Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phát triển Văn hóa – Thông tin – Thể thao - Du lịch giai đoạn 2011-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.58 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
Phát triển Văn hóa – Thông tin – Thể thao - Du lịch giai đoạn 2011-2015
(Ban hành theo Quyết định số /2011/QĐ-UBND ngày tháng năm 2011
của Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành)
Yên Thành là huyện đồng bằng, bán sơn địa, có diện tích tự nhiên
54.571,71 ha; có 39 xã, thị trấn, 490 xóm, trong đó có 18 xã miền núi thấp; với
27,8 vạn dân. Là huyện có truyền thống lịch sử từ lâu đời, được hình thành qua
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Con người Yên Thành có truyền thống
đấu tranh cách mạng, đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong
lao động. Yên Thành cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá, hiếu học, nổi
tiếng về khoa bảng.
Phát huy truyền thống của quê hương, đặc biệt trong những năm đổi mới,
Đảng bộ và nhân dân huyện nhà luôn chú trọng đẩy mạnh sự nghiệp văn hoá, coi
văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là yếu tố tích cực để góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng – an ninh. Phát triển văn hoá – nền
tảng tinh thần xã hội, đẩy mạnh thắng lợi sự nghiệp đổi mới CNH-HĐH của Đảng
và đất nước.
Thực hiện Quyết định số 6247/QĐ-UBND.VX ngày 22/12/2010 Quyết
định của UBND tỉnh Nghệ An “về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Văn hoá
– Thể thao tỉnh Nghệ An đến năm 2020”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần
thứ XXV, nhiệm kỳ 2010-2015; Nghị quyết số 10/2010/NQ-HĐND ngày 21
tháng 12 năm 2010 của HĐND huyện khóa 17, kỳ họp thứ 16 về kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển sự
nghiệp Văn hoá trong tình hình mới, UBND huyện ban hành đề án “Phát triển
Văn hóa – Thông tin – Thể thao - Du lịch giai đoạn 2011-2015” trên địa bàn
huyện Yên Thành.
Phần thứ nhất


THỰC TRẠNG VĂN HÓA – THÔNG TIN – THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRONG NHIỆM KỲ 2005 - 2010
I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

1. Về tổ chức bộ máy:
Trong nhiệm kỳ qua, bộ máy quản lý Văn hóa – Thông tin – Thể thao từ
huyện đến cơ sở thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, cơ bản
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ
chuyên trách văn hoá cấp huyện có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 80%;
trình độ đại học và cao đẳng bộ máy chuyên trách cấp xã, thị trấn chiếm tỷ lệ
11%, trung cấp 89%.
2. Cơ sở vật chất:
2.1 Cơ sở vật chất cấp huyện:
Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện có hội trường trên 400 ghế ngồi, với
diện tích 1.200 m2; nhà truyền thống huyện có diện tích 100 m2, với 400 hiện vật
được trưng bày; thư viện huyện có diện tích 75 m 2 có trên 12.000 đầu sách. Năm
1


2008, huyện đã đầu tư xây mới sân vận động với nguồn vốn trên 7 tỷ đồng, có
khán đài A và có mái che, với diện tích sử dụng trên 11.000 m2.
Đài Truyền hình huyện có công suất phát sóng 500W, Đài Truyền thanh có
công suất 200W, đảm bảo phát sóng cho 80% nhân dân trong huyện được xem
các chương trình tiếp và phát sóng.
Có 01 Trung tâm Bưu điện huyện; 09 Bưu cục cấp ba; 45 điểm phục vụ và
36 điểm Bưu điện văn hóa xã; có 01 Trung tâm viễn thông; 12 tổng đài viễn
thông; Có 01 Trung tâm Viettel; hệ thống trạm BTS và mạng cáp treo đảm bảo đủ
tần số thu phát sóng; số thuê bao hiện có 13.623 máy; mật độ 15,5 máy/100 dân.
2.2. Cơ sở vật chất các xã, thị trấn:
Đến nay, có 38/39 xã, thị trấn có sân vận động; có 32/39 xã, thị trấn có nhà

văn hóa đa chức năng; có 25 xã, thị trấn có phòng truyền thống và thư viện.
Có 39/39 xã, thị trấn có đài truyền thanh. Một số đài truyền thanh được
quan tâm đầu tư CSVC, trang thiết bị đáp ứng hoạt động tuyên truyền các nhiệm
vụ chính trị của địa phương.
3. Kết quả hoạt động trên các lĩnh vực Văn hóa:
3.1. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản:
Trên địa bàn huyện có trên 200 di tích và danh thắng, trong đó có 195 di
tích. Hiện nay, có 33 di tích đã được công nhận, xếp hạng, trong đó có 17 di tích
cấp Quốc gia và 16 di tích cấp Tỉnh. Hầu hết các di tích đã phát huy tốt giá trị Di
sản. Một số di tích được quan tâm gìn giữ và nâng cấp như: Phủ thờ Trần Đăng
Dinh (Phúc Thành); nhà thờ họ Hồ Tam Công (Thọ Thành); đình Sừng (Lăng
Thành); tượng đài 72 chiến sỹ Xô Viết Nghệ Tĩnh Tràng Kè (Mỹ Thành); khu
tưởng niệm Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành... Hàng năm huyện đã chú trọng đầu tư
khảo sát lập dự án, thu hút đầu tư việc trùng tu, tôn tạo, nâng cấp các di tích Văn
hóa - Lịch sử bị xuống cấp và lập hồ sơ khoa học các di tích Văn hoá lịch sử, kiến
trúc đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận, xếp hạng.
Thường xuyên tổ chức duy trì tốt các hoạt động lễ hội truyền thống như lễ
hội đền Đức Hoàng (Phúc Thành); đền Cả (Hoa Thành); Đình Mõ (Hậu Thành);
đền Canh (Đức Thành); đền chùa Rú Gám (Xuân Thành)... Đã chỉ đạo duy trì tốt
các loại hình văn nghệ dân gian như câu lạc bộ tuồng, CLB chèo, CLB dân ca xứ
Nghệ thu hút nhiều nghệ nhân và phát triển nhiều thành viên tham gia.
3.2. Văn học nghệ thuật, điện ảnh:
Bước đầu Huyện đã tập trung xây dựng các chương trình quảng bá hình
ảnh con người và quê hương Yên Thành trên các phương tiện thông tin, báo chí.
Hoạt động của Chi hội văn nghệ huyện có nhiều chuyển biến tích cực đã tạo động
lực để góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức tốt gặp mặt những người làm
công tác báo chí vào đầu xuân mới nhân dịp tết Nguyên tiêu hàng năm. UBND
huyện đã tích cực phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện uỷ viết tin bài, không
ngừng đổi mới nội dung, chất lượng của bản tin Yên Thành. Xây dựng trang
Website của Huyện đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả, trong năm 2010 đã

đăng tải 300 tin bài, với 259.045 lượt người truy cập/năm.
Ngành Văn hoá – Thông tin huyện đã kịp thời phục vụ việc quay, trình
chiếu tư liệu, phim ảnh phục vụ các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền nhiệm vụ
chính trị của huyện. Hàng năm đã phối hợp với Trung tâm phát hành phim và
chiếu bóng Tỉnh Nghệ An tổ chức 2 - 3 đợt chiếu bóng màn ảnh rộng, nhân các
2


ngày lễ lớn của Đảng, của dân tộc và các hoạt động lễ hội, được đông đảo công
chúng đồng tình hưởng ứng.
3.3. Công tác thư viện:
Công tác thư viện có nhiều tiến bộ, hàng năm đã đổi được trên 400 thẻ bạn
đọc, với hơn 5.000 độc giả đến thư viện, luân chuyển trên 15.000 đầu sách, báo.
Hiện nay TTVHTT có 10 máy vi tính nối mạng kịp thời phục vụ cho việc truy
cập phục vụ cho các hoạt động Văn hoá, văn nghệ, TDTT và các đối tượng bạn
đọc. Thư viện của các trường học ngày càng được bổ sung về tài liệu, trang thiết
bị, hoạt động khá hiệu quả.
3.4. Công tác thanh kiểm tra:
Hàng năm chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra
trên lĩnh vực Văn hóa – Thông tin – Thể thao như: Kiểm tra các tiêu chí xã đạt
chuẩn quốc gia về thiết chế Văn hóa –Thông tin – Thể thao; xây dựng gia đình
văn hóa, làng văn hóa; hoạt động lễ hội; xây dựng mô hình... Phối hợp với các
ngành chức năng tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền và kịp thời chấn chỉnh
các hoạt động dịch vụ Karaoke, nhà hàng, in ấn; Internet, game Online, thuê bao
di động trả trước và các dịch vụ viễn thông khác.
3.5. Hoạt động văn hoá quần chúng và tuyên truyền cổ động:
+ Phong trào xây dựng đời sống văn hoá:
Chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức tốt việc đăng ký xây dựng gia
đình văn hoá. Năm 2005 tỷ lệ gia đình văn hóa toàn huyện đạt 80%, đến năm
2010, tỷ lệ gia đình văn hoá toàn huyện đạt 83%. Cuối năm 2005 có 172 làng văn

hóa/490 làng, đạt tỷ lệ 35,1%, đến năm 2010 có 232 làng văn hóa/490 làng, đạt tỷ
lệ 47,3%. Chỉ đạo tốt việc tổ chức đón làng văn hóa, tuyên dương các dòng họ
tiêu biểu. Phối hợp với UBMTTQ và các ngành hữu quan tổ chức tốt tổng kết 5
năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và 5 năm cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Năm
2007 có 4 xã đạt chuẩn quốc gia về thiết chế Văn hóa - Thông tin - Thể thao, thì
đến năm 2010, có 25/39 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về thiết chế VH-TT-TT,
đạt tỷ lệ 64%.
+ Công tác xây dựng mô hình:
Ngành Văn hóa – Thông tin – Thể thao huyện đã chỉ đạo tổ chức tốt mô
hình như: mô hình xã xây dựng thiết chế VH-TT-TDTT đạt chuẩn; mô hình xã có
phong trào TDĐKXDĐSVH xuất sắc; mô hình cưới theo nếp sống văn hoá; mô
hình việc tang theo nếp sống văn hoá; mô hình làng văn hoá đạt chuẩn; mô hình
xã tiên tiến về TDTT và mô hình thông tin cổ động trực quan; mô hình dân ca xứ
Nghệ. Nhiều mô hình phát huy tốt hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội, phong tục tập quán của địa phương và đã được nhân diện rộng.
+ Văn hóa văn nghệ:
Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ngày càng mở rộng và đi vào
chiều sâu. Hàng năm các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường học đều tổ chức
giao lưu văn nghệ quần chúng từ huyện đến cơ sở gắn với “Mừng Đảng, mừng
xuân”; nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, của dân tộc và kỷ niệm của
các ngành. Chất lượng hoạt động văn nghệ quần chúng ở Yên Thành tương đối
tốt. Riêng biểu diễn Tuồng cổ, chèo, kịch hát dân ca là thế mạnh của phong trào
văn nghệ quần chúng. Hàng năm đã chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động của các đội văn
nghệ thông tin cơ sở.
3


+ Tuyên truyền, cổ động:
Công tác tuyên truyền, cổ động đã có bước chuyển tích cực. Hiện nay

huyện có 26 cụm cổ động, hàng năm đã đầu tư kinh phí nâng cấp các cụm cổ
động trên địa bàn, kịp thời tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của huyện. Công
tác tuyên truyền cổ động được tổ chức khá phong phú, sôi nổi và có ý nghĩa thiết
thực gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, của dân tộc.
4. Lĩnh vực thông tin:
Đài truyền thanh, thanh truyền hình huyện đã xây dựng các chuyên trang
chuyên mục kịp thời tuyên truyền các chủ trương đường lối của đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước, phản ánh gương người tốt, việc tốt, chất lượng tin bài
được nâng lên. Hàng năm đài truyền thanh, truyền hình huyện đều được giải
thưởng trong liên hoan phát thanh truyền hình toàn Tỉnh. Các đài truyền thanh cơ
sở đã thực hiện tốt việc tiếp phát sóng, kịp thời đưa tin trên hệ thống loa phóng
thanh đến tận nhân dân.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông có nhiều
tiến bộ. Doanh thu của ngành bưu điện tăng 10-15%/năm, của ngành viễn thông
tăng từ 2-3%/năm. Hoạt động của ngành Bưu chính – Viễn thông góp phần đẩy
mạnh phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn.
5. Hoạt động Thể dục – Thể thao:
Hoạt động thể dục- thể thao được đẩy mạnh: Hàng năm đã tổ chức các giải
thể thao cấp huyện để chào mừng các ngày lễ lớn của Đảng và dân tộc như: Giải
bóng chuyền toàn huyện; bóng đá các độ tuổi; kéo co; vật; đẩy gậy; giải cầu lông;
bóng bàn... Tham gia đầy đủ và có thành tích cao các giải thể thao do Tỉnh tổ
chức đoạt nhiều huy chương các loại, năm 2010 đạt thứ 5 toàn đoàn trong Đại hội
thể dục thể thao toàn Tỉnh.
Năm 2010, số người luyện tập TDTT thường xuyên 90.000 người, đạt tỷ lệ
34,5%; số gia đình thể thao 12.000 gia đình, đạt 17,5%; có 70 câu lạc bộ TDTT
hoạt động có hiệu quả; số trường học tổ chức thực hiện giáo dục thể chất đạt
100%, ngoại khóa hơn 50% số trường.
6. Công tác du lịch:
Công tác du lịch ở Yên Thành đang ở dạng tiềm năng và chủ yếu là du lịch
sinh thái gắn với tâm linh. Hàng năm thông qua hoạt động lễ hội đã thu hút hàng

chục lượt ngàn đối tượng nhân dân và du khách tham gia. Bước đầu huyện đã chú
trọng việc quy hoạch, quảng bá, kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển các tua Du lịch
sinh thái - tâm linh trên địa bàn huyện, đặc biệt khu du lịch sinh thái tâm linh đền
chùa Rú Gám.
7. Công tác gia đình:
Tổ chức tốt điều tra hiện trạng các hộ gia đình trên địa bàn huyện. Tuyên
truyền tổ chức tốt ngày gia đình Việt Nam. Phối hợp với các ngành, đoàn thể chỉ
đạo tuyên truyền Luật phòng chống bạo lực gia đình và Luật bình đẳng giới trong
các tầng lớp nhân dân.
II. HẠN CHẾ, YẾU KÉM, NGUYÊN NHÂN:

1. Hạn chế, yếu kém:
- Việc xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về thiết chế Văn hoá –TT-TT còn
gặp nhiều khó khăn.
- Chất lượng một số làng văn hoá, gia đình văn hoá còn hạn chế, một số
làng còn vi phạm một số tiêu chí sau khi đã được công nhận.
4


- Triển khai việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hoá chưa đồng bộ.
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh Karaoke, Internet, báo chí, xuất
bản... có lúc có nơi chưa theo kịp yêu cầu.
- Hiệu quả hoạt động của đài truyền hình huyện còn hạn chế (tỷ lệ dân xem
truyền hình huyện qua khảo sát mới chỉ đạt 15-20%). Hoạt động của đài truyền
thanh cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, chế
độ chính sách cho đội ngũ làm công tác truyền thanh cơ sở còn nhiều bất cập.
- Một số xã chưa quy hoạch đất để xây dựng nhà văn hóa xóm, một số xóm
khuôn viên nhà văn hóa chưa đủ diện tích. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ
chính sách cho hoạt động Văn hóa - Thông tin - Thể thao còn bất cập.
- Công tác Du lịch phát triển chưa xứng tầm, vẫn còn ở dạng tiềm năng.

- Một số cán bộ văn hóa chưa năng động, nhiệt huyết trong công việc, trình
độ năng lực hạn chế, tham mưu tổ chức thực hiện còn yếu kém.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HOÁ –THÔNG TIN - THỂ THAO GIAI ĐOẠN 2011-2015
A. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:

Nâng cao chất lượng cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH”, xây dựng nếp
sống văn minh. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của quê hương, dân tộc. Giữ
gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao quần chúng. Nâng cao chất lượng Đài truyền thanh, truyền
hình huyện và hệ thống truyền thanh cơ sở, chất lượng trang Website. Quảng bá
hình ảnh, tiềm năng, kêu gọi thu hút đầu tư các hoạt động du lịch. Tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ về công tác VH-TT-TT, phấn đấu xây dựng Yên Thành trở thành
huyện khá về phong trào văn hoá của Tỉnh Nghệ An.
B. CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2015:

- 78% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về thiết chế Văn hoá –TT-TT.
- Tỷ lệ làng, khối, xóm văn hóa 70%.
- Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 85%.
- 78% xã, thị trấn có nhà văn hoá đa chức năng.
- 100% xã có sân vận động.
- 78% xã có phòng truyền thống, phòng thư viện.
- 45% số người luyện tập TDTT thường xuyên.
- 30% gia đình thể thao.
- Tỷ lệ giáo dục thể chất nội khoá 100%, ngoại khoá trên 60%.
C. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển Văn hóa – Thông tin –
Thể thao:

Tăng cường phổ biến các Chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, tạo bước chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của các cấp, các
ngành, các tầng lớp nhân dân về sự nghiệp phát triển Văn hoá – Thông tin– Thể
thao trong giai đoạn mới. Coi văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là yêu tố
tích cực để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng - an
ninh.
2. Bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng chuẩn các lĩnh vực về
Văn hóa – Thông tin – Thể thao:
2.1. Về lĩnh vực văn hóa:
5


+ Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể:
Tiếp tục hoàn thành công tác kiểm kê khoa học các di tích trên địa bàn; lập
hồ sơ khoa học đề nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục xếp hạng các di tích cấp tỉnh
và cấp quốc gia. Quy hoạch khoanh vùng đất đai bảo vệ di tích, danh thắng trên
địa bàn. Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật bị
xuống cấp, ưu tiên tôn tạo các di tích trọng điểm. Phấn đấu 50% kinh phí tu bổ,
tôn tạo các di tích dòng họ, đình, chùa từ nguồn xã hội hoá.
Tu tạo, nâng cấp các đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sỹ, xây dựng đền
thờ liệt sỹ huyện. Phấn đấu 100% xã có đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sỹ,
cuối năm 2015 có 100% đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sỹ các xã, thị trấn
được xây mới hoặc nâng cấp.
Chỉ đạo các xã có lễ hội duy trì và tổ chức tốt lễ hội truyền thống hàng năm
theo hướng thu hút nhân dân và du khách thập phương ngày càng đông đảo, đáp
ứng nhu cầu văn hoá tâm linh, thực hiện nếp sống văn hoá, tránh hình thức và
lãng phí. Xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động lẽ hội trên địa bàn.
Tiếp tục triển khai, áp dụng hệ thống quy chuẩn chất lượng ISO 9001:2000
về quy trình tổ chức lễ hội.
Xây dựng các khu di tích lịch sử, văn hoá trở thành nơi học tập, tham quan

và điểm đến của các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương. Đầu tư nâng
cấp xây dựng mới nhà truyền thống của huyện, gắn với bảo tàng cấp huyện đạt
tiêu chuẩn quy định. Tăng cường công tác sưu tầm và trưng bày hiện vật. Khuyến
khích cá nhân thành lập bảo tàng tư nhân, bộ sưu tập cá nhân.
+ Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể:
Tập trung điều tra, kiểm kê, sưu tầm, nghiên cứu kho tàng văn hoá phi vật
thể trên địa bàn. Xây dựng cuốn dư địa chí về các di tích Văn hóa - Lịch sử Yên
Thành. Duy trì và nhân diện các câu lạc bộ vốn cổ như câu lạc bộ tuồng, câu lạc
bộ chèo, dân ca xứ Nghệ...phấn đấu mỗi địa phương có ít nhất 01 CLB vốn cổ.
Chỉ đạo các xã có hoạt động lễ hội như lễ hội Đền Cả (Hoa Thành), Đình
Mõ (Hậu Thành); đền Canh (Đức Thành); đền chùa rú Gám (Xuân Thành)... duy
trì tốt lễ hội hàng năm theo hướng phát huy truyền thống văn hoá, tôn vinh tưởng
nhớ các vị thần linh đã có công “Bảo quốc hộ dân” nhằm đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân và du khách. Đối với lễ hội đền Đức Hoàng,
chỉ đạo UBND xã Phúc Thành duy trì và tổ chức tốt lễ hội hàng năm và cứ 03
năm tổ chức lễ hội cấp huyện một lần.
+ Văn học, nghệ thuật, điện ảnh:
Tập trung xây dựng các chương trình văn nghệ quảng bá hình ảnh quê
hương, xây dựng và phát hành bộ băng đĩa Video Clip giới thiệu những bài hát về
con người và mảnh đất Yên Thành. Duy trì và phát triển hoạt động của Chi hội
văn nghệ huyện, khuyến khích động viên hoạt động của Hội thơ đường. Hàng
năm tổ chức gặp mặt những người làm công tác báo chí, thông tin, tuyên truyền
vào đầu xuân mới nhân dịp tết Nguyên Đán và tổ chức tốt kỷ niệm ngày báo chí
cách mạng Việt Nam 21/6.
Phòng VHTT là cơ quan thường trực có nhiệm vụ cập nhật, tổng hợp tình
hình liên quan đến các vấn đề báo chí đăng tải liên quan đến huyện và các địa
phương trong huyện để UBND huyện giao các ngành chức năng xem xét trả lời
với cấp có thẩm quyền và các cơ quan báo chí.
6



Đẩy mạnh phối hợp với Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Tỉnh
chiếu phim lưu động phấn đấu mỗi năm duy trì từ 3-4 luợt phục vụ trên địa bàn,
ưu tiên các xã miền núi xã khó khăn.
+ Thư viện:
Quy hoạch và xây dựng mới Thư viện huyện đáp ứng yêu cầu bạn đọc. Đầu
tư xây dựng thư viện điện tử kết hợp với thư viện truyền thống, được ứng dụng
công nghệ thông tin, kết nối mạng với thư viện Tỉnh. Phấn đấu mỗi năm đổi từ
700 đến 800 thẻ bạn đọc, luân chuyển 16.000 đến 17.000 đầu sách, báo. Đầu tư
kinh phí để duy trì các loại báo chí, tạp chí. Nâng cấp phòng thư viện, phòng
truyền thống các xã, thị trấn, phấn đấu đến hết năm 2015 tỷ lệ các xã, thị trấn có
phòng thư viện là 100 %, 70% xóm có tủ sách pháp luật; 100% trường học có một
phòng thư viện và phòng truyền thống đạt chuẩn.
+ Phong trào xây dựng đời sống văn hoá:
Tiếp tục triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá”. Phối hợp với UBMTTQ huyện thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, gắn với tiêu chí xây dựng
nông thôn mới theo Quyết định 1869/QĐ-CP của Chính phủ ngày 04/6/2010; xây
dựng khu dân cư văn hóa. Tiếp tục chỉ đạo các xã chưa đạt chuẩn xây dựng xã đạt
chuẩn quốc gia về thiết chế Văn hoá – Thông Tin – Thể thao. Tổ chức liên hoan
gia đình văn hoá tiêu biểu, làng văn hoá tiêu biểu 5 năm một lần. Hàng năm BCĐ
“TDĐKXDĐSVH” huyện sẽ chỉ đạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ Phòng
VHTT, Trung tâm VHTT và các thành viên kiểm tra các làng văn hoá, xã đạt
chuẩn quốc gia về thiết chế Văn hoá – Thông tin- Thể thao và các tiêu chí về văn
hoá của xã xây dựng nông thôn mới. Nếu vi phạm các tiêu chí, BCĐ sẽ trình
UBND huyện xem xét, ra Quyết định tước bỏ danh hiệu. Triển khai sâu rộng áp
dụng hệ thống quy chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 về quy trình xét công nhận
làng văn hóa. Phối hợp với UBMTTQ, Công An huyện phát triển mở rộng dòng
họ văn hoá tiêu biểu, tổ chức gặp mặt cấp huyện 3 năm một lần và 01 năm một
lần tại các xã, thị trấn.

Về lộ trình xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về thiết chế Văn hóa – Thông
tin – Thể thao:
+ Giai đoạn 2011-2012 các xã sau đạt chuẩn: Viên Thành, Phú Thành,
Hồng Thành. Mã Thành, Tiến Thành, Thịnh Thành.
+ Giai đoạn 2013-2014: Bảo Thành, Xuân Thành, Liên Thành và Đại
Thành.
Chú trọng công tác xây dựng và nhân diện các mô hình văn hoá - Thể thao
ở cơ sở. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang theo nếp sống
văn hoá, đảm bảo văn minh, lành mạnh tiết kiệm và tránh lợi dụng thương mại
hóa; bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; thu hút người dân tham gia vào các hoạt
động VH-TT trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2015 có 78% số xã, thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về thiết chế Văn hoá –TT-TT; 78% xã, thị trấn có nhà văn hoá đa
chức năng được trang bị về cơ sở vật chất và có sân vận động ngoài trời; 90%
làng xây dựng được nhà văn hoá đạt chuẩn; 78% xã, thị trấn có nhà truyền thống;
100% trường học, cơ quan có phòng truyền thống; tỷ lệ làng văn hoá đạt 70%.
Củng cố đội văn nghệ thông tin của huyện theo hướng hiệu quả chất lượng,
hàng năm xây dựng 5-7 chương trình theo chuyên đề để phục vụ cơ sở và giao
lưu cấp huyện, kế hoạch phục vụ từ 140-150 buổi/năm. Tạo nhiều hình thức tuyên
7


truyền dưới dạng sân khấu hoá . Ngoài nhiệm vụ trên, đội văn nghệ lưu động của
huyện tổ chức tập huấn giúp các đội văn nghệ cơ sở các xã, thị trấn, các cơ quan,
trường học xây dựng các chương trình văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị của
địa phương và cơ quan. Duy trì các đội văn nghệ thông tin của xã, thị trấn để
phục vụ các nhiệm vụ chính trị cơ sở. Các cơ quan, trường học tổ chức đội văn
nghệ để phục vụ sinh hoạt văn hoá tinh thần cho cán bộ, công nhân viên chức,
giáo viên, học sinh để thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ
dạy và học. Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo huyện tổ chức đưa loại hình
dân ca xứ Nghệ vào trong trường học. Hàng năm huyện tổ chức liên hoan văn

nghệ quần chúng vào dịp lễ hội làng Sen 19/5 theo hình thức tổ chức các cụm liên
xã và chọn các tiết mục xuất sắc công diễn tại huyện, liên hoan, hội diễn văn nghệ
quần chúng tối thiểu đạt 4 cuộc/năm.
Trung tâm Văn hoá – Thể thao hàng năm chịu trách nhiệm tổ chức tập
huấn chuyên đề, cung cấp chương trình cho cơ sở từ 2 đến 3 đợt. Tổ chức mở các
lớp dạy học âm nhạc cho thanh thiếu niên và cán bộ văn hoá cơ sở.
+ Tuyên truyền, cổ động:
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về pháp luật, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật nhà nước về lĩnh vực phát triển Văn hoá – Thông tin – Thể thao
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó tuyên truyền về nhiệm
vụ chính trị đạt 10-12 cuộc/năm. Xây dựng biểu tượng Yên Thành tại Công viên
Phan Đăng Lưu; phấn đấu hết năm 2015, xây dựng 01 cụm cổ động điện tử tại
Trung tâm của huyện; xây dựng mới ít nhất 04 cổng chào đạt chuẩn cấp huyện tại
Vĩnh Thành, Mỹ Thành, Hợp Thành và Tây Thành. Nâng cấp 26 cụm cổ động
hiện có trên địa bàn. Mỗi xã, thị trấn có ít nhất 01 cụm cổ động, hàng năm được
đầu tư kinh phí để duy tu, tân trang và thay mới nội dung tuyên truyền cổ động để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Phấn đấu đến hết năm 2015 có ít nhất 40-45
cụm cổ động trên địa bàn huyện.
2.2. Lĩnh vực thông tin:
- Hệ thống đài truyền thanh:
Nâng cao chất lượng tiếp phát sóng đài truyền thanh, chú trọng mở và phủ
rộng sóng FM, cải tiến chất lượng tin, bài đảm bảo 100% nhân dân trong huyện
được nghe các chương trình tiếp phát sóng. Phấn đấu 100% xã, thị trấn có hệ
thống truyền thanh được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đủ phát sóng cho 100%
nhân dân địa phương được nghe. Bố trí đầy đủ cán bộ có trình độ năng lực hoạt
động tại huyện và cơ sở. Hàng năm huyện tổ chức liên hoan truyền thanh cơ sở
01 lần, tổ chức tập huấn nghiệp vụ và kỷ thuật vận hành cho cho đội ngũ làm
công tác truyền thanh. Có cơ chế chính sách để hỗ trợ cho đội ngũ làm công tác
truyền thanh ở cơ sở.
- Đài truyền hình:

Đầu tư xây dựng mới đài truyền thanh- truyền hình huyện theo hướng hiện
đại. Kịp thời nắm bắt, chuyển tải các thông tin, thời sự của huyện gửi về Đài
Tỉnh. Nâng cao chất lượng tin, bài, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục các
chương trình cập nhật nối mạng với Đài truyền hình Tỉnh và phát sóng trên đài
truyền hình Huyện.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Tập trung tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương chính
sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, quảng bá hình ảnh, mảnh đất và con
8


người Yên Thành. Phát huy có hiệu quả trang thông tin điện tử (Website) theo
hướng chất lượng, thu hút nhiều đối tượng truy cập. Phối hợp với Ban tuyên giáo
Huyện ủy không ngừng nâng cao chất lượng của bản tin Yên Thành.
+ Công tác Bưu chính – Viễn thông:
Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. Phát
huy hiệu quả kinh doanh, dịch vụ của điểm bưu điện văn hoá xã. Tăng cường
công tác thanh, kiểm tra các hoạt động như: dịch vụ thuê bao di động trả trước;
dịch vụ Internet, game online mỗi năm ít nhất 3 đợt; kiểm tra quy trình cấp phép
xây dựng và kế hoạch phê duyệt vị trí xây dựng các trạm BTS (trạm thu phát sóng
viễn thông); các mạng và dịch vụ viễn thông khác trên địa bàn.
2.3. Lĩnh vực thể thao:
+ Thể thao quần chúng:
Thông qua cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại”
phát triển phong trào thể dục, thể thao sâu rộng và toàn diện trên các địa bàn dân
cư, các cơ quan, đơn vị. Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao
trong các trường học, lực lượng vũ trang. Chú trọng phát triển loại hình thể thao
truyền thống. Tập trung xây dựng mới và nhân diện mô hình xã đạt chuẩn về
phong trào thể dục thể thao. Nâng cao chất lượng phong trào hội khoẻ Phù Đổng
trong các trường học. Số giải thể thao trong năm được tổ chức tối thiểu 6

giải/năm. Phấn đấu đến năm 2015 có 45% số người luyện tập TDTT thường
xuyên; 30% gia đình thể thao; 100% làng, khối xóm có sân tập thể thao.
+ Thể thao thành tích cao:
Tập trung thu hút đào tạo, huấn luyện vận động viên các môn thể thao để
tham gia thi đấu các giải của Tỉnh và TW tổ chức. Tham mưu lập quy hoạch và
tiến hành xây dựng nhà thi đấu thể dục thể thao cấp huyện, trung tâm bơi lội của
huyện, từng bước nâng cấp và quy chuẩn sân vận động có mái che của huyện.
Đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao các huyện trong cụm do tỉnh tổ chức.
Tập trung chú trọng phát triển các môn thể thao lợi thế của huyện như: Cầu lông,
điền kinh, đi bộ, chạy việt dã; vật, bóng chuyền, bóng đá. Quan tâm phát triển thể
thao thành tích cao để luôn đứng trong tốp 3-5 của Tỉnh.
3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Văn hóa – Thông
tin – Thể thao:
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hoá tâm linh
đảm bảo quy định của luật pháp, cương quyết xử lý nghiêm những hành vi lợi
dụng tâm linh để hành nghề mê tín dị đoan,thương mại hoá.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Xây dựng ban hành và bổ sung cơ
chế chính sách ưu tiên cho các môn thể thao tham gia đại hội TDTT toàn Tỉnh,
nhằm phát huy tối đa nguồn lực để dành thứ hạng cao nhất. Chỉ đạo thực hiện tốt
công tác quy hoạch lĩnh vực VHTTTT đã được tỉnh và huyện phê duyệt. Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.
4. Đẩy mạnh công tác Quy hoạch, xây dựng và phát triển công tác Du
lịch:
Đẩy mạnh công tác Quy hoạch, xây dựng và phát triển hệ thống ngành Du
lịch trên địa bàn huyện. Tập trung quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư hoạt động Du
lịch, từng bước đưa Du lịch trở thành một ngành chính. Ưu tiên đầu tư phát triển
các tour Du lịch trọng tâm như: Khu văn hóa tâm linh đền, chùa Rú Gám (Xuân
Thành); Đền Đức Hoàng (Phúc Thành); nhà tưởng niệm và công viên Phan Đăng
9



Lưu (Hoa Thành và Thị Trấn); tượng đài 72 liệt sỹ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931
tại Mỹ Thành; di tích Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành... Từng bước quy hoạch, phát
triển các tour du lịch sinh thái gắn với các hoạt động tâm linh như: Quản Hài - Vệ
Vừng; đền, chùa Bảo Lâm (Hoa Thành)- đền Cả (Nhân Thành); đình Mõ (Hậu
Thành) - đình Sừng (Lăng Thành); nhà thờ đá Bảo Nham...Từng bước quy hoạch
sân gôn phục vụ sinh hoạt thể thao, giải trí, hệ thống nhà nghỉ gắn với hoạt động
du lịch tại khu vực đập Quản Hài (Phúc Thành).
Xúc tiến quy hoạch, phát triển và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút
phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ và các dịch vụ du lịch, phấn
đấu đưa ngành Du lịch trở thành một trong những ngành trọng điểm của huyện.
5. Tăng cường chăm lo công tác gia đình:
Duy trì tổ chức công tác điều tra hiện trạng các hộ gia đình trên địa bàn
huyện. Tuyên truyền Luật phòng chống bạo lực gia đình và luật bình đẳng giới
trong các tầng lớp nhân dân. Coi trọng chất lượng gia đình văn hóa, xây dựng gia
đình văn hóa chuẩn mực trong thời kỳ CNH-HĐH.
6. Chăm lo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ:
+ Phòng Văn hóa – Thông tin:
Nâng cao trình độ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ tại Phòng Văn hoá – Thông tin để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ. Đến hết năm 2015 tham mưu đề nghị ít nhất 01 đồng chí được đào tạo
trình độ cao cấp chính trị; 100% cán bộ và chuyên viên phòng được tập huấn các
chuyên đề hàng năm, tự nguyên cứu, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao
trình độ, năng lực về công tác văn hoá – thông tin. Bố trí đủ cán bộ để đáp ứng
yêu cầu trong tình hình mới.
+ Trung tâm VHTT:
Đến hết năm 2015 phấn đấu 85% lãnh đạo, cán bộ của Trung tâm có trình
độ đại học và cao đẳng, trong đó chuyên ngành Văn hoá, Thể dục- Thể thao
chiếm 60% trở lên. Thu hút 01 cán bộ có trình độ đại học sân khấu điện ảnh khoa đạo diễn sân khấu; bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ phục vụ

kỹ thuật và quản lý cho việc truy cập mạng Internet và thư viện điện tử. Nâng cao
trình độ chuyên môn chính trị cho cán bộ tại TTVHTT huyện.
+ Các xã, thị trấn:
Mỗi xã, thị trấn thành lập đầy đủ 01 Ban Văn hoá – Thông tin, gồm 01
trưởng Ban hưởng chế độ công chức theo Nghị định 92/CP của Chính phủ; 01
phó Ban phụ trách nhà văn hoá đa chức năng và đài truyền thanh; 01 cán bộ phụ
trách Văn hóa – Thông tin – Thể thao, thư viện, phòng truyền thống và xây dựng
phong trào TDTT. Các thành viên trong Ban có trình độ Trung cấp chuyên môn
trở lên, phấn đấu hết năm 2015 có 100% công chức văn hoá các xã, thị trấn đều
có trình độ cao đẳng, Đại học.
+ Các cơ quan, đơn vị:
Bố trí 01 cán bộ có đủ năng lực để phụ trách văn thể ở các cơ quan, đơn vị.
+ Các khối, xóm:
Do đồng chí xóm trưởng kiêm nhiệm công tác VH-TT-TT hoặc bố trí theo
tình hình thực tế của từng địa phương, được trả chế độ phụ cấp hàng tháng theo
chế độ thoả thuận, ngân sách do địa phương tự cân đối.
7. Huy động nguồn lực tập trung quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất:
10


Thực hiện tốt công tác quy hoạch quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển sự
nghiệp Văn hóa –Thông tin - Thể thao đến năm 2015. Có cơ chế phối hợp cụ thể
trong quy hoạch sử dụng đất đảm bảo hài hòa giữa phát triển văn hóa, thể thao
với hoạt động khác. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các chương trình nguồn
vốn mục tiêu quốc gia để đầu tư xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về thiết chế Văn
hóa – Thông tin –Thể thao. Kêu gọi đầu tư tài trợ nguồn vốn của các doanh nhân,
doanh nhiệp, các nhà hảo tâm con em Yên Thành thành đạt để tu bổ, tôn tạo các
di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các công trình thể thao và các khu
du lịch sinh thái - tâm linh trên địa bàn.
Từng bước nâng cấp Trung tâm VHTT theo hướng hiện đại, tăng cường cơ

sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện và đời sống tinh
thần cho nhân dân. Quy hoạch và tiến hành trồng hệ thống cây xanh, cây cảnh
xung quanh khuôn viên Trung tâm đảm bảo cảnh quan môi trường xanh, sạch,
đẹp. Quy hoạch chi tiết và tiến hành xây dựng nhà thi đấu thể thao; khu vực học
võ thuật, sinh hoạt câu lạc bộ và giảng dạy âm nhạc; xây dựng bể bơi; từng bước
hoàn thiện sân vận động có mái che và xây dựng thêm khán đài B; xây dựng khu
vui chơi cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng tạo giải trí lành mạnh, bổ ích; xây dựng
nhà ăn, hội trường để phục vụ mô hình cưới theo nếp sống văn hoá; xây dựng hệ
thống ki ốt để kinh doanh các mặt hàng Văn hoá phẩm, thời trang và dụng cụ thể
thao, trang phục biểu diễn, trang phục các loại hình văn nghệ dân gian; xây dựng
01 phòng trực bảo vệ đúng quy hoạch để đảm bảo an ninh, trật tự tại Trung tâm.
100% xã, thị trấn hoàn thiện việc Quy hoạch đất đai, đầu tư kinh phí để xây
dựng 8 hạng mục xã đạt chẩn quốc gia về thiết chế văn hoá –TT-TT đúng quy
định bao( gồm sân vận động ngoài trời; đài truyền thanh; bưu điện văn hoá;
phòng truyền thống; thư viện; hội trường đa chức năng; nghĩa trang liệt sỹ; nhà
văn hoá khối, xóm).
Mỗi xã, thị trấn xây dựng ít nhất 01 cụm cổ động tại khu Trung tâm có diện
tích từ 20 - 25 m2, có 30-50 tấm Pano nhỏ tuyên truyền trên trục đường giao
thông chính và tại các ngã ba, ngã tư của xã.
Thành lập Trung tâm văn hoá – Thể thao các xã, thị trấn: (Thực hiện theo
Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch: Diện tích đất quy hoạch Trung tâm văn hoá – Thể thao các xã, thị trấn
tối thiểu là 2.500 m2 (không tính diện tích sân vận động); hội trường văn hoá đa
chức năng tối thiểu có 250 chỗ ngồi; phòng chức năng (bao gồm hành chính,
thông tin, đọc sách, báo, câu lạc bộ); phòng tập thể thao đơn giản sử dụng để huấn
luyện, giảng dạy và tổ chức thi đấu thể thao có đủ diện tích tối thiểu 38 m x 18 m
= 684 m2; các công trình phụ trợ (Nhà để xe, khu vực vệ sinh, vườn hoa, cây
cảnh, thông gió, đài truyền thanh); dụng cụ thể thao (gồm dụng cụ chuyên dùng
cho các môn thể thao phù hợp với phong trào của địa phương); quy hoạch sân thể
thao phổ thông gồm: sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân nhảy cao, nhảy xa, sân

đẩy tạ, diện tích sử dụng cho sân bóng đá tối thiểu 90 m x 120 m = 10.800 m2.
Mỗi Làng (khối, xóm) xây dựng 01 nhà văn hoá gắn với điểm vui chơi,
giao lưu văn hoá, sinh hoạt truyền thống và hoạt động Văn hoá, văn nghệ TDTT, có vị trí treo băng rol, khẩu hiệu, có 01 tủ sách pháp luật, 01 bộ tăng âm
loa máy, đầu tư mua sắm các loại nhạc cụ và các dụng cụ TDTT, có vị trí để
trưng bày giấy khen, bằng khen, cờ thi đua...Quy hoạch, xây dựng nhà văn hóa
đạt chuẩn: Thực hiện theo Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của
11


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Diện tích khu đất nhà văn hóa đạt 500 m 2 trở
lên; diện tích khu thể thao đạt 2000 m 2; hội trường nhà văn hóa 100 chỗ ngồi trở
lên. Nhà văn hoá khối, xóm được trồng cây xanh, thường xuyên làm tốt công tác
vệ sinh môi trường đảm bảo cảnh quan xanh – sạch – đẹp.
8. Thực hiện công tác bảo vệ môi trường:
Thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên nơi có địa
điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và các điểm Du lịch. Thực
hiện quản lý chặt chẽ các khu vực khai thác khoáng sản, đảm bảo không ảnh
hưởng đến các di tích lịch sử văn hóa, khu vực có danh lam thắng cảnh, công
trình văn hóa, thể thao và các trạm thu phát sóng viễn thông.
9. Bổ sung, điều chỉnh và ban hành cơ chế chính sách:
Phòng Văn hóa - Thông tin tham mưu để UBND huyện trình HĐND
Huyện Quyết nghị các cơ chế, chính sách đề nghị bổ sung phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ và từng giai đoạn cụ thể; Ban hành cơ chế chính sách đặc thù để thu hút
các chuyên gia giỏi, sinh viên năng khiếu trên lĩnh vực văn hóa, thể thao. Bổ sung
chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích văn nghệ sỹ sáng tạo những tác phẩm có
chất lượng, có giá trị văn học nghệ thuật cao và đạt giải. Ban hành đồng bộ các cơ
chế chính sách theo Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của
UBND huyện “Về cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên
Thành giai đoạn 2010-2015” và QĐ số 06/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm
2011 của UBND huyện “Về bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự huyện Yên Thành giai đoạn 2011-2015”. Hàng năm các cấp

Chính quyền chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi hoạt động VH –TT-TT từ 5-10%
tổng ngân sách. Xây dựng quỹ phát triển đời sống văn hoá từ nguồn quỹ đóng
góp của người dân, các nguồn tài trợ theo Chỉ thị số 11/CT-TV ngày 22/10/2002
của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An. Từng bước thực hiện chính sách xã hội
hoá trong phát triển Văn hoá – Thông tin – Thể thao trên địa bàn huyện.
Phần thứ 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cấp huyện:
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án do đồng chí Phó chủ tịch UBND
huyện phụ trách văn xã làm Trưởng ban, Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin làm
phó ban, các thành viên là đại diện các phòng ban, ngành, đoàn thể có liên quan.
Ban chỉ đạo có phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên căn cứ các mục
tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Đề án để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Hàng năm
BCĐ cấp huyện tổ chức thanh, kiểm tra tình hình thực hiện ở cơ sở, sơ tổng kết,
rút kinh nghiệm, có hình thức khen thưởng, nhắc nhở phê bình trong quá trình
thực hiện đề án.
2. Cấp xã, thị trấn:
Thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch, hoặc phó chủ tịch UBND làm
Trưởng Ban, Công chức văn hoá – xã hội làm phó Ban, các thành viên của Ban là
các ngành, đoàn thể liên quan. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nếu có những
khó khăn, vướng mắc, BCĐ các xã, thị trấn kịp thời báo cáo với BCĐ cấp huyện
để xin ý kiến chỉ đạo để thực hiện thành công Đề án.
4. Phòng VHTT huyện:
12


Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án. Xây dựng
chỉ tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp phù hợp cho từng năm, từng giai đoạn để cơ sở
thực hiện. Tham mưu kịp thời cho các Cấp uỷ, Đảng, chính quyền các nhiệm vụ

giải pháp, các cơ chế chính sách để thực hiện Đề án.
Phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan tổ chức thống kê, khảo sát
quy hoạch sử dụng đất, cơ chế hỗ trợ, việc xây dựng các công trình văn hoá theo
tiêu chí của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới và thiết chế Văn hoá - Thông
tin – Thể thao của Bộ Văn hoá – Thông tin – Thể thao và Du lịch.
Hàng năm, chịu trách nhiệm tham mưu việc tổ chức thanh tra, kiểm tra
tình hình thực hiện Đề án ở cơ sở; tổ chức sơ, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện Đề án cho UBND huyện.
5. Trung tâm Văn hóa – Thể thao:
Có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, trường học và các xã, thị trấn
tổ chức thực hiện có hiệu quả liên quan đến lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ về
văn hoá – văn nghệ - TDTT của Đề án.
6. Đài truyền truyền thanh, truyền hình huyện:
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục kịp thời phản ánh gương người
tốt, việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình trong công tác văn hoá – Thông tin – Thể
thao trên địa bàn huyện.
7. Phòng giáo dục và đào tạo:
Phối hợp với phòng Văn hoá – Thông tin đưa các chương trình văn hoá của
địa phương lồng ghép, các bộ môn học võ thuật, nghệ thuật và dân ca xứ Nghệ
vào trong giảng dạy và học tập ở nhà trường. Tuyên truyền giáo dục cho học sinh
về nếp sống văn hoá, văn minh trong nhà trường và ngoài xã hội.
8. Phòng TN&MT:
Chịu trách nhiệm quy hoạch sử dụng đất, cấp QSD đất cho các công trình
văn hoá theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các di tích danh thắng và 8 tiêu chí
quy định xã đạt chuẩn quốc gia về thiết chế Văn hoá – Thông tin – Thể thao.
9. Phòng Công Thương:
Xây dựng, công bố quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các công trình
Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo chức năng nhiệm vụ.
10. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Thực hiện đồng bộ, kịp thời các cơ chế chính sách hỗ trợ cho hoạt động

Văn hoá – Thông tin và thể thao.
11. Các ngành, đoàn thể liên quan:
UBMTTQ huyện và các phòng, ngành, đoàn thể liên quan phối hợp với
ngành Văn hoá – Thông tin – Thể thao thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của
minh liên quan đến nhiệm vụ VHTT tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính
sách và pháp luật của nhà nước để các cấp, các ngành và các đối tượng nhân dân
nhận thức sâu sắc, đầy đủ, tầm quan trọng và ý nghĩa của Đề án.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Nguyễn Tiến Lợi
13


DANH SÁCH TỶ LỆ GIA ĐÌNH VĂN HÓA; XÃ, THỊ TRẤN ĐẠT
CHUẨN QUỐC GIA VỀ THIẾT CHẾ VH-TT-TT; LÀNG (KHỐI, XÓM)
ĐẠT DANH HIỆU LÀNG VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2010
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.

Xã, thị trấn
Viên Thành

Phú Thành
Tây Thành
Đồng Thành
Long Thành
Trung Thành
Xuân Thành
Bắc Thành
Nam Thành
Tân Thành
Mã Thành
Quang Thành
Đức Thành
Hồng Thành
Nhân Thành
Đô Thành
Thọ Thành
Tăng Thành
Văn Thành
Thị Trấn
Hoa Thành
Hợp Thành
Hậu Thành
Phúc Thành
Liên Thành
Công Thành
Khánh Thành
Lý Thành
Đại Thành
Mỹ Thành
Kim Thành

Thịnh Thành
Bảo Thành
Sơn Thành
Minh Thành
Vĩnh Thành
Lăng Thành
Hùng Thành
Tiến Thành

Tỷ lệ gia
đình văn
hóa
80,97
85,69
78,17
85,45
87,89
83,00
82,00
82,79
90,96
75,80
80,00
81,50
79,99
84,00
83,45
86,62
83,85
87,20

84,43
87,01
84,19
87,00
84,97
82,30
81,97
81,89
80,00
75,95
78,26
85,02
78,70
83,89
85,99
78,00
83,50
85,08
84,98
76,36
76,00

14

Xã đạt chuẩn Quốc gia
về thiết chế VH-TT-TT
Đạt
Chưa đạt
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x

Tỷ lệ % làng
đạt danh hiệu
làng văn hóa
45,45 (5/11)
60,00 (9/15)
43,75 (7/16)
50,00 (6/12)
70,58 (12/17)
57,14 (4/7)
41,67 (5/12)
88,89 (8/9)
100 (9/9)
28,57 (4/14)
36,36 (4/11)
40 (4/10)
33,33 (6/18)
38,46 (5/13)
43,75 (7/16)
50 (7/14)
63,64 (7/11)
88,89 (8/9)
69,23 (9/13)

57,14 (4/7)
57,14 (4/7)
45,45 (5/11)
80 (8/10)
57,14 (12/21)
53,85 (7/13)
13,64 (3/22)
36,36 (4/11)
30,00 (3/10)
14,29 (1/7)
50,00 (9/18)
28,57 (2/7)
43,75 (7/16)
30,77 (4/13)
52,63 (10/19)
18,18 (2/11)
50,00 (8/16)
53,85 (7/13)
40,00 (4/10)
22,22 (2/9)


ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN YÊN THÀNH

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


/QĐ-UBND

Yên Thành, ngày

tháng

năm 2011

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt và ban hành Đề án
“Phát triển Văn hóa –Thông tin Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011-2015”
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN THÀNH

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 6247/QĐ-UBND.VX ngày 22/12/2010 của UBND
tỉnh “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Văn hoá – Thể thao tỉnh Nghệ An
đến năm 2020”;ơ
Căn cứ Nghị quyết số 10/2010/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2010 của
HĐND huyện khóa 17, kỳ họp thứ 16 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2011-2015;
Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt và ban hành để tổ chức thực hiện đề án “Phát triển Văn
hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011 – 2015” trên địa bàn huyện
Yên Thành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông Chánh văn phòng HĐND – UBND huyện, Thủ trưởng các ban
ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị
trấn có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Nguyễn Tiến Lợi

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN YÊN THÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
15


Số:

/QĐ-UBND

Yên Thành, ngày

tháng

năm 2011

QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án

“Phát triển Văn hóa –Thông tin - Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011-2015”
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN THÀNH

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số
/2010/QĐ-UBND ngày tháng năm 2011 của
UBND huyện Yên Thành “Về việc phê duyệt và ban hành đề án “Phát triển Văn
hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011-2015”;
Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển Văn hóa
– Thông tin – Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011 – 2015” gồm các ông, bà có tên
sau đây:
1. Ông: Nguyễn Viết Hưng – PCT UBND Huyện – Trưởng ban;
2. Ông: Nguyễn Đức Đài – Trưởng phòng VHTT- Phó ban;
3. Ông: Nguyễn Đức Thiện – Trưởng phòng TN & MT – Thành viên;
4. Ông: Trần Văn Thành – Trưởng phòng GD & ĐT – Thành viên;
5. Bà: Trần Thị Dung –Trưởng phòng TC-KH – Thành viên;
6. Ông: Nguyễn Vương Ngọc – TP Công Thương – Thành viên;
7. Ông: Phan Huy Hải – Chánh văn phòng HĐND-UBND- Thành viên;
8. Ông: Lê Văn Hồng – Bí thư huyện đoàn – Thành viên;
9. Ông: Nguyễn Anh Võ – Phó trưởng phòng VHTT – Thành viên;
10.Ông: Đặng Duy Hưng – Giám đốc TTVHTT huyện– Thành viên;
11. Ông: Trương Văn Thái – Giám đốc Trung tâm viễn thông - Thành viên;
12. Bà: Phan Thị Nhuận - Giám đốc Bưu điện huyện – Thành viên;
13. Ông: Nguyễn Duy Yên – Trưởng đài TTTH huyện – Thành viên;
14. Ông: Nguyễn Văn Trung – Chuyên viên phòng VHTT – Thư ký.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông Chánh văn phòng HĐND – UBND huyện và các ông, bà có tên ở
điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Nguyễn Tiến Lợi

16


ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN YÊN THÀNH

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

/QĐ-UBND

Yên Thành, ngày

tháng

năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt và ban hành Đề án
“Quy hoạch, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích – danh thắng
giai đoạn 2011-2015, có tính đến 2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN THÀNH

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 6247/QĐ-UBND.VX ngày 22/12/2010 của UBND
tỉnh “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Văn hoá – Thể thao tỉnh Nghệ An
đến năm 2020”;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2010/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2010 của
HĐND huyện khóa 17, kỳ họp thứ 16 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2011-2015;
Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt và ban hành để tổ chức thực hiện đề án “Quy hoạch, bảo
tồn và phát huy các giá trị di tích – danh thắng giai đoạn 2011-2015, có tính đến
2020” trên địa bàn huyện Yên Thành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông Chánh văn phòng HĐND – UBND huyện, Thủ trưởng các ban
ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị
trấn có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Nguyễn Tiến Lợi


ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

17


HUYỆN YÊN THÀNH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

Yên Thành, ngày

/QĐ-UBND

tháng 8 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án
“Quy hoạch, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích – danh thắng
giai đoạn 2011-2015, có tính đến 2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN THÀNH

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số
/2010/QĐ-UBND ngày tháng năm 2011 của
UBND huyện Yên Thành “Về việc phê duyệt và ban hành đề án “Quy hoạch, bảo
tồn và phát huy các giá trị di tích – danh thắng giai đoạn 2011-2015, có tính đến

2020 ”;
Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án “Quy hoạch, bảo
tồn và phát huy các giá trị di tích – danh thắng giai đoạn 2011-2015, có tính đến
2020 ” gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông: Nguyễn Viết Hưng – PCT UBND Huyện – Trưởng ban;
2. Ông: Nguyễn Đức Đài – Trưởng phòng VHTT- Phó ban;
3. Ông: Nguyễn Đức Thiện – Trưởng phòng TN & MT – Thành viên;
4. Ông: Trần Văn Thành – Trưởng phòng GD & ĐT – Thành viên;
5. Bà: Trần Thị Dung –Trưởng phòng TC-KH – Thành viên;
6. Ông: Nguyễn Vương Ngọc – TP Công Thương – Thành viên;
7. Ông: Phan Huy Hải – Chánh văn phòng HĐND-UBND- Thành viên;
8. Ông: Lê Văn Hồng – Bí thư huyện đoàn – Thành viên;
9. Ông: Nguyễn Anh Võ – Phó trưởng phòng VHTT – Thành viên;
10.Ông: Đặng Duy Hưng – Giám đốc TTVHTT huyện– Thành viên;
11. Ông: Trương Văn Thái – Giám đốc Trung tâm VT - Thành viên;
12. Bà: Phan Thị Nhuận - Giám đốc Bưu điện huyện – Thành viên;
13. Ông: Nguyễn Duy Yên – Trưởng đài TTTH huyện – Thành viên;
14. Ông: Nguyễn Văn Trung – Chuyên viên phòng VHTT – Thư ký.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông Chánh văn phòng HĐND – UBND huyện và các ông, bà có tên ở
điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH


Nguyễn Tiến Lợi
18


19



×