Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CHUYÊN ĐỀ VỀ NỘI THẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 20 trang )

CHUYÊN ĐỀ
NỘI THẤT
Chuyên đề 01:
CHẤT LIỆU TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT
Chuyên đề 02:
KHÔNG GIAN TRONG NỘI THẤT
Chuyên đề 03:
KỸ THUẬT TRONG NỘI THẤT
Chuyên đề 04:
MÀU SẮC TRONG NỘI THẤT


Chuyên đề 01:
CHẤT LIỆU TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT
VẬT LIỆU TỰ NHIÊN
Việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng là một quá trình rất tốn kém, hơn nữa lại gây nhiều tác
động xấu đến môi trường, nhất là môi trường không khí và môi trường nước. Sử dụng các loại
vật liệu có sẵn trong tự nhiên sẽ giảm được công đoạn chế biến và xử lý, hơn nữa lại rất kinh tế
và không gây ô nhiễm môi trường.
Vật liệu đa
Đá tảng tự nhiên
Đây là loại vật liệu thích hợp dùng ở các vùng sa mạc nơi có sự khác biệt nhiệt lượng rất lớn
giữa ngày và đêm. Loại vật liệu này nếu được sử dụng hợp lý sẽ là một giải pháp kinh tế cho
việc điều hòa nhiệt độ vì căn nhà có thể tự sưởi ấm hay làm mát mà không cần đến lò sưởi hay
máy lạnh. nó giúp giảm lượng năng lượng dùng cho việc sưởi ấm/làm mát trong nhà
Đá tự nhiên có những đặc tính vượt trội về độ bền.
Màu sắc, hoa văn: đá tự nhiên mang vẻ đẹp của thời gian
với những đường vân uyển chuyển ngẫu nhiên hay những tinh thể
hạt lấp lánh nhiều hình dáng, kích thước.
Khả năng ứng dụng đa dạng: đá tự nhiên có nhiều ứng dụng
hơn so với gạch, gỗ thông thường, có thể dùng để lát nền, ốp


tường, ốp cầu thang, bàn bếp, công trình phụ...
Về phong thủy: nhiều loại đá tự nhiên có tác dụng trừ tà khí, mang lại sự may mắn cho gia
chủ
-

Giá cả cũng đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Vệ sinh dễ dàng: hiện nay, vấn đề vệ sinh sàn đá không còn là một vấn đề khó khăn và
mất nhiều thời gian nữa, nếu được đầu tư duy tu bảo dưỡng đúng cách, đánh bóng sàn đá định
kỳ bằng các loại hóa chất, máy đánh bóng sàn đá chuyên dụng thì tuổi thọ và màu sắc của đá
trong công trình càng được duy trì như mới và bền đẹp với thời gian.
Vật liệu tre:
Việc sử dụng tre làm vật liệu trang trí từ lâu đã rất được ưa chuộng, và hiện nay. Ở Châu Á và
Nam Mỹ, người ta thường dùng các loại gỗ để làm nhà, và tre là một loại gỗ vô cùng chắc
khỏe
Đây còn là nguồn nguyên vật liệu có thể tái chế vì tre là một trong những loài có tốc độ sinh


trưởng nhanh nhất. Để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất, tre phải được xử lý qua hóa chất để
biến nó thành vật liệu chống thấm
nước và chống mối mọt. Ngoài ra
việc xây cất bằng loại vật liệu này
đòi hỏi các kỹ thuật và phương
pháp khác với các phương pháp
xây dựng thông thường. Tuy
nhiên, đây là loại vật liệu vô cùng
dẻo dai và linh hoạt, có độ bền
cực kỳ cao.
Vật liệu gỗ:
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai

thác trực tiếp trong những khu
rừng tự nhiên hay từ các cây trồng
lấy gỗ, nhựa, tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc được đưa vào sản xuất nội thất mà
không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành một vật liệu khác.
Hầu hết các loại gỗ tự nhiên đều có một tính chất có thể coi nó là một nhược điểm như co giãn,
cong vênh, tùy từng loại gỗ sẽ có độ co giãn, cong vênh khác nhau
Gỗ có 3 đặc điểm chủ yếu:
Dẻo dai
Giãn nở
Liên kết chắc chắn
Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nóng ẩm, hanh khô nên khả năng co giãn của gỗ thường xảy ra.
Nó có thể bị nứt, mối mọt, cong vênh hoặc mục nát theo thời gian. Bởi vậy, cách khắc phục là
gia công tốt, lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ.
Thực tế cho thấy, gỗ không kén màu sắc của không gian. Gỗ có thể kết hợp với mọi chất liệu
từ thô sần, gai góc, đến bóng nhẵn.
Do vật liệu gỗ sử dụng tương đối dễ trong nhà nên phải tính đến liều lượng. Có nhiều trường
hợp lạm dụng quá nhiều về gỗ làm sàn, ốp trên tường, ốp kín cả trần dẫn tới bức bí về màu sắc
hoặc dùng vân gỗ một cách bừa bãi gây cảm giác khó chịu.
Để bảo quản tốt gỗ, cần tránh môi trường thời tiết quá khắc nghiệt, không thể để gỗ thường
xuyên ngập trong nước, loại bỏ những vỏ ngoài những cây gỗ chưa được lọc hết để tránh mối
mọt.


Vẻ đẹp của gỗ tự nhiên:
Gỗ tự nhiên đẹp bởi sự mộc mạc và thân thiện vốn có. Màu sắc của gỗ là màu của sự ấm cúng.
Những hình thù vân gỗ với những sắc màu khác nhau chính là nét đặc trung cho vẻ đẹp của
gôc tự nhiên
Ưu điểm của gỗ tự nhiên:

Bền theo thời gian: gỗ tự nhiên thường có độ bền rất cao, một số loại gỗ thuộc dạng quý hiếm

như Pơ mu, giáng hương, gụ, trắc..còn gia tăng giá trị theo thời gian sử dụng.
Đẹp: gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi loại
gỗ, không có hai loại vân gỗ nào giống nhau
Bền với nước: ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên là có độ bền cao khi tiếp xúc với nước khi đã
tẩm sấy
Chắc chắn: như đã nói ở trên thì sự chắc chắn của gỗ tự nhiên rất cao cho dù bạn chọn loại gỗ
gì đi nữa thì so với gỗ công nghiệp nó chắc chắn hơn.
Thảm mỹ, họa tiết: gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự phong phú, với gỗ tự
nhiên thì người thợ có thể chế tạo ra những họa tiết , kết cấu nang tính mỹ thuật.
Nhược điểm của gỗ tự nhiên:
Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm , hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên được nhập khẩu vì vậy giá gỗ
khá cao, chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao vì phải làm thủ công nhiều, không thể sản
xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp nên giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá
nhiều so với gỗ công nghiệp.


Cong vênh, co ngót: hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra, nhất là với phần cánh cửa, cánh
tủ..hầu hết các lỗi để đồ nội thất có tình trạng conh vênh, co ngót là do người thợ bố trí khích
thước không hợp lý , gép mộng không đúng kỹ thuật, tuy ban đầu có thể không xuất hiện
nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng các cánh bị vênh và cong.
Vật liệu đất:

Gỗ tuy là loại vật liệu lý tưởng
nhưng không phải lúc nào cũng sẵn
có, và không phải ai cũng có đủ khả
năng chi trả cho loại vật liệu này.
Loại đất dùng để xây tường thường
là hỗn hợp của một số loại đất có tính
kết dính cao như đất sét. Khi được
trộn với tỷ lệ hợp lý và được xây

dựng đúng cách, những bức tường
đất
sẽ rất bền vững, có khả năng chống
chọi với thời tiết khắc nghiệt.
Đây là loại vật liệu rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả cao, và là loại vật liệu hấp thụ và tản nhiệt
tốt. Ngoài ra nó còn có các tính năng ưu việt khác như chống lửa, chống tiếng ồn; đặc biệt, nó
giúp hạn chế nạn phá rừng và
việc sử dụng các vật
liệu xây dựng độc hại khác.
Ngoài cách làm nhà bằng đất
nện kể
trên còn có một phong cách làm
nhà
khác rất được ưa chuộng, cũng
tận dụng vật liệu đất kết hợp với
các thứ “đồ bỏ đi” khác như lốp
xe, vỏ chai lọ…gọi là nhà
earthship do nhà kiến trúc sư
sinh học Michael Reynolds
sáng tạo ra. Nhà Earthship được
thiết
kế theo nguyên tắc kiến trúc
sinh học, đảm bảo sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
Kiểu nhà này được xây dựng thân thiện với Trái Đất theo ba nguyên tắc – sử dụng các vật liệu
tự nhiên sẵn có và vật liệu tái chế, ứng dụng cấu trúc lượng nhiệt để ổ định nhiệt độ, sử dụng
năng lượng tái tạo và hệ thống nước trọng lực. Với nhà Earthship, các hoá đơn tiền điện,


nước… bạn phải trả chỉ là con số rất nhỏ, thậm chí bằng không.
Gạch không nung

Gạch không nung, hay còn gọi là gạch sống là một trong những loại vật liệu xây dựng lâu đời
nhất. Chúng được sử dụng rộng rãi tại các vùng Tây Nam Mỹ, Trung Đông, Nam Mỹ, và Châu
Phi. Gạch sống được tạo ra từ hỗn hợp đất sét, cát, nước, và đôi khi người ta còn trộn rơm vào,
sau đó ép thành từng viên. Những viên gạch này không được đem nung mà để phơi nắng tự
nhiên trong một thời gian dài liên tục.
Gạch không nung ở Việt Nam đôi
khi còn được gọi là gạch blốc, gạch
bê tông,... tuy nhiên với cách gọi
này thì không phản ánh đầy đủ khái
niệm về gạch không nung. Mặc dù
gạch không nung được dùng phổ
biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam
gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ
thấp.
So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật
sản
xuất và sử dụng, sản phẩm vật liệu
xây
dựng không nung có nhiều tính chất
vượt
trội:
- Không dùng nhiên liệu như than, củi.. để đốt nên tiết kiệm nhiên liệu năng lượng, và không
thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt, phòng hoả, chống thấm, chống nước,
kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Giảm thiểu được kết cấu cốt thép,
rút ngắn thời gian thi công, tích kiệm vữa xây, giá thành thấp.

VẬT LIỆU NHÂN TẠO
Đá nhân tạo
Đá nhân tạo – Solid surface có khả năng bị uốn dẻo khi bị gia nhiệt với nhiệt độ 150°C và cho

phép những nhà chế tác tạo ra những thiết kế nghệ thuật đặc biệt. Đá nhân tạo – Solid


surface được dùng chủ yếu cho các ứng dụng trong nhà bếp, văn phòng, trung tâm thương mại
như mặt bàn, mặt bếp, quầy giao dịch. Ngoài ra đá nhân tạo solid-surface còn được dung để
làm bồn sink, bàn ghế cao cấp, bình hoa nghệ thuật .Do Đá nhân tạo – Solid surface có đặc
tính chống ẩm rất tốt nên nó còn được dùng trong các ứng dụng của tường nhà.

Đá nhân tạo là loại vật liệu cao cấp được làm từ hỗn hợp bột đá tự nhiên, keo Acrylic,
Alumina Trihydrate… Với mỗi thành phần và tỷ lệ khác nhau sẽ cho ra được loại đá nhân
tạo có tính năng khác nhau. Đá nhân tạo không độc hại, bề mặt sáng bóng thích hợp ốp
mặt bàn, mặt bếp và mặt quầy lễ tân tại các địa điểm công cộng như bệnh viện, sân bay…
Ứng dụng tuyệt vời nhất của đá nhân tạo chính là các sản phẩm quầy bar, mặt bếp, tủ bếp
hiện đại và đẹp. Bên cạnh khả năng truyền sáng thì đá nhân tạo còn có thể được chạm, khắc
tạo các hoa văn độc đáo giúp sản phẩm thêm phần ấn tượng và bắt mắt.
Mặt bếp ốp đá nhân tạo luôn sạch
sẽ,
có độ bền cao và an toàn vệ sinh
thực
phẩm.
Vật liệu gỗ nhân tạo( gỗ
công nghiệp)
Các loại gỗ công nghiệp
phổ biến hiện nay:
Ván sợi
Ván ghép thanh
Ván dăm
Ván ép tổng hợp...



Ván dăm MFC: là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao
su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại
Ván ghép thanh (còn gọi gỗ ghép)
Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp
sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép,
chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ
mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm khác.
Ưu điểm:
Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có
thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi
gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
Cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót.
Thời gian thi công, sản xuất: thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng
Phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.
Nhược điểm:
Độ bền : Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền
bằng gỗ tự nhiên

Đặc tính của gỗ công nghiệp là hút nước nên sơn bề mặt gỗ phải được đảm bảo, sơn từ 4 lớp
đến 7 lớp để tránh thấm nước vào cốt gỗ,
Họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta
không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…).


Vật liệu gạch nung:
Gạch trần
Gạch trần là loại vật liệu truyền thống lâu đời nhất để
trình và thông thường chỉ dừng lại ở việc tạo khối
ngày nay, gạch trần được sử dụng nhiều trong thiết kế
không thua gì các loại chất liệu khác.


xây dựng nên các công
kiến trúc. Tuy nhiên,
trang trí nhà ở hiện đại

Có rất nhiều cách để tận dụng lợi thế từ gạch trần như gạch ốp nhà bếp hay lò sưởi, hàng rào
cho khu vườn... Bởi tính chất thô mộc và tự nhiên của gạch đất nung nên không khó để kết hợp
với các chất liệu khác trong trang trí nhà. Gạch trần vẫn thường được sử dụng để lát nền sân
vườn là phổ biến.
Gạch lát:
Gạch lát sàn là một trong những yếu tố làm nên vẻ của ngôi nhà và luôn là vấn đề được gia chủ
đặc biệt quan tâm

Hiện nay có nhiều loại gạch lát sàn đa dạng về mẫu mà, phong phú về chất liệu giúp gia chủ có
nhiều sự lựa chọn. Mỗi một không gian có một chức năng thể hiện khác nhau. Lựa chọn phù
hợp cho từng không gian là vấn đề được nhiều gia chủ đặc biệt quan tâm.

Gạch mosaic
Cách đây khoảng 4000 năm (thiên niên kỷ thứ 4 trước công nguyên), gạch mosaic được sử
dụng như một vật liệu trang trí cao cấp tại các cung điện hay giáo đường.
Quan thời gian, gạch mosaic ngày càng được sử dụng phổ biến. Với những ưu điểm nội trội
như màu sắc đa dạng, phong phú, nhiều hình ảnh, độ bền cao,... chất lượng ngày càng được cải
tiến và hoàn thiện để đáp ứng cho các công trình kiến trúc đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, vẻ đẹp


độc đáo, sang trọng, tạo điểm nhấn cho các công trình kiến trúc hiện đại.
Tại Việt Nam, gạch mosaic cùng đã được sử dụng phổ biến tại các công trình biệt thư, nhà cao
tầng, các công trình công cộng, các hộ gia đình,... được sử dụng nhiều nhất là trong các phòng
tắm, mang đến một sự hấp dẫn, khiến cho nó trở lên thanh lịch và sang trọng hơn.
Vật liệu kính:

Ưu điểm lớn nhất của kính là vật liệu ngăn che nhưng vẫn cho ánh sáng truyền qua
Kính trở thành một vật liệu tiêu biểu của kiến trúc hiện đại. Nó làm bộ mặt của kiến
trúc trở nên nhẹ nhàng và bay bổng hơn, thay thế cho sự nặng nề của những bức tường
đặc và đồng thời giúp chúng ta tiết kiệm được diện tích.
Kính có kết cấu ngăn chia nhẹ và linh hoạt, dùng để ngăn chia các phòng không có tính
riêng tư để tạo cảm giác thoáng đãng, thân thiện hơn.
Kính được sử dụng làm những vật dụng đó bởi kính có ưu điểm là dễ lau chùi, ánh
sáng có thể truyền qua được và không
làm cản tầm nhìn, tạo cảm giác rộng
rãi cho ngôi nhà.
Dùng kính để trang trí cho ta cảm
giác mở rộng không gian và tầm
nhìn, phô bày được các thành phần
kiến trúc - nội thất theo cả chiều
rộng và chiều sâu; làm tăng thẩm
mỹ không gian kiến trúc, tăng hiệu
quả thị giác và cả hiệu quả chiếu
sáng.
Tuy nhiên việc sử dụng kính trong
không gian nội thất cần phải đúng
chỗ, đúng cách và làm sao vừa đủ, như thế sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Còn ngược lại, có thể sẽ để lại nhiều hậu quả xấu, không chỉ ảnh hưởng
đến không gian sống của bạn mà còn đối với cả môi trường thiên nhiên.

Chuyên đề 02:


KHÔNG GIAN TRONG NỘI THẤT
KHÔNG GIAN NỘI THÂT:
Con người sống giữa lòng thiên nhiên trong không gian rộng lớn được gọi là môi trường sống

(môi sinh) nhưng chỉ những không gian được tạo lập có bàn tay can thiệp của con người, do sự
sáng tạo của kiến trúc sư mói gọi là không gian kiến trúc. Một công trình hay quần thể công
trình, không gian kiến trúc có thể là những không gian kín, nửa kín (nội thất) hay thoáng hở
(ngoại thất), gồm có không gian cận cảnh (ngoại thất sát kề công trình), không gian viễn cảnh
(ngoại thất ngoài tầm ảnh hường của công năng nhưng có đóng góp cho cảnh quan khu vực).
Không gian kiến trúc vì thế phải có yêu cầu chức nảng, có tính mục đích (vi một công năng cụ
thể liên quan đến một hoặc nhiều hoạt động của con người).
Các không gian kiến trúc nội thất kín thường được tạo nên nhò kết cấu bao che (tường, cửa,
sàn, mái) ở cả sáu mặt, tạo nên hình khối kiến trúc, các không gian nội thất hở (nửa kín)

thường có một vài mặt che được giải phóng hay che chắn không gian không hoàn toàn như các
hiên, loggia, sân trời có giàn hoa, các mái che, quán nghỉ lộng gió. Các không gian hở thưòng
là các sân thoáng, nội tâm (sân trong), những khoảng trống giữa các công trình, những không
gian ước lệ, ảo hay ẩn dụ được giới hạn bởi chủ thể kiến trúc, một biểu tượng (quanh một đài
kỷ niệm, một hòn đá thiêng, một cột mốc, một vũng nước, một mảng tường có ý nghĩa). Trong
kiến trúc nội thất, không gian thường đi liền với hình khối, vì thế kiến trúc được gọi là nghệ
thuật tổ chức “Không gian - hình khối”, tổ chức môi trường sống cho con người. Không gian
kiến trúc nội thất được phân loại thành:
- Không gian chính
- Không gian phụ
- Không gian giao thông


Không gian nội thất chính là toàn bộ khung cảnh, diện tích và đồ đạc bên trong của ngôi nhà,
có sự sắp xếp, sáng tạo của các KTS. Một công trình hay quần thể công trình đều phải đảm bảo
chức năng, mục đích sử dụng cụ thể của chủ nhân.
Không gian nội thất được chia làm 3 loại: Không gian chính, không gian phụ và không gian
liên thông.
Không gian chính bao gồm: Phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn.
Không gian phụ: Phòng tắm, sân chơi

Không gian liên thông là khoảng liên kết như cầu thang, sảnh…
Để có một không gian nội thất hợp lí, tiện nghi, phải trải qua quá trình thiết kế nội thất chi li và
tỉ mỉ. Tiến hành thiết kế không gian nội thất là phân bổ, bố trí các phòng, các phương tiện sinh
hoạt dựa trên nguyên tắc hài hòa về màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc để tạo môi trường
sống thuận tiện cho người sử dụng.
Một không gian nội thất được coi là đẹp phải đảm bảo rất nhiều yếu tố. Trước hết là màu sắc
hài hòa. Thông thường, với gu thẩm mỹ của người Việt, nên chọn những màu sắc nhã nhặn khi
thiết kế nội thất, mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái và thư giãn cho con người.
Ngoài ra, trong không gian đó, đồ nội thất phải cuốn hút, bắt mắt, chất lượng và thể hiện được
phong cách của gia chủ. Lựa chọn và sắp xếp một cách hợp lí, đẹp mắt và tiện nghi trong sử
dụng, đặc biệt là tạo được dấu ấn của chủ nhà trong từng không gian.

Chuyên đề 03:


KỸ THUẬT TRONG NỘI THẤT
Cũng như kiến trúc sư thiết kế công trình, người thiết kế nộithất cũng phải theo dõi quá trình
thi công một cách thường xuyên.Giới kiến trúc sư công trình thường nói đùa “dân thiết kế
nộithất ngồi mát ăn bát vàng”, vì quá trình giám sát thi công luôn diễn ra khicông trình đã hoàn
thành cơ bản, ở trong không gian được che chắn, không phải dầmmưa giãi nắng, lội bùn sình
như giám sát công trình xây dựng ở giai đoạn đầu.Tuy nhiên, việc giám sát nội thất cũng
không đơn giản. Bạnphải chọn lựa, kiểm tra hàng trăm loại vật liệu hoàn thiện để đảm bảo
chúng đạttiêu chuẩn thiết kế và phối hợp hài hóa với nhau. Bạn cũng cần phải giám sát kỹthuật
thi công để đảm bảo các chi tiết trang trí được thực hiện đúng với ý đồthiết kế của mình.
Trước tiên , để có thể thi công một công trình nội thất, ta phải đọc bản vẽ thiết kế
Mặt bằng bố trí nội thất trong hồ sơ bản vẽ thiết kế nội thất
Các mặt bằng bố trí nội thất thể hiện sự sắp xếp các thành phần yếu tố cấu thành nội thất nhà
trên một mặt bẳng tổng thể. Mặt bằng thể hiện được sự quan hệ của các yếu tố với nhau, đặt
biệt trên mặt bằng phản ánh được giao thông và vị trí công năng của cách thành phần (Ví dụ
trong phòng khách là các vị trí kệ tivi, vi trí sofa ...).


Bản vẽ thiết kế nội thất - bản vẽ mặt bằng bố trí nội thất
Các triển khai đồ đạc trong bản vẽ thiết kế nội thất


Tiếp theo là để có thể thi công được chính xác với ảnh 3D, trong các hồ sơ cần thêm các bản
vẽ triển khai đồ đạc nội thất. Số lượng bản vẽ này phụ thuộc vào sự phức tạp về cấu tạo và
hình dáng của đồ nội thất.

Bản vẽ chi tiết nội thất
Điện, nước trong hồ sơ bản vẽ thiết kế nội thất
Các bản vẽ thể hiện bố trí và thông số kỹ thuật của đường điện và nước. Các bản vẽ này cần
chi tiết và tính toán kỹ vì đường điện và nước thường đi ngầm và cố định.

Triển khai trần, tường, sàn trong hồ sơ bản vẽ thiết kế nội thất


Đây cũng là một thành phần chính trong hồ sơ thiết kế. Các bản vẽ trần, nhất là trần trang trí
thạch cao cần thể hiện khá chi tiết, bao gồm hình vẽ 3D, bố trí điện và chiếu sáng. Các bản vẽ
tường cũng vậy, những mảng tường ốp vách cần thể hiện cấu tạo và liên kết rất chi tiết.

Một bản vẽ chi tiết vách phòng khách
Đây là các hình ảnh không gian được các kiến trúc sư thiết kế, các bản vẽ thiết kế nội thất này
thể hiện dưới dạng 3D với nhiều góc nhìn khác nhau cho từng căn phòng. Các ảnh 3D này
được xuất ra từ các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp, thể hiện được một cách trực quan
về màu sắc nội thất, ánh sáng và bố cục nội thất cho căn phòng.


Chuyên đề 04:
MÀU SẮC TRONG NỘI THẤT

Lựa chọn màu phù hợp
Trước khi lựa chọn màu sơn cho ngôi nhà, chắc chắn rằng bạn sẽ phải tham khảo thật kỹ
bảng màu từ các nhà thầu sơn chuyên nghiệp. Trong thực tế, màu sơn sẽ thay đổi chút ít khi
sơn lên tường. Màu sơn sẽ sáng hơn khi được sơn trên diện tích rộng. Vì thế, bạn nên chọn
màu tối hơn một chút so với màu sơn bạn định chọn ban đầu.
Màu sắc giúp điều chỉnh không gian
Đối với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, bạn nên sử dụng các gam màu lạnh, màu
sáng, nhẹ nhàng, trang nhã nhã tạo cảm giác khác lạ giúp không gian rộng lớn hơn. Ngược
lại, với một căn phòng rộng, bạn có thể thỏa sức dùng các gam màu nóng và nổi bật như đỏ,
cam, vàng để ngôi nhà thêm phần ấm cúng.

Màu sắc phân chia không gian
Không gian mở luôn cần có sự chuyển tiếp giữa các khu vực. Bạn có thể làm điều đó với màu
sắc bằng cách tạo nên các khoảng màu đậm nhạt cho các không gian khác nhau. Đây là sự
phân chia khá hay nhưng vẫn mang tới sự liền mạch cho toàn bộ căn phòng. Cách làm này bạn
có thể áp dụng với cả phần sàn nhà, thay vì trần hay những bức tường trong nhà.

Gam màu đậm tạo điểm nhấn


Màu đậm luôn mang tới sự chú ý nhiều hơn cho những chi tiết nhỏ, vì thế, muốn tạo điểm
nhấn về màu sắc, bạn có thể dùng những màu sắc bắt mắt này. Đó có thể là một mảng tường,
mảng trần, khung cửa hay những đường viền trên tường nhà… Đặc biệt, với ngôi nhà sơn màu
trung tính, một phần tường màu đậm sẽ trở thành điểm thu hút với bất cứ ai.

Màu sắc và ánh sáng

Các gam màu có độ phản quang càng cao thì ánh sáng phản chiếu trong phòng càng lớn, và
ngược lại, độ phản quang thấp sẽ khiến căn phòng tối hơn. Ngoài ra bạn nên cân nhắc hiệu ứng
mỗi màu tạo nên cho căn phòng tại mỗi thời điểm trong ngày và lượng đèn chiếu sáng sử dụng

trong phòng.
Màu sắc chủ đạo
Trong một bố cục không gian nội thất, nên có 60% có màu thuộc màu sắc chủ đạo. Khi áp
dụng thực tế, trong thiết kế nội thất các căn phòng (nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ)
thì các mảng lớn (như mảng tường, trần, vách ...) được dành cho màu sắc chủ đạo
Màu cấp 2
Khoảng 30% không gian còn lại (kể cả đồ nội thất) được sơn màu này


Màu nhấn mạnh
Khoảng 10% không gian và đồ nội thất được trang hoàng bằng loại màu sống động mang tính
nhấn mạnh (có thể là màu nóng - xem thêm tính chất màu sắc).
Sự cân bằng về màu sắc
Bạn có thể có được sự cân bằng về màu sắc tổng thể bằng cách chọn độ bão
hòa (sautration) từng màu sao cho phù hợp. Việc này không quá khó khăn khi bạn nhớ quy tắc
bằng công thức sau: 0.6 Sd = 0.3 Ss = 0.1 Sa
Trong đó S là độ bão hòa của màu chủ đạo (Sd), màu cấp 2 (Ss), màu nhấn (Sa). Trong các
phần mềm đồ họa, các công cụ chọn màu bạn dễ dàng có được giá trị S của từng màu.
Độ bão hòa màu là gì?: Độ bão hòa màu tính theo từ 100 đến 0 (tương ứng màu thuần khiết
cho đến khi pha 100% thành màu xám - gray).
Ý nghĩa thực tế khi áp dụng công thức trên (bạn đọc thêm bánh xe màu) đó là khi phối màu
bạn nên chọn:
- Màu chủ đạo: sử dụng màu tint (màu thuần khiết pha thêm trắng).
- Màu cấp 2: sử dụng màu tone (màu thuần khiết pha thêm xám).
- Màu nhấn: sử dụng màu thuần khiết


Mô tả về màu thuần khiết, màu tint, tone và shade
Sự hài hòa của màu sắc
Ngoài sự cân bằng màu và áp dụng đúng quy luật 60 - 30 - 10 trên, để đạt hiệu quả trong trang

trí bạn cần thêm sự hài hòa giữa các màu sắc với nhau. Sự hài hòa có được khi bạn chọn màu
theo các quy tắc của bánh xe màu (xem bánh xe màu), các quy tắc như đối xứng bổ xung, tam
giác, tứ giác màu ...
Để có sự hài hòa về màu sắc trong thiết kế hãy sử dụng công cụ chọn màu là bánh xe màu.
Linh hoạt khi sử dụng quy luật 60 - 30 - 10
Quy luật nguyên tắc 60 - 30 - 10 là một gợi ý tuyệt với, nhưng trong thực tế bạn không cẩn
(thực tế là không thể) cứng nhắc tuyệt đối các thông số. Trong quy luật trên là việc áp dụng
cho ba màu sắc. Nhiều trường hợp bạn cần nhiều hơn ba màu (4, 5 màu chẳng hạn) thì bạn có
thể điều chỉnh công thức trên một cách tương đối. Nhưng hãy đảm bảo màu chủ đạo là tỷ lệ
nhiều nhất cuối cùng là màu nhấn. Ví dụ 4 màu theo tỷ lệ 60-15/15-10 hoặc ba màu theo tỷ lệ
65-25-10 ... là phù hợp với quy luật.

Tý lệ 60 - 30 -10 về màu sắc trong bài trí nội thất




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×