Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Khôi phục, phát triển rừng và hỗ trợcải thiện sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu cho cộng đồng tại một số huyện của tỉnh Sơn La và Hoà Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.13 KB, 38 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
………………………….
LỚP BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP
Tổ chức tại Học viện Hành chính. Khóa IV. Năm 2012
LỚP: 4A

ĐỀ ÁN
Tên đề án: Khôi phục, phát triển rừng và hỗ trợ cải thiện sinh kế ứng phó biến
đổi khí hậu cho cộng đồng tại một số huyện của tỉnh Sơn La và Hoà Bình.

Hà nội, tháng 6 năm 2012

Trang 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
………………………….
LỚP BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP
Tổ chức tại Học viện Hành chính. Khóa IV. Năm 2012
LỚP: 4A

ĐỀ ÁN:
Tên đề án: Khôi phục, phát triển rừng và hỗ trợ cải thiện sinh kế ứng phó biến
đổi khí hậu cho cộng đồng tại một số huyện của tỉnh Sơn La và Hoà Bình.
Người thực hiện: Phạm Hồng Vích
Chức vụ: Trưởng phòng Quản lý tư vấn và Xây dựng đề án.
Đơn vị công tác: Ban quản lý đề án Lâm nghiệp


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hà nội, tháng 6 năm 2012

Trang 2


LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đều biết và nhận thức rằng trong những năm đầu của thế kỷ này,
sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã và đang là
những động lực thúc đẩy, tác động mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
phát triển của các quốc gia. Song hành với đó là những cơ hội và thách thức cho
mọi quốc gia, đặc biệt với nước ta một nước có nền kinh tế ở trình độ thấp vì
vậy việc phát triển như thế nào để đảm bảo mục tiêu mà Đảng đã đề ra, đó là
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh dân chủ”. Đề cập các tiêu chí
này chúng ta phải xác định và nhằm tới sự phát triển bền vững và thực hiện xoá
đói giảm nghèo công bằng xã hội. Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể
đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...” đặc biệt là vấn đề sử dụng
và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác phát triển bền vững phải bảo
đảm sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ,
giữ gìn. Xã hội công bằng là xã hội đảm bảo không có sự chênh lệch quá lớn về
giàu nghèo giữa các giai tầng và các vùng miền trong xã hội, thực hiện tốt xoá
đói giảm nghèo. Sự nghiệp giảm nghèo của Việt Nam đã huy động được sự
tham gia của các cấp, các ngành, của toàn xã hội với nhiều hình thức huy động
nguồn lực tham gia rất phong phú, từ nhiều kênh, nhiều nguồn lực khác nhau
đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ và các nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng quốc
tế về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI đã xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu cảu phát

triển đất nước trong giai đoạn 2011 - 2015 là “tạo bước tiến rõ rệt về thực thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo”,
sự nghiệp giảm nghèo được đặt trước giai đoạn phát triển mới mà ở đó mục tiêu
giảm nghèo bền vững là một thành tố liên hệ mật thiết với định hướng chiến
lược đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại và do đó có không ít thách thức mới đã và đang đặt ra với mục
tiêu giảm nghèo bền vững của Việt Nam.
Xuất phát từ quan điểm và cách nhìn nhận như vậy cùng với kiến thức được
trang bị qua khoá học, tôi chọn đề tài: “Khôi phục, phát triển rừng và hỗ trợ
cải thiện sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu cho cộng đồng tại một số huyện
của tỉnh Sơn La và Hoà Bình” làm đề án tốt nghiệp. Với đề tài này, tôi

Trang 3


mong muốn sẽ đúc kết được những kiến thức lý luận đã tiếp thu ở trường
gắn với việc giải quyết một số vấn đề thực tiễn đang đặt ra tại nơi công tác
của mình.

Trang 4


THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
Tên đề án: Khôi phục, phát triển rừng và hỗ trợ cải thiện sinh kế ứng phó biến
đổi khí hậu cho cộng đồng tại một số huyện của tỉnh Sơn La và Hoà Bình.
Đơn vị Chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đơn vị thực hiện: Ban quản lý các đề án Lâm nghiệp.
Thời gian bắt đầu dự kiến: Năm 2013
Thời gian kết thúc: Năm 2019
Tổng kinh phí đề án: 15tr Euro

Nguồn kinh phí đề án:

Nguồn vay ODA 12tr Euro.

Nguồn đối ứng của Chính phủ 03tr Euro

Trang 5


MỤC LỤC
Phần 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN...................................................................9
I.1. Tính cấp thiết/lý do xây dựng đề án:...........................................................9
I.2. Cơ sở pháp lý:...........................................................................................12
I.3. Cơ sở thực tiễn:.........................................................................................12
Phần 2: MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN......................................................................14
2.1 Mục tiêu chung/khái quát.........................................................................14
2.1 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................14
Phần 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN......................................................16
3.1. Hợp phần trồng và quản lý rừng..............................................................16
3.2. Hợp phần phần quản lý rừng cộng đồng.................................................17
3.3. Hợp phần phát triển cộng đồng, hỗ trợ tập huấn, phổ cập…...................18
3.4. Hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học........................................................19
Phần 4: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.........................................................21
4.1. Các giải pháp xây dựng đề xuất..............................................................21
4.2. Giải pháp chọn: Tổng hợp cả hai giải pháp nói trên trong đó quan trọng
nhất là giải pháp tổ chức..................................................................................23
Phần 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN...........................................................23
5.1. Phân công trách nhiện thực hiện đề án....................................................23
5.2. Tiến độ thực hiện đề án: Thời gian thực hiện đề án là 9 năm, trong đó
thời gian thực hiện giai đoạn chính kéo là 6 năm và giai đoạn sau trồng rừng

quản lý bền vững là 3 năm. Dự kiến bắt đầu là năm 2013..............................29
5.3. Kinh phí thực hiện đề án:........................................................................29
Tổng kinh phí là 15tr Euro. Trong đó:...........................................................29
Vốn vay ODA từ Ngân hàng Tái thiết Đức là 12tr Euro................................29
Vốn đóng góp của Chính phủ là 03tr Euro.....................................................29
Phần 6. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN......................................................................29
6.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án.....................................................................29
6.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án................................................................31

Trang 6


6.3. Tồn tại của đề án/khó khăn khi thực hiện của đề án...............................31
Phần 7. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN......................................................................35

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 1995 cho đến nay, Chính phủ CHLB Đức thông qua Ngân hàng Tái
thiết Đức (KfW) đã đồng tài trợ cho lĩnh vực Lâm nghiệp của Việt Nam với
tổng số 9 Đề án và tổng kinh phí lên tới 51,7 triệu Euro. Mục tiêu chính của các
đề án là thiết lập và quản lý bền vững khoảng 125.000 ha rừng trên các vùng đất
có nguy cơ đe dọa về sinh thái, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho người dân trước mắt và lâu dài, góp phần cải thiện môi trường, môi sinh
trong khu vực.
Đề án sẽ áp dụng phương thức thực hiện toàn diện, trên cơ sở lập kế hoạch sử
dụng đất và phát triển lâm nghiệp tại tất cả các thôn bản và xã để từ đó có thể
triển khai được toàn bộ các hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng trong
vùng tham gia đề án. Phương thức này dựa trên các phương thức và quy trình
thực hiện đã được các tài trợ của KfW và GTZ trước đó xây dựng, trong đó đặc
biệt chú trọng tới việc lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết có sự tham gia. Vấn đề
chính là cần xoá bỏ những hoạt động sử dụng đất cho mục đích thu lợi nhuận

cao, thời gian ngắn nhưng không bền vững như trồng trọt và chăn nuôi trên vùng
cao, trồng rừng keo. Đề án sẽ tập trung các hoạt động vào những vùng đất đai
khô cằn, vùng rừng già và rừng tái sinh.
Trên cơ sở các đề xuất các hoạt động chính sau đây đã được phân tích và thống
nhất:

Trang 7


1) Trồng rừng theo hộ gia đình, gồm mô hình nông lâm nghiệp và hợp tác với
Chương trình 5 triệu Ha rừng.
2) Nâng cao mức sống cho người dân ở các xã nghèo.
3) Thiếp lập hệ thống quản lý rừng cộng đồng dựa trên các phương thức quản
lý của Đề án Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà do GTZ hỗ trợ kỹ thuật.
4) Bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng đã lựa chọn (các Khu
Bảo tồn thiên nhiên) trong vùng đề án hoặc gần kề.
5) Phát triển kinh tế về các giải pháp kết hợp giữa Hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và Cơ chế phát triển sạch (CDM). Các khả năng hỗ trợ vốn cho các
hoạt động đề án thông qua CDM cũng đã được nghiên cứu nhằm mang lại
thêm nhiều lợi ích cho đối tượng đề án bằng cách sản sinh các chất giảm khí
thải đã được công nhận và có thể bán trên thị trường.
Cơ cấu tổ chức đề án sẽ gồm:
Ở cấp Quốc gia: Ban quản lý Trung ương thuộc Bộ NN & PTNT là đơn vị trực
tiếp thực hiện đề án.
Ở cấp địa phương: Cấp tỉnh là Sở NN & PTNT, Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục
Kiểm lâm.
Một Ban điều hành cấp quốc gia và tỉnh do các quan chức cao cấp làmTrưởng
ban có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát đề án và duyệt kế hoạch. Các hoạt động
chính của đề án được thực hiện với sự hỗ trợ của cán bộ huyện và xã. Tại cấp
thôn bản, đề án khuyến khích thành lập các nhóm nông dân trồng rừng và các tổ

chức cộng đồng khác. Dự tính sẽ có khoảng 150 - 200 cán bộ nhân viên tham
gia thực hiện đề án và được đào tạo nhằm nâng cao năng lực.

Trang 8


Phần 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I.1.

Tính cấp thiết/lý do xây dựng đề án:

Trong 6 thập kỷ qua, diện tích rừng của Việt Nam giảm mạnh. Năm 1943, diện
tích rừng là 14.3 triệu ha nhưng đến năm 1998, con số này đã giảm xuống chỉ
còn 9,4 triệu. Từ năm 1998, mặc dù tỷ lệ che phủ rừng đã tăng lên 33% (tương
đương khoảng 10,3 triệu ha) nhưng chất lượng rừng lại giảm kéo theo sự xuống
cấp của hệ đa dạng sinh học. Với một phần ba dân số (khoảng 25 triệu người),
đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa
trong điều kiện đói nghèo và hoàn toàn sống phụ thuộc vào rừng. Mặc dù đóng
góp của ngành lâm nghiệp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính chỉ vào
khoảng 1,4% nhưng đóng góp thực tế lại lớn hơn nhiều cho sự phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường quốc gia. Rừng đóng vai trò trung tâm cho đời sống của
người dân nông thôn, rừng cung cấp lương thực cho sự sinh tồn của họ, đồng
thời đem lại nguồn thu nhập từ củi đôt, và các loại dược thảo. Ngoài ra, rừng
còn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định vùng đầu nguồn, cung cấp phần
lớn các hệ tưới tiêu trên cả nước, đa số dân số Việt Nam sống phụ thuộc vào
rừng.
Từ năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực lớn nhằm khôi phục lại
tỷ lệ che phủ rừng và tăng chất lượng rừng. Chương trình 327 giải quyết vấn đề
về giao đất giao rừng và mang lại thu nhập từ trồng rừng. Chương trình này
được giao cho các Lâm trường quốc doanh thực hiện, một phần nhằm giúp bù

lại cho họ khoản doanh thu thấp từ việc khai thác gỗ. Từ năm 1990 đến năm

Trang 9


1998, chương trình đã trồng được 50.000-80.000 ha rừng. Năm 1998, Chương
trình 5 triệu Ha rừng bắt đầu đi vào hoạt động và kéo dài cho đến năm 2010 với
mục tiêu khôi phục lại diện tích rừng đạt mức ban đầu là 14,3 triệu ha. Chương
trình được đưa vào chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Bộ NN
& PTNT giai đoạn 2001-2010. Mục tiêu cụ thể của chương trình là trồng mới 2
triệu ha rừng sản xuất, 2 triệu ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng và 1 triệu ha
cây công nghiệp lâu năm. Các mục tiêu chính bao gồm:
- Bảo vệ môi trường (bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước và đất).
- Tăng nguồn cung gỗ tiêu dùng trong nước và để xuất khẩu.
- Giảm tỷ lệ đói nghèo và cải thiện đời sống xã hội cho người dân, đặc biệt
là đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm 2001, Bộ NN & PTNT đã xây dựng Chiến lược Phát triển ngành Lâm
nghiêp trong 10 năm tới. Chiến lược này tập trung vào các nội dung bảo vệ vùng
đầu nguồn xung yếu, bảo tồn đa dạng sinh học và mở rộng rừng sản xuất. Các
mục tiêu cần đạt được từ nay đến năm 2010 là: quản lý và bảo vệ 10,9 triệu ha
rừng hiện có, làm giàu rừng cho 1,85 triệu ha, khôi phục 1,6 triệu ha rừng và
trồng mới 3,5 triệu ha. Những hành động cụ thể cho chiến lược này bao gồm:
- Định rõ chức năng và trách nhiệm của các cơ quan quản lý rừng.
- Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực.
- Giải quyết các vấn đề về chính sách liên quan đến quản lý đất đai, phát
triển kỹ thuật công nghệ, xây dựng khung đầu tư công nghiệp, thị trường
và hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, đưa ra các ưu đãi nhằm khuyến khích
khu vực tư nhân tham gia sản xuất và bảo vệ rừng.
Chuơng trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp được thiết lập vào tháng 11 năm 2001

từ kết quả hình thành quan hệ đối tác chính thức giữa Bộ NN & PTNT và Nhóm

Trang 10


các Nhà tài trợ. Chương trình được sự ủng hộ của 19 tổ chức tài trợ/các tổ chức
phi Chính phủ/ Chính phủ thông qua một Biên bản ghi nhớ và Hiệp định khung
nhằm đạt được mục tiêu quản lý và bảo vệ rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh
học. Ngân hàng Tái thiết Đức đã ký Biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hỗ trợ các
đề án Lâm nghiệp đồng tài trợ được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình 5
triệu Ha rừng.
Từ năm 2003 đến năm 2004, một nhóm công tác gồm các chuyên gia trong nước
và quốc tế tham gia thực hiện các đề án Lâm nghiệp do các tổ chức tài trợ lớn hỗ
trợ (như WB, ADB, KfW, EU và JICA) đã hoàn thành tài liệu dự thảo (tháng 10
năm 2004) về “ Hài hòa hóa các thủ tục đầu tư và khung thực hiện trong ngành
Lâm nghiệp” (gọi tắt là HIF). Tài liệu trình bày các phân tích về tính hiệu quả,
các vấn đề về cơ cấu trong quá trình thực hiện đề án cũng như những đề xuất để
cải tiến.
Năm 2004, Bộ NN & PTNT đã tiến hành hai mục tiêu mới. Thứ nhất, Bộ NN &
PTNT đã tiến hành đánh giá Chương trình 5 triệu ha để có những điều chỉnh cần
thiết, có thể giúp ích cho việc thực hiện các đề án sau này. Thứ hai, tiến hành
các bước đầu tiên của quá trình xây dựng Chiến lược Lâm nghiệp quốc gia mới
(giai đoạn 2005-2020). Nội dung cụ thể của cả hai mục tiêu này sẽ được xây
dựng bởi các thành viên của Chương trình Phát triển ngành Lâm nghiệp và trong
năm 2005 và đã thu được những kết quả ban đầu.
Năm 2003, Việt Nam đưa ra Chiến lược tổng thể về tăng trưởng kinh tế và xóa
đói giảm nghèo, mà một trong số các mục tiêu của nó là bảo vệ và quản lý bền
vững tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động đề xuất trong đề án mới này đều phù
hợp với chiến lược phát triển Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam và Chiến
lược phát triển khu vực Lâm nghiệp quốc gia (giai đoạn 2001 – 2010), Chương

trình trồng mới 5 triệu ha rừng ... với mục tiêu chính là bảo vệ các khu rừng
xung yếu, bảo tồn đa dạng sinh học và mở rộng sản xuất Lâm nghiệp.

Trang 11


I.2.

Cơ sở pháp lý:

1. Hiệp định khung giữa Chính Phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và
Chính Phủ Cộng Hoà Liên bang Đức về hợp tác tài chính ký ngày 09
tháng 10 năm 2004.
2. Công văn số 7959 BKH/KTĐN ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Bộ Kế
hoạch và Đầu Tư về việc “Thông báo và hướng dẫn thoả thuận về hợp tác
tài chính năm 2003 với CHLB Đức”
3. Công văn số 7007 BKH/KTĐN ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ Kế
hoạch và Đầu Tư về việc “ Hướng dẫn kết quả họp thường niên về hợp
tác phát triển năm 2004 với CHLB Đức”
I.3.

Cơ sở thực tiễn:

Vùng đề án đề xuất nằm tại hai tỉnh Tây Bắc là: Hòa Bình (với diện tích 0,466
triệu ha) và Sơn La (1,4 triệu ha), trên lưu vực Sông Đà. Đây là các tỉnh miền
núi, độ cao lên tới 2000 mét, có địa hình đồi núi dốc (đặc biệt là Sơn La), thung
lũng hẹp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và thiếu cơ hội tiếp cận thị trường. Nhà máy
thủy điện Hòa Bình trên sông Đà và nhà máy thủy điện Sơn La là nguồn cung
cấp điện lớn của Việt Nam. Do đó, bảo vệ vùng đầu nguồn là nhiệm vụ ưu tiên
hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.

Mặc dù trong hơn một thập kỷ qua, tỷ lệ che phủ rừng ở vùng đầu nguồn đã tăng
từ 12% lên 32% ở Sơn La và từ 28% lên 39% ở Hòa Bình nhưng vẫn chưa đạt
được mục tiêu đề ra của Chính phủ là 60-65%. Chất lượng rừng ngày càng giảm
do nhu cầu gỗ xây dựng, củi đốt và nhiều loại lâm sản khác tăng. Mặc dù Chính
phủ đã có những đầu tư đáng kể cho ngành Lâm nghiệp, nhưng rừng vẫn đang
chịu sức ép của sự gia tăng dân số, và không được quản lý và bảo vệ bền vững.
Đa dạng sinh học cũng đang bị đe dọa bởi nạn thu hái lâm sản, săn bắn động vật
hoang dã nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Bảo tồn
đa dạng sinh học ở một số khu rừng nửa rụng lá trên núi đá vẫn đang trong giai

Trang 12


đoạn đầu (dưới 5% tổng diện tích), do chưa được quy hoạch thích hợp và do
thiếu nguồn lực.
Hai tỉnh có tổng số dân khoảng 1,8 triệu người (trong đó dân số Hòa Bình là 0,8
triệu, Sơn La là 1 triệu). Có tổng số 380.000 hộ gia đình (trong đó 80-85% là ở
nông thôn), chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số như Thái, H’mông và Mường.
Mặc dù trong 10-15 năm qua, điều kiện sống của người dân ở đây đã được cải
thiện đáng kể với tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 7-9% nhưng vẫn thuộc một trong số
những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh là 13% (Hòa Bình)
và 30% (Sơn La). Các hộ đặc biệt khó khăn tập trung tại các huyện vùng sâu
vùng xa và quanh các Khu Bảo tồn thiên nhiên và hồ chứa Hòa Bình.
Hệ thống canh tác nổi bật của đồng bào Thái và Mường là trồng lúa nước kết
hợp lúa nương, chãn nuôi và làm vườn . Ðồng bào dân tộc H’mông lại có tập
quán canh tác trên đất cao, ở độ cao trên 1000m, trồng các nông sản như ngô,
sắn và mía. Trong một thập kỷ qua, các loại nông sản này được trồng rất phổ
biến, giá cả tãng, chất lượng giống và điều kiện tiếp cận thị trường cũng tốt hơn.
Canh tác nông nghiệp trên vùng cao đang cạnh tranh trực tiếp với sản xuất lâm
nghiệp, mặc dù đất ngày càng nghèo dinh dưỡng. Bảo vệ vùng đầu nguồn và đất

là nhiệm vụ thiết yếu góp phần bảo vệ hệ thống tưới tiêu và tăng sản lượng sản
xuất nông nghiệp trên vùng cao.

Trang 13


Phần 2: MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
2.1 Mục tiêu chung/khái quát
Mục tiêu của đề án được xây dựng theo đúng đường lối chính sách, các ưu tiên
của Chính phủ và giải quyết được các vấn đề khó khăn của hai tỉnh. Mục tiêu
này bao gồm “góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua các
hoạt động trồng và quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học”. Thông
qua công tác trồng rừng, quản lý bền vững rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của
hộ gia đình và cộng đồng, đề án góp phần khôi phục hệ sinh thái vùng rừng đầu
nguồn, bảo vệ hệ thống tưới tiêu, sử dụng bền vững tài nguyên rừng góp phần
tăng thu nhập, và bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời chú trọng tăng cường
năng lực cán bộ, thông qua việc áp dụng những mô hình thành công, đề án mong
muốn đem lại những tác động tích cực trong vùng (hoặc thậm chí cả quốc gia)
trên những kết quả đạt được từ những hoạt động cụ thể của đề án.
Kết quả dự kiến của Đề án sẽ tạo ra một mô hình giúp các chương trình lâm
nghiệp quốc gia khác thực hiện trong vùng cải thiện hiệu quả và tác động. Đóng
góp đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, bắt đầu từ việc quản lý bền
vững những diện tích rừng thuần thục và sau đó mở rộng đến những diện tích tỉa
thưa và khai thác lâm sản.
2.1 Mục tiêu cụ thể
Đề án sẽ được triển khai tại 32 đến 40 xã trong 8 huyện của hai tỉnh với tổng số
thôn ước tính là 200 đến 250 và số hộ tham gia là khoảng hơn 12.500. Thời gian
thực hiện đề án là 9 năm, trong đó thời gian thực hiện giai đoạn chính kéo là 6
năm và giai đoạn sau trồng rừng và quản lý bền vững là 3 năm. Các kết quả dự
kiến thu được từ đề án bao gồm


Trang 14


1.Trồng rừng từ các loài cây có sẵn tại địa phương, quản lý bảo vệ rừng,
tái sinh tự nhiên khoảng 22.000 ha, trong đó 15.000 ha đã xác định, 4.000 ha dự
phòng sẽ xác định sau.
2. Quản lý rừng cộng đồng khoảng 10.000 ha rừng tự nhiên tại 15 xã;
3. Hỗ trợ phát triển cộng đồng thông qua các chương trình nước sạch, hệ
thống thuỷ lợi nhỏ ... nhằm ứng phó biến đổi khí hậu cho khoảng 25-30 xã.
4. Bảo tồn đa dạng sinh học tại 4 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó trồng
mới khoảng hơn 3.000 ha rừng trong vùng lõi và vùng đệm.
5. Tăng cường năng lực cho Cán bộ tham gia đề án.

Trang 15


Phần 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
3.1.

Hợp phần trồng và quản lý rừng

Hợp phần chính trồng và quản lý rừng tận dụng sự sinh trưởng và năng suất tiềm
năng của các loài cây bản địa lá rộng, mong muốn của người dân địa phương và
nhu cầu lâu dài về quản lý rừng bền vững theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của
chứng chỉ rừng. Rừng trồng sẽ thực hiện các chức năng che phủ cố định và cung
cấp lâm sản, thu nhập và các dịch vụ môi trường có giá trị và bền vững.
Trên hơn 90% diện tích đề xuất của Đề án, rừng lá rộng hỗn giao sẽ được thiết
lập thông qua trồng cây bản địa hoặc tái sinh tự nhiên có hoặc không có trồng
bổ sung. Sẽ trồng rừng trên những diện tích có thảm thực vật giúp tăng cường

đáng kể việc bảo tồn đất và nước và nơi ít có lợi ích cho trồng trọt nhưng cho
phép một độ che phủ bền vững. Bởi có (i) các điều kiện thuận lợi cho lâm
nghiệp ở vùng Tây Bắc Việt Nam, (ii) nhu cầu nâng cao tính bền vững của rừng
trồng bằng việc tạo ra một kế hoạch quản lý rừng lâu dài, (iii) rủi ro trên thực tế
khi thay thế rừng hiện tại bằng rừng trồng đơn thuần ở những xã còn rừng, và
(iv) nhu cầu hỗ trợ các xã vùng sâu đặc biệt khó khăn trong khi phải bảo vệ đa
dạng sinh học và xây dựng khung chính sách, nên khái niệm quản lý rừng bền
vững nên được đưa vào là một hợp phần chính của Đề án.
Trong các chính sách về Lâm nghiệp, hộ nông dân cá thể và cộng đồng thôn/bản
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ Đỏ) đối với đất rừng sẽ là các chủ thể
và nhóm mục tiêu chính. Quan tâm đặc biệt tới sự tham gia của phụ nữ. Lao
động tham gia trồng và chăm sóc rừng sẽ được nhận tiền công. Để đảm bảo
công bằng, diện tích tham gia Đề án của mỗi hộ sẽ không vượt quá 4 ha, bao
gồm 2 ha rừng trồng và 2 ha tái sinh tự nhiên.
Tăng cường năng lực và thể chế cấp địa phương là các điều kiện tiên quyết để
tăng cường tính bền vững của Đề án. Việc thành lập các nhóm nông dân tham
gia trồng rừng và việc phát triển nhóm này thành các tổ chức quản lý rừng dựa

Trang 16


vào cộng đồng sẽ tăng cường trình độ quản lý và tiếp cận thị trường của họ.
Những tổ chức này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chăm
sóc về lâu dài mà còn cam kết tham gia vào các hoạt động lâm sinh bao gồm bài
cây và khai thác gỗ.
3.2.

Hợp phần phần quản lý rừng cộng đồng

Để thanh toán cho các chi phí đầu tư bao gồm bảo vệ và thực hiện các biện pháp

lâm sinh đối với rừng thứ sinh và rừng tự nhiên, các tổ chức quản lý rừng cộng
đồng sẽ được chi trả trong giai đoạn đầu. Do đó, đề xuất tạo các quỹ phát triển
rừng địa phương dưới dạng mở tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt nam cho các
tổ chức quản lý rừng cộng đồng ở xã và thôn/bản với khoảng vài trăm ha rừng tự
nhiên. Việc mở tài khoản tiền gửi sẽ dựa vào quy mô diện tích rừng quản lý. Hỗ
trợ tài chính cho quản lý rừng tự nhiên sẽ được biện minh trên cơ sở khuyến
khích hình thành các nhóm quản lý bền vững. Số tiền 3,5 EUR/ha và số năm (6
năm) giống như số tiền các chương trình quốc gia thanh toán cho công tác bảo
vệ rừng trong vùng đề án.
Điều kiện đối với tài khoản hoặc quỹ này được đề xuất là không giới hạn. Sau 5
năm, tài khoản này sẽ là vốn quay vòng để thực hiện quản lý rừng và tăng thu
nhập từ các hoạt động quản lý rừng. Thời hạn rút tiền có thể là hàng tháng hoặc
hàng quý, tuỳ thuộc vào các quy chế hoạt động của các tổ chức quản lý rừng
cộng đồng. Tính toán chi tiết hơn trong suốt quá trình thực hiện đề án sẽ đưa ra
con số chính xác chi phí điều tra rừng, bảo vệ và thực hiện các biện pháp lâm
sinh, và giám sát sự tham gia của các tổ chức quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Ngoài những chi phí ban đầu, tỷ lệ rút tiền (Nhóm VI: tỷ lệ rút tiền là
16,67%/năm) nên được giới hạn trong mức lãi xuất sinh ra trong quá trình gửi.
Trong những năm đầu tiên, số tiền này chỉ vừa đủ để chi trả các chi phí tối thiểu,
phí quản lý và tiền công tối thiểu cho các thành viên tổ chức. Sổ tài khoản tiền
gửi nên được mở tại cùng một ngân hàng với sổ tài khoản tiền gửi cá nhân, mặc

Trang 17


dù không nhất thiết yêu cầu (đây là Ngân hàng NN &PTNT, chính sách XH).
Nếu tổ chức quản lý rừng cộng đồng không quản lý rừng của họ như kế hoạch
quy định, tài khoản tiền gửi/quỹ có thể bị đình chỉ tạm thời hoặc đóng lại vĩnh
viễn. Giám sát cần được thực hiện nghiêm ngặt.
Các hoạt động cần thiết để thực hiện phần này bao gồm lập kế hoạch có sự tham

gia của người dân ở cấp xã và thôn/bản, xây dựng quy chế bảo vệ rừng, điều tra
tài nguyên rừng, soạn thảo các kế hoạch quản lý, phí bảo vệ rừng, phần mềm và
phần cứng của bản đồ GIS và phân tích các ô điểm.
3.3.

Hợp phần phát triển cộng đồng, hỗ trợ tập huấn, phổ

cập…
Phương pháp khuyến lâm lấy nông dân và thôn-bản làm trọng tâm là yếu tố
chính. Vì dịch vụ khuyến lâm chung nhiều khi không đủ cán bộ để thực hiện các
nhiệm vụ của đề án, nên sẽ tuyển thêm cán bộ phổ cập mới, ưu tiên phụ nữ, vì
phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động của đề án. Khi
làm việc với các dân tộc thiểu số, cán bộ phổ cập phải nói được tiếng dân tộc và
nếu họ là người vùng đó hoặc xã đó là tốt nhất. Một số tài liệu phổ cập có thể
lấy từ đề án Lâm nghiệp XH Sông Đà, đặc biệt những tài liệu liên quan đến
quản lý rừng cộng đồng, nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với các đặc điểm
của đề án. Băng hình và tài liệu (bằng tiếng dân tộc) có thể sẽ sử dụng nhằm
nâng cao nhận thức và các mối quan hệ chung. Kinh phí cho tài liệu phổ cập dự
tính là 60.000 EUR.
Một khoản đầu tư phù hợp để hỗ trợ cộng đồng thông qua cách lập kế hoạch có
sự tham gia cua người dân, từ đó xác định nhưng nhu cầu xóa đói giảm nghèo và
nhu cầu cấp thiết nhất cho cộng đồng. Các nhóm đầu tư sẽ nhằm vào mục tiêu
nâng cao nhận thức cộng đồngnhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và sẽ hoàn
toàn phụ thuộc vào đề xuất của cộng đồng.

Trang 18


Trình độ năng lực của bộ máy quản lý cấp tỉnh và huyện về lập kế hoạch quản lý
tài nguyên thiên nhiên, tổ chức thực hiện đề án có sự tham gia của người dân,

khuyến nông và lâm, cũng như trình độ kỹ thuật trồng rừng ở cả 2 tỉnh vẫn còn
yếu. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ lâm nghiệp của cả 2 tỉnh đặc biệt là Sơn La có
nhiều kinh nghiệm thực hiện đề án viện trợ nước ngoài, tham gia nhiều lớp đào
tạo tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch phát triển thôn bản có sự
tham gia của người dân, kiến thức khuyến nông và kỹ năng quản lý rừng cộng
đồng. Đây chính là nền tảng cơ sở để tiếp tục xây dựng phương thức mới và mở
rộng các phương thức hiện có trong quá trình thực hiện đề án lâm nghiệp.
Chương trình phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà đã biên soạn nhiều sách đào
tạo tập huấn hữu ích và thiết lập được một đội ngũ cán bộ đào tạo tại Sơn La.
Vì phương pháp đề xuất rất mới đối với cả người nông dân và các tổ chức hỗ trợ
trong vùng đề án, tập huấn tăng cường năng lực là rất quan trọng và sẽ được tiếp
tục cho đến khi kết thúc đề án vào năm thứ 9. Trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm của các tổ chức đề xuất tham gia rất khác nhau. Do đó, thông qua tập
huấn tại chỗ dựa trên năng lực, cán bộ đề án sẽ quen dần với phương pháp
khuyến lâm lấy chủ thể làm trọng tâm. Mạng lưới các đào tạo viên/cán bộ nguồn
sẽ được tuyển dụng. Tham quan cho một số cán bộ đề án được lựa chọn và một
số tập huấn đúng thể thức sẽ được bổ sung vào chương trình tập huấn.
3.4.

Hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học

Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học sẽ được thực hiện tại 4 khu bảo tồn thiên
nhiên với tổng diện tích khoảng 71.396ha, của 4 xã vùng lõi cũng là những xã
được lựa chọn tham gia trồng và quản lý rừng, và một phần của 7 xã vùng đệm.
Trước khi đầu tư vào các khu bảo tồn này, mọi ranh giới và tình trạng sử dụng
đất phải được làm rõ và xác định trong khu vực bảo vệ và vùng đệm. Vì có rất
nhiều người sống trong khu bảo tồn, họ phải tham gia vào việc xác định các diện
tích sử dụng (nông nghiệp, chăn thả và lâm nghiệp) và các diện tích bảo vệ

Trang 19



nghiêm ngặt, để đảm bảo sự toàn vẹn của khu bảo tồn. Tương tự như vậy, người
dân sống ở vùng đệm cũng cần phải tham gia vào hoạt động này vì họ cũng đang
sử dụng các khu vực được bảo vệ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ về gỗ
củi và các loại lâm sản khác. Đối với mỗi khu bảo tồn, các tỉnh đã xây dựng các
nghiên cứu tiền khả thi, những báo cáo này cung cấp cơ sở tốt để lập kế hoạch
chi tiết hơn, nhưng chưa tập trung đầy đủ vào việc xác định các vùng khác nhau
cũng như nhu cầu tham gia của cộng đồng.
Đầu tiên, cần tiến hành điều tra tài nguyên và đánh giá nhu cầu tham gia của
cộng đồng ở cả khu bảo tồn và vùng đệm. Sau đó sẽ tiến hành quy hoạch sử
dụng đất chi tiết có sự tham gia của người dân, và xác định ranh giới của vùng
đệm, bao gồm việc xác định quyền của người dân địa phương trong việc sử
dụng những diện tích nhất định trong khu bảo tồn. Bước tiếp theo là xây dựng
một kế hoạch quản lý để xác định các hoạt động nhằm hỗ trợ công tác quản lý
khu bảo tồn, được tỉnh phê duyệt. Chỉ sau khi kế hoạch này được phê duyệt, các
hoạt động sau đây mới được tiến hành:


Hỗ trợ cán bộ ban quản lý khu bảo tồn các thiết bị như chòi canh, trang
thiết bị và xe cộ. Đề án không tài trợ để xây văn phòng, làm đường hoặc
các cơ sở hạ tầng lớn khác, hoặc các hoạt động tái định cư.



Đào tạo và nâng cao ý thức cho cán bộ và cộng đồng về bảo tồn đa dạng
sinh học.




Xác định môi trường sống và các loài/số lượng các loài chủ yếu.



Các hộ gia đình và cộng đồng thôn/bản trồng và phục hồi rừng trong khu
bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm, dự tính khoảng hơn 3.000 ha.

Trang 20


Phần 4: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
4.1.

Các giải pháp xây dựng đề xuất

Giải pháp lâm sinh:
- Chọn loại đất trồng rừng: Số liệu sử dụng đất của Hoà Bình và Sơn La
Loại

Hoà Bình (ha) %

Sơn La (ha) %

Đất nông nghiệp

66.759

14,3

19.182


0,01

Đất rừng

194.310

41,7

494.560

25,94

Rừng tự nhiên

146.470

31,4

468.608

24,58

Rừng trồng

47.840

10,3

25.952


1,36

Đất không rừng QH cho LN

170.016

36,5

389.427

20,43

Đất khác

35.168

7,5

527.727

27,68

Tổng

466.253

1.906.465

Số liệu trên cho thấy diện tích đất trống cho trồng rừng, khoanh nuôi tái

sinh là rất lớn, đủ để thực hiện đề án.
- Chọn loại cây trồng: Do điều kiện lập địa khá tốt ở vùng này nên khuyến
khích việc trồng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao, đồng thời phù
hợp với sở thích của người dân cũng như hài hoà giữa cây lâu năm và cây
có thu nhập nhanh..
- Giống cây con phục vụ trồng rừng:
Ban quản lý cấp tỉnh sẽ cung cấp cây con chất lượng tốt cho các hộ gia đình
tham gia đề án thông qua các vườn ươm được ký hợp đồng theo mùa và các
vườn ươm tư nhân ở thôn/bản. Ít nhất 70% cây con được sản xuất tại các vườn
ươm tư nhân quy mô nhỏ. Năng lực và mong muốn xây dựng các vườn ươm
phân tán của nông dân trong vùng đề án đã được đánh giá và thấy rằng họ có thể
đáp ứng nhu cầu này.
Định mức cây con cung cấp cho trồng rừng cao hơn đáng kể so với quy định của
Bộ NN&PTNT, đặc biệt là các loài cây bản địa và đảm bảo tiêu chuẩn chất

Trang 21


lượng. Tuy nhiên, định mức này cần phải được xem xét lại và có thể được điều
chỉnh trong giai đoạn đầu của đề án theo tiêu chuẩn của đề án và được Bộ
NN&PTNT phê duyệt.
- Phương thức trồng; Các mô hình trồng rừng dự kiến:
Trên hơn 90% diện tích đề xuất của Đề án là rừng lá rộng hỗn giao sẽ được thiết
lập thông qua trồng cây bản địa hoặc tái sinh tự nhiên có hoặc không có trồng bổ
sung. Trong các chính sách về lâm nghiệp, hộ nông dân cá thể và cộng đồng
thôn/bản có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ Đỏ) đối với đất rừng sẽ là
các chủ thể và nhóm mục tiêu chính. Quan tâm đặc biệt tới sự tham gia của phụ
nữ. Lao động tham gia trồng và chăm sóc rừng sẽ được nhận tiền công. Để đảm
bảo công bằng, diện tích tham gia Đề án của mỗi hộ sẽ không vượt quá 4 ha, bao
gồm 2 ha rừng trồng và 2 ha tái sinh tự nhiên.

Giải pháp về tổ chức:
Cơ cấu tổ chức cấp quốc gia:
Cơ quan chủ quản đề án là Bộ Nông nghiệp và PTNT; Cơ quan trực tiếp chịu
trách nhiệm thực hiện là Ban quản lý các đề án Lâm nghiệp.
Ban điều hành đề án cấp Trung ương sẽ được thành lập, do Thứ trưởng phụ
trách Lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT làm Trưởng ban. Thành viên
BĐH là đại diện của UBND 2 tỉnh, đại diện các Cục/Vụ có liên quan của Bộ
Nông nghiệp và PTNT (Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Vụ Hợp tác quốc tế,
Cục Đầu tư và XD cơ bản, Vụ Kế hoạch, Vụ TC và Ban quản lý các đề án lâm
nghiệp), đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Ban quản lý Trung ương thuộc Ban quản lý các đề án lâm nghiệp gồm 1 Giám
đốc làm việc kiêm nhiệm và các cán bộ chuyên môn do Giám đốc đề xuất.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Ban quản lý Trung ương là xây dựng các hướng
dẫn kỹ thuật, tài chính và quản lý, quản lý nguồn vốn, điều phối các kế hoạch và

Trang 22


các hoạt động giữa các tỉnh, mua sắm xe cộ, lập kế hoạch tập huấn, xây dựng và
thực hiện hệ thống giám sát và báo cáo Bộ NN&PTNT và Nhà tài trợ.
4.2.

Giải pháp chọn: Tổng hợp cả hai giải pháp nói trên trong đó

quan trọng nhất là giải pháp tổ chức

Phần 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
5.1.

Phân công trách nhiện thực hiện đề án


Cấp Trung ương:
- Tạo điều kiện cho quá trình khởi động, mua sắm

Trang 23


- Tạo điều kiện phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm và kế hoạch tài
chính
- Điều phối và hỗ trợ các khoản chi phí hoạt động gồm cả nhân sự
- Liên lạc và phối hợp với Nhà tài trợ khác và các bên liên quan
- Kiểm tra và phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm và các dự toán tài
chính
- Thảo luận với các bên có liên quan về các vấn đề như tài khoản tiền gửi và
các chương trình khác trong vùng đề án.
- Quản lý các hoạt động có hiệu quả
- Đại diện tại các cuộc họp, hội thảo cấp Trung ương.
- Xem xét, phê duyệt và phân phát các báo cáo
- Ý kiến phản hồi về tiến độ, đánh giá các vấn đề và hỗ trợ các giải pháp.
Cấp tỉnh:
Cơ cấu tổ chức cấp tỉnh tương ứng với 2 đơn vị tổ chức cấp trung ương.
Ban điều hành cấp tỉnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban điều hành tỉnh.
Giám đốc (hoặc Phó giám đốc phụ trách Lâm nghiệp) Sở Nông nghiệp và PTNT
là Phó trưởng Ban điều hành, các thành viên khác là cán bộ các cơ quan có liên
quan như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường,
Ngân hàng và Chi cục Kiểm lâm.
Trách nhiệm chính của các thành viên như sau:
- Trưởng Ban điều hành cấp tỉnh chịu trách nhiệm chung về các hoạt động
- Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm: lập kế hoạch, xây dựng các
quy trình kỹ thuật, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư chuẩn bị các kế

hoạch thực hiện hàng năm.

Trang 24


- Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với Sở NN&PTNT thực hiện lập kế
hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và tổ
chức tham gia.
- Sở Kế hoạch và đầu tư cùng với các cơ quan có liên quan xây dựng các kế
hoạch tài chính hàng năm theo tiến độ.
- Sở Tài chính phối hợp với Ngân hàng xây dựng sổ tay hướng dẫn giải
ngân
- Chi cục Kiểm lâm phối hợp xây dựng quy hoạch sử dụng đất và hướng
dẫn CBFM, và hỗ trợ chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch hoạt động cho
Khu bảo tồn thiên nhiên.
Ban quản lý cấp tỉnh:
Ban quản lý cấp tỉnh gồm 1 Giám đốc ( Phó chủ tịch UBND tỉnh hoặc lãnh đạo
Sở NN&PTNT phụ trách Lâm nghiệp) và các cán bộ chuyên môn điều chuyển
từ các cơ quan quản lý Nhà nước.
Phân công nhiệm vụ giữa Ban điều hành và Ban quản lý tỉnh tương tự như ở cấp
Trung ương. Nhiệm vụ quan trọng hơn đối với Ban quản lý tỉnh bao gồm lập kế
hoạch hoạt động và tài chính cấp tỉnh, công tác kế toán, tham gia vào quá trình
xây dựng, soạn thảo các hướng dẫn kỹ thuật, tài chính và quản lý chi tiết, trong
khuôn khổ các hướng dẫn, giám sát hoạt động của cấp huyện, tổ chức các khoá
tập huấn và báo cáo tiến độ cho Ban quản lý đề án Trung ương.
Cấp Huyện
Ban quản lý huyện gồm 1 Giám đốc (Phó chủ tịch UBND huyện) và các cán bộ
chuyên môn. Cán bộ hiện trường và cán bộ phổ cập cấp xã và thôn/bản làm việc
dưới sự giám sát của Ban quản lý huyện. Ban quản lý huyện có nhiệm vụ xây
dựng các kế hoạch hoạt động hàng năm, phê duyệt kết quả điều tra lập địa và kế


Trang 25


×