Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chú thích tác phẩm tình cảnh giai cấp lao động ở anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.39 KB, 8 trang )

Chú thích tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở
Anh”
91. Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh theo những sự quan sát của bản
thân và những nguồn đáng tin cậy
Ăng - ghen viết cuốn “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh” ở Bác- men từ
tháng Chín 1844 đến tháng Ba 1845. Trong thời gian lưu lại ở Anh (tháng 11/18428/1844). Ăngghen đã chú ý nghiên cứu điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản Anh,
dự định trình bày vấn đề này trong một chương của một tác phẩm ông định viết về
lịch sử xã hội nước Anh; nhưng để làm sáng tỏ vai trò đặc biệt của giai cấp vô sản
trong xã hội tư sản, Ăng- ghen đã dành riêng hẳn một tác phẩm nghiên cứu tình
cảm giai công nhân Anh.
Cuốn sách xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức ở Lai – pxích năm 1845. Bản in
lần thứ hai bằng tiếng Đức ra mắt năm 1892. Trong thời gian này, bản dịch ra tiếng
Anh được tác giả thừa nhận cũng xuất bản hai (ở Niu Oóc năm 1887 và ở Luân
Đôn năm 1892). Trong khi chuẩn bị cho những lần tái bản cuốn sách của mình, ĂG
đã không đưa vào cuốn sách một sửa đổi căn bản nào. Nhưng trong “Phụ lục cho
bản in ở Mỹ” (1877) mà hầu như được được đưa vào lời tựa bản tiếng Anh và bản
tiếng Đức xuất bản 1892, ĂG thấy cần phải nói với bạn đọc rằng không nên coi
“Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh” là một tác phẩm mácxit già dặn. Ông viết:
“…Trong quyển sách này, chỗ nào cũng thấy dấu vết của sự bắt nguồn chủ nghĩa
xã hội hiện đại từ một tổ tiên của nó là triết học cổ điển Đức. Chẳng hạn, trong sách
(nhất là về cuối) đã nhấn mạnh rằng chủ nghĩa cộng sản không đơn thuần là học
thuyết về đảng của giai cấp công nhân mà là lý luận có mục đích cuối cùng là giải
phóng toàn thể xã hội, kể cả các nhà tư bản, khỏi khuôn khổ chật hẹp của những
quan hệ hiện có. Theo ý nghĩa trừu tượng thì luận điểm đó đúng, nhưng trong thực
tiễn thì nó chẳng có ích gì, thậm chí phần nhiều lại có hại. Chừng nào mà các giai
cấp hữu sản không những tự họ không thấy sự cần thiết được giải phóng mà thậm


chí còn dốc sức chống lại sự tự giải phóng của giai cấp công nhân thì chừng ấy giai
cấp công nhân còn phải đơn độc chuẩn bị và tiến hành cách mạng xã hội”. Sau đó
ĂG giải thích tại sao điều dự đoán của ông năm 1845 về cuộc cách mạng xã hội sắp


nổ ra ở Anh không được chứng thực: ông cho rằng sự suy yếu của phong trào Hiến
chương từ sau 1848 và thắng lợi tạm thời của chủ nghĩa cơ hội trong phong trào
công nhân Anh có quan hệ trực tiếp với địa vị lũng đoạn công nghiệp của Anh trên
thị trường thế giới và ông tin chắc rằng “Chủ nghĩa xã hội sẽ lại xuất hiện ở Anh”
một khi Anh mất đi địa vị lũng đoạn của mình.
92. Gửi các giai cấp lao động ở Đại Bri- ten
ĂG viết bài “Gửi các giai cấp lao động ở Đại Bri- ten” bằng tiếng Anh với ý
định xuất bản thành một tập riêng và phân phát cho một số lãnh tụ các chính đảng ở
Anh, một số nhà văn và nghị sĩ. Trong các lần xuất bản bằng tiếng Đức cuốn “Tình
cảnh của giai cấp lao động ở Anh” năm 1845 và 1892 đều có đăng bài này bằng
tiếng Anh, trong các lần xuất bản ở Mỹ (1887) và ở Anh (1892) đều không có bài
này
93. những cuộc nổi dậy ở Bô – hêm và ở Xi- lê- đi
Chỉ cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Xi-lê-di ngày 4-6/6/1844 – đây là
cuộc chiến đấu giai cấp quy mô lớn đầu tiên giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản,
- cũng như cuộc nổi dậy của công nhân Séc vào mùa hè 1844 trong số đó có cả
công nhân dệt ngoại ô Pra- ha
94. (Năm 1892). Ở đây khái luận lịch sử về cách mạng công nghiệp có một vài
chi tiết chưa được chính xác, những trong những năm 1843-1844 chưa có
những nguồn tư liệu tốt hơn
Ngày nay người ta đã có thể xác định rõ thêm một số sự kiện mà ĂG đã nêu
lên. Chẳng hạn, người ta biết rằng Ác- crai- tơ không phải là người phát minh ra
máy kéo sợi mà là người đã vơ lấy hàng loại phát minh của người khác thực hiện ở
Anh. ĂG cũng không biết về hàng loạt sáng chế và phát minh đã được thực hiện ở
các nước khác, đặc biệt là ở Nga. Chẳng hạn, ĂG không biết việc phát minh người


Nga I.I.Pôn- du- nốp (1728-1766) đã chế tạo ra động cơ chạy bằng hơi nước đầu
tiên vào năm 1763. Động cơ này đã không được sử dụng trong điều kiện chế độ
nông nô ở Nga, trong khi đó chiếc máy hơi nước do Giêm- xơ Oát chế tạo đã nhanh

chóng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp Anh
95. “Durham Chronicle”
(“Thời sự Đớc- hêm”) là tờ tuần báo xuất bản ở Đớc- hêm”) là tờ tuần báo
xuất bản ở Đớc hêm (Anh) từ năm 1820; trong những năm 40 của thế kỷ XIX nó có
khuynh hướng tự do tư sản
96. Dự luật cải cách
Chỉ cuộc cải cách luật bầu cử do nghị viện Anh tiến hành vào tháng Sáu
1832. Cuộc cải cách này nhằm chống lại sự lũng đoạn chính trị của bọn quý tộc
ruộng đất và tài chính, mở rộng cửa nghị viện cho đại biểu của giai cấp tư sản công
nghiệp. Giai cấp vô sản và giai cấp tiểu tư sản là lực lượng chủ yếu trong cuộc đấu
tranh đòi cải cách, bị giai cấp tư sản tự do lừa gạt, đã không giành được quyền bầu
cử.
97. (dự luật về người nghèo, dự luật về công xưởng, dự luật về quan hệ giữa
chủ và tớ)
Về kỳ họp của nghị viện năm 1844, xem tập này, tr.545-548,679-680 và 691692
98. “Lược khảo phê phán khoa kinh tế chính trị” của tôi đăng trong” DeutschFranzosische Jahrbucher”
Xem C.Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội,1995,t1,tr.747-786
99. “Giáo khu gồm có 1400 ngôi nhà với 2795 gia đình, khoảng 1200 người. Số
dân đông đúc ấy sống trong một khoảng không gian tổng cộng không đầy 400
i-ác ….; thậm chí nhiều người ban đêm chỉ có bộ quần áo rách đó để làm chăn


một

cái

bao

nhồi


cơm



vỏ

bao

để

làm

giường”

ĂG trích dẫn bản tin của mục sư Ôn-xtơn ban đầu đăng trên tờ “The Weekly


Dispatch” (“Tin nhanh hàng tuần”), cơ quan của phái tư sản cấp tiến, sau đăng lại
trên tờ “The Northern Star” (“Sao Bắc cực”) của phái Hiến chương số 38, 4 tháng
Năm 1944
100. “The Time”
(“Thời báo”) là tờ báo ra hàng ngày lớn nhất của Anh, có khuynh hướng bảo
thủ; được sáng lập ở Luân Đôn năm 1785
101. “Ai cũng biết rằng ở Hát- đơ- xphin, nhiều đường phố và nhiều ngõ,
nhiều sân không lát mà cũng chẳng có cống rãnh gì cả; rằng đủ mọi loại rác
rưởi, cặn bã, mọi vật bẩn thỉu, chất đống ở đấy đang thối rữa; rằng nước bẩn
đọng thành vũng ở hầu khắp mọi nơi; do đó nhà cửa ở đây xấu xí và bẩn thỉu ,
làm phát sinh ra nhiều ổ bệnh tật đe dọa sức khỏe của cả thành phố”
Bản báo cáo mà ĂG trích dẫn ra ở đây là của một ủy ban do dân cư ở Hátđơ-xphin bầu ra ngày 19/7/1844 để điều tra tình hình vệ sinh thành phố, đã được

đăng trên tờ “The Northern Star” số 352, ngày 10 tháng 8 1844
102. “Núi thánh” của Man- se-xtơ
Cớc- xôn Mua là một quả đồi gần Man- se – xtơ, nơi đây đã diễn ra nhiều
cuộc họp của công nhân, ĂG gọi Cớc- xôn Mua là “Núi thánh” để so sánh với Núi
thánh cổ La Mã là nơi mà, theo truyền thuyết, năm 494 trước công nguyên, những
người bình dân khởi nghĩa chống quý tộc đã rút vào đấy
103. Báo “The Manchester Guardian”
“The Manchester Guardian ” (“Người bảo vệ Man-se-xtơ”) là tờ tư sản Anh,
cơ quan của phái mậu dịch tự do, sau trở thành cơ quan của Đảng tự do; xuất bản ở
Man- se- xtơ từ năm 1821
104. “Ở cổng tất cả các bến tàu Luân Đôn, mỗi buổi sáng mùa đông, từ sớm
tinh mơ đã có hàng trăm người nghèo đứng đợi giờ mở cổng để hòng kiếm một
việc làm cho ngày hôm ấy, và khi một số trẻ nhất và khỏe nhất, hoặc là quen
biết nhất đối với nhân viên quản trị các bến tàu đã được thuê thì hàng trăm
người còn lại thất vọng buồn bã quay về căn nhà tồi tệ của mình”


ĂG đã trích dẫn bản in của linh mục Sam- nít về tình cảnh công nhân cảng ở
Luân Đôn. Bản tin này ban đầu đăng trên tuần báo “The Weekly Dispatch”, sau
đăng lại trên tờ “The Northern Star” số 338, ngày 4 tháng 5 1844
105. (“Thống kê số sinh đẻ và tử vong ở Gla- xgô)
Bài báo của R.Cau-en “Tình hình vệ sinh của dân cư qua thống kê số sinh đẻ
và tử vong ở Gla- xgô” đăng trong “Journal of the Statistical Society of London”
(“Tạp chí của Hội thống kê Luân đôn”) vào tháng 10 1840
106. Đạo luật đặc biệt về xây dựng thủ đô
(Metropotitan Building Act) do nghị viện Anh thông qua năm 1844
107. Đạo luật về thợ học việc vào năm 1802
Đạo luật năm 1802 hạn chế thời gian làm việc của trẻ em học nghề là 12
giờ và chỉ cấm sử dụng những trẻ em đó làm những công việc ban đêm. Đạo luật
này chỉ thi hành trong công nghiệp dệt bông và dệt len, nó không quy định việc

thanh tra các công xưởng để đôn đốc mà trên thực tế bọn chủ xưởng cũng không
tuân theo
108. Đạo luật về công xưởng năm 1819,1825 và 1831
Đạo luật năm 1919 cấm các xưởng kéo sợi và dệt bông thuê trẻ em dưới 9
tuổi cũng như cấm trẻ em và thiếu niên dưới 16 tuổi làm đêm; đối với những người
đó cũng như người khác, ngày làm việc giới hạn là 12 giờ không kể thời gian ăn
cơm; vì chủ xưởng có thể tùy tiện bố trí thời gian ấy cho nên ngày làm việc thực tế
lên tới 14 giờ hoặc hơn thế nữa
Đạo luật năm 1825 qui định thời gian ăn cơm mỗi ngày không được quá 1
giờ rưỡi để cho tổng số thời gian của mỗi ngày làm việc không vượt quá 13 giờ
rưỡi. Cũng như đạo luật năm 1819, đạo luật năm 1825 không quy định việc thanh
tra các công xưởng để đôn đốc và không được bọn chủ xưởng tuân theo
109. “The Fleet papers”
(“Bút ký Phlít”) là tờ tuần báo được viết dưới dạng là một tập thư tín, do Ôxtơ xuất bản trong nhà giam những người mắc nợ ở Phlít, từ 1841 đến 1844


110. “The Northern Star”
(“Sao Bắc đẩu”) là một tờ tuần báo Anh, cơ quan trung ương của phái Hiến
chương, được sáng lập năm 1837, đình bản năm 1852, ban đầu xuất bản ở Lít-xơ và
từ tháng 11/1844 thì xuất bản ở Luân Đôn. Người sáng lập và chủ bút là Ph.
Ô’Côn-no, trong những năm 40 G. Hác-ni cũng đã biên tập báo này Ph. Ăng- ghen
viết bài cho báo này từ tháng 9/1845 đến 3/1848
111. Bài thơ do E-đu-a P.Mi-đơ ở Bớc-minh-hêm viết
Bản dịch ra tiếng Đức bài thơ của E.Mi-đơ “Vua hơi nước” (“The SteamKing”) là do Ph. Ăng-ghen dịch; nguyên văn tiếng Anh của bài thơ ấy đăng trên tờ
“The Northern Star”, số 274,11 tháng Hai 1843, còn hai đoạn nữa; người dịch bài
thơ ấy ra tiếng Nga cho lần xuất bản này là X. Mác-sắc
112. “Revue des deux mondes” (“Tạp chí Hai thế giới”)
Là tạp chí văn học nghệ thuật và chính luận của giai cấp tư sản, ra hai tuần
một kỳ, xuất bản ở Pa-ri từ năm 1829
113. …Trong tất cả bọn tư sản, kẻ địch điên cuồng nhất của công liên cũng

vẫn là ông bạn quen biết của chúng ta, bác sĩ I-u-rơ…Ôi, Mê-nê-ni-út Agríppa hiện đại ơi!
Theo truyền thuyết, nhà quý tộc La Mã Mê- nê-ni-út A-gríp-pa đã thuyết
phục được những người bình dân khởi nghĩa năm 494 trước công nguyên bằng
cách kể cho họ nghe câu chuyện ngụ ngôn về các bộ phận của cơ thể đã phản kháng
không phục cái dạ dày không chịu ăn, cho nên đã dẫn đến một tai họa lớn cho cơ
thể
114. Hai tháng sau, tháng Giêng 1840, ở Y-oóc-sia đã nổ ra mấy cuộc gọi là
bạo động cảnh sát (spy- outbreks)
Chỉ những cuộc xung đột giữa phái Hiến chương với cảnh sát do bọn khiêu
khích gây ra ở Sép-phin-đơ, Brát- phoóc và nhiều thành phố khác. Những cuộc
xung đột ấy đã dẫn tới nhiều vụ bắt bớ các lãnh tụ và thành viên của phong trào
115. “Mechanics Institutions”


Là một loại trường học buổi tối trong đó có công nhân có thể học một số
kiến thức phổ thông và kỹ thuật; loại trường này xuất hiện đầu tiên ở Anh vào năm
1823 (ở Gla-xgô) vào năm 1824 (ở Luân Đôn). Đầu những năm 40 thế kỷ XIX đã
có trên 200 trường, chủ yếu là ở các thành phố công xưởng thuộc Lan-kê-sia và Yoóc- sia. Giai cấp tư sản lợi dụng những trường ấy để đào tạo công nhân kỹ thuật
cần thiết cho công nghiệp và để nắm lấy những công nhân ấy
116. “Cuộc đời của Giê-xu” của Stơ-rau-xơ, và “Tài sản” của Pruđông
D.F.StrayB, “Dá Leben Jesu”, Bd.1-2, Tubingen, 1835-1836 (Đ.Ph.Stơ-rauxơ, “Cuộc đời của Giê su” Tập 1- 2. Tuy-bin-ghen, 1835-1836). Về tác phẩm của
Pru- đông, xem chú thích 14. -627
117. “The Mining Journal”
(“Tạp chí ngành mỏ”) là tuần báo kinh tế và kỹ thuật xuất bản ở Luân Đôn từ
năm 1835
118. Đạo luật cấm dùng phụ nữ làm việc trong hầm và hạn chế nghiêm ngặt
việc dùng lao động trẻ em
Đạo luật cấm dùng phụ nữ và trẻ em dưới 10 tuổi vào lao động ở dưới mặt
đất đã được nghị viện thông qua ngày 10 tháng 8/1842
119. Tòa án hoàng gia

Là một trong những tòa án lâu đời nhất ở Anh; ở thế kỷ XIX (trước năm
1873) nó là một tòa án độc lập tối cao xét xử các vụ án hình sự và dân sự, có quyền
xét lại các quyết định cỉa các tòa án cấp dưới
120. Bản Habeas Corpus
Writ of Habeas Corpus là một văn kiện thông dụng trong thủ tục xét xử ở
Anh, ủy quyền cho một cấp tòa án chiểu theo yêu cầu của đương sự đưa người bị
bắt ra tòa thẩm tra xem việc bắt đó có hợp pháp không. Dựa vào việc thẩm tra
nguyên nhân bắt giam, tòa án hoặc tha bổng người bị bắt, hoặc đưa trả về nhà tù,
hoặc tạm tha có đặt cọc hoặc bảo lãnh. Thủ tục này do đạo luật năm 1679 quy định


không áp dụng đối với tội phản quốc và có thể bị bãi bỏ theo quyết định của nghị
viện
121. Sự hợp nhất Anh- Ai-rơ-len
Là do Chính phủ Anh cưỡng ép Ai- rơ –len tiếp nhận sau khi đàn áp cuộc
khởi nghĩa của Ai- rơ- len năm 1798. Sự hợp nhất có hiệu lực từ 1/1/1801 đã tước
đoạt nốt chút quyền tự quyết cuối cùng của Ai- rơ- len và đã giải tán nghị viên Airơ- len. Việc yêu cầu thủ tiêu sự hợp nhất (Repeal of Union) đã trở thành khẩu hiệu
được hưởng ứng nhất ở Ai- rơ- len từ những năm 20 của thế kỷ XIX; Hội liên hiệp
của những người chủ trương thủ tiêu sự hợp nhất đã được thành lập năm 1840
122. Trong cuốn sách của mình: “Past and Present”, london,1843 [“Qúa khứ
và hiện tại”, Luân Đôn,1843], Các- lai- nơ đã mô tả một cách tuyệt diệu giai
cấp tư sản Anh và tính tham lam ghê tởm của nó; ĂG đã dịch một phần cuốn
sách ấy cho tờ “Deutsch- Franzosische Jahrbucher”
Xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội,1995,t.1, tr.787- 825
123. Chế độ “Laissez faire, laissez aller” (“Mặc cho tự do hành động ”)
là công thức của các nhà kinh tế học tư sản thuộc phái mậu dịch tự do là
những người chủ trương tự do mậu dịch và nhà nước không can thiệp vào lĩnh vực
quan hệ kinh tế
124. bàn (hoặc bữa tiệc) Bác- mê- ki-đơ

Là một thành ngữ lấy trong thần thoại “Một nghìn một đêm lẻ”. Trong bữa
tiệc này, người ta bưng ra cho những người đói hết đĩa nọ đến đĩa kia nhưng toàn là
đĩa không



×