Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

skkn lỗi chính tả của học sinh lớp 5, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.65 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
PHẦN1:MỞ ĐẦU

3

PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

8

CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC CHÍNH TẢ 5
1.1 Cơ sở ngôn ngữ

8

1.2 Cơ sở tâm lí học

9

1.3 Yêu cầu của chương trình chính tả

10

1.4. Quan điểm về vấn đề viết đúng chính tả

11

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5
2.1 Thực trạng của trường



14

2.2 Thực trạng của lớp

14

2.3 Hình thức điều tra

14

2.4 Kết quả điều tra

15

2.4.1 Điều tra qua dự giờ

15

2.4.2 Điều tra qua phiếu phỏng vấn giáo viên

18

2.4.3. Điều tra qua phiếu bài tập

21

2.4.4.Điều tra qua chấm bài viết chính tả

21


2.4.5 Điều tra qua phiếu phỏng vấn học sinh

23

2.4.6 Điều tra qua kiểm tra tập chính tả của học sinh

24

2.5 Nguyên nhân viết sai

25

2.5.1 Nguyên nhân chủ quan

25

2.5.2 Nguyên nhân khách quan

25

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5
3.1 Một số biện pháp thông dụng.

26

3.1.1 Phát âm dúng để viết chính tả.

26


3.1.2 Một số mẹo luật chính tả có thể áp dụng trong dạy học ở Tiểu học.

27

1


3.1.3. Học chính tả bằng thủ pháp so sánh đối chiếu.

28

3.1.4. Học chính tả bằng cách nhớ từng chữ một.

29

3.2. Một số ý kiến đề xuất.

30

3.2.1. Về phía nhà trường và giáo viên.

30

3.2.2. Về phía gia đình và học sinh.

30

PHẦN 3. KẾT LUẬN

31


TÀI LIỆU THAM KHẢO

32

PHỤ LỤC

2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở Tiểu học, Tiếng Việt là một trong những bộ môn đóng vai trò rất quan trọng. Nó rèn
luyện cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Từ đó dần dần hình thành cho học sinh các
kĩ năng giao tiếp. Chính tả là một phân môn giữ vai trò khá quan trọng, bởi nó dạy cho học
sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào
hoạt động giao tiếp. Môn chính tả không chỉ là môn học phát hiện, mà còn là môn học ngăn
ngừa và sửa chữa vi phạm về chính tả (sửa lỗi chính tả). Mặt khác, phân môn chính tả còn có
tác dụng rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: tính cẩn thận, tính kỷ luật, tính kiên nhẫn,
và tính thẩm mĩ. Bên cạnh đó, việc học sinh viết đúng chính tả sẽ tạo điều kiện để học sinh học
tốt các môn học khác và góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Hiện nay, tình trạng viết sai chính tả diễn ra khá nghiêm trọng trong mỗi cấp học, đặc
biệt là ở trường Tiểu học. Đó là tình trạng thiếu hiểu biết và thiếu kỹ năng dẫn đến những sự vi
phạm ( vô ý thức và có ý thức) chính tả gây cản trở cho việc truyền đạt và tiếp nhận văn bản
viết. Trong thực tế giảng dạy ở Tiểu học hiện nay cho thấy học sinh viết sai chính tả nhiều dù
là ở những từ rất đơn giản và gần gũi ( chưa kể những từ khó, phiên âm tiếng nước ngoài…).
Lớp 5 là giai đoạn tiếp nhận nhiều mạch kiến thức và truyền tải phần lớn thể hiện thông
qua văn bản viết. Ở giai đoạn này, nếu các em mắc nhiều sai sót về chính tả sẽ ảnh hưởng đến
việc làm cho người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu được đầy đủ
văn bản, hay nói đúng hơn là không hiểu được gì các em muốn thể hiện. Điều đó cũng ảnh

hưởng rất lớn đến các lớp học tiếp theo. Nhận thấy được sự nghiêm trọng của tình trạng viết sai
chính tả, tôi chọn đề tài “Lỗi chính tả của học sinh lớp 5, nguyên nhân và các biện pháp khắc
phục”. Qua đề tài này, tôi sẽ tìm ra nguyên nhân viết sai chính tả của học sinh lớp 5 và đưa ra
biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những lỗi sai của học sinh góp phần đưa việc dạy và học
tốt hơn, đảm bảo mục tiêu giáo dục.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Phát hiện ra lỗi chính tả của học sinh thường mắc phải. Tìm ra nguyên nhân viết sai
chính tả tư đó đề ra biện pháp góp phần khắc phục lỗi chính tả cuả học sinh tiểu học để các em
có cách viết đúng và phát âm đúng các tiếng các từ
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
3


Chính tả là một vấn đề được quan tâm từ xưa đến nay và đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu, đầu tư vào việc tìm cách chữa lỗi chính tả.
A.Phan Ngọc: Chữa lỗi chính tả cho học sinh( in lần 2), Nxb Giáo dục, 1984.
Gồm các phần:
Phần 1: Nhận xét về phương pháp:
Ở phần này tác giả nêu lên các nguyên tắc dạy chính tả và một số phương pháp dạy học.
Phần 2: Các mẹo chính tả:
Tác giả đề cập đến mẹo về dấu, cách phân biệt phụ âm dễ lẫn lộn…
Phần 3: Một vài danh sách làm theo thống kê:
Phần 4: Các kiểu bài tập về chính tả (được tác giả phân theo từng dạng lỗi):
Tài liệu này giới thiệu những biện pháp thông dụng về chữa lỗi chính tả, giáo viên sẽ tuỳ
vào từng dạng lỗi của học sinh mà chữa một cách có khoa học.
B.Lê Trung Hoa: Mẹo luật chính tả, Nxb trẻ, 1994. Tài liệu này gồm 2 phần:
Phần 1: Các meọ luật chính tả (gồm 36 mẹo luật)
Phần 2: Xếp lỗi chính tả theo các mục: Thanh điệu, âm đầu, âm nghĩa, âm giữa, âm cuối và
một số trường hợp sửa lỗi theo mẹo. Với cuốn sách này tác giả mong muốn sẽ giúp người đọc
tránh được những lỗi sai mà người Nam Bộ thường mắc phải.

C.Trần Phương Trâm: Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb GD 1995.
Cuốn này đề cập đến nhiều phân môn, trong đó mỗi phân môn điều có những vấn đề và
phương pháp dạy học riêng. Ở phân môn chính tả, tác giả nêu rõ vị trí, tính chất, nhiệm vụ của
việc dạy môn chính tả theo chương trình của từng lớp, các nguyên tắc dạy chính tả riêng cho
từng khối lớp.
D.Nguyễn Như Ý-Đỗ Việt Hùng:Từ điển chính tả Tiếng Việt, NxbGD, Hà Nội1997.
Trong tài liệu này tác giả hướng dẫn cách viết đúng những từ có phụ âm đầu thường bị
phát âm lộn: ch/ tr, v/d/gi/r, l/n, s/x; các từ có phần vần thường phát âm lệch so với tiếng phổ
thông an/ang, ân/âng, ăc/ăt, …,hoặc ay/ai, thanh hỏi/thanh ngã….
E .Hoàng Văn Thung- Đỗ Xuân Thảo: Dạy học chính tả ở Tiểu học, Nxb Gd,2001. Tài
liệu đề cập đến 4 vấn đề:
Chương 1: Phân môn chính tả trong chương trình Tiếng việt ở Tiểu học:
Chương này trình bày vị trí, nhịêm vụ, mục tiêu và nội dung chính tả ở Tiểu học
4


Chương 2: Đặc điểm ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt liên quan đến chính tả.
Chương 3: Nguyên tắc và phương pháp dạy chính tả: Tác giả nêu lên cơ sở tâm lí học của việc
xác lập nguyên tắc, phương pháp dạy chính tả. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra hình thức chính
tả và một số kiểu bài dạy chính tả ở các lớp tiểu học.
Chương 4: Quy tắc chính tả Tiếng Việt:
Trong chương này tác giả đưa ra quy tắc viết các âm vị làm thành phần cấu trúc âm tiết,
mẹo luật chính tả việc vận dụng quy tắc và mẹo luật chính tả, cách viết phiên âm, viết tắc, viết
hoa có liên quan đến chính tả và cách viết các dấu chấm câu.
F.Nguyễn Khánh Nồng: Để viết đúng Tiếng Việt, Nxb trẻ 2006
Quyển này đề cập đến các vấn đề chính tả, từ và câu.Trong đó tác giả giành 1chương viết về
chính tả, sữa lỗi chính tả thông qua đó đưa ra một số bài tập thực hành.
G.Đại Nam quốc âm tự của Huỳnh Tịnh Của 1912
H.Từ điển chính tả đối chiếu Viêt Nam, Nguyễn Duyên niên. Thanh Sơn phát hành, Hà
Nội, 1953.

I.Muốn đúng chính tả, Nguyễn Lân- NXB Nguyễn Du, Hà Nội,1956.
K.Việt ngữ chính tả , Nguyễn Châu, Qui Nhơn-1958
L.Chính tả Tiếng Việt, Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng và trung tâm từ điển học 2001
M.Việt Ngữ chính tả tự vị, Lê Ngọc Trụ, Thanh tân, Sài Gòn1959; Khai Trí, Sài
Gòn,1972. Những tài liệu này đã góp phần vào việc trình bày những qui định chính tả làm cơ
sở cho đề tài, định hướng tôi đưa ra một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
+ Điều tra lỗi chính tả của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Trường TH_THCS Gáo Giồng.
+ Thống kê các lỗi mà học sinh thường mắc phải, tính ra tỉ số phần trăm.
+ Tìm hiểu nguyên nhân viết sai lỗi chính tả của học sinh.
+ Nêu những suy nghĩ riêng của bản thân và đề ra những biện pháp sửa chữa khắc phục lỗi
chính tả của học sinh. Từ đó giúp cho các em viết đúng chính tả tạo điều kiện cho các em có kĩ
năng đọc tốt, viết nhanh, đẹp, đúng. Đồng thời góp phần cho các em học tốt môn tiếng việt và
các môn học khác.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:

5


Học sinh Tiểu học còn mắc nhiều lỗi chính tả do các nguyên nhân khác nhau, điều này
dẫn đến kết quả học tập và kĩ năng viết của các em còn bị hạn chế. Do đó nếu đề tài xác định
được những lỗi chính tả phổ biến mà học sinh Tiểu học thường mắc và đề xuất được một hệ
thống bài tập chữa lỗi hợp lí thì sẽ góp phần giúp giáo viên lựa chọn được bài tập chữa lỗi phù
hợp cho học sinh lớp mình nhằm khắc phục dần lỗi chính tả của học sinh nâng cao hiệu quả
học tập Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học.
6. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
6.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh Tiểu học lứa tuổi 10 đến 11 tuổi.
6.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Với đề tài “Lỗi chính tả của học sinh lớp 5. nguyên nhân và biện pháp khắc

phục”. Đây là một vấn đề tương đối rộng nó bao gồm tất cả các học sinh ở các trường Tiểu
học, song với bản thân là một giáo viên mới do trình độ chưa thể làm được công trình nghiên
cứu giáo dục rộng lớn đựợc. Nên ở đề tài này tôi chỉ nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân sai lỗi
chính tả của học sinh và tìm ra biện pháp khắc phục trong phạm vi hẹp. Cụ thể là học sinh lớp
5 – Trường TH-THCS Gáo Giồng – Huyện Cao Lãnh. Đây là ngôi trường tôi đang dạy nên có
điều kiện thuận lợi cho việc điều tra và thống kê số liệu cụ thể chính xác.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
7.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT:
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài và nghiên cứu Sách Giáo Khoa để xác định cơ
sở lý luận cho đề tài.
7.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN:
7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm:
Dự giờ lớp nghiên cứu nhằm quan sát cách thức tổ chức lớp, cách vận dụng các phương
pháp dạy học của giáo viên trong giờ chính tả.
7.2.2 Phương pháp khảo sát điều tra:
Điều tra lỗi chính tả của học sinh lớp 5 qua khảo sát bài viết chính tả, lập phiếu bài tập
chính tả cho học sinh để có số liệu cụ thể làm căn cứ cho những nhận xét.
7.2.3 Phương pháp điều tra giáo dục:

6


Lập phiếu phỏng vấn dành cho giáo viên lớp 5 và học sinh lớp 5 ở Trường TH-THCS Gáo
Giồng để nắm được tình hình viết sai chính tả của học sinh, nguyên nhân viết sai chính tả và
một số biện pháp dạy học mà giáo viên áp dụng trong việc khắc phục lỗi. Bên cạnh đó nắm
được cơ bản những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải trong quá trình dạy và học
phân môn chính tả.
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Nghiên cứu bài viết chính tả, tập làm văn của học sinh để biết được những lỗi
chính tả nào các em thường mắc phải. Từ đó, tìm ra đúng nguyên nhân và đưa ra biện pháp

khắc phục phù hợp.
7.2.5 Phương pháp thống kê:
Lập bảng thống kê về số lượng và tỉ lệ phần trăm học sinh viết sai lỗi chính tả.
7.2.6 Phương pháp so sánh đối chiếu:
Dựa trên các bảng thống kê, so sánh đối chiếu về khả năng viết chính tả của học sinh các
lớp nghiên cứu với nhau.

7


PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC CHÍNH TẢ
1.1 CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC
1.1.1 Hoạt động giao tiếp bằng chữ viết, quan hệ giữa ngữ âm – chữ viết và sự ảnh hưởng
của phát âm đối với việc hình thành lỗi chính tả của học sinh:
Trong đời sống hằng ngày, con người luôn có nhu cầu trao đổi về tình cảm ý kiến với
nhau. Và khi có ít nhất hai người thực hiện các hoạt động trao đổi nói trên với nhau thì giữa họ
diễn ra một hoạt động giao tiếp.
Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học chữ viết Tiếng Việt là kí hiệu ghi laị âm thanh Tiếng Việt
bằng đường nét và hình dáng nhiều học giả quan niệm bằng đọc như thế nào thì viết như thế
ấy. Một người cũng giống như một học sinh, khi viết muốn viết đúng thì trải qua thao tác của
tư duy xác định cách viết đúng bằng cách tiếp nhận một cách chính xác âm thanh của lời nói.
Xét về góc độ ngôn ngữ học sinh Tiểu học cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lối phát âm của địa
phương dẫn đến các em mắc lỗi chính tả đặc trưng ngoài những lỗi chung mà mọi học sinh ở
vùng miền khác trong cả nước có thể mắc lỗi đây có thể là vấn đề cần giải quyết.
1.1.2. Vai trò quan trọng của việc viết đúng chính tả đối với hiệu quả giao tiếp bằng chữ viết
bằng học sinh Tiểu học:
Ai cũng dễ dàng nhận thấy rằng một văn bản viết đúng chúng ta có thể hiểu ngay toàn bộ
văn bản hay chí ít cũng hiểu được tác giả của văn bản viết cái gì? Ngược lại với một văn bản
có quá nhiều lỗi về chữ viết người đọc không chỉ cảm thấy khó chịu mà nhiều khi còn không

hiểu được nội dung văn bản không hiểu người viết định nói gì. Đối với học sinh Tiểu học chữ
viết vừa là công cụ giao tiếp vừa là đối tượng các em phải chiếm lĩnh. Nghĩa là học sinh Tiểu
học không chỉ sử dụng chữ viết để thực hiện hoạt động giao tiếp như người lớn mà các em phải
được học tập để mắm vững về chữ viết, qui tắc viết để tránh viết sai làm cho người khác không
hiểu mình viết gì nói gì.
Do kiến thức của các em còn hạn chế cả về việc hiểu nội dung từ ngữ nắm vững hình
thức chữ viết trong tương ứng của mỗi từ xét theo mối quan hệ ngữ âm và ngữ nghĩa nên trong
nhiều trường hợp học sinh đã hình thành xong các văn bản giao tiếp nhưng các văn bản này
vẫn chưa hoàn thiện. Các em còn mắc nhiều lỗi về hình thức viết đặc biệt là lỗi chính tả. Do đó
cần phải đặc biệt quan tâm về việc dạy học sinh viết đúng chính tả nhất là dạy chính tả phương
8


ngữ ngay từ các lớp đầu cấp Tiểu học. Tuy nhiên vịêc dạy cho học sinh viết đúng chính tả
Tiếng việt không phải là điều đơn giản. Bởi vì trước khi đến trường học các em đã thường
xuyên tiếp xúc với cách nói, cách viết mang đậm tính thổ ngữ của những người xung quanh và
thậm chí ngay cả khi đến trường Tiểu học do ảnh hưởng của lịch sử đào tạo nhiều thầy cô giáo
ở Tiểu học cũng vẫn phát âm và viết không đúng chuẩn chữ viết trong khi dạy học nên càng
tạo ra không khí mơ hồ không giúp cho các em phân biệt được đâu là cái được coi là chuẩn đâu
là sự lệch chuẩn. Đây là một trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng học sinh
còn mắc nhiều lỗi chính tả trong bài viết. Do đó cần phải có sự điều tra cơ bản để từ đó xác
định được những lỗi chính tả của học sinh
1.2. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC:
1.2.1.Đặc điểm về tri giác, về trí nhớ và hoạt động nhận thức của học sinh Tiểu học trong
dạy học chính tả:
Các nhà tâm lí học cho rằng, quá trình nhận thức của con người là do bản chất của cấu
trúc trí tuệ thay đổi trong quá trình phát triển. Trước 6 đến 7 tuổi trẻ em có tính tự kỉ, nên
không nhận thức được khác biệt giữa chủ quan và khách quan, do đó trẻ em nhận thức được về
mọi sự vật hiện tượng sinh ra đều do con người hay một đấng thiêng liêng nào đó. Trẻ em chưa
quan niệm được sự vật này là nguyên nhân hay hậu quả của sự vật khác. Nhưng 6- 7 tuổi trẻ

em bắt đầu thoát ra khỏi ảnh hưởng của tính tự kỉ dể chuyển sang giai đoạn hình thành những
thao tác tư duy cụ thể. Nhưng đến 10-11 tuổi trẻ em mới có thể nhận thức được một cách đầy
đủ về thế giới vật chất với các cấu tạo rõ nét với những đồ vật cố định , những mối tương quan
nhất định với những thuộc tính khác nhau, những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình học tập của các em trong đó có việc học chính tả.
Giai đoạn 6 - 9 tuổi tri giác cuả học sinh còn mang tính chất đại thể ít đi sâu vào chi tiết
và mang tính không chủ động. Tri giác của các em thường gắn với hành động. Vì vậy trong
dạy chính tả người giáo viên có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng tri giác của học
sinh. Nếu tri giác chữ viết tốt học sinh sẽ nhanh chóng ghi nhớ được hình thức chữ viết đúng
của một từ do đó tạo được mối liên hệ giữa ngữ âm và chữ víết để hình thành chữ viết đúng .
Đó cũng là cơ sở để giáo viên dạy cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo, để viết đúng và hướng dẫn
các em xem xét nắm bắt được một số bản chất của các hiện tượng chính tả để hình thành ý thức

9


viết đúng chính tả. Đến giai đoạn 10-11 tuổi thì tâm lí nhận thức của trẻ đã có những chuyển
biến căn bản. Trẻ đã có thể tri giác bằng lối tư duy phân tích..
1.2.2. Ảnh hưởng của tâm lí nhận thức đối với việc hình thành lỗi chính tả cho học sinh:
Chính từ những đặc điểm về sự phát triển nhận thức của trẻ mà lí luận dạy học hiện đại rất
quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò chủ động tích cực học
tập của học sinh. Theo quan điểm này dạy học không phải chỉ là nhiệm vụ của thầy cô giáo
truyền đạt những gì mình hiểu biết đến với học sinh mà cái chính là học sinh phải được chủ
động tích cực tìm tòi , khám phá nhận thức các tri thức và kĩ năng cần thiết. Do đó cách dạy
của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, do sách giáo khoa biên soạn chung cho cả nước nên đã quán xuyến hết được
mọi lỗi chính tả của học sinh do ảnh hưởng của lối phát âm địa phương.
1.3 YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH TẢ:
*. Nội dung, yêu cầu và chuẩn chính tả của chương trình Tiếng Việt hiện hành.
Với tư cách là một khoa học, phương pháp dạy học Tiếng Việt được xem là một bộ phận của

Khoa học Giáo dục, là một hệ thống lí thuyết dạy học Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và
với tư cách là ngôn ngữ thứ hai. Cũng như nhiều ngành khoa học khác, phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học là một khoa học trước hết vì nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể.
Đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt chính là hoạt động dạy và học Tiếng Việt ở
nhà trường bao gồm: nội dung dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học tập của
học sinh.
Nội dung dạy học Tiếng Việt là những tri thức về hệ thống Tiếng Việt mà giáo viên
truyền tải đến học sinh. Thông qua đó mà hình thành ở học sinh những kĩ năng về sử dụng
Tiếng Việt theo chương trình Tiểu học 2006: nội dung dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học coi trọng
việc dạy tri thức Tiếng Việt gắn với việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt giúp học
sinh nhận diện, phát hiện, hoàn thiện các tri thức Tiếng Việt góp phần ý thức hoá kĩ năng sử
dụng Tiếng Việt.
Dạy học chính tả trong nhà trường Tiểu học là một bộ phận của phuơng pháp dạy học
Tiếng Việt do đó hoạt động học của học sinh gắn với những đặc thù riêng của nó. Nếu như nội
dung dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học được thể hiện cụ thể hoá trong chương trình ở hai mảng

10


kiến thức và kĩ năng thì nội dung dạy học chính tả chính là sự cụ thể hoá của hai mảng kiến
thức ấy ở từng lớp.
Theo chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học năm 2006, nội dung dạy học chính tả
ớ các lớp Tiểu học được thể hiện qua hai mảng kiến thức ngữ âm và chữ viết. Nội dung chương
trình dạy học chính tả được cụ thể hoá bằng hệ thống bài học chính tả biên soạn theo từng tiết
học trong sách Tiếng Việt lớp 2,3,4,5. Hệ thống bài tập cũng được phân ra có bài tập bắt buộc
và có bài tập lựa chọn. Dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung cũng như dạy chính tả nói
riêng đều phải nhằm mục tiêu và đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà chương trình đặt ra.
Đây là hoạt động Giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Cũng theo chương trình
Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học 2006, chuẩn kĩ năng viết chính tả của các lớp 2,3,4,5 được
xác định như sau:

Lớp 2:
- Viết đúng các chữ mở đầu bằng c/k, g/gh, ng/ngh; viết được một số chữ ghi tiếng có vần
khó (uynh, uơ, uyu, oay, oăm,..)
-Viết đúng một số cặp từ dễ lẫn âm đầu (l/n, s/x, d/gi/r,…), vần (an/ang, at/ac, iu/iêu,
ưu/ươu,…), thanh (?/~, ~/. , …) do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Biết viết hoa chữ cái mở đầu câu, viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
- Nhìn-viết, nghe-viết bài chính tả có độ dài khoảng 50 chữ/15 phút, trình bài sạch sẽ đúng
qui định, mắc không quá 5 lỗi.
Lớp 3:
- Nghe-viết, nhớ-viết bài chính tả có độ dài khoảng 60-70 chữ/ 15 phút, không mắc quá năm
lỗi, trình bày đúng qui định, bài viết sạch.
- Viết đúng tên riêng Việt Nam và một số tên riêng nước ngoài.
- Biết phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết.
Lớp 4:
- Viết được bài chính tả nghe-viết, nhớ-viết có độ dài khoảng 80-90 chữ/ 15 phút không mắc
quá 5 lỗi/ bài, trình bày đúng qui định, bài viết sạch.
- Viết đúng một số từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Biết viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Biết tự sửa lỗi chính tả trong các bài viết.
11


Lớp 5:
- Viết được bài chính tả nghe-viết, nhớ-viết có độ dài khoảng 100 chữ/ 15 phút, không mắc quá
5 lỗi.
- Viết đúng một số từ ngữ cần phân biệt phụ âm đầu, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng
của cách phát âm địa phương.
- Biết tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, lập sổ tay chính tả.
Như vậy, dạy học chính tả ở các lớp Tiểu học hiện hành nếu chưa đạt được chuẩn tối
thiểu trên thì chưa đạt về chất lượng chính tả.

1.4. QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ:
Để thống nhất cách viết trong nhà trường, ngày 5 tháng 3 năm 1984 Bộ Giáo dục đã qui
định: Chính tả Tiếng Việt cần được chuẩn hóa và thống nhất theo nguyên tắc sau: Đối với
những từ Tiếng Việt mà hiện nay chuẩn chính tả chưa rõ, có thể dùng tiêu chí thói quen phát
âm của đa số người trong xã hội, mặc dù thói quen này khác từ nguyên (gốc Việt hay gốc
Hán). Hoặc là dùng tiêu chí từ nguyên khi tiêu chí phát âm chưa làm rõ một hình thức phát âm
ổn định.
Khi chuẩn chính tả đã được xác định phải nghiêm túc tuân theo. Tuy việc chuẩn hoá và
thống nhất phát âm chưa đạt thành yêu cầu cao nhưng cũng nên dựa vào chuẩn chính tả mà
phát âm. Ở trường hợp chưa xác định được chuẩn chính tả thì nên chấp nhận biến thể. Đối với
tên riêng không phải Tiếng Việt thì nguyên tắc chung là: Về chính tả cần tôn trọng nguyên
hình theo chữ viết Latinh trong nguyên ngữ. Về phát âm, phải hướng dẫn để dần dần có được
cách phát âm thích hợp, thống nhất.
Qui định về thuật ngữ Tiếng Việt ra hai nguyên tắc chung: Đó là coi trọng các tiêu chí về
tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng và dùng một hình thức đã thành quen thuộc trong
phạm vi quốc tế đối với những thuật ngữ đã dùng phổ biến trong các tiếng nước ngoài. Chủ
tịch Phạm Văn Đồng đã từng phát biểu tại hội nghị: “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt về
mặt từ ngữ” được tổ chức tại Hà Nội (26/10/1979) ông cho rằng giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt và chuẩn hoá nó là để phục vụ cho sự phát triển của tư duy, sự phát triển của trí tuệ
con người Việt Nam, sự phát triển của sự nghiệp XHCN của chúng ta.
Trong sự nghiệp giáo dục, ngôn ngữ là công cụ để chuyển tải có hiệu lực nhất kho tàng
văn hoá của loài người đến người học, nên yêu cầu chuẩn mực rất cao bởi nó ảnh hưởng rộng
12


rãi trong xã hội. Nhà trường càng có vai trò và vị trí quan trọng. Nghị quyết số 14 ngày
11/01/1979 của Bộ chính trị về cải cách Giáo dục nhấn mạnh:“chúng ta không thể bằng với
những biện pháp cải tiến thông thường mà phải tiến hành một cuộc cải cách Giáo dục sâu sắc
trong cả nước”.Từ yêu cầu đó, nhà trường cần khắc phục tình trạng không thống nhất về chính
tả và thuật ngữ. Vì vậy, vấn đề chuẩn hoá chính tả và thuật ngữ áp dụng trong sách giáo khoa

và nhà trường là hết sức cấp thiết. Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa
ra ngày 10 /3 / 2003. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định nêu lên cách viết tên riêng
Việt Nam gồm: tên người, tên địa lí, tên dân tộc đều thống nhất viết hoa chữ cái ở đầu mỗi từ.
Cũng quan tâm đến vấn đề chính tả Tiếng Việt, bài viết “Suy nghĩ về chính tả Tiếng Việt
từ kinh nghiệm lịch sử chính tả Tiếng Đức” của Tiến sĩ Vũ Kim Bảng viện ngôn ngữ học đã
khẳng định: chức năng của chính tả trong đời sống xã hội, làm cho sự giao tiếp dưới hình thức
viết không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Trong thời kì hội nhập về mọi lĩnh vực, ông
cho rằng vấn đề về phạm vi chính tả Tiếng Việt cần được xã hội quan tâm và giải quyết cấp
bách. Và qua đó tác giả đã nêu ra một số kinh nghiệm thiết thực từ lịch sử chính tả Tiếng Đức.

13


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH
LỚP 5
1.1. THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG
* Về phía nhà trường: Trường TH-THCS Gáo Giồng là một ngôi trường do Phòng Giáo dục –
Đào tạo huyện Cao Lãnh quản lí. Trường có một điểm chính và một điểm phụ. Trường có 15
lớp, có 5 khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5 và khối THCS. Có 368 học sinh của hai cấp học.
* Về cơ sở vật chất: Nhà trường có đầy đủ bàn ghế và dụng cụ cần thiết phục vụ cho công việc
dạy và học, có đủ sân chơi, bãi tập. Một phòng thư viện. Bên ngoài trường có cây xanh và các
loại cây kiểng. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có 25 cán bộ công nhân viên, có giáo viên đạt
danh hiệu giáo viên giỏi vòng huyện. Đa số giáo viên nắm được mục tiêu truyền thụ tri thức
cho học sinh, phối hợp các phương pháp phù hợp, và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học.
Đây là đội ngũ giáo viên vững mạnh, là những giáo viên đứng lớp mẫu mực, biết tiếp thu ý
kiến của đồng nghiệp. Về mặt hạn chế, đối với thiết bị, dụng cụ dạy học hiện đại thì trường còn
thiếu.
* Về học sinh: các em rất hiếu động, đa số các em học tập tốt, còn một số em lơ đễnh trong
khi học.


1.2. THỰC TRẠNG CỦA LỚP
Hai Lớp 5/1 và 5/2 có tổng số 47 học sinh. Phần lớn cha mẹ các em làm ruộng, làm thuê nên
các em ít được quan tâm. Giáo viên chủ nhiệm của lớp là giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, quan
tâm HS và có đầy đủ kinh nghiệm giảng dạy truyền đạt tri thức cho học sinh một cách có hệ
thống.
1.3 HÌNH THỨC ĐIỀU TRA:
1.3.1 Điều tra qua dự giờ.
1.3.2 Điều tra qua phiếu phỏng vấn giáo viên.
1.3.3 Điều tra qua phiếu bài tâp.
1.3.4 Điều tra qua chấm bài viết chính tả .
1.3.5 Điều tra qua phiếu phỏng vấn học sinh.
1.3.6 Điều tra qua kiểm tra tập chính tả của học sinh.
1.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA:
14


1.4.1. Điều tra qua dự giờ:
Do thời gian có hạn nên tôi chỉ dự giờ 2 tiết chính tả ở lớp 5/1 và trực tiếp dạy ở lớp 5/2.
Qua quá trình điều tra tôi rút ra nhận xét như sau:
* Ưu điểm :
Về nội dung: Thầy cô đã truyền đạt đầy đủ nội dung bài học đáp ứng được mục tiêu bài
dạy.
Về đồ dùng dạy học: Trong tiết dạy giáo viên đã sử dụng đồ dùng dạy học rất chu đáo
như tranh ảnh có liên quan đến bài học, bảng phụ…
Về phương pháp dạy học: GV các lớp đã vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy trong
giờ chính tả như:
+ Phương pháp trực quan: GV dùng để giới thiệu bài.
+

Phương pháp thảo luận nhóm: GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm khi làm bài tập


chính tả khó, cần tư duy của nhiều em.
+ Phương pháp hỏi đáp: dùng một số câu hỏi nhằm giúp học sinh nắm được nội dung bài viết.
+ Phương pháp trò chơi học tập: để lớp học sinh động, phát huy tinh thần tập thể, GV có tổ
chức cho các nhóm hay cá nhân thi đua với nhau khi làm một số bài tập chính tả.
Về hình thức tổ chức: GV cũng đã sử dụng nhiều hình thức học tập trong khi dạy chính tả
như: dạy học các nhân, dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp.
Về phía học sinh: HS tích cực phát biểu, lớp học sinh động.
* Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm trên, giờ học có mắc phải một số khuyết điểm sau:
- Về phía giáo viên: một số giáo viên đọc còn nhanh, phát âm chưa rõ ràng, hướng dẫn bài tập
còn đơn điệu, nhận xét lỗi và chữa lỗi chưa sâu.
- Về phía học sinh: Phát âm chưa chuẩn, còn một số em lơ là trong tiết học.
1.4.2 Điều tra qua phiếu phỏng vấn giáo viên:
Kết quả thu được qua phiếu như sau:
Câu 1: Theo thầy (cô), học sinh thường mắc phải những lỗi chính tả nào?
Giáo viên
Lỗi sai
Ch / tr
ăt / ăc
an / ang

Giáo viên 1

Giáo viên 2

x
x
15



v / d / gi
s/x
x
a(o) / a(u)
x
ăm / âm
x
en / ien
x
ong / ông
r/g
ươn / ương
x
dấu hỏi / dấu ngã
x
em / êm
im / iêm
x
un / uôn
x
Các lỗi khác
* Nhận xét: Qua bảng thống kê ta thấy học sinh lớp 5 ở trường thường viết sai: ch/tr;
ăt/ăc; s/x; a(o)/ a(u); ăm/âm; dấu hỏi/ dấu ngã; en/ien; ươn/ương; im/êm; un/uôn. Lỗi
này là do các em quen với cách phát âm ở địa phương. Ngoài ra học sinh còn viết sai ở
chổ không viết hoa khi chấm xuống dòng, sai phụ âm cưối n/ng.
Câu 2: Theo thầy (cô), nguyên nhân nào khiến học sinh viết sai chính tả?
Từ ý kiến của các giáo viên, tôi nhận thấy học sinh lớp 5 ở trường viết sai chính tả là do
các em không hiểu nghĩa của từ, không nắm được quy tắc chính tả, cấu tạo từ, học sinh chưa có
ý thức viết đúng chính tả, học sinh phát âm sai, viết ẩu. Trong số các vấn đề trên, học sinh phát
âm sai và không hiểu nghĩa của từ là nguyên nhân chủ yếu.

Câu 3: Thầy (cô) thường làm gì để dạy học sinh viết các từ khó viết trong bài chính tả?
Từ các ý kiến thu được, tôi thấy các giáo viên rất quan tâm đến khâu viết từ khó trước khi
viết chính tả theo các cách riêng. Sau khi tổng kết các ý kiến. Hai giáo viên có 2 cách hướng
dẫn cho học sinh viết từ khó viết trong bài chính tả
*

GV 1:

-

Cách 1: Đọc cho học sinh viết bảng con sửa chữa

-

Cách2: Giáo viên đọc từ khó cho học sinh viết bảng con nhiều lần

Bên cạnh đó, giáo viên 2 cũng đưa ra 2 cách khác để hướng dẫn học sinh viết từ khó:
-

Cách 1: Ghi từ khó / hướng dẫn phát âm/ giải nghĩa từ/ phân tích cấu tạo chữ/ viết bảng

con.
-

Cách 2: Học sinh phát hiện từ khó/ giáo viên viết lên bảng/ giải thích cách viết.
16


Trong hướng dẫn viết từ khó, hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo từ, sửa chữa phát âm,
giải nghĩa, viết vào bảng con là những khâu quan trọng. Vì nếu làm tốt ở phần này sẽ giúp học

sinh nắm vững nghĩa của từ và hạn chế viết sai lỗi chính tả do không hiểu nghĩa của từ. Ở
phần này vẫn còn giáo viên chưa quan tâm nhiều mà chỉ cho học sinh nêu và viết bảng con từ
khó.
Câu 4: Thầy( cô) thường dùng cách nào để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa lỗi chính tả?
Đa số các thầy cô cho học sinh trao đổi vở để soát lỗi. Như thế sẽ giúp học sinh có ý thức
nhận biết lỗi và sửa chữa cho đúng chính tả, từ đó sẽ giúp học sinh hạn chế viết sai chính tả. do
trong quá trình kiểm tra bài của bạn, các em sẽ nhận lỗi mình viết sai và sẽ lưu ý viết đúng ở
lần sau. Đồng thời sẽ giúp cho học sinh có thói quen làm việc độc lập, công bằng và có tính
trung thực cao rèn luyện cho mình khả năng tự đánh giá.
Câu 5: Thầy( cô) đã dùng những biện pháp nào để khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp
mình?
Với câu hỏi này, thầy cô đã đưa ra nhiều cách để khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp
mình, hầu hết đều giảng lại nghĩa của từ, đọc cho đúng, yêu cầu học sinh viết lại nhiều lần.
Đồng thời giảng lại qui tắc viết , tổ chức cho học sinh và giáo viên thi đua viết đúng viết đẹp.
Những biện pháp trên đều mang đến hiệu quả cao trong việc khắc phục lỗi chính tả của học
sinh.
Câu 6: Theo thầy ( cô) hệ thống bài tập chính tả (cả bắt buộc và lựa chọn) trong sách Tiếng
Việt 5 hiện nay đang ở tình trạng nào?
Giáo viên 1 cho rằng: Chưa bao quát hết các hịên tượng chính tả đặc trưng ở các vùng
phương ngữ hẹp và còn chưa phù hợp với địa phương khó lựa chọn.
Giáo viên 2 cho rằng: Đã bao quát hết các dạng lỗi cuả học sinh.
Do ảnh hưởng theo lối phát âm địa phương nên học sinh của mỗi lớp sai lỗi rất khác nhau.
Câu 7: Điều gì thầy cô quan tâm nhất trong giờ chính tả ? vì sao?
Đây là một câu hỏi mà giáo viên nào cũng quan tâm và đưa ra rất nhiều ý kiến:
Một số học sinh chưa quan tâm đến việc viêt đúng chính tả, học sinh chưa cố gắng sửa
sai chính tả thường mắc phải, chưa chú ý việc giáo viên giảng qui tắc chinh tả chưa có thói
quen viết sai, từ những lớp dưới do phát âm theo phương ngữ (địa phương). Ví dụ: cá rô – cá
gô; cây tre – cây tre…
17



Nhìn chung, các thầy cô quan tâm nhiều đến việc làm thế nào để giúp các em phát âm
đúng, nắm vững nghĩa của từ và các quy tắc, mẹo luật chính tả. Để hạn chế tình trạng viết sai,
thầy cô còn quan tâm đến việc phát âm thế nào để học sinh có thể nghe rõ từ giáo viên đọc,
thường xuyên theo dõi, phát hiện học sinh yếu để khắc phục và giúp đỡ các em kịp thời. Song
song đó, cần phân biệt, giải nghĩa từ cho học sinh nắm, đặc biêt là những từ địa phương, vì đây
là những từ các em thường viết sai nhất (phát âm sai dẫn đến viết sai).
1.4.3. Điều tra qua phiếu bài tập:
Tôi đã tiến hành khảo sát 2 lớp: 5/1 (34 HS) và 5/1(13 HS). Kết quả thu nhận được từ phiếu bài
tập như sau:
Câu 1: Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào các từ in đậm
Thăm thăm

ngân ngơ

mệt moi

Săn sàng

vắng ve

buồn ba

Thu thi

lưng lơ

long leo

Lớp


Số HS làm sai

Tỉ lệ (%)

5/1

21/34

61,7 %

5/2

5/13

38,46 %

Bảng thống kê 10
Nhìn vào bảng trên, HS viết sai thanh hỏi/ thanh ngã là rất cao. Học sinh lớp 5/1 chọn sai
61,7%. Nguyên nhân làm sai là do các em không hiểu nghĩa của từ, chưa nắm quy tắc chính tả
(luật trầm bổng), các em phát âm sai (do ảnh hưởng cách phát âm địa phương).
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả
1/ a. hướng dẫn b. hướng dẩn

c. hướn dẩn

d. hướn dẫn

2/ a. chải chuốc b. chải chuốt


c. trải chuốc

d. trải chuốt

3/ a. kiu căn

b. kiêu căng

c. kiu căng

d. kiêu căn

4/ a. sửa xe

b. sửa se

c. xửa xe

d. xửa se

Lớp

Số HS làm sai

Tỉ lệ (%)

5/1

19/34


55,9 %

5/2

6/13

46,1 %

Bảng thống kê 11
18


Ở bài tập này HS chọn sai với tỉ lệ tương đối cao. Đa số là các em chọn sai phụ âm đầu: s/x,
ch/tr; phụ âm cuối: c/t. Tuy nhiên, tỉ lệ chọn sai ở lớp 5/1 cao hơn 5/2 là 9,8%. Cùng một địa
phương, học cùng một trường nhưng trình độ các em lại chênh lệch nhau, khác nhau là do ý
thức học tập của mỗi học sinh trong lớp, các em chưa phát âm chuẩn và chưa hiểu được nghĩa
của từ. Điều này chứng tỏ rằng tiếng địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm và viết
đúng chính tả của học sinh. Như chúng ta biết người Nam Bộ thường phát âm không phân biệt
được phụ âm cuối: a(o)/ a(u); c/t và âm đầu: s/x;, ch/tr vì thế các em làm sai là điều tất nhiên.
Câu 3: Tìm tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ
dưới đây:
- …..người như một.
- Chậm như….
- Ngang như…..
- Cày sâu…..bẫm.
Lớp

Số HS làm sai

Tỉ lệ (%)


5/1

10/34

29,4 %

5/2

3/13

23,1 %

Bảng thống kê 12
Qua bảng thống kê số liệu cho thấy tỉ lệ phần trăm các em chọn sai so với hai câu trên thì
không cao lắm. Tuy nhiên, HS vẫn còn sai điều này chứng tỏ rằng ý thức học tập của học sinh
2 lớp chưa cao.
Câu 4: Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống dưới đây:
Chân trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nh…
Mải mê đuổi một con d…
Củ khoai nướng để cả ch…thành tro.
Theo ĐỒNG ĐỨC BỐN
Câu 5: Tìm các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau:
1
2
3

an - at
ôn - ôt

un - ut
19

ang - ac
ông - ôc
ung - uc


Ở hai câu 4 và 5, đa số HS đều làm đúng, vì dạng bài tập này HS rất quen thuộc, HS cho
biết 2 câu trên không khó với các em nguyên nhân là do các em thích dạng bài tập này, các em
tập trung học và nhớ rất dai.
Câu 6: Tìm các tiếng bắt đầu bằng “r”, “d”, “gi” có nghĩa như sau:
-

Người phụ nữ làm nghề dạy học :………….

-

Trái nghĩa với khó:…………..

-

Dãy phân cách khu vực này với khu vực khác:………………
Lớp
Sai
Tỉ lệ phần trăm
Đúng
5/1
19/34
55,9%

15/34
5/2
6/13
46,1%
7/13
Câu 7: Tìm các từ có chứa “iên”hoặc “iêng” có nghĩa như sau:

Tỉ lệ phần trăm
44,1%
53,9%

- Máy truyền tiếng nói từ nơi này sang nơi khác:…………….
- Làm một vật nát vụng bằng cách nén mạnh và sát nhiều lần:………………
-Nâng và chuyển một vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại :…………..
Lớp
Sai
5/1
18/34
5/2
5/13
Câu 8 : Đón xem chữ gì?

Tỉ lệ phần trăm
52,9%
38,4%

Đúng
16/34
8/13


Tỉ lệ phần trăm
47,1%
61,6%

a. Để nguyên lấp lánh trên trời
Bớt đầu thành chỗ cá bơi hằng ngày
………………………………………
b. Để nguyên- vằng vặc ngày đêm
Thêm sắc- màu phấn cùng em tới trường
………………………………………
Lớp
Sai
Tỉ lệ phần trăm
Đúng
Tỉ lệ phần trăm
5/1
21/34
58,8%
13/34
41,2%
5/2
5/13
38,6%
8/13
61,4%
* Nhận xét: Ở phần bài tập này, học sinh điền đúng nhiều ở lớp 5/2, HS lớp 5/1 làm sai con
nhiều nguyên nhân do các em không hiểu câu hỏi. Một phần, do vốn từ vựng của các em chưa
đủ, ý thức học tập chưa cao dẫn đến tỉ lệ phần trăm học sinh làm sai cao hơn tỉ lệ phần trăm
học sinh làm đúng . Tỉ lệ sai tập trung nhiều vào lớp 5/1. Điều này cho thấy ý thức học tập của


20


học sinh mỗi lớp rất khác nhau. Chứng tỏ rằng giáo viên mỗi lớp có cách hướng dẫn cho học
sinh khác nhau tuỳ theo trình độ nhận thức cũng như phương tiện dạy học của từng lớp.
1.4.4. Điều tra qua chấm bài viết chính tả:
CHIM HỌA MI HÓT
“ Chiều nào cũng vậy con chim họa mi ấy, không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi
tầm xuân ở vườn nhà tôi mà bay đến.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồi rong ruổi bay đi chơi trong khắp mây
gió, uống bao nhiên nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có
khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi, giữa tỉnh
mịch tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.”
Theo Ngọc Giao
Qua chấm bài viết chính tả của học sinh tôi thấy lớp 5/2 các em viêt sai lỗi là rất ít. Có lẽ
vì các bài viết chính tả đều có trong chương trình học nên các em có điều kiện đọc, luyện viêt ở
nhà, đến lớp được giáo viên hướng dẫn viết từ khó. Tuy nhiên các em lớp 5/1 víêt sai lỗi tương
đối nhiều. Sai một số âm như: uôi/ui( buội/ bụi, ruổi/rủi)), x/s( xế/sế, sương/xương),
gi/d(giao/dao), thanh hỏi/ thanh/ngã(tĩnh/tỉnh,rũ/rủ), an/ang(vang/van), ong/ông(rong/rông),
ich/it(mịch/mịt), ăm/âm(tầm/tằm), uông/uôn(uống/uốn), viết thiếu nét, bỏ dấu sai, Điều này
làm cho một số em có ý thức học tập chưa cao. Các em ít tập viết chính tả trước ở nhà.Do các
em không hiểu nghĩa của từ, đồng thời do ảnh hưởng của cách phát âm theo lối điạ phương.
Dẫn đến hậu quả là các em viết sai chính tả tương đối nhiều. Điều này đòi hỏi cán bộ giáo viên
cần phải quan tâm động viên khuyến khích các em năng tập viết chính tả ở nhà, góp phần nâng
cao vốn kiến thức về chính tả.
1.4.5 Điều tra qua phiếu phỏng vấn học sinh:
Em hãy đánh dấu x vào ô mà mình cho là đúng.
Câu 1: Em có thích học môn chính tả không?
Ý kiến học sinh



Số lượng học sinh
25/47

Tỉ lệ %
53,2%

Không

7/47

14,9%

Thỉnh thoảng

15/47

31.9%

21


=> Dựa vào số học sinh cũng như tỉ lệ % cho ta thấy số học sinh thích học chính tả tương đối
nhiều. Điều này cũng thể hiện phần nào tính tích cực cũng như sự say mê hứng thú đối với
phân môn chính tả.
Câu 2. Em thường viết sai:
Ý kiến học sinh
Tr/ch

Số lượng học sinh

7/47

Tỉ lệ %
14,9%

a(o)/a(u)

2/47

4,2%

ăc/ăt

6/47

12.7%

l/n

2/47

4,2%

dấu hỏi/ dấu ngã

12/47

25,5%

Cấc lỗi khác

18/47
38.5%
=> Dựa vào bảng số liệu cho thấy học sinh thường viết sai về tr/ch; ăc/ăt; thanh hoi/ thanh ngã
là chủ yếu, bên cạnh những lỗi sai nêu trên học sinh còn viết sai phụ âm đầu s/x, âm chính ô/ơ,
iê/I, i/y. học sinh còn lẫn lộn giữa thanh huyền và thanh sắc.thường viết sai âm cuối c/t, n/ng,
tên riêng, tên địa lí, chấm xuống dòng không viết hoa.
Câu 3. Em viết chính tả thường được mấy điểm?
Ý kiến học sinh
9 - 10

Số lượng học sinh
19/47

Tỉ lệ %

7–8

18/47

38,3%

5 –6

6/47

12,7%

3–4

4/47


8,5%

1-2

0/47

0%

40,5%

=> Theo số liệu thống kê thang điểm 9 – 10 học sinh đạt được nhiều nhất cho thấy khả năng
học chính tả của học sinh nói chung là khá tốt. Với ý thức học tập cao của trò và sự giảng dạy
nhiệt tình của giáo viên góp phần khắc phục tình trạng viết sai chính tả của học sinh.
Câu 4. Em viết sai chính tả là do:
Ý kiến học sinh
Không nghe rõ giáo viên đọc

Số lượng học sinh
12/47

Tỉ lệ %
25,5%

Không hiểu nghĩa của từ

16/47

34.1%


Do phát âm sai

11/47

23.4%

22


Không thuộc bài
8/47
17.0%
=> Qua thống kê cho thấy: Phần lớn học sinh viết sai chính tả là do không hiểu nghĩa của từ, kế
đến là do giáo viên đọc không rõ và do phát âm sai. Tuy nhiên học sinh viêt sai lỗi là do không
thuộc bài mặc dù số lượng không nhiều nhưng điều này cho thấy học sinh chưa quan tâm nhiều
đến việc viết chính tả.
Câu 5. Trong giờ chính tả giáo viên có hướng dẫn viết và phân biệt các từ, tiếng dễ lẫn lộn
không?
Ý kiến học sinh


Số lượng học sinh
21/47

Tỉ lệ %
44,7%

Không

12/47


25,5%

Đôi lúc có
14/47
29.8%
=> Cùng một câu hỏi phỏng vấn trong cùng 1 lớp mà lại có các ý kiến khác nhau. Nhưng nhìn
chung là giáo viên rất quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh viết và phân biệt các tiếng, từ dễ
lẫn lộn. Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải giúp học sinh phân biệt và nắm vững
những từ ngữ ấy. Hơn nữa giáo viên cũng phải giảng nghĩa từ để học sinh nắm và nhớ được.
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc hướng dẫn
viết từ khó.
Câu 6. Em có thường xuyên viết chính tả ở nhà không?
Ý kiến học sinh


Số lượng học sinh
20/47

Tỉ lệ %
42,5%

Không

18/47

38,3%

Thỉnh thoảng
9/47

19,2%
=> Theo những ý kiến trên cho thấy học sinh cũng có quan tâm đến môn chính tả. Tuy nhiên số
lượng không cao. Các em có thường xuyên luyện viết ở nhà để hạn chế việc viết sai. Tuy nhiên
vẫn còn một số em chưa chú tâm nhiều đến môn học này. Giáo viên cũng cần phải theo dõi để
nhắc nhở học sinh có ý thức học tốt hơn.
Câu 7. Khi các em làm bài tập chính tả em thích giáo viên tổ chức theo những hình thức nào?
Ý kiến học sinh
Hoạt động nhóm

Số lượng học sinh
7/47

Tỉ lệ %
14,9%

Làm việc cá nhân

27/47

57,4%

Tổ chức trò chơi

13/47

27,7%

23



=> Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, tuỳ vào phương pháp dạy học, hình thức tổ chức của giáo
viên mà học sinh thích học theo những hình thức khác nhau, nhìn chung học sinh thích giáo
viên tổ chức theo hình thức học cá nhân. Hình thức trò chơi được giáo viên đưa vào giảng dạy
trong phân môn chính tả , học sinh cũng ham thích như hoạt động nhóm và cá nhân.
Câu 8. Học chính tả em cảm thấy?
Ý kiến học sinh
Dễ

Số lượng học sinh
11/47

Tỉ lệ %
23,4%

Khó

7/47

14,9%

Bình thường
29/47
61,7%
=> Đa số học sinh khi học chính tả đều cảm thấy bình thường điều này cho thấy học sinh
cũng tiếp thu môn học một cách tương đối.
1.4.6 Điều tra qua kiểm tra tập chính tả của học sinh
Qua kiểm tra tập vở của học sinh ta thấy học sinh thường sai một số phụ âm đầu như: s thành x
( sẫm thành xẫm), ch thành tr ( che thành tre), gi/ d ( giã/ dã), và sai giữa thanh hỏi/ thanh ngã,
ăt/ ăc, ng/n, ich/it., ăc/ ăt, l/n …., sai ở cách viết tên riêng , tên tiếng nước ngoài,
Đa số các em viết bài đều đạt 8 điểm trở lên, 6 – 7 điểm thì tương đối, 3-4 thì chiếm số ít.


***. Nhận xét chung:
Qua phần kiểm tra tập chính tả, phiếu phỏng vấn, phiếu bài tập, và bài viết chính tả. Tôi có
nhận xét sau :
Học sinh thường viết sai về phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, và về thanh điệu. Các lỗi này
thể hiện rất rõ rệt, ngoài ra học sinh còn sai dấu sắc và dấu huyền, không viết hoa tên riêng,
mỗi khi chấm xuống dòng lại quên viết hoa chữ cái đầu tiên, viết bỏ chữ, thiếu dấu thiếu nét.
mặc dù những lỗi này không nhiều nhưng chứng tỏ học sinh chưa chú tâm , chưa có ý thức học
môn chính tả, và sự quan tâm của giáo viên chưa thât sâu sắc.
1.5 Nguyên nhân viết sai:
1.5.1. Nguyên nhân chủ quan:
- Do học sinh không hiểu nghĩa của từ, và đây cũng là môt trong những nguyên nhân chính dẫn
đến viết sai chính tả. Nguyên nhân này do khi giáo viên tiến hành hướng dẫn viết từ khó còn
nhiều bất cập nên dẫn đến việc học sinh không hiểu nghĩa của từ là điều tất yếu.

24


- Một điều phải kể đến dó là tính cẩu thả, thiếu kỉ luật của học sinh. Loại lỗi này gặp khá
nhiều. Đó là những trường hợp các em viết thiếu âm cuối trong vần , viết thiếu nét chữ, hoặc
viết thừa nét chữ.
- Viết sai chính tả do chưa nắm được qui tắc chính tả Tiếng Việt đó là trường hợp lẫn lộn giữa
ng/ngh, c – k – q, các lỗi về âm đệm.
- Về nhà các em không tự đọc bài luyện viết nhiều và còn một số em đọc cẩu thả chỉ xem lướt
qua chứ không chú ý đến từ khó.
1.5.2. Nguyên nhân khách quan.
- Viết sai chính tả là do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Đây là một trong những
nguyên nhân rất quan trọng của hiện tượng sai chính tả Tiếng Việt với phương ngữ Nam Bộ
nói chung. Nguyên nhân này có thể đánh giá là đặc biệt quan trọng.
- Do chưa được quan tâm chữa loại lỗi này thường xuyên ở mỗi lớp, vì hệ thống bài tập ở SGK

chưa bao quát hết được các dạng lỗi này .
- Bên cạnh đó học sinh viết sai còn do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội ở mỗi địa phương.

25


×