Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập vi phạm đối xử quốc gia (NT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.43 KB, 16 trang )

Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Nghiên cứu tình huống: (bài tập nhóm)
Newland là một quốc gia có truyền thống uống rượu vang lâu đời. Tuy
nhiên các nghiên cứu thị trường gần đây cho thấy nhu cầu về bia ở Newland
đang tăng nhanh và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai gần.
Richbrew Inc. là công ty ở Richland, một trong những nhà sản xuất bia lớn
nhất thế giới, muốn tăng xuất khẩu các loại bia của mình bao gồm bia thông
thường (lager beer), bia đặc biệt (ale beer) và bia không cồn đến Newland.
Trước khi gia nhập WTO, Newland hạn chế nhập khẩu bia các loại ở mức
50.000hL (1hL=102L) một năm. Hạn ngạch này được đặt ra vào khoảng cuối
những năm 1950 để bảo vệ nông dân trồng nho cho sản xuất rượu vang
ở Newland trước sự cạnh tranh của bia nhập khẩu. Hiệp hội Quốc gia về Rượu
Vang (NAW) hiện nay vẫn là một trong những nhà vận động hành lang đầy
quyền lực và có tiếng nói tác động mạnh mẽ đến chính phủ Newland. Ngành
sản xuất bia nội địa của Newland luôn được duy trì ở quy mô rất nhỏ.
Khi gia nhập WTO, Newland đã bãi bỏ hạn ngạch lên bia nhập khẩu
nhưng cũng đồng thời điều chỉnh lại các mức thuế nội địa. Bên cạnh mức VAT
21% ad valorem áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm đồ uống có cồn,
Newland cũng áp dụng một loại thuế bán hàng đặc biệt tính lên nồng độ cồn
của mỗi lít đồ uống: 5 N$ đối với rượu vang, 6 N$ với bia thông thường, 15 N$
với bia đặc biệt.
Bia không cồn không chịu sự điều chỉnh của loại thuế bán hàng đặc biệt này
nhưng vẫn phải chịu VAT 21% trong khi đó theo thông tin nhận được thì các
loại nước ngọt có ga ở Newland chỉ phải chịu VAT là 15%. Như đã đề cập ở
trên, tất cả các loại đồ uống có cồn đều phải chịu VAT 21% nhưng không
những vậy, các đơn vị phân phối cho loại đồ uống có cồn nhập khẩu trên thực
tế còn phải chịu các thủ tục quản lýthuế VAT rườm rà và phức tạp hơn.
Vào thời điểm nhập khẩu của các loại đồ uống có cồn, cơquan hải quan của
Newland cũng đánh một khoản thu 0.5 N$ lên mỗi lít của của sán phẩm nếu
chúng được đựng trong lon nhôm thay vì là chai thuỷ tinh.



1


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Tại Newland, dù là bia nhập khẩu hay bia nội địa thì cũng chỉ được bán tại
những cửa hàng được cấp phép đặc biệt. Chúng không được bán tại các chợ
hay siêu thị, trong khi đó rượu vang lại không phải chịu quy định này.
Loại bia có quy trình sản xuất đặc biệt, có hương trái cây với nồng độ cồn
tương đương nhưrượu vang khoảng 8-9% N$ là đơn vị tiền tệ cua Newland, 1
N$ tương đương 20.000 VNĐ.
Vd: nếu 1 loại rượu vang A có nồng độ cồn là 8% thì theo quy định về thuế bán
hàng đặc biệt của Newland mỗi lít rượu vang loại A phải chịu mức thuế: 5 N$
x 8 = 40 N$
Theo như Đạo luật Cạnh tranh công bằng của Newland ban hành năm 1991 thì
rượu bia nói chung phải chịu quy định về cam kết giá bán tối thiểu, đồng thời
Newland ngăn cấm lưu hành các loại bia thông thường có thêm chất phụ gia,
tuy nhiên đối với bia đặc biệt và rượu vang thì không thấy đề cập đến.
Phong trào tẩy chay bia và khuyến khích uống rượu vang nhằm đề cao
tinh thần dân tộc tại Newland cũng đang phát triển rất mạnh. Với lýdo hỗ
trợ cho ngành sản xuất rượu vang trong nước, Liên đoàn nhà hàng quốc gia
của Newland, một tổ chức được chính phủ tài trợ, đã quy định cho 10,000
thành viên của mình rằng không được bán bia khi khách gọi món ăn truyền
thống của Newland tại nhà hàng.
Bạn là một luật sư trẻ đầy triễn vọng tại một trong những công ty luật
hàng đầu Việt Nam là VILAW, CEO của RichBrew Inc là Neto Avogados
muốn nhờ bạn tưvấn về các vấn đề pháp lý của vụ việc trên để RichBrew Inc
xem xét trình văn bản gửi lên chính phủ Richland và kiến nghị tiến hành khiếu
nại Newland tại WTO nếu có thể (chỉ giới hạn trong quy tắc Đối xử quốc gia

của WTO).

2


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Bài tập tình huống: CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA (NT)
Để xác định các biện pháp mà Chính phủ Wineland ban hành dưới góc độ
của luật WTO có vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia đối với hàng nhập khẩu có xuất
xứ từ Richland và những rủi ro mà Wineland sẽ gặp phải khi bảo hộ ngành sản xuất
nội địa trong nước, tôi lần lượt đi phân tích các vấn đề pháp lý sau:
Vấn đề pháp lý 1: Wineland áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt tính lên nồng
độ cồn của mỗi lít đồ uống với rượu vang là 5 N$ (hàng nội địa), trong khi cùng
là sản phẩm có cồn thì bia đặc biệt là hàng nhập khẩu từ Richland phải chịu 15
N$, có vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia qui định tại Điều III.2 GATT 1994
hay không?
Để trả lời cho vấn đề pháp lý này, ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý
sau:
 Biện pháp “áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu bia có nồng
độ cồn” có thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều III.2 GATT 1994 hay không?
Câu đầu tiên của Điều III.2 GATT 1994 có qui định: “hàng nhập khẩu của
bất cứ một bên ký kết nào sẽ không chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản
thuế…”. Như vậy, việc áp mức thuế tiêu tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn lên
sản phẩm bia đặc biệt là hàng nhập khẩu từ Richland là một khoản thuế nội địa mà
chính phủ Wienland thu (qui định dejure).
→ Biện pháp áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn của
Wineland lên rượu vang và bia đặc biệt thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều III.2
(câu đầu tiên) GATT 1994.
 Sản phẩm rượu vang và bia đặc biệt có là “sản phẩm tương tự” như qui định

tại Điều III.2 (câu đầu tiên) của GATT 1994 hay không?
Hiệp định GATT 1994 không đưa ra định nghĩa thế nào là “sản phẩm tương
tự”, mà nó được giải thích thông qua các án lệ điển hình đó là vụ kiện Nhật bản –
Đồ uống có cồn, Cơ quan phúc thẩm nhận định rằng thuật ngữ “tương tự” trong câu
đầu tiên của Điều III.2 GATT 1994 cần phải được giải thích theo nghĩa hẹp. Trong
vụ kiện EC – sản phẩm a-mi-ăng (2001), cơ quan phúc thẩm đã nhận định rằng việc
xác định tính tương tự của sản phẩm dựa trên các tiêu chí đặc trưng sau: đặc tính lý
3


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

hóa của sản phẩm (đây là tiêu chí quan trọng nhất), mục đích sử dụng cuối cùng, thị
hiếu và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng, phân loại thuế quan. (tùy từng vụ
việc mà có thể lược bỏ hoặc thêm vào các tiêu chí nữa)
Về đặc tính lý hóa của sản phẩm: nồng độ cồn của rượu vang và bia đặc biệt
tương đương nhau khoảng 8-9%, đều có mùi hương trái cây, uống dưới dạng loãng
và có quy trình chế biến gần như giống nhau như là lên men, ủ, lọc, làm lạnh…
Về mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm: đều là đồ uống
Về thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng: trong trường hợp khi người
tiêu dùng không tìm thấy một trong hai sản phẩm này thì họ sẽ chọn sản phẩm còn
lại làm sản phẩm thay thế, bởi chúng đều có mùi vị hương trái cây khi uống, có
nồng độ cồn tương tự nhau, nên chúng là hai sản phẩm có sự thay thế hoàn hảo cho
nhau.
→ Như vậy, từ những tiêu chí đã phân tích, có thể khẳng định rằng rượu
vang và bia đặc biệt là hai sản phẩm tương tự trong phạm vi câu đầu tiên của Điều
III.2 GATT 1994
 Sản phẩm bia đặc biệt có bị áp mức thuế vượt quá mức thuế mà Wineland áp
dụng dành cho rượu vang như qui định tại Điều III.2 (câu đầu tiên) hay
không?

Hiệp định GATT 1994 không giải thích thế nào là “vượt quá”, nên được giải
thích thông qua các án lệ, cụ thể vụ Nhật Bản – Đồ uống có cồn (1996), vụ
Arghentina – sản phẩm da sống và đồ da (2001), nhận định rằng “vượt quá” là
việc đánh thuế mà bất cứ khoản thuế nào có sự lớn hơn, không nhất định phải là
sự chênh lệch đáng kể, tức là không cần thiết nó phải cao hơn mức tối thiểu nào;
không cần phải xác định tác động thương mại của biện pháp áp dụng (tức là
không đặt ra sự bảo hộ cho sản phẩm nội địa).
Việc Wineland áp mức thuế đối với bia đặc biệt ở mức 15 N$ cho mỗi lit đồ
uống , tức là với độ cồn từ 8-9% thì mỗi lít bia đặc biệt sẽ chịu mức thuế là 120 –
135 N$, trong khi rượu vang cũng nồng độ cồn tương tự với bia đặc biệt chỉ phải
chịu mức thuế là 40-45 N$ cho mỗi lít rượu vang.

4


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

→ Như vậy, mức thuế Wineland áp dụng đối với bia đặc biệt là sản phẩm
tương tự với rượu vang vượt quá mức thuế mà Wineland áp dụng với rượu vang
như qui định tại Điều III.2 (câu đầu tiên) GATT 1994.
Kết luận: Dựa vào những phân tích nêu trên, Wienland đã vi phạm nghĩa vụ
đối xử quốc gia đối với Richland qui định tại Điều III.2 (câu đầu tiên) GATT 1994
khi áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt tính lên nồng độ cồn của mỗi lít đồ uống đối với
sản phẩm bia đặc biệt là 15 N$ so với sản phẩm rượu vang chỉ có 5 N$.
Vấn đề pháp lý 2:Wineland áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt tính lên nồng
độ cồn của mỗi lit đồ uống với rượu vang là 5 N$ (hàng nội địa), trong khi cùng
là sản phẩm có cồn thì bia thông thường là hàng nhập khẩu từ Richland phải
chịu 6 N$, có vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia qui định tại Điều III.2 GATT
1994 hay không?
Để trả lời cho vấn đề pháp lý này, ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý

sau:
 Biện pháp “áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên đối với rượu vang và bia thông
thường là sản phẩm bia rượu có cồn có thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều
III.2 GATT 1994 hay không?
Điều III.2 GATT 1994 có qui định: “hàng nhập khẩu của bất cứ một bên ký
kết nào sẽ không chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế…”. Như vậy, việc
áp mức thuế tiêu tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn lên sản phẩm bia thông
thường và rượu vang là một khoản thuế nội địa mà chính phủ Wienland thu (qui
định dejure).
→ Biện pháp áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn của
Wineland lên rượu vang và bia thông thường thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều
III.2 GATT 1994.
 Sản phẩm rượu vang và bia thông thường có được xem là sản phẩm cạnh
tranh trực tiếp và có thể thay thế được cho nhau như qui định tại Điều III.2
(câu thứ hai) hay không?
Để hiểu như thế nào là sản phẩm “cạnh tranh trực tiếp và có thể thay thế
được”, ta phải hiểu theo hướng rộng hơn so với cách hiểu về sản phẩm tương tự tại
5


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Điều III.2 (câu đầu tiên) GATT 1994, nó phải được xác định theo từng vụ việc cũng
giống như cách xác định tính tương tự của hai sản phẩm tương tự được đề cập đến
trong vụ kiện Nhật Bản – Đồ uống có cồn (1996) đó là “tính tương tự của những
khoảng co và duỗi của đàn accordion tại những thời điểm khác nhau cũng giống
như việc áp dụng các điều khoản của Hiệp định thành lập WTO. Bề rộng của đàn ở
những thời điểm bất kì đó phải được xác định bởi những quy định cụ thể mà từ
“tương tự” được sử dụng, cũng như phải cân nhắc bối cảnh và các sự kiện chiếm ưu
thế của vụ việc mà quy định đó có thể được áp dụng”. Thông qua hai án lệ trong vụ

Hàn Quốc – Đồ uống có cồn (1999), vụ Philippines – Rượu chưng cất (2012) đã
đưa ra những yếu tố để xác định xem hàng nội địa và hàng nhập khẩu có là sản
phẩm cạnh tranh trực tiếp và thay thế cho nhau hay không, cụ thể ta lần lượt phân
tích các yếu tố liên quan dưới đây để làm rõ vấn đề:
Thứ nhất, ta cần làm rõ xem sản phẩm rượu vang và bia đặc biệt có là sản phẩm
tương tự không.
Việc xác định “sản phẩm tương tự” sẽ căn cứ vào cách giải thích luật của Ban hội
thẩm, cơ quan phúc thẩm trong các án lệ điển hình như vụ Nhật Bản – Đồ uống có
cồn, vụ kiện EC – sản phẩm a-mi-ăng (2001). Như đã phân tích ở vấn đề pháp lý 1
về sản phẩm tương tự, ta lần lượt xem xét các tiêu chí để xác định xem nó có tương
tự hay không.
Khi xem xét đến đặc tính lý hóa của rượu vang so với bia thông thường, ta nhận
thấy rằng rượu vang được lên men ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C, được làm từ nguồn
nguyên liệu là nho và các loại hoa quả khác, mang mùi vị đặc trưng của mùi hương
trái cây, màu sắc của rượu vang là màu trắng, màu đỏ, màu hồng , còn đối với bia
thông thường có màu nâu sẫm vàng, được lên men chìm ở nhiệt độ từ 4 – 12 độ C,
làm từ nguồn nguyên liệu có chứa tinh bột thường là gạo, lúa mạch, malt đại mạch
và có vị đắng của hoa bia . Ngoài ra hai sản phẩm này được làm từ các nguồn thực
phẩm khác nhau nên độ gây say của chúng cũng khác nha. Do đó mà hai sản phẩm
này có đặc tính lý hóa không giống nhau. Về mục đích sử dụng cuối cùng của hai
sản phẩm này đều hướng đến là làm đồ uống. Khi lựa chọn đồ uống, rõ ràng rượu
vang thường được sử dụng tại các bữa ăn, là thức uống khai vị, còn bia thường được
sử dụng ở các buổi tiệc lớn, buổi họp mặt, tiếp khách nên thị hiếu và thói quen tiêu
dùng của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong các tiêu chí để xác định xem hai
6


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

sản phẩm có tương tự nhau không thì tiêu chí về đặc tính lý hóa mang yếu tố quyết

định nhất. Vì vậy, sản phẩm rượu vang và bia thông thường không là sản phẩm
tương tự như qui định tại Điều III.2 (câu đầu tiên) GATT 1994.
Thứ hai, cả hai sản phẩm đều có tính tương đồng cao, cụ thể là đều chứa nồng độ
cồn nhất định, tuy nhiên khi đánh giá sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với hai
sản phẩm này trong cùng một phân khúc thị trường thì trong trường hợp họ mua
hàng mà không có một trong hai sản phẩm đó thì họ sẽ mua sản phẩm còn lại, bởi
cùng là đồ uống, nhưng việc khách hàng chọn sản phẩm còn lại chỉ đơn giản nó là
đồ uống có cồn, khả năng gây say ở mức vừa phải chứ họ không quan tâm đến các
yếu tố lý hóa khác của hai sản phẩm đó. Do đó hai sản phẩm được xem là có sự
cạnh tranh trực tiếp nhưng có sự thay thế không hoàn hảo cho nhau.
Thứ ba, về mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu
của khách hàng, ta nhận thấy rằng sản phẩm rượu vang và bia thông thường đều có
cùng mục đích sử dụng cuối cùng là làm đồ uống, nhưng chúng lại có sự khác nhau
về đặc tính lý hóa, độ gây say, quy trình làm ra sản phẩm. Thực tế, khi trên cùng
phân khúc của thị trường nếu một trong hai sản phẩm có sự gia tăng về giá cả thì
sản phẩm còn lại sẽ có khuynh hướng được lựa chọn nhiều hơn, bởi cùng mục đích
sử dụng như nhau, có nồng độ cồn không chênh lệch nhiều lắm, độ gây say khác
biệt không đáng kể thì người tiêu dùng ưu tiên chọn sản phẩm nào tiết kiệm hơn.
→ Như vậy, khả năng xảy ra cao là sản phẩm rượu vang và bia thông thường là hai
sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và có khả năng thay thế được cho nhau như qui định
tại Điều III.2 (câu thứ hai) GATT 1994.
 Nếu bia thông thường và rượu vang là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và có
khả năng thay thế được cho nhau thì liệu rằng mức thuế của hai sản phẩm
này tương đương nhau hay không?
Trong vụ Nhật Bản – Đồ uống có cồn, cơ quan phúc thẩm đã giải thích rất rõ
thế nào là tương đương, cụ thể mức tương đương phụ thuộc vào biên độ khác biệt
giữa hai mức thuế áp dụng đối với sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu
phải cao hơn biên độ tối thiểu nào đó và mức tối thiểu dùng làm căn căn cứ để xác
định là dựa vào từng vụ việc cụ thể.Và với mức thuế không tương đương đủ để bào
vệ ngành sản xuất nội địa trong nước

7


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Nhận thấy rằng mức chênh lệch giữa rượu vang với bia thông thường là 6 N$ -5 N$
= 1 N$, mức chênh lệch này có khả năng vượt qua mức tối thiểu của biên độ giao
động giữa mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu so với hàng nội địa do phía Wineland
qui định.
→ Như vậy, có khả năng mức thuế đánh vào sản phẩm bia thông thường so với
rượu vang là không tương đương nhau như qui định tại Điều III.2 (câu thứ hai)
GATT 1994.
 Nếu mức thuế đánh vào bia thường so với rượu vang là không tương đương
nhau thì liệu rằng việc đánh thuế này có nhằm mục đích bảo hộ ngành sản
xuất rượu vang trong nước của Wineland hay không?
Trong quá khứ, trước khi gia nhập WTO, Wineland đã áp dụng hạn ngạch
đối với bia có cồn xuất xứ từ Richland để bảo vệ ngành sản xuất rượu vang trong
nước của mình, và từ khi trở thành thành viên WTO, Wineland đã thay thế hạn
ngạch bằng mức thuế quan của mình. Do nhu cầu về bia ở Wineland tăng nhanh và
có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai gần, mà Wineland hiện tại vẫn chưa có
nhà máy sản xuất bia nào nên Wineland qui định ngoài mức VAT 21% ad valorem
đối với đồ uống có cồn, đánh thêm mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên mỗi lit đồ uống có
cồn, mục đích này rõ ràng là để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khi mất đi thị
phần cạnh trang đối với sản phẩm đồ uống có cồn, hơn nữa nếu không làm vậy với
sự gia tăng của hàng nhập khẩu về bia có cồn thì tương lai gần khả năng bia có cồ
sẽ thay thế luôn rượu vang, và khi thị phần rượu vang giảm mạnh thì người nông
dân trồng nho sẽ bị thiệt hại nặng nề, nguy cơ mất việc làm, mất nguồn thu nhập,..
do nguồn cung ứng nguyên liệu làm rượu vang dư thừa, trong khi rượu vang sản
xuất ra để tiêu thụ trên thị trường bị giảm sút mạnh trước sự cạnh tranh quá lớn của
bia có cồn (hàng nhập khẩu). Ngoài ra, việc đánh mức thuế không tương đương của

Wineland là nhằm làm thay đổi tâm lý lựa chọn của người tiêu dùng hướng đến ưu
tiên dùng sản phẩm rượu vang hơn là bia thông thường, bởi lợi thế được tạo ra về
giá cả cho rượu vang khi giá bán thấp hơn so với bia thông thường bởi mức chênh
lệch 1 N$ trên mỗi lít đồ uống có cồn.
→ Như vậy, khả năng rất cao là Wienland đánh mức thuế không tương
đương lên bia thông thường so với rượu vang nhằm mục đích bảo hộ ngành sản
xuất rượu vang trong nước.
8


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Kết luận: Từ những phân tích nêu trên Wineland có nguy cơ vi phạm vào
nghĩa vụ đối xử quốc gia qui định tại Điều III.2 (câu thứ hai) GATT 1994, khi áp
mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên mỗi lít đồ uống có cồn đối với bia thông thường là 6
N$ trong khi rượu vang chỉ bị áp mức thuế là 5 N$.
Vấn đề pháp lý 3: Wineland đánh mức thuể VAT 21% ad valorem 1 đối
với bia không cồn là hàng nhập khẩu từ Richland, trong khi đối với sản phẩm
nước ngọt có ga là hàng nội địa thì chỉ chịu mức thuế VAT 15% ad valorem thì
có vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia được qui định tại Điều III.2 GATT 1994
hay không?
Để trả lời cho vấn đề pháp lý này, ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý
sau:
 Biện pháp Wineland áp dụng có là khoản thuế hay khoản thu nội địa khác
không?
Điều III.2 (câu thứ hai) GATT 1994 qui định: “không một bên ký kết nào sẽ áp
dụng các loại thuế hay khoản thu nôi địa khác…”
VAT (viết tắt của từ Value added Tax – thuế giá trị giá tăng) là khoản thu thuế nội
địa mà chính phủ Wineland ban hành, đánh trực tiếp lên sản phẩm bia không cồn,
nước ngọt có ga nên nó thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều III.2 GATT 1994.

 Sản phẩm bia không cồn và nước ngọt có ga có là sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp và thay thế được cho nhau hay không?
Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và có thể thay thế được phải hiểu theo hướng
rộng hơn so với cách hiểu về sản phẩm tương tự tại Điều III.2 (câu đầu tiên) GATT
1994, nó phải được xác định theo từng vụ việc cũng giống như cách xác định tính
tương tự của hai sản phẩm tương tự được đề cập đến trong vụ kiện Nhật Bản – Đồ
uống có cồn (1996). Thông qua hai án lệ trong vụ Hàn Quốc – Đồ uống có cồn
(1999), vụ Philippines – Rượu chưng cất (2012) đã đưa ra những yếu tố để xác định
xem hàng nội địa và hàng nhập khẩu có là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và thay thế
cho nhau hay không, cụ thể ta lần lượt phân tích các yếu tố liên quan dưới đây để
làm rõ vấn đề:
1 Thuế quan ad valorem: thuế suất % tính trên trị gia hàng hóa đó.

9


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Thứ nhất, có thể khẳng định rằng bia không cồn và nước ngọt có ga là hai sản phẩm
không tương tự nhau. Bởi khi xem xét các tiêu chí xác định xem hai sản phẩm có là
tương tự không ta thấy rằng, đặc tính lý hóa của hai sản phẩm này hoàn toàn khác
biệt nhau: bia không cồn2 là sản phẩm không có cồn hoặc nồng độ cồn rất nhỏ
(thường dưới 1,2%), màu nhợt nhạt, gần như vô vị, qui trình sản xuất gần như là
tương tự với việc sản xuất bia có cồn chỉ khác biệt là nó có thêm bước lọc bỏ cồn ra
khỏi bia, nên nguyên liệu làm bia không cồn là nguồn nguyên liệu có chứa tinh bột
thường là gạo, lúa mạch, malt đại mạch và hoa bia quá trình lên men, ủ bia đóng vai
trò quan trọn trong quy trình sản xuất bia, còn đối với nước ngọt có ga 3 thường chứa
nước cácbon điôxít bão hòa, chất làm ngọt, chất bảo quản, phẩm màu,.., có vị ngọt
đặc trưng, có ga trong nước ngọt, màu đặc sắc, quy trình bão hòa CO2, chiết đóng
vai trò quan trọng trong sản xuất nước ngọt có ga.

Thứ hai, hai sản phẩm này có tính tương đồng cao đó là đều chứa một lượng cồn rất
nhỏ không đáng kể trong sản phẩm, nhưng không phải là một sự thay thế hoàn hảo
cho nhau bởi khi đặt hai sản phẩm này cùng một chỗ bán hàng để so sánh và nếu
một trong hai không có trên kệ bán hàng thì rõ ràng khách hàng sẽ chọn sản phẩm
còn lại như một sự thay thế bởi nó đều có giá trị giải khát như nhau, mà họ không
quan tâm đến đặc tính lý hóa nó như thế nào.
Thứ ba, về mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu
của khách hàng, ta nhận thấy rằng bia không cồn và nước ngọt có ga đều có mục
đích cuối cùng là đồ uống (nước giải khát), người tiêu dùng nếu họ muốn uống bia
nhưng không say, không có nồng độ cồn thì họ sẽ ưu tiên lựa chọn bia không cồn để
làm đồ uống giải khát, nếu họ muốn uống đồ uống có vị ngọt, có ga thì họ sẽ ưu tiên
lựa chọn nước ngọt có ga hơn.Thực tế, khi xem xét hai sản phẩm này trên cùng một
khu vực địa lý là Wineland, ta thấy rằng khi giá của một trong hai sản phẩm tăng
lên, người tiêu dùng có khuynh hướng chuyển sang dùng sản phẩm còn lại, bởi nó
đều đạt được mục đích giải khát, mà vừa tiết kiệm tiền hơn.
→ Như vậy, bia không cồn và nước ngọt có ga là hai sản phẩm cạnh tranh trực tiếp
và có khả năng thay thế được cho nhau như qui định tại Điều III.2 (câu thứ hai)
GATT 1994.
2 />3 />
10


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

 Sản phẩm bia không cồn có chịu một mức thuế tương đương với sản phẩm
nước ngọt có ga hay không?
Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện Nhật Bản – đồ uống có cồn đã giải thích
“bị đánh thuế không tương đương” nghĩa là mức tương đương phụ thuộc vào biên
độ khác biệt giữa hai mức thuế áp dụng đối với sản phẩm trong nước và sản phẩm
nhập khẩu phải cao hơn biên độ tối thiểu nào đó và mức tối thiểu dùng làm căn căn

cứ để xác định là dựa vào từng vụ việc cụ thể.Và với mức thuế không tương đương
đủ để bào vệ ngành sản xuất nội địa trong nước.
Sản phẩm bia không cồn bị đánh mức thuế VAT 21 % ad valorem trong khi
đồ uống có ga chỉ phải chịu mức thuế VAT 15 % ad valorem, biên độ chênh lệch của
hai sản phẩm này tới 6% được xem là rất lớn và hoàn toàn vượt qua mức tiêu chuẩn
tối thiểu mà Wienland đưa ra.
→ Vì vậy, sản phẩm bia không cồn đã bị Winleland đánh một khoản thuế được xem
là không tương đương đối với sản phẩm nội địa là nước ngọt có ga.
 Việc Wineland đánh mức thuế không tương đương đối với bia không cồn là
hàng nhập khẩu từ Richland có nhằm mục đích bảo hộ ngành sản xuất nước
ngọt có ga trong nước hay không?
Đối với vấn đề bảo hộ, ngoài những yếu tố đã phân tích trong vấn đề pháp lý
thứ hai (bia thông thường, bia không có cồn đều xuất xứ từ Richland), ở đây ta thấy
rằng mức thuế VAT chênh lệch tới 6% giữa bia không cồn so với nước ngọt có ga sẽ
tạo ra một sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường nước giải khát bởi sự
chênh lệch về giá là quá lớn, cách mà chính phủ Wienland áp thuế đối với bia không
cồn là gián tiếp qua đó bảo hộ ngành sản xuất nước ngọt có ga trong nước, bởi đứng
trước sự lựa chon giữa hai sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và có khả năng thay thế
được cho nhau thì phần lớn người tiêu dùng sẽ cân nhắc lựa chọn sản phẩm náo có
giá thành hợp lý hơn, rõ ràng khi đó nước ngọt có ga mặc nhiên được ưu tiện lựa
chọn hơn là bia vì nó tiết kiệm tiền hơn mà lại đạt được mục đich giải khát.
→ Như vậy, có nguy cơ rất cao là Wienland đánh mức thuế không tương đương lên
bia không cồn so với nước ngọt có ga là nhằm mục đích bảo hộ ngành sản xuất
nước ngọt có ga trong nước.

11


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)


Kết luận: Từ những phân tích nêu trên Wineland có nguy cơ vi phạm vào
nghĩa vụ đối xử quốc gia qui định tại Điều III.2 (câu thứ hai) GATT 1994, khi đánh
mức thuế VAT 21 % ad valorem đối với bia không cồn xuất xứ tử Richland trong
khi nước ngọt có ga là hàng nội địa chỉ phải chịu thuế VAT 15% ad valorem.
Vấn đề pháp lý 4: Wineland ban hành đạo luật kiểm soát đồ uống có
cồn, trong đó có qui định rằng bia có cồn chỉ được bán tại những cửa hàng
chuyên doanh cấp phép đặc biệt mà không được bán tại chợ hay siêu thị nhưng
rượu vang (cũng là đồ uống có cồn) lại không thuộc sự điều chỉnh bởi qui định
này thì liệu rằng có vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia được qui định tại Điều
III.4 GATT 1994 hay không?
Để trả lời cho vấn đề pháp lý này, ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý
sau:
 Biện pháp mà chính phủ Wineland ban hành có là luật, qui định hay yêu cầu
thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều III.4 hay không?
Điều III.4 GAT 1994 có qui định: “Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất
cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng
đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có
xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào
bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa…”
Chính phủ Wineland ban hành đạo luật kiểm soát đồ uống có cồn, trong đó có qui
định về bia có cồn chỉ được bán tại những cửa hàng chuyên doanh cấp phép đặc biệt
mà không được bán tại chợ hay siêu thị, đây là qui định được xem là tạo ra sự tác
động đến hoạt động kinh doanh bán hàng, phân phối bia có cồn của Richland trên
thị trường nội địa Wineland.
→ Biện pháp mà chính phủ Wineland ban hành là một đạo luật thuộc phạm vi điều
chỉnh của Điều III.4 GATT 1994.
 Sản phẩm bia có cồn (bia đặc biệt và bia thông thường) và rượu vang có
được xem là sản phầm tương tự hay không?
Việc xác định các sản phẩm có tương tự nhau hay không được xác định dựa
trên từng vụ việc cụ thể (vấn đề này đã được cơ quan phúc thẩm trong vụ Nhật Bản

12


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

– đồ uống có cồn, giải thích thông qua hình ảnh cây đàn ac-cooc-đê-ông kéo ra và
thu lại ở các nơi khác nhau khi các qui định khác nhau của Hiệp định WTO áp
dụng). Trong vụ EC – sản phẩm a-mi-ăng, cơ quan phúc thẩm nhận định rằng phạm
vi của “tương tự” rộng hơn phạm vi “tương tự” của Điều III.2 câu đầu tiên GATT
1994, nhưng không rộng hơn phạm vi của Điều III.2 câu thứ hai GATT 1994.
Bia có cồn là hàng nhập khẩu từ Richland gồm có hai loại là bia thông thường và
bia đặc biệt, về việc xác định tính tương tự đã được phân tích một cách cụ thể ở
trên, đối với bia đặc biệt và rượu vang là hai sản phẩm tương tự (đã phân tích trong
vấn đề pháp lý 1), đối với bia thông thường với rượu vang tuy không là sản phẩm
tương tự nhưng chúng là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và có khả năng thay thế
được cho nhau (đã phân tích ở vấn đề pháp lý 2).
→ Như vậy bia có cồn và rượu vang là sản phẩm tương tự trong phạm vi của Điều
III.4 GATT 1994.
 Sản phẩm bia có cồn là hàng nhập khẩu có chịu sự đối xử kém thuận lợi hơn
so với rượu vang là hàng nội địa hay không?
Điều III.4 GATT 1994 có qui định: “ Sản phẩm nhập khẩu… sẽ được hưởng
đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn…”. Hiệp định GATT không giải thích thế
nào là sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn, mà nó được giải thích thông qua
các án lệ, cụ thể trọng vụ Hàn Quốc – sản phẩm thịt bò, cơ quan phúc thẩm nhận
định rằng: “ Việc đối xử không kém phần thuận lợi đó là điều kiện cạnh tranh trên
thị trường không kém thuận lợi hơn đối với sản phẩm nhập khẩu”, cụ thể, một sự
đối xử khác biệt chưa hẳn đã tạo nên một sự đối xử kém thuận lợi hơn; sự đối xử
kém thuận lợi hơn phải xuất phát từ xuất xứ của hàng hoá. Và trong vụ Hoa Kỳ –
Điều 337 Luật thuế quan, cơ quan phúc thẩm nhận định rằng “sự đãi ngộ không
kém phần thuận lợi là cung cấp những cơ hội công bằng cho sản phẩm nhập khẩu

tương tự”.
Việc chính phủ Wineland ban hành đạo luật kiểm soát đồ uống có cồn, trong đó có
qui định rằng bia có cồn chỉ được bán tại những cửa hàng chuyên doanh cấp phép
đặc biệt mà không được bán tại chợ hay siêu thị, rõ ràng việc đặt ra điều kiện phải
có giấy phép đặc biệt thì mới được kinh doanh, đây là qui định mang tính cản trở về
điều kiện bán hàng. Việc giới hạn thị phần bán bia có cồn (chỉ có một số khu vực
13


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

được phép kinh doanh) là tạo ra sự bảo hộ cho sản phẩm rượu vang nội địa, tạo ra
sân chơi không công bằng trong cạnh tranh trong khi qui định này không hề tác
động, điều chỉnh đến rượu vang. Hơn nữa hai khu vực bị giới hạn là siêu thị, chợ
được xem là nơi tập trung nhiều khách hàng nhất, việc giới hạn này cũng đồng
nghĩa số lượng khách hàng được tiệp cận đồ uống là bia có cồn bị giảm đi đáng kể,
làm hạn chế đi sự lựa chọn của người tiêu dùng, cản trở sự lưu thông của hàng hóa.
Và hệ quả là khả năng cạnh tranh của bia có cồn là hàng nhập khẩu xuất xứ từ
Richland bị giảm đi một cách đáng kể so với rượu vang nội địa.
→ Như vậy, qui định của chính phủ Wineland trong đạo luật kiểm soát đồ uống có
cồn đã tạo ra sự đối xử kém ưu đãi hơn đối với bia có cồn nhập khẩu từ Richland so
với sản phẩm nội địa là rượu vang của Wienland.
Kết luận: Dựa vào những phân tích nêu trên, Wienland đã vi phạm nghĩa vụ đối xử
quốc gia đối với Richland qui định tại Điều III.4 GATT 1994 khi ban hành đạo luật
kiểm soát đồ uống với qui định mang tính điều chỉnh bia có cồn là hàng nhập khẩu
xuất xứ từ Richland mà không điều chỉnh đối với rượu vang.
Tổng kết: Dựa trên những vấn đề pháp lý nêu trên, với tư cách là luật sư của
VILAW tôi sẽ đưa ra tham vấn cho ngài Neto Avodados như sau:
I.


II.

III.

Wienland đã vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia đối với Richland qui định tại
Điều III.2 (câu đầu tiên) GATT 1994 khi áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt tính
lên nồng độ cồn của mỗi lít đồ uống đối với sản phẩm bia đặc biệt là 15 N$
so với sản phẩm rượu vang chỉ có 5 N$.
Wineland có nguy cơ vi phạm vào nghĩa vụ đối xử quốc gia qui định tại Điều
III.2 (câu thứ hai) GATT 1994, khi áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên mỗi lít
đồ uống có cồn đối với bia thông thường là 6 N$ trong khi rượu vang chỉ bị
áp mức thuế là 5 N$. Trong trường hợp này Wineland cần phải viện dẫn qui
định pháp luật về thuế của mình với Richland rằng mức biên độ chênh lệch
tối thiểu giữa thuế đánh vào hàng nhập khẩu so với hàng nội địa là nhỏ hơn 1
N$, khả năng bia thông thường với rượu vang là sản phẩm tương tự gần như
là không thể xảy ra.
Wineland có nguy cơ vi phạm vào nghĩa vụ đối xử quốc gia qui định tại Điều
III.2 (câu thứ hai) GATT 1994, khi đánh mức thuế VAT 21 % ad valorem đối

14


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

IV.

V.

với bia không cồn xuất xứ tử Richland trong khi nước ngọt có ga là hàng nội
địa chỉ phải chịu thuế VAT 15% ad valorem.

Wienland đã vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia đối với Richland qui định tại
Điều III.4 GATT 1994 khi ban hành đạo luật kiểm soát đồ uống với qui định
mang tính điều chỉnh bia có cồn là hàng nhập khẩu xuất xứ từ Richland mà
không điều chỉnh đối với rượu vang.
Hiệp hội nhà hàng Wineland, đã qui định cho 10 000 thành viên của mình
không được bán bia khi khách gọi món ăn truyền thống là để hỗ trợ cho
ngành sản xuất rượu vang trong nước. Đây được xem là hành vi thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh, và nó chịu sự điều chỉnh của pháp luật về Cạnh tranh của
Wineland.Việc một chủ thể tư ban hành qui định có tác động ảnh hưởng đến
sự kinh doanh, bán hàng, phân phối hàng hóa trên thị trường nội địa của
hàng nhập khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc đối xử quốc
gia được qui định tại Điều III.4 GATT 1994, trừ khi giữa Wineland với chủ
thể tư đó có mối quan hệ nhất định.Đây được xem là điểm mở của GATT
nhằm tạo điều kiện cho việc bảo hộ ngành sản xuất nội địa trong nước, được
các quốc gia khai thác một cách triệt để.

Lời cuối cùng, chính phủ Wineland khó tránh khỏi vụ kiện đến từ Richland,
bởi bên phía Richland có đầy đủ cơ sở để đưa vụ việc này ra cơ quan giải quyết
tranh chấp của WTO (viết tắc là DSB) để bảo vệ quyền lợi của mình, với lý do
Wineland đã vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia được qui định tại Điều III.2, III.4
GATT 1994 – phụ lục 1 của DSU, và nó thuộc phạm vi điều chỉnh áp dụng của Điều
I.1 DSU. Giải pháp được xem là mang tính mềm dẻo, đó là NAW nên vận động
hành lang để chính phủ Wineland thực hiện giải pháp đối thoại ngoại giao để giải
quyết vụ việc này thay vì đưa nhau ra DSB, trong đó đưa ra một số kiến nghị sau:
đối với sản phẩm đồ uống có cồn bao gồm rượu vang, bia thông thường, bia đặc
biệt sẽ điều chỉnh một mức thuế chung đánh trên mỗi lít đồ uống có cồn dựa trên
nồng độ cồn mà Wineland đang thu là khoản thuế tiêu thụ đặc biệt; điều chỉnh lại
mức chênh lệch về mức thuế giữa bia không cồn với nước ngọt có ga sao cho không
được vượt quá biên độ tối thiểu về mức thuế mà Wineland đánh lên sản phẩm hàng
nhập khẩu so với hàng nội địa; đối với đạo luật kiểm soát đồ uống có cồn, nên đưa

rượu vang vào phạm vi điều chỉnh để đảm bảo sự công bằng trong môi trường cạnh
tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa, bãi bỏ qui định việc bán bia có cồn chỉ
được bán tại những cửa hàng có giấy phép kinh doanh đặc biệt và không được bán
15


Bài tập: Các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

tại chợ hay siêu thị; đề xuất thành lập một hiệp hội đánh giá tiêu chuẩn để một sản
phẩm có mặt tại thị trường Wineland đáp ứng hàng chất lượng cao mà hiệp hội này
phải hoạt động độc lập so với Chính phủ Wineland, liên kết với các nhà hàng, siêu
thị, cửa hàng kinh doanh khuyến khích sử dụng hàng nội địa là rượu vang, nước
ngọt có ga dưới những hình thức ưu đãi nhất định, cần định hướng tìm ra hướng đi
cho rượu vang xuất khẩu ra nước ngòa, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm rượu
vang để đủ tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường so với hàng nhập khẩu về
giá cả.

16



×