Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đoàn khu vực nông thôn trên địa bàn huyện kim bảng, tỉnh hà nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.53 KB, 67 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
HC VIN CHNH TR KHU VC I
V MINH TèNH
NÂNG CAO CHấT LƯợNG HOạT ĐộNG Tổ CHứC CƠ Sở ĐOàN
ở KHU VựC NÔNG THÔN TRÊN ĐịA BàN
HUYệN KIM BảNG, TỉNH Hà NAM
LUN VN CAO CP Lí LUN CHNH TR - HNH CHNH
H NI, NM 2014
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên
Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì
mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn là đội dự bị tin cậy của
Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học
XHCN của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
tuổi trẻ, là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên. Đoàn là
thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và
pháp luật của Nước CHXHCN Việt Nam.
Hơn 80 năm qua, được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các
thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo lực lượng thanh niên,
phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Ngày nay, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân
tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thường xuyên bổ sung lực
lượng trẻ cho Đảng, tổ chức động viên ĐVTN cả nước đi đầu trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức
được vai trò, vị trí của thanh niên, đã có nhiều chính sách cụ thể để phát huy


những tiềm năng, thế mạnh của thanh niên, để thanh niên có đóng góp xứng
đáng trong tiến trình cách mạng của dân tộc. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa
X) về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ
2
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Luật Thanh niên (năm 2005) trở
thành cơ sở pháp lý quan trọng, cụ thể hóa những quan điểm của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc phát huy vai trò của toàn xã hội đối với việc
chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong các
cuộc chiến tranh giữ nước trước kia cũng như trong công cuộc đổi mới ngày
nay là một lực lượng xã hội to lớn đã có nhiều cống hiến xuất sắc, góp phần
tô thắm truyền thống anh hùng của quê hương, được Đảng bộ, chính quyền
địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Bước vào thời kỳ mới, tinh
thần đoàn kết, sáng tạo, xung phong, tình nguyện xây dựng quê hương ngày
càng giàu mạnh, văn minh của các thế hệ thanh niên tiếp tục được phát huy,
trở thành một động lực lớn cho sự phát triển của xã hội. Đoàn đã có nhiều
đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới hiện nay, góp phần tích cực vào sự
nghiệp CNH, HĐH, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Tuy nhiên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của huyện Kim
Bảng hiện nay cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế. Trong đó, hoạt động
Đoàn tại khu vực nông thôn đang là một điểm yếu mấu chốt. Tổ chức cơ sở
Đoàn ở nông thôn còn lỏng lẻo, chất lượng chính trị của ĐVTN còn chưa cao,
ĐVTN chưa thiết tha, gắn bó với tổ chức Đoàn. Trong khi đó, hoạt động của
tổ chức Đoàn chưa phong phú, hấp dẫn, cuốn hút thanh niên, chưa đáp ứng
được những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Trong công tác
lãnh đạo của tổ chức Đoàn còn mang nặng tính hành chính. Hoạt động của tổ
chức Đoàn nói chung còn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của xã hội trong tình
hình mới. Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn ở khu vực nông thôn đang trở
thành một yêu cầu cấp thiết trên địa bàn huyện Kim Bảng trong tình hình hiện
nay, đòi hỏi tổ chức Đoàn cần không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình

thức hoạt động.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài "Nâng cao chất lượng hoạt động
tổ chức cơ sở Đoàn khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng,
3
tỉnh Hà Nam hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính
trị của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, qua tìm hiểu, phân tích thực trạng
hoạt động Đoàn ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ
sở Đoàn ở khu vực này.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vai trò, tầm quan trọng và yêu
cầu nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn trong tình hình hiện nay.
- Khảo sát thực trạng hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông
thôn trên địa bàn huyện, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và chỉ ra
những nguyên nhân của chúng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ
sở Đoàn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn trên địa bàn
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
- Phạm vi thời gian: Từ Đại hội cơ sở Đoàn 2006 đến nay.
- Phạm vi nội dung: Chỉ nghiên cứu hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn ở
khu vực nông thôn
(Bao gồm Đoàn cơ sở xã, thị trấn và các chi đoàn thôn, xóm).

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng sử
4
dụng phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic, đối chiếu
so sánh, quan sát, xử lý các số liệu thống kê…
5. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận trong việc làm rõ quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai
trò của thanh niên trong phát triển toàn diện đất nước.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài đóng góp những giải pháp để
nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện
trong thời gian tới nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động
Đoàn hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn ở nông thôn và tầm quan
trọng, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở
Đoàn ở khu vực nông thôn
Chương 2: Thực trạng hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn khu vực nông
thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động tổ chức cơ sở Đoàn khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN Ở KHU VỰC
NÔNG THÔN VÀ TẦM QUAN TRỌNG, YÊU CẦU CỦA

VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
1.1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò, nhiệm vụ
của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin
Vấn đề thanh niên luôn được xác định là một vấn đề vô cùng quan
trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển của mình.
Lực lượng thanh niên là một lực lượng xã hội rộng lớn có ý nghĩa quyết
định đến thắng lợi của mọi cuộc cách mạng dù đó là cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc hay công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, quốc
phòng an ninh ở mỗi quốc gia. Nói về vai trò của lực lượng thanh niên
trong xây dựng giai cấp công nhân đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản,
Mác khẳng định: "Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng
tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của nhân loại hoàn
toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên" [11,
tr.10]. Như vậy, “ thế hệ công nhân đang lớn lên” là một phần quan trọng
của những thành công trong tương lai của giai cấp vô sản trong thực hiện
sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, tương lai đó phụ thuộc vào việc, lực
lực thanh niên kế thừa như thế nào những thành quả của các thế hệ đi
trước. Từ đây, Mác khẳng định: “Do những quy luật phát triển khách quan
của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế
thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước” [12, tr.23].
6
Trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, Ăngghen luôn coi
thanh niên như một lực lượng quan trọng gắn với cuộc đấu tranh vĩ đại của
giai cấp công nhân. Trong các tác phẩm của mình, chính ông là người đã đưa
ra những cách gọi mà chúng ta vẫn còn thấy quen thuộc khi nhắc đến vai
trò của thanh niên trong xã hội ngày nay. Đó là: "Đội quân xung kích",
"Quyết định của đội quân vô sản quốc tế", "Đội hậu bị của Đảng", Điều

đó có nghĩa rằng, Mác đã khẳng định vai trò chính trị của thanh niên. Năm
1853, ông đã viết: "Chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn lực bổ sung dồi dào nhất
cho Đảng".
Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen, Lênin đã coi
thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng và ông cũng thể hiện
một niềm tin lớn lao vào lực lượng thanh niên: Chúng ta không giây phút nào
được nghi ngờ về khả năng hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ cách mạng
của thế hệ trẻ mà các thế hệ đi trước chưa kịp hoàn thành Các thế hệ tương
lai nhất định sẽ kế tục cuộc đấu tranh để giải phóng nhân loại dưới ngọn cờ
chiến đấu của chủ nghĩa xã hội khoa học. Tuy nhiên, mỗi thế hệ mới không kế
thừa một cách giản đơn những giá trị vật chất và tinh thần do thế hệ trước
tạo nên. Thế hệ mới phát triển những giá trị đó phù hợp với những yêu cầu
của thời đại mình và những nhiệm vụ mới của tiến bộ xã hội. Việc cuốn
hút thanh niên vào phong trào cách mạng không phải là một quá trình tự
phát. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với phong trào thanh niên, việc
định hướng chính trị cho tuổi trẻ là điều kiện cần thiết để biến những năng
lực tiềm tàng của thế hệ trẻ thành hiện thực. Vì vậy, các thế hệ trước có
trách nhiệm và tự giác truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm. Các
thế hệ sau có nhu cầu và tự giác tiếp nhận những kinh nghiệm ấy. Vấn đề
kế thừa các thế hệ phải được coi là một bộ phận hữu cơ trong chính sách
thanh niên của Đảng, là phương hướng giáo dục quan trọng của tổ chức
Đoàn và các tổ chức khác của thanh niên.
7
Lênin đã sớm nhận thấy vai trò cách mạng to lớn của thanh niên và ông
cho rằng, thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền
nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực
tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. Ông viết: "Chúng
ta mãi mãi là đảng của thanh niên, của giai cấp tiên phong" và "Chúng ta
đang đấu tranh tốt hơn ông cha chúng ta, con cháu sẽ đấu tranh càng tốt hơn
chúng ta nhiều và chúng ta sẽ chiến thắng" [19, tr.162]. Người còn chỉ rõ: "Ai

nắm được thanh niên, người đó sẽ làm chủ được thế giới và theo một nghĩa
nào có thể nói rằng nhiệm vụ thực sự xây dựng một xã hội cộng sản chủ
nghĩa chính là của thanh niên" [22, tr.354].
Đề cập đến vai trò nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, Lênin chỉ rõ: "Đoàn
TNCS phải là một đội quân xung kích, một đội mà ở trong mọi việc đều biết
giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và có sáng kiến của mình. Đoàn phải làm
thế nào để cho bất cứ công nhân nào cũng có thể thấy rằng Đoàn gồm những
người mà học thuyết của họ đối với anh ta có lẽ còn khó hiểu và có lẽ anh ta
chưa thể tin ngay được, nhưng công tác thực tế và sự hoạt động của họ chứng
minh với anh ta rằng chính họ là những người chỉ cho anh ta con đường
đúng đắn". Đồng thời Lênin cũng khẳng định lập trường của những người
cộng sản chân chính là cần phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp
giáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Vì vậy,
phát biểu tại Đại hội III, Đoàn TNCS Nga, năm 1920, Lênin yêu cầu: “Phải tổ
chức và đoàn kết toàn thể thế hệ thanh niên, phải làm gương mẫu về giáo dục
và kỷ luật. Có như vậy mới có thể hoàn thành công cuộc xây dựng xã hội
cộng sản chủ nghĩa”. Ông cho rằng: "Nếu không biết tổ chức họ lại và nâng
họ dậy thì họ sẽ đi theo những Mensevic. Và khi đó thiếu sự chiến đấu và
chưa từng trải của họ sẽ bị kẻ thù lợi dụng và gây nên những thiệt hại gấp
bội". Tổ chức Đoàn phải trở thành một trường học lớn của thanh niên, là nơi
để thanh niên “Học chủ nghĩa cộng sản” mà theo Lênin, đó là việc “hấp thụ
toàn bộ kiến thức của nhân loại, kiến thức đó phải được nghiền ngẫm lại
8
trên quan điểm giáo dục hiện đại chứ không phải là những điều thuộc
lòng”. Mặt khác, theo Lênin, học chủ nghĩa cộng sản, đó là ý chí phấn đấu,
hy sinh, cống hiến vì sự nghiệp chung của quần chúng nhân dân. Công tác
giáo dục và học tập của đội ngũ thanh niên không tách rời khỏi sự nghiệp
đấu tranh cách mạng của nhân dân.
Những tư tưởng của Mác, Ăngghen và Lênin là hết sức quý báu. Điều
quan trọng là phải thấm nhuần tinh thần biện chứng khách quan, khoa học,

tính chiến đấu trong học thuyết Mác-Lênin, vận dụng nó một cách thông
minh, sáng tạo vào vào hoàn cảnh cụ thể phong trào thanh niên nước ta hiện
nay. Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường, là vũ
khí đáng tin cậy với những người biết vận dụng sáng tạo nó vào cuộc sống.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, vị trí, của thanh niên trong xã
hội và coi trọng nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Bác khẳng định: “Một năm mở
đầu bằng mùa xuân, cuộc đời mở đầu bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của
xã hội. Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên, thanh niên muốn làm
chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực
lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó” [14, tr.64-84].
Tuy có vai trò, vị trí quan trọng, nhưng lực lượng thanh niên chỉ có thể
trở thành một lực lượng cách mạng trong khối đại đoàn kết toàn dân khi lực
lượng ấy phải được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học từ những con người
đã được giác ngộ chính trị sâu sắc. Trong tác phẩm "Gửi thanh niên Việt
Nam", Người thiết tha kêu gọi: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ
chết mất nếu đám thanh niên già cỗi không sớm hồi sinh". Năm 1925, Bác đã
thành lập tổ chức "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội" - tổ chức
cách mạng đầu tiên của thanh niên Việt Nam. Cùng đó, Bác đã sáng lập tờ
báo "Thanh niên" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vận động thanh niên
làm cách mạng giải phóng dân tộc.
9
Bằng nhiều hình thức, Bác Hồ đã giáo dục cho thanh niên lòng yêu
nước, tinh thần quốc tế vô sản, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
với quan điểm: "Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Bác luôn khơi dậy
những đức tính tốt đẹp, những khả năng tiềm tàng của thanh niên với khẩu
hiệu "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên". Người nhắc nhở:
"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì,
mà phải hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm như thế nào cho

ích nước lợi nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào" [15, tr.43]. Người phê phán
những thói hư tật xấu của thanh niên như “bệnh ham chuộng hình thức, thiếu
thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng”. Do vậy, trách nhiệm của thanh niên
là: “phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ
phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải thấm nhuần đạo đức cách
mạng, tức là học tập, lao động sinh hoạt theo đạo đức của thanh niên XHCN,
cộng sản chủ nghĩa” [14, tr.93].
Trước lúc đi xa, Bác đã di chúc lại cho toàn Đảng, toàn dân ta: "Đoàn
viên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó
khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
họ, đào tạo họ thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần
thiết ". Đó cũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn
cách mạng hiện nay.
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đứng vững trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng
ta đã sớm có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của thanh niên và đã có
đường lối vận động thanh niên tham gia đóng góp, cống hiến tài năng, sức lực
và trí tuệ góp phần to lớn thực hiện đường lối của Đảng trong mọi thời kỳ
cách mạng. Từ đó, Đảng ta luôn coi công tác thanh niên là nhiệm vụ chính trị
có ý nghĩa chiến lược của toàn Đảng. Tại hội nghị thành lập Đảng 2/1930,
công tác vận động thanh niên được Nguyễn Ái Quốc và các đại biểu đặc biệt
10
quan tâm. “Điều lệ vắn tắt” của Đảng đã ghi rõ một điều kiện quan trọng:
"Người dưới 21 tuổi phải vào thanh niên cộng sản Đoàn". BCH Trung ương
của Đảng, ngoài công tác hàng ngày, phải tổ chức ngay "Đoàn thanh niên
cộng sản". Nhiệm vụ của Đảng là phải giáo dục quần chúng thanh niên từng
bước tham gia vào sự nghiệp cách mạng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Bác Hồ, các tầng lớp thanh
niên đã hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, gian khổ, góp phần vào

thắng lợi to lớn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ. Đánh giá vai trò của thế hệ trẻ, trong thư của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng gửi toàn thể cán bộ ĐVTN ngày 20/3/1976 có đoạn: "Đoàn
thanh niên lao động Hồ Chí Minh đã trở thành đội tiên phong chiến đấu của
thanh niên Việt Nam, đội xung kích cách mạng và là đội hậu bị tin cậy của
Đảng. Thanh niên cả nước ta rất xứng đáng là con em anh hùng của dân tộc
Việt Nam anh hùng. Tổ quốc ta, Đảng và nhân dân ta rất vinh dự tự hào về
Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh, về thế hệ trẻ nước ta" [14, tr.93].
Đây là sự đánh giá rất cao của Đảng về thanh niên.
Bước vào thời kỳ thống nhất đất nước, xây dựng CNXH, những chuyển
biến căn bản về nhiều mặt giữa cái cũ và cái mới, cái lạc hậu và cái tiến bộ,
những suy nghĩ, cách làm của thời kỳ bao cấp và thời kỳ đổi mới đang đối lập
nhau, ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức và hành động của thanh niên. Vì vậy,
nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng này là phải có biện pháp thiết thực và đúng
đắn, có sức thuyết phục để giáo dục thanh niên nhằm xây dựng lực lượng
tương lai cho cách mạng. Nghị quyết 20 của Bộ chính trị khoá V (năm 1985)
đã chỉ rõ: "Làm tốt công tác thanh niên là đảm bảo sự kế tục và phát huy
không ngừng của chế độ ta, đảm bảo hiện tại cũng như tương lai tươi sáng
của dân tộc Việt Nam". Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khoá VII đã đánh
giá một cách toàn diện và sâu sắc về thanh niên, xác định "Công tác thanh
niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng". Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII (tháng
11
12/2002), Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đánh giá cao đóng góp của thanh
niên, đồng thời chỉ rõ: "Ngày nay nhiệm vụ lịch sử của thanh niên là phải
ra sức học tập, nâng cao trí tuệ, tiến quân vào khoa học công nghệ và là
lực lượng chủ yếu gánh vác sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước”.
Ngày nay, tuổi trẻ cả nước đang hăng hái bước vào trận tuyến mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, góp phần giữ vững an ninh chính

trị, bảo đảm an ninh biên giới quốc gia, thanh niên đã góp phần tích cực vào
công cuộc đổi mới của đất nước. Đúng như nhận định của Đảng tại Nghị
quyết số 25-CT/TW ngày 25/7/2008 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” đã khẳng định:
“Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là
lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những
nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội
nhập quốc tế và xây dựng CNXH. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm
trong chiến lực bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm
lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn
định và phát triển bền vững của đất nước”. Trong bài phát biểu tại Đại hội đại
biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2012 - 2017),
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng một lần nữa khẳng định rõ vai trò, tầm
quan trọng của thanh niên trong thời đại ngày nay: “…Thanh niên và công
tác thanh niên càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng và to lớn. Sự nghiệp
đổi mới có thành công hay không, đất nước có hội nhập và sánh vai được với
cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con
đường XHCN hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên và phụ
thuộc vào việc bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo các thế hệ trẻ. Công tác thanh
niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng…”. Điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của
Đảng đối với công tác thanh niên trong tình hình hiện nay. Tổ chức Đoàn các
12
cấp cần nhận thức đầy đủ điều đó để thu hút, tập hợp ĐVTN vào tổ chức của
mình xứng đáng với vai trò là trường học XHCN và môi trường rèn luyện của
thanh niên.
Tóm lại, học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam đều thống nhất trong việc đánh giá rất cao vai
trò, vị trí của thanh niên trong các thời kỳ cách mạng của dân tộc. Khơi dậy
và phát huy vai trò của thanh niên là nghĩa vụ và trách nhiệm của những

người cộng sản, đúng như Lênin đã nói "Ai nắm được thanh niên, người đó sẽ
làm chủ được thế giới".
1.2. Tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn và vai trò của nó
1.2.1. Khái niệm tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn và một số khái
niệm liên quan
* Tổ chức cơ sở Đoàn
Theo khoản 1, điều 17, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X thông qua ngày 12/12/2012: “Tổ chức cơ sở
Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành
lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, lao động, nơi
cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân”.
Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn hoặc
Đoàn khối, Đoàn ngành tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị.
* Tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn
Được hiểu là tổ chức cơ sở Đoàn được thành lập theo địa bàn dân cư,
trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
* Chi Đoàn
Theo khoản 3, điều 17, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: “Chi
đoàn là tổ chức tế bào của đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết tập hợp
thanh, thiếu nhi”.
Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; đơn vị có từ 3 đoàn viên
trở lên được thành lập chi đoàn.
13
* Chi Đoàn cơ sở
Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khóa X của BCH Trung ương
Đoàn: “Những chi đoàn có tính đặc thù về nhiệm vụ chính trị, về địa giới
hành chính hoặc đối tượng, được sự thống nhất của cấp ủy Đảng cùng cấp
(nếu có) thì thành lập chi đoàn cơ sở và do BTV Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh
hoặc tương đương quyết định”.
Chi đoàn cơ sở được sử dụng con dấu theo quy định và có nhiệm vụ,

quyền hạn như đoàn cơ sở.
* Đoàn cơ sở
Theo khoản 4, điều 17, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X:
“Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ hai chi đoàn trở
lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở”.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của BCH Trung ương Đoàn, đối với xã,
phường, thị trấn có từ 2 chi đoàn trở lên nhưng không đủ 30 đoàn viên vẫn
thành lập Đoàn cơ sở.
* Cán bộ Đoàn
Theo điều 1, chương 1 Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban
hành kèm theo Quyết định số 289-QĐ/TW, ngày 08/02/2010 của Ban Bí thư,
cán bộ Đoàn được hiểu là những người thuộc các đối tượng sau:
- Những người giữ chức danh bí thư chi đoàn, phó bí thư, bí thư đoàn
cấp cơ sở trở lên.
- Những người làm việc trong các cơ quan chuyên trách của Đoàn và
trực tiếp làm công tác Đoàn, Hội, Đội, phong trào thanh thiếu nhi từ cấp
huyện và tương đương trở lên.
- Trợ lý thanh niên, cán bộ thanh niên trong quân đội nhân dân; ủy viên
ban công tác thanh niên các cấp trong công an nhân dân.
* Đoàn viên
Theo điều 1, điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X: “Đoàn viên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì lý
14
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần
yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực;
tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ
quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của
Nhà nước và Điều lệ Đoàn. Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực
học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành
Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đoàn, có lý lịch

rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn”.
Như vậy có thể khái quát những dấu hiệu để nhận biết ĐVTN ở một số
khía cạnh sau: Là thanh niên Việt Nam, tuổi từ 16 đến 30, có đủ phẩm chất,
năng lực cần thiết và được được tổ chức Đoàn kết nạp.
1.2.2. Vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn đối với
công tác Đoàn và phong trào thanh niên và đối với sự nghiệp phát triển đất
nước
Với tư cách là tổ chức của thanh niên ở khu vực nông thôn, các cơ sở
Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi trên địa bàn dân cư - nơi thể hiện
rất đặc trưng những nét văn hóa truyền thống của người Việt; đồng thời cũng
là nơi phần đông các thế hệ thanh thiếu nhi được nuôi dưỡng, trưởng thành.
Để thực hiện được vai trò này, tổ chức Đoàn ở nông thôn cần nắm vững
những nhu cầu, nguyện vọng đồng thời cũng là những quyền, lợi ích chính
đáng của đối tượng thanh thiếu nhi ở khu vực nông thôn như về vui chơi, giải
trí, học tập, lao động, việc làm, Hoạt động của tổ chức Đoàn cần hướng đến
giải quyết những nhu cầu chính đáng đó bằng những phương thức, cách thức
linh hoạt, hiệu quả, tạo nên sức cuốn hút của tổ chức Đoàn. Từ đó tập hợp,
đoàn kết thanh thiếu nhi vào các hoạt động phong trào, giáo dục thanh thiếu
nhi cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cũng như các kỹ năng xã hội
cần thiết.
15
Là tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị của nước
CHXHCN Việt Nam, tổ chức Đoàn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục
thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện, xứng đáng là đội hậu bị tin
cậy của Đảng. Ở khu vực nông thôn, tổ chức Đoàn là người hội tụ các giá trị
chung của các thế hệ thanh niên, tập hợp đoàn kết thanh niên vào trong tổ
chức; trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào ở địa
phương, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh thiếu nhi nhằm
góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc

phòng, an ninh của địa phương. Vai trò này thể hiện sâu sắc bản chất chính trị
của tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn. Đó không phải là một tổ chức
xã hội thuần túy mà nó còn tham gia vào đời sống chính trị, thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế, xã hội dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ
sở. Tổ chức Đoàn khi đó trở thành “cánh tay nối dài” của Đảng, cùng Đảng
thực hiện tốt việc quản lý xã hội, xây dựng quê hương đất nước ngày càng
giàu mạnh, văn minh. Để thực hiện được những nhiệm vụ này, tổ chức Đoàn
phải tổ chức được các phong trào hành động cách mạng phù hợp với từng thời
kỳ phát triển của đất nước, hướng đến thực hiện các mục tiêu lớn của dân tộc.
Trong tình hình hiện nay, các phong trào của tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực
nông thôn cần hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đấu tranh phòng,
chống các tệ nạn xã hội, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, sức trẻ của thanh
niên trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng, đồng thời đảm
bảo an ninh trật tự trên địa bàn, giữ vững và không ngừng củng cố khu vực
phòng thủ, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống chính trị xảy ra.
Là một bộ phận trong hệ thống chính trị, hoạt động của tổ chức
Đoàn không thể tách rời với những bộ phận khác trong hệ thống ấy nhằm
phát huy tốt nhất những ưu thế, đồng thời khắc phục những yếu kém, hạn
chế của tổ chức mình; góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng
16
vững mạnh. Hệ thống chính trị chỉ có vững mạnh khi bộ phận đều là
những tổ chức vững mạnh mà muốn vậy thì vai trò của cơ sở là rất quan
trọng, trong đó có hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn.
Tổ chức Đoàn cần phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức
kinh tế - xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích
cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng
Đảng và chính quyền ở cơ sở vững mạnh toàn diện. Vai trò phối hợp vốn
dĩ là mặt yếu kém trong tổ chức Đoàn từ trước tới nay. Trong giai đoạn
hiện nay, vai trò ấy càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn khi những
yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới không cho phép bất cứ một tổ chức

nào có thể giải quyết được những vấn đề thuộc chức năng của mình chỉ
bằng nguồn lực nội sinh sẵn có. Ngày nay, tổ chức Đoàn ở nông thôn cần
tăng cường vai trò phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội khác trong
việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ thanh thiếu nhi; giải quyết
vấn đề việc làm của thanh niên; phối hợp với các tổ chức kinh tế - xã hội
để tăng nguồn lực thực hiện các mục tiêu mà tổ chức Đoàn đặt ra như cải
thiện môi trường học tập, lao động, vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh
thiếu nhi, tránh xa các tệ nạn xã hội, tạo việc làm tăng thu nhập, tăng
cường cơ sở vật chất cho hoạt động Đoàn,
1.3. Tầm quan trọng và yêu cầu xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn ở khu
vực nông thôn hiện nay
Đất nước ta đang tiếp tục trên con đường phấn đấu trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, đảm bảo những yếu tố căn
cốt, gốc rễ từ bản sắc của một nền văn minh nông nghiệp, Đảng cũng chủ
trương hướng đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn như là giải pháp nhằm
gia tăng sự vững chắc nền tảng. CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới
tưởng như là hai nhiệm vụ đối lập nhưng thực chất đó là quá trình hướng đến
sự phát triển bền vững cần phải có sự quan tâm, đầu tư tương xứng với vai trò
17
của nó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để thực hiện những nhiệm vụ này, bên
cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn. Trong
điều kiện đó, hoạt động của tổ chức Đoàn ở khu vực nông thôn cũng bị chi
phối rất lớn cả mặt tích cực và tiêu cực, đòi hỏi cần phải có sự thích ứng, điều
chỉnh một cách phù hợp.
Kế thừa và phát huy tinh hoa, truyền thống của dân tộc và những thành
quả cách mạng của các thế hệ đi trước, thanh niên nông thôn ngày nay vẫn có
những thế mạnh nhất định như trình độ trí tuệ ngày càng cao, tư duy công
nghiệp ngày càng phát triển, nhạy cảm với cái mới, giàu lòng yêu nước, yêu
quê hương, có tinh thần đoàn kết, có khát vọng vươn lên vượt qua nghèo nàn
lạc hậu, làm giàu chính đáng. Đại đa số bộ phận thanh niên nông thôn đồng

tình ủng hộ và hăng hái tham gia sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Công cuộc đổi mới đất nước ta trong những năm vừa qua đã đem lại
những thay đổi căn bản, tích cực bộ mặt của đất nước trong đó có khu vực
nông thôn. Tình hình an ninh, chính trị ở khu vực nông thôn vẫn được đảm
bảo, quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng phát huy hiệu quả trên thực tế, lĩnh
vực nông nghiệp được quan tâm đầu tư đúng mức, giữ vững an ninh lương
thực; tính cố kết cộng đồng với gốc rễ là dòng họ, làng xã ngày càng được
tăng cường; tôn giáo, tín ngưỡng của người dân được tôn trọng, đời sống tinh
thần của người dân ở nông thôn ngày càng phong phú hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực, những kết quả đã đạt được, thì còn một
bộ phận thanh niên nông thôn chưa xác định được vai trò của mình trong công
cuộc đổi mới, có chiều hướng ỷ lại, thụ động, trông chờ, thiếu ý chí phấn đấu,
rèn luyện, chưa nhận thức đầy đủ và tiếp cận được với cơ chế thị trường, trình
độ lao động, tay nghề còn thấp. Hàng triệu thanh niên chưa có việc làm hoặc
có việc làm nhưng thu nhập thấp. Tình trạng vi phạm pháp luật và các tệ nạn
xã hội trong thanh thiếu niên nông thôn có chiều hướng gia tăng. Một bộ phận
thanh niên nông thôn ít quan tâm đến đời sống chính trị, thiếu động cơ phấn
18
đấu gia nhập Đảng, thờ ơ với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,
chạy theo lối sống thực dụng, tầm thường, sùng bái lối sống ngoại… Trong
khi đó, những giá trị cốt lõi của cộng đồng làng xã cũng đang có sự thay đổi.
Văn hóa gia đình, dòng họ, làng xã cũng dần bị mai một; nhiều hủ tục còn trở
thành trở ngại trong quá trình phát triển; tính cố kết cộng đồng ở khu vực
nông thôn ngày càng lỏng lẻo hơn và những ràng buộc mang tính đạo đức xã
hội cũng ngày càng được “mềm hóa”. Rõ ràng, đây đang là những trở ngại cho
sự phát triển bền vững ở khu vực nông thôn.
Hoạt động của tổ chức Đoàn ở khu vực nông thôn cũng tồn tại nhiều
bất cập, hạn chế. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ Đoàn còn thấp,
chính sách đối với cán bộ Đoàn còn hạn chế nhất là với đội ngũ bí thư chi

đoàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn thường xuyên thay đổi trong khi nguồn cán bộ
thiếu tính ổn định do thanh niên nông thôn hiện nay ít quan tâm đến công tác
Đoàn mà tập trung nhiều vào hoạt động kinh tế. Trong khi đó, nhận thức của
một số cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác thanh niên trong thời kỳ mới
còn nhiều hạn chế, chưa có sự quan tâm thích đáng và cụ thể, thiếu chính sách
và cơ chế phù hợp để phát huy tiềm năng của thanh niên.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào sự hạn chế của một bộ phận thanh niên mà
quy chụp cho sự yếu kém của tổ chức Đoàn, hoặc từ những yếu kém của một
tổ chức Đoàn mà đánh giá lệch lạc cả một tầng lớp thanh niên và vai trò to lớn
của Đoàn Thanh niên trong xã hội là thiếu khách quan và khoa học. Từ đó,
đặt ra những yêu cầu xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn tập
trung vào một số nội dung sau:
Đối với Đảng và Nhà nước: Cần có những nhìn nhận, đánh giá khách
quan về tình hình thanh niên và công tác thanh niên ở khu vực nông thôn hiện
nay, đánh giá đúng vị trí, vai trò của thanh niên nông thôn; đổi mới sự lãnh
đạo, quản lý thông qua việc điều chỉnh các cơ chế chính sách đối với thanh
niên. Mỗi cấp ủy cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong phụ trách
19
công tác thanh niên; tránh thái độ miệt thị, coi thường và thiếu tin tưởng vào
thế hệ trẻ; thường xuyên đối thoại với thanh niên để nắm chắc tình hình thanh
niên và công tác thanh niên, đưa ra những định hướng hoạt động sát thực,
hiệu quả cho hoạt động của tổ chức Đoàn.
Đối với các ban ngành, đoàn thể: Cần tăng cường phối hợp với tổ chức
Đoàn, cùng tổ chức Đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao,
tham gia tích cực vào xã hội hóa công tác thanh niên.
Đối với xã hội: Cần có cái nhìn cởi mở, đúng đắn về thanh niên; tạo
môi trường thuận lợi để thanh niên được giáo dục, trưởng thành; giúp đỡ
thanh niên hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Đối với tổ chức cơ sở Đoàn: Cần phải đổi mới nội dung và hình thức
hoạt động nhằm tập hợp đoàn kết đông đảo ĐVTN, nâng cao chất lượng hoạt

động của tổ chức trong đó có chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Nội dung hoạt
động cần phải có trọng tâm, trọng điểm, có mục tiêu cụ thể; hình thức hoạt
động cần phong phú, đa dạng, linh hoạt phù hợp với thanh niên, tránh khuynh
hướng giáo điều, sách vở, cứng nhắc.
Đối với đội ngũ cán bộ Đoàn: Cần thường xuyên học tập, rèn luyện bản
lĩnh chính trị, kỹ năng, nghiệp vụ, phát huy cao độ vai trò xung kích, tình
nguyện, say mê công tác, không ngại khó khăn, làm hạt nhân phong trào, là
gương sáng cho ĐVTN noi theo.
20
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay
Huyện Kim Bảng là một huyện vùng bán sơn địa của tỉnh đồng bằng
chiêm trũng Hà Nam gồm 16 xã và 02 thị trấn. Huyện nằm ở phía Tây Bắc
của tỉnh, phía Bắc giáp các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức (Hà Nội), phía Tây giáp
huyện Lạc Thủy (Hòa Bình), phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố
Phủ Lý (Hà Nam), phía Nam giáp huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động Đoàn trên địa bàn huyện có nhiều cơ hội để
giao lưu, học hỏi với nhiều địa phương thuộc các địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Kim Bảng có diện tích 184,7 km
2
trong đó đất tự nhiên khoảng 18.840
ha, 6.421 ha đất nông nghiệp, diện tích đất đồi rừng là 6.902 ha. Địa hình của
huyện chia thành 3 vùng: vùng núi, đồi gò và đồng bằng. Điều này quy định
đặc trưng của kinh tế Kim Bảng với sự phong phú, đa dạng bao gồm sản xuất
nông nghiệp, kinh tế đồi rừng và công nghiệp khai thác. Cơ cấu kinh tế đang
chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp với ngành nông - lâm - thủy sản là

15,9%, công nghiệp - xây dựng 64,6%, dịch vụ 19,5%. Huyện là đơn vị trọng
điểm trong phát triển công nghiệp của tỉnh với 4 khu công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế hàng năm đạt khoảng 12%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 28
triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn khoảng 5% theo chuẩn giai
đoạn 2010 - 2015. Đặc điểm này có tác động khá rõ đến công tác Đoàn trên
địa bàn huyện, tạo ra sự phong phú trong tổ chức Đoàn với nhiều loại hình tổ
chức Đoàn khác nhau như miền núi, đồng bằng, trong các doanh nghiệp, ở
khu dân cư… Đặc biệt, một điểm nổi bật về điều kiện kinh tế có tác động đến
21
công tác Đoàn trên địa bàn huyện trong thời gian qua là một lực lượng không
nhỏ thanh niên chuyển vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp của các khu
công nghiệp trong và ngoài huyện với chế độ làm việc theo ca kíp, không có
thời gian tham gia các hoạt động Đoàn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng, hiệu quả công tác Đoàn và đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết
trong việc tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn dân cư.
Kim Bảng còn là vùng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hoá. Nơi đây
lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: Hát giậm Quyển Sơn,
hát chèo, chùa Bà Đanh, Ngũ Động Sơn, Huyện Kim Bảng cũng là vùng quê
giàu truyền thống cách mạng. Toàn huyện đã có hàng chục ngàn người tham
gia các cuộc kháng chiến, có 2.750 liệt sỹ, 815 thương binh, 112 bà Mẹ Việt
Nam anh hùng, 2 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (trong đó có 01 nữ
anh hùng thanh niên xung phong). Có 3 xã được phong tặng danh hiệu Anh
hùng. Huyện Kim Bảng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Những
giá trị và truyền thống đó cũng hun đúc lên truyền thống anh hùng cách mạng
của thanh niên Kim Bảng và cũng là môi trường thuận lợi để giáo dục các thế
hệ thanh niên về truyền thống của quê hương, bồi đắp lòng yêu quê hương,
đất nước, ý thức gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống đã được
hun đúc từ nghìn đời của các thế hệ người con Kim Bảng.

Dân số huyện Kim Bảng hiện nay có trên 134.000 người, tỷ lệ thanh
niên từ 15 - 30 tuổi trong cơ cấu dân cư chiếm khoảng 25%. Toàn huyện có
16 xã và 02 thị trấn, 198 thôn, xóm. Có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên
chúa giáo. Hai tôn giáo trên sống đan xen, không biệt lập và có truyền thống
đoàn kết, thân ái không bài xích lẫn nhau. Thực trạng trên cũng đặt ra những
yêu cầu đối với tổ chức Đoàn trong việc đoàn kết thanh niên các tôn giáo
cùng thực hiện những nhiệm vụ chính trị chung, vì mục tiêu phát triển toàn
diện huyện nhà.
22
Sự nghiệp giáo dục của huyện luôn được quan tâm đầu tư, đáp ứng
chủ trương nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Toàn
huyện có 4 trường THPT và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên với tổng
số 5.050 học sinh; có 18 trường THCS với tổng 6.750 học sinh; có 24
trường tiểu học với tổng 9.315 học sinh. Huyện đã hoàn thành phổ cập
THCS, 18/18 xã, thị trấn đều đã thành lập và đi vào hoạt động các Trung
tâm học tập cộng đồng và có Hội khuyến học. Chất lượng giáo dục nhìn
chung tốt, có nhiều cơ sở giáo dục chất lượng cao so với toàn tỉnh và toàn
quốc. Công tác y tế đã được thực hiện tốt, chương trình quốc gia về y tế
đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bệnh viện huyện được đầu tư nâng cấp
về cơ sở vật chất, phục vụ khám và chữa bệnh. Cả 18 xã, thị trấn có trạm y
tế phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó 17/18 xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế. Những năm qua, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn
xảy ra. Đây là môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục
thanh niên về tri thức, đạo đức và phát triển thể chất cho thanh niên.
Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn là phải phát huy những lợi thế đó, đồng thời
làm tốt công tác phối hợp với các ngành để giáo dục, rèn luyện, phát triển
những thế hệ thanh thiếu niên giàu sức khoẻ, tri thức, có đạo đức, có tâm
hồn và kỹ năng, khả năng hòa nhập cuộc sống, lập thân, lập nghiệp, đáp
ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa của huyện có bước phát triển.

Các hoạt động hội diễn văn nghệ, hội thi thể thao, các lễ hội dân gian diễn ra
thường xuyên, góp phần quan trọng nâng cao đời sống thể chất, tinh thần cho
nhân dân; các thiết chế văn hoá như nhà văn hoá thôn xóm, hương ước, sân
vận động, trung tâm thể thao tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện và ngày
càng phát huy vai trò tích cực trong việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần
của nhân dân. Đây cũng là điều kiện cần thiết để hoạt động Đoàn thực hiện
23
các mục tiêu hướng đến sự đa dạng hóa trong cách thức, mô hình hoạt động,
tập hợp được đông đảo ĐVTN vào trong tổ chức của mình.
Về tình hình đảng viên và tổ chức Đảng: Đảng bộ Kim Bảng có 65 tổ
chức cơ sở Đảng, trong đó có 18 Đảng bộ khối xã, thị trấn với 198 chi bộ
thôn, xóm, 3 Đảng bộ khối cơ quan, 44 chi bộ trực thuộc. Toàn Đảng bộ có
6.575 đảng viên. Kết quả đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng hàng năm
đều có trên 75% số tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ (trong đó
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 20%). Sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức
Đoàn là vấn đề có tính nguyên tắc. Sự vững mạnh của tổ chức Đảng cũng
phản ánh một phần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối
với hoạt động của Đoàn Thanh niên.
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn ở cơ sở
Huyện Kim Bảng có một hệ thống tổ chức cơ sở Đoàn ở nông thôn chặt
chẽ với tổng số 18 cơ sở Đoàn xã, thị trấn với 198 chi đoàn thôn, xóm dưới sự
lãnh đạo của 198 chi bộ Đảng.
Tổng số đoàn viên: 4.415 đồng chí
Tổng số thanh niên trong tổ chức: 5.950 đồng chí
Tổng số thanh niên trong độ tuổi Đoàn (15 - 30 tuổi): 19.620 đồng chí
Tỷ lệ tập hợp đoàn kết thanh niên: 53%
Trong hệ thống tổ chức cơ sở Đoàn, đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở có vai
trò vô cùng quan trọng, là hạt nhân phong trào, là trung tâm đoàn kết thanh
niên, dẫn dắt hoạt động Đoàn đến những mục tiêu định sẵn. Thực trạng chất
lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Kim Bảng được thể hiện

qua một số nội dung sau:
2.2.1. Chất lượng BCH Đoàn các xã, thị trấn
Chất lượng đội ngũ ủy viên BCH Đoàn các xã, thị trấn được thể hiện
qua bảng số liệu sau:
24
Bảng 1: Bảng so sánh chất lượng đội ngũ ủy viên BCH Đoàn các xã, thị trấn
năm 2006 và năm 2013
Năm
Tổng
số
Trình độ
Đản
g
viên
Tham
gia
cấp
Độ tuổi bình
quân
Văn hóa Chuyên môn
Lý luận
chính trị
Trên
35
Từ 35
trở
xuống
2006
255 103 152 49 46 183 30 32 153 71 28 227
100

%
40% 60% 19% 20% 61%
12
%
13% 60% 28% 10% 90%
2013
240 52 188 57 72 111 45 49 145 68 7 233
100
%
22% 78% 24% 30% 46%
19
%
20% 60% 28% 3% 97%
(Nguồn: Huyện Đoàn Kim Bảng)
Qua bảng số liệu trên ta có thể đưa ra một vài nhận xét như sau:
Chất lượng đội ngũ BCH Đoàn các xã, thị trấn cơ bản đáp ứng được
với yêu cầu và có xu hướng ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng.
100% đội ngũ ủy viên BCH Đoàn các xã, thị trấn có trình độ văn hóa từ
THCS trở lên và số người có trình độ THPT tăng từ 60% (năm 2006) lên 78%
(năm 2013); số người có trình độ đại học và cao đẳng cũng tăng mạnh từ 20%
(năm 2006) đến 30% (năm 2013); số người có trình độ lý luận chính trị từ sơ
cấp trở lên ngày càng nhiều. Đội ngũ ủy viên BCH ngày càng có trình độ văn
hóa và trình độ chuyên môn cao hơn là do công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ ngày càng được các cấp ủy Đảng quan tâm, chú trọng. Hơn
nữa, xu thế phát triển của xã hội cũng tạo cơ hội để nhiều thanh niên trong độ
tuổi được tham gia học tập nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ. Một bộ phận sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao
đẳng được khuyến khích về công tác tại địa phương và bước đầu là tham gia
các hoạt động Đoàn. Trong những năm vừa qua, đây là cơ hội rất tốt để tổ
25

×