NỘI DUNG TIỂU LUẬN
Lời mở đầu
Phần thứ nhất: Mô tả tình huống
Phần thứ hai: Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Phần thứ ba: Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Phần thứ tư: Xây dựng các phương án và lựa chọn phương án
Phần thứ năm: Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
Phần thứ sáu: Kiến nghị và kết luận
1
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề dân tộc và tôn giáo là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược của
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Dân tộc, tôn giáo vừa là sản phẩm của quá trình
phát triển lâu dài của lịch sử, được hình thành trên một phạm vi lãnh thổ nhất
định, có bản sắc văn hoá đặc trưng. Giải quyết tốt vấn đề dân tộc và tôn giáo
thực chất là xác lập những quan hệ công bằng, bình đẳng trong cộng đồng các
dân tộc cùng chung sống trên một phạm vi địa phương hay một quốc gia.
Huyện Krông pa có hơn 10 dân tộc anh em từ khắp mọi miền đất nước
về đây. Sinh sống từ lâu đời, trong đó dân tộc Gia Rai chiếm 68% dân số của
Huyện. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, các dân tộc anh em đã cùng
nhau chung lưng đấu cật, sống chết có nhau, thủy chung một lòng, trung
thành với cách mạng với Đảng, Bác Hồ làm cách mạng giải phóng dân tộc,
giải phóng quê hương Krông Pa vào ngày 17/3/1975.
Sau ngày giải phóng (17/3/1975) nhân dân các dân tộc của Huyện cùng
với nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là của Đảng bộ
huyện bắt tay vào công cuộc kiến thiết quê hương, khắc phục những vết
thương chiến tranh do đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để lại. Từ chỗ không
đường, không chợ, không trường học, không bệnh viện. Đến nay cơ sở hạ
tầng được xây dựng, qui hoạch một cách cơ bản bộ mặt của Huyện ngày càng
khang trang, đời sống nhân dân các dân tộc của Huyện không ngừng được cải
thiện, điện, nước, trường học đã về tới hầu hết các buôn, thôn. Thành tựu
đáng được tự hào là sau 20 năm cùng với nhân dân cả nước thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng, cán bộ nhân dân Huyện Krông Pa đã đạt được đó là:
giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nhịp độ tăng trưởng (GDP) khá đạt
14,6%, riêng năm 2005 đạt 18%, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 4
triệu VND. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa tiếp tục phát triển, các
chính sách xã hội, Công tác xoá đói giảm nghèo ngày càng được quan tâm
thực hiện đã góp phần nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
2
cải thiện đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn bàn
Huyện.
Tuy vậy, xuất phát từ vị trí chiến lược của Huyện Krông Pa là cửa ngõ
nối liền Tây Nguyên với các tỉnh Duyên Hải miền Trung mà trực tiếp là nối
liền Gia Lai với Phú Yên theo quốc lộ 25. Do đó các thế lực thù địch vẫn
thường xuyên tổ chức chống đối, gây mâu thuẫn, phân biệt chia rẽ dân tộc
dưới nhiều hình thức hòng phá vỡ ổn định chính trị, tạo ra một số vụ việc làm
bất ổn định trật tự xã hội, gây sự nghi ngờ dẫn đến mất lòng tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước. Về mặt chủ quan, trong hoạt động quản lý nhà nước
của chúng ta, nhất là chính quyền xã, thị trấn trong việc thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước đối với công tác dân tộc
còn những hạn chế, khuyết điểm nhất định đã tạo nên một số tình huống phức
tạp.
Một trong số vụ việc điển hình xảy ra trên địa bàn huyện Krông Pa có
nguồn gốc từ vấn đề dân tộc và tôn giáo như: Vụ biểu tình ngày 02/2/2001 tại
thành phố Pleiku, trong đó có sự tham gia của gần 100 người dân thuộc một
số của Huyện Krông Pa kéo về Pleiku biểu tình. Và vụ gây rối diễn ra vào
sáng ngày 10 tháng 4 năm 2004 tại xã E một trong những trung tâm của
huyện, được sự hậu thuẫn và chỉ đạo của bọn phản động bên ngoài, bọn phản
động người dân tộc thiểu số ở bên trong đã tổ chức tập hợp, lôi kéo và ép
buộc hàng trăm người dân tộc thiểu số trong đó chủ yếu là thanh niên, phụ nữ
kéo về trụ sở xã E biểu tình rải truyền đơn, yêu sách, gây bạo loạn, đòi lấy lại
đất đai một cách vô căn cứ. Hiện tượng vụ việc tại xã E là rất nghiêm trọng,
không phải đơn thuần là vụ việc khiếu kiện mà tính chất gây rối bạo loạn xã
hội, phục vụ cho mục đích của bọn xấu.
Như vậy, trong quản lý Nhà nước nói chung và giải quyết những vấn đề
xử lý tình huống nảy sinh về lĩnh vực dân tộc và tôn giáo là một nhiệm vụ
tương đối phức tạp, nhạy cảm và không ít khó khăn đòi hỏi chính quyền các
cấp, nhất là chính quyền cơ sở xã, thị trấn nơi có nhiều dân tộc sinh sống cần
phải có kế hoạch và giải pháp đúng đắn để giải quyết kịp thời, thoả đáng vừa
3
có tính chất cấp bách trước mắt, vừa mang tính chất lâu dài trong sự nghiệp
xây dựng và giữ vững ổn định chính trị ở địa phương.
Qua vụ việc phát sinh trên, có thể rút ra những nguyên nhân chủ yếu
sau:
- Về chủ quan: Trước hết là những khuyết điểm của các cấp ủy Đảng,
chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương cả một thời gian dài chậm
được nhận thức và sửa chữa những khuyết điểm như: Cán bộ còn xa dân,
chưa thực sự gần dân, thậm chí còn có hiện tượng xa dân, quan liêu, không
nắm vững được tình hình trong dân, tham nhũng gây mất lòng tin trong đồng
bào các dân tộc trên địa bàn. Việc thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn
giáo thực hiện chưa đến nơi đến chốn cả trong nhận thức và thực tiễn tổ chức
thực hiện, dẫn đến chưa giải quyết thoả đáng một số yêu cầu chính đáng của
nhân dân, cá biệt có trường hợp nhân dân đề nghị nhưng chưa được giải quyết
hoặc giải quyết nhưng còn chậm trễ dẫn đến tình trạng đơn thư, khiếu kiện
kéo dài.
- Về khách quan: Các thế lực thù địch và bọn phản động trong và ngoài
nước lợi dụng, kích động, lôi kéo một số người nhẹ dạ, cả tin và thiếu hiểu
biết, làm việc xấu gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ở
buôn, thôn và làm rạn nứt mối đoàn kết lâu đời, thủy chung giữa các dân tộc
trên địa bàn Huyện.
Sau sự kiện tháng 2/2001 bạo loạn chính trị xã hội xảy ra ở thành phố
Pleiku trong đó có sự tham gia của gần 100 người dân ở một số xã của Huyện
và tiếp đến là vụ gây rối diễn ra vào sáng ngày 10/4/2004 tại xã E vẫn chưa
được giải quyết một cách căn bản. Chưa tìm ra căn nguyên sâu xa và những
giải pháp tích cực, đồng bộ để khắc phục tình hình. Hiện nay bọn phản động
trong và ngoài nước vẫn cấu kết tìm mọi cách tiếp tục chống phá, chia rẽ, kích
động, khoét sâu để chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc. Trước thực trạng đó,
trong công tác quản lý nhà nước nói chung, xây dựng chính quyền cơ sở nói
riêng cần phải có những biện pháp hữu hiệu quan tâm hơn nữa về công tác
dân tộc, tôn giáo nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước được thực thi trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở các xã, thị trấn.
4
Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Xử lý tình huống trong hoạt động quản lý
Nhà nước của chính quyền cơ sở về công tác dân tộc trên địa bàn Huyện
Krông Pa" Với mục đích góp một phần nhỏ vào trong công tác bảo đảm
chính sách dân tộc thiểu số nhưng cũng đồng thời góp một phần bảo đảm an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện Krông Pa tỉnh Gia lai.
5
PHẦN THỨ NHẤT
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH XẢY RA VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PA
1. Một số đặc điểm, tình hình của Huyện Krông Pa.
Huyện Krông Pa là Huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai theo
hướng Đông Nam của tỉnh cách thành phố Pleiku 145 km là cửa ngõ nối liền
Tây Nguyên với các tỉnh Duyên Hải miền Trung. Do đó có vị trí rất quan
trọng về kinh tế, chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. Huyện Krông Pa có
diện tích 126.000ha dân số 68000 người, trong đó 68% là đồng bào dân tộc
Gia Rai chia thành 14 đơn vị hành chính gồm 13 xã 1 thị trấn trong đó 8 xã
đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135, với 126 thôn buôn tổ dân phố
(Kinh 46 thôn, buôn khối phố, đồng bào dân tộc thiểu số 80 buôn) Huyện có
16% dân số có tôn giáo bao gồm: tin lành Việt Nam (MN) 5.592 tín đồ; Thiên
chúa giáo 3.665 tín đồ; phật giáo 1.229 phật tử.
Sau 31 năm ngày giải phóng (17/3/1975) nhân dân các dân tộc Krông
Pa đoàn kết, chung sức chung lòng bắt tay vào công cuộc kiến thiết quê
hương. Khắc phục những vết thương chiến tranh do Mỹ và bè lũ tay sai để lại.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, điều hành quản lý của chính quyền
Huyện, xã, thị trấn, sự giúp đỡ tạo điều kiện của cấp trên kinh tế - xã hội phát
triển, an ninh chính trị được củng cố, trật tự xã hội được giữ vững. Hệ thống
chính trị ở cơ sở được củng cố vững chắc, nhân dân các dân tộc phấn khởi, tin
tưởng yên tâm sản xuất, nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm
trước, đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn Huyện được cải thiện. Tăng
trưởng kinh tế bình quân hàng năm của 5 năm (2001 - 2005) đạt 14,6% riêng
năm 2005 đạt 18%.
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, những năm qua vẫn còn xảy ra
những khuyết điểm, yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục đó là: Tình trạng
tham nhũng ở một số cán bộ chủ chốt có chức, có quyền trong đó có cả cán
bộ ở một số xã, lấn chiếm mua bán đất đai, chặt phá rừng. Nền kinh tế tăng
trưởng chưa vững chắc, còn phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên và sự
6
đầu tư, hỗ trợ của nhà nước và của tỉnh. Các vấn đề văn hoá - xã hội chuyển
biến chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Trình
độ dân trí còn ở mức thấp, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân nhất là
vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hệ thống chính trị chất
lượng chưa cao, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp uỷ đảng, chính
quyền từ Huyện đến các xã, thị trấn nhiều lúc, nhiều nơi còn thiếu các biện
pháp tích cực. Điều phải quan tâm suy nghĩ đó là đời sống nhân dân lao động
nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng căn cứ địa cách mạng trong những
năm kháng chiến đã một lòng một dạ trung thành với cách mạng cùng "chia
lửa" vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thì hiện nay đời sống vật chất tinh thần
còn quá thiếu thốn khó khăn, hưởng lợi không nhiều từ những thành tựu của
qúa trình đổi mới đất nước. Đa số vẫn sống trong cảnh nhà tranh vách ván,
sống nhờ vào canh tác nông nghiệp lạc hậu, con em ít được học hành, nhất là
các cấp học cao như THPT, đào tạo chuyên nghiệp thì không có điều kiện về
kinh tế cho con ăn học. Đời sống vật chất là vậy còn đời sống văn hoá tinh
thần cũng không kém phần hạn hẹp, ít được thông tin tuyên truyền về chính
trị, tư tưởng về tình hình đổi mới của đất nước, văn hoá dân tộc thiểu số bị
mai một, văn hoá các lễ hội truyền thống đang ngày một xa dần đối với lớp
trẻ là người dân tộc thiểu số. Đây chính là mảnh đất thuận lợi cho các hoạt
động truyền đạo "tin lành Đêga" trong các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu
số nhằm chiếm lĩnh trên lĩnh vực ý thức hệ. Tính từ năm 1996 đến nay hoạt
động của đạo tin lành nói chung và trong đó có cả tư tưởng của "tin lành
Đêga" nói riêng đã truyền bá đến 13/14 xã thị trấn, 62 thôn buôn trừ xã Emlah
là không có tin lành.
2. Nội dung vụ việc
Trong năm 2000, được sự chỉ đạo và tiếp tay của các thế hệ thù địch
bên ngoài. ở nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai, bọn Fulrô cũ và bọn cốt cán
"Tin lành Đêga" đã tích cực tuyên truyền, móc nối, tập hợp lực lượng để thực
hiện âm mưu hoạt động chống phá ta. Đến cuối năm 2000 và đầu năm 2001,
chúng càng hoạt động ráo riết, quyết liệt hơn. Chúng ra sức tuyên truyền lừa
mị, thúc ép người vào đạo tin lành, từ đó tách tin lành người thượng ra thành
7
lập "tin lành Đêga" để làm cơ sở cho lực lượng chính trị phản động "Nhà
nước Đêga tự trị", chúng tung tin KSorKớt, tổng thống tự phong của cái gọi là
"Nhà nước Đêga tự trị" đã về đến Gia lai, thời cơ hành động đã đến, để kích
động, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số theo chúng.
Đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc xảy ra ngày 2/2/2001 tại thành phố
PleiKu. Do bọn xấu lừa mị, thúc ép và kích động, hàng ngàn đồng bào dân tộc
thiểu số từ các huyện trong tỉnh kéo về trước trụ sở tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân
tỉnh, một số manh động tràn vào trụ sở tỉnh uỷ, gây xô xát và chống lại lực
lượng cảnh sát bảo vệ làm cho một số đồng chí bị thương nặng. Riêng Huyện
Krông Pa đã có 96 người dân tộc thiểu số tham gia bạo loạn, biểu tình ở
PleiKu (ESai 15 người, Ccăm 30 người, Uar 20, Exiêm 31người). Bọn cầm
đầu đưa ra các yêu sách mang tính chính trị đòi ta phải công bố cho dân tộc
thiểu số được thành lập "Nhà nước Đêga", "Người Kinh về với người Kinh,
người dân tộc tự quản lấy người dân tộc" Nhà nước phải thực hiện chính sách
ưu đãi cho đồng bào dân tộc trong y tế, giáo dục... Cũng phải nói ngay rằng
bọn phản động, ngoan cố không nhiều nhưng bằng thủ đoạn vừa lừa mị, vừa
thúc ép khống chế chúng đã huy động được một lực lượng đông đảo quần
chúng đi tham gia ở một số nơi trong tỉnh vào vụ biểu tình ngày 2/2/2001.
Đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, theo thông báo số 349 -TB/TW
ngày 5/2/2001 đã chỉ rõ "Không đơn thuần về vấn đề đi khiếu kiện mà đã
mang tính chất bạo loạn chính trị".
Tiếp đến sự kiện sáng ngày 10/4/2004 là những ví dụ điển hình của sự
yếu kém bất cập của hệ thống chính trị ở xã, thị trấn không nắm được dân,
không giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của nhân dân đã dẫn tới
việc kẻ địch lợi dụng chỗ yếu, lôi kéo kích động đồng bào dân tộc thiểu số đi
biểu tình. Riêng sự kiện sáng ngày 10/4/2004 tại xã E Huyện Krôngpa có hơn
300 người dân tộc thiểu số của xã E chủ yếu là phụ nữ, thanh niên từ các buôn
làng của xã kéo về trụ sở xã biểu tình, rải truyền đơn, yêu sách, gây bạo loạn
"đòi lấy lại đất đai một cách vô căn cứ, đòi tự do tôn giáo, dân chủ, đòi thành
lập nhà nước Đêga"... Một số đối tượng quá khích đã dùng đá, gậy tấn công
8
lực lượng công an viên, dân quân làm 5 đồng chí bị thương, làm thiệt hại một
số trang thiết bị của xã.
Hiện nay, tình hình an ninh chính trị và mọi mặt đời sống xã hội ở các
xã của Huyện có người tham gia biểu tình tại PleiKu vào ngày 2/2/2001, đặc
biệt là xã E đã đi vào ổn định. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, kiện
toàn một bước. Mối quan hệ và tình đoàn kết Kinh - Thượng, đoàn kết trong
buôn làng được phục hồi, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
thể hiện qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục triển khai có
hiệu quả. Đồng bào các dân tộc tin tưởng hơn vào Đảng, Nhà nước mà trực
tiếp là cấp uỷ và chính quyền cơ sở.
Song tình hình có thể mới tạm yên nhưng chưa thật sự ổn định (yên
nhưng chưa ổn), vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố mất ổn định. Về phía địch,
âm mưu thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" vẫn không có gì thay đổi,
thậm chí chúng còn tiến hành một cách ráo riết hơn, dưới nhiều chiêu bài
khác nhau. Hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta của
các thế lực thù địch hiện nay trên địa bàn huyện được biểu hiện cụ thể và nổi
bật ở các điểm sau:
1. Sau khi tổ chức bạo động không thành, kẻ địch đã tổ chức liên lạc
móc nối giữa bên trong với bên ngoài, chỉ đạo cho bọn cầm đầu và cốt cán ở
các xã, thị trấn củng cố lực lượng, tiếp tục hoạt động, đáng chú ý là chúng
thành lập bộ khung chính quyền của chúng ở một số buôn, làng.
2. Hoạt động tuyên truyền, lừa mị, lôi kéo người vào "Tin lành Đêga"
vẫn tiếp diễn ở nhiều buôn, thủ đoạn tinh vi, trắng trợn hơn.
3. Tuyên truyền khoét sâu mâu thuẫn Kinh - Thượng, chống phá mối
đoàn kết trong cộng đồng, kích động, lôi kéo một số người nhẹ dạ, cả tin vượt
biên trái phép sang Căm pu chia để hy vọng được đưa sang Mỹ.
Hiện nay trên địa bàn Huyện đã có trên 20 người vượt biên trái phép
sang Cămpuchia. Đây là một thủ đoạn mới rất thâm độc và xảo quyệt của
các thế lực phản động nhằm mục đích: gây tình hình xáo trộn ở các buôn làng,
cản trở việc ta tiến hành vận động đồng bào ổn định cuộc sống, tập trung sản
xuất, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; chúng tuyển chọn trong số vượt
9
biên để huấn luyện chuẩn bị lực lượng cho kế hoạch chống phá ta lâu dài, lợi
dụng tố cáo ta vi phạm nhân quyền, kỳ thị, chủng tộc, đàn áp chính trị, tôn
giáo, lên án ta trên trường quốc tế.
4. Điều rất đáng phải quan tâm là gần đây, mối liên hệ giữa tổ chức
phản động "Nhà nước Đêga tự trị" trong nước với bọn phản động bên ngoài
do KSor Kơk cầm đầu được tổ chức khá chặt chẽ, bên cạnh đó có sự chỉ đạo
và phối hợp với các thế lực phản động khác, chủ yếu là Mỹ.
Trước tình hình trên, đòi hỏi chính quyền các cấp đặc biệt là chính
quyền cơ sở cần khẩn trương triển khai một số chủ trương, giải pháp chủ
động, tích cực phòng chống âm mưu thủ đoạn "diễn biến hoà bình", bạo loạn
lật đổ của các thế lực phản động; chú trọng đến việc vừa đảm bảo ổn định
chính trị - xã hội phát triển kinh tế, chăm lo đời sống cho nhân dân, đồng thời
tiếp tục triển khai các biện pháp tích cực thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị
về "chiến lược an ninh quốc gia" và thực hiện chỉ thị số 01 của Ban thường vụ
Tỉnh ủy về phòng và chống bạo loạn. Tiến hành phân tích những nội dung
trên là cơ sở xác định mâu thuẫn của những tình huống xảy ra: mâu thuẫn
địch ta (đối kháng) hay mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân (không đối kháng),
mức độ của từng mâu thuẫn và sự đan xen những mâu thuẫn ấy. Mặt khác cần
chủ động xây dựng các giải pháp, đề ra các phương thức hoạt động quản lý
của chính quyền cơ sở nhằm mục đích:
- Thể hiện cho được chính quyền nhà nước thực sự là của dân, do dân
và vì dân; giải quyết kịp thời thoả đáng các lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo
điều kiện thuận lợi về môi trường xã hội để các thành viên trong cộng đồng
phát triển kinh tế cải thiện đời sống và tự do trong khuôn khổ của pháp luật.
- Đấu tranh, chuyên chính với các đối tượng tiêu cực, phản động đồng
thời tổ chức giáo dục, tuyên truyền cho mọi người dân hiểu biết về chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước để họ cùng với chính quyền đấu tranh với
các luận điệu xuyên tạc, lừa mị của các thế lực thù địch.
10
PHẦN THỨ HAI
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Chính quyền Nhà nước ta được chia thành 4 cấp, trung ương, Tỉnh,
Huyện và cấp xã. Như vậy, xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ sở của hệ thống
hành chính 4 cấp của nước CHXHCN Việt Nam.
Chính quyền cấp xã có chức năng quản lý mọi mặt công tác của Nhà
nước ở xã nhằm đảm bảo cho chủ trương chính sách của Đảng, hiến pháp và
pháp luật của Nhà nước được tôn trọng nghiêm chỉnh và thực thi có hiệu quả
tại cơ sở. Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, bảo
đảm quyền lợi của nhân dân, hướng dẫn tổ chức đời sống vật chất và văn hoá
của nhân dân, động viên mọi người dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Một mặt vừa bảo đảm phát triển kinh tế, đồng thời vừa ổn định chính
trị xã hội và giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn. Để thực hiện tốt chức
năng nhiệm vụ của chính quyền cơ sở một mặt tổ chức tuyên truyền giáo dục,
phổ biến chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, mặt khác sẵn sàng áp
dụng bạo lực cách mạng để chuyên chính với các thế lực làm tổn hại đến lợi
ích của Nhà nước, địa phương và nhân dân.
Trên thực tế không phải lúc nào cũng tuân theo một quy trình như vậy,
mà có thể gặp trở ngại như: nhân dân khiếu kiện, biểu tình chống đối lực
lượng phản động gây rối, bạo loạn... Trong những điều kiện nhất định ấy có
thể dẫn đến tình huống ở một phạm vi nhất định đòi hỏi chính quyền cơ sở
phải áp dụng các biện pháp xử lý tình huống phù hợp.
1. Làm cho điểm nóng nguội lại, hạn chế sự lan toả sang nơi khác, khắc
phục tình trạng bất ổn định làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Xây dựng và củng cố các bộ phận của chính quyền cơ sở và tổ chức
cấu thành trong hệ thống chính trị, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công
tác quản lý nhà nước nhằm thiết lập ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội,
11
củng cố niềm tin, tạo được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với chính
quyền Nhà nước.
3. Tạo những tiền đề, nhân tố để điểm nóng không tái phát, xử lý giải
quyết những vấn đề mâu thuẫn trước mắt nhưng cũng đồng thời có những giải
pháp tìm ra căn nguyên sinh ra điểm nóng.
4. Căn cứ vào các nguyên nhân về khách quan và chủ quan nảy sinh sự
việc nêu trên, chính quyền cơ sở (chủ thể quản lý) cần phải lựa chọn phương
án để giải quyết sao cho vừa dập tắt được (điểm nóng) xảy ra nhưng cũng
đồng thời giữ vững được sự ổn định lâu dài, hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra
những vụ việc tương tự trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước
ở xã, thị trấn.
12
PHẦN THỨ BA
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân
1.1. Về nguyên nhân khách quan: Vụ việc ngày 2/2/2001 một số
người ở Huyện kéo về PleiKu biểu tình và vụ việc sáng ngày 10/4/2004 tại xã
E đã phản ánh rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc và tôn giáo để thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình", chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, móc nối lôi kéo biểu tình, gây bạo loạn tạo sự mất ổn
định về chính trị xã hội, làm ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất và ổn định
đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Huyện Krông
Pa nói riêng.
Mặt trái của cơ chế thị trường chi phối đời sống xã hội, sự phân hóa
giàu nghèo giữa thị trấn với xã, giữa các khu dân cư là đồng bào Kinh với
đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng có khoảng cách giãn ra. Mặc dù Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế đi đôi với thực
hiện chính sách công bằng xã hội và đã có nhiều biện pháp để rút ngắn dần sự
phân hoá giàu nghèo nhưng chưa thực sự hữu hiệu bởi quy luật của cơ chế thị
trường chi phối.
Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã
nhất là vùng căn cứ địa cách mạng còn nhiều khó khăn, trong khi đó so với
đời sống vùng đồng bào Kinh, thị trấn có sự chênh lệch tương đối lớn. Đây
chính là điểm yếu mà kẻ địch nhằm vào đó để kích động đồng bào dân tộc
thiểu số.
1.2. Về nguyên nhân chủ quan: Chúng ta cũng phải nhìn nhận một
cách nghiêm túc về bộ máy chính quyền các cấp, nhất là chính quyền ở cơ sở
trong quản lý điều hành còn những bất cập, yếu kém, tồn tại chậm được đổi
mới, khắc phục. Chính quyền Nhà nước là "của dân do dân và vì dân", thay
mặt nhân dân để thực hiện ý chí, nguyện vọng của dân. Song có những nơi
13
này nơi khác vẫn còn biểu hiện thiếu trách nhiệm, lơ là mất cảnh giác, thậm
chí có một số nơi gây sách nhiễu với dân. Các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước không đến được với dân hoặc triển khai thực hiện không
đầy đủ. Tệ quan liêu xa dân, không nắm được diễn biến tình hình trong dân
cư, không nắm được các hoạt động lôi kéo của kẻ xấu đã dẫn đến thụ động
trong việc tổ chức ngăn chặn, phòng ngừa đã góp phần tạo cho kẻ xấu có
được điều kiện dễ dàng tổ chức gây rối.
Hệ thống chính trị nói chung và nhất là chính quyền cơ sở nói riêng còn
bộc lộ những yếu kém trong các lãnh đạo quản lý, tổ chức thực hiện chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phối hợp không chặt chẽ với mặt trận
và các đoàn thể trong cuộc vận động quần chúng. Một số vị trí chủ chốt của
xã, thị trấn còn do cán bộ hưu trí đảm trách, mặc dù các đồng chí có bản lĩnh
chính trị và kinh nghiệm thực tiễn nhưng thiếu năng động nên không đáp ứng
được với yêu cầu đổi mới. Ở các xã đa số là người dân tộc thiểu số thì cán bộ
lại ít được đào tạo do đó nhận thức về chính trị, xã hội về ý thức pháp quyền
còn hạn chế nên việc tổ chức quản lý Nhà nước ở cơ sở hiệu quả chưa cao.
Một số cán bộ chính quyền vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật nhà nước, quan liêu, tự mãn, tư tưởng nặng thành tích,
không nắm dân, không nghe dân, mất dân chủ, vô trách nhiệm kéo dài nhưng
chậm được ngăn chặn và xử lý. Cán bộ ở một số xã trình độ năng lực còn hạn
chế nhất là thôn, buôn trình độ học vấn thấp, đôi khi còn nảy sinh tư tưởng tự
ty, ỷ lại, thiếu nhiệt tình và sáng tạo trong vận động nhân dân để kẻ xấu lôi
kéo những người nhẹ dạ cả tin tham gia vào các hoạt động gây rối trật tự xã
hội.
Việc thực hiện các chính sách đối với những người có công với nước,
chính sách đối với đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số, việc triển khai thực
hiện các chương trình quốc gia, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương
trình 132, chương trình 134, chương trình 135... bước đầu đã mang lại hiệu
qua nhưng trong quá trình thực thi vẫn còn nhiều thiếu xót, nhưng lại chậm
14
được phát hiện và sửa chữa. Một số xã chưa thật sự quan tâm đúng mức thiếu
sự huy động nguồn lực vật chất và tinh thần của cả cộng đồng do đó kết quả
còn thấp.
Một số xã chưa thực hiện tốt chủ trương của Đảng về phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số quá nghèo nàn đã tạo thành "khoảng trống" trong đời sống tinh
thần, là điều kiện thuận lợi để kẻ địch lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số mà
nhất là thanh niên vào "tin lành Đêga".
Việc nâng cao dân trí và đào tạo cán bộ cũng còn những mặt yếu kém,
khuyết điểm. Việc dạy và học chữ dân tộc ở bậc học tiểu học, việc tuyển con
em người dân tộc thiểu số vào các trường, việc tiếp nhận, bố trí, sử dụng các
em là người dân tộc thiểu số tốt nghiệp ra trường, vẫn còn nhiều vưỡng mắc,
có trường hợp đã nảy sinh bất mãn.
Thực hiện qui chế dân chủ ở buôn làng chưa tốt, những mâu thuẫn,
tranh chấp giữa đồng bào dân tộc thiểu số với một số nông lâm trường, giữa
đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào kinh tế mới... chưa được giải quyết
kịp thời, đúng chính sách và pháp luật, (trong đó có cả quy định không giải
quyết cho đồng bào dân tộc thiểu số mua bán đất đai thuộc quyền sở hữu,
quyền sử dụng của họ đã tạo sự bất bình đẳng trong quyền lợi giữa người kinh
và người dân tộc thiểu số).
Trong điều hành quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở thường thiên
về giáo dục thuyết phục ít sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhất là đối với
những vi phạm của đồng bào dân tộc thiểu số, phần nào làm giảm hiệu lực,
hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước ở xã, thị trấn.
Trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, mặt trận đoàn thể cấp Huyện ít
bám cơ sở, quan liêu, chậm đổi mới phương thức hoạt động nhất là công tác
dân vận, công tác tổ chức cán bộ, thanh tra, kiểm tra trong xử lý các vụ vi
phạm, trong kiểm tra đôn đốc xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ của cấp xã, thị
trấn
15
Từ những yếu kém nêu trên của chính quyền cơ sở và các cơ sở, chính
sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập và thực hiện chưa
được đầy đủ, sự cấu kết phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh điểm nóng. Mà cụ thể ở Huyện Krông
Pa là sự kiện 02/2/2001 96 người dân tộc thiểu số ở một số xã kéo lên PleiKu
biểu tình. Và sự kiện sáng ngày 10/4/2004 tại xã E Huyện Krông Pa.
2. Hậu quả
2.1. Hậu quả về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Sau khi các vụ việc xảy ra trên đã để lại hậu quả nặng nề không chỉ là
vấn đề trước mắt mà còn đã và đang gây nên hậu quả lâu dài trong công tác
an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn xã, Huyện. Một số phần tử xấu
đã lợi dụng những sở hở trong quá trình xử lý của chính quyền, của các lực
lượng vũ trang để kích động chia rẽ Kinh - Thượng, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân.
Tình hình an ninh chính trị sau khi xảy ra vụ việc cho đến nay thường
xuyên nóng lên. Một số người dân tộc thiểu số vẫn còn tư tưởng vượt biên
sang Campuchia, an ninh chính trị và trật tự xã hội ở thôn, buôn chưa thật sự
ổn định.
2.2. Hậu quả về khối đại đoàn kết toàn dân.
Mối đoàn kết có từ lâu đời giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng
dân cư ở những buôn, xã xảy ra vụ việc bị rạn nứt nhất là mối quan hệ Kinh thượng, phải có một thời gian lâu dài mới hàn gắn được. Mặc dù đã có nhiều
hình thức hoạt động củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn, tuy vậy
mặc cảm phát sinh từ các sự kiện ngày 02/2/2001 và ngày 10/4/2004 vẫn chưa
thể xoá bỏ hoàn toàn.
Đời sống xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số bị xáo trộn, thiếu
sự ổn định, trong tâm trạng của nhân dân đã có biểu hiện lo âu, thiếu an tâm
trong sản xuất và đời sống.
16
Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chống phá ta về nhiều mặt chúng phục
hồi các tổ chức phản động cũ, nhen nhóm tổ chức mới, nuôi dưỡng chỉ đạo
bọn Fulrô lưu vong, ngụy quân, ngụy quyền cũ để tạo dựng (ngọn cờ). ở các
buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số bọn phản động đội lốt tôn giáo ngấm
ngầm hoạt động, đe doạ, o ép, khống chế quần chúng tích cực, tạo sự hoang
mang trong nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.
2.3. Hậu quả về kinh tế - xã hội
Bộ máy chính quyền xã, thị trấn và Huyện phải đầu tư vào công tác an
ninh trật tự tốn kém nhiều thời gian công sức và kinh phí, ảnh hưởng đến các
lĩnh vực công tác khác. Tốc độ phát triển kinh tế ở một số xã an ninh không
ổn định chậm lại, có một số lĩnh vực bị đình trệ do không thu hút được các
nhà đầu tư, sản xuất đời sống chững lại, nhiều diện tích đất sản xuất bị bỏ
hoang ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
17
PHẦN THỨ TƯ
XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
Chính quyền Nhà nước chuyên chính vô sản với 2 chức năng cơ bản:
Bạo lực trấn áp và tổ chức xây dựng. Vì vậy khi có chính quyền một mặt là tổ
chức nhiệm vụ xây dựng phải được đặt lên hàng đầu, tuy vậy cũng không
được xao lãng nhiệm vụ bạo lực trấn áp. Bởi vì để bảo vệ chính quyền nhà
nước chuyên chính vô sản phải trấn áp các thế lực thù địch và những hành
động làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân
dân. Cho nên, tuỳ theo nhiệm vụ cụ thể mà trong điều hành hoạt động quản lý
nhà nước ở địa phương cần kết hợp hài hoà 2 chức năng bạo lực trấn áp và tổ
chức xây dựng, có như vậy mới giữ vững được chính quyền, trong hai vụ việc
xảy ra trên địa bàn Huyện Krông Pa cần xây dựng các phương án sau:
Phương án I: Tổ chức giáo dục thuyết phục
- Trong trường hợp này áp dụng biện pháp giáo dục thuyết phục là biện
pháp hàng đầu rất cần thiết. Cần tập trung lực lượng vũ trang của địa phương
và chi viện của cấp trên tổ chức chốt chặn, cô lập đám đông biểu tình bạo
loạn.
- Bố trí các phương tiện truyền thông để tuyên truyền phổ biến chính
sách của Đảng và pháp luật nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà nước, đồng thời vạch rõ
âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.
- Tổ chức phối hợp giữa chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, các già
làng có uy tín, tổ chức kêu gọi giải tán đám đông.
- Công bố kế hoạch giải quyết thoả đáng yêu sách của đồng bào như:
giải quyết về đất ở, đất sản xuất, nhà ở cho hộ nghèo theo quy định của nhà
nước như: chương trình 132 (đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số)
chương trình 134 (về đất ở, nhà dột nát), kế hoạch phát triển kinh tế các làng
18
đồng bào dân tộc thiểu số, đầu tư cơ sở hạ tầng như đường nông thôn, điện
trường học, chương trình xoá đói giảm nghèo, khuyến nông, khuyến lâm.
Phương án 2: Dùng lực lượng vũ trang tổ chức trấn áp
Triển khai công bố áp dụng phương án A2 về phòng chống bạo loạn
của xã E đã xây dựng.
- Bố trí lực lượng dân quân cơ động của xã để cô lập đám đông
- Nhờ chi viện của lực lượng vũ trang cấp trên và các xã lân cận.
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ như lưới sắt, vật cản đường, xe
chuyên dùng để chốt chặn và trấn áp kịp thời các đối tượng kích động, hung
hãn.
- Bắt tạm giam để đấu tranh xử lý các đối tượng cầm đầu theo quy định
của pháp luật.
- Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế phải xác định rõ ràng, chính xác đối
tượng áp dụng, tránh nhầm người, nhầm việc và phải đúng trình tự của pháp
luật.
Phương án 3: Kết hợp giáo dục thuyết phục đám đông và chuyên
chính, trấn áp đối tượng cầm đầu.
- Thực hiện đồng bộ biện pháp giáo dục thuyết phục và tổ chức lực
lượng trấn áp đối tượng cầm đầu.
- Đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của bọn xấu và các thế lực
thù địch. Giải quyết công việc một cách rõ ràng, có tình có lý đúng với chính
sách của Đảng và quy định của pháp luật giữ vững được kỷ cương phép nước.
Đồng thời trấn áp những phần tử đứng đầu, quá khích, thể hiện vai trò chuyên
chính của chính quyền nhà nước. Đây là biện pháp có hiệu quả nhất, đảm bảo
giải quyết được mục tiêu đã lựa chọn là giải tán được đám đông, vận động bà
con về nơi cư trú ổn định đời sống.
- Cần nắm chính xác số người tham gia, số người quá khích, yêu sách
những gì, ai cầm đầu, có âm mưu thủ đoạn có mối liên hệ với các thế lực bên
ngoài hay không.
19
- Trên cơ sở tổng hợp tình hình về nhiều mặt, người chỉ huy và bộ phận
tham mưu cần phải đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh điểm nóng, nguyên
nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp.
- Áp dụng những biện pháp để hạn chế sự lan toả sang nơi khác, thiết
lập sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất.
- Dưới sự chỉ huy của người đứng đầu cùng với bộ phận tham mưu cần
tổ chức phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong hệ thống chính trị như chính
quyền, công an, quân đội, mặt trận và các đoàn thể phát huy tác dụng của mỗi
tổ chức trong tuyên truyền giáo dục và trấn áp.
Phương án 3 trong tổ chức giáo dục thuyết phục trong diễn biến sự việc
và ngay sau khi giải tán đám đông cũng cần tiếp tục sử dụng để khắc phục
hậu quả. Phương án này là sự kết hợp một cách hợp lý của 2 phương án 1và 2,
đồng thời được bổ sung các biện pháp về tiếp tục tổ chức vận động quần
chúng, tập trung cán bộ, bổ sung các đội công tác xuống cơ sở, bám dân, nắm
dân, phát động quần chúng ngay sau khi xử lý xong các tình huống xảy ra.
- Tổ chức hội nghị già làng, trưởng buôn, thôn, các nhân vật tiêu biểu
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia vào công tác phát động
quần chúng làm yên lòng dân.
- Tập trung vạch trần âm mưu thủ đoạn diễn biến hoà bình của các thế
lực phản động, vạch trần tính chất phản dân, hại nước và các thủ đoạn lừa mị
của Sơk Kơt và đồng bọn trong tổ chức phản động "Nhà nước Đêga tự trị".
- Tuyên truyền về truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc
Huyện Krông Pa trong kháng chiến là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang,
chính sách đoàn kết dân tộc, tự do tôn giáo, sự quan tầm của Đảng và Nhà
nước ta đối với đồng bào miền núi nói chung, Tây Nguyên, Krông Pa nói
riêng.
20
PHẦN THỨ NĂM
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN
Phương án 1: Tổ chức giáo dục thuyết phục.
* Ưu điểm: - Giáo dục thuyết phục là biện pháp hàng đầu rất cần thiết
trong tổ chức quản lý Nhà nước ở địa phương.
- Nó phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân tự giác tham
gia vạch các thế lực thù địch thực hiện các nhiệm vụ giữ vững an ninh chính
trị phát triển kinh tế - xã hội.
- Biện pháp giáo dục thuyết phục thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng
vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có hiệu quả, phát huy được sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
* Hạn chế: Tuy vậy biện pháp giáo dục thuyết phục cũng có những hạn
chế, nhược điểm. Nếu tình huống nào cũng áp dụng thì dẫn đến nhu nhược,
nhất là tình huống có yếu tố "đối kháng" với quyền và lợi ích của Nhà nước,
của tập thể và nhân dân.
Phương án 2: Dùng lực lượng vũ trang tổ chức trấn áp.
* Ưu điểm: - Bạo lực cách mạng là công cụ chuyên chính của các cấp
chính quyền được sử dụng khi xét thấy cần thiết. Thường thì trong hoạt động
quản lý nhà nước được sử dụng đồng thời 2 biện pháp. Giáo dục thuyết phục
và biện pháp cưỡng chế.
- Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế phải xác định rõ ràng đối tượng áp
dụng, tránh nhầm người, nhầm việc.
- Trong tình huống xảy ra bạo loạn "đối tượng cầm đầu" sau khi đã
thuyết phục nếu không đạt kết quả thì tiến hành ngay biện pháp trấn áp, tách
đối tượng cầm đầu ra khỏi đám đông nhằm giải quyết nhanh được sự việc xảy
ra, giải tán ngay đám đông tụ tập biểu tình.
21
* Hạn chế: Sử dụng bạo lực (lực lượng vũ trang) để trấn áp cũng có
những hạn chế, nhất là làm tổn thương đến thân thể của đối tượng tạo nên hậu
quả về sau, kẻ xấu lợi dụng kích động chia rẽ làm ảnh hưởng xấu lòng tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Phương án 3: Kết hợp giáo dục thuyết phục và chuyên chính, trấn áp
đối tượng cầm đầu
*Ưu điểm: kết hợp chặt chẽ hai biện pháp giáo dục thuyết phục và trấn
áp là nhiệm vụ thường xuyên trong tổ chức quản lý nhà nước nói chung.
- Một mặt phải đầy mạnh biện pháp tuyên truyền giáo dục, phối kết hợp
với các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội để tuyên truyền kêu gọi để
những đối tượng bị lôi kéo hiểu rõ được âm mưu của bọn xấu, cô lập được kẻ
cầm đầu gây bạo loạn.
- Mặt khác cần phải tổ chức lực lượng an ninh nắm bắt tình hình, phân
loại đối tượng để tìm ra kẻ cầm đầu, cô lập phân tán và bố trí lực lượng vũ
trang trấn áp kiên quyết, tách ra khỏi đám đông.
- Thực hiện đồng thời hai biện pháp tổ chức giáo dục thuyết phục và
bạo lực trấn áp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, triệt để nhất. Nó thể hiện quyền
lực Nhà nước một cách rõ ràng, giải quyết đảm bảo có tình, có lý, giữ vững
được kỷ cương phép nước nhất là việc tổ chức giải quyết các "điểm nóng"
như biểu tình, bạo loạn xảy ra.
* Hạn chế: Nếu kết hợp không đồng bộ, không thống nhất giữa giáo
dục và trấn áp, dẫn tới hiệu quả xử lý không cao dễ phát sinh điểm mới khó
lường trong xử lý tình huống bạo loạn lật đổ.
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN:
Như tình huống đã nêu xử lý tình huống biểu tình, bạo loạn của đồng
bào dân tộc thiểu số ngày 2/02/2001 và sáng ngày 10/4/2004 tại xã E trong
quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở. Tôi chọn phương án 3 để triển khai
thực hiện vì phương án này thực thi có hiệu quả, đạt được mục tiêu trước mắt
cũng như về lâu dài nhằm ổn định tình hình "yên ổn" một cách vững chắc.
22
- Giải quyết công việc có tình, có lý, đúng pháp luật vừa đảm bảo giáo
dục thuyết phục theo đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và đồng thời
chuyên chính, áp dụng bạo lực đối với những kẻ cầm đầu hung hăng quá
khích.
- Hiệu quả khi thực hiện, phương án 3 đem lại thể hiện rõ chức năng
của chính quyền nhà nước là chuyên chính, trấn áp và tổ chức xây dựng.
- Tổ chức giáo dục thuyết phục vừa giải quyết được vấn đề trước mắt
nhưng cũng sẽ nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong quá trình tổ chức đời sống sau khi
giải quyết xong vụ việc.
- Tổ chức lực lượng trấn áp đối tượng cầm đầu thể hiện được vai trò
chuyên chính của chính quyền Nhà nước mang tính giáo dục, răn đe đối với
đối tượng vi phạm trong 2 vụ bạo lực nêu trên. Nhưng cũng có tác dụng ngăn
ngừa những ai cố tình có hành vi vi phạm, giữ vững trật tự an toàn xã hội tạo
môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
- Cùng với công tác phát động quần chúng, tấn công chính trị, tổ chức
trấn áp bọn phản động cầm đầu, bóc gỡ cơ sở ngầm trong tổ chức phản động
(tin lành Đêga) và nhà nước Đê ga tự trị, đang khống chế quần chúng ở một
số xã, buôn làng.
- Chủ trương triển khai thực hiện theo phương châm: kiên quyết, khẩn
trương, đúng người, đúng tội, lấy giáo dục, thuyết phục, răn đe làm chính,
đồng thời xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu, ngoan cố chống lại an ninh quốc
gia, chống lại người thi hành công vụ.
- Tổ chức củng cố, kiện toàn cán bộ ở cơ sở là một yêu cầu cấp bách và
rất quan trọng, trước mắt kiện toàn cán bộ ở các buôn, thôn, các đoàn thể của
xã, cán bộ chủ chốt của xã. Kiểm tra, giải quyết những thiếu xót trong thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở cơ sở. Xử lý ngay
những đơn thư khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai, chế độ chính
23
sách. Có kế hoạch ổn định tình hình, ổn định đời sống nhân dân phát triển
kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống của nhân dân.
PHẦN THỨ SÁU
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Với cấp trên.
- Cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dân tộc,
hiện nay ở nước ta cần phải xây dựng luật dân tộc là vấn đề hết sức cần thiết
và cấp bách. Luật dân tộc được xây dựng sẽ là cơ sở để xây dựng những văn
bản pháp quy khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dân tộc.
- Tăng cường hơn nữa cải cách hành chính theo hướng tăng cường cho
cơ sở xã, phường, thị trấn giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết ở cấp
tỉnh, huyện vì cơ sở là nơi tổ chức thực hiện đường lối chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước là cầu nối liền dân với Đảng với Nhà nước, cơ sở có
mạnh mới yên lòng dân đất nước mới hưng thịnh.
- Xây dựng các chế độ chính sách đầu tư phát triển ở các buôn làng dân
tộc thiểu số, thực hiện có hiệu quả hơn nữa chương trình 132, 134, 135, tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra chống mọi thất thoát giảm hiệu quả. Trong
đầu tư cần lấy buôn làng làm đơn vị để đầu tư sẽ phù hợp hơn với phong tục
tập quán đã gắn bó với cộng đồng dân cư, đáp ứng được cái cần của dân.
- Tăng ngân sách cho các xã trọng điểm về quốc phòng an ninh, gắn
quốc phòng với phát triển kinh tế xã hội với xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, cải tiến phương pháp dạy và học,
quan tâm hơn nữa công tác giáo dục ở miền núi, Tây nguyên, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số nhằm nâng cao dân trí đây là cơ sở bền vững cho phát triển
kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở miền núi và vùng đồng bào dân
tộc thiểu số.
24
- Làm tốt công tác tạo nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ
Kinh lên công tác ở miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phải biết nói,
viết chữ dân tộc thiểu số đây là yêu cầu bắt buộc.
2. Với các xã, thị trấn.
- Cần kiện toàn, bổ sung phương án A2 về phòng chống bạo loạn, biểu
tình của xã. Thường xuyên tổ chức diễn tập, chủ động triển khai thực hiện kế
hoạch phòng chống, ngăn ngừa tránh chủ quan, thụ động.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn có năng lực, hiểu biết
sâu sắc về lĩnh vực tôn giáo, dân tộc, có thái độ phục vụ nhân dân, sâu sát cơ
sở giải quyết kịp thời những tâm tư nguyện vọng của dân một cách hợp lý,
thoả đáng theo phương châm xã nắm tới buôn, thôn, thôn buôn nắm tới từng
hộ gia đình, cán bộ phải thực sự là công bộc của dân.
- Tổ chức quản lý cần vận dụng sáng tạo giữa pháp luật với phong tục
tập quán tiến bộ của buôn thôn. Kết hợp giữa cán bộ buôn thôn với già làng
trong việc triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước và trong tổ chức phát động quần chúng.
- Cấp ủy, chính quyền các xã có người tham gia khiếu kiện, biểu tình
mà nhất là xã E cần phải có nghị quyết của cấp ủy lãnh đạo về công tác an
ninh nông thôn, UBND xã xây dựng các tổ tự quản ở các buôn, phân công
đảng viên phụ trách từng tổ tự quản, thực hiện tốt pháp luật theo quy định của
Nhà nước ở cơ sở. Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở
buôn thôn. Xử lý nghiêm các hành vi lôi kéo của kẻ xấu làm ảnh hưởng đến
an ninh nông thôn, không để phát sinh hay tái diễn biểu tình bạo loạn. Nếu
xảy ra phải giải tán ngay ở buôn, thôn không để kéo lên xã hoặc lây lan sang
các xã khác.
25