Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sông gianh tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 110 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài thực hiện, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch và
Quản lý Tài nguyên nước với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ phục
vụ Phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sơng Gianh - tỉnh Quảng Bình” đã
được hoàn thành. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả cịn được sự chỉ bảo, hướng
dẫn tận tình của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp, bạn bè.
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng
dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Việt Hòa - Trường Đại học Thủy lợi và TS. Nguyễn
Văn Tuấn - Viện Quy hoạch Thủy lợi đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn
này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy giáo, cô giáo các bộ môn đã truyền
đạt những kiến thức chuyên mơn trong q trình học tập.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Viện Quy hoạch Thuỷ
lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình và các đồng nghiệp,
bạn bè đã giúp đỡ, cung cấp các tài liệu cần thiết và đóng góp ý kiến cho tác giả
hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, khối lượng tính tốn lớn nên những thiếu sót
của luận văn là khơng thể tránh khỏi. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ
bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và
của đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt quá trình học
tập và hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013
Tác giả

Phạm Thị Hường



BẢN CAM KẾT
Tên tác giả:

Phạm Thị Hường

Học viên cao học:

Lớp CH20Q11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Việt Hòa
TS. Nguyễn Văn Tuấn
Tên đề tài luận văn “Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ phục vụ Phát triển
kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sông Gianh - tỉnh Quảng Bình” .
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan Nhà
nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo… để làm cơ sở nghiên
cứu. Tác giả không sao chép bất kỳ một luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào
trước đó.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013
Tác giả

Phạm Thị Hường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 4
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI ..............................................................................................................................4
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...............................................................................4
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...............................................................................6
1.2. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ...............................................................8
1.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng hạ du lưu vực sông Gianh .........................................8
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................24
1.2.3. Hiện trạng phịng chống lũ trên lưu vực sơng Gianh .....................................37
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐƯA
RA GIẢI PHÁP PHỊNG CHỐNG LŨ HẠ DU SƠNG GIANH. ....................... 47
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .............................................................47
2.1.1. Phân tích phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến việc phịng chống lũ hạ
du sơng Gianh ............................................................................................................47
2.1.2. Nhu cầu phịng chống lũ ................................................................................. 49
2.1.3. Phân tích, đánh giá lũ trên lưu vực .................................................................50
2.1.4. Phân tích ảnh hưởng của mưa đến dòng chảy lũ trên lưu vực ........................55
2.1.5. Tiêu chuẩn phịng chống lũ .............................................................................59
2.1.6. Phân tích đánh giá hiện trạng các cơng trình phịng chống lũ ........................60
2.1.7. Sự phát triển khoa học, công nghệ và phương pháp tính trong các bài tốn
dịng chảy lũ của mạng sơng .....................................................................................61
2.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CHỐNG LŨ CHO LƯU VỰC ...............................61
2.2.1. Cơ sở đề xuất phương án.................................................................................61
2.2.2. Đề xuất phương án phòng chống lũ cho vùng hạ du lưu vực sông Gianh ......62


CHƯƠNG III: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG LŨ CHO VÙNG
HẠ DU LƯU VỰC SÔNG GIANH ....................................................................... 63
3.1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CƠNG TRÌNH .........................................................63
3.1.1. Xác định tiêu chuẩn phịng chống lũ ...............................................................63
3.1.2. Tính tốn lựa chọn giải pháp phịng chống lũ cho vùng hạ du lưu vực sông
Gianh .........................................................................................................................63

3.1.3. Tính tốn mơ phỏng và kiểm định mơ hình ....................................................79
3.1.4. Các phương án tính tốn .................................................................................82
3.1.5. Kết quả tính tốn các phương án.....................................................................83
3.1.6. Nhận xét kết quả tính tốn ..............................................................................85
3.1.7. Quy mơ xây dựng cơng trình chống lũ ...........................................................90
3.2. LỰA CHỌN KIẾN NGHỊ PHƯƠNG ÁN PHI CƠNG TRÌNH.......................93
3.2.1. Cơng tác chỉ huy phịng chống lụt bão ............................................................93
3.2.2. Cơng tác trồng rừng và bảo vệ rừng................................................................95
3.2.3. Các cơng trình phụ trợ phục vụ cứu hộ, cứu nạn ............................................96
3.2.4. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng..................................97
3.2.5. Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ.......................................................................97
3.2.6. An toàn hồ đập ................................................................................................97
3.2.7. Các chính sách đối với dân vùng chịu bão lũ..................................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 102


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thống kê các loại đất thuộc vùng nghiên cứu năm 2011 .........................12
Bảng 1.2. Đặc trưng lưới sông trong vùng nghiên cứu .............................................16
Bảng 1.3. Các trạm khí tượng và trạm mưa ..............................................................18
Bảng 1.4. Các trạm đo mực nước và lưu lượng ........................................................19
Bảng 1.5. Đặc trưng nhiệt độ tháng, năm vùng nghiên cứu .....................................20
Bảng 1.6. Tổng số giờ nắng trên địa bàn trong vùng nghiên cứu .............................20
Bảng 1.7. Độ ẩm trung bình tại các trạm đo .............................................................20
Bảng 1.8. Lượng bốc hơi ống PiChe .........................................................................21
Bảng 1.9. Lượng mưa trung bình tháng, năm các trạm ............................................22
Bảng 1.10. Một số yếu tố đặc trưng dòng chảy năm tại các trạm .............................23
Bảng 1.11. Phân phối dòng chảy năm tại các trạm ...................................................24
Bảng 1.12. Tổng hợp dân số trên địa bàn vùng nghiên cứu năm 2011....................24

Bảng 1.13. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn vùng nghiên cứu .........................................25
Bảng 1.14. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng ............25
Bảng 1.15. Diễn biến chăn nuôi gia súc trên lưu vực sơng Gianh ............................26
Bảng 1.16. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn vùng nghiên cứu năm 2011 ........27
Bảng 1.17. Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn vùng nghiên cứu .....................27
Bảng 1.18. Số lồng cá trên địa bàn vùng nghiên cứu................................................28
Bảng 1.19. Một số chỉ tiêu ngành thủy sản một số năm gần đây..............................28
Bảng 1.20. Các nhà máy lớn do tỉnh quản lý nằm trong vùng nghiên cứu ...............29
Bảng 1.21. Thống kê hiện trạng y tế - giáo dục trong năm 2011..............................31
Bảng 1.22. Vùng bảo vệ của các tuyến đê, hệ thống sông Gianh .............................38
Bảng 1.23. Hiện trạng tràn và cống dưới đê tả sông Gianh ......................................39
Bảng 1.24. Hiện trạng tràn và cống dưới đê hữu sông Gianh ..................................40
Bảng 1.25. Hiện trạng tràn và cống dưới đê hữu sông Gianh ..................................42
Bảng 1.26. Hiện trạng tràn và cống dưới đê Tân Lý - Vân Lôi ...............................43
Bảng 1.27. Hiện trạng tràn và cống dưới đê La Hà – Văn Phú ...............................43
Bảng 1.28. Hiện trạng đê biển lưu vực sông Gianh ..................................................44
Bảng 1.29. Các cơng trình hồ chứa quy mơ vừa trên lưu vực sông Gianh ...............44
Bảng 1.30. Thiệt hại do lũ bão gây ra giai đoạn từ 1999-2011.................................46
Bảng 2.1: Vùng bảo vệ của đê sông Gianh ...............................................................48


Bảng 2.2. Tần suất xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất năm tại các trạm ..............................51
Bảng 2.3. Đặc trưng dòng chảy lũ trong vùng ..........................................................52
Bảng 2.4. Tần số xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất vào các tháng trong năm ....................53
Bảng 2.5. Đặc trưng lũ lớn nhất thực đo tại trạm......................................................53
Bảng 2.6. Tổng lượng lũ lớn nhất thời đoạn tại các vị trí ........................................54
Bảng 2.7. Tổng lượng 1,3,5,7 ngày max ứng với tần suất TK tại trạm Đồng Tâm.......54
Bảng 2.8. Biên độ triều lên và biên độ triều xuống trung bình nhiều năm ...............55
Bảng 2.9. Mực nước đỉnh triều cao nhất và chân triều thấp nhất TB nhiều năm .....55
Bảng 2.10. Tần suất triều thiên văn tại của sông Gianh .........................................55

Bảng 2.11: Phân phối lượng mưa năm ......................................................................57
Bảng 2.12. Đặc trưng lượng mưa phân theo mùa .....................................................57
Bảng 3.1. Các biên gia nhập trong sơ đồ tính tốn thủy lực lũ sơng Gianh ...........78
Bảng 3.2: Địa hình lịng dẫn mạng sơng Gianh ........................................................79
Bảng 3.3: Kết quả mực nước lớn nhất thực đo và tính tốn mơ phỏng ...................80
Bảng 3.4: Kết quả mực nước lớn nhất thực đo và tính tốn mơ phỏng ....................82
Bảng 3.5: Mực nước lũ hè thu P = 10% lớn nhất trên sông Gianh các phương án.83
Bảng 3.6: : Lưu lượng lũ hè thu P = 10% lớn nhất trên sơng Gianh các phương án
...................................................................................................................................84
Bảng 3.7: Mực nước lũ chính vụ lớn nhất dọc sơng theo các trường hợp tính tốn .84
Bảng 3.8: Lưu lượng lũ chính vụ lớn nhất tại một số vị trí theo các trường hợp tính
tốn ............................................................................................................................85
Bảng 3.9. Cấp đê và tiêu chuẩn chống lũ của các tuyến đê ......................................90
Bảng 3.10. Quy mô các tuyến đê chống lũ hè thu P =10%.......................................92
Bảng 3.11. Cao trình các tuyến đê biển thiết kế .......................................................92
Bảng 3.12. Các hồ chứa có quy mơ vừa trên địa bàn nghiên cứu............................98


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 : Lưu vực sơng Gianh tỉnh Quảng Bình .......................................................8
Hình 1.2: Hiện trạng cơng trình thủy lợi lưu vực sơng Gianh ..................................37
Hình 3.1: Sơ đồ mạng thủy lực sơng Gianh ..............................................................77
Hình 3.2: Đường q trình mực nước tính tốn mơ phỏng và thực đo tại Đồng Tâm
trên Sơng Gianh (GIANH00) ....................................................................................81
Hình 3.3: Đường q trình mực nước tính tốn mơ phỏng và thực đo tại Mai Hóa
trên Sơng Gianh (GIANH31087) ..............................................................................81
Hình 3.4: Biểu đồ cao trình đê hiện trạng với mực nước tính tốn với các trường
hợp đê hiện trạng và lê đê lũ Hè thu 10% .................................................................86
Hình 3.5: Biểu đồ cao trình đê hiện trạng với mực nước tính tốn với các trường

hợp đê hiện trạng và lê đê lũ chính vụ 5% ................................................................86
Hình 3.6: Đường quan hệ Q~t, lũ chính vụ 5% tại cầu sơng Gianh, trường hợp đê
hiện tại và lên đê .......................................................................................................88
Hình 3.7: Hệ thống đê sơng Gianh - tỉnh Quảng Bình..............................................91
Hình 3.8: Sơ đồ bộ máy Ban chỉ huy phòng chống lụt bão ......................................94


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lưu vực sơng Gianh nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, dịng chính sông
Gianh dài 158 km được bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn thuộc vùng biên giới Việt
Lào nằm ở độ cao trên 1.000m. Mạng lưới sông thuộc lưu vực sông Gianh khá dày
với 13 phụ lưu cấp I, 15 phụ lưu cấp II và 6 phụ lưu cấp III, mật độ lưới sơng lên tới
1,04km/km2, tổng lượng nước bình qn hàng năm của lưu vực sông Gianh gần 9 tỷ
m3.
Mùa lũ chính vụ trên lưu vực sơng Gianh kéo dài 4 tháng, lượng dòng chảy
của mùa lũ chiếm khoảng 2/3 tổng lượng dòng chảy cả năm. Do đặc điểm địa hình
có độ dốc lớn, sơng suối ngắn dẫn đến lũ trên lưu vực tập trung nhanh và rất ác liệt
nhất là khi xảy ra lũ lớn kèm theo bão và triều cường kết hợp, gây ra những thiệt hại
nặng nề trên lưu vực.
Đánh giá những thiệt hại do lũ gây ra, theo thống kê của Chi cục Phòng
chống lụt bão và Quản lý Đê điều tỉnh Quảng Bình từ năm 1999-2011, lũ sông
Gianh đã làm chết 92 người, tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 1.068 tỷ đồng.
Mặt khác trong những năm gần đây diễn biến lũ lụt diễn ra ngày càng nghiêm trọng
và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt trận lũ tháng 10/2010 diễn ra
trên diện rộng đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng: 52 người chết và mất tích, 62
người bị thương, thiệt hại ước tính lên tới 1.300 tỷ đồng.
Nhằm ứng phó với lũ, trên lưu vực sơng Gianh hiện đã xây dựng được 73,9

km đê sông, đê cửa sông để bảo vệ sản xuất và tài sản của nhân dân trong vùng ảnh
hưởng lũ. Tuy nhiên do các tuyến đê hiện nay chủ yếu là do nhân dân tự xây dựng
và đắp bồi bằng thủ công qua nhiều thời kỳ nên cao trình đỉnh đê khơng thống nhất,
chất lượng đê chưa tốt, mặt cắt đê còn bé. Mặt khác nhiều tuyến đê hiện nay bị hư
hỏng do mưa, lũ, bão tàn phá, các cơng trình qua đê làm việc lâu ngày bị hư hỏng
xuống cấp không được đầu tư tu bổ nâng cấp. Vì vậy hệ thống đê chưa đảm bảo
chống được lũ Hè thu để bảo vệ sản xuất. Đối với lũ chính vụ, trên địa bàn vẫn thực


2
hiện tránh lũ, giảm thiểu các thiệt hại của lũ chủ yếu bằng các biện pháp cảnh báo,
dự báo, các biện pháp thích nghi, sống chung với lũ... Tuy nhiên cho đến nay các
biện pháp này chưa được nghiên cứu một cách khoa học và đồng bộ nên vẫn tỏ ra
kém hiệu quả.
Từ những phân tích trên địi hỏi chúng ta cần có một nghiên cứu “Nghiên cứu
giải pháp phịng chống lũ phục vụ Phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sơng
Gianh - tỉnh Quảng Bình” để đưa ra các giải pháp phòng chống lũ một cách toàn
diện nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại hàng năm do lũ gây ra để phục vụ Phát
triển kinh tế xã hội vùng hạ du sông Gianh.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề xuất được giải pháp phịng chống lũ phục vụ Phát triển kinh tế xã hội vùng
hạ du lưu vực sông Gianh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Diễn biến dòng chảy lũ trên lưu vực sơng Gianh; tác
động đến tình hình phát triển kinh tế xã hội; đề xuất giải pháp chống lũ phục vụ
phát trển kinh tế xã hội hạ du lưu vực sông Gianh.
- Phạm vi nghiên cứu: Vùng nghiên cứu gồm tồn bộ dịng chính sơng
Gianh các phụ lưu: sông Rào Trổ, Rào Nan và sông Son, thuộc địa giới hành chính
của 4 huyện là Quảng Trạch, Bố Trạch, Tun Hóa, Minh Hố Tỉnh Quảng Bình và
6 xã của huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh

4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Cách tiếp cận:
• Tiếp cận tổng hợp và liên ngành:
Dựa trên định hướng Phát triển kinh tế xã hội vùng lưu vực sông Gianh;
Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế các ngành từ đó rút ra các giải pháp
cơng trình và phi cơng trình phịng chống lũ phù hợp.
• Tiếp cận kế thừa:
Trên lưu vực sơng Gianh cũng như tồn hệ thống sơng thuộc các tỉnh Quảng
Bình đã có một số các dự án quy hoạch, các quy hoạch phòng chống lũ, các đề tài


3
nghiên cứu về nguồn nước, vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước.
Việc kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp đề tài có định hướng
giải quyết vấn đề một cách khoa học hơn.
• Tiếp cận thực tiễn:
Tiến hành khảo sát thực địa, tổng hợp số liệu nhằm nắm rõ chi tiết hiện trạng
và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, hiện trạng cơng tác
phịng chống lũ và những thiệt hại do lũ gây ra.
Các số liệu thực tiễn giúp đánh giá một cách tổng quan về tình hình phịng
chống lũ và những thiệt hại do lũ gây ra vùng hạ du sông Gianh làm cơ sở đánh giá
ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp để khắc phục.
• Tiếp cận các phương pháp tốn, thuỷ văn, thuỷ lực và các công cụ hiện đại
trong nghiên cứu:
Đề tài này ứng dụng, khai thác các phần mềm, mơ hình hiện đại như mơ
hình tính tốn thủy động lực học (MIKE 11)
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, kết quả tính tốn của các dự án
quy hoạch, các đề tài nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản thực hiện trên lưu vực
sông Gianh.

- Phương pháp điều tra, thu thập: Tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu
trong vùng nghiên cứu bao gồm tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội, tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước, các tài liệu địa hình, thủy văn...
trên lưu vực sơng Gianh.
- Phương pháp ứng dụng các mơ hình tốn, thuỷ văn, thuỷ lực hiện đại: Ứng
dụng các mơ hình, cơng cụ tiên tiến phục vụ tính tốn bao gồm phần mềm Mapinfo
xây dựng bản đồ; Mơ hình MIKE 11 tính tốn biến động dịng chảy mùa lũ vùng hạ
du sông Gianh.


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ
VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Thế giới đang phải chịu những tổn thất nặng nề do thiên tai, trong đó có lũ lụt.
Con người bên cạnh việc phải đối phó và thích nghi với thiên nhiên thì cũng đang
phải gánh chịu những hậu quả khơng nhỏ do chính mình tạo ra. Các thành phố vốn
hình thành ở ven sông, biển phải đối mặt với nạn ngập úng. London (Anh quốc) với
sông Thames bị thu hẹp lại gặp bão lớn từ biển Bắc, triều cường đã làm cho phần lớn
thành phố ngập trong nước năm 1952. Tokyo ( Nhật bản) đã có bão lớn đổ vào, mưa
to kéo dài làm ngập các đường ngầm trong thành phố vào năm 1971.
Bên cạnh các nguyên nhân đến từ tự nhiên như mưa nhiều hơn, bão gió thất
thường hơn, nước biển dâng cao... tình trạng lũ lụt trên thế giới cịn có chung
ngun nhân là đơ thị hố mạnh, tăng diện tích xây dựng nhà cửa và đường xá,
đồng thời giảm diện tích ngập nước, các dịng sơng thiên nhiên bị khai thác, tác
động và hệ thống kênh rạch tiêu thoát bị thu hẹp.
Việc nghiên cứu các giải pháp phòng chống lũ lụt được đặc biệt quan tâm và

hướng tiếp cận trên thế giới hầu hết là sự kết hợp giữa các giải pháp cơng trình và
phi cơng trình. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây :
- Nghiên cứu “Tăng nguy cơ lũ lụt ở Malaysia: nguyên nhân và giải pháp” đăng
trên tạp chí Disaster Prevention and Management cho thấy nguy cơ lũ lụt ở
Malaysia đã tăng đáng báo động trong những thập kỷ gần đây. Nguyên nhân phần
lớn là do thay đổi đặc tính vật lý của hệ thống thuỷ văn do các hoạt động của con
người: tiếp tục phát triển vùng đồng bằng đông dân cư, xâm lấn vào vùng ngập lũ,
phá rừng và đồi dốc phát triển.


5
- Hongming He và các cộng sự thuộc Đại học Massachusetts (Hoa Kỳ) đã
nghiên cứu vùng ngập lũ trung du sông Vàng (Yellow River Basin) thuộc Trung
Quốc. Nghiên cứu đã đánh giá các tác động do thay đổi bề mặt lưu vực đến dòng
chảy lũ. Nghiên cứu đã đề cập đến các tác động do hoạt động của con người ảnh
hưởng đến điều kiện biên của mơ hình. Đây thực sự là cơng cụ hữu ích dùng để
quản lý và đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động trên lưu vực sơng Vàng đến tình
trạng lũ.
- Carlos E. M. Tucci, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Nước thuộc trường Đại
học Liên bang Rio Grande do Sul, đã đưa ra một ví dụ điển hình về một hệ thống
đập kiểm sốt l ti chõu th sụng Itajaớ-Aỗu Santa Catarina (Braxin). Đó là hệ
thống gồm ba con đập được xây dựng trong những năm 1970 - 1980, gồm đập Tây
nằm ở thượng nguồn sơng Itaj-Oeste ở thành phố Taió, đập Nam ở thượng nguồn
sơng Itaj do Sul tại thành phố Ituporanga và đập Ibirama trên sơng Hercílio. Thiết
kế của các con đập này với sức chứa lớn và cửa cống thấp cho phép xả lũ dần dần
trong một thời gian dài.
Song song với các nghiên cứu việc áp dụng các mô hình thủy văn, thủy lực
trong việc diễn tốn lũ trong sông đã được sử dụng khá phổ biến; nhiều mô hình đã
được xây dựng áp dụng cho dự báo hồ chứa, dự báo lũ cho hệ thống sông, cho công
tác quy hoạch phòng chống lũ trên thế giới như:

- Tại Bangladesh, năm 1997, nhằm đối phó với hạn hạn trên sông Gorai,
DHI đã phối hợp với uỷ ban phát triển nước Bangladesh thiết lập mơ hình Mike 11
để mơ tả các biến đổi hình thái ở hạ lưu sơng, đồng thời dự báo sự thay đổi trong
lưu lượng trước và sau khi nạo vét sông trong mùa khô và mùa lũ.
- Tại Ấn Độ, năm 2004, một dự án nghiên cứu kết hợp giữa Viện Công nghệ
Quốc gia Ấn Độ với Viện Thủy lực Đan Mạch được thực hiện trên cơ sở ứng dụng
mơ hình MIKE11 và MIKE SHE để tính tốn tối ưu hóa hệ thống thủy nơng. Dự án
được thực hiện trên hệ thống thủy nông Mahanadi, bao gồm hồ chứa và hệ thống
kênh thuộc loại lớn nằm ở miền Trung của Ấn Độ. Nhờ công cụ MIKE 11 và MIKE
SHE, dự án đã tiến hành tính tốn mơ phỏng lượng mưa trên lưu vực, tính tốn thủy


6
lực trên các hệ thống sơng, xây dựng quy trình vận hành hồ chứa và vận hành hệ
thống kênh nội đồng.
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy các hoạt động phát triển của con người
ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta, đặc biệt
là các khu dân cư ở hạ lưu các lưu vực sông. Gần đây, khi hậu quả của việc phát
triển này ngày càng rõ rệt, một số quốc gia thậm chí cịn dỡ bỏ một số cơng trình.
Tuy nhiên, đây là vấn đề khó với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam chúng
ta. Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu, chi tiết để có thể đánh giá
đúng và đầy đủ tác động của các hoạt động kinh tế nói trên đến tình hình lũ lụt thiên
tai nói riêng và đến vấn đề quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên
nước trên thế giới nói chung.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, phịng chống thiên tai nói chung và phịng chống lũ lụt nói riêng
cho các tỉnh miền Trung được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đầu tư rất nhiều kinh
phí cho cơng tác nghiên cứu. Các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu về vấn đề
này có thể kể đến là:
- Nghiên cứu phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia cho 14 lưu vực

lớn của Việt Nam trong đó có quy hoạch phịng lũ cho một số tỉnh Miền Trung do
Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ NN & PTNT và JICA thực hiện.
- Đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu dự báo chống xói lở bờ sơng miền Trung
do Đại học Thủy lợi thực hiện từ đầu năm 2000 đến cuối 2002 đã nghiên cứu thực
trạng và nguyên nhân gây xói lở bờ sơng các tỉnh miền Trung, trong đó có ngun
nhân do lũ lớn, và dự báo diễn biến xói lở, đề xuất các giải pháp khắc phục.
- Đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu giải pháp thoát lũ cho một số sông lớn
miền Trung nhằm bảo vệ các khu kinh tế tập trung, các khu dân cư ven sông,
dọc quốc lộ do Đại học Thủy lợi thực hiện từ năm 2004 đến 2006 đã nghiên cứu
đặc điểm lũ lụt miền Trung tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu thiên tai lũ lụt
giúp phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài đã nghiên cứu và chọn hai lưu vực sông
Thạch Hãn - Quảng Trị và sơng Kone-Hà Thanh tỉnh Bình Định để nghiên cứu điển


7
hình.
- Dự án Quy hoạch thủy lợi vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung bộ (2007)
do Viện Quy hoạch Thủy lợi chủ trì thực hiện với sự phối hợp thực hiện của Trường
Đại học Thủy lợi, Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản, với mục tiêu đề xuất phương
án quy hoạch giải quyết vấn đề cấp nước, tiêu thoát nước, phòng chống lũ và giảm
nhẹ thiên tai đáp ứng quá trình phát triển của vùng duyên hải ven biển từ Quảng
Ninh đến Thừa Thiên Huế. Đánh giá hiện trạng đã làm rõ tồn tại chính ở lĩnh vực
cấp nước, tiêu thốt nước và phịng chống lũ bão. Phương án quy hoạch đề xuất giải
pháp đảm bảo cấp đủ nước cho tồn vùng, đảm bảo tiêu thốt cũng như u cầu
phòng chống lũ bão đến năm 2020;
Kết quả đạt được từ những đề tài, dự án từ trước đến nay đã có đóng góp đáng
kể vào cơng tác phịng chống lũ lụt ở miền Trung ở những cấp độ và khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên, phịng chống lũ lụt ở nước ta vẫn cần phải tiếp tục được nghiên
cứu vì sự biến đổi của khí hậu tồn cầu, các hiện tượng khí hậu cực đoan vẫn thi
nhau hồnh hành sinh mưa lũ lớn gây ngập lụt ở các tỉnh miền Trung hàng năm.

Cùng với đó là sự tác động rất lớn của con người đến môi trường tự nhiên như phá
rừng, khai thác khống sản dẫn đến thay đổi lịng dẫn ; tốc độ đơ thị hóa nhanh, dân
số ngày càng phát triển, quản lý lỏng lẻo dẫn đến xâm lấn lịng dẫn thốt lũ là
ngun nhân làm cho lũ lụt ngày càng gia tăng.
Đề tài nghiên cứu của em :

«

Nghiên cứu giải pháp phịng chống lũ phục vụ

Phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sông Gianh - tỉnh Quảng Bình » cũng đi
theo hướng tiếp cận chung của thế giới hiện nay về công tác phịng chống lũ, trong
đó tập trung đi sâu phân tích về hiện trạng cơng tác phịng chống lũ trên lưu vực
sơng Gianh ; phân tích tổng hợp lũ, ngun nhân gây lũ ; từ đó đề xuất giải pháp
cơng trình và phi cơng trình nhằm giảm thiểu tốt đa và có hiệu quả những tác động
do lũ gây ra trên lưu vực sơng Gianh tỉnh Quảng Bình.


8
1.2. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng hạ du lưu vực sơng Gianh

Hình 1.1 : Lưu vực sơng Gianh tỉnh Quảng Bình
1.2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu
Vùng nghiên cứu của dự án gồm tồn bộ dịng chính sơng Gianh các phụ lưu:
sơng Rào Trổ, Rào Nan và sông Son, thuộc địa giới hành chính của 4 huyện là
Quảng Trạch, Bố Trạch, Tun Hóa, Minh Hố Tỉnh Quảng Bình và 6 xã của huyện
Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Diện tích tự nhiên tồn lưu vực là 4.680 km2, có tọa độ
địa lý từ 17020’ đến 18005’43” vĩ độ Bắc và từ 105036’24” đến 106036’26” kinh độ
Đơng.

- Phía Bắc giáp lưu vực sơng Rác, sơng Rịn.
- Phía Nam giáp lưu vực sơng Lý Hịa.
- Phía Tây giáp lưu vực sơng MêKơng, có biên giới Việt Lào làm phân lưu.
- Phía Đơng giáp biển Đơng.


9
1.2.1.2. Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu
1. Địa hình
Lưu vực sơng Gianh có địa hình rất phức tạp có thể chia ra làm 5 dạng sau:
+ Địa hình núi đá vơi: Nằm tập trung ở phía hữu sơng Gianh chạy dài từ
Rào Nan đến biên giới Việt - Lào nối liến với cung đá vôi Phong Nha và thượng
nguồn sơng Đại Giang. Vùng này có nhiều núi đá vơi vách thẳng đứng, nhiều chỗ
núi đá ăn sát ra bờ sơng như đoạn Cẩm Lệ. Địa hình dạng này chiếm tới 25% diện
tích lưu vực.
+ Địa hình thung lũng đá vơi: Tập trung ở huyện Minh Hóa nằm trên
thượng nguồn sông Rào Nan (một phụ lưu của sông Gianh). Các thung lũng nằm rải
rác trong vùng núi đá vơi có địa hình tương đối bằng phẳng và bao bọc bởi 3 mặt là
núi cao tạo nên những cánh đồng có nơi rộng đến 200-300 ha. Địa hình dạng này
chiếm 20% diện tích lưu vực và có cao độ trong khoảng 70-90 m.
+ Địa hình đồi núi: Dạng địa hình này nằm chủ yếu trên lưu vực sông Son
(sông Trốc) và vùng thượng du của sông Rào Trổ (thuộc đất Kỳ Anh), địa hình này
thường chạy dài theo sơng và chia làm 2 cánh cung. Ở lưu vực sông Son cánh cung
phía hữu từ Rào Nan ăn sát ra biển Đơng tạo thành đèo Lý Hịa. Phía tả sơng Son
(hữu sơng Gianh) từ phà Cẩm Lệ ngược lên biên giới là thung lũng dốc theo dạng
mái nhà trũng xuống dịng chính sông Gianh, vùng này cũng bị các dãy núi đá vôi
xâm lấn, chia cắt thành các cánh đồng nhỏ dọc theo tuyến đường sắt Bắc Nam. Cao
độ bình quân các cánh đồng thung lũng dạng bãi sông này từ 10-20m, ít khi bị ngập
lụt. Chạy dọc sát mép sông Gianh là các thung lũng thấp hơn có cao độ từ 5-10m,
hàng năm vào mùa mưa lũ hay bị ngập do trong thời gian sơng Gianh có lũ lớn về

tiêu thốt không kịp.
+ Dạng đồi và núi đất cao: Dọc theo dịng chính sơng Son và phía tả thượng
nguồn lưu vực suối Tiên Lang, Trung Thuần. Đồi đất dạng mái nhà nghiêng từ phía
Hà Tĩnh vào dịng chính sơng Gianh, độ dốc bình qn từ 25-300, vùng này ít có
thung lũng nơi đây thích hợp với cây lâm nghiệp.
+ Khu vực đồng bằng: Đồng bằng chỉ chiếm khoảng 11% diện tích lưu vực


10
và có thể chia thành hai khu vực:
- Khu Bắc sơng Gianh: Bắt đầu từ khu tưới của cơng trình Tiên Lang, Trung
Thuần chạy dọc đến Cảnh Dương (cửa sông Gianh). Địa hình dốc theo hướng Tây Đơng, giáp biển là cồn cát cao (cao độ trung bình từ 4-7 m). Đồng bằng Bắc sơng
Gianh khá bằng phẳng có cao độ bình qn 3,0-3,5 m, trong vùng đồng bằng có
những trảng cát xen giữa.
- Khu Nam sông Gianh: chạy từ khu tưới của hệ thống Rào Nan đến giáp
biển, sát biển là dãy cồn cát có cao độ từ 5-7 m chạy suốt từ sơng Gianh đến đèo Lý
Hịa. Đồng bằng Nam sơng Gianh khá bằng phẳng có cao độ 2,0-2,5 m.
2. Địa chất và khoáng sản
a. Cấu tạo địa chất
• Giới palezoi: Bao gồm:
+ Hệ tầng Orđovic - Silur: Phân bố ở vùng rừng núi thượng nguồn sông
Dinh, sông Rào Nậy (Gianh) và sông Rào Trổ với các trầm tích là đá phiến sét,
cát bột kết xen lẫn lớp cát kết, đá phiến thạch anh và cuội kết thạch anh.
+ Hệ tầng Devon: Được phân bố thành các dải chạy dài tập trung ở vùng trung lưu
của lưu vực sông Gianh thường lộ ra thành dải hẹp với thành phần cát kết, bột kết màu
vàng đến nâu đỏ, đá phiến sét, đá vôi, sét vôi dày từ 600 - 1.000 m.
+ Hệ tầng Cacbon - Permi: Tập trung ở vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ
Bàng với đá vôi màu xám, đá vôi trứng cá, sét thanh, sét vơi dày từ 300 - 900 m
• Giới Mesozoi: Gồm:
+ Hệ tầng Trias và Creta: các trầm tích này chiếm diện tích khá lớn ở phía Bắc

Rào Nậy, vùng kẹp giữa sơng Rào Trổ và thượng nguồn sơng Rịn với thành phần là
cuội kết cơ sở, cát kết, bột kết và sét kết với chiều dày khoảng 1.000 - 1.500 m.
• Giới Kanozoi: Gồm:
+ Hệ Neogon: Với thành phần cuội kết, bột kết, sét kết dày khoảng 250m
chiếm một diện tích nhỏ ở vùng hạ du lưu vực sơng Dinh.
+ Các trầm tích hệ Đệ tứ: Hệ tầng dày khoảng 12 - 13 m, với các trầm tích
thuộc hệ tầng Tú Loan phổ biến ở vùng Tú Loan thuộc vùng ven biển của huyện


11
Quảng Trạch có thành phần bột, cát, sét màu vàng xám bị Laterit hố có chỗ dày từ
0.5 - 1,0 m. Các trầm tích hệ Holocen với nguồn gốc sơng (a QIV) phân bố dọc các
sông suối dưới dạng bãi bồi ven bờ và bãi giữa sơng có thành phần cát, bột, sét, ở
vùng đồi thì có thành phần cát, cuội, sỏi. Hệ tầng có độ dày từ 2 - 8 m. Các trầm tích
nguồn gốc biển - gió (mv QIV) có độ dày khoảng 19 m, phân bố chủ yếu dọc theo bờ
biển thành dải song song với đường bờ thành phần gồm cát, thạch anh từ nhỏ đến
trung bình màu vàng xám trắng có nhiều vảy muscovit, mảnh vỏ sị, ốc biển. Ngồi ra
cịn các trầm tích eluvi, đeluvi thuộc hệ Đệ Tứ không phân chia (Q) được phân bố ở
vùng đồi núi.
b. Khống sản
Trong vùng có những mỏ khoáng sản phân bố và trữ lượng cụ thể như sau:
+ Than đá xóm Nha: Được phát hiện năm 1963 than thành tạo trong hệ tầng
Mục Bài (D2g mb) thuộc huyện Minh Hố gồm: sét vơi màu xám, bột kết màu đen dày
150 m. Diện tích chứa than dài 1,6 km, rộng 250 m. Chất lượng than: tro độ Ak = 3%,
chất bốc Vch = 5%, nhiệt lượng Qch = 8.000 Kcal/kg. Điểm này khơng có giá trị cơng
nghiệp.
+ Than bùn Ba Đồn: Nằm trong trầm tích đầm lầy ven biển Đệ tứ. Diện tích
dài 7km, rộng 4 km. Chất lượng than: tro độ Ak = 59,7%, chất bốc Vch = 25,1%, nhiệt
lượng Qch = 1140 - 3360 Kcal/kg, S = 0,36%, tỷ trọng trung bình 1,86. Than có thể sử
dụng làm chất đốt hoặc làm phân bón. Trữ lượng 1,4.106 tấn.

+ Kim loại: Gồm có các điểm sắt limonit ở Khe Ngang, Làng Va, Lèn á và
Thu Lộc. Các điểm quặng mangan Kim Lũ, Đồng Văn ở rìa nếp lồi Quy Đạt. Quặng
phân bố theo đứt gãy Rào Nậy tại những nơi bị cà nát mạnh .
+ Không kim loại: Arsen, Pyrit, Phosphorit, Kaolin, Thạch anh mạnh,
pegmatit, cát thủy tinh, Thạch anh tinh thể.
+ Vật liệu xây dựng: Granit ở khối Đồng Lê thuộc phức hệ sông Mã có thể sử
dụng làm đá ốp lát hoặc xây dựng. Đá vơi xi măng đã có 4 mỏ: Ca Tạng, Kim Lũ, Hạ
Trang và Trc tập trung một diện tích khá rộng, thành phần chủ yếu là calcit, đá vôi
này có thể dùng trong cơng nghiệp xi măng, trữ lượng của mỏ Hạ Trạng 0,45 triệu


12
tấn, các mỏ khác chưa được đánh giá. Đá vôi xây dựng có thể là vật liệu xây dựng có
ở Văn Hố, Minh Cầm, Thanh Sơn, các khối đá vơi có chiều dài 2,5 km, rộng 400500 m và có thể làm chất độn bê tông, xây kè cống hoặc làm móng cơng trình. Ngồi
ra cịn các vật liệu có giá trị khác như: đá hoa, sét chịu lửa, sét gạch ngói, cát kết xây
dựng, cuội sỏi.
+ Nước khống - nước nóng: Đã phát hiện điểm nước khống - nước nóng là
Động Nghèn và Troóc. Tại Động Nghèn nước lộ ra ở ven suối với chiều dài 50 m, chảy
dài như một cái phễu có đường kính 1,2 - 1,4 m, nước có mùi hắc, vị chát, nhiều bọt
khí, nhiệt độ 430c, độ pH = 4,5, Q = 0,2 l/s. Tại Troóc nước thuộc loại clorurbicacbonat natri, Q = 0,52 l/s, nhiệt độ 420c, pH = 7, tự do = 13,2 mg/l, CO2, liên hệ =
3,84 mg/l.
3. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng
a. Đất đai
Diện tích đất tự nhiên trên địa bàn vùng nghiên cứu là 468.520 ha, trong đó
diện tích đất canh tác nơng nghiệp 29.432 ha, đất lâm nghiệp 35.094 ha, đất ở 2.539
ha… Cụ thể được phân bổ như sau:
Bảng 1.1. Thống kê các loại đất thuộc vùng nghiên cứu năm 2011
Đơn vị: ha
DT tự
nhiên


Fn.nghiệp

Minh Hoá

141.270,9

Tuyên Hoá

Huyện

Trong đó

Fđất ở

Fchưa
SD

Fc.tác

Fl.nghiệp Fch.dụng

123.354,9

4.863,4

116.874,6

1.595,9


115.098,4

94.684,1

4.539,1

86.963,5

2.547,1

Quảng Trạch

613.88,5

37.707,0

8.932,8

27.702,6

4.867,7

Bố Trạch

102.577,3

94.942,0

6.379,2


84.509,4

2.985,9

490,0

2.486,0

6 xã Kỳ Anh

48.184,9

42.491,7

4.717,9

34.896,9

719,5

163,5

4.148,6

Tổng

468.520,0

393.179,7


29.432,4 350.947,0

12.800,3

Ghi chú: Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2011.

3.870,0 14.610,3
630,8

14.535,8

1.251,4 13.101,5

6.405,7 48.882,2


13
b. Thổ nhưỡng
Đất đai trên lưu vực sông Gianh được thành tạo do nhiều nguồn gốc. Sự xâm
nhập nước biển nhiều năm và sự chuyển tải bùn cát sườn dốc, trên các sông suối bị
ứ tràn pha trộn phù sa biển tạo cho vùng đồng bằng sơng Gianh có lớp bề mặt là
phù sa biển, phù sa sông biển và phù sa sơng, sườn tích, dốc tụ và bào mịn bạc màu
trên vùng đất dốc. Thổ nhưỡng lưu vực sông Gianh có một số loại đất chính như
sau:
- Đất phù sa bị nhiễm mặn hàng năm, cấu tượng đất màu đen lẫn nhiều vỏ sị
hến. Khi khơ đóng vón, rắn gặp nước bở rời, độ dính kết kém. Đất này tập trung ở
vùng ngập nước của sông Gianh. Đất đang sử dụng nuôi trồng hải sản và trồng cây
sú vẹt chắn sóng.
- Đất thềm dốc cao loại đất này thành tạo do sản phẩm phong hoá bở rời của
đá Feratic, đá sét, đá sa diệp thạch đất màu vàng nhạt, vàng xám lẫn nhiều sạn sỏi,

nhiều nơi đang bị xói mịn do dịng chảy mặt có tốc độ cao. Đất phân bố ở vùng đồi
và núi lưu vực thượng sông Gianh thuộc Tuyên Hoá, Minh Hoá. Đất phù hợp với
cây lâm nghiệp, cây trồng cạn và chế độ canh tác vườn rừng, loại đất này chiếm tới
80% diện tích lưu vực.
- Đất cát pha và đất cát là sản phẩm của phù sa biển, phù sa sông và phù sa
sông - biển, đất có dạng đất thịt, thịt pha cát và đất mùn cát. Cấu tượng của đất bở
tơi, độ ngấm hút lớn, màu xám hoặc nâu xám. Phân bố chủ yếu ở khu tưới đồng
bằng Nam sông Gianh đất thành tạo từ phù sa sơng biển pha sườn tích dạng đất thịt
nặng và đất thịt pha sét, cấu tượng chặt độ mùn cao màu nâu hoặc màu vàng, nghèo
nàn và ít thấm nước.
1.2.1.3. Mạng lưới sơng ngịi và cửa sơng
1. Hệ thống sơng ngịi
Lưu vực sơng Gianh nằm trên địa phận đất đai của 4 huyện thuộc tỉnh Quảng
Bình là Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và huyện Kỳ Anh thuộc


14
tỉnh Hà Tĩnh. Tổng diện tích lưu vực là 4.680 km2 có tới 4.239 km2 là đồi núi chiếm
tỷ lệ 90,8%, trong đó có 1.160km2 (chiếm 24,8% diện tích lưu vực) là núi đá vơi.
Độ cao bình qn lưu vực là 360 m, độ rộng bình quân lưu vực là 38,6 km, hệ số
không đối xứng mang giá trị âm. Dịng chính sơng Gianh dài 158 km và được bắt
nguồn từ dãy núi Phu-cô-pi thuộc dãy Trường Sơn thuộc vùng biên giới Việt Lào
nằm ở độ cao trên 1.000m, sông chảy dọc theo đường quốc lộ 15 theo hướng Nam Bắc, đến Động Chuối giáp với tỉnh Hà Tĩnh thì dịng chảy đổi dịng theo hướng Tây
Bắc - Đơng Nam và đổ ra biển Đơng tại Cửa Gianh. Dịng chính sơng Gianh có thể
phân ra các đoạn như sau:
- Thượng lưu sông Gianh từ nguồn về đến Khe Nết dài 70 ÷ 80km, núi lan ra
sát bờ sơng, bờ phải là các thành đá vôi dựng đứng, nhiều nơi sông đào thành các
hang ngầm ở chân núi đá vơi, lịng sông nhiều thác ghềnh, khoảng 20km đầu đá đổ
ngổn ngang trên lịng sơng. Tới Đồng Tâm thung lũng sơng Gianh bắt đầu mở rộng,
mặt nước sơng rộng khoảng 80 ÷ 90m lớn nhất khoảng 110 ÷ 115m tại Đồng Tâm.

- Trung lưu sơng Gianh có thể kể từ Khe Nết đến Lạc Sơn, thung lũng mở
rộng, độ dốc lịng sơng giảm xuống rõ rệt, chỉ khoảng 1‰, bên phải thành vách đá
vôi ở sát bờ sông, bên trái sườn thoải mở rộng về phía Bắc, trong đoạn này sơng
Rào Trổ là phụ lưu cấp I nhập vào dịng chính.
- Hạ lưu từ phía dưới Lạc Sơn (Mai Hóa) trở xuống, độ dốc đáy sơng cịn
0,15‰, dịng sơng chảy trong vùng địa hình lịng chảo, bồi tích đất pha cát, đoạn từ
Hà Cơng đến phía dưới Ba Đồn lịng sơng mở rộng, chỗ rộng nhất có thể lên tới 1 ÷
2km, đoạn gần cửa Gianh lịng sơng bị thu hẹp do các cồn cát phát triển. Tại cầu Ba
Đồn dịng sơng có độ rộng mặt nước trung bình khoảng 300 ÷ 400m. Sông Gianh
đổ ra biển ở cửa Gianh, đáy biển nơng, phù sa của sơng Gianh tương đối ít, khả
năng bồi lấp kém.
Những phụ lưu lớn của sông Gianh đều ra nhập vào phần trung và hạ du sơng, do
đó diện tích lưu vực sơng tăng rất nhanh khi sơng chảy ra gần tới biển.


15
a. Sơng Rào Trổ
Là phụ lưu lớn nhất ở phía tả sơng Gianh, có diện tích lưu vực là 556 km2,
dịng chính dài 68,5 km, mật độ lưới sơng 1,20 km/km2. Sông bắt nguồn từ các dãy
núi đá vôi ở độ cao 375 m thuộc phía Tây của huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh và đổ
vào sông Gianh tại Minh Cầm (xã Mai Hố, huyện Tun Hóa - Quảng Bình), sơng
có 5 phụ lưu cấp 1 với diện tích lưu vực của mỗi phụ lưu từ (19,1-76,6) km2. Lưu
vực sông có dạng hình nấm, cuống nấm là cửa sơng, phần lưu vực thuộc huyện Kỳ
Anh rất rộng, có rất nhiều nhánh suối nhỏ như Rào Trân, Rào Mốc, Khe Canh, Khe
Cái.... tập trung nước từ dãy núi tạo thành dòng chính Rào Trổ. Vùng này có rất
nhiều hang động và nhiều thung lũng nhỏ. Đoạn chảy trong địa phận tỉnh Quảng
Bình sơng Rào Trổ nằm giữa hai triền núi cao sườn dốc và lịng sơng cắt sâu vào địa
hình, mặt cắt ngang sơng có dạng chữ V chiều ngang lưu vực hẹp và rất ít thung
lũng.
b. Sơng Rào Nan

Sơng Rào Nan có diện tích lưu vực 834 km2 trong đó phần đá vôi chiếm 347
km2 (41,6 %), mật độ lưới sơng 1,23 km/km2. Dịng chính sơng dài 86 km, bắt nguồn
từ các dãy núi đá vôi ở độ cao 450m thuộc phía Tây của huyện Minh Hóa, dịng chính
chảy theo hướng Bắc - Nam đến khu vực xã Minh Hóa có một nhập lưu lớn từ phía
Bắc chảy xuống là Khe Đạt, từ đó sơng chảy theo hướng gần như Tây - Đơng đến
Đèo Laken dịng chảy ngầm trong lịng vùng núi đá vôi dài khoảng 6 km theo đường
chim bay sau đó dịng chảy lại lộ ra ở vùng Lâm Lang. Sau Lâm Lang sông Nan chảy
gần như song song với dịng chính sơng Gianh đến địa phận xã Quảng Minh (huyện
Quảng Trạch) sông nhập vào sông Son trước khi đổ vào sông Gianh tại xã Quảng
Văn. Trong vùng này có một số thung lũng nhỏ ở ven hai bờ sơng, diện tích có khả
năng canh tác nhỏ, gần cửa sông đã xây dựng đập dâng Rào Nan để phục vụ cho trạm
bơm Rào Nan hoạt động cấp nước tưới cho các xã Quảng Trung, Quảng Tân, Quảng
Thủy, Quảng Lộc, Quảng Hòa, Quảng Văn thuộc huyện Quảng Trạch.


16
c. Sơng Son (sơng Trốc)
Lưu vực sơng Son có diện tích 1.556 km2 trong đó phần đá vơi là 723 km2
chiếm 46,5% (đã trừ lưu vực sông Rào Nan) với chiều dài lưu vực 65km và chiều
rộng bình quân lưu vực là 36,8 km, độ dốc bình quân 22,4%, lưu vực có mật độ lưới
sơng 1,10km/km2 . Sơng Son là chi lưu lớn nhất ở phía hữu của sơng Gianh được
bắt nguồn từ độ cao 1.350 m thuộc vùng núi đá vôi Kẻ Bàng - Phong Nha gồm rất
nhiều suối ngầm. Dịng chính sơng Son chảy theo hướng Tây Nam - Đơng Bắc,
chiều dài dịng chính 84 km có hệ số uốn khúc 1,79, sông chảy qua vùng đồi đất của
huyện Bố Trạch và đổ vào sông Gianh ở Vạn Phú thuộc địa phận xã Quảng Văn
huyện Quảng Trạch.

S. Gianh

Biển


158 121 4680 1160

19,2

38,6

1,04

Hệ số uốn khúc

Hệ số hình dạng

Hệ số không cân
bằng lưới sông

Hệ số không đối xứng

Mật độ lưới sơng
(km/km2)
Hệ số phát triển đường
phân nước

Phần
Tồn
Đá
lưu vực
vơi

Độ dốc bình qn l

ưu vực (%)
Chiều rộng bình qn
lưu vực (m)

Diện tích
hứng nước
(km2)

Diện tích giữa 2 PL
liên tiếp (km2)

Chiều dài lưu vực (m)

Đổ vào
đâu
Tên Sơng (Sơng,hồ,
biển), phía
(P/ T)

Chiều dài sơng (m)

Bảng 1.2. Đặc trưng lưới sông trong vùng nghiên cứu

1,55 -0,34 0,69 0,32 1.85

Khe Cha
S.
P 11,5 12,5 54,1
Lo
Gianh


43,3

Khe Giơi

nt

T 26,5 22,5

161

42,6

Rầu Ve

nt

P 23,5 19

77

74,1

4,1

1.27

PL số 4

nt


T 10,5 11

29,6

27,3

2,7

1.35

Nam Quạt

nt

T 21,5 19

104

1

PL số 6

nt

T 10,5

37,3

8,2


Khe Nết

nt

T 32,3 21,5

164

20,2

Khe Lốp

nt

P

34,3

69,3

Khe Ròn

nt

P 26,5 13,8

124

Rào Kèn


nt

T 11,5

37,5

93,9

Rào Trổ

nt

T 68,5 39,5

556

28,8

Khe Trang nt

T

23

16

45,1

76,2


Sông Son

P

84

65

2390 1070

208

22,4

36,8

1,14

1,48 0,46

Rào Nan S. Son T

86

68

834

50


20,3

12,3

1,23

1,94 0,33 1,48 0,18 2.93

nt

15

9
9
8

5,5

347

12,2

4,3
32,6

26,6

7,2


5,5

1.15
0,6

0,58

1,25

0,2

1,5

1,27 -0,23 0,7

4,1
17,8

7,6
9

1,16

1,5

0,85 0,35 2.52
2.42

1,45


1,44 -0,41 0,65 0,65 2.52

4,7
17,9

14,1

0,29 1.75
1.84

3,8
16,5

0,32 2.6

1.64
1,2

1,57 0,09 1,16 0,36 2.48

2,8

1.92
1,8

0,57 1.79


17
2. Đặc điểm hình thái và diễn biến lịng sơng

Đặc điểm địa hình, hình thái sơng Gianh ngắn, dốc, lại nằm trong vùng có
tâm mưa lớn, nước lũ chảy xiết, vận tốc thường lớn hơn 5m/s gây ra hiện tượng xói
lở rất mạnh ở những đoạn sơng cong và có cấu tạo địa chất dạng cát pha, mùn....
Qua khảo sát thực địa và nghiên cứu các tài liệu điều tra hàng năm của Chi cục Đê
điều và PCLB tỉnh Quảng Bình cho thấy đại bộ phận bờ sơng trong vùng đều bị xói
lở do tác động của áp lực thủy động dịng chảy có vận tốc lớn kết hợp với địa chất
vùng bờ yếu, cấu tạo đất màu, đất cát, pha cát, đất mùn hữu cơ.
Tổng chiều dài bờ sông bị xói lở trên hệ thống sơng Gianh lên tới gần 50km.
Những điểm có tốc độ xói lở mạnh, gây uy hiếp cuộc sống và tài sản của nhân dân
như: Đoạn chảy qua các xã Kim Hóa, Văn Hóa, Châu Hóa (Tuyên Hóa), Quảng
Minh, Quảng Tiên, Phù Hóa, Cảnh Hóa (Quảng Trạch). Đặc biệt năm 2004, 2005,
2007 có nơi xói lở vào đất liền 15-25 m như ở Văn Hóa, Phù Hóa, Mỹ Trạch, Sơn
Trạch...
3. Cửa sơng
- Về khả năng thốt lũ của sơng: Lưu vực sơng Gianh đổ ra biển tại cửa
Gianh. Cửa ra gần vng góc với bờ biển, tuy nhiên lại bị co hẹp lại bởi hai doi cát
có cao độ từ (0,2-0,4) m dẫn đến lịng sơng cắt sâu vào địa hình, cao độ đáy sơng tới
- 9 m. Lịng sơng mùa kiệt tại cảng Gianh rộng tới 550 m, nhưng tại cửa ra của sông
chỉ xấp xỉ 150 m. Tuy nhiên sự co hẹp này cũng khơng ảnh hưởng nhiều tới khả
năng thốt lũ của sông, bởi trong mùa lũ mực nước lớn chảy tràn qua doi cát làm
khẩu độ thoát lũ tại cửa ra tương đối lớn.
- Về khả năng bồi xói: Theo quan trắc trong nhiều năm trở lại đây cho thấy
cửa sông Gianh tương đối ổn định.
1.2.1.4. Đặc điểm khí tượng thủy văn
1. Trạm khí tượng và trạm đo mưa
Để phục vụ nghiên cứu tình hình khí hậu vùng nghiên cứu đã sử dụng tài liệu
của trạm khí tượng: Tun Hố, Ba Đồn. Tại các trạm này có các quan trắc các yếu tố:
nhiệt độ khơng khí, bức xạ, độ ẩm, gió mưa. Các trạm đo mưa: Đồng Tâm, Trooc,



18
Làng Mô, Trường Sơn, Tân Mỹ, Nông trường Việt Trung, Mai Hóa, Minh Hóa.
Phần lớn các trạm được quan trắc từ năm 1960 -1961. Các số liệu khí hậu, đo
mưa của các trạm do Tổng Cục khí Tượng Thuỷ Văn cung cấp đã chỉnh lý nên chất
lượng đảm bảo, tin cậy.
Bảng 1.3. Các trạm khí tượng và trạm mưa
Liệt thời gian

Lưu vực
sơng

Kinh
độ

Vĩ độ

Các yếu tố quan
trắc

Tun Hố

1960 - 2011

Gianh

106011’

17049’

X, V, Z To, U


Ba Đồn

1960-2011

Gianh

106o25’

17o45’

X, V, Z To, U

Minh Hoá

1961-1965,
1975-2011

Gianh
0

0

Tên trạm

Trook

1960- 2011

Rịn


Rịn

1964 -1990

Rịn

Làng Mơ

1980 -2011

Gianh

X
106 29’

17 55’

X
X
X

0

Thanh Khê

1972 - 1998

Gianh


Tân Mỹ

1962 - 2011

Gianh

X

NT Việt Trung

1968 - 2011

Dinh

X

Rào Nan

1975 - 1991

Rào Nan

X

Cự Nẫm

1961 - 1975

Rào Nan


Tân Sum

1983 -1990

Gianh

Cao Hoá

1975 - 1990

Gianh

Thanh Lạng

1975 - 1988

Gianh

106 26’

0

17 42’

X

X
105o52’

o


17 51'

X
X

105o51'

17o59'

X

0

Đồng Tâm

1960 - 2011

Gianh

106 06

17 50

X

Mai Hoá (Lạc
Sơn)

1962 - 2011


Gianh

106011’

17048’

X

0

Ghi chú: X: lượng mưa (mm/năm); T: nhiệt độ khơng khí (oC); U: độ ẩm
(%); Z: bốc hơi (mm/năm); V = tốc độ gió (m/s).
2. Tài liệu thủy văn
Trên sơng Gianh có 2 trạm đo thuỷ văn đó là trạm Đồng Tâm trên dịng
chính sơng Gianh và trạm Tân Lâm trên nhánh Rào Trổ. Trạm Đồng Tâm bắt đầu
quan trắc đầy đủ các yếu tố H, Q, và độ đục từ năm 1961, đến năm 1982 thì hạ cấp,
chỉ còn đo đặc trưng mực nước. Trạm Tân Lâm cũng có được thời gian đo các đặc
trưng H và Q từ năm 1970 đến hết năm 1979. Năm 1980 trạm này ngừng hoạt động.


×