm.
+ Các khoản phí, lệ phí.
Ở xã Liên Sơn có các khoản phí, lệ phí sau:
- Lệ phí khai sinh, lệ phí khai tử, lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, lệ phí đăng ký kết
hôn, địa chính, lệ phí chứng thư......
Và năm 2003 thực hiện thu là 20,5 triệu đồng đạt 113,8% so với dự toán.
Đến năm 2004 thực hiện là 14,82 triệu đồng đạt 187,8% so với dự toán và bằng
72,29% so với năm 2003, giảm 27,7% so với năm 2003. Sở dĩ thực hiện năm
2004 giảm so với năm 2003 là do được miễn giảm một số loại phí, lệ phí.
Sang 6 tháng đầu năm 2005 khoản thu về phí, lệ phí lại tăng lên do trong
tháng 4 năm 2005 xã có tổ chức đo đạc lại đất để tiến hành cấp sổ đỏ thổ cư cho
các hộ gia đình trong xẫ để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất cho các hộ
gia đình do vậy khoản thu từ lệ phí địa chính khá cao. Làm cho khoản thu về phí,
lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2005 thực hiện 8,42 triệu đồng đạt 93,5% so với dự
toán cả năm 2005.
+ Thu từ quỹ đất và hoa lợi công sản
Năm 2003 thực hiện 5 triệu đồng đạt 100% so với dự toán. Đến năm 2004

thực hiện là 3,9 triệu đồng đạt 97,5% so với dự toán và bằng 78% giảm 22% so
với năm 2003. Những năm trước đây thì khoản thu tương đối là lớn nhưng đến
năm 2003 trở lại đây số thu về khoản thu này đã bị giảm rõ rệt do một số bộ phận
diện tích đất công của xã được quy hoạch trong dự án đường làng văn hoá và một
số công trình khác.
Đến 6 tháng đầu năm 2005 thực hiện khoản thu này cũng khá cao. Thực
hiện được tới 5 triệu đồng đạt 128,2% trong khi đó lập dự toán cả năm là 3,9 triệu
đồng. Có kết quả như vậy là do 6 tháng đầu năm 2005 xã đã thực hiện khoản thu
cho các hợp tác xã nông nghiệp khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công
sản. Do vậy đã đạt được kết quả cao.
23


B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

 

NguyÔn Thuú Dung

+ Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp.
Năm 2003 thực hiện được 29,5 triệu đồng đạt 98,3% so với dự toán. Đến
năm 2004 thực hiện là 46,65 triệu đồng đạt 151,7% so với dự toán và bằng 158%
tăng 58% so với thực hiện năm 2003.
Dự kiến đến năm 2005 các khoản thu từ hoạt động y tế, vệ sinh môi trường,
hoạt động cho thuê ki ốt chợ do xã quản lí sẽ tăng hơn so với năm trước. Do vậy
việc lập khoản thu này năm 2005 cao hơn 2 năm trước. Thực tế 6 tháng đầu năm
2005 do công tác đôn đốc quản lí thu tốt nên đã thu được tới 40 triệu đồng. Đạt
111,1% so với dự toán cả năm.
+ Các khoản thu đóng góp của nhân dân ở xã bao gồm các khoản thu đóng
góp của pháp luật như đóng quỹ an ninh, quốc phòng, quỹ chống bão lụt, quỹ lao

động công ích, các khoản đóng góp theo quy định của Hội đồng nhân dân xã để
xây dựng hạ tầng trong xã như đóng góp để nâng cấp, làm mới đường giao thông
liên thôn.... Và các khoản đóng góp tự nguyện của dân để xây dựng nhà tình nghĩa
tặng cho các gia đình thuộc diện chính sách.
Qua 2 năm ta thấy tình hình thực hiện các khoản thu đóng góp của dân đều
đạt, tuy thực hiện thu 6 tháng đầu năm 2005 vẫn ở mức bình thường.
Do bắt đầu từ năm 2003 đến năm 2005 thực hiện nghị quyết của Đảng, Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã về nhiệm vụ kiên cố hoá kênh mương nội
đồng do xã quản lí, do vậy mà có thêm khoản huy động đóng góp của dân để kiên
cố hoá kênh mương. Xã bắt đầu khoản thu này từ năm 2003. Nhưng do năm đầu
mới thực hiện nên chưa hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa của khoản thu này vì thế còn
một số hộ còn nợ đọng dẫn đến năm 2003 thu được ít hơn năm 2004.
Mặt khác năm 2004 xã có phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây
dựng mới một số nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng của xã, trị giá
công trình là 48,4 triệu đồng lấy từ khoản thu huy động, đóng góp tự nguyện của
dân thực hiện năm sau tăng hơn năm trước cụ thể.
+ Thu đóng góp tự nguyện:

24


 

B¸o c¸o tèt nghiÖp - 2005

NguyÔn Thuú Dung

Năm 2003 thực hiện là 48,14 triệu đồng đến năm 2004 thực hiện là 83,86
triệu đồng đạt 101,7% so với dự toán và bằng 174% tăng 74% so với năm 2003.
6 tháng đầu năm 2005 thực hiện được 46,24 triệu đồng chiếm 51,3% so với

dự toán cả năm.
+ Thu khác: Năm 2003 thực hiện là 76,312 triệu đồng đạt 109,5% so với dự
toán, đến năm 2004 thực hiện 72,525 triệu đồng đạt 95,7% so với dự toán và bằng
95% giảm 47% so với thực hiện năm 2003. Sở dĩ năm 2004 giảm so với năm
2003 là do năm 2004 tình hình an ninh trật tự trong xã được ổn định, số vụ cờ
bạc, gây đánh lộn, trộm cắp tại các cụm dân cư giảm hẳn so với năm 2003. Điều
này chứng tỏ xã đã có sự quan tâm đúng mức, sử phạt nghiêm minh.
Sang 6 tháng đầu năm 2005 tình hình an ninh vẫn được ổn định, các khoản
thu phạt giảm hẳn so với 2 năm trước. Thực hiện thu là 1,464 triệu đồng chiếm
1,66% trong tổng dự toán thu cả năm, trong đó thu từ thanh lí tài sản chiếm tới 4,6
triệu đồng.
Biểu 4: Cơ cấu các khoản thu 100% ngân sách
- Xã Mông Hoá Năm
Chỉ tiêu
Tổng thu
Thuế môn bài bậc 4 - 6
Phí, lệ phí
Thu từ QĐCI - HLCS
Thu từ HĐKT - SN
Thu đóng góp tự nguyện
Đóng góp theo QĐPL
Thu kết dư ngân sách
Thu khác

TH 2003
TH 2004
6 tháng 2005
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
(Tr.đ)
210,55

6
3,704
20,5
5
29,9
48,14
24,802
2,598
76,312

(%)
100
1,8
9,7
2,4
14
22,9
11,8
1,2
36,2

25

(Tr.đ)
262,63
5
12,48
14,82
3,9
46,65

83,86
27,4
1
72,525

(%)
100
4,7
5,6
1,5
17,8
32
10,4
0,4
27,6

(Tr.đ)
125,38
4
6,16
8,42
5
40
46,24
17,2
0,9
1,464

(%)
100

4,9
6,7
4
31,9
36,9
13,7
0,7
1,2


×