Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Một số giải pháp nhằm hình thành kỹ năng tự học với sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.9 KB, 37 trang )

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Ở Việt Nam, vấn đề hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu là một vấn
đề mang tính thời sự, là một trong những giải pháp về đổi mới phương pháp
dạy học, được nhiều nhà giáo dục quan tâm trong định hướng đổi mới và nâng
cao chất lượng giáo dục. Nhưng hiện nay, chưa có nhiều tài liệu, công trình
nghiên cứu bàn về vấn đề hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, khiến cho
việc áp dụng phương pháp này trong dạy học các môn học nói chung và môn
Lịch sử nói riêng gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Trong các công trình đã xuất
bản về hướng dẫn học sinh tự học ở Việt Nam, được biết đến nhiều nhất và phổ
biến nhất là Tuyển tập Tác phẩm "Tự Giáo Dục, Tự Học, tự Nghiên Cứu" của
Nguyễn Cảnh Toàn (sách này gồm 2 tập) do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản. Ngoài ra, các bài
báo, tài liệu về hướng dẫn học sinh tự học chủ yếu vẫn ở dạng sáng kiến kinh
nghiệm và trao đổi trong cộng đồng giáo viên.
Vì vậy, trong bối cảnh dạy học đó, một số giải pháp nhằm hình thành
kỹ năng tự học với sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh lớp 6 đã được nảy
sinh nhằm góp thêm một tiếng nói cho việc hình thành kỹ năng tự học lịch sử
với sách giáo khoa cho học sinh đầu cấp. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ,
đường lối, quan điểm chỉ đạo của Ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2. Cơ sở lý luận.
2.1. Quan niệm về tự học.
Theo Nguyễn Cảnh Toàn: Tự học là tự mình dùng các giác quan để thu
nhận thông tin rồi tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (so
sánh, quan sát, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (phải sử dụng công
cụ) cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế
giới quan (trung thực, khách quan, chí tiến thủ, không ngại khó….) để chiếm
lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu
của mình. Còn Nguyễn Văn Đản cho rằng: “Tự học là một quá trình học, trong
đó học sinh tự giác, độc lập, tự điều khiển các thao tác, hành động nhận thức,



nhằm đạt tời mục tiêu học tập của cá nhân”. Sự thống nhất trong quan niệm về
tự học, đó là tính tự giác, tự chủ trong hành động và mục đích rõ ràng của hành
động tự học để đạt tới mục tiêu đề ra.
2.2. Quan niệm về kỹ năng tự học.
Kỹ năng tự học là cách thức lựa chọn và thực hiện các hành động học tập
của do học sinh chủ động, tự giác tiến hành để đạt tới mục tiêu học tập cuả các
nhân. Kỹ năng tự học được biểu hiện ở các mặt kỹ thuật của hành động tự học
và năng lực tự học của mỗi cá nhận. Nói cách khác năng lực tự học được biểu
hiện ra ở kỹ năng tự học. Để tự học có kết quả người học phải có một số kỹ
năng cơ bản: kỹ năng đọc sách, ghi chép, ôn tập và hệ thống hóa bài học, kỹ
năng tự kiểm tra đánh giá, kỹ năng tìm tài liệu, làm việc với nhóm, kỹ năng lập
kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kỹ năng tự nghiên cứu và tổ chức hoạt động
….Các kỹ năng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, bổ sung cho nhau và có ý nghĩa
quyết định đến kết quả tự học.
Các biểu hiện của kỹ năng lực tự học:
+ Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt
được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
+ Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các
cách học: Hình thành ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa
chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp (các đề mục, các đoạn bài trong
SGK, sách tham khảo, Internet) lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt
với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa, ghi chú bài
giảng của GV theo các ý chính; tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu
của nhiệm vụ học tập.
+ Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế cảu bản thân khi thực
hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè; chủ động tìm
kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập
2.3. Kỹ năng tự học với SGK Lịch sử lớp 6.
HS lớp 6 có độ tuổi từ 11-12, là thời kì quá độ từ trẻ con sang người lớn

và giai đoạn này tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: phát triển thể chất,


trí lực, đạo đức, xã hội….HS đã xác định được động cơ học tập để nắm vững tri
thức, sẵn sàng lao động nhưng chưa bền vững; đã thể hiện hứng thú (mức độ
khác nhau) với các môn học, yếu tố say mê tự học đã xuất hiện ở nhiều học
sinh. Sự phát triển về nhận thức tạo điều kiện cho HS khả năng quan sát tinh tế,
tư duy trừu tượng, phát triển ngôn ngữ và ghi nhớ loogic, ghi nhớ ý nghĩa tăng
lên. Tư duy khái quát, độc lập của HS lớp 6 được phát triển mạnh, tư duy phê
phán hình thành và phát triển; tư duy sáng tạo độc lập giúp HS thích tìm ra
cách giải bài tập riêng của mình, phát minh ra cái mới…Từ những đặc điểm
này, GVLS chú ý nâng cao hứng thú của HS với môn học, phát huy tính tích
cực, sáng tạo qua việc tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng học
tập, đặc biệt kỹ năng tự học lịch sử với HS.
SGK là tài liệu học tập chủ yếu, nguồn tri thức quan trọng với HS. Việc
tự học với SGK được tiến hành ở cả trên lớp cũng như ở nhà. Để hình thành kỹ
năng tự học lịch sử với SGK một cách có hiệu quả, HS cần thực hiện bền bỉ
trong một quá trình, qua từng bài học cụ thể, có sự hướng dẫn của GV (ở các
mức độ khác nhau). Căn cứ vào mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường THCS, GV
xác định những kỹ năng tự học lịch sử với SGK phù hợp với HS.
Trong tự học lịch sử với SGK, kỹ năng tự học cần rèn luyện đối với học
sinh bao gồm:
+ Kỹ năng khai thác lược đồ, bàn đồ, tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu để
tự tìm kiếm nội dung lịch sử thông qua kênh hình.
+ Khả năng tự đọc và phát hiện kiến thức lịch sử cơ bản trong SGK.
+ Khả năng tự tìm kiếm kiến thức lịch sử thông qua tài liệu tham khảo.
+ Kỹ năng kết hợp SGK với nghe giảng và ghi chép.
+ Khả năng trả lời câu hỏi và tự đặt câu hỏi.
+ Khả năng tự hệ thống hóa kiến thức ôn tập, củng cố kiến thức.
3. Thực trạng của vấn đề.

Để tìm hiểu thực trạng của việc dạy học Lịch sử lớp 6 trên địa bàn huyện
nhà, tôi tiến hành dự giờ của các bạn đồng nghiệp ở trường bạn. Đồng thời,


khảo sát ý kiến HS qua hệ thống phiếu khảo sát để nắm bắt được tình hình học
tập bộ môn.
3.1. Dự giờ GV.
Dự giờ tiết 4, tuần 4, Lịch sử lớp 6 bài "Các quốc gia cổ đại phương
Đông" của đồng nghiệp Nguyễn Văn A, trường THCS X (Đây là một trường
học được đánh giá là trường có chất lượng dạy học tốt trong huyện). Nội dung
bài giảng sơ lược tóm tắt như sau:
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1(Đàm thoại - Nêu vấn đề)

Nội dung kiến thức
1, Các quốc gia cổ đại

- Ở phương Đông những cư dân nguyên thuỷ phương Đông đã được hình
đã sinh sống ở những đâu? Thời gian nào?

thành từ bao giờ?

- GV: Cuối thời NT, cư dân sống ở lưu vực * Đời sống kinh tế :
những dòng sông lớn đó ngày càng đông.

- Cư dân tập trung ở lưu vực

- Theo em, vì sao cư dân tập trung ở lưu vực các dòng sông lớn vì: Đất đai
các con sông lớn?


màu mỡ, dễ canh tác, cho

- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, ngành năng xuất cao, đảm bảo cuộc
kinh tế chính của cư dân vùng này là gì?

sống cho họ.

- Cư dân đã biết làm gì để phát triển nông - Ngành kinh tế chính: Nông
nghiệp?

nghiệp.

- GV kể chuyện thần thoại “Ông Vũ Trị - Cư dân còn biết làm thuỷ lợi
Thuỷ”.

để phát triển nông nghiệp.

- Với đầy đủ yếu tố: Đất đai, nước tưới, sản =>SX nông nghiệp PT cao,
xuất nông nghiệp sẽ như thế nào?

lương thực dư thừa, giai cấp

- GV sử dụng hình 8 và miêu tả phần dưới.

hình thành và xuất hiện nhà

- Các quốc gia cổ đại phương Đông được nước.
hình thành vào thời gian nào? Ở đâu?

* Thời gian: Vào cuối thiên


- GV: các quốc gia cổ đại phương Đông là niên kỉ IV- đầu thiên niên kỉ
những quốc gia cổ đại sớm nhất trong lịch sử III TCN các nhà nước đầu
loài người.

tiên

được

hình

phương Đông đó

thành




* Địa điểm: ở Ai Cập, Lưỡng
Hoạt động 2 (Thảo luận - Nêu vấn đề)

Hà, Ấn Độ, Trung Quốc ngày

- XH cổ đại phương Đông bao gồm những nay, trên lưu vực các con
tầng lớp nào?

sông lớn như sông Nin ở Ai

- Các tầng lớp có vai trò, vị trí như thế nào Cập...
trong xã hội cổ đại phương Đông?


2, Sơ lược về tổ chức và đời

- Điều qui định trong luật là với đối tượng sống xã hội ở phương Đông
nào?

* Các tầng lớp xã hội chính

- Qua 2 điều luật trên, người cày thuê phải - XH gồm 3 tầng lớp:
làm việc như thế nào?

Quý tộc

- GV nói qua về các cuộc đấu tranh của nô lệ
và dân nghèo
- GV: Tuy ở mỗi nước quá trình hình thành
và phát triển của nhà nước không giống

Nông dân công xã

Nô lệ

nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân - Nông dân công xã là lực
chủ chuyên chế.

lượng lao động chính.

- Em hiểu thế nào là “chuyên chế”?

- Quý tộc là tầng lớp có nhiều


(Nhà vua có quyền hành như thế nào?)

của cải quyền thế, gồm vua,

- Em biết những cách gọi nào về người đứng quan lại và tăng lữ
đầu ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

- Nô lệ là những người hầu hạ

- Em còn biết gì về các quốc gia cổ đại phục dịch cho quý tộc, thân
phương Đông?

phận không khác gì con vật.

-HS: TQ: Thiên tử ( Con trời); Ai Cập: Pha * Tổ chức xã hội:
ra ôn ( ngôi nhà lớn);

- Vua nắm mọi quyền hành trong

Lưỡng Hà: En si (người đứng đầu)

xã hội=> Nhà nước quân chủ

- GV: Ở Ai Cập, Ấn Độ bộ phận tăng lữ khá chuyên chế.
đông. Họ tham gia vào các việc chính trị và - Bộ máy hành chính từ TW
có quyền hành khá lớn, thậm trí lấn át cả đến địa phương còn khá đơn
quyền vua.
* Củng cố


giản do quý tộc nắm giữ.


- Em hãy kể tên và xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương đông trên lược đồ?
- XH phương Đông cổ đại gồm những tầng lớp nào? Vị trí, vai trò của các tầng lớp?
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài nắm chắc thời gian, địa điểm ra đời, nền tảng kinh tế, thể chế của các
quốc gia này.
- Sưu tầm các tư liệu liên quan đến các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Đọc và chuẩn bị bài 5 tìm hiểu những nét đặc trưng của XH phương Tây
* Như vậy, qua tiết dự giờ tôi nhận thấy:
- GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp nêu vấn để làm
rõ nội dung kiến thức bài dạy. Chính các phương pháp này khiến cho giờ học
trầm, không sinh động. Học sinh chỉ giống như một cỗ máy nghe giảng - ghi
bài, thụ động tiếp nhận lượng kiến thức mà cô giáo dạy.
- Sự chuẩn bị một tiết dạy lịch sử của giáo viên còn sơ sài nên khi tổ chức
giảng dạy vài lần không thành công, giáo viên lại xem nhẹ nội dung này.
- Hình thức tổ chức dạy và học còn đơn giản, chưa phong phú, chưa đáp
ứng nhu cầu nhận thức của học sinh, chưa kích thích được tính ham hiểu biết
và hứng thú học tập của học sinh, thiếu các bài tập về nhà sưu tầm lịch sử.
3.2. Trao đổi, khảo sát với học sinh qua phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
VỀ THỰC TRẠNG HỌC LỊCH SỬ LỚP 6
(Phiếu dành cho học sinh trước khi thực nghiệm)
1. Em cho biết tầm quan trọng của môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở?
a. Quan trọng
b. Rất quan trọng
c. Không quan trọng
d. Bình thường
2. Theo em học môn Lịch sử để làm gì?

a. Nâng cao hiểu biết về lịch sử
b. Trở thành học sinh giỏi toàn diện
c. Trở thành nhà nghiên cứu lịch sử
d. Đạt kết cao khi thi
3. Em có thích học môn Lịch sử không?


a. Thích
b. Không thích
c. Bình thường
d. Bắt buộc
4. Vì sao em không thích học môn lịch sử?
a. Đây là môn học rất khó nhớ, có quá nhiều sự kiện
b. Đây chỉ môn học phụ không quan trọng
c. Bài giảng cô giáo cho ghi dài
d. Đây là môn học thường phải sử dụng bản đồ
5. Ở trên lớp em học tập môn lịch sử như thế nào?
a. Nghe giảng, ghi bài, phát biểu ý kiến
b. Học hoàn toàn theo sách giáo khoa
c. Thích thì ghi, không thích thì không ghi
d. Không thích nghe giảng, không thích ghi bài
6. Em thường học bài cũ của môn Lịch sử như thế nào?
a. Học thuộc vở ghi
b. Học theo ý hiểu kết hợp vở ghi
c. Học theo ý mở rộng của sách giáo khoa
d. Học theo sách tham khảo
7. Theo em, hiện nay thầy (cô) giáo thường sử dụng phương pháp giảng dạy
nào khi dạy môn Lịch sử?
a. Miêu tả bằng ngôn ngữ nói là chính
b. Giải thích, minh hoạ bằng tranh ảnh, bản đồ

c. Tường thuật
d. Vừa giảng, vừa đọc cho ghi
8. Em có tự học lịch sử với SGK?
a. Thường xuyên
b. Không bao giờ
c. Thỉnh thoảng
d. Bắt buộc
Kết quả điều tra. (Dùng phiếu điều tra 20 học sinh lớp 6)
Nội dung
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8

Ýa
5 = 25%
5 = 25%
0
15 = 75%
10=50%
10= 50%
10 = 50%
2 = 10%

Kết quả
Ýb

0
0
18 = 90%
5 = 25%
0
10 = 50%
1 = 5%
0

Ýc
15 = 75%
0
2 = 10%
0
10 = 50%
0
2 = 10%
10= 50%

Ýd
0
15= 75%
0
0
0
0
7 = 35%
8 = 40%



Qua việc trao đổi, khảo sát với học sinh tôi nhận thấy: Đa số học sinh
đều cho rằng Lịch sử là một môn học không quan trọng trong nhà trường
(75%). Chỉ có số ít HS cho rằng đó là môn học quan trọng (25%). Có thể nói
đây là một thực trạng đáng buồn của ngành giáo dục. Cũng bởi các em cho rằng
học lịch sử chỉ để đạt điểm cao trong thi cử. Làm vừa lòng bố mẹ, tránh bị bố
mẹ la mắng. Số lượng HS cho rằng học lịch sử để nâng cao nhận thức về bộ
môn là rất ít (chiếm tỉ lệ 25% số HS). Các em cũng không thích học bộ môn
(90%) bởi đây là bộ môn khó nhớ có nhiều sự kiện và là môn phụ không quan
trọng. Khi được hỏi ở trên lớp các em học môn Lịch sử như thế nào các em đều
cho rằng vừa nghe giảng vừa ghi bài và phát biểu ý kiến. Có em lại cho rằng
thích thì ghi mà không thích thì thôi. Đẻ hiểu một bài lịch sử các em có phương
pháp tự học ở nhà là học theo ý hiểu, học ở vở ghi. Ý thức tự học của các em
cũng rất hạn chế. Các em tự học theo vở ghi chỉ khi nào bắt buộc cô giáo, bố
hoặc mẹ bất buộc. Còn khi nào cần điểm cao thì các em học nghĩa là chỉ thỉnh
thoảng mới học theo vở ghi. Khi hỏi các em trên lớp GV sử dụng phương pháp
dạy học nào? Đa số các em cho rằng các thầy cô miêu tả ngôn ngữ nói là chính.
Thỉnh thoảng mới có thầy cô sử dụng tranh, ảnh bản đồ để minh họa.
Như vậy: Tình trạng không thích học Lịch sử là một tình trạng phổ biến
hiện nay. Điều đó dẫn đến việc các em sợ học sử, chất lượng kiểm tra thấp, chất
lượng học sinh giỏi hạn chế. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng trên, tôi
tiến hành phân tích nguyên nhân và rút ra phương pháp dạy học thích hợp với
học sinh. Đó là phải hình thành cho học sinh kỹ năng tự học với SGK Lịch
sử cho học sinh đặc biết là học sinh lớp 6 (học sinh khối đầu cấp).
4. Các biện pháp hình thành kỹ năng tự học với GSK Lịch sử cho
học sinh lớp 6.
4. 1. Hình thành kỹ năng đọc - hiểu nội dung bài viết SGK Lịch sử 6.
Với HS lớp 6 việc đọc được bài viết không có nghĩa là đã hiểu nội dung
bài viết trong SGK. Việc rèn kỹ năng đọc - hiểu nội dung bài viết sẽ giúp HS
xác định nội dung chủ yếu của toàn bài (khái quát), nội dung cụ thể (sự kiện,



hiện tượng, nhân vật….) của từng mục và xác định kiến thức cơ bản của bài
học. Từ đó, học sinh có thể trả lời được những câu hỏi:
- Bài học này/mục này đề cập đến vấn đề gì?
- Nội dung nào là cơ bản, quan trọng, sự kiện hay nhân vật nào tiêu biểu
đối với vấn đề đó?
- Những từ ngữ nào quan trọng (từ khóa) trong một đoạn, một mục và toàn bài?
Ví dụ: Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình Lịch sử lớp 6, để
hình thành năng lực tự học cho học sinh, GV hướng dẫn HS đọc – hiểu nội
dung bài viết như sau:
Bài 1. Sơ lược về môn lịch sử.
- GV cho HS đọc toàn bộ nội dung bài 1 ngay trên lớp khoảng 10 phút
(Cũng có thể cho 1 HS đọc to, học sinh khác kết hợp nghe và đọc thầm theo
SGK). Sau khi HS đọc xong, GV đặt câu hỏi:
+ Bài học bao gồm mấy mục? Nội dung từng mục đề cập đến vấn đề gì?
Với câu hỏi này tưởng rất dễ đa số các em sẽ trả lời được, nhưng GV
không nên bỏ qua. Vì câu hỏi ban đầu này sẽ giúp HS hình thành thói quen
hiểu cấu trúc nội dung 1 bài học lịch sử và nội dung mà SGK định trình bày.
Cụ thể với câu hỏi này, HS trả lời được bài học gồm 3 mục, mục 1 cho biết lịch
sử là gì? Mục 2: mục đích của việc học lịch sử. Mục 3: Con người dựa vào đâu
để biết và dựng lại lịch sử?
Sau khi HS trả lời được câu hỏi này, GV đặt tiếp câu hỏi:
+ Trong 3 nội dung em vừa trình bày, nội dung nào là cơ bản và quan
trọng nhất?
Chắc chắn với câu hỏi này HS sẽ biết được mục đích của việc học lịch sử
để làm gì? Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm,
cội nguồn của dân tộc mình; biết được tổ tiên, ông cha ta đã sống và lao động
như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình
đang có, biết ơn những người làm ra nó, cũng như biết mình làm gì cho đất
nước….



Để giúp HS nâng cao năng lực tự học, GV đặt câu hỏi: Những từ ngữ
nào quan trọng (từ khóa) trong một đoạn, một mục và toàn bài? Với bài này
học sinh sẽ xác định được từ khóa trung tâm của bài là lịch sử.
Như vậy, kỹ năng đọc - hiểu bài viết là kỹ năng cần thiết để rèn luyện các
kỹ năng khác khi tự học lịch sử với SGK, tài liệu.
4.2. Hình thành kỹ năng quan sát và khai thác kênh hình trong SGK
Lịch sử 6.
Kênh hình trong SGK lịch sử (tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ, bảng biểu….)
chứa đựng những nội dung lịch sử không chỉ mang tính minh họa cho nội dung
bài viết mà còn là nguồn tri thức, có khả năng cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ
năng và tăng hứng thúc học tập cho HS. Khi làm việc với kênh hình, HS không
chỉ quan sát mà còn tìm kiếm được những thông tin ẩn chứa trong đó, như: Bức
ảnh phản ánh về nhân vật hay sự kiện nào? Nội dung của hình đó là gì? Thông
điệp đằng sau bức hình?
* Đối với kênh hình là ảnh chụp, GV hướng dẫn HS tự học theo các
bước như sau:
- Bước 1: Quan sát tranh, ảnh từ trái qua phải, từ trên xuống dưới nắm
nội dung khái quát của tranh, ảnh.
- Bước 2: Mô tả nội dung bức ảnh (GV đặt các câu hỏi gợi mở giúp HS
quan sát được kĩ hơn).
- Bước 3. Nhận xét nội dung lịch sử được mô tả trong bức ảnh.
Ví dụ: Khi dạy tiết 1 bài 1 “Sơ lược về môn lịch sử”, GV giúp HS hình
thành kỹ năng quan sát và khai thác kênh hình trong SGK như sau:
Hình 1: Một lớp ở trường làng thời xưa.


GV hướng dẫn HS kỹ năng quan sát và khai thác kênh hình như sau:
+ GV giới thiệu khái quát nội dung bức ảnh: Bức ảnh chụp khung cảnh

của một lớp học ở trường làng thời xưa.
+ Sau đó cho HS quan sát (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới) và gợi
mở để HS thảo luận: Qua bức ảnh, các em thấy lớp học thời xưa khác với lớp
học ở trường em bây giờ như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Bức ảnh nói lên
điều gì?
+ HS sẽ tìm ra được: Lớp học được tổ chức ở ngoài trời, ngay trước sân
nhà, không có phòng học riêng cũng không có bảng đen, phấn trắng….Lớp học
có 7-8 HS, sách vở được đặt dưới nền ngay trước mặt. HS mặc quần trắng, áo
the dài, không có HS nữ. HS ngồi xếp bằng tư thế ngay ngắn, tay khoanh trước
ngực, chăm chú nhìn vào thầy giáo, một HS đứng bên cạnh, mặt quay vào thầy
giáo có lẽ đang trả lời câu hỏi của thầy. Qua đó HS dễ dàng nhật thấy sự khác
nhau của trường học thời xưa và trường học bây giờ. Đồng thời HS cũng sẽ tự
nhận thấy điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Nhưng bức ảnh cũng
thể hiện được tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một tinh thần tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam.
Hình 2. Bia Tiến sĩ (Văn Miếu - Quốc Tử Giám)


Tương tự GV hướng dẫn HS rèn kĩ năng qua các bước:
+ Quan sát ảnh và giới thiệu: Đây là bức ảnh chụp văn bia Tiến sĩ ở Văn
Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), khắc tên tuổi của những người đỗ Tiến sĩ
trong các khoa thi thời xưa. Bia được khắc trên loại đá xanh, kích thước không
giống nhau, được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Trên mỗi tấm bia khắc một bài
văn bằng chữ Hán…Bia được đặt trên lưng rùa bằng đá.
+ Trả lời câu hỏi: Bia đá được đặt ở Văn Miếu để làm gì? Nó thuộc loại
tư liệu nào? (Bia đặt ở Văn Miếu nhằm tôn vinh những người đỗ đạt cao.
Thuộc loại tư liệu hiện vật, tư liệu gốc.)
* Đối với kênh hình là lược đồ, sơ đồ.
- Bước 1. Quan sát lược đồ, sơ đồ. Đọc các chú thích trên lược đồ, sơ đồ.
Năm được các kí hiệu mang tính đặc thù của bộ môn.

- Bước 2. Tường thuật lại nội dung trên lược đồ, sơ đồ theo gợi ý của GV.
- Bước 3. Nhận xét nội dung sự kiện.
Ví dụ: Khi học bài 15. Nước Âu Lạc (Tiếp theo).


Sơ đồ khu thành Cổ Loa.
- HS quan sát hình, mô tả về cấu trúc thành Cổ Loa, cách bố trí của
thành: Thành gồm ba vòng tròn khép kín. Theo thứ tự từ trong ra ngoài là thành
nội, thành trung, thành ngoại. Bên ngoài mỗi vòng thành đều có hào sâu bao
quanh. Cac hào nối với nhau và thông với sông Hồng, đầm Cả. Ngoài ba vòng
thành và hào khép kín, khoảng giữa các vòng thành và phía ngoài thành ngoại
còn có nhiều đoạn lũy và ụ đất được bố trí và sử dụng như những công sự phòng
vệ thành Cổ Loa.
- Nhận xét về việc xây dựng thành Cổ Loa và cách bố trí của thành: Tất
cả những “chiến lũy” “ụ đất phòng vệ” cùng ba vòng thành khép kín tạo thành
công trình kiến trúc thống nhất, một căn cứ quân sự mang tính chất phòng vệ
vững chắc, phối hợp bộ binh và thủy binh. Thể hiện trí tuệ tài giỏi của con người
thời đó.
Ví dụ: Khi học bài 27: Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân


Lược đồ: Khởi nghĩa Lí Bí
- HS quan sát lược đồ đọc tên các châu, xác định vị trí các châu trên lược
đồ trên lược đồ: Giao Châu - đồng bằng Trung du Bắc Bộ, Hoàng Châu Quảng Ninh, Ái Châu - Thanh Hóa, Đức Châu - Nghệ An, Hà Tĩnh. Trung tâm
là Long Biên - nay thuộc Bắc Ninh.
- Xác định địa điểm bùng nổ và phát triển của cuộc khởi nghĩa: Chu
Diên, Thanh Trì, Thái Bình.
Tóm lại: Việc rèn luyện kỹ năng khai thác kênh hình sẽ giúp cho HS
quan sát tinh tế, sâu sắc hơn cũng như khả năng biểu đạt phi ngôn ngữ kiến thức
của mình.

4.3. Hình thành kỹ năng diễn đạt nội dung bài học trong SGK Lịch sử 6.
HS lớp 6 có khả năng ghi nhớ kiến thức logic, cùng với sự phát triển
ngôn ngữ, HS thích biểu đạt theo cách hiểu của mình. Vì vậy, kỹ năng diễn đạt
có thể bằng lời nói, chữ viết, cũng có thể qua hình thức phi ngôn ngữ (tranh vẽ,
hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu…).
Ví dụ: Khi học bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta.
GV hướng dẫn HS diễn đạt nội dung kiến thức bài học bằng cách lập
bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta như sau:


Các giai đoạn

Thời

phát triển

gian

Địa điểm chính

Công cụ

Hang Thẩm Hai, Thẩm Công cụ đá ghè đẽo
40-30
Người tối cổ

Khuyên (Lạng Sơn); núi thô sơ dùng để chặt,

vạn


Đọ,

năm

Hóa); Xuân Lộc (Đồng ghè mỏng

Người
tinh khôn

3-2 vạn

(giai đoạn

năm

tinh khôn
(giai đoạn

12.0004000

Yên

(Thanh đập; nhiều mảnh đá

Nai)
Mái đá

Ngườm

(Thái Những chiếc rìu bằng


Nguyên);

Sơn Vi

(Phú hòn cuội, được ghè đẽo

Thọ); Lai Châu, Sơn La, thô sơ, có hình thù rõ
Bắc Giang, Thanh Hóa, ràng

đầu)
Người

Quan

Nghệ An
Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Rìu ngắn, rìu có vai
Long

ngày càng nhiều, được
mài lưỡi

năm

phát triển)
Hoặc khi học về bộ máy nhà nước thời An Dương Vương (đoạn 3, mục
2: Nước Âu Lạc ra đời, bài 14: Nước Âu Lạc). HS có thể tự học rồi trình bày
bằng cách hệ thống hóa bằng sơ đồ như sau:
An Dương Vương
Lạc hầu – Lạc tướng

(trung ương)

Bộ
(Lạc tướng)

Chiềng, chạ
(Bồ chính)

Bộ
(Lạc tướng)

Chiềng, chạ
(Bồ chính)

Chiềng, chạ
(Bồ chính)

Như vậy, từ một nội dung lịch sử nhưng với những cách diễn đạt phong
phú thể hiện sự sáng tạo của HS, rất cần được khuyến khích.


4.4. Hình thành kỹ năng tóm tắt và hệ thống kiến thức trong SGK.
Kỹ năng này giúp HS hiểu bài sâu sắc và rèn luyện kỹ năng khái quát,
tổng hợp kiến thức. HS có thể tóm tắt và hệ thống kiến thức bằng lập dàn ý,
bảng biểu, vẽ sơ đồ khối, sơ đồ tư duy….Yêu cầu của kỹ năng tóm tắt và hệ
thống kiến thức là ngôn ngữ phải ngắn gọn cơ bản.
Ví dụ 1: GV hướng dẫn HS hình thành kỹ năng tóm tắt và hệ thống kiến
thức SGK trong bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử trong mục 1, ở từng đoạn
như sau:
Mục 1. Tại sao phải xác định thời gian?

GV cho HS đọc lướt qua một lần, yêu cầu HS tóm lược nội dung của
từng đoạn trong mục, rồi sau đó tóm tắt nội dung cả mục. Cụ thể:
- Đoạn 1: HS tóm lược được nội dung: Lịch sử loài người gồm nhiều sự
kiện, thời gian khác nhau. Muốn hiểu lịch sử phải sắp xếp sự kiện theo thời gian.
- Đoạn 2: Xác định thời gian là cần thiết.
- Đoạn 3: Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản.
- Đoạn 4: Con người từ xưa có thói quen ghi lai chuyện đã xảy ra, họ biết
tính thời gian qua hiện tượng tự nhiên.
=> Cả mục có thể tóm lược lại như sau: Lịch sử loài người có nhiều sự
kiện xảy ra với thời gian khác nhau. Nên việc xác định thời gian là cần thiết.
Con người từ xưa đã biết tính thời gian qua các hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ 2: GVcũng có thể hướng dẫn HS hình thành kỹ năng tóm tắt và hệ
thống kiến thức SGK bằng sơ đồ tư duy trong bài 4: Các quốc gia cổ đại
phương Đông; mục 2 xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp
nào? như sau:
- GV cho HS tìm từ khóa chính trong mục (xã hội); sau khi tìm được từ
khóa GV hướng dẫn HS vẽ các nhánh cấp 1 (mỗi nhánh tương đương với 1 nội
dung cụ thể trong mục như xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng
lớp: nông dân; quý tộc; nô lệ); vẽ các nhánh cấp 2 (biểu đạt đặc điểm của mỗi
giai cấp, tầng lớp trong nhánh 1). Sản phẩm thu được sau khi tự học:


Như vậy, khi tóm tắt và hệ thống kiến thức trong SGK, phải chú ý từ ngữ
cô đọng, súc tích, có thể sử dụng các từ khóa đã xác định khi đọc – hiểu, coi đó
là điểm tựa cho tư duy và ghi nhớ.
4.5. Hình thành kỹ năng theo dõi SGK kết hợp ghi chép trong giờ học.
Kỹ năng đọc-hiểu, tóm tắt và hệ thống hóa kiến thức là tiền đề để HS
rèn kỹ năng ghi chép nội dung bài học. Quá trình ghi chép của HS trong giờ
học không chỉ thể hiện mức độ hiểu nội dung kiến thức qua bài giảng mà còn là
biểu hiện của kỹ năng ghi chép. HS theo dõi SGK kết hợp nghe giảng và diễn

đạt lại theo ngôn ngữ của mình sẽ giúp HS nhớ lâu, khắc sâu nội dung bài học.
Đồng thời phát huy khả năng tư duy độc lập khi kết hợp các kỹ năng đọc SGKnghe giảng- viết bài.
4.6. Hình thành kỹ năng làm bài tập lịch sử.
Bài tập lịch sử có trong SGK hoặc GV giao, đều có tác dụng giúp HS
dùng kiến thức và kỹ năng của mình chiếm lĩnh kiến thức bài học và thể hiện
thái độ trong học tập. Kỹ năng làm bài tập lịch sử của HS phản ánh mức độ
nhận thức (biết, hiểu) và khả năng vận dụng kiến thức, tư duy của HS trước
nhiệm vụ học tập cụ thể. Với HS lớp 6, ngay từ những buổi đầu GV nên cho
HS làm những bài tập đơn giản ở các dạng như trắc nghiệm hay tự luận. Những


bài tập trong SGK có thể được triển khai lại dưới các dạng trò chơi để kích
thích sự chú ý học tập của các em.
Ví dụ: Dạng bài tập điền khuyết
Bài 1. Trên thế giới, Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng 3-4 triệu
năm. Những hài cốt của Người tối cổ được tìm thấy ở nhiều nơi như: miền
Đông châu Phi, trên đảo………(In-đô-nê-xia), ở gần …….(Trung Quốc)
Cho các từ: Gia-va; Bắc Kinh; Xu-ma-tơ-ra; Trường An; Trường Thành
Bài 2. Người tối cổ sống theo ……….khoảng vài chục người, ban ngày
họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn, ban đêm họ ngủ………Họ biết ghè
đẽo đá làm công cụ. Cuộc sống bấp bênh như thế kéo dài hàng……….
Cho các từ: bầy; thị tộc; nhóm nhỏ; ngoài trời; trong hang động; trong
nhà; hàng chục triệu năm; hàng triệu năm; hàng chục vạn năm.
Ví dụ: Dạng bài tập hỏi - đáp đúng – sai
1. Loài vượn cổ sống cách đây vài triệu năm.
Đúng 
2. Người tinh khôn sống chủ yếu nhờ săn bắt thú và hái
Đúng 
lượm hoa quả.
3. Người tinh khôn biết trồng rau, trồng lúa.

Đúng 
4. Trong xã hội cổ đại phương Đông nghề nông trồng lúa rất
Đúng 
phát triển
5. Ở Hi Lạp, Rô-ma đất đai rất thuận lợi cho việc trồng lúa. Đúng 
6. ở Hi Lạp, Rô – ma có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và
Đúng 
nông dân.
7. Ở phương Đông người ta thường sử dụng loại chữ tượng
Đúng 
hình.
8. Chữ số 0 do người Trung Quốc sáng tạo ra.
Đúng 
9. Thành Ba-bi-lon ở Ai Cập.
Đúng 
10. Người Hi lạp, Rô – ma sáng tạo ra lịch dương.
Đúng 

Sai 
Sai 
Sai 
Sai 
Sai 
Sai 
Sai 
Sai 
Sai 
Sai 

Ví dụ dạng bài tập: Những mảnh ghép quá khứ.

GV thông qua hệ thống kênh hình trong SGK cho HS làm dạng bài tập.
Trước hết GV cho HS gấp SGK lại. Sau đó, GV mời 2-3 HS lên bảng hoàn


thành các mảnh ghép (là bức bức ảnh trong SGK đã phô tô phóng to và cắt dời
ra thành các ô vuông nhỏ). Một số tranh ảnh tham khảo:

4.7. Hình thành kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá.
Tự thực hiện các hành động học tập để chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời
rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá mức độ tự nhận thức của mình. Kỹ
năng tự kiểm tra, đánh giá được thực hiện ở mức đơn giản nhất là HS tự trả lời
những câu hỏi có sau mỗi mục, mỗi bài trong SGK sau đó đối chiếu với mỗi
bài viết để đánh giá đúng/sai. Ở mức độ cao hơn có thể kết hợp SGK với phiếu
bài tập được giao hoặc căn cứ vào nội dung SGK, HS tự đặt ra bài tập để thực hiện
Mức 1. Tự trả lời câu hỏi SGK
Ví dụ bài 5. Các quốc gia cổ đại phương Tây.
GV hướng dẫn HS tự trả lời câu hỏi phía cuối bài trong SGK trang 16.
Câu hỏi 1. Các quốc gia cổ đại phương Tây đã được hình thành ở đâu và
từ bao giờ?
Câu hỏi 2. Em hiểu thế nào về xã hội chiếm hữu nô lệ?
HS tự trả lời và so sánh với SGK để tự đánh giá xem mình được bao nhiêu điểm.


Mức 2. HS tự đặt ra bài tập để thực hiện.
Với HS lớp 6 các em con hay thụ động, cứ GV hỏi gì thì các em thực
hiện theo như thế ấy. Vì vậy, ngay từ những bài học đầu tiên GV hướng dẫn
HS tự học bằng cách tự đặt ra các bài tập rồi từ trả lời để đánh giá. HS cũng có
thể học theo nhóm: Một bạn đạt câu hỏi, một bạn trả lời, các bạn còn lại theo
dõi, đánh giá bạn. Để HS có thể tự mình đặt ra các bài tập, GV cũng cần cung
cấp một mẫu bài tập cho các em. Ví dụ: Bài tập dạng điền khuyết, chọn đáp án

đúng, chọn đúng sai hay dạng bài tập tự luận.
Tóm lại: Khi HS tự học lịch sử với SGK, các kỹ năng trên không tồn tại
độc lập, riêng lẻ mà gắn bó mật thiết và bổ sung cho nhau. Để rèn luyện các kỹ
năng tự học với SGK, HS lớp 6 cần được hướng dẫn từng bước, rèn luyện theo
từng bài, dần dần trở nên thành thục, chủ động và tự giác thành các kỹ năng.
5. Các bước hình thành kỹ năng tự học với SGK Lịch sử cho HS lớp
6 ở một bài cụ thể.
BÀI 3. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
HS lớp 6 vừa từ cấp tiểu học lên THCS, nên GV phải hướng dẫn tỉ mỉ,
cụ thể từng bước từ mức độ đơn giản đến phức tạp, tùy thuộc vào khả năng của
HS để khuyến khích HS sáng tạo.
Bước 1: Xác định chủ đề và khái quát nội dung bài học.
GV hướng dẫn HS đọc tên bài, phần giới thiệu dưới tên bài và đọc lướt
các đề mục để phát hiện và khái quát nội dung bài học.
Tên bài: Xã hội nguyên thủy.
Mục 1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
Mục 2. Người tinh khôn sống như thế nào?
Mục 3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
Khái quát nội dung: Sự xuất hiện của con người và đời sống của con
người trong thời kì đầu tiên của xã hội loài người (xã hội nguyên thủy)
Bước 2: Tìm hiểu nội dung và xác định kiến thức cơ bản trong từng mục.
Đối với kênh chữ: GV hướng dẫn HS đọc kĩ từng mục nhỏ, tóm tắt ý


chính và trả lời câu hỏi đề mục đưa ra. GV lưu ý HS, trong quá trình đọc, gạch
chân những mốc thời gian, từ ngữ quan trọng, đánh dấu hỏi vào những từ chưa hiểu.
Ví dụ ở mục 1 (gồm 2 đoạn):
- Đoạn 1 nói về sự xuất hiện của con người, mốc thời gian cách đây 3-4
triệu năm; từ quan trọng: Người tối cổ.
- Đoạn 2 nói về đời sống của bầy người nguyên thủy; từ quan trọng bầy,

hái lượm, săn bắt, hang động, mái đá, ghè đẽo đá, dùng lửa, cuộ sông bấp
bênh, hàng triệu năm.
Qua đó, HS sẽ xác định được nội dung bài học và kiến thức cơ bản của
bài. HS có thể chưa hiểu các từ: nguyên thủy, người tối cổ, thị tộc, ăn lông ở
lỗ… cần đánh dấu hỏi để hỏi GV. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ dựa
vào nội dung SGK.
Đối với kênh hình: Bài Xã hội nguyên thủy có 5 hình.
Mục 1. Con người đã xuất hiện như thế nào? Có 2 hình:

GV yêu cầu HS quan sát hình, tìm kiếm nội dung phản ánh và trả lời câu
hỏi của GV. Ví dụ, GV yêu cầu: HS quan sát và nhận xét Hình 3, Hình 4 phản
ánh điều gì? Em biết gì về đời sống người nguyên thủy qua 2 bức hình này? HS
tự quan sát và phát hiện những chi tiết: nhiều người sống cùng nhau trong hang
(bầy người), phụ nữ và trẻ con ở trong hang đang đập hạt, tước cây (hái lượm),
ngà ma mút trong hang có thể là bộ xương còn lại sau khi ăn hết thịt, đàn ông
đang hò hét đuổi đàn ngựa xuống vực (săn bắt), vũ khí là ngọn lao có mũi bằng
đá (công cụ cành cây, đá)…


Mục 2. Người tinh khôn sống thế nào? Có 1 hình:

HS quan sát hình, so sánh về mặt hình thức giữa người tối cổ và Người
tinh khôn. Cụ thể: Người tối cổ đứng thẳng, đôi tay tự do; trán hơi thấp, hơi bợt
ra đằng sau, u lông mày nổi cao; hàm bạnh ra, nhô về phía trước; hộp sọ lớn
hợn vượn; trên người có một lớp lông mỏng. Còn người tinh khôn: Đứng thẳng,
đôi tay khéo léo hơn; xương cốt nhỏ hơn, hộp sọ và thể tích não phát triển; trán
cao, mặt phẳng, cơ thể gọn linh hoạt; trên người không có một lớp lông mỏng;
xuất hiện màu da khác như trắng, vàng, đen.
Mục 3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? Có 2 hình:


- GV hướng dẫn HS mô tả hình 6: Lúc đầu con người thường dùng tay
nặn đồ gốm. Trong ảnh đồ gốm này được làm bằng bàn xoay, kiểu dáng đẹp,
độ nung cao, chất liệu mịn. Đồ gốm này có lẽ dùng để làm đồ đựng, có tai để
buộc, có dây để treo, đồng thời cũng làm trang trí cho sản phẩm đẹp hơn.
- Hình 7: Là bức ảnh chụp công cụ lao động như dao đồng, búa, lưỡi
liềm đồng, mũi lao đồng, mũi tên đồng, âu đồng, và vòng đeo cổ, đeo tay bằng


đồng. Những vật dụng và đồ dùng này có hình dáng rất giống với vật dụng có
cùng tên ngày nay. Chứng tỏ trình độ đúc đồng đã đạt đến trình độ tinh xảo, thể
hiện rõ nét sự đa dạng về loại hình cũng như việc làm đồ trang sức với các gờ
nổi, mũi lao có phần tra cán.
Sau đó HS rút ra nhận xét: Công cụ làm bằng kim loại làm cho năng suất
tăng, sản phẩm ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà dư thừa. Do có công cụ
lao động mới, một số người có khả năng lao động giỏi hơn, họ ngày càng trở
nên giàu có, còn một số người khác lại cực khổ, thiếu thốn. Xã hội có sự phân
chia người giàu, người nghèo. Chế dộ làm chung, căn chung ở thời kì thị tộc bị
phá vỡ. Xã hội nguyên thủy tan rã.
Qua đó, yêu cầu HS miêu tả lại đời sống bầy người nguyên thủy bằng
ngôn ngữ, diễn đạt của mình.
Bước 3. Tóm tắt ý chính và hệ thống kiến thức bài học.
Kĩ năng tóm tắt ý chính đã được sử dụng trong việc khái quát nội dung
bài học (sau khi đọc lướt), tóm tắt nội dung của từng đoạn, mục (trong quá
trình đọc kĩ). Sau khi học xong bài, GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài và hệ
thống kiến thức đã học. HS có thể sử dụng cách lập ý hoặc vẽ sơ đồ…trong đó
lưu ý các mốc thời gian và từ ngữ quan trọng đã gạch chân (từ khóa hay điểm
tựa). Ví dụ:
Xã hội nguyên thủy
3-4 triệu năm trước
4 vạn năm trước

TNK IV TCN
Người tối cổ
Người tinh khôn
Bầy người
Thị tộc
Công cụ đá
Công cụ đá
Công cụ kim loại
Hái lượm và săn bắt, Trồng trọt, chăn Tăng diện tích trồng trọt, làm
biết dùng lửa

nuôi, làm gốm, dệt thuyền, làm nhà
vải, làm đô trang

sức
Cùng làm, cùng hưởng. Cùng
Đời sống bấp bênh

hưởng.

làm,
Sống

hơn, vui hơn

cùng Sản phẩm dư thừa, xuất hiện
tốt giàu nghèo, không cùng làm,
cùng hưởng. Xã hội nguyên
thủy tan rã



Bước 4. Làm bài tập với SGK.
Để rèn kĩ năng làm bài tập với SGK, GV có thể chuyển câu hỏi cuối bài
sang dạng bài tập. Chẳng hạn: Câu 2. Đời sống của Người tinh khôn có những
điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ? Chuyển thành: Hãy so sánh đời sống
của Người tinh khôn với đời sống của Người tối cổ. Câu 3. Công cụ bằng kim
loại có tác dụng như thế nào? Chuyển thành: Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên
nhân tan rã của Xã hội nguyên thủy.
người giàu
Công cụ
sản xuất bằng
kim loại

Năng suất
lao động tăng

Xã hội có
giai cấp

Sản phẩm
dư thừa

Xã hội
nguyên thủy tan rã

người
nghèo
Không sống chung,
công xã thị tộc ra đời


Câu 2. So sánh đời sống của Người tinh khôn và Người tối cổ.
Nội dung so sánh

Người tối cổ
Người tinh khôn
Sống thành từng bầy (vài chục - Họ sống theo thị tộc.
người).

- Làm chung, ăn chung.

- Sống bằng hái lượm và săn Biết trồng lúa, rau.
bắt.

- Biết chăn nuôi gia súc,

- Sống trong các hang động làm gốm, dệt vải, làm đồ
hoặc những túp lều làm bằng trang sức.
Đời sống

cành cây, lợp lá khô.
- Công cụ lao động bằng những
mảnh tước đá, ghè đẽo thô sơ.
- Biết dùng lửa đẻ sưởi ấm và
nướng thức ăn.
- Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn

phụ thuộc vào thiện nhiên
Bước 5. Tự kiểm tra, đánh giá với SGK.

- Cuộc sống ổn định hơn.



GV hướng dẫn HS đối chiếu nội dung phần trả lời câu hỏi đúng hay chưa
đúng, đầy đủ hay còn thiếu, diễn đạt theo cách của mình có đúng ý nghĩa với
nội dung SGK hay không. Nếu chưa đúng, chưa đủ, HS căn cứ vào SGK để sửa
chữa, bổ sung.
Ví dụ:
Câu 1. Thế nào là người tối cổ? (Trả lời đủ 2 ý: Trong quá trình tìm kiếm
thức ăn, loài vượn cổ biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm.
Biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ - đó là người tối cổ).
Câu 2. Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng bao nhiêu năm?
A. Hàng chụ triệu năm

B. Khoảng 3-4 triệu năm

C. Khoảng 4 vạn năm

D. 4000 năm TCN

(Trả lời: B)

Câu 3. Quan sát hình

Cho biết sự khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ. (Trả lời đã
có phần trên)
Câu 4. Những biểu hiện về sự tiến bộ về cuộc sống của Người tinh khôn
so với người tối cổ? (Trả lời: Đã có phần trên).
Câu 5. Nguyên nhân xã hội nguyên thủy tan rã.
6. Giáo án minh họa
6.1. Giáo án dạy thực nghiệm.

Để triển khai dạy thực nghiệm sáng kiến "Một số giải pháp nhằm hình
thành kỹ năng tự học với sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh lớp 6 ", tôi tiến
dạy thực nghiệm 3 tiết 3 ở đơn vị trường khác nhau: trường trực tiếp giảng dạy,


×