Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

kế toán ngiệp vụ kinh doanh ngoại hối khối khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp eximbank chi nhánh tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 43 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
---o0o--Trong nền kinh tế hiện nay, kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động quan
trọng của các ngân hàng thương mại. Ngoài vai trò hỗ trợ các hoạt động như thanh
toán quốc tế, đầu tư nước ngoài, kinh doanh ngoại hối còn là hoạt động có thể đem
lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các Ngân hàng thương mại, song cũng là hoạt động
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường tài chính
quốc tế đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thì để có được nguồn thu lớn từ hoạt
động kinh doanh ngoại hối đòi hỏi các ngân hàng cần phải có những giải pháp thúc
đẩy sự phát triển của nghiệp vụ đồng thời nâng cao công tác quản trị rủi ro đối với
hoạt động này.
Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với những tìm hiểu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam- chi nhánh TP. Hồ Chí Minh trong quá trình thực tập, em đã chọn đề
tài “Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đối với khách hàng doanh nghiệp tại
ngân hàng EximBank- chi nhánh TP. Hồ Chí Minh” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Bài báo cáo của em có kết cấu gồm 3 phần chính như sau:
Phần 1: Tổng quan về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và kế toán hoạt động kinh
doanh ngoại hối trong ngân hàng.
Phần 2: Thực trạng kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối khách hàng Doanh nghiệp
tại ngân hàng EximBank- chi nhánh TP.HCM
Phần 3: Nhận xét về kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng EximBankchi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Do thời gian tìm hiểu cũng như việc tiếp cận tại Ngân hàng còn bị hạn chế đặc biệt
là đối với các nghiệp vụ không thường diễn ra, nên bài báo cáo của em còn nhiều
thiếu sót và một số điểm vẫn chưa được đề cập đến. Em rất mong nhận được sự góp
ý của quý thầy cô cùng các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
---o0o--Diễn giải
Thương mại cổ phần
Thành phố Hồ Chí Minh
Tài khoản


Vốn điều lệ
Việt Nam đồng
Số hiệu
Quyết định – Bộ Tài Chính
Quyết định – Ngân hàng Nhà Nước
Tổ chức tín dụng
Công ty cổ phần
Ngân hàng Nhà nước

Ký hiệu
TMCP
TPHCM
TK
VĐL
VND
SH
QĐ – BTC
QĐ - NHNN
TCTD
CTY CP
NHNN


DANH MỤC BẢNG BIỂU
---o0o--Bảng 1: Phân loại hệ thống tài khoản.
Bảng 2: Tài khoản sử dụng trong kế toán giao dịch hối đoái
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ phận Giao dịch tiền tệ - phòng Dịch Vụ Khách Hàng Ngân
hàng TPCM. EximBank – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Hình 2: Màn hình phần mềm KoreBanking System giao dịch hối đoái giao ngay.
Hình 3: Phiếu hạch toán giao dịch hối đoái bán giao ngay Spot

Hình 4: Phiếu hạch toán giao dịch hối đoái mua giao ngay Spot.
Hình 5: Màn hình phần mềm KoreBanking System giao dịch hối đoái kỳ hạn.
Hình 6: Màn hình phần mềm KoreBanking System giao dịch hối đoái mua kỳ hạn
Forward.
Hình 7: Phiếu hạch toán giao dịch hối đoái mua kỳ hạn
Hình 8: Phiếu giao dịch hối đoái với Ngân hàng TMCP EximBank- Hội Sở.
Hình 9: Màn hình phần mềm KoreBanking System dành riêng cho giao dịch hối đoái
với Ngân hàng TMCP EimBank – Hội Sở
Hình 10: Quy trình giao dịch nhiều cửa


Mục lục
Phần 1. Tổng quan về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và kế toán hoạt động kinh
doanh ngoại hối trong ngân hàng. ..............................................................................6
1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại. 6
1.1.1.

Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối: .................................... 6

1.1.2.

Các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh ngoại hối: .............................. 6

1.1.3.
Vai trò hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các Ngân hàng
thương mại: ................................................................................................................. 6
1.2. Kế toán các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chủ yếu trong ngân hàng. ......7
1.2.1.

Khái niệm, vai trò của kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối: ....... 7


1.2.2.

Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chủ yếu trong ngân hàng .. 7

Phần 2. Thực trạng công tác Kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối khách hàng
Doanh nghiệp và Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Hội Sở tại Ngân
hàng EximBank - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh. ........................................................13
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - chi nhánh
TP.Hồ Chí Minh: ..................................................................................................13
2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại hối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. ...................13
2.2.1.
Sơ lược về bộ phận kinh doanh ngoại tệ - phòng dịch vụ khách hàng
doanh nghiệp: ........................................................................................................... 13
2.2.2.
Sản phẩm- dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP
EximBank - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh .............................................................. 14
2.3. Thực trạng công tác Kế toán hoạt động kinh ngoại hối với khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP EximBank - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh....15
2.3.1.
Khái quát về tình hình kế toán tại NH EximBank - chi nhánh TP Hồ Chí Minh. ............................................................................................................ 15
2.3.2.

Quy trình giao dịch và kế toán nghiệp vụ hối đoái giao ngay – Spot: ...... 17

2.3.3.

Giao dịch ngoại hối kì hạn với khách hàng doanh nghiệp: ............... 22


2.3.4.

Giao dịch ngoại hối với Ngân hàng TMCP EximBank - Hội Sở: .... 25

Phần 3. Nhận xét về kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng
EximBank - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh. .................................................................30
3.1. Nhận xét công tác kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng
EximBank - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh ..............................................................30
3.2. So sánh công tác kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối ngân hàng
EximBank - chi nhánh TP.HCM giữa thực tế so với lý thuyết. ...........................30


3.2.1.

Những điểm giống nhau: ....................................................................... 30

3.2.2.

Những điểm khác nhau: ......................................................................... 31

3.2.3.
Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện về kế toán hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại Ngân hàng EximBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh ..... 31


Phần 1.
Tổng quan về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và kế toán hoạt
động kinh doanh ngoại hối trong ngân hàng.
1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại.
1.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối:

Kinh doanh ngoại hối là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm
bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông
qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau.
Theo pháp lệnh ngoại hối năm 2005, ngoại hối bao gồm: Đồng tiền của quốc
gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong
thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); Phương tiện thanh toán bằng
ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương
tiện thanh toán khác; Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; Vàng thuộc dự
trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng
khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển
vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc
tế.
Tuy nhiên, trong phạm vi của báo cáo thực tập này, đối tượng của hoạt động
kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm
các đồng tiền khác nhau, hay các loại ngoại tệ, mà không tính đến các loại giấy tờ có
giá khác.
1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh ngoại hối:
Giao dịch hối đoái giao ngay (sau đây gọi là “giao dịch giao ngay”) là giao
dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời
điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo.
Giao dịch hối đoái kỳ hạn (sau đây gọi là “giao dịch kỳ hạn”) là giao dịch hai
bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định
và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
Giao dịch hối đoái hoán đổi (sau đây gọi là “giao dịch hoán đổi”) là giao dịch
đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng
trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá
của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Giao dịch hối đoái quyền chọn tiền tệ (sau đây gọi là “giao dịch quyền lựa

chọn”) là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua
quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định
ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thoả thuận trước. Nếu bên mua
quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua
lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thoả thuận trước.
1.1.3. Vai trò hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các Ngân hàng thương mại:
Hoạt động kinh doanh ngoại hối có thể giúp các Ngân hàng thu được một
khoản lợi nhuận đáng kể thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ để hưởng chênh lệch
tỷ giá, kể cả các khoản thu phí khi ngân hàng thực hiện dịch vụ cho khách hàng cũng
là một nguồn thu đáng kể.
6


Hoạt động kinh doanh ngoại hối có tác động thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động
khác như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, bảo lãnh,... phát triển, góp phần làm
tăng quy mô, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
Các nghiệp vụ trong kinh doanh ngoại hối giúp cho các ngân hàng có công cụ
để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thực hiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh.
1.2. Kế toán các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chủ yếu trong ngân hàng.
1.2.1. Khái niệm, vai trò của kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối:
Kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối là việc thu thập, ghi chép xử lý, phản
ánh một cách đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Trên cơ sở đó
cung cấp các thông tin phục vụ lãnh đạo nhằm đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro tỷ
giá, từ đó giúp đảm bảo cho sự phát triển bên vững, lâu dài cho ngân hàng.
Vai trò của kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối được thể hiện như sau:
- Kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối phản ánh chính xác các giao dịch
doanh đã được thực hiện (spot, foward, future, hay swap), tổng hợp số liệu
nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý ngân hàng
- Ghi chép đầy đủ đối với từng giao dịch từ lúc ký hợp đồng đến ngày thanh
toán, từ đó giúp xác định Lãi/Lỗ một cách chính xác.

- Ngoài ra, các thông tin về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn phục vụ cho
công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... được thực hiện dễ dàng hơn
1.2.2. Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chủ yếu trong ngân hàng
1.2.2.1 Nguyên tắc hạch toán kinh doanh ngoại tệ:
1.2.2.1.1. Loại tiền ghi sổ:
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ liên quan đến nhiều loại tiền tệ của quốc gia.
Việc sử dụng loại tiền nào chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu mua, bán, chuyển đổi ngoại
tệ và thanh toán quốc tế của khách hàng.
Yêu cầu đối với kế toán kinh doanh ngoại hối là phải phản ánh chính xác từng
loại tiền trên chứng từ thanh toán cũng như sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
1.2.2.1.2. Hạch toán chi tiết và tổng hợp:
Có hai phương pháp hạch toán loại nghiệp vụ này:
- Phương pháp hạch toán quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam đồng:
Theo phương pháp này khi mua, bán ngoại tệ được quy đổi ra ngay VND theo
tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trên chứng từ kế
toán vừa phản ánh ngoại tệ (nguyên tệ) mua vào hoặc bán ra, vừa phản ánh
tiền Việt Nam đã quy đổi.
- Phương pháp hạch toán vừa bằng nguyên tệ, vừa bằng VND rất phức tạp dễ
gây sai sót vì cùng một lúc vừa phải phản ánh nguyên tệ, vừa phải phản ánh
bằng VND, chứng từ và hạch toán chi tiết phản ánh theo nguyên tệ và VND
nhưng hạch toán tổng hợp thì chỉ phản ánh theo VND. Mặc khác dễ gây ra
chênh lệch khi tỷ giá biến động.
Từ những khuyết điểm của phương pháp hạch toán này nên hiện này hầu hết các
ngân hàng thương mại chuyển sang hạch toán theo nguyên tệ.

7


1.2.2.1.3. Tài khoản và chứng từ dùng trong kế toán kinh doanh ngoại hối:
1.2.2.1.3.1.

Tài khoản sử dụng:
Nhóm tài khoản nội bảng:
- TK “Mua bán ngoại tệ kinh doanh” (SH 4711): Dùng để hạch toán số ngoại tệ
mua vào, bán ra trong kỳ.
 Bên ghi nợ: Giá trị ngoại tệ bán ra.
 Bên ghi có: Giá trị ngoại tệ mua vào
- TK “Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh” (SH 4712): Dùng để phản ánh
số tiền Việt Nam mà ngân hàng bỏ ra để mua ngoại tệ hoặc thu về do bán ngoại
tệ trong kỳ thanh toán.
 Bên ghi nợ: số tiền VND chi ra mua ngoại tệ (Tỷ giá thực tế mua)/ Kế
chuyển lãi kinh doanh ngoại tệ (đối ứng TK 72)/ Điều chỉnh chênh lệch
tỷ giá (ngày cuối tháng) (Tăng- đối ứng TK 631).
 Bên ghi có: số tiền VND thu vào do bán ngoại tệ (Tỷ giá thực tế mua)/
Kế chuyển lỗ kinh doanh ngoại tệ (đối ứng TK 82)/ Điều chỉnh chênh
lệch tỷ giá (ngày cuối tháng) (Tăng- đối ứng TK 631)
- TK “Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ” (SH 4741): Dùng để phản ánh giá trị
ngoại tệ mà ngân hàng cam kết bán ra/ mua vào.
 Bên ghi nợ: Giá trị ngoại tệ ngân hàng cam kết sẽ bán ra/ tất toán giá
trị ngoại tệ đã cam kết mua vào vào ngày thanh toán.
 Bên ghi có: Giá trị ngoại tệ ngân hàng cam kết sẽ mua vào/ tất toán giá
trị ngoại tệ đã cam kết bán ra vào ngày thanh toán
- TK “Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ” (SH 4742) Dùng để phản ánh số tiền
VND chi ra mua ngoại tệ đã cam kết/ số tiền VND sẽ thu về từ giá trị ngoại tệ
cam kết bán ra.
 Bên ghi nợ: Số tiền VND sẽ chi ra do cam kết mua ngoại tệ (tỷ giá mua
ngày ký hợp đồng)/ Số tiền VND thu về do tất toán giá trị ngoại tệ cam
kết bán ra ngày thanh toán/ Chênh lệch đánh giá lại cuối kì.
 Bên ghi có: Số tiền VND sẽ thu vào do cam kết mua ngoại tệ (tỷ giá
bán ngày ký hợp đồng)/ Số tiền VND thu về do tất toán giá trị ngoại tệ
cam kết mua vào ngày thanh toán/ Chênh lệch đánh giá lại cuối kì.

- TK “Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn” (SH 4862) Dùng để phản ánh giá
trị cam kết tiền tệ NH còn phải thu\trả khách hàng.
 Bên ghi nợ: Giá trị cam kết tiền tệ NH phải thu từ khách hàng/ giá trị
cam kết tiền tệ NH đã thanh toán cho khách hàng.
 Bên ghi có: Giá trị cam kết tiền tệ NH phải trả cho khách hàng/ giá trị
cam kết tiền tệ NH đã thu từ khách hàng.
- TK “Lãi phải trả từ giao dịch kỳ hạn” (SH 4962) Phản ánh số lãi phải trả từ
giao dịch Forward.
 Bên ghi nợ: Số lãi phải trả từ giao dịch Forward đã phân bổ vào thu
nhập.
 Bên ghi có: Lãi phải trả phát sinh.
- TK “Lãi phải thu từ giao dịch kỳ hạn” (SH 3962) Phản ánh số lãi phải thu từ
giao dịch Forward.
 Bên ghi nợ: Lãi phải trả phát sinh.
8


 Bên ghi có: Số lãi phải thu từ giao dịch Forward đã phân bổ vào chi
phí.
Ngoài các tài khoản nội bảng như trên, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng,
trong kế toán đối với các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn liên quan tới một số tài
khoản Ngoại tệ tại đơn vị, Tiền gửi tại NH Nhà nước bằng ngoại tệ, Tiền gửi của
khách hàng trong nước bằng ngoại tệ, Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên,
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, Chi phí từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối, ...
Nhóm tài khoản ngoại bảng: Các tài khoản ngoại bảng cấp 3 phản ánh nghiệp
vụ kinh doanh ngoại hối được bố trí trong tài khoản cấp 2 số 923- cam kết giao dịch
hối đoái:
- Tài khoản “Cam kết Mua ngoại tệ trao tay” (SH 9231).
- Tài khoản “Cam kết Bán ngoại tệ trao tay” (SH 9232).

 Bên nợ: Số tiền cam kết thanh toán.
 Bên có: Số tiền cam kết đã thanh toán (hoặc đã hủy cam kết hợp đồng
giao dịch)
1.2.2.1.3.2.
Chứng từ kế toán:
Sử dụng các loại chứng từ thông thường như phiếu thu, phiếu chi, phiếu chuyển
khoản, ủy nhiệm chi... Ngoài ra có các hợp đồng mua, bán ngoại tệ được sử dụng làm
chứng từ gốc.
1.2.2.2 Phương pháp hạch toán:
1.2.2.2.1. Kế toán mua, bán ngoại tệ giao ngay (Spot)
Kế toán mua ngoại tệ giao ngay:
Căn cứ vào hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng:
- Vào ngày giao dịch:
 Hạch toán ngoại bảng:
Nợ tài khoản “Cam kết Mua ngoại tệ trao tay” (TK 9231)
- Đến thời điểm ngân hàng chính thức mua ngoại tệ của khách hàng. Kế toán
lập chứng từ và hạch toán:
 Hạch toán ngoại bảng:
Có tài khoản “Cam kết Mua ngoại tệ trao tay” (TK 9231)
 Hạch toán nội bảng:
 Thu ngoại tệ của khách hàng:
Nợ: TK Tiền mặt ngoại tệ (nếu mua bằng tiền mặt ngoại tệ), hoặc TK
tiền gửi bằng ngoại tệ của người bán (nếu mua bằng chuyển khoản)
Có: TK Mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4711)
 Chi VND cho khách hàng
Nợ: TK Thanh toán mua bán ngoại tệ (TK 4712)
Có: TK Tiền mặt tại quỹ (nếu mua bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi
nội tệ của người bán (nếu mua bằng chuyển khoản)
Kế toán bán ngoại tệ giao ngay:
Vào ngày giao dịch

 Hạch toán ngoại bảng:
Nợ tài khoản “Cam kết Bán ngoại tệ trao tay” (TK 9232)
- Đến thời điểm ngân hàng chính thức bán ngoại tệ cho khách hàng. Kế toán lập
chứng từ và hạch toán:
9




Hạch toán ngoại bảng:
Có tài khoản “Cam kết Mua ngoại tệ trao tay” (TK 9232)
 Hạch toán nội bảng:
 NH thu VND từ người bán (theo tỷ giá bán)
Nợ: TK Tiền mặt tại quỹ (nếu mua bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi
nội tệ của người mua (nếu mua bằng chuyển khoản)
Có: TK Thanh toán mua bán ngoại tệ (TK 4712)
 NH chi trả ngoại tệ cho người mua.
Nợ: TK Mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4711).
Có: TK tiền mặt (nếu bán bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của người
bán mua ( nếu mua bằng chuyển khoản)
1.2.2.2.2. Kế toán mua bán ngoại tệ kì hạn (Forward):
Cũng như mua, bán hợp đồng trao tay, khi mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giữa ngân
hàng và khách hàng ký hợp đồng xác định số lượng ngoại tệ mua, bán trong kỳ, tỷ
giá áp dụng, thời gian thực hiện,…
Kế toán giao dịch kỳ hạn mua ngoại tệ, thanh toán VND:
- Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng mua ngoại tệ có kỳ hạn
 Ghi nhận số tiền ngoại tệ cam kết mua vào:
 Nợ TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại
tệ thích hợp.
 Có TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ thích

hợp
 Ghi nhận số tiền VND cam kết chi trả tương ứng
 Nợ TK 4742 - Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ (Số tiền VND
theo tỷ giá mua giao ngay của ngày hiệu lực Hợp đồng)
 Nợ TK 3962- Lãi phải thu / Có TK 4962- Lãi phải trả từ giao
dịch kỳ hạn (Số tiền VND chênh lệch giữa tỷ giá mua kỳ hạn
và tỷ giá mua giao ngay tại ngày hiệu lực Hợp đồng của ngoại
tệ mua vào).
 Có TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn (Số tiền
VND theo tỷ giá mua kỳ hạn)
- Trong thời gian hiệu lực hợp đồng:
 Định kỳ (Cuối ngày/ cuối tháng/ cuối quý) phân bổ chênh lệch giữa tỷ
giá hạn và tỷ giá giao ngay theo phương pháp đường thẳng
 Nợ TK 823 - Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
 Có TK 3962- Lãi phải thu từ giao dịch kỳ hạn.
Hoặc
 Nợ TK 4962 - Lãi phải trả từ giao dịch kỳ hạn
 Có TK 723 - Thu về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
 Định kỳ (cuối ngày/ cuối tháng/cuối quý), đánh giá lại giá trị VND
của số dư ngoại tệ mua/ bán kỳ hạn theo tỷ giá giao ngay tại ngày đánh
giá lại.
 Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái
sinh/giao dịch kỳ hạn.
 Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ(Số tiền VND điều
chỉnh: phát sinh lỗ chưa thực hiện).
10


Hoặc
 Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ

 Có TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái
sinh/giao dịch kỳ hạn(Số tiền VND điều chỉnh: phát sinh lãi
chưa thực hiện).
Cuối năm số dư TK 633 được kết chuyển vào TK 723/ TK 823Thu hoặc chi về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
- Đến ngày tất toán hợp đồng:
 Ghi nhận số ngoại tệ mua vào.
 Nợ TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031, TK Tiền gửi Ngoại tệ
khách hàng...).
 Có TK 4862 "thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn"/ngoại tệ
thích hợp (Ghi nhận số VND thanh toán theo tỷ giá mua kỳ
hạn).
 Ghi nhận số VND chi trả
 Nợ TK 4862 "Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn"/VND.
 Có TK VND thích hợp (TK 1011, TK Tiền gửi VND khách
hàng...)
 Đánh giá lại giá trị VND/số lượng ngoại tệ trong Hợp đồng mua kỳ
hạn theo tỷ giá mua giao ngay tại ngày đáo hạn.
 Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái
sinh/giao dịch kỳ hạn.
 Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ.
Hoặc
 Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ.
 Có TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái
sinh/giao dịch kỳ hạn.
 Kết chuyển giao dịch của hợp đồng mua kỳ hạn trên các tài khoản
4741, 4742 sang ghi nhận trên các TK Mua/ Bán ngoại tệ giao ngay
(TK 4711, 4712).
 Nợ TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ
 Có TK 4711 - Mua, bán ngoại tệ kinh doanh.
 Nợ TK 4712- Thanh toán Mua, bán ngoại tệ kinh doanh.

 Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ (theo tỷ giá mua
giao ngay).
Kế toán giao dịch kỳ hạn bán ngoại tệ, thanh toán VND:
- Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng bán ngoại tệ có kỳ hạn:
 Ghi nhận số tiền ngoại tệ cam kết bán ra:
 Nợ TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ thích
hợp.
 Có TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn/ngoại tệ
thích hợp.
 Ghi nhận số tiền VND cam kết thu về tương ứng:
 Nợ TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn /VND (Số
tiền VND theo tỷ giá bán kỳ hạn).
11


-

 Có TK 4742 - Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ (Số tiền VND
theo tỷ giá bán giao ngay tại ngày hiệu lực Hợp đồng).
 Nợ TK 3962- Lãi phải thu/ Có TK 4962- Lãi phải trả (Số tiền
VND chênh lệch giữa tỷ giá bán kỳ hạn và tỷ giá bán giao ngay
tại ngày hiệu lực Hợp đồng của ngoại tệ bán ra)
Trong thời gian hiệu lực hợp đồng: Xử lý tương tự như nghiệp vụ mua ngoại
tệ có kỳ hạn.
Đến ngày tất toán hợp đồng:
 Ghi nhận số tiền ngoại tệ bán ra:
 Nợ TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn/ ngoại tệ
thích hợp.
 Có TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031, Tiền gửi ngoại tệ của
khách hàng...)

 Ghi nhận số tiền VND thanh toán thu về theo tỷ giá bán kỳ hạn của hợp
đồng.
 Nợ TK VND thích hợp (TK 1011, TK Tiền gửi VND khách
hàng...
 Có TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn/VND.
 Đánh giá lại giá trị VND/ số lượng ngoại tệ bán trong Hợp đồng bán
ngoại tệ kỳ hạn theo tỷ giá bán giao ngay tại ngày đáo hạn.
 Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái
sinh/Giao dịch kỳ hạn.
 Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ.
Hoặc.
 Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ.
 Có TK 6332 - Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái
sinh/giao dịch kỳ hạn.
 Kết chuyển giao dịch của Hợp đồng bán kỳ hạn trên các tài khoản 4741,
4742 sang ghi nhận trên các TK Mua/ Bán ngoại tệ giao ngay (TK 4711,
4712).
 Nợ TK 4711 - Mua, bán ngoại tệ kinh doanh.
 Có TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ.
 Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ (theo tỷ giá bán
giao ngay).
 Có TK 4712 - Thanh toán Mua, bán ngoại tệ kinh doanh

12


Phần 2.
Thực trạng công tác Kế toán hoạt động kinh doanh ngoại hối
khách hàng Doanh nghiệp và Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt NamHội Sở tại Ngân hàng EximBank- chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- chi nhánh TP.Hồ

Chí Minh:
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày
24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên
gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank),
là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kí giấy phép số 11/NH-GP cho phép
Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng
VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock
Bank), gọi tắt là Vietnam EximBank.
Đến nay, vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đạt
12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong
khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp
cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao
dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia
trên thế giới.
Hiện nay, Ngân hàng cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng tầm cỡ
quốc tế như: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, cho vay, giao dịch hối đoái, kinh
doanh vàng, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ du học trọn gói, dịch vụ nhà đất, thanh toán
quốc tế, tín dụng bảo lãnh, sản phẩm dịch vụ khác (chi hộ lương, nghiệp vụ ngân
quỹ).
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- chi nhánh TP. Hồ Chí Minh có
tiền thân là Ngân hàng TMCP Eximbank – Sở giao dịch 1, đã hoạt động hơn 8 năm
trong lĩnh vực hoạt động trung gian tiền tệ khác. Được sáng lập bởi ông Nguyễn
Quốc Hương và đang điều hành cùng với giám đốc là bà Bùi Thị Thiện Tâm.
Địa chỉ: Tòa nhà 229 Đồng Khởi - Phường Bến Nghé - Quận 1 – TP.HCM
2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại hối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng

TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.2.1. Sơ lược về bộ phận kinh doanh ngoại tệ - phòng dịch vụ khách hàng doanh
nghiệp:
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP EximBank Việt Nam nói
chung và Ngân hàng TMCP EximBank- chi nhánh TP.HCM nói riêng, kinh doanh
ngoại tệ chiếm một vị trí rất quan trọng, mang lại các khoản lợi nhuận đáng kể cho
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì lẽ đó, Ngân hàng TMCP EximBank
– chi nhánh TP. HCM đã tổ chức thành lập bộ phận Kinh doanh tiền tệ trực thuộc
phòng Dịch Vụ Khách Hàng Doanh Nghiệp, chuyên trách mảng kinh doanh ngoại
tệ, với tính năng về kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn cao, có quan hệ rộng khắp
các doanh nghiệp, các phòng ban chuyên trách hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Hội
Sở.
13


Bộ phận Kinh doanh tiền tệ được chia thành 2 bộ phận theo quy trình nghiệp
vụ Ngân hàng bán lẻ là Front và Back

Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ phận Giao dịch tiền tệ - phòng Dịch Vụ Khách Hàng Ngân
hàng TPCM. EximBank – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Bộ phận Front: Chịu trách nhiệm liên lạc, thực hiện các giao dịch hối đoái
bán giao ngay Spot, các giao dịch hối đoái kỳ hạn Forward, các giao ngoại
hối hoán đổi Swap,…với khách hàng doanh nghiệp, Hội Sở,...
- Bộ phận Back: Chịu trách nhiệm xử lý hạch toán các giao dịch như thỏa
thuận đã ký kết giữa bộ phận Front với khách hàng.
2.2.2. Sản phẩm- dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP EximBankchi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Ngân hàng TMCP EximBank thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch hối đoái
phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như cung cấp các công cụ giao dịch ngoại
hối giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá như: giao dịch hối đoái Spot,
giao dịch hối đoái kỳ hạn Forward, giao dịch hối đoái Swap, quyền lựa chọn tiền tệ

(Ngoại tệ/ Ngoại tệ, Ngoại tệ/ VND).
- Nghiệp vụ giao dịch hối đoái Spot: là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán
một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc
thanh toán trong vòng hai 2 ngày làm việc tiếp theo.
- Nghiệp vụ giao dịch hối đoái kỳ hạn Forward: Đối tượng tham gia là các cá
nhân và tổ chức kinh tế, kỳ hạn giao dịch tối thiểu là 3 ngày, tối đa là 365
ngày.
- Nghiệp vụ giao dịch hối đoái hoán đổi Swap: Đối tượng tham gia là tổ chức
kinh tế, kỳ hạn giao dịch tối thiểu là 3 ngày, tối đa là 365 ngày.
- Nghiệp vụ giao dịch hối đoái quyền chọn Option: Đối tượng tham gia là các
cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động ở Việt Nam. Kỳ hạn giao dịch tối thiểu là
3 ngày, tối đa là 365 ngày, trong đó Ngân hàng TMCP EximBank đóng vai
trò là bên bán quyền, khách hàng sẽ là bên mua quyền.
Đối với nghiệp vụ Spot, Forward, Swap, khách hàng không trả phí giao dịch, còn
nghiệp vụ mua bán quyền chọn thì tùy thuộc vào số lượng ngoại tệ giao dịch mà
khách hàng trả phí giao dịch do Ngân hàng yêu cầu. Ngân hàng TMCP EximBank
tính toán và thông báo cho doanh nghiệp dựa trên các yếu tố sau: Phí Option của thị
trường Option quốc tế, thời hạn hiệu lực của quyền chọn lựa chọn, tỷ giá giao ngay,
tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm ký hợp đồng, tỷ giá thực hiện, kiểu quyền chọn, lãi suất
hay loại ngoại tệ giao dịch, mức độ biến động dự kiến trong tương lai. Phí giao dịch
được doanh nghiệp thanh toán Ngân hàng TMCP EximBank ngay sau khi hợp đồng
được kí kết.
-

14


Tuy nhiên do mức độ phức tạp cũng như tính chất rủi ro của hoạt động kinh
doanh ngoại hối, hiện ngay Ngân hàng TMCP EximBank - chi nhánh TP.HCM chỉ
cung cấp các giao dịch hối đoái giao ngay Spot, giao dịch hối đoái kỳ hạn Forward,

giao dịch hối đoái hoán đổi Swap.
2.3. Thực trạng công tác Kế toán hoạt động kinh ngoại hối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP EximBank- chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.
2.3.1. Khái quát về tình hình kế toán tại NH EximBank- chi nhánh TP-Hồ Chí Minh.
2.3.1.1 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam
Tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống kế toán các TCTD
Việt Nam.
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:
Báo cáo tài chính của Ngân hàng được trình bày theo đơn vị đồng Việt Nam,
được lập theo Hệ thống kế toán các Tổ chức tín dụng Việt Nam theo quyết định số
479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 và các quyết định bổ sung, sửa đổi quyết định
479/2004/QĐ-NHN, quyết định số 16/2007/ QĐ-NHNN ngày 18 tháng 4 năm 2007
của Thống đốc NHNN Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ tài
chính ban hành bao gồm:
- Quyết định số 149/2001/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban
hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1).
- Quyết định số 165/2002/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban
hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2).
- Quyết định số 234/2003/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban
hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3).
- Quyết định số 12/2005/QĐ-BCT ngày 15 tháng 2 năm 2005 về việc ban hành
và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4).
- Quyết định số 100/2005/QĐ-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban
hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5).
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính được trình bày kèm theo và việc sử
dụng các báo cáo này không dành cho các đối tượng không được cung cấp các thông
tin về các thủ tục, nguyên tắc và thông lệ kế toán tại Việt Nam và ngoài ra các báo

cáo không được lập nhằm thể hiện tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh
và lưu chuyển tiền tệ của Ngân hàng theo những nguyên tắc và thông lệ kế toán được
chấp nhận rộng rãi ở các quốc gia và thể chế khác ngoài Việt Nam
Báo cáo tài chính của Ngân hàng được lập nhằm phản ánh tình hình tài chính
và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bao gồm hoạt động của Hội Sở và
các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng.
2.3.1.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản:
Hệ thống tài khoản được xây dựng tại Ngân hàng TMCP EximBank được xây
dựng dựa theo hệ thống TK kế toán do NHNN ban hành và có một số thay đổi để
phù hợp với hoạt động kế toán của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng không phải phụ
thuộc vào sự thay đổi, bổ sung hệ thống TK kế toán của NHNN và có thể thực hiện
việc thêm hoặc bớt các tài khoản như mong muốn mà không làm ảnh hưởng đến quá
15


trình hạch toán của đơn vị. Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng được chia
thành 2 phần: Tài khoản sổ cái và Tài khoản giao dịch trực tiếp với khách hàng.
2.3.1.2.1. Tài khoản sổ cái:
Để quản lý việc ghi nhận cũng như hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá
trình hoạt động, Ngân hàng TMCP EximBank Việt Nam đã thực hiện xây dựng hệ
thống tài khoản sổ cái theo nguyên tắc chi tiết hóa tài khoản cấp 3 của NHNN trên
cơ sở yêu cầu quản lý của NH, thông qua đường dẫn kết nối trực tiếp theo một trình
tự logic từ tài khoản chi tiết đến tài khoản sổ cái tổng hợp và cuối cùng là phản ánh
vào từng tài khoản mà NHNN đã ban hành cho các TCTD theo đúng quy định. Tài
khoản sổ cái là tài khoản cấp 4 do Ngân hàng mở theo đặc thù và yêu cầu quản lý
của tổ chức mình. Theo quy định tại điểm 3.1.1 của quyết định 479/2004/QĐ-NHNN
ngày 29/04/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Hệ thống kế toán
của Tổ chức tín dụng, NH đủ điều kiện để mở tài khoản cấp 4.
Cấu trúc tài khoản sổ cái: XXXX.YY.ZZZ
Nhóm 1: gồm 4 ký tự đầu tiên

- Ký tự thứ nhất: được đánh số từ 1 đến 9 phản ánh 9 loại TK thuộc các loại tài
sản, cụ thể như sau:
Tài khoản 1,2,3
Phản ánh lọa tài sản có
TK 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư.
TK 2: Hoạt động tín dụng.
TK 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác.
Tài khoản 4,6
Phản ánh tài sản nợ
TK 4: các khoản phải trả.
TK 6: Vốn chủ sở hữu.
Tài khoản 5
Phản ánh lưỡng tính
TK 5: hoạt động thanh toán
Tài khoản 7
Phản ánh thu nhập
Tài khoản 8
Phản ánh chi phí
Tài khoản 9
Phản ánh tài sản theo dõi ngoại bảng
Bảng 1: Phân loại hệ thống tài khoản.
Ký tự 2, 3, 4: được đánh số theo lựa chọn phù hợp với từng loại tài sản trong khoảng
001 đến 999 dùng để phản ánh, theo dõi tổng hợp các giao dịch của KH theo nhóm
sản phẩm dịch vụ tương ứng trong hệ thống.
Nhóm 2: gồm 2 ký tự thể hiện tính chất kế toán của nhóm sản phẩm dịch vụ.
Nhóm 3: gồm 3 ký tự cuối: theo dõi chi tiết cho từng loại hình nghiệp vụ/sản
phẩm theo yêu cầu quản lý.

16



2.3.1.2.2. Cấu trúc nhóm các tài khoản liên quan tới giao dịch hối đoái tại Ngân hàng
MCP EximBank- chi nhánh TP. Hồ Chí Mình.
TK NHNN
TK NH EximBank
Tên tài khoản
4711
491100
Mua bán ngoại tệ kinh doanh
4712
4912XX
Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh
doanh
4741
474100
Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ
4742
4742XX
Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
4862
486200
Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn
(FORWARD)
9231
923101
Cam kết mua ngoại tệ trao ngay
9232
923201
Cam kết bán ngoại tệ trao ngay
8210

822101
Chi về kinh doanh ngoại tệ
6332
633200
Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài
chính phái sinh (Giao dịch kỳ hạn tiền
tệ)
7210
723101
Thu về kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2: Tài khoản sử dụng trong kế toán giao dịch hối đoái
2.3.2. Quy trình giao dịch và kế toán nghiệp vụ hối đoái giao ngay – Spot:
Khi giao dịch với khách hàng, Dealer bộ phận Front phải xác định được các
yếu tố sau đây: Tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, số fax, nội dung giao dịch
mua hay bán, số lượng ngoại tệ, tỷ giá, ngày hiệu lực, chỉ thị thanh toán, mục đích
sử dụng ngoại tệ (cho trường hợp khách hàng mua ngoại tệ), ký quỹ (nếu có).
2.3.2.1 Giao dịch ngoại hối bán giao ngay với khách hàng doanh nghiệp:
Bước 1: Khách hàng nộp Giấy đề nghị bán ngoại tệ tại phòng Dịch Vụ Khách
Hàng Doanh Nghiệp, bộ phận kinh doanh tiền tệ cùng với bản chính các chứng từ
thanh toán có liên quan theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của Ngân hàng
Nhà nước.
Bước 2: Dealer bộ phận Front tiếp nhận bộ chứng từ từ phía khách hàng, kiểm
tra chi tiết trên Giấy đề nghị bán ngoại tệ và bộ chứng từ thanh toán. Nếu tất cả đều
hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu của Pháp luật và Ngân hàng, Dealer tiến hành xác định
tỷ giá đồng thời tính toán, kiểm tra số tiền trong tài khoản được sử dụng để mua
ngoại tệ của khách hàng có đủ để đáp ứng giao dịch. Nếu đáp ứng được, Dealer báo
mức tỷ giá cho khách hàng và ghi nhận mức tỷ giá này vào Giấy đề nghị bán ngoại
tệ đồng thời trả lại bộ chứng từ gốc cho khách hàng.
Bước 3: Dealer bộ phận Front tiến hành nhập dữ liệu vài phần mềm
KoreBanking System- Tab của Front. Sau đó ký và đóng dấu xác nhận vào Giấy đề

nghị bán ngoại tệ và chuyển cho Kiểm soát viên bộ phận Front
Bước 4: Kiểm soát viên sau khi nhận được Giấy đề nghị bán ngoại tệ do Dealer
bộ phận Front chuyển tới, sẽ tiến hành kiểm tra về tính đúng đắn của các thông tin
trên Giấy đề nghị bán ngoại tệ và dữ liệu do Dealer nhập trên dữ liệu máy tính. Nếu
tất cả đều hợp lệ, Kiểm soát bộ phận Front đóng dấu và ký xác nhận, sau đó chuyển
cho Kế toán thuộc bộ phận Back.
Bước 5: Tại bộ phận Back, Kế toán tiếp nhận Giấy đề nghị bán ngoại tệ từ Kiểm
soát viên thuộc bộ phận Front. Dựa vào thông tin trên Giấy đề nghị bán ngoại tệ:
- Nhập User và Password để vào hệ thống.
17


-

Vào phần mềm KoreBanking System→ nhấn vào DL trên thanh công cụ →
chọn Foreign Exchange → chọn FX Note Accept from Front → Nhập mã số
khách hàng vào Counter Party → nhấn OK, lúc này các giao dịch ngoại hối
liên quan đến khách hàng sẽ hiện ra, Kế toán lựa chọn khoản mục phù hợp
với thông tin trên Giấy đề nghị bán ngoại tệ và tiến hành đối chiếu, kiểm tra
thông tin về tỷ giá, ngày giao dịch, ngày giá trị, số lượng ngoại tệ giao
dịch.Sau khi kiểm tra xong, Kế toán nhấn vào Reject → Conf → OK. Lúc
này, phần mềm hạch toán [DLFX] Intra Foreign Exchange Deal Entry sẽ hiện
ra.

Hình 2: Màn hình phần mềm KoreBanking System giao dịch hối đoái giao ngay.
- Nhấn vào tick Now.
- Tại Sub Type: Nhấn ô đầu tiên chọn CS, ô bên cạnh sẽ hiển thị Customer
Spot.
- Mã số và tên của khách hàng ở ô Couter Party đã hiện sẵn. Nhấn S để đối
chiếu con dấu, chữ kí được lưu trên hệ thống với con dấu, chữ kí trên Giấy đề

nghị mua bán ngoại tệ.
- Tại Deal Date: Nhập ngày giao dịch.
- Tại Value Date: Nhập ngày giá trị.
- Tại Tab Buy/Sell: Kế toán lựa chọn hình thức giao dịch tương ứng là mua/
bán ngoại tệ cho khách hàng.
- Tại Deal CCY/Amt: chọn ngoại tệ khách hàng yêu cầu mua, ô bên cạnh sẽ
nhập số lượng ngoại tệ tương ứng và chọn Sell (Ngân hàng bán ngoại tệ cho
khách hàng)
- Tại Counter CCY/Amt: chọn đơn vị tiền tệ sử dụng để thanh toán. Ô bên cạnh
sẽ hiển thị số tiền dùng để mua ngoại tệ.
- Tại Spot Rate: nhập tỉ giá bán ngoại tệ giao ngày đã được ghi nhận trong Giấy
đề nghị bán ngoại tệ.
- Tại Rate Apply: tùy vào cách thức giao dịch được thực hiện ở bộ phận Front
để chọn Divide/Multiply, Include/Exclude.
- Tại CLX: nhập giá trị 0.
18


Tại Dealer: do phần mềm đã lưu sẵn tên Dealer ở bộ phận Front khi Dealer
này nhập phần mềm, do đó Kế toán bộ phận Back không ghi nhận ở phần
Dealer.
- Tại Commission: nhập giá trị 0, tùy vào cách thức giao dịch được thực hiện ở
bộ phận Front để chọn Pay/Receive.
- Tại Purpose: Tại đây phần mềm hiện ra Tab để Kế toán chọn loại hình tương
ứng với phần ghi nhận của khách hàng trong Giấy đề nghị bán ngoại tệ.
- Tại Ticket No: Kế toán không ghi nhận ở Ticket No.
- Tại VAT: Kế toán nhập giá trị 0.100 và ô bên cạnh là 0.00.
- Tại Total Commission: Kế toán nhập giá trị 0.00
- Tại Broker: Kế toán không ghi nhận ở Broker.
- Tại Remark: Kế toán ghi nhận tương ứng với thông tin chú thích tương ứng

với Giấy đề nghị bán ngoại tệ của khách hàng.
- Tại SMS Remark: sau khi Kế toán nhập vào Remark, phần mềm sẽ tự chạy ra
thông tin ở SMS Remark.
- Tại EXRT Ins Type: do thông tin đã được lưu sẵn khi Dealer nhập, nên phần
mềm sẽ tự động hiển thị “GIAO DICH DEALING” trên màn hình.
- Tại Settle Method: lựa chọn Tab hiển thị trên phần mềm. Do giao dịch ngoại
hối giao ngay thường được giao dịch qua tài khoản, do đó tại đây Kế toán
thường chọn A/C.
- Tại Receive (DR): chọn CUST và sau đó lựa chọn số tài khoản tương ứng với
tài khoản được sử dụng để mua ngoại tệ được ghi nhận trên Giấy đề nghị mua
ngoại tệ. Phần mềm hạch toán sẽ tự động hiển thị số tiền khách hàng cần dùng
để mua được số ngoại tệ theo yêu cầu.
- Tại Pay (CR): chọn CUST và sau đó lựa chọn số tài khoản tương ứng với tài
khoản thụ hưởng số tiền ngoại tệ mà khách hàng mua. Phần mềm hạch toán
sẽ tự động hiển thị số ngoại tệ khách hàng mua và tên người thụ hưởng.
Bước 6: Sau khi thực hiện các bước trên, Kế toán rà soát các thông tin vừa nhập
để tránh sai sót trong quá trình nhập liệu và nhấn OK để hệ thống lưu thông tin. Đối
giao dịch ngoại hối giao ngay có ngày giao dịch trùng với ngày giá trị, Kế toán đồng
thời in ra giấy báo Advice thông báo nghiệp vụ đã được thực hiện. Kế toán ký xác
nhận lên Giấy đề nghị bán ngoại tệ và giấy báo Advice (nếu có), sau đó chuyển các
chứng từ này cho Kiểm soát viên Back để được kiểm tra và đối chiếu.
Bước 7: Kế toán nhận lại các chứng từ sau khi Kiểm soát viên kiểm tra và phê
duyệt. Vào cuối ngày, Kế toán sẽ in Phiếu hạch toán, chấm và kiểm tra, sau đó đính
kèm với Giấy đề nghị bán ngoại tệ rồi trình cho Kiểm soát viên kiểm tra và kí nhận.
Bước 8:
Đối với giao dịch ngoại hối giao ngay có ngày giao dịch trùng với ngày giá trị,
vào đầu ngày hôm sau, Kế toán nhận lại toàn bộ chứng từ, chuyển giấy báo Advice
cho khách hàng và chuyển các chứng từ còn lại lên phòng kế toán để lưu trữ, phục
vụ cho công tác kiểm toán sau này. Công việc của Kế toán đối với giao dịch ngoại
hối giao ngay có ngày giá trị trùng với ngày giao dịch kết thúc.

Đối với giao dịch ngoại hối giao ngay có ngày giá trị không trùng với ngày giao
dịch, vào đầu ngày hôm sau, Kế toán nhận lại bộ chứng từ và lưu lại tại bộ phận. Kế
toán chuyển sang bước 8.
-

19


Bước 9: Vào đầu mỗi ngày, Kế toán kiểm tra tổng thể các chứng từ đến ngày
giá trị, báo cho Dealer để Dealer liên lạc thông báo cho khách hàng đã tới ngày chạy
Deal.
Bước 10: Trong ngày, Kế toán sẽ chạy phần mềm để Deal được thực hiện:
- Nhập User và Password để vào hệ thống.
- Vào phần mềm KoreBanking System→ nhấn vào DL trên thanh công cụ →
chọn Foreign Exchange → chọn FX Note Accept from Front → nhập mã số
của khách hàng, lúc này các giao dịch ngoại hối liên quan tới khách hàng sẽ
hiện ra, Kế toán lựa chọn khoản mục phù hợp với thông tin trên Giấy đề nghị
bán ngoại tệ, sau đó sẽ nhấn OK.
- Tại đây màn hình sẽ hiện ra bút toán Kế toán đã thực hiện vào ngày giao dịch,
Kế toán bấm OK để phần mềm chạy Deal. Lúc này, giao dịch đã được thực
hiện đồng thời giấy báo Advice sẽ được in ra. Kế toán lưu trữ bộ chứng từ đợi
đến cuối ngày.
- Vào cuối ngày, Kế toán in ra Phiếu hạch toán, chấm bút toán, ký nhận và
chuyển toàn bộ chứng từ liên quan tới giao dịch để Kiểm soát viên kiểm tra
và ký duyệt
Bước 11: Đầu ngày, Kế toán nhận bộ chứng từ sau khi Kiểm soát đã kiểm tra,
ký duyệt và chuyển chứng từ lên phòng kế toán tổng hợp để lưu trữ, phục vụ cho
công tác kiểm toán sau này, đồng thời Kế toán chuyển giấy báo Advice cho khách
hàng. Công việc của Kế toán đối với giao dịch ngoại hối giao ngay kết thúc.
Ví dụ:

Ngày 19/11/2015, CTY CP Metro Power tới bộ phận Kinh doanh tiền tệ phòng
Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp Ngân hàng EximBank - chi nhánh TP. HCM nộp
Giấy đề nghị bán ngoại tệ cùng các chứng từ có liên quan theo quy định của Pháp
luật tại bàn Dealer bộ phận Front, yêu cầu được mua 261,201 JPY, thanh toán bằng
VND ngay trong ngày.
Xử lý chứng từ
- Dealer tiếp nhận Giấy đề nghị bán ngoại tệ cùng chứng từ của khách hàng,
kiểm tra thông tin trên các chứng từ này có đáp ứng được yêu cầu của Pháp
luật và Ngân hàng. Sau đó Dealer đăng nhập vào hệ thống, xác định tỷ giá và
số dư tài khoản giao dịch được sử dụng để thanh toán (TG: 187.27JPY/VND).
Dealer báo lại tỷ giá cho khách hàng, ghi nhận vào Giấy đề nghị bán ngoại tệ
và trả lại chứng từ cho khách hàng.
- Dealer nhập thông tin vào phần mềm, sau đó ký xác nhận vào Giấy đề nghị
bán ngoại tệ, chuyển cho Kiểm soát viên bộ phận Front để ra soát và kiểm tra
thông tin.
- Sau khi kiểm tra và kí xác nhận, Kiểm soát viên bộ phận Front chuyển “Giấy
đề nghị bán ngoại tệ” cho Kế toán bộ phận Back
- Kế toán bộ phận Back tiếp nhận Giấy đề nghị bán ngoại tệ sẽ kiểm tra một lần
nữa các thông tin về tỷ giá, số lượng ngoại tệ giao dịch, ngày giao dịch, ngày
giá trị,… tại Tab của bộ phận Front, sau đó sẽ đăng nhập vào Tab của bộ phận
Back kiểm tra về con dấu, chữ kí và bắt đầu hạch toán theo các bước đã nêu
ở trên.
- Sau đó, Kế toán xuất giấy báo cho khách hàng, ký tên lên chứng từ và chuyển
cho Kiểm soát viên kiểm tra và phê duyệt.
20


-

Kế toán nhận lại bộ chứng từ. Cuối này 19/11/2015, Kế toán in phiếu hạch

toán từ phần mềm KoreBanking, chấm phiếu hạch toán và đính kèm với bộ
chứng từ để chuyển cho Kiểm soát viên kiểm tra lại.

Hình 3: Phiếu hạch toán giao dịch hối đoái bán giao ngay Spot.
Đầu ngày 20/11/2015, Kế toán nhận lại các chứng từ này, chuyển giấy báo
Advice cho khách hàng và lưu các chứng từ còn tại phòng kế toán tổng hợp.
2.3.2.2 Giao dịch ngoại hối mua giao ngay với khách hàng doanh nghiệp:
Bước 1: Khách hàng liên hệ với phòng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân, nộp
UNC yêu cầu bán ngoại tệ cho Ngân hàng. Trên UNC yêu cầu ghi rõ số ngoại tệ cần
bán, chỉ thị nhận Đồng Việt Nam.
Bước 2: Giao dịch viên tiếp nhận UNC từ phía khách hàng, vào chương trình
vấn tin để xem số ngoại tệ trong tài khoản thanh toán của khách hàng có đủ thể thực
hiện giao dịch bán ngoại tệ trên UNC hay không và so sánh với chữ kí và con dấu đã
đăng kí với Ngân hàng. Nếu tất cả đều hợp lệ, Giao dịch viên sẽ ghi nhận tỷ giá đã
công bố vào UNC của khách hàng, hạch toán vào phần mềm KoreBanking System,
xuất giấy báo cho khách hàng, ký nhận lên chứng từ và chuyển 2 chứng từ này cho
Kiểm soát viên để kiểm tra và phê duyệt.
Bước 3: Giao dịch viên nhận lại 2 chứng từ sau khi Kiểm soát viên kiểm tra và
phê duyệt, sau đó chuyển giấy báo cho khách hàng, lưu lại UNC. Vào cuối ngày,
Giao dịch viên in phiếu hạch toán giao dịch, chấm và kiểm tra, sau đó đính kèm với
UNC rồi trình cho Kiểm soát viên kiểm tra và kí nhận. Vào đầu ngày hôm sau sẽ
chuyển các chứng từ đã được Kiểm soát kiểm tra và phê duyệt lên bộ phận kế toán
tổng hợp để lưu trữ, nhằm phục vụ cho công tác kiểm toán sau này.
Ví dụ:
Ngày 20/10/2015, Doanh nghiệp ABC (TK tiền gửi không kì hạn bằng ngoại
tệ và VND đều tại Ngân hàng TMCP EximBank- chi nhánh TP.HCM) nộp một Lệnh
chi với nội dung bán 2.000 USD cho Ngân hàng TMCP Eximbank - chi nhánh
TP.HCM và thanh toán cùng ngày.
Xử lý chứng từ:
- Giao dịch viên tiếp nhận UNC, vào phần mềm KoreBanking System để kiểm

tra số tiền trong tài khoản, chữ ký và con dấu của chủ tài khoản trước khi ghi
21
-


-

nhận tỷ gía Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- chi nhánh TP. Hồ
Chí Minh công bố (vào ngày 20/10/2015, tỷ giá công bố 22.280VND/USD),
hạch toán, xuất giấy báo cho khách hàng, ký tên lên chứng từ và chuyển cho
Kiểm soát viên kiểm tra và phê duyệt.
Giao dịch viên nhận lại chứng từ, chuyển giấy báo cho khách hàng, lưu lại
UNC.
Cuối này giao dịch viên in phiếu hạch toán từ phần mềm KoreBanking
System, chấm phiếu hạch toán và đính kèm với UNC để chuyển cho Kiểm
soát viên kiểm tra lại. Ngày hôm sau Kế toán nhận lại các chứng từ này và lưu
tại phòng kế toán tổng hợp.

Hình 4: Phiếu hạch toán giao dịch hối đoái mua giao ngay Spot.
2.3.3. Giao dịch ngoại hối kì hạn với khách hàng doanh nghiệp:
Bước 1: Khách hàng liên hệ với Dealer để thỏa thuận tỷ giá, kỳ hạn, số lượng,
ngày thanh toán, phương thức thanh toán, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng… Sau
khi thỏa thuận hoàn tất, Dealer báo cho Kế toán bộ phận Back để soạn thảo Hợp đồng
giao dịch ngoại tệ có kì hạn theo thỏa thuận. Kế toán báo lại với Dealer khi hợp đồng
đã soạn thảo xong. Dealer liên lạc với khách hàng để 2 bên kí hợp đồng.
Bước 2: Sau khi hợp đồng được kí giữa 2 bên, Dealer bộ phận Front tiến hành
nhập dữ liệu vài phần mềm KoreBanking System- Tab của Front. Sau đó ký và đóng
dấu xác nhận vào Hợp đồng và chuyển cho Kiểm soát viên bộ phận Front.
Bước 3: Kiểm soát viên sau khi nhận được Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kì
hạn do Dealer bộ phận Front chuyển tới, sẽ tiến hành kiểm tra về tính đúng đắn của

các thông tin trên hợp đồng và dữ liệu do Dealer nhập trên dữ liệu máy tính. Nếu tất
cả đều hợp lệ, Kiểm soát bộ phận Front đóng dấu và ký xác nhận, sau đó chuyển cho
Kế toán thuộc bộ phận Back.
Bước 4: Tại bộ phận Back, Kế toán tiếp nhận chứng từ được chuyển từ Kiểm
soát viên thuộc bộ phận Front. Dựa vào thông tin trên Hợp đồng giao dịch ngoại tệ
có kì hạn:
- Nhập User và Password để vào hệ thống.
- Vào phần mềm KoreBanking System→ nhấn vào DL trên thanh công cụ →
chọn Foreign Exchange → chọn FX Note Accept from Front → Nhập mã số
22


khách hàng vào Counter Party → nhấn OK, lúc này các giao dịch ngoại hối
liên quan đến khách hàng sẽ hiện ra, Kế toán lựa chọn khoản mục phù hợp
với thông tin trên Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kì hạn và tiến hành đối
chiếu, kiểm tra thông tin về tỷ giá, ngày giao dịch, ngày giá trị, số lượng ngoại
tệ giao dịch,...
- Sau khi kiểm tra xong, Kế toán nhấn vào Reject → Conf → OK. Lúc này,
phần mềm hạch toán [DLFX] Intra Foreign Exchange Deal Entry sẽ hiện ra.

Hình 5: Màn hình phần mềm KoreBanking System giao dịch hối đoái kỳ hạn.
- Thao tác nhập dữ liệu trên phần mềm đối với giao dịch hối đoái giao ngay và
giao dịch hối đoái kì hạn là giống nhau. Do đã đề cập ở phần trên nên ở đây
sẽ không nhắc lại nữa.
- Sau khi thực hiên các bước trên, Kế toán rà soát các thông tin vừa nhập để
tránh sai sót trong quá trình nhập liệu và nhấn OK để hệ thống ghi nhận bút
toán.
- Kế toán ký xác nhận vào khung Verify và sau đó chuyển các chứng từ này
cho Kiểm soát viên Back để được kiểm tra và đối chiếu.
Bước 5: Vào cuối ngày, Kế toán sẽ in phiếu hạch toán giao dịch, chấm và kiểm

tra, sau đó đính kèm với Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn rồi trình cho Kiểm
soát viên kiểm tra và kí nhận.
Bước 6: Vào đầu mỗi ngày, Kế toán kiểm tra tổng thể các chứng từ đến ngày
giá trị, báo cho Dealer để Dealer liên lạc thông báo cho khách hàng đã tới ngày chạy
Deal.
Bước 7: Trong ngày, Kế toán sẽ chạy phần mềm để Deal được thực hiện:
- Nhập User và Password để vào hệ thống.
- Vào phần mềm KoreBanking System→ nhấn vào DL trên thanh công cụ →
chọn Foreign Exchange → chọn FX Note Accept from Front → nhập mã số
của khách hàng, lúc này các giao dịch ngoại hối liên quan tới khách hàng sẽ
hiện ra, Kế toán lựa chọn khoản mục phù hợp với thông tin trên Hợp đồng
giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn, sau đó sẽ nhấn OK.

23


- Tại đây màn hình sẽ hiện ra bút toán Kế toán đã thực hiện vào ngày giao dịch,
Kế toán bấm OK để phần mềm chạy Deal. Lúc này, giao dịch đã được thực
hiện. Đồng thời, Kế toán sẽ in giấy báo cho khách hàng.
- Vào cuối ngày, Kế toán in ra phiếu hạch toán, chấm bút toán, ký nhận và
chuyển toàn bộ chứng từ liên quan tới giao dịch để Kiểm soát viên kiểm tra
và ký duyệt.
Bước 8: Đầu ngày, Kế toán nhận bộ chứng từ sau khi Kiểm soát đã kiểm tra,
ký duyệt và chuyển giấy báo cho khách hàng và các chứng từ lên phòng kế toán tổng
hợp để lưu trữ, phục vụ cho công tác kiểm toán sau này, đồng thời chuyển giấy báo
cho khách hàng. Công việc của Kế toán đối với giao dịch hối đoái kỳ hạn kết thúc.
Ví dụ:
Ngày 27/9/2015, DN TMCP Tân Quân liên lạc yêu cầu bán 57,000 USD và
thỏa thuận các điều khoản liên quan với Dealer bộ phận Front. Sau khi thỏa thuận,
hai bên chốt ngày giá trị là 06/11/2015, tỷ giá thực hiện 22,558VND/USD.

Xử lý chứng từ:
Ngày 27/9/2015:
- Kế toán bộ phận Back soạn thảo Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn theo
mẫu của Ngân hàng và thỏa thuận giữa khách hàng với Dealer. Sau khi soạn
thảo xong, Kế toán báo với Dealer để yêu cầu khách hàng lên Ngân hàng ký
hợp đồng.
- Sau khi hợp đồng được ký kết, Dealer nhập thông tin vào phần mềm, sau đó
ký vào Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn, chuyển cho Kiểm soát viên bộ
phận Front để ra soát và kiểm tra thông tin.
- Sau khi kiểm tra và kí xác nhận, Kiểm soát viên bộ phận Front chuyển hợp
đồng cho Kế toán bộ phận Back.
- Kế toán bộ phận Back tiếp nhận Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn sẽ
kiểm tra một lần nữa các thông tin về tỷ giá, số lượng ngoại tệ giao dịch, ngày
giao dịch, ngày giá trị,… tại Tab của bộ phận Front, sau đó sẽ đăng nhập vào
Tab của bộ phận Back kiểm tra về con dấu, chữ kí và bắt đầu hạch toán theo
các bước đã đề cập.

Hình 6: Màn hình phần mềm KoreBanking System giao dịch hối đoái mua kỳ
hạn Forward.
24


- Kế toán kiểm tra lại 1 lần nữa các dữ liệu đã nhập trên phần mềm, sau đó bấm
Enter để hệ thống lưu, ký xác nhận lên hợp đồng và chuyển cho Kiểm soát
viên kiểm tra và ký nhận.
- Ngày 28/09/2015, Kế toán nhận lại chứng từ và lưu trữ ở bộ phận.
- Ngày 06/11/2015, Kế toán báo với Dealer tới ngày chạy Deal, trong ngày sẽ
đăng nhập vào phần mục tương ứng với hợp đồng để chạy Deal và xuất giấy
báo. Vào cuối ngày, Kế toán in giấy hạch toán kẹp chung giấy báo và hợp
đồng, chuyển cho Kiểm soát viên để kiểm tra lần cuối.


Hình 7: Phiếu hạch toán giao dịch hối đoái mua kỳ hạn
Ngày 07/11/2015, Kế toán nhận lại chứng từ đã được Kiểm soát viên ký duyệt,
chuyển giấy báo cho khách hàng và chuyển số chứng từ còn lại cho phòng kế
toán tổng hợp để lưu trữ, phục vụ cho công tác kiểm toán sau này.
2.3.4. Giao dịch ngoại hối với Ngân hàng TMCP EximBank- Hội Sở:
Dealer bộ phận Front thường xuyên theo dõi diễn biến tỷ giá của EximBankHội Sở công bố, đồng thời căn cứ vào trạng thái ngoại hối hiện tại của Ngân hàng
và mục tiêu, chiến lược Ban giám đốc Ngân hàng TMCP EximBank- chi nhánh
TP.HCM để đưa ra quyết định mua thêm hoặc bán bớt ngoại tệ cho EximBank- Hội
Sở, nhằm mục đích điều chỉnh và duy trì trạng thái ngoại hối theo mục tiêu của Ngân
hàng.
Bước 1: Dealer bộ phận Front liên lạc với Phòng giao dịch tiền tệ EximBankHội Sở để chốt loại hình giao dịch (Spot/ Forward), tỷ giá, giá trị ngoại tệ giao dịch,
ngày giao dịch, ngày giá trị,…
Bước 2: Dealer tiến hành đăng nhập vào phần mềm KoreBanking System của
bộ phận Front để ghi nhận các thông tin liên quan tới giao dịch vừa chốt, sau đó in
ra Phiếu giao dịch và ký nhận vào chứng từ này, đồng thời điền vào Bảng ghi nhận
các giao dịch thực hiện với Hội Sở, sau đó chuyển các chứng từ này cho Kiểm soát
viên bộ phận Front.
-

25


×