Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập về vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.51 KB, 12 trang )

Bài tập: CÁC NGUYÊN TẮC KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ (MFN)
Nghiên cứu tình huống: (bài tập nhóm)

Từ thời thuộc địa, Newland đã là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn
cao su thiên nhiên. Những năm gần đây, RichYear Inc., tập đoàn vỏ xe lớn nhất
của Richland đã đầu tư những cơ sở sản xuất phụ trợ lớn ở Newland để cung cấp
nguyên vật liệu cho các nhà máy sản xuất chính tại Richland. Mặc dù ở thời
điểm hiện tại quy mô vẫn còn hạn chế nhưng ngành công nghiệp sản xuất vỏ xe
của Newland được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần và tạo
nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay Newland vẫn nhập khẩu
phần lớn vỏ xe từ Richland và Oldland, hầu hết vỏ xe xuất xứ từ Richland là loại
vỏ xe giá rẻ làm từ cao su nhân tạo và vỏ xexuất xứ từ Oldland (Newland trước
đây là thuộc địa của Oldland) chủ yếu là làm từ cao su thiên nhiên.
Tuyên bố rằng nhằm mục đích hỗ trợ cho ngành sản xuất vỏ xe non trẻ của
mình, Newland đánh một khoản thu nhập khẩu đặc biệt là 5$ cho mỗi vỏ xe nhập
khẩu từ Richland. Khoản thu trên không được áp dụng đối với các quốc gia
khác. Ngoài ra, vỏ xe làm từ cao su nhân tạo phải chịu một khoản VAT là 25%
ad valorem trong khi vỏ xe làm từ cao su thiên nhiên chỉ chịu 15% VAT.
Từ năm ngoái sau khi phát hiện ra các hành vi tham nhũng của cơ quan
hải quan gây thất thoát cho ngân sách tại các cửa khẩu, Newland ra quy định
yêu cầu rằng tất cả vỏ xe phải được nhập khẩu thông qua hai cửa khẩu chỉ định
duy nhất. Quy định này có một ngoại lệ là không áp dụng đối với Nearland, một
quốc gia có đường biên giới sát với Newland và đang đàm phán để gia nhập
WTO.
Bạn là một Cộng sự trong hãng luật danh tiếng Laker & McCartney. Hãng
luật của bạn được RichYear Inc. thuê tư vấn về tất cả các vấn đề phát sinh ở trên
(chỉ giới hạn ở những quy định của WTO về nguyên tắc MFN).


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử


Giả định: Newland, Oldland và Richland là thành viên WTO. Giữa
Newland và Nearland chưa có kí kết Hiệp định song phương liên quan đến
ngoại thương. Dưới danh nghĩa là cộng sự trong hãng luật Laker &
McCartney, tư vấn cho RichYear Inc, tôi giới hạn vụ việc ở mức độ giữa
Richland với Newland, không đề cập đến các thành viên WTO khác cũng có
vỏ xe nhập khẩu vào Newland. Để xác định xem Newland có vi phạm nghĩa
vụ đối xử tối huệ quốc đối với Richland hay không, tôi sẽ tập trung trả lời các
vấn đề pháp lý như sau:
Vấn đề pháp lý 1: Việc Newland đánh một khoản thu nhập khẩu
đặc biệt là 5$ cho mỗi vỏ xe nhập khẩu từ Richland, nhưng không được
áp dụng đối với các quốc gia khác có phải là sự vi phạm nghĩa vụ đối xử
tối huệ quốc quy định tại Điều I.1 GATT 1994 hay không?
Để xác định Newland có vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc hay không, ta
cần trả lời các câu hỏi theo một trình tự sau:
 Biện pháp Newland áp dụng như trên đối với Richland có thuộc phạm

vi điều chỉnh của Điều I.1 GATT 1994 hay không?
Việc Newland đánh một khoản thu nhập khẩu đặc biệt là 5$ cho mỗi vỏ xe
nhập khẩu từ Richland trong khi không áp dụng đối với các quốc gia khác,
đây là khoản thu liên quan đến nhập khẩu được đánh tại hải quan thuộc phạm
vi điều chỉnh của Điều I.1 GATT 1994, cụ thể “Với mọi khoản thuế quan va
khoản thu thuộc bất cứ loại nao được áp dụng hay có liên quan đến nhập
khẩu va xuất khẩu…”
→ Biện pháp Newland áp dụng thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều I.1 GATT
1994

Page 2


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử


 Biện pháp Newland áp dụng như trên có tạo ra lợi thế nào cho các quốc

gia khác so với Richland khi cùng nhập khẩu vỏ xe vào Newland hay
không?
Với khoản thu nhập khẩu đặc biệt 5$ cho mỗi vỏ xe của Richland sẽ tác động
đến giả cả của vỏ xe này trên thị trường nội địa của Newland so với vỏ xe của
các quốc gia khác cũng có mặt tại thị trường Newland. Richland muốn có lợi
nhuận thì phải tăng giá bán, nhưng liệu rằng người tiêu dùng có chấp nhận bỏ
ra số tiền cao hơn để mua cùng một sản phẩm với chất lượng như nhau. Hoặc
là Richland phải tiến hành cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng để phù hợp
với mặt bằng chung về giá cả cạnh tranh so với các đối thủ khác, nhưng để
làm được điều đó thì tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, và là một thách thức lớn
đối với họ. Vì thế lợi thế cạnh tranh thể hiện rõ rệt đối với các quốc gia khác
bán vỏ xe tại thị trường Newland.
→ Biện pháp Newland áp dụng đã tạo ra một lợi thế canh tranh của các
quốc gia khác so với Richland khi bán sản phẩm vỏ xe tại thị trường
Newland, được cụ thể hóa tại Điều I.1 GATT 1994 qui định “…mọi lợi thế,
biệt đãi,…được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất
xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác..”. Vì vậy Richland cũng
phải được hưởng ưu đãi này như các quốc gia khác khi nhập khẩu vỏ xe vào
Newland.
 Sản phẩm vỏ xe của Richland so với vỏ xe của các quốc gia khác nhập

khẩu vào Newland có phải là sản phẩm tương tự hay không?
Hiệp định GATT 1994 không đưa ra định nghĩa thế nào là “sản phẩm tương
tự”, mà nó được giải thích thông qua các án lệ điển hình đó là vụ kiện như
Japan- Alcoholic Beverages, Spain - Unroasted Coffee, Indonesia - Autos,
Japan – Alcoholic. Qua đó ta thấy rằng đối với từng thời kỳ, mỗi giai đoạn
khác nhau, tùy từng vụ việc mà cách giải thích sẽ khác nhau về “sản phẩm

tương tự”. Và từ các vụ kiện này đã hình thành nên một số tiêu chí được cân
nhắc để đánh giá “sản phẩm tương tự” trong bối cảnh của Điều I.1 GATT

Page 3


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử

1994. Cụ thể: (tùy từng vụ việc mà có sự lựa chọn các tiêu chí nhất định, có
thể lượt bỏ chứ không nhất thiết phải thỏa mãn cả bốn tiêu chí đó)
 Các đặc tính của sản phẩm, bản chất và chất lượng – các đặc điểm vật

lý;
 Mục đích sử dụng cuối của sản phẩm;
   Thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng;
   Phân loại thuế quan của sản phẩm.
Newland áp khoản thu nhập khẩu đặc biệt lên vỏ xe của Richland là 5$ mà
không xem xét vỏ xe đó có đặc tính lý hóa gì, chất lượng như thế nào, kích
cỡ, độ bền, thành phần hóa học nó như thế nào… và không có sự phân biệt
giữa vỏ xe của Richland với vỏ xe của quốc gia khác nhập khẩu vào Newland.
Mục đích cuối cùng của vỏ xe là dùng trong ngành công nghiệp lắp ráp, sản
xuất phương tiện giao thông (vỏ xe là bộ phận gắn liền với xe). Đối tượng là
một khoản thu nhập khẩu đặc biệt nên không có sự phân loại thuế quan giữa
sản phẩm vỏ xe nhập khẩu của Ricland với các quốc gia khác cũng có vỏ xe
nhập khẩu vào Newland.
→ Vì thế, từ những phân tích dựa trên các tiêu chí nêu trên, ta khẳng
định rằng sản phẩm vỏ xe của Richland và sản phẩm vỏ xe của các quốc gia
khác nhập vào Newland là sản phẩm tương tự nhau.
 Ưu đãi mà Newland dành cho các quốc gia khác (không đánh khoản


thu nhập khẩu đặc biệt vỏ xe) có được áp dụng một cách ngay lập tức
và vô điều kiện đối với Richland như qui định tại Điều I.1 GATT 1994
hay không?
Điều I.1 GATT 1994 có qui định “…sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự
có xuất xứ hay giao tới một bên ký kết khác ngay lập tức và một cách vô điều
kiện…”. Thông qua vụ án lệ của , vụ “Indonesia – Ngành công nghiệp ô tô”,
Ban hội thẩm đã giải thích việc áp dụng “ngay lập tức và vô điều kiện” nghĩa
là việc cho hưởng ưu đãi không được tùy thuộc vào việc Thành viên cho
hưởng có đạt được những ưu đãi mang tính có đi có lại từ Thành viên thụ

Page 4


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử

hưởng ưu đãi hoặc vào việc các điều kiện liên quan tới hoàn cảnh hoặc hành
vi của Thành viên này có được thỏa mãn hay không.
Newland đã dành ưu đãi khi không đánh khoản thu nhập khẩu đặc biệt cho
các quốc gia khác, trừ Richland đối với sản phẩm vỏ xe. Hành động của
Newland rõ ràng là đang dành cho các quốc gia khác đó hưởng ưu đãi mà
không đi kèm bất cứ điều kiện gì theo chiều ngược lại và hành động này gây
bất lợi cho phía Richland, bởi Richland đáng đươc đối xử không kém phần
thuận lợi hơn đối với ưu đãi mà Newland dành cho các quốc gia khác.
→ Lợi thế nêu trên không được Newland áp dụng một cách ngay lập tức và
vô điều kiện như qui định tại Điều I.1 GATT 1994.
Kết luận: Dựa trên những phân tích nêu trên, Newland đã vi phạm nghĩa vụ
đối xử tối huệ quốc được qui định tại Điều I.1 GATT 1994 khi đánh một
khoản thu nhập khẩu đặc biệt là 5$ đối với mỗi vỏ xe nhập khẩu từ Richland
mà không đánh khoản thu này đối với các quốc gia khác cũng có sản phẩm vỏ
xe nhập vào Newland.

Vấn đề pháp lý 2: Newland có vi phạm Điều I.1 GATT 1994 khi áp
mức thuế VAT là 25% ad valorem đối với vỏ xe làm từ cao su nhân tạo
và vỏ xe làm từ cao su thiên nhiên chỉ chịu 15% VAT, trong khi hầu hết
vỏ xe giá rẻ làm từ cao su nhận tạo có xuất xứ từ Richland và vỏ xe làm
từ cao su thiên nhiên có xuất xứ từ Oldland?
Để xác định Newland có vi phạm hay không, ta lần lượt trả lời tuần tự
các câu hỏi sau:
 Hành vi áp mức thuế như trên của Newland có thuộc phạm vi điều

chỉnh của điều I.1 GATT 1994 hay không?
Điều I.1 GATT 1994 có quy định “…mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập
khẩu và liên quan tới mọi nội dung được nêu tại khoản 2 và khoản 4 Điều
III…”, ta viện dẫn đến Điều III.2 GATT 1994 có quy định “…không một bên
ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong nội địa trái với
Page 5


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử

các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1”. Nhận thấy rằng, thuế VAT là khoản thu
thuế nội địa được qui định trong luật thuế của Newland.
→ Biện pháp đánh thuế nội địa mà Newland qui định thuộc phạm vi
điều chỉnh của Điều I.1 GATT 1994.
 Hành vi áp mức thuế của Newland có tạo ra lợi thế nào cho Oldland so

với Richland hay không khi hai quốc gia này có sản phẩm vỏ xe chiếm
phần lớn tại thị trường Newland?
Phạm vi điều chỉnh của Điều I.1 GATT 1994 không chỉ dừng lại ở dejure
(văn bản quy phạm pháp luật) mà còn điều chỉnh cả defacto (thực tế). Thông
qua án lệ của vụ kiện Canada – Autos (2000) đã khẳng định “không có giới

hạn trong thuế quan” đối với bất kỳ lợi thế nào. Mọi lợi thế được hiểu không
hạn hẹp trong phạm vi dành cho các thành viên trong WTO mà dành cho bất
kỳ quốc gia nào khác (tức là kể cả quốc gia không là thành viên WTO), được
qui định cụ thể tại Điều I.1 GATT 1994.
Newland là quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn cao su thiên nhiên, từng là
thuộc địa của Oldland, mà Oldland lại là quốc gia xuất khẩu vỏ xe làm từ cao
su thiên nhiên sang thị trường Newland. Vì vậy, ta thấy rằng giữa hai quốc gia
này có một mối quan hệ nhất định, tức là Newland là bên cung cấp chính
lượng cao su thiên nhiên để Oldland làm ra vỏ xe từ cao su thiên nhiên, nên
Newland đã dành ưu đãi nhất định đối với Oldland khi chỉ đánh thuế VAT là
15% ad valorem đối với sản phẩm đó, trong khi Richland với vỏ xe làm từ
cao su nhân tạo phải chịu thuế VAT là 25% ad valorem, mức thuế suất chênh
lệch 10% là rất đáng kể. Hơn nữa tại hải quan Richland phải chịu thêm một
khoản thu nhập khẩu đặc biệt là 5$ trên mỗi vỏ xe, trong khi Oldland lại
không bị đánh khoản thu này. Về mặt luật định thông qua câu chữ qui định
trong luật của Newland đó là “vỏ xe cao su nhân tạo chịu thuế VAT là 25%
ad valorem và vỏ xe cao su thiên nhiên chịu thuế VAT là 15% ad valorem”, ta
sẽ không thể nào nhận ra đươc sự vi phạm của Newland khi dành lợi thế đó
cho Oldland, nhưng trên thực tế khi phân tích về nguồn gốc xuất xứ đối với

Page 6


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử

hai sản phẩm vỏ xe nêu trên thì ta nhận ra ngay là vỏ xe nhân tạo có xuất xứ
từ Richland, vỏ xe cao su thiên nhiên có xuất xứ từ Oldland.
→ Việc Newland áp mức thuế VAT là 25% ad valorem đối với vỏ xe
nhân tạo của Richland, trong khi Oldland chỉ phải chịu mức thuế VAT là 15%
ad valorem đã tạo ra một lợi thế dành cho Oldland so với Richland (kể cả các

quốc gia khác có sản phẩm vỏ xe tiêu thụ trên thị trường Newland).
 Sản phẩm vỏ xe làm từ cao su thiên nhiên và vỏ xe làm từ cao su nhân

tạo có phải là sản phẩm tương tự không?
Để xác định hai vỏ xe nêu trên có phải là sản phẩm tương tự được qui
định tại Điều I.1 GATT 1994, ta lần lượt phân đánh giá dựa trên các tiêu chí
đã được đề cập tại vấn đề pháp lý 1. Cụ thể:
 Đặc tính của sản phẩm, bản chất và chất lượng – các đặc điểm vật lý:

Cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo đều có cấu tạo thành phần hóa
học chính là đều chứa isopren1 (cao su nhân tạo còn có thêm chất
isobutylen nhưng tỷ lệ phần trăm của nó so với isopren gần như là
không đáng kể), đều thực hiện chức năng là co giãn, khả năng chịu lực,
chât lượng giữa hai loại cao sụ này là gần tương tự nhau, thậm chí
trong tương tai cao su nhân tạo sẽ dần thay thế cho cao su thiên nhiên.
Sự khác nhau về thành phần cấu tạo,quy trình chế biến, sản xuất ra vỏ
xe chỉ là yếu tố nhỏ chưa đủ tạo ra sự khác biệt cơ bản của sản phẩm.
 Mục đích sử dụng cuối của sản phẩm: vỏ xe được làm từ cao su thiên
nhiên hay nhân tạo thì đều là sản phẩm được dùng vào việc lắp ráp
trong ngành công nghiệp sản xuất xe (việc người tiêu dùng mua vỏ xe
để thay vỏ xe của chiếc xe không đáng kể).
 Thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng: người tiêu dùng đều xem hai
sản phẩm này đều được dùng vào làm vỏ xe cho phương tiện giao
thông và đây là hai sản phẩm ở phân khúc thị trường giá rẻ nên nhu cầu
tiêu dùng của người tiêu dùng đối với hai sản phẩm nào không chênh
1 Nguồn: />
Page 7


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử


lệch đáng kể. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể sử dụng thay thế hai
sản phẩm này cho nhau. Hơn nữa vỏ xe là bộ phận cấu thành nên chiếc
xe nên việc lựa chọn vỏ xe như thế nào là phụ thuộc nhà sản xuất ra
chiếc xe, người tiêu dùng chỉ quan tâm chiếc xe.
   Phân loại thuế quan của sản phẩm: cả hai sản phẩm vỏ xe này đều
được đưa vào cùng một phân loại thuế quan trong Biểu thuế quan của
Newland.
→ Sản phẩm vỏ xe cao su nhân tạo của Richland và vỏ xe cao su thiên
nhiên của Oldland là sản phẩm tương tự nhau.
 Lợi thế về mức thuế quan mà Newland dành cho Oldland có được áp

dụng một cách ngay lập tức và vô điều kiện đối với Richland hay
không?
Điều I.1 GATT 1994 có qui định “…sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương
tự có xuất xứ hay giao tới một bên ký kết khác ngay lập tức và một cách
vô điều kiện…”. Thông qua vụ án lệ của “Bỉ - Trợ cấp gia đình”, vụ
“Indonesia – Ngành công nghiệp ô tô”, ta thấy rằng lợi thế mà Newland
dành cho Oldland thông qua việc áp mức thuế suất VAT không được áp
dụng ngay một cách lập tức và vô điều kiện đối với Richland, cụ thể thông
quả Biểu phân loại thuế quan của Newland ta thấy rằng vỏ xe làm từ cao
su thiên nhiên của Oldland chỉ phải chịu thuế VAT là 15% ad valorem mà
không đi kèm bất kỳ một ưu đãi nào từ phía Oldland phải dành cho
Newland, trong khi Richland phải gánh chịu thuế VAT là 25% ad valorem
đối với cùng sản phẩm tương tự là vỏ xe làm từ cao su nhân tạo.
→ Vì vậy, lợi thế nêu trên không được Newland áp dụng một cách ngay
lập tức và vô điều kiện như qui định đối với Richland tại Điều I.1 GATT
1994.
Kết luận: Newland đã vi phạm nghĩa vụ phân biệt đối xử tối huệ quốc
được qui định tại Điều I.1 GATT 1994 khi áp mức thuế VAT là 25% ad

valorem đối với vỏ xe làm từ cao su nhân tạo và vỏ xe làm từ cao su thiên
Page 8


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử

nhiên chỉ chịu 15% VAT, trong khi hầu hết vỏ xe của làm từ cao su nhận
tạo có xuất xứ từ Richland và vỏ xe làm từ cao su thiên nhiên có xuất xứ từ
Oldland.
Vấn đề pháp lý 3: Newland có vi phạm Điều I.1 GATT 1994 về nghĩa vụ
đối xử tối huệ quốc khi quy định yêu cầu tất cả các vỏ xe phải được nhập
khẩu thông qua hai cảng chỉ định duy nhất nhưng quy định này lại có
một ngoại lệ là không áp dụng với Nearland – chung đường biên giới với
Newland và không là thành viên WTO, hay không?
Để xác định Newland có vi phạm hay không, ta lần lượt trả lời tuần tự
các câu hỏi sau:
 Biện pháp Newland áp dụng đối với Richland có thuộc phạm vi điều

chỉnh của Điều I.1 GATT 1994 không?
Điều I.1 GATT 1994 có qui định như sau “…mọi luật lệ hay thủ tục trong
xuất nhập khẩu ….được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm
có xuất xứ từ hay giao tới bất kỳ một nước nào khác…”. Việc Newland qui
định rằng tất cả các vỏ xe đều phải nhập khẩu qua hai cửa khẩu chỉ định duy
nhất ngoại trừ Nearland là thủ tục liên quan hoạt động nhập khẩu vể vận
chuyển hàng hóa (qui định dưới dạng dejure).
→ Vì vậy, biện pháp Newland áp dụng thuộc phạm vi điều chỉnh của
Điều I.1 GATT 1994
 Việc Newland áp dụng biện pháp như vậy có tạo ra lợi thế nào dành

cho Nearland so với Richland hay không?

Trước hết, ta xem xét đến án lệ của vụ kiện “Colombia – Ports of Entry
(2009)”, để xem xét “lợi thế” được tạo ra như thế nào. Trong vụ kiện này
Colombia đã đưa ra quy định “hàng dệt may, thêu, giày dép có xuất xứ từ
Panama phải thực hiện việc khai báo hải quan trước khi nhập cảng; phải trả
thuế nhập khẩu và các loại thuế khác trước”. Ban hội thẩm kết luận rằng

Page 9


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử

Colombia đã đưa ra một”lợi thế” trong phạm vi của Điều I.1 GATT 1994 cho
các quốc gia khác đối với Panama.
Với qui định rằng “tất cả vỏ xe phải được nhập khẩu thông qua hai cửa khẩu
chỉ định duy nhất”, rõ ràng qui định này gián tiếp cản trở việc tiếp cận thị
trường đối với sản phẩm vỏ xe nhập khẩu vào Richland, gây ra nhiều bất lợi
cho Richland như: đường vận chuyển dài hơn, rủi ro phát sinh trong quá trình
vận chuyển, giá hàng hóa gánh thêm một khoản phí thì cơ hội cạnh tranh lại
bị giảm đi,…Hơn nữa, trong phương thức vận chuyển hàng hóa, bao gồm
đường không, đường biển, đường sắt, đường thủy. Với qui định của Newland
như trên đã hạn chế việc lựa chọn phương thức phù hợp nhất, tiết kiệm chi phí
vận tải của Richland, gây ra sự cản trở trong việc lưu thông hàng hóa. Trong
khi, Nearland là quốc gia láng giềng có chung đường biên giới với Newland
không bị áp dụng qui định nêu trên, rõ ràng đó là một lợi thế mà Newland
dành cho phía Nearland, bởi Nearland hoàn toàn được tự do phương thức vận
tải hàng hóa vào Newland, tiết kiệm được chi phí vận tải hàng hóa và làm cho
giá bán vỏ xe cạnh tranh với Richland có thể rẻ hơn trên thị trường Newland.
→ Vì vậy, qui định của Newland đã dành cho Nearland một lợi thế nhất định
so với Richland đối với việc vận chuyển sản phẩm vỏ xe vào Newland.
 Sản phẩm vỏ xe của Richland và Nearland nhập khẩu vào Newland có


phải là sản phẩm tương tự không?
Vấn đề này đã được phân tích rất cụ thể ở vấn đề pháp lý 1đã nêu trên.
→ Vì thế, sản phẩm vỏ xe của Richland và Nearland là hai sản phẩm tương
tự như qui định tại Điều I.1 GATT 1994.
 Lợi thế mà Newland dành cho Nearland có được áp dụng một các ngay

lập tức và vô điều kiện đối với Richland hay không?
Điều I.1 GATT 1994 có qui định “…sẽ được áp dụng cho sản phẩm
tương tự có xuất xứ hay giao tới một bên ký kết khác ngay lập tức và một
cách vô điều kiện…”. Thông qua vụ án lệ của “Bỉ - Trợ cấp gia đình”, Ban
Page 10


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử

hội thẩm đã nhấn mạnh rằng việc cho hưởng ưu đãi không thể phụ thuộc vào
những đặc tính, các luật cũng như các hành vi của quốc gia được hưởng.
Từ vụ án lệ trên ta thấy rằng Newland đã dành cho quốc gia láng giềng với
mình là Nearland với ưu đãi được quyền nhập vỏ xe vào bất cứ cửa khẩu nào
của Newland mà không đi kèm bất cứ điều kiện ưu đãi gì từ phía Nearland
phải dành cho mình (tức là theo hướng có đi có lại), trong khi cùng là sản
phẩm tương tự là vỏ xe nhưng Richland chỉ được nhập khẩu vào hai cảng do
phía Newland chỉ định.
→ Vì vậy, lợi thế nêu trên không được Newland áp dụng một cách ngay lập
tức và vô điều kiện đối với Richland như qui định tại Điều I.1 GATT 1994.
Kết luận: Từ những lập luận nêu trên, có thể khẳng định rằng Newland đã vi
phạm Điều I.1 GATT 1994 về nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc khi quy định yêu
cầu tất cả các vỏ xe phải được nhập khẩu thông qua hai cảng chỉ định duy
nhất nhưng quy định này lại có một ngoại lệ là không áp dụng với Nearland –

chung đường biên giới với Newland và không là thành viên WTO.
Tổng kết: Dựa trên cơ sở phân tich 3 vấn đề pháp lý nêu trên ta đi
đến kết luận cuối cùng như sau:
i.

ii.

iii.

Newland đã vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc qui định tại
Điều I.1 GATT 1994 đối với biện pháp đánh một khoản thu nhập
khẩu đặc biệt là 5$ cho mỗi vỏ xe nhập khẩu từ Richland, mà
khoản thu này không được áp dụng đối với các quốc gia khác
cũng có vỏ xe nhập khẩu vào Newland.
Newland đã vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (dưới dạng
defacto) được qui định tại Điều I.1 GATT 1994 đối với việc áp
một khoản VAT là 15% ad valorem đối với vỏ xe làm từ cao su
thiên nhiên còn vỏ xe làm từ cao su nhân tạo là sản phẩm tương
tự thì phải chịu VAT là 25% ad valorem.
Việc Newland qui định tất cả vỏ xe phải được nhập khẩu thông
qua hai cửa khẩu chỉ định duy nhất, tuy nhiên quy định này

Page 11


Bài tập về các nguyên tắc không phân biệt đối xử

không áp dụng đối với Nearland là một quốc gia có chung đường
biên giới với Newland và đang đàm phán để gia nhập WTO là vi
phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc được qui định tại Điều I.1

GATT 1994.
Lời cuối cùng, RichYear Inc nên kiến nghị vấn đề này lên chính phủ
Richland, để chính phủ Richland thương lượng lại các vấn đề đã nêu trên để
tìm ra hướng giải quyết. Trong trường hợp giữa Newland với Richland không
được tiếng nói chung, thì Yearland nên tiến hành vận động hành lang để
Richland đứng ra khởi kiện Newland ra cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO (viết tắt là DSU) để bảo vệ quyền lợi của mình với lý do là Newland đã
vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc qui định tại Điều I.1 GATT 1994 – phụ
lục 1 của DSU, kết hợp với Điều I.1 DSU về phạm vi điều chỉnh áp dụng.

Page 12



×