Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHUYÊN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.97 KB, 12 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Bác hồ vĩ đại của chúng ta từ lòng yêu thương quí trọng con người, từ ý chí
suốt đời vì nước, vì dân nên Người đã phát triển rất cụ thể, rõ ràng và biện chứng
mối quan hệ hữu cơ giữa sức khoẻ, hạnh phúc của mỗi người với sự nghiệp của đất
nước, của dân tộc, của xã hội loài người. Người dạy:
“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có
sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt 1
phần, mỗi người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ”… Bác
còn chỉ bảo cụ thể hơn: “Muốn giữ gìn sức khoẻ thì nên thường xuyên tập thể dục
thể thao. Việc tập luyện thể dục thể thao được Bác Hồ xác định đó là trách nhiệm là
bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Vì rằng thể dục qua thực tế tập luyện
thường xuyên trong suốt cuộc đời Cách Mạng đã giúp Bác đến khi đã 79 xuân, đã
là lớp người” xưa nay hiếm”. Nhưng tinh thần và đầu óc vẫn rất sáng suốt, Bác còn
dạy chúng ta ngày nào cũng tập. Điều đó chứng tỏ rằng Bác nắn rất vững các qui
luật vận động, một nguyên tắc khoa học của tập luyện TDTT. Nếu ai cũng làm
được như vậy sẽ xây dựng cho mình một thói quen, một lối sống văn minh và tất
nhiên kết quả sẽ đem lại như Bác Hồ đã nói: “ Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy
đủ… việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai già trẻ ai cũng nên làmvà ai cũng
làm được. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắn tập thể dục”
Từ những lý do trên tôi mạnh dạn viết chuyên đề "Giáo dục sức khoẻ
trong nhà trường phổ thông ".
Việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết nên chuyên đề này có vai trò quan
trọng trong việc điều tra cơ bản hàng năm và nhiều năm, đồng thời có ý
nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác y tế học đường, công tác
giảng dạy rèn luyện trong trường phổ thông.
Với chuyên đề này tôi có nguyện vọng và hy vọng rằng sẽ đóng góp
được những số liệu và thông tin làm cơ sở tham khảo cho công tác giáo dục
thể chất trong các trường Trung Học Phổ Thông.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ
Nhà trường đã phát động phong trào chăm lo sức khoẻ cho học sinh từ
nhiều năm nay, có thu được một số kết quả nhất định, nhưng rất hạn chế. Nguyên


nhân hạn chế có mặt khách quan, cũng có mặt chủ quan mà đáng kể nhất là tàn dư
tư tưởng cũ để lại. Tư tưởng phong kiến coi thường sức khoẻ rất phổ biến, đến nay
các bậc cha mẹ và giáo viên nhiều nơi vẫn dạy con theo lối “trọng văn, khinh võ”,
chú ý dạy chữ hơn là chú ý dạy người. Quan niệm”chất lượng toàn diện” chưa
được giải thích đầy đủ, khi nói chất lượng thường nghiêng về phía chất lượng văn
hoá, lấy tỉ lệ học sinh thi đỗ cao thấp làm tiêu chuẩn đánh giá. Không ít trường có
tình trạng” dễ làm, khó bỏ”, hoặc khoán trắng cho giáo viên dạy môn thể dục thể
thao.
Sức khoẻ học sinh ta còn nhiều tồn tại:
-Thực trạng về tình hình sức khoẻ của học sinh ở các cấp không biết đã tới
hồi báo động chưa. Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn thể dục hay nói một cách
khác là giáo dục về sức khoẻ mà sức khoẻ đi đôi với vệ sinh, không đảm bảo được
phần vệ sinh thì không thể giữ gìn và bảo vệ được sức khoẻ đừng nói chi đến
chuyện nâng cao, bởi thế tất cả mọi người chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn
nữa.
-Phổ biến học sinh mắc bệnh(từ nhẹ đến nặng)đáng chú ý: bệnh ngoài da,
bệnh tai mũi họng, bệnh mắt, bệnh răng, bệnh giun. Nhiều em cột sống bị vẹo lệch
và kém thị lực. Học sinh phổ thông có biểu hiện suy nhược thần kinh cũng không
phải hiếm. Hầu hết địa phương đều có trẻ em mang di tích chiến tranh.
- Sức lớn giảm sút, các nhân tố thể lực, có biểu hiện chưa cao, thể lực tăng
chậm, khi vào đời khó đưa năng xuất lao động lên cao, tuổi nghề chưa nhiều mà
phải bất đắc dĩ chuyển sang ngành nghề nhẹ nhàng hơn, một số người phát sinh tư
tưởng khá phức tạp. Làm thế nào để phối hợp cân đối giữa sự phong phú về tinh
thần với sự trong sáng về đạo đức và sự hoàn hảo về thể lực. Học sinh biết chăm
tập thể dục và giữ vệ sinh là những dấu hiệu về con người mới, về nền văn hoá
mới.
Tóm lại giáo dục thể chất không thể thiếu được trong nhà trường xã hội chũ
nghĩa, đặc biệt quan trọng trong điều kiện lịch sử nước ta . Nó đem lạisức khoẻ cho
những mầm non tương lai. Nó góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện,
trước mắt nó thúc đẩy các mặt giáo dục khác nâng cao thêm chất lượng, đưa phong

trào thi đua DẠY TỐT, HỌC TỐT tiến tới.
Đối với mõi giáo viên, ý thức tiến hành tốt giáo dục cho học sinh là một
biểu hiện cụ thể của lòng yêu con người, vì học sinh thân yêu. Còn đối với học sinh
phải có trách nhiệm tự giác với sức khoẻ của mình, vì cuộc sống vì tương lai vì xã
hội mà phấn đấu, biết tự sắp xếp lấy cuộc sống thế nào cho lạc quan và văn minh,
chống luộm thuộm và bừa bãi, bẩn thỉu, biết rèn luyện sức khoẻ một cách cơ bản,
đóng góp tích cực cải tạo xã hội. Phát triển năng lực vận động cơ bản, sao cho linh
hoạt, chính xác, dẻo dai, khéo léo, trên nền đó rèn luyện ưu tiên một vài tố chất cho
từng độ tuổi. Tất cả học sinh đều phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo qui
định. Mặt khác còn phải dễ dàng thích nghi với thời tiết khí hậu khắc nghiệt và thay
đổi. Hiểu biết thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên vào lợi ích sức khoẻ, dễ hoà mình
vào đời sống xã hội.
Những biện pháp nhằm chăm lo thể chất học sinh :
-Tổ chức cho học sinh học tập và lao động đúng mức, nội dung vừa
phải, hình thức thích hợp, cường độ khối lượng vừa sức, phương pháp khoa học.
- Tổ chức cho học sinh vui chơi, nghỉ ngơi, đúng mức. Đây vừa là
yêu cầu làm tiêu tan mệt mõi, phục hồi năng lực làm việc, vừa là yêu cầu cần co
cho lứa tuổi trẻ phát triển.
- Thực hiện các yêu cầu vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch và rèn
luyện thể dục thể thao.
- Tận dụng các yếu tố thiên nhiên, đây là những nguồn sống vô tận.
Giáo dục một cuộc sống đạo đức, lạc quan,tin tưởng, tập thể, tự lực, tự cường, kỷ
luật và tự giác.
Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một di sản quý
giá của loài người, góp phần tích cực hình thành nên những mẫu người phù hợp với
các tiêu chuẩn do xã hội quy định. Giáo dục thể chất tồn tại và phát triển theo các
bước tiến của xã hội loài người. Nó không bao giờ mất đi, và ngược lại chỉ có thể
ngày càng phát triển cả bề rộng lẩn bề sâu. Nhà trường có nhiêm vụ truyền lại di
sản văn hoá thể chất cho học sinh, đó là một việc làm đúng qui luật.
Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, giáo dục thể chất là một mặt không thể

thiếu được của nền giáo dục phổ thông toàn diện. Giáo dục thể chất có khái niệm
rộng, bao gồm mọi hoạt động giáo dục diễn ra trong các quá trình sư phạm, có tác
dung rèn luyện thói quen sống một cách khoa học cùng những hiểu biết cần thiết
của nó, dẫn dắt học sinh dần dần có ý thức đầy đủ về các hiện tượng diễn ra hằng
ngày liên quan đến sức khoẻ của mình, của gia đình, tập thể và xã hội.
Nhà trương từ trước đến nay mới chỉ nhấn mạnh đến giáo duc thể chất( gọi
tắt là thể dục) nhằm mục đích chính là chăm lo cho cơ thể học sinh được lành
mạnh, vững vàng lần này ta cần đặt lại vấn đề cho đầy đủ hơn, vì nói đến thể chất
là mới đề cập đến tiền đề sinh học, thế mà thiếu tinh thần thì sau gọi được là con
người, khoa học đã chứng minh rằng thể chất với tinh thần có liên quan hữu cơ với
nhau trong một cơ thể thống nhất. Cơ thê’ bao gồm cả thể chất và tinh thần mới
đúng, nhưng nhiều tài liệu báo chí đến nay vẫn chỉ giới hạn từ ngữ cơ thể trong giới
hạn của thể chất. Xã hội càng phát triển, người ta càng quan tâm đến sức mạnh tinh
thần. Người ta hết sức tránh những căng thẳng thần kinh, cùng những chấn động
tinh thần quá mức trong sinh hoạt hằng ngày. Người ta luôn luôn làm mọi cách giaỉ
phóng tư tưởng, nâng cao tính tự giác, khuyến khích đạo đức cuộc sống, qua đó
nhân thêm sức mạnh thể chất. Bởi thế việc chăm lo sức khoẻ cho con ngưòi đòi hỏi
phải nâng cao. Hai biện pháp thể dục thể thao và vệ sinh phải hổ trợ đắc lực cho
nhau.
Từ những quan điểm trên đây, chúng ta cần đi đến thống nhất khái niệm cơ
bản về sức khoẻ học sinh. Sức khoẻ như là kết quả tổng hoà của sự hoạt động phối
hợp trong toàn bộ cơ thể, thể hiện ra ngoài bằng năng suất cống hiến tối đa cho xã
hội, trên cơ sở làm chủ trọn vẹn được các quy luật xã hội, tự nhiên và cơ thể.
Chúng ta phân tích một người khoẻ trên năm yếu tố:
- Cơ thể lành mạnh, không ốm đau bệnh tật.
- Cấu trúc và chức năng cơ thể phát triển nhịp nhàng, hài hoà và cân
đối.
- Thể lực cường tráng để lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ tổ
quốc đạt hiệu quả lớn
- Các phẩm chất trí tuệ và tinh thần phát triển tốt

- Thích nghi dễ dàng với môi trương sống luôn luôn biến đổi.
Cơ thể học sinh dưới ảnh hưởng của giáo dục thể chất sẽ lớn lên và phát
triển mỗi ngày một hoàn thiện hơn, từ đó nâng cao năng lực hoạt động và thích
nghi dễ dàng với điều kiện sản xuất và chiến đấu trong hoàn cảnh lịch sử xã hội
đang đặt ra trên đất nước. Nói đuợc như vậy, vì giáo dục thể chất còn có ý nghĩa
quan trọng về mặt đào tạo con người mới, qua giáo dục thể chất mà rèn luyên:
- Ý thức coi trọng sức khoẻ, biêt tổ chức một cuộc sống văn minh,
lành manh, lạc quan, khẩn trương, hoạt bát.
- Ý thức chấp hành các quy tắc, nội quy,thể lệ của tập thể, của xã hội.
- Tinh thần quý trọng lao động, lòng yêu nứơc, chí căm thù địch.
- Tinh thần đồng đội, thẳng thắng, trung thực, tự tin, trách nhiệm, có
thêm điều kiện để bồi dưỡng lẻ sống “Mõi người vì mọi người, mọi người vì
mõi người”
- Tinh thần dũng cảm, ngoan cường. Nghị lực chiến thắng không
gian, thời gian. Thắng không kiêu bại không nản.
- Nâng cao tình hữu nghị quốc tế vô sản.
Giáo dục thể chất trong trường phổ thông có nhiều khã năng chuẩn bị tốt
cho học sinh ra đời làm chủ tập thể cả về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá, đồng
thời làm chủ cuộc sống của bản thân mình.
Giáo dục thể chất góp phần cải tạo nồi giống ta trong tương lai. Ngày nay,
tầm vóc cơ thể của nhân dân ta còn nhỏ bé so với tầm vóc của nhân dân các nước
có nền kinh tế phát triển. Cần tập trung từng bước cải tạo thể chất, làm cho nòi
gióng ít năm nữa sẽ cao lớn lực lưỡng, ngang với tầm vóc”tinh thần anh hùng”
dưới thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. Muốn cải tạo nòi gióng phải tiến hành
nhiều biện pháp từ các lứa tuổi non trẻ. Đảng ta đã đề cập đến yêu cầu cải tạo nòi
gióng ngay khi thảo cương lỉnh của mặt trận Việt minh năm 1941.
Song song với việc cải tạo nòi giống, nhân taì thể dục thể thao rồi đây sẽ
xuất hiện càng nhiều, làm rạng rỡ “màu cờ, sắc áo” của ta trên trường quốc tế. Thể

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×