Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tác động củacác công cụ chính sách thương mại đến thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.95 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hóa, quốc gia nào tách ra
khỏi dòng thác của lịch sử là tự huỷ diệt mình. Tất cả các quốc gia, dù lớn, dù nhỏ,
mạnh hay yếu đều tìm cách để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Do
đó, ngay từ đầu, Đảng ta đã xác định, việc hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu,
do yêu cầu nội sinh và do yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc hội nhập kinh tế
quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với
tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu
vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng
những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII rồi IX tiếp tục
khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược công
nghiệp hóa – hiện đại hóa hướng mạnh vào xuất khẩu.
Hàng thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Theo báo
cáo mới nhất của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản Việt Nam 11 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng
kỳ năm 2010. Các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn đều tăng mạnh về
giá trị, điển hình là Mỹ - thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam tăng 23,5%.
Đặc biệt, xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang Mỹ hiện đang ở mức cao so với 130 quốc
gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam hiên nay phải đương
đầu với rất nhiều thách thức của các rào cản thương mại cả cề rào cản kỹ thuật và
rào cản phi kỹ thuật mà chủ yếu là do các thị trường xuất khẩu chính áp đặt.
Nhận thức được tầm quan trọng và những khó khăn, thách thức của ngành
xuất khẩu thuỷ sản nói chung mà đặc biệt là xuất khẩu cá tra, cá ba sa nói riêng
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tôi chọn nghiên cứu đề tài "Tác động của
các công cụ chính sách thương mại đến thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa
Việt Nam.".
1




2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tác động của các công cụ chính sách thương mại quốc tế đến thị
trường xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp thúc
đẩy xuất khẩu.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thương mại quốc tế và các công cụ của chính
sách thương mại quốc tế:
+ Hàng rào thuế quan
+ Hàng rào phi thuế quan
+ Hàng rào kỹ thuật
- Nghiên cứu tác động của ba công cụ chính sách thương mại nêu trên đến
thị trường xuất khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
Các thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các website, các bài báo, tạp
chí.
4.2 Phương pháp phân tích thông tin
Sử dụng các khái niệm, định nghĩa của các công cụ chính sách thương mại.
Phương pháp so sánh: so sánh sự tác động của các công cụ chính sách
thương mại đến thị trường xuất khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam.
Phương pháp chuyên gia.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung đề tài được trình bày trong 3
chương:
* Chương 1. Cơ sở lý luận vè thương mại quốc tế và chính sách thương mại
quốc tế
* Chương 2. Tác động của các công cụ chính sách thương mại đến tình hình
xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam

* Chương 3. Một số đề xuất đối với việc xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHÍNH
SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Các định nghĩa, khái niệm có liên quan
1.1 Thị trường
Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó người
mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau.
Có các cách phân loại thị trường sau:
- Theo nội dung hàng hóa: Thị trường hàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra)
và thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường các yếu tố đầu vào).
- Theo không gian kinh tế: Thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị
trường quốc gia, thị trường vùng hay địa phương.
- Theo cấu trúc thị trường: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo.
1.2 Thương mại quốc tê
Thương mại quốc tế thường được hiểu là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ
qua biên giới giữa các quốc gia. Theo nghĩa rộng hơn, thương mại quốc tế bao gồm
sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc
gia. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xem xét thương mại quốc tế bao gồm
thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ.
1.3 Chính sách thương mại quốc tế
1.3.1 Khái niệm
Chính sách thương mại quốc tế được hiểu là những quy định của chính phủ
nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, được thiết lập thông qua việc
vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) tác động tới các hoạt động

xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động thương mại quốc tế được xem xét chủ yếu bao
gồm thương mại hàng hoá (và cũng đề cập tới các nội dung liên quan đến đầu tư).
1.3.2 Vai trò
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở
rộng thị trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh
tế trong nước.

3


Bảo vệ thị trường nội địa: tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước đứng
vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh.
1.3.2 Xu hướng cơ bản của chính sách thương mại
Xu hướng tự do hóa thương mại: Là sự nới lỏng can thiệp của nhà
nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế nhằm tạo điều kiện
thông thoáng và thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả.
Xu hướng bảo hộ mậu dịch: Là quá trình chính phủ các nước tiến hành xây
dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp tích cực trong chính sách thương mại quốc
tế nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
2. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế: Hàng rào
thuế quan và phi thuế quan
2.1 Thuế quan
2.1.1 Khái niệm
Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất - nhập khẩu.
2.1.2 Phân loại
- Theo đối tượng chịu thuế
+ Thuế nhập khẩu: là thuế đánh trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu
+ Thuế xuất khẩu: là thuế đánh trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu
+ Thuế quan quá cảnh được áp dụng đối với các quốc gia có điều kiện, vị trí
đặc biệt thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hàng hóa.

- Phân loại theo phương pháp đánh thuế
+ Thuế giá trị là thuế tính theo % giá trị hàng hóa nhập khẩu
+ Thuế số lượng là thuế tính trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu
2.1.3 Mục đích của công cụ thuế
Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch
- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt
hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương
mại.
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt
hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh
thương mại.
4


- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống
như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âuđã thực hiện trong Chính
sách nông nghiệp chung của họ.
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để
có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
Thuế xuất khẩu có thể được dùng để
- Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng
sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà
tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc
gia được đặt lên trên hết.
Thuế xuất nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước.
2.1.4 Phương pháp tính thuế
Thuế (xuất) nhập khẩu = Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập
khẩu.

- Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo
hợp đồng.
- Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến
cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế.
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi
đặc biệt và thuế suất thông thường.
2.1.5 Tác động
Xét trên góc độ quốc gia đánh thuế thì thuế quan sẽ mang lại thu nhập thuế
cho nước đánh thuế. Nhưng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, thuế quan lại
làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền
kinh tế thế giới. Nó làm thay đổi cán cân thương mại, điều tiết hoạt động xuất khẩu
và nhập khẩu của một quốc gia. Thuế quan có thể có những ảnh hưởng tiêu cực.
Thuế quan cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa và do đó làm
giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ. Thuế quan cao cũng sẽ kích thích tệ nạn buôn
lậu. Thuế quan càng cao, buôn lậu càng phát triển. Thuế xuất khẩu làm tăng giá
hàng hóa trên thị trường quốc tế và giữ giá thấp hơn ở thị trường nội địa. Điều đó
có thể làm giảm lượng khách hàng ở nước ngoài do họ sẽ cố gắng tìm kiếm các sản
phẩm thay thế. Đồng thời nó cũng không khích lệ các nhà sản xuất trong nước áp
dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ để tăng năng xuất, chất lượng và
giảm giá thành. Tuy nhiên, nếu khả năng thay thế thấp, thuế quan xuất khẩu sẽ
5


không làm giảm nhiều khối lượng hàng hóa xuất khẩu và vẫn mang lại lợi ích đáng
kể cho nước xuất khẩu. Thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị
trường nội địa, đặc biệt là bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ. Thuế quan nhập
khẩu sẽ làm tăng giá hàng hóa, do vậy sẽ khuyến khích các nhà sản xuất trong
nước. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản
xuất trong nước. Thuế nhập khẩu có thể giúp cải thiện thương mại của nước đánh
thuế. Có thể có nhiều sản phẩm mà giá của chúng không tăng đáng kể khi bị đánh

thuế. Đối với loại hàng hóa này thuế quan có thể khuyến khích nhà sản xuất ở nước
ngoài giảm giá. Khi đó lợi nhuận sẽ được chuyển dịch một phần cho nước nhập
khẩu. Tuy nhiên, để đạt được hiệu ứng đó, nước nhập khẩu phải là nước có khả
năng chi phối đáng kể đối với cầu thế giới của hàng hóa nhập khẩu.
Chính sách thuế quan trong điều kiện hội nhập: Nhìn chung chính sách thuế
quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn
chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa
phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan được
coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những
thập kỷ gần đây. Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã có những ảnh
hưởng nhất định đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên minh
và các nước ngoài liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm
tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó
tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hóa của các nước ngoài liên minh. Điều này
dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách thuế quan
hiện nay nhằm tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực và bảo hộ thị
trường khu vực trước sự cạnh tranh của hàng hóa đến từ bên ngoài. Trong trường
hợp tự do hóa thương mại, lợi ích thương mại cho các thành viên không còn là điều
phải tranh cãi vì mỗi quốc gia nhờ đó sẽ tận dụng triệt để những nguồn lực có thế
mạnh, loại bỏ những ngành sản xuất không hiệu quả, đồng thời người dân cũng sẽ
được tiêu dùng những sản phẩm rẻ hơn với chất lượng tốt hơn. Trong trường hợp
bảo hộ thị trường khu vực, nếu chỉ xét trong một ngành duy nhất, có thể có một số
nước sẽ lâm vào tình trạng bất lợi do phải nhập khẩu những sản phẩm của các nước
trong liên minh với giá cao hơn giá quốc tế. Tuy nhiên, liên minh thuế quan là một
thỏa thuận hợp tác giữa các nước tham gia. Do vậy, nếu như một nước chịu thiệt
hại về một ngành nào đó thì đổi lại nó sẽ được lợi từ một ngành khác trên cơ sở cân
bằng về lợi ích giữa các thành viên.
6



2.2 Hàng rào phi thuế quan
2.2.1 Hạn ngạch thương mại
2.2.1.1 Khái niệm: Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một
nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất
hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp
giấy phép (Quota xuất - nhập khẩu).
2.2.1.2 Tác động:
- Hạn chế nhập khẩu.
- Giá nội địa của hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên sẽ dẫn đến giảm tiêu dùng.
- Kiểm soát hạn chế nhập khẩu chắc chắn hơn so với áp dụng thuế quan nên
bảo hộ sản xuất trong nước triệt để hơn.
- Nền kinh tế thiệt hại nhiều hơn so với áp dụng biện pháp thuế quan ngắn
hạn. Lãng phí nguồn lực xã hội.
- Có sự phân phối lại thu nhập.
- Có thể biến một doanh nghiệp thành một nhà độc quyền. Có thể xảy ra tiêu
cực trong việc xin hạn ngạch giữa các doanh nghiệp.
- Nếu chính phủ bán đấu giá hạn ngạch thì một phần thiệt hại của người tiêu
dùng được chuyển vào ngân sách. Còn nếu cấp phát hạn ngạch thì nền kinh tế
không chỉ mất không một khoản mà còn là môi trường thuận lợi cho tham nhũng
và tiêu cực.
2.2.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
2.2.2.1 Khái niệm: là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó quốc
gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế chế bớt lượng hàng xuất
khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không thì sẽ áp dụng biện pháp trả
đũa kiên quyết.
2.2.2.2 Tác động: Có tác dụng tương tự như hạn ngạch là gây thiệt hại cho
người tiêu dùng và bảo hộ sản xuất tại nước nhập khẩu.
2.2.3 Trợ cấp xuất khẩu
2.2.3.1 Khái niệm: Là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho các
doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

2.2.3.2 Tác động
Ưu điểm:
- Làm giảm giá bán.
7


- Góp phần phát triển công nghiệp nội địa, thúc đẩy xuất khẩu.
- Nhận được khoản trợ cấp không phải hoàn lại.
Nhược điểm:
- Bóp mép tín hiệu của thị trường.
- Không hiệu quả về mặt tài chính ngân sách.
- Sát xuất chọn sai đối tượng khá cao.
- Lượng cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá
cả thị trường nội địa tăng lên, người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt một khoản
tiền nhất định.
- Chi phí ròng xã hội phải bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích xuất khẩu gây
thiệt hại cho xã hội.
- Có thể dẫn đến hành động trả đũa.
2.2.4 Tín dụng xuất khẩu
2.2.4.1 Khái niệm: Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà
nước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại
đảm bảo gánh chịu rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu.
2.2.4.2 Tác động
Ưu điểm:
- Nhà xuất khẩu yên tâm bán chịu, nâng cao giá bán hàng hóa.
- Mở rộng xuất khẩu
- Giải quyết tình trạng dư thừa hàng hóa ở trong nước.
- Giúp người xuất khẩu giải quyết vấn đề về vốn.
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng xấu đến hàng hóa trong nước.

- Có thể chịu ràng buộc chính trị bất lợi.
2.2.5 Bán phá giá
2.2.5.1 Khái niệm: Trong thương mại quốc tế, bán phá giá được hiểu là
hàng hoá xuất khẩu được bán sang một nước khác với giá thấp hơn “giá trị bình
thường” của nó và gây “tổn hại vật chất” đối với ngành sản xuất nội địa (theo điều
VI của GATT).
2.2.5.2 Tác động
8


Tác động lớn nhất của bán phá giá là việc gây ra tổn thất vật chất cho ngành
sản xuất trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mô. Trên
góc độ vĩ mô, khi một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ dẫn đến việc phá sản của nhiều
doanh nghiệp thuộc ngành đó. Kéo theo đó là tình trạng mất việc làm của công
nhân và các tác động “lan chuyền” sang các ngành kinh tế khác. Trên góc độ vi
mô, đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị trường và mất
lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển mà của cả
các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh
tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế.
2.2.6 Phá giá tiền tệ
2.2.6.1 Khái niệm: Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với
các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá
hối đoái cố định. Việc phá giá đồng Việt Nam (VND) nghĩa là giảm giá trị của nó
so với các ngoại tệ khác như USD,EUR…
2.2.6.2 Tác động
Trong ngắn hạn
Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá
tiền tệ sẽ làm cho tyỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh
của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuaất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một
cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị

trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức
thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để
điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực
vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong
ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập
khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim
ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội
tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu
đi.
Trong trung hạn

9


GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư,
chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá
làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:
- Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực
nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.
- Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể
huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng
tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của
việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt
mục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính thắt chặt
(tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn
chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.
Trong dài hạn
Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài chính thắt
chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ
phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các

doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến
phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng
lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền
lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5
năm.
2.3 Các hàng rào hành chính và kỹ thuật
2.3.1 Khái niệm: Là việc các chính phủ sử dụng các điều kiện về tiêu
chuẩn y tế, kỹ thuật, an toàn và các thủ tục hải quan để tạo nên những cản trở
thương mại.
2.3.2 Tác động
- Những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước,
hạn chế dòng vận động của dòng hàng hóa trên thị trường thế giới.
- Những nước phát triển sẽ có lợi hơn so với các nước chậm phát triển trong
việc áp dụng những quy định này.
10


2.4 Một số biện pháp khác
Hệ thống thuế nội địa.
Cơ quan quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái.
Độc quyền mua bán.
Quy định về chứng thư khi làm thủ tục xuất - nhập khẩu.
Thưởng xuất khẩu.
Đặt cọc nhập khẩu.

11


CHƯƠNG 2.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐẾN
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BA SA VIỆT NAM
1 Tình hình sản xuất cá tra, cá ba sa Việt Nam
1.1 Giới thiệu cá tra, cá ba sa
Cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá Basa (Pangasius bocourti) là một
trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh
tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những loại cá có giá trị xuất
khẩu cao. Cá basa Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt
trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loại khác. Nghề nuôi cá basa đã được khởi
đầu từ những năm 60.
1.2 Tình hình sản xuất cá tra, cá ba sa
Nghề nuôi cá tra, cá ba sa đến nay đã phát triển ở nhiều tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long.
Theo Bộ Thủy sản, năm 2004, diện tích nuôi cá tra, cá ba sa trong ao, đầm,
chân ruộng, đuôi cồn là 3.200 ha (năm 1997 là 1.290 ha, năm 2001 là 2.300 ha);
tổng thể tích bè 695 nghìn m3 (năm 1997 là 160 nghìn m3). Sản lượng cá tra, cá ba
sa năm 1997 là 40.205 tấn, đến năm 2001 đã là 114.300 tấn (tăng gần 2,84 lần),
năm 2004 lên đến hơn 315 nghìn tấn. Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
mới, năng suất cá nuôi tăng nhanh. Nuôi trong bè đạt tới 80-100 kg/m3/năm (Cần
Thơ đạt 170 kg/m3/năm, Vĩnh Long đạt 120 kg/m3/năm); nuôi trong ao đạt 20
tấn/ha/năm (An Giang đạt 53 tấn/ha/năm, nếu thực hiện tốt quy trình, có nơi đã đạt
100 tấn/ha/năm).
Năm 2009, 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thả gần 1,7 triệu con giống
cá tra trên diện tích hơn 5.500 ha, đạt 83% kế hoạch thả nuôi năm 2009. Trong đó,
1.133ha diện tích cá tra đã thu hoạch, bằng 22,1% diện tích thả nuôi, với sản lượng
đạt 312.337 tấn. Năng suất bình quân trên 240 tấn/ha. Tại Tiền Giang năng suất đạt
264 tấn/ha, Đồng Tháp 302 tấn/ha, Vĩnh Long 300 tấn/ha, Cần Thơ 224 tấn/ha,
Hậu Giang 230 tấn/ha và Trà Vinh 267 tấn/ha. Sản lượng cá đến kỳ thu hoạch tính
đến nay là 119.160 tấn, trong đó tập trung ở Đồng Tháp 53.944 tấn, Cần Thơ


12


32.955 tấn và An Giang 14.362 tấn. Lượng cá tồn đọng (loại >1kg) khoảng 6.743
tấn, bằng 4,15% lượng tồn đọng của năm 2008.
Tính đến 31/12/2011, tổng diện tích nuôi cá tra toàn vùng đồng bằng sông
Cửu Long đạt 5.430ha (tăng 30ha so với năm 2010, bằng 90,1% so với kế hoạch
năm 2011), mật độ nuôi 35-40 con/m2, sản lượng đạt trên 1.195 tấn (vượt 50.000
tấn so với năm 2010, bằng 99,3% so với kế hoạch năm 2011). So với 2010, số
lượng hộ nuôi nhỏ lẻ giảm đáng kể, nhưng do nhờ áp dụng quy trình nuôi tiên tiến,
các hộ nuôi có tiềm lực về tài chính và các doanh nghiệp chế biến đầu tư xây dựng
vùng nguyên liệu riêng, nên năng suất trung bình đạt trên 220 tấn/ha, cá biệt có
những mô hình đạt năng suất 500 tấn/ha. (Nguồn Viện kinh tế và Quy hoạch thủy
sản).
Như vậy, theo thống của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt
Nam: Từ năm 2001 - 2011, diện tích nuôi cá tra tăng gấp 5 lần, đạt 6.000ha. Sản
lượng cá tra, ba sa nguyên liệu hàng năm tăng gấp 36 lần, từ 37.500 tấn lên
1.350.000 tấn. Sản lượng XK tăng gấp 40 lần, từ 17.000 tấn lên 650.000 tấn. Giá
trị kim ngạch XK tăng 45 lần, từ 40 triệu USD lên 1,865 tỷ USD. Thị trường
không ngừng mở rộng từ vài nước châu Á nay đã lên 136 nước và vùng lãnh thổ
khắp thế giới.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam,
hiện cả nước có 130 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, trong đó 72 doanh nghiệp
thương mại; 64 doanh nghiệp có nhà máy chế biến cá tra trực tiếp xuất khẩu, 5 tập
đoàn công suất sản xuất trên 100 tấn/ngày chiếm 34% sản lượng.
2. Tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa
Năm 2001: năm mở đầu thành công của ngành xuất khẩu cá tra
Năm 2002 – 2003: “Cuộc chiến cá da trơn” Ban đầu vào cuối năm 2000,
CFA tung lên báo chí Mỹ những thông tin thất thiệt, bôi xấu hình ảnh cá tra, cá
basa Việt Nam, lúc nãy ở Mỹ khan hiếm cá nheo, cá Việt Nam nhập khẩu tăng,

cuộc chiến lại rộ lên. Họ bắt đầu một chiến dịch quảng cáo kéo dài 9 tháng, tiêu
tốn 5,2 triệu USD do Viện cá nheo Mỹ (TCI) phát động và được CFA tài trợ để
chống lại việc nhập khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam. Kết quả của cuộc chiến là
Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện cá
basa. Theo đó các cơ quan này khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam bán cá basa
vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây tổn hại cho ngành sản xuất cá da trơn

13


của Mỹ và ấn định mức thuế suất chống bán phá giá rất cao từ 36,84% đến
63,88%.
Năm 2005: Trung bình mỗi tháng xuất khẩu trị giá chưa đến 30 triệu USD.
Năm 2006: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa đều tăng ở các
thị trường và mở rộng đến 65 nước. Xuất khẩu đạt 661 triệu đô, trung bình mỗi
tháng xuất khẩu trị giá 60 triệu USD.
Năm 2007: sản lượng tăng vọt đến 1 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu vượt
qua 1 tỉ USD.
Năm 2008, sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam được đánh giá là nhóm
sản phẩm thủy sản có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, xuất khẩu đến 127 quốc gia
và vùng lãnh thổ với tổng sản lượng trên 640.000 ngàn tấn, đạt giá trị hơn 1,4 tỷ
USD, tăng khoảng 45% so với năm 2007.
Năm 2009: Thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa là 110 quốc gia và vùng
lãnh thổ.
Năm 2010, sản phẩm cá tra xuất khẩu đạt 621.955 tấn tương đương khoảng
1,4 tỷ đô la Mỹ. Xuất khẩu cá tra chiếm 49% về khối lượng và 28% về giá trị xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam.
Năm 2011, Tính đến giữa tháng 11/2011, kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba
sa vẫn đạt 1,55 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ 2010. Châu Âu vẫn là thị
trường lớn nhất nhập khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam, chiếm 30,2% tỷ trọng giá trị;

đạt 468,7 triệu USD (tăng 1,6% so với cùng kỳ). Tại thị trường Mỹ, kim ngạch
xuất khẩu cá tra, cá ba sa tính đến 15/11/2011 cũng đạt trên 274 triệu USD, tăng
gần 100% so với cùng kỳ và sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm. Thị
trường ASEAN cũng đạt hơn 96,886 triệu USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ
3. Tác động của công cụ chính sách thương mại đến thị trường xuất
khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam
3.1 Tác động của thuế đến thị trường xuất khẩu cá tra, cá ba sa
Thuế CBPG lên cá tra Fillet Việt Nam qua các năm
Thuế CBPG là biện pháp được Mỹ cũng như nhiều nước khác trên thế giới
áp dụng nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất nội địa khỏi sự cạnh
tranh được coi là không công bằng từ hàng hóa nhập khẩu. Thời hạn áp thuế là 5
năm. Mỹ chính thức áp thuế CBPG lên cá tra Fillet Việt Nam từ năm 2003.

14


Thuế
CBPG

Giai đoạn

Giai đoạn 5 năm
POR1
POR2
POR3
POR4
POR5
POR6

01/8/2003

31/7/2004
01/8//2004
31/7/2005
01/8/2005
31/7/2006
01/8/2006
31/7/2007
01/8/2007
31/7/2008
01/8/2008
31/7/2009

Đơn vị

QVD

ACL

AVF

BAN

Việt
Nam

VHC

AGF

37.94


47.05

63.88

%
%
%

21.23

6.81

47.05

63.88

%

0.00

6.81

47.05

63.88

%

0.00


6.81

0.52

0.52

0.00

63.88

(USD/kg)

0.00

0.00

0.02

0.00

0.00

2.11

(USD/kg)

0.00

0.00


0.02

0.00

0.00

2.11

0.00

POR: Rà soát hành chính

Tác động khó khăn của thuế bán phá giá
- Làm giảm kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa sang thị trường Mỹ (20% 10%)
- Làm giảm lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cá tra, cá ba sa.
Các nước nhập khẩu cá tra, ba sa ngưng ký kết hợp đồng với doanh nghiệp
Việt Nam.
Giá nhập khẩu trung bình của cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ giảm.
Giá cá tra, cá basa đầu năm 2012 có xu hướng giảm nhẹ.
Tác động tích cực của thuế bán phá giá
Việc ban hành thuế bán phá giá đã làm cho tên tuổi cá tra, cá ba sa trở nên
nổi tiếng.
Hiện nay Việt Nam có 4 doanh nghiệp được DOC công bố không áp thuế
chống bán phá giá hoặc có mức thuế rất thấp, gần như bằng 0% đó là các doanh
nghiệp: Vĩnh Hoàn, Vinh Quang, Agifish, ESS LLC, South Vina.

15



Việc được giảm thuế chống bán phá giá sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp đẩy
mạnh xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ và các thị trường truyền thống
khác.
3.2 Tác động của hàng rào phi thuế quan đến thị trường xuất khẩu cá
tra, cá ba sa Việt Nam
Năm 2001, lượng xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ tăng lên gần
20.000 tấn sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam và ký Hiệp định thương mại song
phương vào tháng 12/2001.
Năm 2002 Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật giới hạn việc sử dụng
tên “catfish”
=> “cuộc chiến cá da trơn” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ 2002 – 2003.
Sau cuộc tranh chấp tên gọi, cá tra, cá basa Việt Nam nổi tiếng không chỉ ở
Hoa Kỳ mà còn trên toàn thế giới.
Cá tra, ba sa của Việt Nam làm giá trị sản xuất cá catfish của Mỹ giảm
nghiêm trọng: 1999 giá trị sản xuất là 488 triệu $, 2008 còn 410 triệu $.
2008, Hạ viện và thượng viện Mỹ ra chính sách: đổi tên cá da trơn của VN
thành “catfish”.
Ngày 31-12-2010 ra QĐ 1921/QLCL-CL1: tất cả các sản phẩm chế biến từ
cá tra, cá basa để xuất khẩu đều phải sử dụng tên thương mại in trên bao bì là cá
basa.
Việc quy định tên thương mại là basa cho các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá
basa là cần thiết để chống lại đạo luật Farm Bill 2008 của Mỹ.
3.3 Tác động của hàng rào kỹ thuật đến thị trường xuất khẩu cá tra, cá
ba sa Việt Nam
Quốc hội Hoa Kỳ lại quyết định mở rộng thêm định nghĩa “catfish” bằng
việc bổ sung thêm chủng loại cá Pangasius. Do vậy, cá tra – basa của Việt Nam sẽ
nằm trong định nghĩa của catfish và sẽ thuộc đối tượng kiểm tra chất lượng của
USDA và cùng với các tiêu chuẩn, quy định mà USDA áp dụng cho việc kiểm tra
chất lượng rất nghiêm ngặt của các thực phẩm tươi sống (thịt, trứng, gia cầm). Tiêu
chuẩn của hệ thống kiểm tra chất lượng nêu trên của USDA là rất cao, có những

quy định rất nghiêm ngặt, phức tạp. Một khi các quy định mới này được áp dụng
trên thực tế thì sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam phải chịu thêm một biện pháp
bảo hộ mới tại thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức hàng rào kỹ thuật thậm chí còn
16


nặng nề hơn, có tác động tiêu cực hơn so với biện pháp áp dụng thuế chống bán
phá giá do nó mang nặng tính phân biệt đối xử và bất công.
Hải quan Mỹ nếu phát hiện lô hàng nào chứa dư chất kháng sinh thì họ sẽ
đưa tên công ty xuất khẩu vào trong một danh sách, gọi là "black list" và đưa lên
mạng cảnh cáo.
Tuy nhiên, năm 2009, tình hình có phần thuận lợi hơn là được Bộ Y tế và
tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo công nhận cá tra, cá basa xuất khẩu của
Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu.
Bên cạnh đó, từ sau ngày 1/4/2009, khi các quan chức hàng đầu Ai Cập đã chính
thức khẳng định: cá Basa Việt Nam an toàn 100%, basa cũng như hàng thủy sản
Việt Nam sẽ tiếp tục được xuất khẩu vào thị trường Ai Cập và Trung Đông.

17


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU CÁ
TRA, CÁ BA SA VIỆT NAM
1. Đối với Nhà nước
- Tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Mỹ - thị trường
xuất khẩu chính. Cho phép các doanh nghiệp tự do hoạt động kinh doanh theo tinh
thần Hiệp định thương mại Việt Nam – Hòa Kỳ.
- Thành lập Quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá để hỗ trợ
tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện.
- Xây dựng cơ sở sữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu, về luật thương

mại quốc tế, luật chống bán phá giá của các nước…
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và tìm hiểu thị trường trong
khu vực và ngoài thế giới. Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin và tổ chức
các hoạt động xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô. Một mặt cần phải tổ chức nghiên
cứu một cách chi tiết và tỉ mỉ về thị trường nước ngoài thông qua việc thành lập
các viện nghiên cứu, thực hiện các chương trình tham quan để các doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài có điều kiện tiếp xúc, trao đổi thông tin về khả năng hợp
tác. Mặt khác, Chính phủ cần phải phối hợp với Chính phủ các nước tiếp tục tổ
chức các cuộc hội đàm, phổ biến chính sách luật lệ của họ để có thể nắm bắt và
kịp thời đối phó với chúng, nhất là hệ thống luật pháp của Mỹ thì rất phức tạp,
cộng với sự mới mẻ của các doanh nghiệp Việt Nam thì khó khăn hơn, nếu không
cẩn thận thì dễ đem lại những hậu quả đáng lo ngại.
- Có chính sách đầu tư, tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vự nuôi trồng và sản
xuất cá tra, cá basa. Tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chất lượng sản
phẩm, để khi hàng vào các thị trường khó tính như Mỹ không còn sự bị cảnh cáo.
- Có biện pháp kịp thời và nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp, các cơ sở
chế biến cá tra, cá basa áp dụng HACCP một cách hình thức, đối phó với thị
trường nhập khẩu, cơ quan kiểm tra.
- Để đối phó với chiến dịch chống cá “catfish”, Nhà nước cần giúp đỡ các
doanh nghiệp xúc tiến quảng cáo, makerting làm sao cho sản phẩm các tra, cá basa
đến tận tay người tiêu dùng Mỹ. Xây dựng hình ảnh cá tra và cá ba sa của Việt
Nam bằng một bộ chuẩn mang tiêu chuẩn quốc tế.
- Có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài
vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh thủy sản, để từ đó các doanh nghiệp Việt
18


Nam đỡ khó khăn hơn trong việc làm thủ tục giấy tờ xuất khẩu thủy sản vào thị
trường nước ngoài. Đồng thời nhờ liên doanh với nước ngoài, doanh ngiệp Việt
Nam sẽ tiếp thu thêm các kinh nghiệm, có thêm các dây chuyền chế biến thủy sản

tiên tiến, hiện đại.
- Phát triển thị trường tiềm năng, hiện đã có thêm một số thị trường tiêu thụ
mới như Trung Đông, Ai cập, cộng đồng Hồi giáo...., đây là cơ hội thuận lợi để
doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động nuôi cá và xuất khẩu, từ đó chủ động được
nguồn nguyên liệu.
2. Đối với doanh nghiệp
- Tạo nguồn nghiên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng cao cho các nhà máy
chế biến. Công tác thu mua phải được thực hiện đúng mục đích, đảm bảo vệ sinh
an toàn ngay từ đầu và các khâu tiếp theo. Các đại lý mua cá tra, cá basa và các
doanh nghiệp chế biến phải tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm kiểm tra chất
lượng và vệ sinh thực phẩm tổ chức. Sản phẩm cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ
và các thị trường khác phải đảm bảo có chất lượng cao, ghi nhận đung với quy
định quốc tế và Mỹ.
- Không chỉ tiếp cận với các kênh bán sỉ tức là tiếp cận với các nhà nhập
khẩu lớn mà còn tiếp cận với các kênh bán lẻ. Cần phải đẩy mạnh tiếp cận thị
trường, xúc tiến thương hiệu, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, sở thích và kiểu dáng sản
phẩm mà người tiêu dùng Mỹ và các nước ưu chuộng. Công tác xúc tiến phải làm
sao cho đến tay người tiêu dùng.
- Cần đầu tư nâng cao trang thiết bị máy móc ở khâu đánh bắt, bảo quản, chế
biến và nâng cao trình độ cho người lao động để tạo ra được những sản phẩm cá có
chất lượng cao, vệ sinh, có hương vị phù hợp với người tiêu dùng tại từng thị
trường. Đồng thời thực hiện tốt các điều luật của quốc tế, Mỹ cũng như của Nhà
nước.

19


KẾT LUẬN
Những rào cản thương mại ngày càng trở nên chặt chẽ và đa dạng hơn, tác
động mạnh mẽ đến các thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa đặc biệt là thị trường

Mỹ.
Các vụ kiện phòng vệ thương mại có xu hướng gia tăng đã và gây khó khăn
không nhỏ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu cá tra và cá ba sa của Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước còn đang lúng túng trong quá trình
đối phó khi xảy ra các tranh chấp thương mại.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên, thúc đẩy thị trường xuất khẩu
cá tra, cá basa phát triển bền vững, Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam
cần phải chủ động trong việc tìm hiểu luật pháp quốc tế, liên kết và thống nhất
với nhau để đối phó với những tranh chấp thương mại xảy ra tốt nhất.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Kim Chung, Bài giảng Chính sách nông nghiệp
2. Phạm Vân Đình, Giáo trình Chính sách nông nghiệp, NXB Nông nghiệp,
2009
3. />4. />option=com_content&view=article&id=33:what-is-uncategorisedarticle&catid=31:tin-tuc&Itemid=46
5. />q=cache:mtCMRlYK2ycJ:www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/So19/4
6
. />7. />
21


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................
Chương 1. Cơ sở lý luận về thương mại quốc tế và chính sách thương mại
quốc tế.........................................................................................................................

1. Các định nghĩa, khái niệm có liên quan...................................................................
1.2 Thị trường..........................................................................................................
1.2 Thương mại quốc tế..........................................................................................
1.3 Chính sách thương mại quốc tế.........................................................................
2. Tác động của các công cụ chính sách thương mại quốc tế......................................
2.1 Hàng rào thuế quan............................................................................................
2.2 Hàng rào phi thuế quan......................................................................................
2.2.1 Hạn ngạch thương mại................................................................................
2.2.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện......................................................................
2.2.3 Trợ cấp xuất khẩu........................................................................................
2.2.4 Tín dụng xuất khẩu......................................................................................
2.2.5 Bán phá giá..................................................................................................
2.2.6 Phá giá tiền tệ..............................................................................................
2.3 Các hàng rào hành chính và kỹ thuật...............................................................10
2.4 Một số biện pháp khác.....................................................................................11
Chương 2. Tác động của các công cụ chính sách thương mại đến tình hình
xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam........................................................................12
1. Tình hình sản xuất cá tra, cá ba sa.........................................................................12
2. Tình xuất khẩu cá tra, cá ba sa...............................................................................13
3. Tác động của các công cụ chính sách thương mại đến thị trường xuất khẩu.........14
3.1 Tác động của hàng rào thuế quan.....................................................................14
3.2 Tác động của hàng rào phi thuế quan...............................................................16
3.3 Tác động của hàng rào kỹ thuật.......................................................................16
Chương 3. Một số đề xuất đối với xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam .............18
1 Đối với Nhà nước....................................................................................................18
2 Đối với doanh nghiệp..............................................................................................19
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................20

22




×