ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ KIM TUYỀN
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM MỚI CHO CÔNG TY LƯƠNG THỰC
THỰC PHẨM AN GIANG
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM MỚI CHO CÔNG TY LƯƠNG THỰC
THỰC PHẨM AN GIANG
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TUYỀN
Lớp: DH4KN2 – Mã số sinh viên: DKN030221
Người hướng dẫn: Thạc sĩ CAO MINH TOÀN
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : ThS. Cao Minh Toàn
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
Với sự tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cũng như kiến thức
chuyên ngành của các thầy cô trường Đại học An Giang nói chung và các thầy
cô khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh nói riêng trong bốn năm ở giảng đuờng
đại học, đã giúp cho tôi có được vốn kiến thức quý báu để làm hành trang vững
bước mai sau. Vì vậy, mong các thầy cô của trường và đặc biệt là thầy Cao
Minh Toàn người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này nhận nơi
tôi lòng biết ơn sâu sắc.
Bên cạnh đó, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú trong
công ty Lương thực Thực phẩm An Giang và nhất là chú Ngô Văn Hải-Trưởng
phòng kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, dữ liệu
liên quan đến luận văn cũng như tạo cho tôi một môi trường thực tập thân
thiện, vui vẽ trong suốt khoảng thời gian thực tập tại công ty. Do vậy đã giúp
cho tôi hoàn thành được luận văn, đồng thời học hỏi và tích lũy được những
kinh nghiệm làm việc thực tiển sau này.
Nhân đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến cha mẹ người đã dạy dỗ và cung
cấp cho tôi về mặt vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe, thành
đạt đến các thầy cô của trường, các cô chú trong công ty và cha mẹ của tôi.
Trần Thị Kim Tuyền
TÓM TẮT
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì việc tìm ra một cơ hội kinh
doanh mới là rất cần thiết bởi điều này sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng
phát triển. Chính vì vậy mà công ty Lương thực Thực phẩm An Giang đã hướng tới việc
phát triển sản phẩm mới ở lĩnh vực kinh doanh gạo phục vụ cho thị trường nội địa với thị
trường được chọn để thử nghiệm sản phẩm là thị trường Long Xuyên.
Qua phân tích hành vi của người tiêu dùng Long Xuyên về sản phẩm gạo rút ra
được một số vấn đề trọng tâm để công ty hướng tới việc phát triển sản phẩm mới như
sau: người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng sử dụng sản phẩm gạo có các đặc tính như: gạo
cho cơm dẽo, thơm và mềm, chủ yếu là mua ở chợ với số lượng tương đối ít từ 5kg-
25kg dùng khoảng 1-2 tuần dưới hính thức tự đi mua hay gọi điện và người quyết định
mua là người vợ. Trong đó, yếu tố chất lượng được quan tâm nhiều nhất với các tiêu chí
chọn mua là không lẫn tạp chất, hương thơm lâu, dễ nấu, dễ bảo quản, quan tâm kế đến là
giá cả với mức giá 5.000đ-7.000đ được người tiêu dùng cho là phù hợp với túi tiền nhưng
khi đã sử dụng quen một sản phẩm gạo nào đó thì giá cao hơn vẫn được chọn sử dụng.
Và đặc biệt là người tiêu dùng có xu hướng sử dụng gạo chất lượng, gạo có xuất xứ của
công ty.
Ngoài ra, khi xem xét ở thị trường nội địa cho thấy đây là một thị trường có nhiều
tiềm năng để phát triển sản phẩm gạo chất lượng. Chính vì vậy, công ty nên sản xuất ra
sản phẩm mới là sản phẩm gạo chất lượng được đóng gói.
Để làm được điều này công ty đã tiến hành đánh giá các nguồn lực của mình. Qua
đánh giá cho thấy các nguồn lực về nhân sự, nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất, trang
thiết bị,…của công ty đều có khả năng phát triển sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu thị
hiếu của người tiêu dùng Long Xuyên nói riêng và người tiêu dùng trong nước nói chung.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt chiến lược phát triển sản phẩm mới công ty cần tiến
hành một số giải pháp sau:
- Giải pháp về quản trị: Tổ chức sắp xếp lại phòng kế hoạch kinh doanh và thành
lập riêng phòng marketing, phòng nghiên cứu phát triển theo đúng vai trò, chức năng.
- Giải pháp về sản xuất: Công ty cần tìm nguồn nguyên liệu có các đặc tính gạo
được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng và kiểm soát chặt chẻ trong quá trình sản xuất
chế biến sản phẩm mới để giảm giá thành nhưng chất lượng vẫn đảm bảo.
- Giải pháp về marketing: Sản xuất ra sản phẩm gạo đóng gói chất lượng đa dạng
về chủng loại và mẫu mã, được bán với mức giá hợp lý phục vụ những hộ gia đình có thu
nhập trung bình trở lên. Đặc biệt là sản phẩm được bày bán phổ biến ở chợ và có nhiều
hình thức chiêu thị để người tiêu dùng biết đến.
- Giải pháp về nhân sự: Bổ sung thêm một số nhân viên có trình độ nghiệp vụ về
marketing và nghiên cứu phát triển. Tiếp tục duy trì chính sách thu hút nhân sự.
- Giải pháp về tài chính-kế toán: Công ty cần báo cáo và trình bày rõ về tiến trình
phát triển sản phẩm mới để tận dụng tối đa nguồn vốn của Tổng công ty.
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................Trang i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ.....................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG – HÌNH.............................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................v
PHỤ LỤC.............................................................................................................................a
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................d
i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Vai trò hạt gạo để có bửa cơm ngon..............................................................12
Biểu đồ 4.2. Đặc tính của gạo sử dụng...............................................................................12
Biểu đồ 4.3. Xuất xứ gạo sử dụng......................................................................................13
Biểu đồ 4.4. Nguồn thông tin tham khảo............................................................................14
Biểu đồ 4.5. Tiêu chí gạo chất lượng..................................................................................15
Biểu đồ 4.6. Các yếu tố quan tâm ngoài chất lượng...........................................................16
Biểu đồ 4.7. Giá gạo sử dụng..............................................................................................16
Biểu đồ 4.8. Nhận xét giá gạo sử dụng...............................................................................17
Biểu đồ 4.9. Nơi mua gạo...................................................................................................18
Biểu đồ 4.10. Thời điểm mua gạo......................................................................................18
Biểu đồ 4.11. Mua gạo bằng cách nào................................................................................19
Biểu đồ 4.12. Số lượng mua gạo mỗi lần...........................................................................20
Biểu đồ 4.13. Người quyết định mua.................................................................................20
Biểu đồ 4.14. Trường hợp thay đổi loại gạo......................................................................21
Biểu đồ 4.15. Xu hướng sử dụng gạo chất lượng...............................................................22
Biểu đồ 4.16. Xu hướng sử dụng tiếp gạo có xuất xứ của công ty....................................22
Biểu đồ 4.17. Xu hướng mua dùng thử gạo có xuất xứ của công ty..................................23
Sơ đồ 2.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới.....................................................................4
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty........................................................................9
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ kênh phân phối của công ty....................................................................26
Sơ đồ 4.2. Quy trình xay xát-đánh bóng gạo của công ty..................................................30
Sơ đồ 5.1. Kênh phân phối dự kiến của công ty.................................................................40
ii