Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của Thanh tra Sở Y Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.42 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ
VÀ ĐÀO TẠO

CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
------***------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài :
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của Thanh tra Sở Y Tế
Họ và tên sinh viên

:

Lớp

: KH9TT2

Niên khóa

: 2008 – 2012

Đoàn thực tập

: số 5

Nơi đến thực tập

: Thanh Tra Sở Y Tế Hà Nội

Thời gian thực tập



: 26/3/2012 – 18/5/2012

Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Thị Hoa


LỜI CẢM ƠN
Bằng những kiến thức được thầy cô truyền đạt tại Học viện Hành chính và
sau 02 tháng thực tập tại Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, với sự quan tâm giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình của lãnh đạo Sở và các cán bộ trong phòng cùng với sự nỗ
lực của bản thân, em đã hoàn thành tốt chương trình thực tập.
Có được kết quả thực tập này, em xin cảm ơn lãnh đạo Sở và phó phòng
và các cán bộ, công chức trong cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em
tiếp cận với công việc thực tế, với các khâu nghiệp vụ cụ thể giúp em bổ sung và
nâng cao kiến thức đã được học tại Học viện, vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, hoàn thành tốt đợt
thực tập tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn Giảng viên hướng dẫn, ThS. Lê Thị Hoa đã rất tận tình,
chu đáo trong quá trình hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập
tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế nên bản thân em
còn nhiều bỡ ngỡ, do đó bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế, kính mong các thầy và lãnh đạo, cán bộ, công chức của Sở nhận xét và
hướng dẫn thêm để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày 11 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Anh Tuấn



LỜI MỞ ĐẦU

Trong Hiến pháp năm 1992 đã quy định bản chất của nhà nước ta là nhà
nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lợi đều thuộc về
nhân dân, việc quan tâm đến lợi ích của nhân dân là trách nhiệm của Đảng và
Nhà nước. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những
chính sách, hoàn thiện các văn bản pháp luật để việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
được nhanh chóng, đúng pháp luật, bảo vệ và khôi phục kịp thời lợi ích hợp
pháp cho nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi
phạm pháp luật để từ đó tạo niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tin
vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong hệ
thống quản lý nhà nước và điều hành xã hội, để việc khiếu nại, tố cáo đúng pháp
luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân việc thực hiện tốt giải
quyết khiếu nại, tố cáo sẽ giúp củng cố, tăng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng và những chính sách pháp luật mà Nhà nước đề ra.
Trong những năm vừa qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt đã
sửa đổi bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 làm cho Luật Khiếu nại, tố cáo
và các văn bản pháp luật liên quan được hoàn thiên hơn, để cho việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo được dễ dàng hơn đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng
như đối với người đi khiếu nại, tố cáo, việc xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu
nại, tố cáo được nhanh hơn, đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền giải quyết,
được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên bên cạnh đó, do sự phát triển của
nền kinh tế thị trường, nên đã có nhiều vấn đề phức tạp làm việc khiếu nại, tố


cáo của công dân ở các địa phương có chiều hướng tăng diễn ra không bình
thường, đặc biệt là các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, các vụ việc phức

tạp kéo dài do không được giải quyết, hoặc giải quyết không đúng thẩm quyền,
đúng pháp luật, xử lý không nghiêm minh, cũng có những vụ việc do người dân
không nắm vững pháp luật, hoặc không hiểu luât mặc dù được giải quyết nhưng
vẫn cố tình kéo dài vụ việc. Bên cạnh đó còn nhiều đơn khiếu nại, tố cáo vượt
cấp đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất lòng tin của người dân đối với chế
độ, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân luôn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan Thanh ra nhà nước.
Và Thanh tra Sở y tế Hà Nội là cơ quan trong hệ thống các cơ quan thanh tra, có
trách nhiệm giải quyết công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực của
nghành y tế góp phần thực thi pháp luật và hoàn thiên hệ thống trong nghành
thanh tra.
Lý do chọn chuyên đề tài: “Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại của
thanh tra Sở Y Tế” nhằm phản ánh phần nào tình hình thực tế của việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Sở, cũng như đưa ra một số ý kiến, kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của thanh tra Sở.
Trong điều kiện thời gian có hạn, bên cạnh nhận thức và khả năng còn
nhiều hạn chế, bài cáo cáo không tránh khỏi những sai sót nhất định, kính mong
nhận được sự chia sẽ và góp ý của các giảng viên phụ trách về lĩnh vực Khiếu
nại, tố cáo cũng như các ý kiến đóng góp của quý Thầy cô trong khoa Nhà nước
và Pháp luật cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ Y TẾ
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI
2.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
2.1.1. Vị trí, chức năng

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.2. Tổ chức và cơ cấu bộ máy của Thanh tra Sở Y tế
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG III: CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
3.1. Khái quát chung về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo
3.1.1. Khái niệm
3.1.1.1. Khiếu nại là gì?
3.1.1.2. Tố cáo là gì?
3.1.2. Tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo
3.1.3. Nội dung giải quyết khiếu nại tố cáo
3.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại tố cáo
3.2.1. Kết quả thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo
3.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo
3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế trong công tác giải quyết
khiếu nại tố cáo
3.3. Những kiến nghị giải quyết những tồn tại hạn chế trong công tác khiếu
nại tố cáo
3.3.1. Phương hướng giải quyết
3.3.2. Giải pháp
3.3.3. Kiến nghị


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ Y TẾ HÀ NỘI
1. Vị trí, chức năng của Sở Y tế Hà Nội:
a, Sở Y tế thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành
phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ

đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố; đồng thời,
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, Thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Bộ Y tế.
b, Sở Y tế thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp UBND thành
phố quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm: y tế
dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, thuốc phòng
bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị
y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là y tế).
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Hà Nội :
a, Trình UBND thành phố: Dự thảo quy hoạch phát triển ngành, quy
hoạch mạng lưới cơ sở y tế, quy định tiêu chuẩn chức danh, dự thảo quyết định
chỉ thị thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố về lĩnh vực Y tế
b, Trình Chủ tịch UBND thành phố: Dự thảo quyết định thành lập, sáp
nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Y tế theo quy định của pháp luật, dự thảo
quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền, chương trình phối hợp liên ngành trong
phòng chống dịch bệnh ở địa phương


c, Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về
y tế sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở;
Chỉ đạo hoạt động về :
d. Về y tế dự phòng:
đ) Về khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng
e) Về y dược cổ truyền
g) Về thuốc và mỹ phẩm:
h) Về an toàn vệ sinh thực phẩm
i) Về trang thiết bị và công trình y tế:
k) Về dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản:

l) Về bảo hiểm y tế:
m) Về đào tạo nhân lực y tế
n) Giúp UBND thành phố quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ trong
lĩnh vực y tế địa phương theo quy định của pháp luật;
o) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế theo quy định của
pháp luật
p) Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh
vực quản lý của ngành y tế đối với Phòng Y tế;
q) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;
xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và
chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao;
r) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí;


s) Quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính
sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của
pháp luật và phân cấp của UBND thành phố;
t) Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp
luật và phân công của UBND thành phố;
u) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về
tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của UBND thành phố và Bộ Y tế;
v) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao và
theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Hà Nội : Sở Y tế Hà Nội gồm :
3.1 .Lãnh đạo Sở:
3.1.1. Giám đốc Sở: TS.Nguyễn Khắc Hiền
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước

UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về toàn bộ lĩnh
vực hoạt động của Sở.
3.1.2 .Phó Giám đốc Sở: Hiện tại Sở Y tế Hà Nội có 5 Phó Giám đốc :
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi
Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều
hành các hoạt động của Sở.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Phó
Giám đốc Sở do UBND thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ do Bộ Y tế ban hành và theo quy định của pháp luật.
3.2 . Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương thuộc Sở:


Hiện tại Sở Y tế Hà Nội cón 08 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; 89 đơn
vị
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở và
trách nhiệm của người đứng đầu do Giám đốc Sở Y tế quy định theo quy định
của pháp luật.
3.3 .Các chi cục trực thuộc Sở:
Hiện tại Sở Y tế Hà Nội có 2 chi cục bao gồm chi cục dân số kế hoạch
hóa gia đình và chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm
3.4. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
Hiện tại Sở Y tế có 01 Ban quản lý dự án, 01 trường cao đẳng Y tế Hà
Đông và 36 bệnh viện, 17 Trung tâm, 01 trung tâm Y tế dự phòng và 29 trung
tâm y tế quận, huyện
Các chi cục và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế là những đơn vị
được UBND thành phố thành lập, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tài
khoản riêng để giao dịch, hoạt động theo quy định pháp luật.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI
Tên cơ quan :THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 4 phố Sơn Tây – Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội
Số điện thoại : 7.330186
Quá trình thành lập : Ngày 10 tháng 10 năm 1992 thành lập Thanh tra
chuyên ngành y tế cho đến nay, tại Hà Nội qua nhiều năm hoạt động kể từ khi
được thành lập.Thanh tra Sở Y tế đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác
quản lý thuộc thẩm quyền của Sở, chịu sự quản lý chỉ đạo toàn diện của Sở Y tế
Hà Nội. Kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp


2.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vu, quyền hạn của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
2.1.1. Vị trí, chức năng:
a) Sở Y tế thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành
phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố; đồng thời,
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
b) Sở Y tế thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp UBND thành
phố quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm: y tế
dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, thuốc phòng
bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị
y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là y tế).
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Trình UBND thành phố:
a.1) Dự thảo quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch mạng lưới các cơ sở y
tế; kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; đề án, chương trình phát triển y tế, cải
cách hành chính và phân cấp quản lý, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế ở địa
phương;
a.2) Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của
UBND Thành phố về lĩnh vực y tế;
a.3.) Dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của các Chi cục trực thuộc Sở;
a.4) Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, phó các
đơn vị thuộc Sở Y tế; Trưởng, phó Phòng Y tế;
b) Trình Chủ tịch UBND thành phố:


b.1) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở
Y tế theo quy định của pháp luật;
b.2) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch
UBND thành phố về lĩnh vực y tế;
b.3) Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế với UBND
quận, huyện, Phòng Y tế và các đơn vị có liên quan trên địa bàn;
b.4) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong
phòng, chống dịch bệnh ở địa phương;
c. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về
y tế sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở;
d. Về y tế dự phòng:
d.1) Quyết định những biện pháp điều tra, giám sát, phát hiện và xử lý
dịch bệnh, thực hiện báo cáo dịch theo quy định của pháp luật;
d.2) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong thực hiện các
quy định về chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh
truyền nhiễm; HIV/AIDS; bệnh xã hội; bệnh không lây nhiễm; bệnh nghề
nghiệp, tai nạn thương tích; sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, vệ sinh
và sức khỏe lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; hóa chất,
chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa
bàn thành phố;
d.3) Làm cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS
và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố; chỉ đạo, quản lý, tổ chức

thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS trên địa bàn thành phố;
đ) Về khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng:


đ.1) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong thực hiện các
quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở khám, chữa bệnh,
phục hồi chức năng, phẫu thuật tạo hình, giải phẩu thẩm mỹ, giám định y khoa,
giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trên cơ sở quy định, hướng dẫn
của Bộ Y tế theo phân cấp và theo phân tuyến kỹ thuật;
đ.2) Cấp, đình chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh; giấy
chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân theo
quy định của pháp luật và theo phân cấp;
e) Về y dược cổ truyền:
e.1) Tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát huy, kết hợp y dược cổ truyền
với y dược hiện đại trong phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, đào
tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc y dược cổ truyền tại địa
phương;
e.2) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc thực
hiện pháp luật về y dược cổ truyền trên địa bàn thành phố;
e.3) Cấp, đình chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ
điều kiện hành nghề y dược cổ truyền tư nhân theo quy định của pháp luật và
theo phân cấp;
g) Về thuốc và mỹ phẩm:
g.1) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng, thanh tra và xử lý các vi
phạm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc theo quy định của pháp luật;
g.2) Cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược; giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc, giới thiệu thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn thành phố
theo quy định của pháp luật và theo phân cấp;
h) Về an toàn vệ sinh thực phẩm:

h.1) Tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an
toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về an


toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên
địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;
h.2) Xác nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm; cấp, đình chỉ, thu
hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở,
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tiếp nhận và thẩm định nội dung
chuyên môn đăng ký quảng cáo các sản phẩm thực phẩm theo phân cấp và theo
quy định của pháp luật;
i) Về trang thiết bị và công trình y tế:
i.1) Hướng dẫn, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp
luật về trang thiết bị và công trình y tế;
i.2) Thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc thực
hiện các quy định, quy trình, quy chế chuyên môn về trang thiết bị y tế theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp;
k) Về dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản:
k.1) Tổ chức triển khai thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo thuộc lĩnh vực
dân số - kế hoạch hóa gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn các quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
và kế hoạch hóa gia đình;
k.2) Tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá
việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình liên quan đến
lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản;
k.3) Thẩm định, quyết định cho phép thực hiện xác định lại giới tính, thực
hiện sinh con theo phương pháp khoa học, các dịch vụ tư vấn đối với các cơ sở
hành nghề dịch vụ tư vấn về dân số -kế hoạch hóa gia đình theo quy định của
pháp luật;
l) Về bảo hiểm y tế:



l.1) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y
tế;
l.2) Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế;
m) Về đào tạo nhân lực y tế:
m.1) Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực y tế
và chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn thành phố;
m.2) Quản lý các trường đào tạo cán bộ y tế theo sự phân công của UBND
s) Quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi
ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên
chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và
phân cấp của UBND thành phố;
t) Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân
công của UBND thành phố;
u) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ theo quy định của UBND thành phố và Bộ Y tế;
v) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao và theo quy
Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về toàn bộ lĩnh vực hoạt động của
Sở.
a.2) Phó Giám đốc Sở:
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc
Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các
hoạt động của Sở.
a.3) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Phó Giám
đốc Sở do UBND thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
do Bộ Y tế ban hành và theo quy định của pháp luật.
b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương thuộc Sở:



b.1) Văn phòng Sở;
b.2) Thanh tra Sở;
b.3) Phòng Kế hoạch;
b.4) Phòng Tài chính – Kế toán;
b.5) Phòng Tổ chức cán bộ;
b.6) Phòng Nghiệp vụ y;
b.7) Phòng Nghiệp vụ dược;
b.8) Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
Sở và trách nhiệm của người đứng đầu do Giám đốc Sở Y tế quy định theo quy
định của pháp luật.
c) Các chi cục trực thuộc Sở: Gồm 85 đơn vị
Các chi cục và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế là những đơn vị được
UBND thành phố thành lập, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản
riêng để giao dịch, hoạt động theo quy định pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy :
Ban đầu Thanh tra có 5 bộ phận
Hiện nay Thanh tra Sở có 4 bộ phận :
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội

Thanh tra
Hành Chính

Thanh tra
Khám chữa bệnh

Thanh tra Dược


Thanh tra y tế dự phòng
và VSATTP


Cơ cấu tổ chức nhân sự : Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó
Chánh Thanh tra và Thanh tra viên
Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra cấp tỉnh; các Phó Chánh
Thanh tra do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị
của Chánh Thanh tra Sở.
Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của
pháp luật
Tổng số cán bộ, công chức là 12 người, với trình độ đại học và trên đại
học
Thanh tra viên chính : 03
Thanh tra viên : 06
Cán bộ Thanh tra : 03
Trong đó có : 01 Chánh Thanh tra, 05 Phó Chánh Thanh tra: Và 06
Thanh tra viên

Chánh Thanh tra


01Phó chánh
Thanh tra Dược

02Phó Chánh
Thanh tra vệ sinh

02Thanh tra viên


01Thanh tra viên

02 Phó Chánh
Thanh tra Khám
chữa bệnh

01 Chánh Thanh
tra Hành Chính
02Thanh tra viên

01Thanh tra viên

Danh sách nhân sự Thanh tra Sở Y tế Hà Nội :
STT
1
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Họ và tên

Chức vụ


Nguyễn Việt Cường
Nguyễn Thị Bích Liên
Nguyễn Đắc Tráng
Đặng Thi Hòa
Nguyễn Dương Trung
Đặng Anh Tuân
Nguyễn Văn Đức
Trần Phương Lan
Nguyễn Thị Yến
Hàn Tự Do
Mai Thị Hồng Hạnh

Chánh Thanh tra
Thanh tra viên
Thanh tra viên chính
Phó chánh Thanh tra
Thanh tra viên
Phó chánh Thanh tra
Thanh tra viên
Phó chánh Thanh tra

Bộ phận

Thanh tra Hành chính
Thanh tra khám chữa
bệnh
Thanh tra Dược
Thanh tra Y tế dự phòng
và vệ sinh an toàn thực


+ Về cơ sở vật chất : Thanh tra Sở có 05 phòng làm việc, cơ sở vật chất
còn hạn chế, diện tích chật hẹp, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG III: CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
3.1. Khái quát chung về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo
3.1.1. Khái niệm về khiếu nại tố cáo là gi?
Khiếu nại,tổ cáo là quyền cơ bản của công dân. Điều này được ghi nhận
tại điều 74 hiến pháp nước CHXHCNVN 1992: “công dân cá nhân có quyền
khiếu nại tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những trái pháp luật
của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân
hoặc bất cứ cá nhân nào. Khiếu nại tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân
dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và cá nhân”.
3.1.1.1. Khiếu nại là gì?
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Khiếu Nại,tố cao năm 2005 : Khiếu nại là việc
công dân cơ quan tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thu tục Luật này quy định
đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn
cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của mình ”
3.1.1.2. Tố cáo là gì?
Theo Điều 101 của Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 đã sửa đổi bổ xung 2005
thì : Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi
ích của nhà nước.

3.1.2. Tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo
Từ năm 8/2008 tới nay tình hình khiếu nại, tố cáo tương đối ổn
định trong ngành y tế Thủ đô, mọi khiếu nại, tố cáo mang tinh đơn lẻ không có


tính chất phức tạp. Đặc thù từ khi xác nhập Hà Nội với Hà Tây cũ địa bàn rộng
hơn số vụ việc cũng tăng nhiều hơn so với những năm trước; đặc điểm , tình
hình phát sinh và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau nay tập
chung về một mối nên cũng có tính phúc tap hơn. Do cơ chế quản lý của hai đơn
vị hành chính có đặc thù nên sự hòa nhập cần phải có thời gian để giải quyết
những tồn tại cũ và thống nhắt trong công tác giải quyết khiếu nai, tố cáo.
Công tác tiếp dân
Đối tượng tiếp công dân ở Thanh tra Sở Y tế bao gồm công dân khiếu nại,
tố cáo phản ánh về công tác điều hành, quản lý tại các đơn vị xử phạt hành chính
trong lĩnh vực y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, trong 4 năm đã tiếp nhận 600 lượt
người trong đó lĩnh vực khiếu nại, tố cáo:


Số lượt công dân đã tiếp 217 lượt, số đoàn vụ việc

đông người: 0; trong đó số vụ mới phát sinh 209, số nội dung cũ đã
được xem xét giải quyết: 8 ; không có vụ việc khiếu nại đông người
trong lĩnh vực quản lý.


Sở Y tế đã tiến hành tổ chức triển khai thực hiện đề án

đổi mới công tác tiếp công dân (Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày
14/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ) tới các đơn vị trong ngành,
thể hiện kế hoạch số 2221/KH-VP ngày 29/07/2010; Sở Y tế đã tổ

chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân, gải quyết khiếu
nại, tố cáo cho cán bộ làm công tác tiếp công dân, cụ thể 4 lớp, mối
lớp trên 100 người.
Tình hình khiếu nại, tố cáo những năm gần đây, chủ yếu nội dung các
đơn thư, vụ việc chỉ phản ánh về công Tác điều hành quản lý, về tinh thần thái
độ phục vụ bệnh nhân, hoặc một số thắc mắc vế việc giải thích của các bác sỹ về


chuyên môn. Không có đơn thư tố giác về hành vi tham nhũng, tiêu cực, không
có đoàn khiếu nại, tố cáo đông ngươi phức tạp.
3.1.3. Nội dung giải quyết khiếu nại tố cáo:
3.1.3.1. Nội dung khiếu nại:
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khiếu nại về việc khám chữa bệnh tại
các đơn vị y tế cơ sở; Cán bộ nhân viên người lao động trong các đơn vị y tế cơ
sở về việc điều hành quản lý chuyên môn và tài chính của lãnh đạo các đơn vị cơ
sở ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ nhân viên, người lao
động.
3.1.3.2. Nội dung tố cáo:
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tố cáo về việc khám chữa bệnh và
giao tiếp của cán bộ công nhân viên, người lao động tại các đơn vị y tế cơ sở
không thực hiện đúng các quy định của nghành và của nhà nước. Cán bộ nhân
viên, người lao động tố cáo về việc một số sai phạm trong công tác điêu hành
quản lý chuyên môn và quản lý tài chính của tập thể lãnh đạo, một số cá nhân
lãnh đạo trong đơn vị y tế cơ sở không đúng các quy định của ngành và nhà
nước.
3.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại tố cáo
3.2.1. Kết quả thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo
Tổng số đơn thư nhận được từ năm 2008 đến năm 2011 là 217 đơn.
Tổng số các vụ việc khiếu nại, tố cáo: 99 vụ việc.
Số vụ việc thuộc thẩm quyền: 99 vụ việc.

Kết quả xử lý đơn thư: 98 vụ việc đã giải quyết xong, còn 1 vụ chuyển
sang năm 2012 tiếp tục giải quyết.
3.2.1.1 Giải quyết khiếu nại:
Tình hình giải quyết khiếu nai từ 2008 đến 2011 như sau:


- Tổng số vụ khiếu nại đã giải quyết trên tổng số vụ khiếu nại thuộc
thẩm quyền: 71 vụ, đạt tỷ lệ 100%.
- Số lượng 11 vụ đúng, tỷ lệ 15,5% ; 10 vụ sai, tỷ lệ 14%; 50 vụ có
đúng có sai, tỷ lệ 70,5%
3.2.1.2 Giải quyết tố cáo:
Tổng số vụ tố cáo đã giải quyết trên tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm
quyền: 27 vụ còn một vụ đang giải quyết.
Trong đó 1 vụ đúng, tỷ lệ 3,7%; 7 vụ tố cáo sai, tỷ lệ 30%; 19 vụ có
đúng có sai, tỷ lệ 70,3%.
3.2.1.3 Về thanh tra trách nhiêm thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo
Từ 2008 đến năm 2011 Sở y tế đã tổ chức 4 cuộc thanh tra trách nhiệm
thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo theo kế hoạch.
- Tổng số 39 đơn vị được thanh tra.
- Kết quả thanh tra: kiến nghị chấn chỉnh nâng cao trách nhiệm tại các
đơn vị được thanh tra.
3.2.1.4 Đánh giá kết quả công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Trong 4 năm từ 2008 đến năm 2011 không xảy ra các vụ việc phức tạp, đông
người, các vụ việc khiếu nại tố cáo tại Sở y tế giảm dần theo từng năm ( trừ
2009 có tăng 10% so với 2010).
Ưu điểm: Hàng năm Thanh tra Sở đã thực hiện theo các chương trình công
tác thanh tra theo kế hoạch đã được Giám đốc Sở phê duyệt.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Thành phố, của cấp trên
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn thành phố.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thanh tra trong khi thi hành

nhiệm vụ, động viên khuyến khích cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo tại các đơn vị nâng cao trình độ chuyên môn.


Nhược điểm: Cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại
các đơn vị chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm nên còn gặp nhiều khó khăn trong
việc thực hiện nhiệm vụ.
3.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo
- Chưa làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về nghành cho
người dân biết.
- Cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại tố cáo tại các đơn vị chủ yếu
làm công tác kiêm nhiệm nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiên
nhiệm vụ.
- Lực lượng cán bộ làm công tác thẩm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu
nại tố cáo chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn nghiệp
vụ chưa cao.
- Công tác phối hợp giải quyết các vụ việc giải quyết khiếu nại tố cáo
chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ thống nhất giữa cấp trên và câp dưới.
- Chưa tập chung giải quyết những vụ việc khiếu nại tố cáo ngay từ đầu
khiến cho nhiều vụ việc vân còn tồn đọng
- Việc kiểm tra đôn đốc của cơ quan cấp trên xuống các đơn vi cơ sỏ y
tế còn lỏng lẻo chưa chặt chẽ
- Việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo chưa nhanh
chóng kịp thời.
- Chưa có phòng làm việc riêng trong cơ quan của từng bộ phận. Trang
thiết bị, phương tiện làm việc còn hạn chế
- Khi nhân được đơn thư khiếu nại của công dân có không ít cán bộ
công chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng trình tự thời
gian giải quyết khiếi nại tố cáo.



- Chưa quan tâm đầy đủ đến việc tiếp dân, gặp gỡ đối thoai và lắng nghe
ý kiến của nhân dân. Còn tình trạng né tránh đùn đẩy trách nhiệm trong việc tiếp
dân cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế trong công tác giải quyết
khiếu nại tố cáo
3.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan:
- Do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân (nhất là vùng xa) về
các quy định về nghành và pháp luật của nhà nước.
- Do trình độ năng lực còn hạn chế và ý thức chưa cao về y đức của một
số y bác sỹ, nhân viêc các đơn vị y tế cơ sở dẫn đến chất lượng và hiệu quả còn
thấp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Do trình độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ nhất là quản lý về tài
chính và pháp luật, thiếu tinh thân xây dựng của một số các bộ nhân viên, người
lao động (nhất là bộ phận hợp đồng lao đông theo nghị định 68) có đơn thư nặc
danh hoặc không đúng sự thật.
3.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Ban lãnh đạo một số đơn vị y tế cơ sở chưa thường xuyên tuyên truyền
giáo dục vệ các kiến thức pháp luật, chưa ban hành đây đủ các quy định, quy chế
trong đơn vị để các bộ công nhân viên nghiêm túc thực hiện.
- Lãnh đạo một số đơn vị chưa thực hiện tốt công tác quản lý chuyên
môn và quản lý tài chính tại đơn vị
- Các cấp đảng chính quyền, các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên
một số đơn vị chưa sâu sát để nắm bắt kịp thời mọi diễn biến về tâm lý, tư tưởng
cán bộ nhân viên để kịp thời giải quyết mọi vướng mắc nên dẫn tới tình trang
khiếu nại tố cáo lên cấp trên.


- Hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt các quy định pháp luật về khiếu
nại, tố cáo chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thực tế nhiều quy định không phù

hợp với thực tế cũng gây khó khăn cho công tác giảt quyết khiếu nại, tố cáo.
3.3. Những kiến nghị giải quyết những tồn tại hạn chế trong công tác khiếu
nại tố cáo
3.3.1. Phương hướng giải quyết
Để công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đạt kết quả tốt, trong thời gian tới
cấn đẩy mạnh:
- Nắm bắt tình hình đề xuất với chính phủ và nghành những chủ chương
giải pháp mạnh mẽ quyết liệt nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu
nại tố cáo.
- Làm tốt công tác quản lý nhà nước về khiếu nại tố cáo ở từng nghành,
lĩnh vực, ở địa phương, đơn vị.
- Phát huy vai trò sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các ban
nghành trong giải quyết khiếu nại tố cáo. Công tác đơn thư, xử lý đơn thư và giải
quyết khiếu nại tố cáo. Đặc biệt, gắn với việc đánh thức trách nhiệm của người
đứng đầu về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Phải nâng cao kỉ cương, kỷ luật trong giải quyết khiếu nại tố cáo
- Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo đã có hiệu lực
một cách nghiêm túc kịp thời
- Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra giám sát trách nhiệm thực hiện
luật khiếu nại tố cáo gắn với phổ biến pháp luật vế khiếu nại tố cáo ở các địa bàn
cơ sở y tế.
- Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo dứt điểm đảm bảo đúng thời gian
quy định


- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật nói
chung và pháp luật về khiếu nại tố cáo nói riêng để mọi người dân hiểu được
quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc khiếu nại tố cáo.
- Kiện toàn về tổ chức, bảo đảo kinh phí, biên chế, trang thiết bị kỹ
thuật, trang phục và các điều kiện cần thiết khác cho hoat động của thanh tra Sở.

3.3.2. Giải pháp:
- Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và minh bạch các chính sách
Để hạn chế phát sinh khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại
tố cáo đòi hỏi phải có những biện pháp cơ bản đồng bộ, tiến hành đồng thời với
cải cách hành chính và cải cách bộ máy nhà nước. Trước hết phải hoàn thiện các
quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế. Hoàn thiện các quy
định về chức trách nhiệm vụ của cán bộ công chức đảm bảo cho hoạt động của
cơ quan nhà nước rõ ràng minh bạch hạn chế những vi phạm sai xót trong quá
trình thực hiện dẫn tới phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Tăng cường bồi dưỡng năng lực cán bộ giải quyết khiếu nại tố cáo. Xây
dựng đội ngũ cán bộ công chức có chuyên môn nghiệp vụ, năng lực trình độ
đáp ứng yêu cầu quản lý và giải quyết công việc.
Xác định công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiêm vụ
thường xuyên của Sở Y Tế. Đồng thời tổ chức giải quyết khiếu nại tố cáo
ngay ở cơ sở tránh tình trạng ùn tắc, đùn đẩy trách nhiệm.
Chú trọng công tác hướng dẫn, tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ, bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác tiếp dân,
thanh tra, giải quyết KN,TC.
Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc Quy tắc Ứng
xử, niêm yết công khai và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở đối với cán bộ,
công chức, viên chức.


×