Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người
Việt (trên ngữ liệu câu đố) : / ;

Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01
Nghd. : GS.TSKH. Lý Toàn Thắng

ĐHKHXH & NV

Hà Nội – 2009


Luận văn thạc sĩ

TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, câu đố chiếm một số lượng
đáng kể, không thua kém gì ca dao, tục ngữ, truyện thần thoại, cổ tích, hò vè,...
Câu đố đã từng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân
dân ta trong suốt cả một thời kì lịch sử và cho đến nay, hình thức đố vui vẫn còn
là một sinh hoạt giải trí được nhiều người ưa thích. Có thể nói, câu đố thể hiện
một lối nhìn thế giới của nhân dân ta khá dí dỏm, hóm hỉnh và cũng đầy chất thơ.
Tuy không ghi lại những kinh nghiệm thực tiễn hay thể hiện lối suy nghĩ của nhân
dân lao động đối với các vấn đề sản xuất, vấn đề xã hội như tục ngữ và không bao
quát mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống nhân dân, từ thế giới nội tâm con người
đến những sinh hoạt gia đình, sinh hoạt xã hội, sinh hoạt lao động, đấu tranh,…


bằng ca dao; câu đố có một vị trí riêng của nó. Câu đố không chỉ mang lại cho
người ta những giây phút thư giãn thoải mái, những tràng cười giòn giã mỗi khi
giải được lời đố mà còn là phương tiện để thử độ tinh nhạy của tư duy, kích thích
trí tưởng tượng của con người.
Cho đến nay, mặc dù hình thức sinh hoạt đố - đáp không còn phổ biến như
xưa, nhưng nó vẫn xuất hiện đây đó trên các diễn đàn mạng, trên các tờ báo, tạp
chí hay trong những giờ nghỉ giải lao ở các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp,…và đặc
biệt trong các sách giáo khoa phổ thông, nhất là sách cho bậc tiểu học, mục đố vui
được đưa vào như là một hình thức giải trí sau những giờ học căng thẳng và cũng
là một hình thức rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, phần nào củng cố nhận
thức cho các em nhỏ.
Có thể nói đố vui là một trò chơi trí tuệ bổ ích, kích thích trí tưởng tượng
của con người, đặc biệt những câu đố về đồ vật, cây cỏ, động vật, các bộ phận cơ
thể con người hay các hiện tượng tự nhiên là một trò chơi hữu ích đối với sự phát

1


Luận văn thạc sĩ

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, câu đố chiếm một số lượng
đáng kể, không thua kém gì ca dao, tục ngữ, truyện thần thoại, cổ tích, hò vè,...
Câu đố đã từng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân
dân ta trong suốt cả một thời kì lịch sử và cho đến nay, hình thức đố vui vẫn còn
là một sinh hoạt giải trí được nhiều người ưa thích. Có thể nói, câu đố thể hiện
một lối nhìn thế giới của nhân dân ta khá dí dỏm, hóm hỉnh và cũng đầy chất thơ.
Tuy không ghi lại những kinh nghiệm thực tiễn hay thể hiện lối suy nghĩ của nhân
dân lao động đối với các vấn đề sản xuất, vấn đề xã hội như tục ngữ và không bao

quát mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống nhân dân, từ thế giới nội tâm con người
đến những sinh hoạt gia đình, sinh hoạt xã hội, sinh hoạt lao động, đấu tranh,…
bằng ca dao; câu đố có một vị trí riêng của nó. Câu đố không chỉ mang lại cho
người ta những giây phút thư giãn thoải mái, những tràng cười giòn giã mỗi khi
giải được lời đố mà còn là phương tiện để thử độ tinh nhạy của tư duy, kích thích
trí tưởng tượng của con người.
Cho đến nay, mặc dù hình thức sinh hoạt đố - đáp không còn phổ biến như
xưa, nhưng nó vẫn xuất hiện đây đó trên các diễn đàn mạng, trên các tờ báo, tạp
chí hay trong những giờ nghỉ giải lao ở các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp,…và đặc
biệt trong các sách giáo khoa phổ thông, nhất là sách cho bậc tiểu học, mục đố vui
được đưa vào như là một hình thức giải trí sau những giờ học căng thẳng và cũng
là một hình thức rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, phần nào củng cố nhận
thức cho các em nhỏ.
Có thể nói đố vui là một trò chơi trí tuệ bổ ích, kích thích trí tưởng tượng
của con người, đặc biệt những câu đố về đồ vật, cây cỏ, động vật, các bộ phận cơ
thể con người hay các hiện tượng tự nhiên là một trò chơi hữu ích đối với sự phát

1


Luận văn thạc sĩ
triển trí tuệ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cho đến nay, câu đố ít được các nhà nghiên
cứu chú ý bằng các thể loại văn học dân gian khác như ca dao, tục ngữ, truyện cổ
tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn,… Có thể người ta chưa đánh giá cao vị trí và
tầm quan trọng của câu đố trong văn học dân gian nhưng rõ ràng câu đố đã và
đang là một nét sinh hoạt bổ ích và cần được duy trì cho thế hệ mai sau.
Chính vì những lí do đó, luận văn này mong muốn có thể góp một phần
nhỏ bé vào việc duy trì sự tồn tại của câu đố nói chung và đem lại một cái nhìn cơ
bản về cách thức tri nhận thế giới của người Việt qua câu đố để chúng ta hiểu hơn
về cuộc sống của ông cha ta cũng như lối nhìn, lối tư duy của họ trong cuộc sống

thể hiện qua việc sáng tạo câu đố.
2. Lịch sử nghiên cứu
Như trên đã nói, những công trình nghiên cứu và sưu tầm về câu đố cho
đến nay, nói chung vẫn còn rất ít so với các thể loại văn học dân gian khác. Có
thể kể đến một số công trình sau:
1. Phần phụ tập II Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc in lần đầu tại
Hà Nội 1928.
2. Thai ngữ phổ thông của Nguyễn Văn Xứng, Sài Gòn 1949.
3. Câu đố câu thai, Phạm Văn Giao, Sài Gòn 1956, Nxb Phạm Văn Tiến.
4. Câu đố Việt Nam, Ninh Viết Giao, Hà Nội 1958. (Biên soạn và in lại
năm 2008, Nxb Văn Học)
5. Thai đố phổ thông dẫn giải, Từ Phát, Sài Gòn 1971.
6. Câu đố Việt Nam, Nguyễn Văn Trung, Nxb Tổng hợp TPHCM. (Không
rõ năm xuất bản)
7. Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân
Diên, Võ Quang Nhơn. (Không rõ năm xuất bản)

2


Luận văn thạc sĩ
8. Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu. (Không rõ năm xuất
bản)
9. Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ
Bình Trị. (Không rõ năm xuất bản)
10.Câu đố người Việt về tự nhiên, Triều Nguyên, Nxb Thuận Hoá, 2007.
11.Câu đố người Việt về văn hoá, Triều Nguyên, Nxb Thuận hoá, 2007.
Ngoài ra, phần nghiên cứu của Ninh Viết Giao trong Câu đố Việt Nam
được chọn in vào Văn học Việt Nam, Văn học dân gian - những công trình nghiên
cứu (thuộc phần II “Một số thể loại và tác phẩm”) do Bùi Mạnh nhị chủ biên,

Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000. Mục “Hoàn cảnh sử dụng, mục đích và chức năng
của câu đố” trong phần nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung, được chọn in ở Tổng
tập Văn học dân gian Việt - tập 19, Nhận định và tra cứu (thuộc chương VI
“Nghiên cứu, bình luận về câu đố”) do Nguyễn Xuân Kính biên soạn, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 2003.
Cũng có thể kể đến một số sách sưu tầm về câu đố khác như: Câu đố dân
gian, Lữ Huy Nguyên, Trần Gia Linh, Nguyễn Đình Chỉnh, Nxb Kim Đồng, Hà
Nội, 1989; Câu đố, Nguyễn Đình Chúc, Huệ Nguyễn, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà
Nội, 2000; Câu đố dân gian Việt Nam, Nguyễn Xuân Thu, Nxb Thanh Niên, Hà
Nội, 1998;…
Hầu hết các sách này, nếu có nghiên cứu về câu đố thì thường chỉ nghiên
cứu các vấn đề như nguồn gốc, xuất xứ, cách cấu tạo, tư tưởng nghệ thuật, hoàn
cảnh sử dụng, mục đích và chức năng, tần số câu đố, phong tục, lối sống,… Chỉ
có cuốn Câu đố Việt Nam của Nguyễn Văn Trung đề cập đến những lối nhìn và tư
tưởng trong câu đố nhưng không đi sâu vào chi tiết.
Vì thế, có thể nói luận văn này là công trình đầu tiên đặt vấn đề tìm hiểu về
cách thức tri nhận thế giới của người Việt qua ngữ liệu câu đố, cụ thể là đặc điểm

3


Luận văn thạc sĩ
định danh và đặc điểm tư duy liên tưởng của người Việt trong câu đố. Tuy nhiên,
do khuôn khổ của khoá luận và thời gian thực hiện cho nên chúng tôi chỉ tập
trung tìm hiểu câu đố về tự nhiên của người Việt và giới hạn ở hai nhóm câu đố
về động vật và câu đố về thực vật.
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi khảo sát của luận văn
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm
góp phần vào việc duy trì sự tồn tại của hình thức sinh hoạt đố - đáp, là một trò
chơi trí tuệ bổ ích giúp con người rèn luyện độ tinh nhạy, khả năng phân định,

luận giải của tư duy; khả năng sử dụng ngôn ngữ và giúp củng cố nhận thức về
thế giới. Hơn nữa, qua những tìm hiểu bước đầu về cách thức tri nhận thế giới của
người Việt trên ngữ liệu câu đố, chúng tôi hy vọng có thể đem đến một cái nhìn
toàn diện về cách thức quan sát thế giới, cách tư duy và sáng tạo câu đố của ông
cha ta để từ đó phần nào thấy được cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và công việc
của họ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn có thể
góp phần vào việc nghiên cứu câu đố từ góc nhìn của lý luận ngôn ngữ học và có
thể hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy câu đố nói riêng và ngữ nghĩa học
tiếng Việt nói chung.
Với các tiêu chí đã nêu ở trên, chúng tôi chọn mấy cuốn sách về câu đố sau
để lấy cơ sở tư liệu khảo sát:
a. Câu đố người Việt về tự nhiên, Triều Nguyên, Nxb Thuận Hoá, 2007.
b. Câu đố Việt Nam, Nguyễn Văn Trung, Nxb Tổng hợp TPHCM, 2007.
c. Câu đố Việt Nam, Hồ Anh Thái (chủ biên), Nxb Hải Phòng, 2004.
Ngoài ra còn có một số câu đố lấy từ các diễn đàn trên mạng.
Do khuôn khổ của khoá luận và thời gian thực hiện, chúng tôi không khảo
sát toàn bộ số lượng hiện có của câu đố tự nhiên mà chỉ đi vào khảo sát 400 câu

4


Luận văn thạc sĩ
đố về động vật và 400 câu đố về thực vật, là hai nhóm câu đố lớn nhất trong lĩnh
vực câu đố tự nhiên của người Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thống kê phân loại: Luận văn tiến hành thống kê các đặc điểm,
tiêu chí định danh trong câu đố động vật và thực vật sau đó tiến hành phân loại và
đi đến những nhận xét bước đầu về cách thức quan sát và tri nhận thế giới của
người Việt.

b. Phương pháp so sánh đối chiếu: Sau khi khảo sát các đặc điểm định danh trong
câu đố động vật và thực vật, chúng tôi có những so sánh bước đầu về cách thức tri
nhận thế giới của người Việt trong hai mảng câu đố động vật và thực vật để tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là chuyên luận đầu tiên tìm hiểu về cách thức tri nhận thế giới của
người Việt trong câu đố. Qua bước đầu tìm hiểu và khảo sát, luận văn có những
đóng góp sau:
- Góp phần vào việc nghiên cứu câu đố từ góc nhìn của lý luận ngôn ngữ học.
- Những kết quả của luận văn có thể hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy
câu đố nói riêng và ngữ nghĩa học tiếng Việt nói chung.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những cơ sở lý luận ngôn ngữ học và tổng quan về câu đố
của người Việt
Chương này có nhiệm vụ chỉ ra những cơ sở ngôn ngữ học định hướng cho
nghiên cứu của luận văn và những giới thiệu tổng quát về câu đố của người Việt.
Đây là chương có tính chất lý luận và định hướng quan trọng của luận văn.

5


Luận văn thạc sĩ
Chương 2: Đặc điểm định danh của câu đố động vật và đặc điểm tư
duy liên tưởng của người Việt trong câu đố động vật
Chương này có nhiệm vụ khảo sát và phân tích các đặc điểm được chọn
làm cơ sở định danh của câu đố động vật, đặc điểm tư duy liên tưởng của người
Việt trong khi miêu tả về các loài động vật trong câu đố để từ đó rút ra nhận xét
bước đầu về cách thức tri nhận thế giới của người Việt trong câu đố động vật.
Chương 3: Đặc điểm định danh của câu đố thực vật và đặc điểm tư

duy liên tưởng của người Việt trong câu đố thực vật
Chương này có nhiệm vụ khảo sát và phân tích các đặc điểm được chọn
làm cơ sở định danh của câu đố thực vật, đặc điểm tư duy liên tưởng của người
Việt trong khi miêu tả về các loài thực vật trong câu đố, từ đó có những so sánh
về những điểm tương đồng và khác biệt trong cách thức sáng tạo câu đố động vật
và thực vật của người Việt và có những nhận xét ban đầu về cách thức tri nhận
thế giới của người Việt trong câu đố thực vật.
**********

6


Luận văn thạc sĩ

NỘI DUNG
Chương 1

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀ TỔNG QUAN VỀ CÂU ĐỐ CỦA NGƯỜI VIỆT
1.1. Những cơ sở lý luận ngôn ngữ học
1.1.1. Tính võ đoán của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của xã hội loài người. Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ có những đặc tính
hay bản chất riêng khiến nó có một đẳng cấp vượt trội, không giống với bất cứ hệ
thống vật chất nào khác không phải là tín hiệu. Một trong những bản chất quan
trọng của tín hiệu ngôn ngữ là tính võ đoán của nó. Theo Ferdinand de Saussure:
“Mối tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là võ đoán, hoặc nói rõ
thêm, vì chúng ta quan niệm tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu
hiện và cái được biểu hiện mà thành, có thể phát biểu một cách giản đơn: tín hiệu
ngôn ngữ là võ đoán.”

Chẳng hạn, ý niệm “hoa” không có mối tương quan bên trong nào với cái
tổ hợp âm “H-O-A” được dùng làm cái biểu hiện cho nó. Chính vì thế mà ở các
ngôn ngữ khác nhau thì ý niệm này cũng được biểu hiện khác nhau và nó hoàn
toàn do sự quy ước hay là do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải
thích lý do.
Vì hiện thực của đời sống là đa dạng và vô cùng phong phú nên mối liên hệ
giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện ở các từ và các yếu tố ngôn ngữ khác cần
thiết phải được trừu tượng hoá đến mức là võ đoán. Chính nhờ tính võ đoán này
mà các kí hiệu ngôn ngữ có thể được sắp xếp theo các trục dọc (hệ hình) khác

7


Luận văn thạc sĩ
nhau của hình thức để tạo nên tính hệ thống của ngôn ngữ. Cũng nhờ tính võ đoán
mà ngôn ngữ có tính hình thức.
Tuy nhiên, ở đây có sự phân biệt giữa từ đơn và từ ghép. Tiếng Việt cũng
vậy, ở các từ đơn, mối tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện cơ bản
là võ đoán, điều này không còn gì để bàn cãi. Tuy nhiên, đối với từ ghép thì khác,
mối tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện không hoàn toàn là võ
đoán nữa. Quay trở lại ví dụ ở trên, ý niệm “hoa” và cái tổ hợp âm “H-O-A”
được dùng làm cái biểu hiện cho nó không có mối tương quan bên trong nào, hay
nói cách khác nó là võ đoán. Tuy nhiên, bên cạnh từ đơn “hoa”, chúng ta có các
từ ghép như “hoa giấy”, “hoa hồng”, “hoa hồng bạch”, “hoa hồng nhung”,
“hoa sữa”, “hoa đào”,… Ở đây, cái biểu hiện và cái được biểu hiện không phải
là không có mối tương quan nào nữa. Chẳng hạn, có thể giải thích về mối tương
quan giữa ý niệm “hoa giấy” và tổ hợp âm “H-O-A” “G-I-A-Y” được dùng làm
cái biểu hiện cho nó là: 1. Cánh hoa của nó mỏng như giấy nên người ta gọi là
hoa giấy; 2. Cánh hoa của nó được làm bằng giấy nên được gọi là hoa giấy. Hay
ta có thể giải thích cái tên gọi “hoa hồng” đơn giản là bởi người ta chọn đặc trưng

màu sắc của nó để gọi tên. Rồi người ta thấy loài hoa này còn có nhiều màu sắc
khác như trắng, vàng, xanh,… nhưng người ta vẫn gọi là hoa hồng bạch, hoa
hồng vàng, hoa hồng xanh,…
Về tính võ đoán của ngôn ngữ, đến nay có nhiều ý kiến khác nhau. Nguyễn
Đức Tồn trong bài viết “ Từ đặc trưng dân tộc của định danh nhìn nhận lại
nguyên lí võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 4 năm
1997 cho rằng, “tất cả mọi kí hiệu ngôn ngữ đều có lí do, chứ không phải là võ
đoán. Lí do ấy có thể là lí do khách quan, khi tên gọi dựa trên đặc trưng nằm
trong chính bản thân đối tượng được gọi tên. Khi đó, tên gọi phản ánh bản chất
hoặc một phần bản chất của đối tượng. Thuyết phúsei về tên gọi có lí ở mảng này.

8


Luận văn thạc sĩ
Mặt khác, lí do của tên gọi có thể là lí do chủ quan (không nằm trong bản thân đối
tượng, mà nằm ở chủ thể định danh), khi đó, tên gọi không phản ánh bản chất của
sự vật được gọi tên. Lí do định danh chủ quan thường có ở các tên riêng.”
Ở đây, chúng tôi không có ý định bàn luận về vấn đề này mà chỉ muốn nói
đến khía cạnh mỗi ngôn ngữ đều có những đặc trưng rất riêng trong cách định
danh sự vật và chúng tôi muốn tìm hiểu những nét đặc trưng riêng đó trong định
danh ở câu đố của người Việt.
1.1.2. Hình thái bên trong của ngôn ngữ
Wilhelm von Humboldt, nhà ngôn ngữ học người Đức, đã có những đóng
góp lớn cho ngành ngôn ngữ học và những tư tưởng lớn của ông xoay quanh ba
vấn đề chính như sau:
- Ngôn ngữ không phải là một "công trình" đã hoàn thành và bất di bất dịch,
mà là một hoạt động đang diễn ra. Trí tuệ làm việc không ngừng để thích ứng âm
thanh, chất liệu ngữ âm, với sự thể hiện của tư duy. Chính hình thức ngôn ngữ,
với những quy tắc hình thái và cú pháp, cho phép và nâng đỡ "lao động đó của tư

duy".
- Ngôn ngữ chẳng những là một phương tiện giao tiếp mà còn là sự phản
chiếu trí tuệ con người, cũng như nghệ thuật và khoa học. "Ngôn ngữ là sự thể
hiện hình thức mà qua đấy cá nhân nhìn nhận thế giới, và chuyển nó vào nội tâm
của mình".
- Về phương diện xã hội, mỗi ngôn ngữ phản ánh những cách tư duy của
dân tộc dùng nó, đồng thời cũng tác động đến tư duy đó. Ngôn ngữ tổ chức và
hướng dẫn thế giới quan của người nói. Thế giới quan ấy làm thành "hình thái bên
trong” của ngôn ngữ, trong lúc "hình thái bên ngoài" là cấu trúc ngữ âm, ngữ
pháp, v.v...

9


Luận văn thạc sĩ
Trong định danh, khi nói đến “hình thái bên trong” của ngôn ngữ, tức là
người ta có ý nói đến việc lựa chọn những đặc điểm, thuộc tính nào của sự vật để
gọi tên cho nó. Trong định danh của câu đố người Việt, việc lựa chọn đặc điểm,
thuộc tính nào của sự vật, hiện tượng để mô tả ở lời đố cũng thể hiện “hình thái
bên trong” của ngôn ngữ, cũng như đặc điểm tư duy của dân tộc hay cách thức tri
nhận thế giới của người Việt.
1.1.3. Bức tranh ngôn ngữ về thế giới
Trong “Ngôn ngữ học tri nhận” của Lý Toàn Thắng, bình diện nội dung
của ngôn ngữ đã được đề cập đến với những luận điểm đáng chú ý như sau:
- Các ngôn ngữ tự nhiên đều có những cách thức riêng trong việc tổ chức
các tài liệu ngữ nghĩa.
- Trong ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ đều có phản ánh một cách hình dung
về thực tại khách quan của cộng đồng văn hoá - bản ngữ đó, thường được gọi là
“mô hình thế giới”, hay “bức tranh thế giới”, “hình ảnh thế giới” và “biểu tượng
về thế giới”.

- Mỗi mô hình như thế, ngoài cái chung, cái phổ quát, có cái riêng, cái đặc
thù, ứng với từng ngôn ngữ và phản ánh một cách tri giác, một cách nhận thức về
thế giới của dân tộc ấy (không giống với dân tộc khác), được gọi là “cách nhìn thế
giới”.
“Bức tranh thế giới” là hạt nhân hay là thành tố cơ sở của thế giới quan con
người. Trong các ngôn ngữ, bức tranh này có thể biến đổi; mỗi bức tranh ngôn
ngữ đều liên quan đến một “lôgich” nhìn nhận thế giới, hay nói đúng hơn, với
một cách thức tri giác và nhận thức thế giới của người bản ngữ.
1.1.4. Định danh ngôn ngữ
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên), “định danh” được định
nghĩa như sau: Gọi tên sự vật, hiện tượng (nói về một chức năng của từ ngữ).

10


Luận văn thạc sĩ
Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Theo quan niệm của G.V. Kolshanskii, định danh là “sự cố định (hay gắn) cho
một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc
trưng nhất định của một biểu vật (denotat) – các thuộc tính, phẩm chất và quan
hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các
đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ”. Đồng
thời, ông cũng cho rằng: “Bất kì kí hiệu ngôn ngữ nào cũng biểu thị những thuộc
tính đã được trừu tượng hoá của các sự vật cụ thể, và do vậy, bao giờ cũng được
gắn với một lớp đối tượng hay với một hiện tượng v.v…”. 1
Vấn đề định danh trong câu đố cũng không nằm ngoài nội dung này. Có
điều, vì câu đố là một chuỗi những câu văn vần mô tả về một sự vật, hiện tượng
nào đó chứ không chỉ là một từ, cho nên phạm vi biểu đạt của nó rộng hơn. Người
ta không chỉ nhìn vào các đặc điểm, thuộc tính của sự vật mà còn nhìn vào các
mối tương quan của nó với môi trường xung quanh và với con người….

***
Tiếp thu những ý tưởng của Saussure và Humboldt cùng với những luận điểm về
“bức tranh ngôn ngữ về thế giới” của Lý Toàn Thắng, chúng tôi đã áp dụng vào
việc nghiên cứu và tìm hiểu cách thức định danh và đặc điểm tư duy liên tưởng
trong câu đố của người Việt. Cụ thể là, trong định danh, người Việt thường lấy
những đặc điểm, thuộc tính gì của sự vật, hiện tượng để gọi tên sự vật; còn trong
tư duy liên tưởng, người Việt thường liên tưởng, so sánh sự vật, hiện tượng được
đố với cái gì và chúng có sự liên quan với nhau như thế nào. Đó chính là cách
thức tri nhận, cách nhìn thế giới của người Việt trong câu đố. Qua đây, chúng ta

1

Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn trong cuốn “Đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy

ở người Việt”, Nxb Đại học QGHN, 2002

11


Luận văn thạc sĩ
cũng có thể thấy được phần nào cuộc sống và các mối quan hệ xã hội, các quan
niệm dân gian cũng như các đặc điểm tâm lý, tính cách của người Việt xưa.
***
Trước khi đi vào tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người Việt (trên
ngữ liệu câu đố), chúng tôi xin giới thiệu những nét tổng quát về câu đố của
người Việt để chúng ta có một cái nhìn đầy đủ về câu đố - một thể loại văn học
dân gian của người Việt Nam:
1.2. Tổng quan về câu đố của người Việt
1.2.1. Định nghĩa về câu đố
Câu đố là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện, tượng theo lối nói

chệch. Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm đặc trưng và chức năng của từng vật cá
biệt và sau đó phản ánh thông qua sự so sánh, hình tượng hóa.
Xét về mặt cấu tạo, câu đố có cấu trúc của một đối thoại gồm hai phần: Lời
đố và lời giải. Lời đố là một câu hỏi dưới hình thức mô tả những đặc điểm về
hình dáng, cấu tạo, màu sắc, công dụng,… của vật đố. Như vậy, câu đố là một
kiểu định nghĩa ở đó người đố cố gắng đưa ra những thông tin về vật đố để người
giải có đủ cơ sở gọi tên được vật đố.
Hai vế khác nhau về xây dựng ngôn ngữ, nhưng giống nhau về nghĩa. Lời
đố bao giờ cũng là một mô tả những yếu tố cấu tạo vật đố, nhưng chỉ cần đưa ra
hai ba điểm chính hoặc hai ba điểm chính kèm theo một vài điểm phụ. Những
điểm chính này là những chỉ dẫn người nhận giải câu đố dựa vào để đoán giải. Do
đó câu đố còn có thể hiểu như một xây dựng ngôn ngữ áp dụng phép hoán dụ vì
chỉ lấy một đặc điểm tiêu biểu, một phần để chỉ thị toàn phần của sự vật.
Xét về mặt xã hội, câu đố là một cuộc chơi sử dụng đồ chơi hình ảnh, từ và
ý nghĩa; là một cách chơi chữ, nhằm mục đích giải trí vui vẻ, nhưng là một giải trí
của tinh thần vì chủ yếu người chơi sử dụng trí tuệ, óc phán đoán lý luận. Nói

12


Luận văn thạc sĩ
cách khác, câu đố là một bài toán, không phải toán số mà là toán văn học có một
trật tự luận lý chặt chẽ và hợp lý theo cách riêng của câu đố…
Do đó, câu đố biểu lộ chức năng sinh hoạt tri thức thông qua những đấu trí
thi đua trổ tài mà trình độ thông minh là tiêu chuẩn chính quyết định ý nghĩa giá
trị câu đố và khả năng của người chơi… Trong văn học dân gian, nếu tục ngữ là
“túi khôn” kho tàng kiến thức đạo lý về đối nhân xử thế, ca dao dân ca là tiếng
nói của tình cảm thì câu đố là tiếng cười của trí tuệ thông minh linh hoạt.
Trí tuệ thông minh linh hoạt được đem ra thử thách thi tài trong sinh hoạt
câu đố đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến hóc búa. Cái khó, cái hóc búa được thể

hiện qua các lối diễn tả bằng so sánh, ví, ẩn dụ, hoặc bằng cái tục, cái quái dị và
chơi chữ,…do đó cấu trúc của câu đố thường là một cấu trúc ngôn ngữ gián tiếp
ám chỉ.
Người nhận đoán giải câu đố phải có những điều kiện như:
- Có vốn kiến thức dồi dào về không gian cư ngụ dựa vào óc quan sát tinh
tế và trí nhớ thật tốt.
- Có óc tưởng tượng phong phú, óc suy luận linh hoạt để sử dụng nhanh,
đúng vốn kiến thức kinh nghiệm kể trên.
Ngoài ra, người giải đố còn phải có tinh thần cảnh giác cao độ, vì câu đố,
đặc biệt dưới hình thức lắt léo hóc búa dựa vào những kỹ thuật diễn tả giống như
cạm bẫy có thể đánh lừa, làm lạc hướng, thay vì đưa người giải đố vào lối thoát,
lại đưa vào ngõ cụt bế tắc.
Câu đố, trừ một số ít trường hợp, nói chung không bày tỏ những ý nghĩa, tư
tưởng về đời người và người đời như thường thấy trong ca dao, tục ngữ, truyện
thần thoại, cổ tích,… mà thường chỉ nhằm gọi tên cho đúng sự vật là đối tượng
của câu đố.

13


Luận văn thạc sĩ
Chiều cạnh văn chương nghệ thuật cũng không phải là điều thiết yếu trong
câu đố. Tuy câu đố có vần, điệu nhưng không phải là thơ mà chỉ là một thứ văn
vần có tính cách thực dụng để dễ nói, dễ đọc, dễ nhớ mà thôi.
Câu đố trình bày một số chỉ dẫn về phong tục hay nếp sống của dân tộc.
Tính cách dân tộc của câu đố không hẳn ở chính những lối sống (lề lối, kỹ thuật
canh tác, làm việc, ăn, ở, mặc, giải trí,…) mà ở cách diễn tả, biểu lộ những nếp
sống bằng hình tượng, văn cảnh…
Tóm lại, có thể trình bày một định nghĩa về câu đố như sau: Câu đố là một
thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận: bộ phận lời đố và bộ phận lời giải

(vật đố); lời đố bằng văn vần, nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực, hợp lẽ
nhưng làm cho lạ hoá để khó đoán nhận, lời giải nêu tên vật đố, là những sự
vật, hiện tượng phổ biến, ai cũng từng hay, từng biết.
1.2.2. Nội dung câu đố
1.2.2.1. Đặc điểm của vật đố
Vật đố là những sự vật, hiện tượng, sự việc thuộc về thế giới hiện thực như
cây cau, con trâu, cái bát, ánh trăng, (việc) câu cá,… Sự vật trừu tượng hầu như
không thấy. Vật đố có hai đặc điểm là tính phổ biến và tính khái quát.
a. Tính phổ biến của vật đố đòi hỏi những sự vật, hiện tượng, sự việc được
đem ra đố phải là những thứ, những việc mà ai cũng từng hay, từng biết. Bởi mỗi
khi đưa ra đố cái mà đối phương chưa từng nghe thấy thì cuộc chơi đố coi như bị
huỷ bỏ, vì đã vi phạm yêu cầu vật đố phải là những sự vật phổ biến của trò chơi
này. Chính vì thế mà vật đố trong câu đố của người Việt hầu hết là những thứ gần
gũi với cuộc sống của người dân như con trâu, con gà, cây cau, lá trầu, hạt thóc,
cây ngô, bàn tay, con mắt,…

14


Luận văn thạc sĩ
Cũng chính vì yêu cầu về tính phổ biến của vật đố mà những câu đố về một
loại sự vật chỉ một thiểu số người nào đó biết được thường diễn ra hạn chế trong
nhóm người ấy, và tất nhiên, mức độ lưu truyền cũng hãn hữu.
b. Tính khái quát của vật đố yêu cầu sự vật đem ra đố phải là một sự vật mà
trong cảm quan ngôn ngữ của người Việt có được sự phân loại với những sự vật
khác trong cùng một chủng loại. Ví dụ như vật đố cái cày phân biệt với cái bừa,
cái cuốc, cùng là những nông cụ; vật đố cây ngô phân biệt với cây mía, cây chuối,
cây cau, cây mít,… cùng là những cây trồng;….
Chúng đồng thời cũng phân biệt với sự vật ở cấp chủng loại lớn hơn, bao
hàm chúng, và phân biệt với sự vật ở cấp chủng loại bé hơn mà chúng bao hàm.

Ví dụ như có vật đố là cái cày, cái bừa,… mà không có vật đố thuộc chủng loại
bao hàm chúng là nông cụ; có vật đố là cái cuốc mà không có vật đố thuộc chủng
loại bé hơn mà nó bao hàm như cuốc bàn, cuốc năm răng, cuốc ba răng, cuốc
chim, cuốc xếp,…
Mặt khác, tính khái quát cũng được biểu hiện ở sự không xác định của vật
đố. Các sự vật, hiện tượng khi trở thành vật đố đã bị tước đi những khía cạnh có
tính chất cá biệt, cụ thể, để chỉ còn mang những đặc điểm khái quát về chủng loại
mà chúng tham gia.
1.2.2.2. Đặc điểm của lời đố
Lời đố xét về nội dung và đặt trong mối quan hệ với vật đố, có hai đặc
điểm nổi bật, đó là tính xác thực và tính lạ hoá.
a. Tính xác thực của lời đố thể hiện ở các chi tiết được nêu trong lời đố
phải là những cơ sở xác thực để suy ra vật đố. Không phải tất cá các đặc điểm của
vật đố đều được lời đố nêu hết, mà chỉ một vài chi tiết trong số chúng được lựa
chọn. Nhưng khi đã nêu thì các chi tiết ấy phải tương ứng một cách xác thực với

15


Luận văn thạc sĩ
vật đố (tức thông tin chứa đựng trong lời đố, so với vật đố, có thể thiếu chứ không
được thừa, và chúng đều hợp lẽ).
b. Tính lạ hoá của lời đố được thể hiện ở sự phong phú, đa dạng của các lời
đố khác nhau về cùng một vật đố, và sự khác thường của hình ảnh, của cấu tạo
ngữ pháp ở một lời đố.
Ví dụ: Các lời đố khác nhau về con cua, ghẹ:
- Tám sào chống cạn,
Hai nạng chống xiên,
Con mắt láo liên;
Cái đầu không có!

- Tám thằng dân vần cục đá tảng,
Hai ông xã xách nạng chạy theo!
- Vuông không vuông,
Méo không méo,
Tròn không tròn;
Lặn cùng khe suối, nước non,
Bởi chưng ăn sổi nên mắc cạn, có bản son để thờ.
v.v…
Tính lạ hoá thể hiện bằng những miêu tả khác thường tạo nên những hình
ảnh kì dị:
Vừa bằng thằng bé lên ba,
Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng.
(Bó mạ)
Tính lạ hoá còn được thể hiện bởi những sự kết hợp không bình thường về
mặt ngữ pháp, thường gặp là sự đánh lẫn đối tượng ở vai chủ thể của một hành
động:

16


Luận văn thạc sĩ
Đi thì nằm, nằm thì đứng.
(Bàn chân)
Mặc áo xanh, đội nón xanh;
Đi quanh một vòng,
Mặc áo trắng, đội nón trắng!
(Quả cau khi róc vỏ)
1.2.2.3. Nội dung của lời đố
Như chúng tôi đã nói, câu đố nói chung không bày tỏ những ý nghĩa, tư
tưởng về đời người và người đời như thường thấy trong ca dao, tục ngữ,… mà

thường chỉ nhằm gọi tên cho đúng sự vật là đối tượng của câu đố.
Nhưng cũng có một bộ phận câu đố mà lời đố ngoài chuyện để chỉ ra vật
đố còn có thể tìm thấy nội dung về nhân sinh, về xã hội nhất định.
Ví dụ:
Chân đen mình trắng,
Đứng nắng giữa đồng.
Đây là câu đố về con cò, nhưng thực chất là nói về người nông dân dãi
nắng dầm mưa ngoài đồng ruộng để làm nên thóc gạo.
Hay câu đố sau đây nói về người và bóng nhưng cũng là để lên án tình bạn
có tính chất cơ hội:
Nắng ba năm ta không bỏ bạn,
Mưa một ngày bạn lại bỏ ta.
Câu đố về cái chiếu lại chính lời phàn nàn của người vợ bị chồng vũ phu,
ngược đãi:
Xưa kia em trắng như ngà,
Vì chàng quân tử thiếp đà nên thâm.
Trách ai mảng tính vô tâm,

17


Luận văn thạc sĩ
Chàng đánh, chàng đập, chàng lại còn nằm với em.
Câu đố về con dê nhưng lại là lời phê phán thói hư tật xấu của tầng lớp
thống trị:
Hơn đời tốt bộ mày râu,
Trong làng sừng sỏ dễ hầu kém ai.
Tính quen dâu bộc ăn chơi,
Dâm ô để một tiếng cười về sau.
v.v…

1.2.3. Hình thức của câu đố
Đa số câu đố được thể hiện bằng câu nói xuôi hay có vần điệu giống như
thơ với nhiều thể loại từ hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng, thể ngũ ngôn, thể lục ngôn,
thể song thất lục bát hay các thể dạng thơ hỗn hợp khác… Tuy nhiên, những hình
thức diễn tả này chỉ để làm cho câu đố dễ nói, dễ nhớ, dễ truyền miệng đi mà thôi
chứ không phải để thưởng thức về văn chương, vì cái hay, cái thú vị của câu đố
chính là ở mục đích thách thức khả năng nhận thức, lý luận suy diễn của nó. Mặc
dù câu đố luôn luôn sử dụng những hình thức xây dựng ngôn ngữ như so sánh, ví,
ẩn dụ, nhưng hình như trước hết và chủ yếu là do yêu cầu về kỹ thuật hơn là về
nghệ thuật, chỉ nhằm làm sao cho lời đố trở nên rắc rối, phức tạp, hóc búa, khó
đoán giải mà thôi. Vì vậy, ở đây chúng tôi không trình bày chi tiết về các thể thơ
sử dụng trong câu đố mà sẽ nói về các khía cạnh hình thức sau của câu đố:
1.2.3.1. Hình ảnh
Hình ảnh ở lời đố thường được thể hiện theo lối lạ hoá, nhằm làm cho đối
phương lạc hướng, hay khó khăn trong việc tìm ra đáp án cho lời đố. Lối lạ hoá
của hình ảnh được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng những hình
ảnh, âm thanh gây nhiễu; phóng đại; tráo hình ảnh muốn nói bằng hình ảnh cùng

18


Luận văn thạc sĩ
trường nghĩa, cùng dáng dấp; dùng hình ảnh khác thường; sử dụng tên riêng cùng
nghĩa hay cùng âm; dùng lời Hán Việt thay vì dùng lời thuần Việt;…
Một số hình ảnh lặp đi lặp lại trong nhiều câu đố khác nhau. Chúng cho
thấy việc dùng những hình ảnh này đã phản ánh một sự nhìn nhận, một quan niệm
của cộng đồng về đối tượng được đề cập. Chẳng hạn như hình ảnh mẹ - con, cha
– con, mình – đuôi, đầu làng - cuối làng,…
Ví dụ: Mẹ, cha – con:
Cha thấp, mẹ thấp,

Đẻ con trập tai.
(Cây cà)
Ví dụ: Mình – đuôi:
Mình thì một tấc,
Đuôi dài thước năm,
Khi đi thì nằm,
Khi ngồi thì đứng.
(Kim chỉ)
Ví dụ: Đầu làng - cuối làng:
Đầu làng gươm bén hai thanh,
Cuối làng có ngọn cờ xanh rũ tàn.
(Con trâu)
1.2.3.2. Mô hình
Cũng như các thể loại văn học dân gian khác, một bộ phận đáng kể lời đố
được sáng tác dựa theo các mô hình có trước. Xét trong quan hệ với vật đố,
những lời đố có cùng mô hình thì vật đố sẽ có chung một số đường nét nhất định
về vóc dáng, đặc tính. Có khá nhiều trường hợp mô hình quy định vật đố thuộc
một nhóm, loại sự vật nào đó.

19


Luận văn thạc sĩ
Đây cũng là một đặc điểm phổ biến trong văn học dân gian, đó là trong quá
trình sáng tạo, nhân dân vừa làm nên cái mới (tạo văn bản nghệ thuật mới lạ) vừa
xây dựng phát triển trên cơ sở cái cũ (mô hình có trước).
Một số mô hình thường gặp trong câu đố là:
- Mô hình Trong nhà có bà P (P: động ngữ hay danh ngữ, làm định ngữ
cho bà):
Trong nhà có bà la lết. (Cái chổi)

Trong nhà có bà ăn cơm trước. (Đũa bếp)
Trong nhà có bà hai đầu. (Cái võng)
v.v…
- Mô hình Sừng sững mà đứng (giữa) A, [đặc tính của vật đố] (A: danh
ngữ):
Sừng sững mà đứng giữa trời,
Mặc ba áo kép, mặc mười áo đơn.
(Cây chuối)
Sừng sững mà đứng giữa đồng,
Chân tay chẳng có, lại bồng đứa con.
(Cây ngô)
v.v…
- Mô hình Chân chẳng đến đất, cật chẳng đến trời, lơ lửng giữa A, [một
đặc điểm nổi bật khác] (A: danh từ, danh ngữ):
Chân chẳng đến đất,
Cật chẳng đến trời;
Lửng lơ mặt nước,
Không ăn mà đẻ.
(Cây bèo)

20


Luận văn thạc sĩ
Chân chẳng đến đất,
Cật chẳng đến trời;
Lơ lửng giữa vời,
Mà đeo bị đạn
(Quả ổi)
v.v…

- Mô hình [Hai vật] cùng một tên, [vật thì P, vật thì Q] (P, Q: chỉ nơi chốn,
đặc tính của vật):
Hai người cùng có một tên,
Anh dưới vùng vẫy, anh trên dùm doà.
(Cá chuối, cây chuối)
Cái gì khác họ cùng tên,
Cái ở dưới nước, cái trên mái nhà.
(Cá mè, cái mè ở mái nhà)
v.v…
- Mô hình Không P mà (có) Q và mô hình Có Q mà (không có) P (P là điều
kiện để có Q, hoặc chúng là hai mặt của một thực thể):
Không sông mà bắc cầu kiều,
Không rừng mà có chim kêu trên ngàn,
Không ruột mà lại có gan,
Không thờ mà có song loan để ngồi.
(Cái khung cửi)
Không làm thợ mà biết đóng hòm,
Không đi còm mà phải chống gậy,
Đường cái không đi, mà đi đường quanh,
Áo lành không mặc mà mặc áo rách.

21


Luận văn thạc sĩ
(Ông sư)
v.v…
1.2.3.3. Phương pháp sáng tác
Câu đố Việt Nam được sáng tác theo hai hướng: tục hoá và mỹ hoá. Dù
theo hướng nào thì hình thức miêu tả và kể chuyện ngắn gọn vẫn là chủ yếu. Dưới

đây là những phương pháp thường được sử dụng khi sáng tác câu đố của người
Việt:
- Ẩn dụ: Đây là phương pháp cơ bản để hình thành câu đố Việt Nam.
Phương pháp ẩn dụ cho phép dựng nên những cấu tạo ngôn ngữ hết sức mềm dẻo,
và ghép lại với nhau những hiện tượng rất khác nhau, tạo nên những sắc thái ý
nghĩa đa dạng mà vẫn giữ được sự hợp lý vừa đủ để câu đố tồn tại. Bởi ẩn dụ còn
gọi là ví ngầm, một biện pháp tu từ, nằm trong phạm trù so sánh, nhưng ở mức độ
nghệ thuật cao hơn, không còn vế bị so sánh, chỉ còn vế đem ra so sánh, gây một
tác dụng liên tuởng kín đáo. Cơ sở tâm lý của ẩn dụ là liên tưởng và cho dù tinh tế
kỳ diệu đến đâu cũng phải có căn cứ và có thể hiểu được. Đặc tính của câu đố là
miêu tả phán ảnh đặc điểm hình dáng, vai trò,… của sự vật trong thế giới khách
quan chứ không phải chủ yếu là miêu tả và phán ánh xã hội. Cho nên không thể
coi ẩn dụ trong câu đố giống như lối ẩn dụ trong các thể loại văn học thuần tuý
được. Ẩn dụ trong câu đố không nhất thiết nói về người mà có thể nói về bất kỳ
một sự vật nào trong thế giới khách quan mà câu đố nói đến. Hàng loạt ẩn dụ
trong câu đố được xây dựng trên cơ sở quan sát những đặc điểm về hình dáng và
công dụng cùng thuộc tính của sự vật đem ra đố với những đặc điểm và tất cả
những biểu hiện phong phú của chính bản thân con người. Đó là phương pháp
nhân hoá. Ví dụ như câu đố sau:
Quê em ở chốn thanh lâm,
Sinh ra em vốn hồng tâm hắc bì.

22


Luận văn thạc sĩ
Em đi dạo khắp kinh kì,
Tìm nơi bạch bố, em thì kết duyên.
(Củ nâu)
Nhân vật trong câu đố có khi là ông, bà, cha, mẹ, cô gái, chàng trai, thằng,

nó,… nhưng hình ảnh cô gái nông thôn thường được sử dụng nhiều nhất.
Câu đố còn dùng phương pháp động vật hoá, tức là chuyển bất động vật
thành động vật. Ví dụ:
Một đàn cò trắng phau phau,
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.
(Bát đĩa rửa xong xếp vào rổ)
Nhiều câu đố còn dùng phương pháp thực vật hoá, tức chuyển bất động
thành thực vật. Ví dụ:
Cây gì không lá không chân,
Mình vàng không rễ ở gần nhà ta.
(Cây rơm)
Một số ít câu đố sử dụng phương pháp tự nhiên hoá. Ví dụ:
Hang sâu, đá chắn chung quanh,
Có con cá quẫy loanh quanh giữa dòng.
(Răng và lưỡi)
Bằng phương pháp nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá, tác
giả dân gian đã làm cho câu đố không những linh hoạt, hấp dẫn mà còn độc đáo,
bất ngờ.
- So sánh: Đây cũng là một phương pháp sáng tạo câu đố thường được sử
dụng. Phương pháp này làm cho câu đố thêm cụ thể. Ở đây vật đem ra đố giống
vật miêu tả ở một vài đặc điểm hình thức hoặc chức năng nào đó, nhưng lại
không phải là bản thân nhân vật miêu tả. Ví dụ:

23


×