Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1996 - 2005 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG 10 NĂM TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.94 KB, 38 trang )

1

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 1996 - 2005 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG 10 NĂM TỚI
TS. Đỗ Đức Hồng Hà
Đại học Luật Hà Nội
ĐT: 0915121016
I. MỞ ĐẦU
Tình hình tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng ở Việt
Nam trong thời gian gần đây diễn biến rất phức tạp. Ngày 31-7-1998, theo
đề nghị của lãnh đạo Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Chính phủ đã thông
qua Nghị quyết về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình
hình mới và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm nhằm phát huy
trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành và huy động sức mạnh của toàn xã hội
trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; hướng dư luận xã hội
vào việc phản đối các hành vi phạm tội; tập trung mọi nỗ lực giải quyết
những vấn đề nổi cộm về tình hình trật tự, an toàn xã hội, nhất là hành vi
giết người.
Hành vi giết người, từ trước đến nay, ở bất cứ chế độ nào đều bị coi là
hành vi dã man, tàn ác, nó không những gây đau thương tang tóc cho gia
đình nạn nhân, phá vỡ tế bào của xã hội mà còn gây mất trật tự trị an ở địa
phương, tạo tâm lí hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân. Bảo vệ
cuộc sống bình yên cho mỗi người và chăm lo cho hạnh phúc của con người
là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta1 vì con người vừa là động lực
vừa là mục tiêu chính của sự phát triển, con người đã sáng tạo ra xã hội và là
giá trị xã hội cao quí nhất. "Trải qua mấy cuộc trường chinh đánh giặc dựng
nước, giữ nước, với bao hi sinh, mất mát, mỗi người Việt Nam hiểu rõ hơn
ai hết các giá trị của tự do và quyền làm người. Vì vậy, với chúng ta, quyền
con người thật sự thiêng liêng"2. Để bảo vệ quyền thiêng liêng đó, pháp luật
hình sự về tội giết người đã được hình thành sớm nhất trong hệ thống pháp


luật Việt Nam và cũng chính từ mục đích này mà pháp luật về tội giết người
cũng như nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người luôn được
quan tâm hàng đầu. Do đó, việc nghiên cứu thường xuyên, đầy đủ và sâu sắc
1
2

Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4, Khoá VII, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội, tr. 5.
Lê Minh Thông (1998), "50 năm - Tuyên ngôn thế giới về quyền con người", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 4), tr. 41.


2

tội giết người cả trên phương diện Luật hình sự lẫn trên phương diện Tội
phạm học để đưa ra những kiến nghị có cơ sở lí luận và thực tiễn, góp phần
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội
phạm này là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ
đi sâu, làm sáng tỏ tình hình tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn
1996-2005 và dự báo tình hình tội phạm giết người ở Việt Nam trong 10
năm tới.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng của tội phạm giết người
Theo thống kê của TANDTC3, từ năm 1996 đến năm 2005 trong phạm
vi toàn quốc đã xảy ra 11.784 vụ phạm tội giết người với 17.960 bị cáo.
Năm 1996 có 1.362 vụ, 1.758 bị cáo; năm 1997 có 1.166 vụ, 1.736 bị cáo;
năm 1998 có 1.154 vụ, 1.739 bị cáo; năm 1999 có 1.098 vụ, 1.699 bị cáo;
năm 2000 có 1.169 vụ, 1.721 bị cáo; năm 2001 có 1.009 vụ, 1.471 bị cáo;
năm 2002 có 1.021 vụ, 1.394 bị cáo; năm 2003 có 1.183 vụ, 1.843 bị cáo;
năm 2004 có 1.351 vụ, 2.425 bị cáo; năm 2005 có 1.271 vụ, 2.174 bị cáo
(xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm giết người

ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005

3

Năm

Số vụ

Số bị cáo

1996

1.362

1.758

1997

1.166

1.736

1998

1.154

1.739

1999


1.098

1.699

2000

1.169

1.721

2001

1.009

1.471

2002

1.021

1.394

2003

1.183

1.843

TANDTC (2006), Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005.



3

2004

1.351

2.425

2005

1.271

2.174

Tổng

11.784

17.960

"Nguồn: TANDTC (2006),
Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005".
Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra Bộ Công an, từ năm 1996 đến
năm 2005, trên phạm vi cả nước có 13.762 vụ án giết người đã được khởi tố,
trong đó có 11.839 vụ được khám phá, đạt 86,03%4. Điều đó cho thấy, mỗi
năm các cơ quan tư pháp, nhất là cơ quan Công an phát hiện khoảng trên
dưới 1.300 vụ phạm tội giết người, nhưng điều tra, xử lí chỉ được từ 85%
đến 90% (khoảng 1.100 vụ). Số vụ còn lại không được điều tra, xử lí nên
không được đưa vào số liệu thống kê tình hình tội phạm giết người làm ảnh

hưởng trực tiếp đến việc đánh giá, nhận định về tình hình tội phạm. Tuy
nhiên, so với các loại tội phạm khác thì tội phạm giết người có tỉ lệ tội phạm
ẩn thấp nhất (chỉ chiếm khoảng 10 đến 15%) vì tội phạm giết người thường
khó che giấu. Hơn nữa, khi tội phạm xảy ra thường có nhiều người biết và
những thông tin về tội phạm này thường được cơ quan Công an tiếp nhận,
xử lí nhanh chóng, kịp thời. Những nhận định trên cho thấy, trong 10 năm
trở lại đây, từ năm 1996 đến năm 2005, tội phạm giết người ở Việt Nam
thực tế đã xảy ra khoảng 13.000 vụ, nhưng chỉ điều tra, xử lí được khoảng
11.000 vụ, còn lại 2.000 vụ không phát hiện được hoặc bỏ lọt nằm trong
danh sách tội phạm ẩn5. Với tính toán như trên về tình hình tội phạm giết
người xảy ra ở nước ta từ năm 1996 đến năm 2005, bao gồm tình hình tội
phạm đã được phát hiện và tình hình tội phạm ẩn vì các lí do khác nhau, có
thể rút ra kết luận: tổng số tội phạm giết người xảy ra trong thực tế, bao gồm
tình hình tội phạm giết người đã được phát hiện và tình hình tội phạm ẩn,
nhiều gấp 1,18 lần số liệu tình hình tội phạm giết người đã được phát hiện
(số lượng tội phạm giết người đã được phát hiện chiếm 84,62%, còn lại
15,38% tội phạm đã được thực hiện nhưng chưa bị phát hiện). Như vậy, khả
năng phát hiện, điều tra, khám phá tội phạm giết người của các cơ quan bảo
vệ pháp luật chỉ đạt từ 85% đến 90% so với tổng số tội phạm giết người đã
xảy ra.

4

VKSNDTC, Cục Thống kê tội phạm (2006), Số liệu khởi tố, truy tố, xét xử tội phạm giết người từ năm 1996 đến năm 2005, Hà Nội.
Triệu Quốc Kế (1998), Điều tra các vụ án giết người chưa rõ thủ phạm ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
TANDTC (2006), Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005, Hà Nội.
VKSNDTC, Cục Thống kê tội phạm (2006), Số liệu khởi tố, truy tố, xét xử tội phạm giết người từ năm 1996 đến năm 2005, Hà Nội.
5



4

Cơ cấu của tội phạm giết người được thể hiện trước hết trong mối
tương quan với tình hình tội phạm nói chung. Trong 10 năm qua, trên phạm
vi toàn quốc đã xảy ra 430.316 vụ phạm tội, trong đó có 11.784 vụ giết
người, chiếm 2,74% (xem Bảng 1.2 và Biểu đồ 1.1). Tuy nhiên, qua Bảng
1.2 ta thấy, tỉ lệ giữa tội phạm giết người với các loại tội phạm nói chung
trong giai đoạn 1996 - 2005 có xu hướng tăng. Năm 1999 là 2,21%; năm
2000 là 2,82 - tăng 0,61%; năm 2001 là 2,45 - tăng 0,24%; năm 2002 là 2,41
- tăng 0,2%; năm 2003 là 2,57 - tăng 0,36%; năm 2004 là 2,8 - tăng 0,59%;
năm 2005 là 2,55 - tăng 0,34% (so với năm 1999).
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tội phạm giết người trong các tội phạm nói chung
đã được xét xử sơ thẩm ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005
2,74%

Téi giÕt ng−êi

C¸c téi ph¹m kh¸c ngoµi téi giÕt
ng−êi
97,26%


5

Bảng 1.2: Thống kê số vụ phạm tội giết người và số vụ phạm tội
nói chung đã được xét xử sơ thẩm ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 2005
Số vụ
Năm

phạm tội giết người

(1)

Số vụ
phạm tội nói
chung

Tỉ lệ %
(1-2)

(2)

1996

1.362

40.584

3,36

1997

1.166

32.364

3,60

1998

1.154


38.614

2,99

1999

1.098

49.729

2,21

2000

1.169

41.409

2,82

2001

1.009

41.136

2,45

2002


1.021

42.311

2,41

2003

1.183

45.947

2,57

2004

1.351

48.287

2,80

2005

1.271

49.935

2,55


Tổng

11.784

430.316

2,74

"Nguồn: TANDTC (2006),
Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005".


1.362

1.166

1.154

1.098

1.169

1.009

1.501

1.319

1.329


1.233

1.354

1.238

1996

1997

1998

1999

2000

2001

Tổng
số vụ
xâm
Tội
phạm
giết
Năm
tính
người
mạng
con

người

1

4
59

20

tội danh riêng

qui định là

Chưa được

Tội
giết
con
mới
đẻ

22

18

20

9

23


0

105

98

7

14

10

20

67

48

63

93

71

56

Tội giết Tội giết
Tội
người

người
làm
trong do vượt
Tội
chết
trạng
quá
vô ý
người
thái
giới
làm
trong
hạn
chết
tinh
khi thi
ngườ
thần bị phòng
hành
kích
vệ
i
công
động
chính
vụ
mạnh
đáng


15

10

tội danh
riêng

qui định là

Chưa được

hành
chính

qui tắc

làm chết
người do
vi phạm
qui tắc
nghề
nghiệp
hoặc

Tội vô ý

2

2


6

2

10
0

0

1

1

17

15

27

2

6

4

3

4

7


17

25

29

39

29

28

Tội không
Tội
cứu giúp
xúi
Tội
người
giục
đe
đang ở
Tội
hoặc trong tình doạ
bức
giúp
giết
trạng
tử
người nguy hiểm ngườ

khác
i
đến
tự sát
tính mạng

đã được xét xử sơ thẩm ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005

Bảng 1.3: Thống kê số vụ về các tội xâm phạm tính mạng của con người

6


1.183

1.351

1.271

1.459

1.539

1.447

13.59
4

100,0
0


2003

2004

2005

Tổn
g

Tỉ lệ
%

31

15

3

6

2

241

26

45

48


43

162

22

13

25

10

371

9

5

31

72

678

67

86

71


56

13,32

58

5

6

15

7

81

7

1

2

0

24

2

5


3

2

45

1

13

3

2

"Nguồn: TANDTC (2006), Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005".

86,68

11.78
4

1.021

1.175

2002

7


228

22

11

16

12


8

Cơ cấu của tội phạm giết người còn được thể hiện qua tỉ trọng giữa các
loại tội xâm phạm tính mạng của con người. Trong 10 năm qua, trên phạm vi
toàn quốc đã xảy ra 13.594 vụ phạm tội xâm phạm tính mạng của con người,
trong đó số vụ phạm tội giết người chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối (86,68%),
các tội phạm khác xâm phạm tính mạng của con người chỉ chiếm 13,32%.
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tội phạm giết người trong các tội xâm phạm tính
mạng
của con người đã được xét xử sơ thẩm ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 2005
13,32%

Téi giÕt ng−êi

C¸c téi kh¸c x©m ph¹m tÝnh
m¹ng cña con ng−êi
86,68%

Số liệu thống kê tại Bảng 1.3 và Biểu đồ 1.2 cho thấy, trong cơ cấu các

tội xâm phạm tính mạng của con người, tội phạm giết người chiếm tỉ lệ cao
nhất sau đó đến các tội: vô ý làm chết người; làm chết người trong khi thi
hành công vụ; giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; đe
doạ giết người; giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; bức tử;
vô ý làm chết người do vi phạm qui tắc nghề nghiệp hoặc qui tắc hành chính;
không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; giết
con mới đẻ; xúi giục hoặc giúp người khác tự sát. Cơ cấu này không những
phản ánh hậu quả của tội phạm giết người quyết định hậu quả của tình hình
các tội xâm phạm tính mạng của con người nói chung mà còn cho thấy tính
chất nghiêm trọng hơn hẳn của tội phạm giết người so với các tội phạm khác
xâm phạm tính mạng của con người. Số liệu thống kê tại Bảng 1.3 còn cho
thấy, trung bình mỗi năm xảy ra 1.178 vụ giết người và ứng với nó là số nạn
nhân bị giết. Bên cạnh những thiệt hại về thể chất có thể tính toán được,
hành vi giết người còn gây ra những mất mát, đau thương về tinh thần không


9

gì bù đắp nổi; trật tự an toàn xã hội bị đe doạ; uy tín của các cơ quan bảo vệ
pháp luật cũng vì thế mà có phần giảm sút. Xu hướng giết người có tính chất
côn đồ, giết người một cách man rợ, giết người kèm theo hiếp dâm hoặc
cướp tài sản, giết ông bà, cha mẹ gia tăng càng làm tăng thêm tính chất
nghiêm trọng và phức tạp của tội phạm giết người. Thêm vào đó, tính chất
của tội phạm giết người còn được thể hiện qua các loại hình phạt mà Tòa án
đã áp dụng đối với người phạm tội. Bảng 1.4 cho thấy, trong vòng 10 năm,
từ năm 1996 đến năm 2005 đã có đến 1.028 bị cáo phạm tội giết người phải
chịu mức án cao nhất - tử hình, chiếm 5,72%; 1.598 bị cáo phải chịu mức án
tù chung thân, chiếm 8,9%; 13.947 bị cáo bị xử phạt tù từ bảy năm đến hai
mươi năm, chiếm 77,66%...



Không
có tội

5

1

3

3

3

1

0

2

1

Tổng
số bị
cáo

1.758

1.736


1.739

1.699

1.721

1.471

1.394

1.843

2.425

Năm

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002


2003

2004

1

1

1

0

2

0

5

1

1

hình
phạt

Miễn
TNHS
hoặc

2


3

5

0

5

5

5

1

0

2

2

0

2

0

0

0


0

0

18

11

0

7

13

3

8

0

2

Cải
tạo
Cảnh Phạt
không
cáo tiền
giam
giữ


163

130

96

111

135

148

178

9

154

Án
treo

726

525

323

410


574

554

617

190

650

520

311

234

235

206

205

186

727

187


Tù từ

từ 7
7
năm
năm
đến
trở
10
xuống
năm

367

334

271

270

282

258

215

189

258

Tù từ
10

năm
đến
15
năm

331

295

236

211

265

261

249

237

258

166

146

132

134


137

154

159

271

148

128

83

96

90

99

108

114

110

95

Tù từ

15
Tử

năm
chung hình
đến
thân
20
năm

Bảng 1.4: Thống kê về tình hình xét xử sơ thẩm các bị cáo phạm tội giết người ở Việt Nam trong giai đoạn
1996 - 2005

10


17.960

100,00

Tổng

Tỉ
lệ%

0,11

19

0


0,07

12

0

0,14

26

0

0,03

6

0

0,36

65

3

279

391

7,01


26,99 17,83

1.259 4.848 3.202

135

18,00

3.233

789

14,83

2.664

321

151

105

8,90

5,72

1.598 1.028

"Nguồn: TANDTC (2006), Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005".


2.174

2005

11


12

Theo thống kê của TANDTC, từ năm 1996 đến năm 2005 trong phạm vi toàn
quốc đã xảy ra 11.784 vụ giết người, với 17.960 bị cáo. Trong 17.960 bị cáo phạm
tội giết người, số bị cáo là nam giới chiếm tới 94,47%, trong khi đó số bị cáo là nữ
giới chỉ chiếm 5,53% (xem Bảng 1.5).
Bảng 1.5: Thống kê đặc điểm nhân thân bị cáo phạm tội giết người
đã được xét xử sơ thẩm ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005

Đặc điểm nhân thân bị cáo
Tổng
số
Năm

bị cáo
đã bị

Tái
phạm
hoặc

Dân

tộc

Ngư
Từ 18
ời
Người
đến
chưa nước
30
thành ngoài
tuổi
niên

xét xử

Cán
bộ
công
chức

Đảng
viên

1996

1.758

14

3


148

106

65

581

88

0

1997

1.736

8

8

113

112

60

697

110


0

1998

1.739

5

2

62

117

90

571

114

7

1999

1.699

43

1


107

100

86

589

118

0

2000

1.721

2

5

111

111

73

579

93


0

2001

1.471

0

1

71

207

127

523

114

0

2002

1.394

8

9


30

130

98

759

125

1

2003

1.843

4

10

57

125

194

681

156


1

2004

2.425

4

20

37

165

108

1.197

162

5

2005

2.174

4

5


68

148

92

954

247

4

tái
phạm
nguy
hiểm

ít
người

Nữ


13

Tổng

17.960


92

64

804

1.321

993

7.131 1.327

Tỉ lệ
%

100,00

0,51

0,36

4,48

7,36

5,53

39,7

7,39


18
0,01

Nếu so với tỉ lệ nam giới phạm tội hình sự nói chung thì tỉ lệ này là cao (cao
hơn 3,12%) vì tỉ lệ nam giới phạm tội hình sự nói chung chỉ chiếm 91,35% (xem
Bảng 1.6).
Bảng 1.6: Thống kê đặc điểm nhân thân bị cáo phạm tội hình sự
nói chung đã được xét xử sơ thẩm ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005

Đặc điểm nhân thân bị cáo
Tổng
số
Năm

bị cáo
đã bị

Tái
phạm
hoặc

Dân
tộc

xét xử

Cán
bộ Đảng
công viên

chức

1996

62.454

1.099

395

4.761

1.685

5.174

24.728

3.484

0

1997

61.962

872

405


5.206

2.020

4.223

22.198

3.261

0

1998

62.136

880

474

4.809

2.477

6.231

19.535

3.155


47

1999

76.302

1.765

689

6.292

2.850

7.169

30.090

4.157

16

2000

61.491

677

422


5.083

2.084

5.371

23.252

3.609

27

2001

58.066

547

243

4.750

2.562

5.144

22.896

3.441


34

2002

60.333

368

235

3.865

2.279

5.222

25.174

3.104

28

2003

68.358

337

205


2.878

3.049

6.143

22.656

3.994

415

tái
phạm
nguy
hiểm

ít
người

Nữ

Từ 18
đến 30
tuổi

Người
Người
chưa
nước

thành
ngoài
niên


14

2004

75.453

383

440

3.690

3.999

6.754

26.630

2.540

81

2005

79.318


258

359

4.511

4.034

6.181

30.831

5.305

267

Tổng 665.873 7.186 3.867 45.845 27.039 57.612 247.990 36.050

915

Tỉ lệ
%

0,14

100,00

1,08


0,58

6,88

4,06

8,65

37,24

5,41

"Nguồn: TANDTC (2006),
Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005".
Sở dĩ nam giới phạm tội giết người nhiều hơn nữ giới chủ yếu vì đặc điểm tâm
sinh lí của nam giới dễ bị ảnh hưởng của môi trường và điều kiện sống, dễ phát
sinh tâm lí tiêu cực, dễ bị tiêm nhiễm thói hư, tật xấu. Thêm vào đó, nam giới
thường muốn thể hiện sức mạnh hoặc thích dùng vũ lực để khuất phục người khác
nên họ cũng dễ phạm tội giết người hơn nữ giới.
Cơ cấu về lứa tuổi cho phép xác định các biện pháp đấu tranh phòng, chống
tội phạm giết người phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần và tâm sinh lí
của từng nhóm tuổi. Nghiên cứu 17.960 bị cáo phạm tội giết người chúng tôi thấy,
số bị cáo ở lứa tuổi thanh niên (từ 18 đến 30) chiếm tỉ lệ cao nhất (39,7%), số bị
cáo ở lứa tuổi chưa thành niên cũng chiếm tới 7,39% (xem Bảng 1.5). Nếu so với tỉ
lệ người chưa thành niên phạm tội nói chung (5,41%) thì tỉ lệ người chưa thành
niên phạm tội giết người cao hơn 1,98% (xem Bảng 1.5 và Bảng 1.6). Sở dĩ lứa tuổi
chưa thành niên và lứa tuổi thanh niên phạm tội giết người nhiều phần lớn là do sự
thiếu quan tâm giáo dục từ phía gia đình, nhà trường, xã hội, sự tác động của những
luồng văn hoá kích động bạo lực và sự quản lí lỏng lẻo của các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền.

Trình độ học vấn là những hiểu biết của con người về thế giới xung quanh, về
xã hội, về trách nhiệm công dân... Những hiểu biết này trực tiếp ảnh hưởng đến quá
trình phát triển nhân cách của con người. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội
giết người cho thấy, trình độ học vấn thấp đã tác động không nhỏ đến cách ứng xử,
đến việc giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong đời sống hàng ngày. Không ít
trường hợp, do trình độ học vấn không đạt đến mức cần thiết nên chủ thể đã lựa
chọn phương án xử sự trái với các chuẩn mực xã hội. Kết quả nghiên cứu nhân thân
người phạm tội còn cho thấy: số bị cáo không biết chữ chiếm 18%; có trình độ phổ


15

thông cơ sở chiếm 42%; trung học cơ sở chiếm 25%; trung học phổ thông chiếm
14%; đại học, cao đẳng chỉ chiếm 1%6.
Ngoài trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình cũng có ảnh hưởng đáng kể đến
tình hình tội phạm giết người. Một gia đình không bình thường sẽ là môi trường
không thuận lợi cho sự phát triển nhân cách. Nghiên cứu gia đình của các bị cáo
phạm tội giết người chúng tôi thấy: gia đình có hoàn cảnh đặc biệt về cha mẹ chiếm
35%, trong đó cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ chết chiếm 25,55%; cha mẹ li hôn chiếm
5,25%; cha mẹ không có nghề nghiệp ổn định chiếm 3,15%; còn lại là gia đình mà
cha mẹ là người có tiền án, tiền sự7.
Nghề nghiệp và địa vị xã hội là đặc điểm quan trọng của nhân thân người
phạm tội. Địa vị xã hội cao và nghề nghiệp ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi cho
sự phát triển nhân cách con người, góp phần đảm bảo cuộc sống và giải quyết các
mâu thuẫn kinh tế ở mức cần thiết. Theo thống kê của TANDTC, từ năm 1996 đến
năm 2005 số bị cáo là đảng viên, cán bộ, công chức bị đưa ra xét xử về tội giết
người là 64 (trong đó có 3 bị cáo là cán bộ lãnh đạo, 1 là cấp ủy viên), chỉ chiếm
0,36% số bị cáo phạm tội giết người. Trong khi đó, các đối tượng khác phạm tội
giết người chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối (99,64%). Nếu so với tỉ lệ bị cáo là đảng
viên, cán bộ, công chức phạm tội hình sự nói chung thì tỉ lệ này thấp hơn 0,22%

(xem Bảng 1.5 và Bảng 1.6). Sở dĩ đảng viên và cán bộ, công chức ít phạm tội giết
người là do họ được giáo dục tốt và có nghề nghiệp ổn định. Thêm vào đó, vì được
sống trong môi trường có sự quản lí chặt chẽ nên họ khó bị lôi kéo và sa ngã hơn
những đối tượng khác. Nghiên cứu nghề nghiệp và địa vị xã hội của các bị cáo
phạm tội giết người chúng tôi thấy: số bị cáo là nông dân chiếm tới 51%, trong đó
làm ruộng chiếm 29%, làm vườn chiếm 8%, nuôi tôm chiếm 5%, làm ngư nghiệp
chiếm 4%, làm rẫy chiếm 2%... Công nhân chiếm 3,2%. Học sinh, sinh viên chiếm
6%. Thất nghiệp hoặc không có nghề nghiệp ổn định chiếm 37%, trong đó thợ xây
chiếm 3,3%, thợ mộc chiếm 2,6%, sửa xe chiếm 2%, thợ may chiếm 1,6%, gia
công hàng mĩ nghệ chiếm 1%, bán vé số chiếm 0,8%, thợ sửa móng chân tay chiếm
0,7%, thợ sơn chiếm 0,6%, còn lại là lái xe, phụ gia đình, hớt tóc, sản xuất than đá,
thợ khung nhôm kính, thợ đóng giầy, bảo vệ... Các thành phần khác như: cán bộ
nghỉ hưu, y tá, xã đội trưởng... chiếm khoảng 2,8%8.
Trong 17.960 bị cáo phạm tội giết người, số bị cáo có tiền án, tiền sự chiếm
tới 5,24%. Trong đó: tiền án, tiền sự về các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
nhân phẩm, danh dự của con người chiếm tỉ lệ cao nhất (44%); tiền án, tiền sự về
các hành vi xâm phạm sở hữu chiếm 30%; tiền án, tiền sự về các hành vi xâm phạm
6

Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
8
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.

7


16

an toàn công cộng, trật tự công cộng chiếm 21%; tiền án, tiền sự về các hành vi

xâm phạm những quan hệ xã hội khác chỉ chiếm 5% (xem Bảng 1.5)9.
Nghiên cứu đặc điểm đạo đức - tâm lí của người phạm tội giết người cho thấy:
đa số thuộc loại ích kỉ, lười lao động nhưng lại thích hưởng thụ; có bản tính tàn
bạo, lì lợm; thích phiêu lưu, mạo hiểm; thích tìm cảm giác mạnh; thích dùng rượu
hoặc các chất kích thích khác; không hiểu biết pháp luật hoặc có thái độ coi thường
tính mạng, sức khoẻ người khác, coi thường các qui tắc của cuộc sống XHCN. Một
số người có biểu hiện bệnh lí hoặc tâm lí không bình thường nên hành vi phạm tội
của họ mang tính bệnh hoạn, được biểu hiện qua các trường hợp giết người một
cách dã man, tàn ác; giết người kèm theo hiếp dâm; giết nhiều người thân cùng một
lúc10... Để hiểu rõ hơn đặc điểm đạo đức - tâm lí của người phạm tội, chúng tôi đã
nghiên cứu các trường hợp phạm tội giết người xảy ra trong thời gian gần đây và
nhận thấy: giết người do ảnh hưởng của việc sử dụng rượu hoặc các chất kích thích
khác chiếm tỉ lệ cao nhất (37%). Trong đó có 21% thuộc về người phạm tội - vì sử
dụng rượu hoặc các chất kích thích khác nên người phạm tội đã không kiềm chế,
không tự chủ được hành vi của mình dẫn đến phạm tội; 7% thuộc về nạn nhân - vì
nạn nhân sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khác nên đã có những xử sự trái
đạo đức, trái pháp luật, xúc phạm người phạm tội hoặc người thân thích của người
phạm tội và trong trạng thái bị kích động người phạm tội đã giết nạn nhân; 9% cả
người phạm tội và nạn nhân đều sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khác nên đã
dẫn đến những xô xát, xích mích không đáng có, do không kiềm chế được hành vi
của mình người phạm tội đã giết nạn nhân. Giết người vì coi thường pháp luật, coi
thường tính mạng, sức khoẻ người khác chiếm khoảng 31%. Giết người vì động cơ
tư lợi chiếm 17%, còn lại là những trường hợp khác11.
Động cơ, mục đích phạm tội không chỉ phản ánh nguyên nhân chủ quan của
người phạm tội mà còn phản ánh tính chất nghiêm trọng và phức tạp của tội phạm
giết người. Vì vậy, nghiên cứu động cơ, mục đích phạm tội là việc làm vô cùng cần
thiết. Trong các vụ án giết người, động cơ, mục đích phạm tội tương đối đa dạng,
bao gồm: Giết người do mâu thuẫn, thù tức chiếm 45%. Mâu thuẫn, xung đột này
có thể xảy ra trong phạm vi xóm làng, họ hàng, gia tộc, thậm chí ngay cả trong gia
đình, trong quan hệ vợ chồng, nam nữ, xuất phát từ sự khác biệt trong lối sống, sự

ghen tuông hay do tranh chấp đất đai, tài sản... Nghiên cứu 458 vụ giết người xảy
ra trong thời gian gần đây chúng tôi thấy, 31% vụ giết người dạng này là để giải toả
những mâu thuẫn, thù tức, trong đó có 18% số vụ thủ phạm và nạn nhân là những
người có quan hệ họ hàng, thân thích với nhau12. Phần lớn các vụ giết người xuất
9

TANDTC (2006), Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005, Hà Nội.
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
10
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
11
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
12
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.


17

phát từ những mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ xóm giềng là do không được
chính quyền can thiệp, giải quyết hoặc tuy có giải quyết, nhưng cách giải quyết đó
chưa thấu tình, đạt lí hoặc chưa dứt điểm làm cho mâu thuẫn cứ âm ỉ, kéo dài rồi
bùng nổ. Có trường hợp trước khi giết nạn nhân, người phạm tội đã đến báo chính
quyền, nhưng chính quyền không giải quyết nên án mạng đã xảy ra. Trong nhóm
động cơ giết người do mâu thuẫn, thù tức, giết người do xung đột mang tính bột
phát, nhất thời chiếm tỉ lệ cao nhất (33%)13. Thủ phạm của các vụ giết người này
thường là nam giới ở lứa tuổi chưa thành niên, thiếu chín chắn, nông nổi và hung
hãn. Không ít trường hợp chỉ vì một lí do đơn giản như va chạm xe trên đường, nói
khích nhau trong quán rượu, cãi nhau trong cá độ cờ bạc, tranh giành nhau chỗ bán
hàng, chỗ đãi vàng, chỗ đánh cá hay chỗ ngồi ở nơi công cộng... mà án mạng đã
xảy ra. Nguyên nhân phát sinh hành vi giết người trong những trường hợp này một

phần xuất phát từ phía người bị hại. Họ cũng có những xử sự không tế nhị, thiếu
kiềm chế nên khi gặp những đối tượng côn đồ, hung hãn thì lập tức xảy ra ẩu đả,
giết người. Một dạng khác của động cơ giết người do mâu thuẫn, thù tức là giết
người mang tính côn đồ, càn quấy (chiếm khoảng 5%)14. Người phạm tội trong
trường hợp này hầu hết là thanh niên, tuổi từ 18 đến 30, có trình độ văn hoá thấp,
thiếu sự giáo dục của gia đình, không có việc làm ổn định, có bản tính hung hãn,
thiếu hiểu biết hoặc coi thường pháp luật và các qui tắc của cuộc sống, sẵn sàng
làm bất cứ việc gì mà chúng thích. Khi có ai cản trở hoặc không tuân theo yêu cầu
của chúng thì lập tức chúng sẽ đánh đập, chửi bới, thậm chí là giết họ. Giết người
để cướp tài sản chiếm khoảng 12%15. Bên cạnh những vụ giết người cướp tài sản có
tổ chức, trong những năm gần đây còn xảy ra nhiều vụ giết người cướp tài sản với
số lượng và giá trị không đáng kể, chỉ tương đương vài trăm, thậm chí vài chục
nghìn đồng do sự thúc bách để thoả mãn nhu cầu cá nhân, nhất thời của người
phạm tội như để có tiền tiêm chích ma tuý, để có tiền uống rượu hay đánh bạc...
Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác (trừ trường hợp giết người để
cướp tài sản) chiếm khoảng 8% tổng số vụ giết người. Tội phạm mà người phạm
tội muốn che giấu thường là trộm cắp, hiếp dâm hoặc trốn khỏi nơi giam... Trong
đó giết người để thực hiện hoặc che giấu tội hiếp dâm chiếm tỉ lệ cao nhất (6,7%)16.
Nạn nhân trong các trường hợp này thường bị giết vì: họ không chấp nhận giao cấu
nên đã chống cự lại, để đạt được mục đích của mình, người phạm tội đã giết nạn
nhân; hoặc họ không đồng ý quan hệ tình dục, nhưng người phạm tội vẫn cố tình
hành động để đạt được mục đích của mình, sau đó, vì sợ bị tố cáo nên đã giết nạn
nhân; hoặc họ không đồng ý quan hệ tình dục nên đã kêu cứu, người phạm tội để
đạt được mục đích của mình đã bóp cổ hoặc dùng tay hay chăn, gối... bịt miệng, bịt
13

Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
16

Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.

14

15


18

mũi làm nạn nhân chết vì ngạt thở hoặc suy hô hấp. Giết người vì nạn nhân là
người phạm tội chiếm khoảng 3%17. Nạn nhân trong các trường hợp này thường là
thủ phạm của những vụ trộm cắp, cướp giật... và người phạm tội do căm ghét, bất
bình nên đã cố ý gây ra cái chết nạn nhân. Giết người do mê tín dị đoan chiếm
khoảng 2% và thường xảy ra ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, miền núi, nơi trình độ
dân trí chưa cao, các hiện tượng mê tín dị đoan và hủ tục lạc hậu lại chưa bị đẩy
lùi18. Để trừ tà ma, để xua bệnh tật, tai hoạ, để làm nguôi cơn giận của "Giàng"...
không ít người đã bị giết một cách oan uổng.
Trong 10 năm gần đây, số vụ giết người có sử dụng công cụ, phương tiện
phạm tội chiếm tỉ lệ đáng kể (86%). Trong đó giết người có chuẩn bị trước công cụ,
phương tiện phạm tội chiếm khoảng 60%; giết người có sự kết hợp nhiều công cụ,
phương tiện phạm tội chiếm khoảng 4,9%19. Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau,
khoa học luật hình sự có nhiều cách phân loại công cụ, phương tiện phạm tội. Dựa
trên tính năng, tác dụng của chúng, công cụ, phương tiện phạm tội giết người có thể
được phân thành vũ khí nóng và vũ khí lạnh. Vũ khí nóng như lựu đạn, thuốc nổ,
bộc phá...; vũ khí lạnh như dao, kiếm, búa, côn, gậy... Kết quả khảo sát cho thấy,
trong giai đoạn 1996 - 2000, số vụ giết người bằng vũ khí nóng chiếm tỉ lệ khá cao
- 14%. Trong đó có 11% trường hợp thủ phạm dùng súng để bắn; 3% dùng các chất
nổ như lựu đạn, bộc phá, mìn... để sát hại nạn nhân20. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến
năm 2005 số vụ giết người bằng vũ khí nóng đã giảm xuống một cách đáng kể, chỉ
còn khoảng 5,7%21. Sở dĩ như vậy vì việc quản lí vũ khí nóng ngày càng được chú

trọng và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Nghiên cứu các trường
hợp giết người có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội xảy ra trong thời gian gần
đây cho thấy: dùng dao, kéo, rìu, đục, tuýp nước, thanh sắt, tuốc nơ vít, liềm, đinh
ba... để đâm, chém, cắt cổ nạn nhân chiếm khoảng 65% (trong đó giết người bằng
dao đã chiếm tới 57%, gấp 8 lần những trường hợp giết người bằng các loại công
cụ, phương tiện khác); dùng cây gỗ, thanh gỗ, thước gỗ, gậy gỗ, ghế gỗ, chày gỗ,
thang giường, cán chổi, gạch, đá... để đập, vụt, phang, bổ, đánh nạn nhân chiếm
khoảng 10%; dùng dây thừng, dây điện, dây dù, dây cao su, dây ni lông, quần, áo,
khăn... để xiết cổ, thắt cổ nạn nhân chiếm 5,3%; dùng súng kíp, súng hoả mai, súng
săn, súng thể thao hoặc các loại súng quân dụng khác để bắn nạn nhân chiếm 4,7%;
dùng côn, búa, cuốc, xẻng... để đập, vụt, phang, bổ, đánh nạn nhân chiếm 4,4%;
dùng xăng, dầu... để đốt nạn nhân chiếm 3,6%; dùng thuốc độc, thuốc diệt chuột,
thuốc diệt cỏ, lá ngón... để đầu độc nạn nhân chiếm 3,2%; dùng điện để giết nạn
nhân chiếm 2,8%; giăng dây điện để bảo vệ tài sản gây chết người chiếm 2,1%;
17

Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
19
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
20
Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 416.
21
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.

18


19


dùng a xít tạt vào người nạn nhân chiếm 1,9%; dùng thuốc nổ để giết nạn nhân
chiếm khoảng 1%22. Sở dĩ giết người bằng cách dùng dao đâm, chém, cắt cổ nạn
nhân chiếm tỉ lệ cao nhất (57% trong tổng số 394 trường hợp giết người có sử dụng
công cụ, phương tiện phạm tội) vì trong số các công cụ, phương tiện được người
phạm tội sử dụng, dao là công cụ vừa dễ có (do dễ mua, dễ mượn, dễ lấy được, tìm
được...), vừa dễ giấu, vừa dễ sử dụng lại vừa dễ gây ra hậu quả chết người. Đây có
thể coi là nét đặc thù của tội phạm giết người ở Việt Nam, bởi lẽ nghiên cứu tình
hình tội phạm giết người ở Nhật, Mĩ và các nước Châu Âu cho thấy, số vụ giết
người bằng súng chiếm tỉ lệ cao hơn số vụ giết người bằng dao23...
Bên cạnh công cụ, phương tiện phạm tội, khoa học điều tra hình sự rất quan
tâm tới việc nghiên cứu tìm ra phương pháp, thủ đoạn hoạt động của các loại tội
phạm. Từ việc đi sâu nghiên cứu phương pháp, thủ đoạn phạm tội, khoa học điều
tra hình sự có thể phát hiện những qui luật hình thành chứng cứ, tìm ra cách thu
thập thông tin phục vụ cho công tác điều tra, khắc phục những sơ hở trong phòng
ngừa tội phạm, từ đó đưa ra các giải pháp đấu tranh phòng, chống. Có nhiều yếu tố
hình thành và tác động vào phương pháp, thủ đoạn gây án của can phạm như: động
cơ, mục đích phạm tội; sức khoẻ của kẻ gây án; vũ khí được sử dụng... Tuy nhiên,
trong từng giai đoạn phạm tội, phương pháp, thủ đoạn gây án cũng có sự khác
nhau. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu phương pháp, thủ đoạn gây án theo các giai
đoạn trước, trong và sau khi thực hiện tội phạm. Trước khi thực hiện tội phạm, can
phạm thường điều tra kĩ về nạn nhân để làm rõ những thông tin về nơi ở, nơi làm
việc; qui luật đi lại, sinh hoạt, nghỉ ngơi; thói quen, sở thích; các mối quan hệ gia
đình và xã hội của họ... Nghiên cứu cho thấy, phần lớn các vụ giết người (trên
60%) trước khi gây án người phạm tội đã có sự chuẩn bị vũ khí gây án, chọn thời
điểm thích hợp để gây án, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân
trong nhóm đồng phạm, chọn đường đến và đường rút lui sau khi gây án... 99% vụ
giết người để cướp tài sản hoặc giết người do mâu thuẫn gay gắt lâu ngày thủ phạm
có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi gây án24. Vì thủ phạm và nạn nhân có quan hệ từ
trước và lại có mâu thuẫn, do vậy, thủ phạm biết rằng khi điều tra, cơ quan Công an
nhất định sẽ đưa mình vào danh sách những người bị tình nghi. Với suy nghĩ đó,

thủ phạm luôn tìm cách tạo hiện trường giả nên sự chuẩn bị phạm tội thường rất
công phu, chi tiết. Sự chuẩn bị này thường là: điều tra kĩ qui luật đi lại của người
chúng định giết; nơi để tài sản quý; thăm dò và lợi dụng các mối quan hệ của nạn
nhân để tìm hiểu về địa điểm cất giấu tài sản cũng như những vấn đề khác có liên
quan; mai phục hoặc tìm cách đưa nạn nhân đến những nơi vắng vẻ để giết nạn
22

Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
BRA-rapport (2004), Brotts-utvecklingen i Sverige 2001-2003, pp. 23-40.
Government of Japan (1998), Summary of the white paper on crime 1998, Research and Training Institute, Ministry of Justice, Japan, pp. 70.
Kenneth Polk (1999), When men kill, Cambridge University Press, London, pp. 113-136.
24
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
23


20

nhân... Trong khi thực hiện tội phạm, can phạm thường cố ý gây ra cái chết cho nạn
nhân bằng các hình thức như bắn, đâm, chém, đánh, dìm xuống nước, bóp cổ, đốt,
đầu độc, dùng điện cao thế, dùng thuốc nổ, đẩy từ trên cao xuống hoặc đẩy vào
đường tàu khi tàu sắp tới hay dùng phương tiện giao thông cán chết nạn nhân... Tuy
nhiên, số liệu thống kê cho thấy, hình thức giết người bằng cách sử dụng bạo lực
chiếm tỉ lệ cao nhất (88%)25. Trước tiên là giết người bằng phương pháp gây
thương tích trên cơ thể nạn nhân, chiếm 78%. Trong đó, 52% dùng dao, kiếm, lưỡi
lê để đâm, chém trực tiếp vào nạn nhân; 27% dùng gậy, côn, gạch, đá hoặc công cụ
tương tự để đánh thẳng vào đầu, vào ngực nạn nhân dẫn đến thương tích nặng và
chết; 13% dùng tay chân đấm đá nạn nhân đến chết; 8% sử dụng súng, lựu đạn, bộc
phá bắn hoặc gây nổ để giết nạn nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không ít vụ giết
người thủ phạm đã sử dụng đồng thời nhiều công cụ, phương tiện và phương pháp

khác nhau như vừa dùng côn, gậy, vừa dùng tay chân đấm đá nạn nhân..., số này
chiếm khoảng 5%. Giết người bằng phương pháp chẹt đường hô hấp như: dùng tay
bóp cổ nạn nhân; dùng dây hoặc công cụ tương tự xiết cổ, treo cổ nạn nhân; dùng
tay, khăn, giẻ, gối bịt miệng, bịt mũi nạn nhân; nhúng đầu, vít đầu nạn nhân ngập
trong nước hoặc chất lỏng khác cho đến chết; dìm chết nạn nhân ở ao, hồ, sông,
biển... cũng chiếm tỉ lệ đáng kể (7%)26. Phương pháp này thường liên quan đến
những vụ giết người để che giấu hành vi hiếp dâm hoặc giết người mà nạn nhân là
phụ nữ, trẻ em, người già yếu. Trong những trường hợp giết người này, sức khoẻ
của can phạm thường vượt trội hơn so với sức khoẻ của nạn nhân. Giết người bằng
chất độc là hình thức giết người chiếm tỉ lệ thấp nhất (khoảng 3,2%)27. Thực tế điều
tra cho thấy, trong các vụ giết người có sử dụng chất độc, thủ phạm thường cho
chất độc vào thức ăn, nước uống hoặc dưới dạng thuốc chữa bệnh. Những can
phạm chọn phương pháp này thường là những can phạm có quan hệ kinh tế, tình
cảm, họ hàng, làng xóm với nạn nhân và động cơ giết nạn nhân trong những trường
hợp này thường là vụ lợi hoặc để trốn tránh trách nhiệm như: giết người thân để
chiếm đoạt di sản thừa kế; giết bạn làm ăn để chiếm đoạt cả vốn lẫn lãi trong các vụ
buôn bán; giết người tình hoặc chủ nợ để trốn tránh trách nhiệm... Đây cũng có thể
coi là nét đặc thù của tội phạm giết người ở Việt Nam, bởi lẽ nghiên cứu tình hình
tội phạm giết người ở Nhật, Mĩ và các nước Châu Âu cho thấy, số vụ giết người
bằng chất độc chiếm tỉ lệ rất cao, khoảng 17%28... Sau khi thực hiện tội phạm, can
phạm thường tìm cách thủ tiêu xác chết và xoá dấu vết ở hiện trường. Nhiều trường
hợp chúng còn tạo hiện trường giả nhằm đánh lạc hướng Cơ quan điều tra. Ngoài
ra, thủ phạm thường cố gắng thủ tiêu hung khí, giữ bí mật hoặc tìm cách hợp pháp
25

Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
27
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
28

BRA-rapport (2004), Brotts-utvecklingen i Sverige 2001-2003, pp. 23-40.
Government of Japan (1998), Summary of the white paper on crime 1998, Research and Training Institute, Ministry of Justice, Japan, pp. 70.
Kenneth Polk (1999), When men kill, Cambridge University Press, London, pp. 113-136.

26


21

hoá việc sử dụng thời gian gây án, thăm dò sự phát hiện của Cơ quan điều tra, đe
doạ hoặc mua chuộc những người biết việc, bỏ đi khỏi nơi cư trú với một lí do nào
đó... Kết quả nghiên cứu cho thấy, 48% vụ giết người có hành vi che giấu tội phạm
với những phương pháp, thủ đoạn khác nhau. Hầu hết các trường hợp sau khi giết
nạn nhân, can phạm cố tình xoá dấu vết ở hiện trường (dấu vân tay, vân chân, dấu
vết giầy, vết máu...); 41% giấu hoặc chôn xác nạn nhân với mục đích gây khó khăn
cho Cơ quan điều tra trong việc tìm ra tung tích nạn nhân29. Nghiêm trọng hơn là
sau khi giết nạn nhân, thủ phạm thường tìm mọi cách để làm mất đặc điểm nhận
dạng của nạn nhân như: đốt xác nạn nhân; chặt hai tay để không tìm được vân tay
của nạn nhân; chém hoặc rạch mặt, xẻo tai, cắt mũi nạn nhân để Công an không thể
khôi phục được ảnh về mặt của nạn nhân; chặt xác nạn nhân thành nhiều khúc và
giấu ở nhiều nơi... Có vụ sau khi giết nạn nhân, thủ phạm còn móc mắt nạn nhân vì
chúng cho rằng ảnh của chúng vẫn còn lưu lại trong mắt của nạn nhân ở cái nhìn
cuối cùng và Công an sẽ chụp được ảnh đó. Có vụ chúng buộc gạch, đá vào xác
người rồi quẳng xuống giếng, ao, hồ, sông, biển... để xoá hoàn toàn dấu vết về nạn
nhân. Có vụ sau khi giết nạn nhân, bọn phạm tội đã chuyển xác nạn nhân ra đường
tàu để giả vụ tai nạn; đốt xác, đốt nhà nạn nhân để giả vụ hoả hoạn hoặc ném nạn
nhân xuống nước cho chết ngạt giả một vụ chết đuối30...
Về thời gian phạm tội, nếu xét trong một ngày, khoảng thời gian xảy ra nhiều
vụ giết người nhất là sau 18 đến 24 giờ, chiếm 38%; từ sau 0 giờ đến 6 giờ chỉ
chiếm 15%; từ sau 6 giờ đến 12 giờ chiếm 21%; từ sau 12 giờ đến 18 giờ chiếm

26%31. Số liệu thống kê trên cho thấy, hành vi giết người xảy ra nhiều nhất vào
khoảng thời gian sau 18 đến 24 giờ. Đây là khoảng thời gian thường diễn ra các
hoạt động ăn uống, nhậu nhẹt, chơi bời và chính những hoạt động này cũng là điều
kiện làm phát sinh tội phạm giết người. Thêm vào đó, đêm tối còn giúp người phạm
tội vừa dễ thực hiện và che giấu tội phạm lại vừa dễ lẩn trốn. Về địa điểm phạm tội,
trong những năm gần đây, số vụ giết người xảy ra ở nơi công cộng chiếm tỉ lệ cao
nhất (40%); kế đến là số vụ giết người được thực hiện trong nhà của nạn nhân
chiếm 28%; trong nhà của nạn nhân và người phạm tội chiếm 16%; trong nhà của
người phạm tội hoặc người quen của người phạm tội (bạn bè, hàng xóm...) chiếm tỉ
lệ thấp hơn, lần lượt là 9% và 7%32.
Một vấn đề rất đáng lưu ý trong công tác điều tra án giết người là xác định
mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội. Trong giai đoạn điều tra ban đầu,
với những thông tin hiện có Cơ quan điều tra có thể tìm ra mối quan hệ giữa người
phạm tội và nạn nhân. Đó chính là điểm mấu chốt để khoanh vùng đối tượng nghi
29

Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 410-414.
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
32
Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.

30
31


22

vấn và truy tìm người phạm tội. Nghiên cứu 458 vụ giết người xảy ra trong thời
gian gần đây cho thấy, tổng số nạn nhân bị giết là 627. Trong đó, nạn nhân là nam

giới chiếm 64%, nạn nhân là nữ giới chiếm 36%. Trong 627 nạn nhân có 16% là
người chưa thành niên, 56% là thanh niên, 21% là trung niên, 7% là người cao
tuổi33. Kết quả phân tích còn cho thấy, số vụ giết người mà nạn nhân và người
phạm tội quen biết nhau chiếm tới 69%, chỉ có 31% là không quen biết. Những
trường hợp giết người không quen biết thường là do mâu thuẫn bột phát trong quan
hệ xã hội hoặc giết người để cướp tài sản ở những nơi hẻo lánh, vắng người. Trong
số những vụ giết người mà nạn nhân và người phạm tội quen biết nhau, số vụ giết
người thân thích, ruột thịt chiếm tỉ lệ cao nhất (28%), trong đó: vợ giết chồng hoặc
ngược lại chiếm 9,8%; con giết cha, mẹ hoặc ngược lại chiếm 8,96%; em giết anh,
chị hoặc ngược lại chiếm 7,56%; cháu giết cô, dì, chú, bác hoặc ngược lại chiếm
1,68%... Giết bạn chiếm 21%; giết hàng xóm chiếm 19%; giết người làm cùng
chiếm 14% còn lại 18% là giết người trong các mối quan hệ quen biết khác34. Đây
có thể coi là nét đặc thù của tội phạm giết người ở Việt Nam, bởi lẽ nghiên cứu tình
hình tội phạm giết người ở Nhật, Mĩ và các nước Châu Âu cho thấy, số vụ giết
người người thân thích, ruột thịt chỉ chiếm khoảng 14%35...
2. Động thái của tội phạm giết người
Động thái của tội phạm giết người là sự thay đổi thực trạng (đặc điểm định
lượng và đặc điểm định tính) của tội phạm theo thời gian, trong đơn vị thời gian và
không gian nhất định36.
Theo thống kê của TANDTC, từ năm 1996 đến năm 2005 trong phạm vi toàn
quốc đã xảy ra 430.316 vụ phạm tội với 665.873 bị cáo. Mức độ gia tăng bình quân
hàng năm số vụ phạm tội hình sự nói chung là 102,09%, xấp xỉ 852 vụ; mức độ gia
tăng bình quân hàng năm số bị cáo là 102,42%, xấp xỉ 1.499 bị cáo (xem Bảng 2.1
và Biểu đồ 2.1).
Biểu đồ 2.1: Số vụ và số bị cáo phạm tội hình sự nói chung
đã được xét xử sơ thẩm ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005

33

Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.

Thống kê từ 458 bản án về tội giết người của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 - 2005.
35
BRA-rapport (2004), Brotts-utvecklingen i Sverige 2001-2003, pp. 23-40.
Government of Japan (1998), Summary of the white paper on crime 1998, Research and Training Institute, Ministry of Justice, Japan, pp. 70.
Kenneth Polk (1999), When men kill, Cambridge University Press, London, pp. 113-136.
36
Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Sách chuyên khảo, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 226.

34


23

78000

68000

58000

48000

38000

28000

Sè vô

1996

1997


1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

40584 32364 38614 49729 41409 41136 42311 45947 48287 49935

Sè bÞ c¸o 62454 61962 62136 76302 61491 58066 60333 68358 75453 79318

Bảng 2.1: Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm nói chung
ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005
Số

Năm

Số vụ

Tỉ lệ % so với

năm 1996

bị cáo

Tỉ lệ % so với
năm 1996

1996

40.584

100,00

62.454

100,00

1997

32.364

79,75

61.962

99,21

1998

38.614


95,15

62.136

99,49

1999

49.729

122,53

76.302

122,17

2000

41.409

102,03

61.491

98,46

2001

41.136


101,36

58.066

92,97

2002

42.311

104,26

60.333

96,60

2003

45.947

113,21

68.358

109,45

2004

48.287


118,98

75.453

120,81

2005

49.935

123,04

79.318

127,00


24

Tổng

430.316

Mức độ chênh
lệch bình quân
hàng năm

852


665.873
102,09

1.499

102,42

"Nguồn: TANDTC (2006),
Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005".


25

Bảng 2.2: Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm giết người
ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005
Số

Năm

Số vụ

Tỉ lệ % so với
năm 1996

bị cáo

Tỉ lệ % so với
năm 1996

1996


1.362

100,00

1.758

100,00

1997

1.166

85,61

1.736

98,75

1998

1.154

84,73

1.739

98,92

1999


1.098

80,62

1.699

96,64

2000

1.169

85,83

1.721

97,90

2001

1.009

74,08

1.471

83,67

2002


1.021

74,96

1.394

79,29

2003

1.183

86,86

1.843

104,84

2004

1.351

99,19

2.425

137,94

2005


1.271

93,32

2.174

123,66

Tổng

11.784

Mức độ chênh
lệch bình quân
hàng năm

Giảm 9,4

17.960
99,31

Tăng 37,8

102,15

"Nguồn: TANDTC (2006),
Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005".
Cũng trong thời gian này, trên phạm vi cả nước đã xảy ra 11.784 vụ giết
người, với 17.960 bị cáo. Trung bình mỗi năm xảy ra 1.178 vụ, chiếm 2,74% số vụ

phạm tội hình sự nói chung (xem Bảng 2.1 và Bảng 2.2). Nếu trong giai đoạn 1996
- 2000, trung bình mỗi năm xảy ra 1.190 vụ giết người thì giai đoạn 2001 - 2005,
trung bình mỗi năm xảy ra 1.167 vụ, giảm 23 vụ (xấp xỉ 2,74%). Số liệu thống kê


×