Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

phản ánh về một vấn đề thời sự tự chọn trong đó có phân tích hai mặt của vấn đề được mất, thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức, tích cực tiêu cực khởi sắc sự trì trệ, cải tiến và rào cản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.48 KB, 3 trang )

Bài tiểu luận cuối kỳ
Sinh viên: Nguyễn Xuân Hiếu
Ngày sinh: 10/10/86
Lớp: báo chí k58
Để bài:
Viết một bài báo dạng bài phản ánh về một vấn đề thời sự tự
chọn trong đó có phân tích hai mặt của vấn đề: được mất,
thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức, tích cực tiêu cực khởi sắc
sự trì trệ, cải tiến và rào cản…
Bài làm:

giải pháp nào? Cho bạo lực học đường
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang là hiện tượng xã
hội. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn
cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn
có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
Sự gia tăng về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của
các vụ bạo lực học đường do trẻ vị thành niên gây ra đang
khiến chúng ta giật mình. Thật đau xót khi phải đưa những hình
ảnh này lên báo. Song có lẽ, mỗi gia đình, nhà trường và cả xã
hội chúng ta cũng cần nhìn lại những hình ảnh đó với thái độ
nghiêm túc và cần có những giải pháp giải quyết vấn đề này.
Gần đây liên tiếp những hình ảnh hai học sinh đánh nhau( hay
đánh hội đồng…) khi còn đang mặc chiếc áo đồng phục học
sinh của nhà trường, đã được tung lên các trang mạng xã hội.
Và đó là những clip do chính các em học sinh quay lại, thậm chí
với thái độ hưởng ứng, cổ vũ cho những vụ bạo lực…..
Theo số liệu Bộ Giáo dục và đào tạo, bình quân mỗi năm, cả
nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và
ngoài trường học, tức là khoảng 5 vụ trên 01 ngày. Cứ 9 trường



học thì có một trường có học sinh đánh nhau. Cứ hơn 11.000
học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau.
Học sinh Nguyễn Thị Thu Thảo lớp 12A5, Trường THPT Cầu Giấy,
Hà Nội chia sẻ với chúng tôi: Chúng em cảm thấy là thời gian
gần đây những hành vi như thế càng ngày càng có nhiều hơn
mà không chỉ có các bạn nam mà có cả bạn nữ. Và chúng em
cũng cảm thấy đó là một vấn đề nhức nhối. Em cảm thấy rất là
bức xúc.
Nguyên nhân được các em học sinh chỉ ra một phần đó là do sự
thiếu quan tâm đúng mức của cha mẹ. Nhiều học sinh được
quan tâm chiều chuộng về mặt vật chất. Nhưng những ông bố
bà mẹ ấy lại quên mất một điều quan trọng – mà điều đó có
ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành tình cảm, nhân cách
của con mình.
Còn ở góc độ ảnh hưởng của nhà trường đối với sự hình thành
nhân cách của học sinh, nhiều ý kiến cho rằng: Nhà trường nào
cũng muốn giáo dục tốt nhân cách cho các em. Song nó thực sự
là lực bất tòng tâm khi mà các điều kiện cơ bản không thể đáp
ứng.
Chị Vũ Thị Diệu Giáo viên Tổ xã hội, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,
Hà Nội cho biết: Tôi là giáo viên chủ nhiệm dậy môn giáo dục
công dân, thì chúng tôi còn nắm bắt được cái hành vi của các
em như thế nào thì để uốn nắn cho nó áp dụng thật là kịp thời.
Thế những còn những bộ môn khác mà lại đứng lớp giảng dậy
bộ môn giáo dục công dân chẳng hạn thì là khó mà uốn nắn kịp
thời cho các em.
Thực tế, thời lượng của bộ môn giáo dục đạo đức, công dân chỉ
chiếm 3,4% tổng thời lượng các môn học; Cùng với phương
pháp lỗi thời theo kiểu giáo điều, răn dậy đã không còn phù hợp

với học sinh thời nay. Khi mà tư tưởng của bản thân ngành giáo
dục, các em học sinh và xã hội vẫn coi nhẹ môn giáo dục đạo
đức công dân thì hậu quả như những gì chúng ta nhận được
hiện nay là điều tất yếu.
Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, Giảng viên Tâm lý, Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn cũng khẳng định luôn: đó là cái môn giáo dục
đạo đức hay giáo dục công dân hay là giáo dục về giá trị sống


là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng mà Unessco đề
cao trong những trụ cột của giáo dục đó là Học làm người, học
để chung sống. Và vì thế mà nếu chúng ta lơ là công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh thì chúng ta sẽ nhận được một thế hệ
trẻ mà thiếu hụt đi những giá trị nhân cách nó phù hợp.
Những vụ bạo lực được ghi hình và tồn tại trên các trang mạng
xã hội này chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm xảy ra
trong giáo dục hiện nay. Hậu quả của những sự kiện tiêu cực
này đụng chạm đến nhiều khía cạnh của xã hội hiện tại và
tương lai, chứ không chỉ liên quan đến các cá nhân của từng vụ
việc. Và đứng ở góc độ của Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa
thanh thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội, tiến sĩ Lê Như Tiến
thẳng thắn bày tỏ quan điểm.
Tôi lại muốn nói nhiều hơn về chính người thầy người cô. Thầy
cô chính là tấm gương cho các em học tập noi theo. Tôi lấy ví
dụ ở một trường gần đây của một tỉnh miền trung chẳng hạn,
thì học trò có khuyết điểm có thể là phân tán trong học tập, nói
chuyện riêng, thầy gọi lên và tát túi bụi vào học sinh thế thì cái
bạo lực ấy xuất phát từ đâu? Bạo lực ấy trước hết chính ngòi nổ,
ngòi châm chính lại là giáo viên.
Hiện nay Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống bạo lực,

trong đó sẽ siết chặt mạnh mẽ vấn đề bạo lực học đường. Đồng
thời với đó, nhà trường cần chú trọng tới phương pháp giáo dục
đạo đức cho học sinh. Quan niệm: “thương cho roi cho vọt” cần
được sử dụng đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Nếu không quan niệm
đó sẽ là hệ quả tất yếu – dẫn đến “tái bản” sản phẩm, những
đứa con, những học trò sẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết
các vấn đề vướng mắc.



×