MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. ATGT: An toàn giao thông.
2. BCH: Ban chấp hành.
3. BDTX: Bồi dưỡng thường xuyên.
4. BGH: Ban giám hiệu.
5. CBVC: Cán bộ viên chức.
6. GDĐT : giáo dục và Đào tạo.
7. GVCN: Giáo viên chủ nhiệm.
8. GVBM: Giáo viên bộ môn.
9. HS: Học sinh.
10. PHHS: Phụ huynh học sinh.
11. TNPT: Tốt nghiệp phổ thông.
12. THPT : Trung học phổ thông.
13. TTTVTS: Thông tin tư vấn tuyển sinh.
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến
Phân tích thực trạng và đề ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất
lượng giáo dục ATGT trong học sinh tại trường THPT Thuận Thành số 1.
Đưa ra một số giải pháp mang tính đột phá phát huy được vai trò của các
lực lượng trong đó đặc biệt là vai trò của Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm
và phụ huynh học sinh.
Các giải pháp đưa ra để các đơn vị giáo dục khác có thể tham khảo và vận
dụng tại đơn vị mình theo điều kiện phù hợp.
Qua sáng kiến giúp các cơ sở giáo dục tham khảo để giáo dục được cho
học sinh ý thức tự giác chấp hành Pháp luật nói chung, Luật ATGT nói riêng
qua đó làm giảm thiểu các vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông trong tuổi thanh
thiếu niên và học sinh THPT.
Sáng kiến 6 với các giải pháp được trình bày cụ thể là:
1. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh
trong công tác giáo dục ATGT qua đó thống nhất phương châm, cách thức tiến
hành tổ chức hoạt động.
2. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong các lực lượng và xây
dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động về giáo dục ATGT.
3. Nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong công tác phối
kết hợp giáo dục về ATGT .
4. Nâng cao vai trò xung kích của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATGT.
5. Làm tốt công tác phối hợp các lực lượng ngoài xã hội trong công tác
giáo dục ATGT .
6. Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục
ATGT.
Các giải pháp tập trung đưa ra qui trình, cách thức để nâng cao hiệu quả
công tác quản lý giáo dục đạo đức nói chung, ATGT nói riêng tại các trường
THPT thực sự phù hợp với tình hình đặc điểm hiện nay. Đó là điểm khác biệt
2
mà các giải pháp, nghiên cứu trước chưa làm được vì phần lớn đều mang nặng
tính lý thuyết, thiếu tính thực tế, sáng tạo.
2. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng
công tác giáo dục ATGT
2.1. Qua sáng kiến đã xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý về công tác
quản lý chỉ đạo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ATGT ở trường THPT
Thuận Thành số 1- Bắc Ninh nói riêng, các trường THPT nói chung.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý, chỉ đạo về ATGT tại trường
THPT Thuận Thành số 1- Bắc Ninh.
2.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo hoạt
động giáo dục ATGT tại trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh nói riêng,
các trường THPT nói chung.
Từ đó đưa ra việc nhìn nhận tổng quan về việc chỉ đạo, tổ chức chỉ đạo
công tác giáo dục ATGT tại trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh để đề ra
những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ATGT trong trường THPT Thuận
Thành số 1, Bắc Ninh nói riêng và các trường THPT nói chung.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến tại trường THPT Thuận Thành số 1,
cá nhân tôi nhận được sự quan tâm, động viên, sự giúp đỡ tích cực của các đồng
chí CBVC đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, sự phối
hợp, ủng hộ các chủ trương của các đồng chí GVCN, sự vào cuộc rất tích cực
của BCH đoàn trường và các lực lượng chức năng trong và ngoài nhà trường
trong đó có vai trò của Ban thường trực Hội cha mẹ học sinh nhà trường. Qua
đề tài tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí trong BGH, các
đồng chí CBVC đặc biệt là các đồng chí trong BCH đoàn trường, Ban thường
trực hội cha mẹ học sinh, các đồng chí GVCN và PHHS đã ủng hộ, tích cực giúp
đỡ tôi hoàn thành đề tài.
3
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
Công tác giáo dục ATGT nói riêng, giáo dục đạo đức trong học sinh nói
chung được Đảng, nhà nước và Chính phủ cùng với Bộ giáo dục và đào tạo, các
Sở GDĐT và các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đặc biệt quan
tâm. Trong thời gian vừa qua đã có các văn bản qui phạm pháp luật và văn bản
hành chính về công tác giáo dục đạo đức học sinh nói chung, ATGT nói riêng cụ
thể là các văn bản:
- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, năm 2011 của Đảng
cộng sản Việt Nam đã nêu rõ định hướng phát triển giáo dục và đào tạo: “Thực
hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo”;
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu tổng quát : “Giáo dục con người
Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và
làm việc hiệu quả”
- Luật giáo dục - Năm 2005 ( Điều 5, khoản 1) nhấn mạnh: “ Coi trọng
giáo dục tư tưởng và ý thức công dân”;
- Quyết định số 13/QĐ/2013-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong các cơ
sở giáo dục và cơ sở dạy nghề;
- Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính Phủ về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ
thông có nhiều cấp học;
4
- Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Qui chế
đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông;
- Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 của Bộ giáo dục và
đào tạo về việc Ban hành điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục
phổ thông và giáo dục thường xuyên;
- Kế hoạch số 109/KH-BATGT ngày 09/8/2013 của Ban ATGT tỉnh Bắc
Ninh về việc tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền ATGT tháng 9 năm 2013;
- Kế hoạch số 193/KHLN-CA-SGDĐT ngày 10/9/2013 của Công an Tỉnh
và Sở GDĐT Bắc Ninh về thực hiện công tác tuyên truyền, phòng chống tội
phạm và tệ nạn xã hội trong các trường trên địa bàn tỉnh năm học 2013 – 2014.
Đây là những văn bản mang tính khoa học giúp các cơ sở giáo dục trong
hệ thống giáo dục quốc dân làm căn cứ để xây dựng các kế hoạch chỉ đạo đơn vị
mình thực hiện nhiệm vụ quan trọng quá trình giáo dục và đào tạo.
2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Thuận Thành số 1 được thành lập năm 1961 trải qua hơn
50 năm xây dựng và phát triển với nhiều thành tích được ghi nhận trong công
tác giáo dục, trong đó đặc biệt là giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục ATGT
nói riêng để từ đó khẳng định thương hiệu qua các kết quả đỉnh cao về tỉ lệ học
sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm.
Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục
ATGT còn một số những khó khăn nhất định như:
- Về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, PHHS và học sinh còn
chưa đầy đủ, đúng nghĩa của công tác giáo dục đạo đức, giáo dục ATGT vì đây
là cơ sở có tính chất then chốt góp phần nâng cao chất lượng các mặt hoặt động
của một nhà trường.
- Nền kinh tế thị trường với các mặt trái của nó có tác động trực tiếp đến
tâm tư, tình cảm, ý thức xã hội trong PHHS và học sinh cũng là một trong những
khó khăn cho công tác giáo dục ATGT.
5
- Ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội, những vấn đề về việc kiểm tra, kiểm
soát của các lực lượng chức năng (Công an) còn chưa mạnh mẽ cũng là một
nguyên nhân gây ảnh hưởng đến công tác giáo dục ATGT trong các nhà trường.
- Sự phát triển mạnh về kinh tế tại các khu vực trên địa bàn huyện Thuận
Thành đã làm lên một trào lưu mạnh mẽ trong nhân dân như việc PHHS cho con
em đi xe máy đi học khi chưa có giấy phép lái xe; PHHS mua xe đạp điện cho
con đi học nhưng học sinh không được qua lớp tập huấn về kỹ năng điều khiển,
xử lý tình huống khi tham gia giao thông; Các văn bản qui phạm pháp luật chưa
có chế tài cụ thể cho việc kiểm định chất lượng xe đạp điện khi nhập khẩu hoặc
sản xuất ( tính đến thời điểm tháng 10/2013),…
- Một số nhà trường chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác
ATGT trong tình hình mới, còn nhiều học sinh được gia đình giao xe máy đi
học, nhiều học sinh đi học bằng xe đạp điện không tuân thủ các qui định về
ATGT và gây ảnh hưởng và nguy hiểm đến người tham gia giao thông.
Từ tình hình thực tiễn ấy, Trường THPT Thuận Thành số 1 vẫn mạnh dạn
giữ vững quan điểm giáo dục với phương châm là “ Thành người trước khi
thành tài”, từ đó xây dựng hệ thống giá trị của nhà trường là “ Trách nhiệm –
Nhân ái – Hợp tác – Nghị lực – Quyết tâm – Thành công” để xây dựng những
chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục ATGT
của đơn vị tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi góp phần đáng kể vào việc nâng
cao thành tích của nhà trường. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn ở mức khiêm
tốn, cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu
cầu, mục tiêu giáo dục đã đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
6
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ATGT TẠI TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1, BẮC NINH
1. Một số đặc điểm tình hình của trường THPT Thuận Thành số 1
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn trường đóng
Trường đóng trên địa bàn xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc
Ninh, trường nằm tại khu trung tâm huyện trên quốc lộ 282, không gian rộng với
diện tích hơn 23.000m2, có nhiều cây xanh xung quanh và trong sân trường,
cảnh quan của trường Xanh - Sạch – Đẹp, là môi trường lý tưởng cho công tác
giáo dục. Trong đó có nhiều xã thuộc diện phát triển của huyện Thuận Thành, có
truyền thống hiếu học, tình hình an ninh ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển
như Thị Trấn Hồ, Song Hồ, Hoài Thượng, Mão Điền. Đây là những lợi thế cho
việc giáo dục đạo đức, chấp hành pháp luật, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê
hương giúp các em học sinh hăng say học tập và rèn luyện.
1.2. Một số đặc điểm chung của nhà trường
Trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh được thành lập từ năm 1961 .
Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường có quy mô về đội ngũ
giáo viên, số lớp, số học sinh, cơ sở vật chất trong những năm gầm đây như sau:
Bảng thống kê số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
Trình độ đào tạo
Năm học
Tổng
2010-2011
Giáo viên giỏi
Chiến sỹ
thi đua
111
Trung
cấp
2
Cao
đẳng
0
Đại Thạc
Trường Tỉnh Cơ sở Tỉnh
học
sỹ
96
15
34
4
6
1
2011-2012
115
2
0
95
18
43
6
9
1
2012-2013
115
2
0
94
19
38
4
11
1
Từ bảng thống kê cho thấy :
- Phẩm chất đạo đức của cán bộ giáo viên tốt, gương mẫu, có lối sống
lành mạnh, yêu nghề. Nhiều gia đình nhà giáo văn hoá làm tốt công tác giáo
7
dục. Trình độ chuyên môn ngày càng cao: 100% đạt chuẩn; có 19 giáo viên trên
chuẩn, đang học 8.
-
100% giáo viên tự học nâng cao trình độ hoàn thành chương trình
BDTX kết quả cao.
-
Phong trào vươn lên thành giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh ngày
càng cao. Đội ngũ giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh chiếm tỉ lệ cao >60 % là
lực lượng nòng cốt trong hoạt động dạy học.
Bảng thống kê chất lượng giáo dục đạo đức trong 3 năm gần đây.
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Năm học
2010-2011
84,9
14,3
0,6
0,2
0
Năm học
2011-2012
85,8
12,8
1,1
0,3
0
Năm học
2012-2013
85,4
13,3
1,2
0,1
0
Qua bảng thống kê trên thấy được: Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá
– Giỏi cao so với tỷ lệ chung toàn tỉnh.
Kết quả trên có được là do đã có sự chỉ đạo, tổ chức lực lượng làm tốt
công tác giáo dục đạo đức, ATGT trong thời gian vừa qua.
2. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ATGT tại
trường THPT Thuận Thành số 1
2.1. Đặc điểm tình hình quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức,
ATGT của nhà trường năm học 2012 – 2013, 2013 - 2014
a) Công tác quản lý, chỉ đạo.
Ban giám hiệu phân công 01 đồng chí trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục
đạo đức, giáo dục ATGT trong từng năm học qua đó đã chỉ đạo và thực hiện tốt
công tác giáo dục ATGT.
Nhà trường tổ chức quản lý việc gửi xe đạp của học sinh chặt chẽ, triển
khai các nội dung tuyên truyền đầy đủ. Qua thống kê, năm học 2012 – 2013 có
98 học sinh đi xe đạp điện, năm học 2013 – 2014 (đến hết tháng 11) có 380 học
8
sinh đi xe đạp điện. Con số này tăng vọt hơn so với những năm học trước là một
bài toán rất lớn đặt ra đối với công tác quản lý, giáo dục về ATGT.
b) Công tác chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục ATGT tại trường THPT
Thuận Thành số 1.
- Xây dựng các kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục ATGT phù hợp với
tình hình nhà trường, cụ thể là:
+ Tổ chức tựu trường hàng năm đều có hướng dẫn học sinh các nội dung
về ATGT theo đúng yêu cầu kế hoạch đặt ra.
+ Tổ chức “ Tuần sinh hoạt đầu năm học “ hiệu quả, thiết thực.
+ Tổ chức Lễ phát động tháng ATGT ngay từ đầu năm học vào giờ chào
cờ đầu năm học mới hoặc Lễ khai giảng năm học.
+ Tổ chức ký cam kết ATGT tới 100% CBVC và học sinh ngay từ tuần
đầu của mỗi năm học.
+ Xây dựng đội thanh niên tình nguyện tham gia giải tỏa giao thông sau
mỗi giờ tan học.
+ Tiến hành kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc thực hiện qui
định về ATGT trong năm học.
+ Tổ chức học tập, tập huấn các nội dung liên quan đến công tác ATGT.
+ Xây dựng qui định cụ thể trong GVCN, Cán bộ đoàn, GVBM, Học sinh,
PHHS về công tác giáo dục ATGT.
+ Thông báo thường xuyên trên hệ thống loa của nhà trường, Báo đoàn
trường, website về vi phạm của học sinh.
…..
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện ATGT thường xuyên
vào cuối mỗi tuần thông qua buổi họp liên tịch, Họp giáo viên chủ nhiệm trước
giờ sinh hoạt lớp (tiết 4 ngày thứ 7 hàng tuần).
- Chỉ đạo BCH đoàn trường tiến hành kiểm tra thường xuyên (trong tất cả
thời gian học sinh tham gia giao thông) để từ đó: Lập danh sách vi phạm ATGT
thông báo trên hệ thống loa truyền thanh của nhà trường, Báo đoàn trường,
9
website; Gặp gỡ giữa PHHS, GVCN, Cán bộ đoàn, BGH nhà trường, học sinh vi
phạm để giáo dục nâng cao nhận thức chấp hành ATGT.
- Phối hợp các lực lượng chức năng (Công an xã, Huyện, Tỉnh) trong công
tác kiểm tra các điểm gửi xe của học sinh (học sinh đi xe máy gửi bên ngoài),
kiểm tra ATGT khi học sinh đến trường và tan trường, Tập huấn về ATGT trong
toàn trường….
2.2. Những kết quả bước đầu về công tác giáo dục ATGT tại trường
THPT Thuận Thành số 1.
- Trong học sinh: Học sinh đã có nhận thức đầy đủ về ý thức chấp hành
ATGT trong khi tham gia giao thông. Tình trạng học sinh đi xe dàn hàng ngang,
đùa nghịch gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông không còn nhiều;
Tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông đã có chuyển biến tích cực so với đầu năm học mới (khi học sinh khối 10
mới vào trường).
- Trong PHHS: Đã tổ chức cho PHHS cam kết phối hợp với nhà trường
trong công tác giáo dục ATGT, tổ chức gặp gỡ PHHS có con em vi phạm ATGT
trong thời gian đầu năm học qua đó nhận thức của PHHS đã có chuyển biến tích
cực trong việc nhắc nhở con em thực hiện các qui định về ATGT khi tham gia
giao thông.
- Trong CBVC: Đã tiến hành đồng bộ tất cả các lực lượng trong công tác
giáo dục ATGT đặc biệt là GVCN và BCH đoàn trường.
2.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục ATGT tại trường
THPT Thuận Thành số 1.
- Một bộ phận học sinh còn chưa tự giác chấp hành các qui đinh về
ATGT, đặc biệt là buổi chiều (học 2 buổi, học thêm).
- Một số PHHS còn xem nhẹ việc giáo dục ý thức về ATGT cho con em
mình ( cho con đi học bằng xe máy, chở con đi học không đội mũ bảo hiểm).
- Việc phối hợp với Công an Xã trong việc kiểm tra các điểm nhận gửi xe
của học sinh chưa đạt kết quả tốt.
10
2.4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác chỉ đạo tổ chức giáo dục ATGT
tại trường THPT Thuận Thành số 1.
- Tiếp tục kiên trì phương châm và quan điểm chỉ đạo về công tác giáo
dục đạo đức, giáo dục ATGT theo phương châm giáo dục là “ Thành người
trước khi thành tài”
- Làm tốt công tác tuyên truyền trong học sinh, PHHS về ý thức tự giác
chấp hành các qui định về ATGT.
- Chỉ đạo các bộ phận tiếp tục làm tốt công tác giáo dục ATGT đặc biệt là
buổi chiều ( BCH đoàn trường và GVCN).
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an Xã Gia Đông trong việc kiểm
tra, xử lý vi phạm của học sinh và điểm nhận gửi xe máy của học sinh.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ATGT
TẠI TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1, BẮC NINH
1. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh
trong công tác giáo dục ATGT qua đó thống nhất phương châm, cách thức
tiến hành tổ chức hoạt động.
Việc nâng cao nhận thức trong tất cả các bộ phận là khâu đóng vai trò nền
tảng quyết định thành công của mọi công việc, bởi khi một việc triển khai đã có
nhận thức đầy đủ, đúng đắn thì sẽ có hành động đúng. Để thực hiện được giải
pháp thứ nhất cần tập trung mấy vấn đề như sau:
Thứ nhất: Trong Ban giám hiệu cần phân công công tác và trách nhiệm
rõ ràng, có 01 đồng chí Phụ trách về công tác giáo dục đạo đức, nề nếp nói
chung và công tác ATGT nói riêng để từ đó xây dựng các kế hoạch triển khai
thực hiện được đồng bộ trong tất cả các khâu (1).
Tại trường THPT Thuận Thành số 1 thì việc giáo dục đạo đức nói chung,
giáo dục ATGT nói riêng gắn với phương châm “ Thành người trước khi
thành tài” để hướng đến hệ thống giá trị của nhà trường là “ Trách nhiệm –
Nhân ái – Hợp tác – Nghị lực – Quyết tâm – Thành công”.
(1)
Xem phụ lục số 1: Phân công nhiệm vụ Ban giám hiệu
11
Thứ hai: Xây dựng và ban hành các qui định cụ thể về công tác phối hợp
giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, trước khi Ban hành cần bàn bạc,
thảo luận và đi đến thống nhất triển khai thực hiện đồng bộ trong toàn đơn vị (2) .
2. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong các lực lượng và
xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động về giáo dục ATGT
Công tác tuyên truyền trong các lực lượng và xây dựng kế hoạch chỉ đạo
hoạt động về giáo dục ATGT để tất cả các CBVC và học sinh hiểu rõ các qui
định của nhà nước về ATGT là khâu cực kỳ quan trọng mang tính chất quyết
định. Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong các lực lượng cần tập
trung vào các đối tượng cụ thể là:
2.1.
Đối với học sinh
- Cần tổ chức tốt nội dung của “ Tuần sinh hoạt đầu năm học mới” theo
chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh. Trong buổi tựu trường đầu năm
học cần làm tốt một số nội dung theo chương trình cụ thể
(3)
- Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua giờ sinh hoạt lớp (giáo viên
chủ nhiệm phổ biến kỹ các qui định học sinh không được làm), tổ chức ký cam
kết cá nhân không vi phạm qui định về ATGT và các qui định khác
(4)
trong đó
đặc biệt nhấn mạnh các qui định học sinh không được làm (trích Điều 41 –
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có
nhiều cấp học) và qui định xếp loại hạnh kiểm của học sinh (trích thông tư
58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 về Qui chế đánh giá xếp loại học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thông) để qua đó học sinh thấy được rằng bản
thân nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào. Điều này sẽ góp phần hạn chế
những vi phạm của các em vì các em đã biết cụ thể những điều không được làm.
- Nhà trường phát hành “Cẩm nang thực hiện qui định của học sinh
trường THPT Thuận Thành số 1 năm học 2013 – 2014“ và yêu cầu học sinh
luôn mang Cẩm nang ở trong cặp để thực hiện thường xuyên và nhà trường sẽ
(2)
Xem CD (Tập huấn công tác Xây dựng môi trường học tập), và Phụ lục số 2: Qui định chung trong giáo viên
và học sinh
(3)
Xem CD và phụ lục 3: Chương trình ngày tựu trường
(4)
Xem Phụ lục 4: Bản cam kết cá nhân của học sinh
12
kiểm tra bất kì thời điểm nào, qua việc này sẽ tiếp tục tác động vào ý thức của
các em trong quá trình thực hiện các qui định chung, qui định về ATGT nói
riêng (5).
2. 2. Đối với Phụ huynh học sinh
- Tổ chức quán triệt quan điểm, phương châm của nhà trường về công tác
giáo dục ATGT trong con em của họ khi tới trường thông qua việc họp PHHS
đầu năm học, việc yêu cầu cả Cha/ mẹ học sinh đọc kỹ bản cam kết của con
mình và ký chữ ký để đăng ký chữ ký và quản lý ở nhiều bộ phận ( BGH, BCH
đoàn trường, GVCN).
- Tổ chức cho PHHS ký cam kết phối hợp giáo dục về công tác ATGT (6)
- Thường xuyên liên hệ với GVCN và GVBM trong quản lý, giáo dục con
em khi tới trường.
2. 3. Đối với CBVC
- Tổ chức tuyên truyền về ATGT thông qua hình thức như: tổ chức Lễ
phát động ATGT nhân dịp đầu năm học mới theo qui định, tổ chức Ký cam kết
không vi phạm ATGT trước toàn trường trong đại diện BGH, Công đoàn, Đoàn
thanh niên và tổ chuyên môn, điều này sẽ tác động đến ý thức của học sinh khi
tham gia giao thông được tốt hơn rất nhiều vì đại diện các tập thể và cá nhân ký
cam kết cùng toàn trường thực hiện.
- Làm biển treo tại cổng trường trước khi ra về để CBVC, học sinh cùng
nhìn thấy với khẩu hiệu là “ Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn
máy, xe đạp điện !”
- Ban chỉ đạo ATGT cấp trường giao cho BCH Công đoàn tổ chức tuyên
truyền, Ký cam kết trong các tổ chuyên môn, Các đoàn thể trong nhà trường và
từng CBVC về việc thực hiện qui định ATGT qua đó nâng cao nhận thức trong
CBVC để từ đó quan tâm giáo dục học sinh mọi lúc, mọi nơi . (7)
(5)
Xem Cẩm nang thực hiện qui định của học sinh trường THPT Thuận Thành số 1
Xem Phụ lục 2, Phụ lục 5: Bản cam kết của PHHS về việc phối hợp giáo dục ATGT
(7)
Xem CD và Phụ lục 6: Các văn bản về ATGT cấp trường.
(6)
13
2. 4. Đối với công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác ATGT
Để kế hoạch xây dựng triển khai đạt hiệu quả cần phải chú ý những điểm
sau (8):
Thứ nhất: Phải bám sát vào các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành về
công tác ATGT.
Thứ hai: Phải bám sát tình hình thực tế tại đơn vị để xây dựng kế hoạch
triển khai lực lượng phù hợp với thực tế, phát huy tốt nguồn nhân lực tại chỗ đặc
biệt là đội ngũ Cán bộ đoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp.
Dưới đây là minh họa cho kế hoạch đã xây dựng (trích nội dung kế hoạch
giáo dục đạo đức học sinh theo từng tháng):
THÁNG
8
9
10
(8)
CÔNG VIỆC
- Bồi dưỡng về việc xây dựng môi trường giáo dục,
Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp (thống nhất các
Qui chế về đánh giá, xếp loại, hướng dẫn thực hiện
một số mặt hoặt động về công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp, giáo viên bộ môn; Qui định về công tác
của Tổ hành chính, công tác quản lý, khai thác và sử
dụng cơ sở vật chất trường học năm học 2013-2014)
vào ngày 22/8/2013.
- Rà soát sinh hoạt hè của học sinh, tập trung học
sinh tổ chức Tuần sinh hoạt đầu năm học.
+ Tổ chức ký cam kết thực hiện ATGT trong CBVC
và học sinh nhân ngày khai giảng .
+ Tổ chức ký cam kết cá nhân về thực hiện nội qui,
qui định, ATGT đầu năm đến 100% học sinh.
+ Ban hành các qui chế đã thống nhất trong CBVC.
+ Tổ chức học qui chế và qui định của học sinh
trường THPT Thuận Thành số 1.
+ Tăng cường kiểm tra chấn chỉnh nề nếp.
+ Phối hợp các lực lượng để làm tốt công tác giáo
dục học sinh cá biệt lần 1.
+ Hoàn thiện công tác để thành lập đội cờ đỏ cho
công tác ATGT
+ Đánh giá xếp loại nề nếp các lớp và công tác
GVCN.
+ Đẩy mạnh các phong trào thi đua rèn luyện chào
mừng các Đại hội và Hội nghị.
+ Tăng cường kiểm tra chấn chỉnh nề nếp. Kiểm tra
PHỤ TRÁCH
- Đ/c Thanh
- Các bộ phận
theo kế hoạch
- Đ/c Thanh
- Đoàn trường
GVCN
- Đ/c Thanh
- GVCN +
Đoàn trường
- Đoàn trường
- Các bộ phận
- Đoàn trường
- Đ/c Thanh
- Đ/c Thanh+
GVCN
- Đoàn trường+
Xem Phụ lục 6 và Phụ lục 7: Kế hoạch tổ chức giáo dục đạo đức học sinh năm học 2013 - 2014
14
THÁNG
11
12
01
02
3
CÔNG VIỆC
chuyên đề lần 1 về ATGT, nội vụ.
+ Lập danh sách những học sinh thường hay vi
phạm qui định của trường.
+ Đánh giá xếp loại nề nếp các lớp và công tác
GVCN.
+ Tổ chức hội nghị chuyên đề về sự phối hợp giữa
công tác Đoàn và công tác chủ nhiệm.
+Chỉ đạo và tổ chức tốt phong trào rèn luyện lập
thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
+ Bồi dưỡng thanh niên ưu tú kết nạp đoàn lần 1;
Đánh giá, xếp loại đoàn viên và đạo đức học sinh
giữa kỳ I.
+ Đánh giá xếp loại nề nếp các lớp và công tác
GVCN.
+ Đẩy mạnh phong trào rèn luyện nếp sống theo
gương anh bộ đội Cụ Hồ.
+Tiếp tục kiểm tra chấn chỉnh làm tốt công tác giáo
dục học sinh cá biệt lần 2.
+Tổ chức tốt kỉ niệm ngày QP toàn dân
(22/12/2013).
+ Tổ chức tuyên truyền, ký cam kết về thi học kì I.
+ Đánh giá xếp loại giáo viên chủ nhiệm
+ Tổ chức đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh và
đoàn viên cuối kì I
+Tổ chức tốt hoạt động kỉ niệm Ngày Học sinh Sinh
viên.
+Tăng cường kiểm tra nề nếp vào cuối học kỳ I .
+ Tổ chức công tác phân loại, tư vấn học sinh lớp
12 thi ĐH-CĐ lần 2
+ Đánh giá xếp loại nề nếp các lớp và công tác
GVCN.
+ Kí cam kết nghỉ tết Nguyên đán an toàn, nghiêm
túc, vui tươi.
+ Phân công trực Tết (Tổ tự vệ, GVCN và học sinh).
+Tăng cường kiểm tra nhắc nhở ý thức thực hiện các
qui định.
+Nhanh chóng ổn định các nề nếp sau dịp tết.
+Đánh giá xếp loại giáo viên chủ nhệm.
+Tổ chức tốt các hoạt động thi đua học tập và rèn
luyện chào mừng các ngày lễ 8/3 và 26/3.
+Bồi dưỡng thanh niên ưu tú kết nạp đoàn lần 2;
Đánh giá xếp loại hạnh kiểm và xếp loại đoàn viên
giữa kì II
+Tăng cường sự phối kết hợp các lực lượng để phát
PHỤ TRÁCH
GVCN
- Đ/c Thanh
- Đ/c Đoàn
trường+CĐGV
- Công đoàn+
Đoàn trường
- Đoàn trường+
GVCN
- Đ/c Thanh
- Đ/c Thanh +
Đoàn trường
- Đ/c Thanh+
Đoàn trường
+GVCN
- Đ/c Thanh
- Đoàn
trường+GVCN
- Đoàn trường
- Ban TTTVTS
- Đ/c Thanh
- Đoàn
+GVCN
- Đ/c Thanh
- Đoàn trường
GVCN
- Đ/c Thanh
- Đ/c Thanh+
Đoàn + Nữ
công
- Đoàn trường
15
THÁNG
4
5
6
CÔNG VIỆC
hiện, ngăn chặn, giáo dục học sinh cá biệt. Kiểm tra
chuyên đề nội vụ lần 2.
+ Tổ chức công tác tư vấn, phân luồng học sinh
thi Đại học lần 2.
+ Đánh giá xếp loại nề nếp các lớp và công tác
GVCN.
+ Chấn chỉnh các nề nếp đặc biệt là nề nếp ôn tập,
ôn thi TN, thi đại học;
+ Chuẩn bị phương án cho Ôn thi cấp tốc.
+ Tăng cường đánh giá xếp loại các lớp, các chi
đoàn và giáo viên chủ nhiệm.
+ Đánh giá xếp loại nề nếp các lớp và công tác
GVCN.
+ Tổ chức đăng kí và thực hiện “Mùa thi nghiêm
túc”.
+Đánh giá xếp loại đoàn viên và học sinh cuối năm.
+Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.
+ Chỉ đạo bàn giao Đoàn viên thanh niên về địa
phương sinh hoạt.
+Đánh giá xếp loại giáo viên chủ nhiệm cuối năm
học 2013-2014. Bình bầu GVCN giỏi theo kế hoạch
+Tổ chức thi TNPT nghiêm túc, đạt kết quả cao.
+Xây dựng kế hoạch hoạt động của công tác giáo
dục đạo đức hè 2014.
PHỤ TRÁCH
+ GVCN
- Ban TTTVTS
- Đ/c Thanh
- Đ/c
Diên+Đoàn
trường+GVCN
- Đ/c Diên
- Đ/c Thanh
- Đoàn trường
- Đoàn trường
+GVCN
- Đoàn trường
- Đ/c Thanh
Đ/c Thanh
+Đoàn trường
Thứ ba: Phải chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phối hợp các lực
lượng chức năng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu phù hợp với đặc điểm của đơn vị
mình để thông qua đó làm tốt công tác tuyên truyền.
3. Nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong công tác
phối kết hợp giáo dục về ATGT
Đây là giải pháp mang tính then chốt của quá trình nâng cao chất lượng
giáo dục ATGT. Để nâng cao vai trò của đội ngũ GVCN cần thực hiện tốt một
số nội dung như sau:
Thứ nhất: Trong Ban giám hiệu cần phân công 01 đồng chí Phụ trách
công tác GVCN để nghiên cứu và xây dựng các tiêu chí thi đua trong theo dõi,
đánh giá giáo viên chủ nhiệm một cách công bằng, khách quan, thường xuyên
qua đó tạo động lực thi đua giữa các giáo viên thông qua hình thức tổ chức Bình
16
bầu GVCN giỏi theo Thông tư 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 của Bộ
giáo dục và đào tạo về việc Ban hành điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp
giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và tôn vinh GVCN Giỏi
xứng đáng (9).
Thứ hai: Tiến hành họp GVCN thường xuyên tất cả các tuần trước giờ
sinh hoạt (tiết 4 ngày thứ 7 hàng tuần) nhằm các mục đích sau (10)
- Đánh giá công tác tuần đã thực hiện được, những điểm đã làm tốt,
những tồn tại cần rút kinh nghiệm trong học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm nắm được các tồn tại của học sinh lớp chủ nhiệm
nói chung và công tác ATGT nói riêng để tiến hành phối hợp các lực
lượng giáo dục học sinh ngày càng tiến bộ.
- Triển khai nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến lớp chủ nhiệm trong tuần
tiếp theo ( các kế hoạch của nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên
và các bộ phận khác).
- Bàn bạc một số chủ chương mới, cách tổ chức hoạt động hay giáo dục
học sinh cá biệt qua đó nâng cao chất lượng công tác của GVCN góp
phần tích cực vào công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên chủ
nhiệm.
Thứ ba: Gắn chặt trách nhiệm (lớp có học sinh vi phạm thì xếp loại và
đánh giá thi đua GVCN) của GVCN với nề nếp của học sinh qua các công tác cụ
thể trong quá trình xử lý các vi phạm của học sinh, qua đó nâng cao vai trò –
trách nhiệm của mỗi GVCN trong công tác phối hợp với PHHS để giáo dục học
sinh cá biệt.
4. Nâng cao vai trò xung kích của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATGT
Đây là giải pháp mang tính đột phá trong công tác giáo dục ATGT trong
các nhà trường. Để thực hiện tốt giải pháp này cần làm tốt các khâu sau:
(9)
Xem Phụ lục 2, Phụ lục 8: Các văn bản bình bầu GVCN giỏi cấp trường năm học 2013 - 2014
Xem CD : Họp GVCN.
(10)
17
Thứ nhất: Trong nghị quyết của cấp ủy, BGH và các qui định cần phải
thống nhất và giao nhiệm vụ cho BCH đoàn trường trong việc duy trì nề nếp, kỷ
cương học đường (11).
Thứ hai: Ban giám hiệu cử 01 đồng chí trực tiếp phụ trách Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí minh để làm tốt công tác bồi dưỡng cán bộ đoàn đặc biệt
là các đồng chí trong Ban thường vụ đoàn trường trong việc sinh hoạt đoàn
thường kỳ để kiểm điểm, đánh giá công tác, rút kinh nghiệm hoạt động thường
xuyên đặc biệt là công tác trực, quản lý nề nếp theo qui định đã thống nhất của
đơn vị.
Thứ ba: Giao nhiệm vụ cụ thể cho BCH đoàn trường những công việc
thường ngày như:
+ Phân công BCH tiến hành trực đầu giờ học để chấn chỉnh nề nếp, nội
qui qui định của học sinh ngay từ cổng trường.
+ Tiến hành kiểm tra thường xuyên trong các tiết học để phát hiện và xử
lý những vi phạm của học sinh theo qui định đã thống nhất.
+ Dùng hệ thống loa của nhà trường thông báo các vi phạm của học sinh
theo từng ngay sau khi kiểm tra trước, trong giờ học.
+ Khi tan trường, cán bộ đoàn chỉ đạo đội Thanh niên tình nguyên giải tỏa
giao thông tại cổng trường, Phối hợp với Tổ bảo vệ ủ còi cảnh báo các phương
tiện hạn chế tốc độ khi lưu thông để đảm bảo ATGT của học sinh khu vực cổng
trường (12)
+ Cuối tuần, tháng tổng hợp kết quả kiểm tra dán thông báo cho GVCN
nắm bắt thông tin, đăng trên báo đoàn theo từng tháng, đăng trên website
/>
(13)
trên mục Đoàn thanh niên để tất cả
PHHS và học sinh đều được biết và đánh giá thi đua của các chi đoàn, đánh giá
thi đua của GVCN.
+ Cử cán bộ đoàn kiểm tra thường xuyên trên đường học sinh đi học, tan
học về việc thực hiện qui định ATGT, nếu phát hiện học sinh vi phạm ATGT thì
(11)
Xem Phụ lục số 2.
Xem CD
(13)
Xem tại website />(12)
18
nhắc nhở, trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng thì lập biên bản và xử lý theo
qui định ( Mời PPHS, GVCN, Học sinh họp để thống nhất biện pháp xử lý).(14)
+ Chỉ đạo các hoạt động lồng ghép như thi Tìm hiểu về ATGT, tổ chức
các đợt học tập về ATGT như xem phim ATGT “Một ngày ở bệnh viện Chợ
Rẫy“, xem phim “Hồ Chí Minh – Chân dung một con người“ ...
Thứ tư: Trong hoạt động của Đoàn trường, BGH luôn tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất, có chế độ động viên kịp thời đối với cán bộ đoàn khi tham gia
các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác quản lý nề nếp ( Xem giải
pháp 6).
5. Làm tốt công tác phối hợp các lực lượng ngoài xã hội trong công
tác giáo dục ATGT
5.1.Phối hợp PHHS khi kiểm tra phát hiện vi phạm ATGT của học
sinh.
Theo định kì, BGH thành lập các đoàn kiểm tra ATGT trong quá trình
học sinh tham gia giao thông, nếu phát hiện vi phạm của học sinh về ATGT thì
lập biên bản vi phạm, mời PHHS lên trường cùng với giáo viên chủ nhiệm kiểm
điểm vi phạm, bàn bạc hình thức xử lý vi phạm và cam kết giáo dục của nhà
trường và gia đình, có đầy đủ chữ ký của học sinh vi phạm, PHHS, GVCN để
BGH quản lý, GVCN theo dõi giáo dục học sinh. Cách làm này mang lại hiệu
quả tích cực trong việc phối hợp với PHHS để từ đó các gia đình có trách nhiệm
hơn trong việc nhắc nhở, giáo dục con em ý thức thực hiện pháp luật nói chung,
ATGT nói riêng.
5.2. Phối hợp trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ATGT.
Hàng năm, BGH xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng ngoài nhà
trường trong công tác tuyên truyền phổ biến ATGT bằng các công việc như:
- Phối hợp Công an Xã Gia Đông tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm
ATGT của học sinh khi tan trường, khi đi học và tham gia giao thông.
Nếu phát hiện vi phạm thì Công an xã sẽ xử lý theo luật định và gửi
(14)
Xem Phụ lục 9: Thông báo và Quyết định thành lập đoàn kiểm tra ATGT năm học 2013 - 2014
19
thông báo về cho nhà trường để tiếp tục theo dõi, giáo dục học sinh
khác.
- Phối hợp với Phòng Cảnh sát Giao thông công an Tỉnh, Công an
Huyện để tuyên truyền cho CBVC và học sinh những vấn đề cơ bản
của Luật ATGT trong các năm học (15).
6. Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo
dục ATGT
Để làm tốt công tác ATGT thì các điều kiện về cơ sở vật chất phụ vụ cho
công tác giáo dục cũng cần phải chăm lo để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các
bộ phận triển khai thực hiện. Chúng ta có thể xây dựng các điều kiện cụ thể như
sau:
6.1. Đối với đội ngũ GVCN.
Tại Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 của Bộ giáo dục
và đào tạo về việc Ban hành điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo
dục phổ thông và giáo dục thường xuyên không qui định về phần thưởng cho
GVCN giỏi cấp trường thì trong qui chế chi tiêu nội bộ của nhà trường sẽ
thưởng cho GVCN đạt danh hiệu GVCN giỏi qua bình bầu là 100.000 đồng/giáo
viên/ năm học; phối hợp với Hội cha mẹ học sinh tặng phần thưởng cho GVCN
Giỏi Xuất Sắc là 500.000 đồng/ giáo viên/ Năm học ( thưởng cho 10 GVCN giỏi
xuất sắc trong số các GVCN giỏi được bình bầu theo thông tư)
6.2. Đối với đội ngũ cán bộ đoàn.
Tại Quyết định số 13/QĐ/2013-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong
các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề ngoài chế độ của Bí thư đoàn trường, Phó
bí thư đoàn trường không có chế độ gì đối với cán bộ đoàn là giáo viên khi tham
gia hoạt động trong BCH đoàn trường, Chi đoàn giáo viên thì nhà trường xây
dựng qui chế chi tiêu nội bộ có tính 03 tiết/ tuần cho các đồng chí giáo viên
(15)
Xem CD
20
trong BCH đoàn trường, Chi đoàn giáo viên ( trừ Bí thư, phó Bí thư đoàn
trường).
6.3. Điều kiện về cơ sở vật chất.
Nhà trường cần đầu tư mua sắm hệ thống loa phát thanh để sử dụng
thường xuyên; Hệ thống loa, còi ủ tại cổng trường để ủ loa sau mỗi giờ tan
trường; Đầu tư xây dựng hệ thống website để truyền tải thông tin đến tất cả các
học sinh và PHHS từ đó tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong công tác phối kết hợp
các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ATGT trong học sinh.
Chương 4
KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SKKN
So sánh thống kê các kết quả về vi phạm ATGT của học sinh năm học
2012- 2013 và từ 26/8/2013 đến 15/9/2013 ( trước khi tiến hành đồng bộ 6 giải
pháp nêu trên) so sánh với thời gian từ 15/9/2013 đến 20/12/2013 (sau khi đã
tiến hành đồng bộ 6 giải pháp nêu trên) với kết quả theo dõi cụ thể như sau:
1. Kết quả trước khi áp dụng đồng bộ 6 giải pháp (Từ tháng 11 năm
2012 và từ 26/8/3013 đến 15/9/2013)
1.1. Danh sách học sinh vi phạm ATGT từ tháng 11 đến hết tháng 12
năm 2012 (16)
a) Ngày 10/11/2012
- Nguyễn Văn Thắng 10A5, Nguyễn Bá Mạnh 10A5 vi phạm là đi xe đạp
trong trường.
- Nguyễn Hữu Hưng 11A9, Nguyễn Hữu Duẩn 11A5 vi phạm là đi xe đạp
điện không đội mũ bảo hiểm .
b) Ngày 11/11/2012
Nguyễn Thị Thương 10A8, Vương Thị Hà 10A3; Nguyễn Đức Sự 10A3
vi phạm là đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm .
c) Ngày 12, 13/12/2012: Lê Doãn Luyện – 10A5; Nguyễn Xuân Dũng
10A6, Nguyễn Thị Hải Thanh 10A6 (kéo theo bạn), Nguyễn Bảo Thoa 10A6
(tái phạm) ; Nguyễn Thị Ngọc Lan 10A9; Trần Thị Kiều Anh 10D2; Lưu Thị
Hoa, Lưu Thị Diệu Linh 11A1; Phạm Thị Thùy Dung 11A2; Nguyễn Hoài Thu
11D1; Nguyễn Thị Mai Ánh 11A7 ; Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 11A9; Cao Thị Diệu
Linh 12A4; Nguyễn Trọng Dương – 12A9; Nguyễn Đình Quang 12A12 (đi xe
(16)
Nguồn: Sổ trực, theo dõi nề nếp năm học 2012 – 2013 (không tổng hợp buổi chiểu)
21
máy không đội mũ bảo hiểm); Thảo 12D2 vi phạm là đi xe đạp điện không đội
mũ bảo hiểm.
1.2. Danh sách học sinh vi phạm ATGT tháng 1,2,3,4 năm 2013 (17)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Lớp
12A1
12A2
12A9
12A12
12A13
12D1
12D2
11A2
11A3
11A4
11A5
11A6
11A7
11A10
11A13
11D1
10A1
10A3
10A4
10A5
21
10A6
22
10A8
23 10A10
24 10A11
25 10A13
26
(17)
10D1
Tên học sinh vi phạm
Nguyễn Quốc Bảo – Đi xe đạp trong trường
Nguyễn Hải Đăng (đi xe máy)
Nguyễn Trọng Dương – Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Nguyễn Văn Quang ( đi xe máy, k đội mũ bảo hiểm)
Ngô Xuân Nghị ( đi xe máy)
Nguyễn Thị Dung A– Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm;
Nguyễn Thị Dung C – Đi xe đạp trong trường
Vương Thu Thảo – Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Nguyễn Thị Dung ( đi xe đạp điện kéo bạn)
Nguyễn Xuân Dũng – Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Nguyễn Văn Sơn – Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Nguyễn Văn Hiếu – Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Lê Thế Công – Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Doãn Thái – Đi xe đạp trong trường
Nguyễn Hữu Chương – Đi xe đạp trong trường
Nguyễn Ngọc Hoàng – Đi xe đạp trong trường
Trần Thị Xuân,Hoài Thu– Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Nguyễn Thị Thúy– Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Nguyễn Hồng Duyên– Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Lê Doãn Cường – Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Huy Vượng – Đi xe đạp trong trường
Nguyễn Thị Thoa , Nguyễn Kim Thanh; Nguyễn Xuân Dũng – Đi
xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ; Vũ Hoàng Hải – Đi xe đạp
trong trường
Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Thị Trang –
Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Nguyễn Doãn Hoà – Đi xe đạp trong trường
Nguyễn Xuân Đáng– Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Nguyễn Văn Hưởng, Ngô Thế Đông – Đi xe đạp trong trường
Nguyễn Thị Linh Chi, Nguyễn Thị Thư – Đi xe đạp điện không
đội mũ bảo hiểm
Nguồn: Sổ trực, theo dõi nề nếp năm học 2012 – 2013 (không tổng hợp buổi chiểu)
22
1.3.
Học sinh vi phạm An toàn giao thông từ 26/8/2013 đến 13/9/2013
năm học 2013-2014 (18)
Stt
1
2
3
4
5
6
7
Họ tên
Lớp
Nguyễn Phương Đông
10A12
Nguyễn Trọng Tuấn
10A12
Đỗ Thị Thương
10A13
Vũ Thị Như Hảo
10A3
Nguyễn Vân Anh
10A4
Nguyễn Thị Thanh Lan 10A7
Nguyễn Thị Bích Phương 10A7
8 Đỗ Duy Trịnh
Stt
13
14
15
16
17
18
29
10A8 20
Họ tên
Nguyễn Thị Lý
Nguyễn Ngọc Ánh Dương
Phạm Thị Hồng Duyên
Biện Thị Hằng
Hoàng Thị Phượng
Nguyễn Thanh Tuyền
Đỗ Quang Huy
Lớp
11A13
11A3
11A3
11A7
12A10
12A11
12A14
Nguyễn Thị Minh Thơ
12A3
Bùi Huy Thành
+ Ngô Đăng Chắc
10 Nguyễn Thu Hà
10D2 22 Đặng Thị An
11 Nguyễn Thị Hoạch
11A11 23 Hà Thị Huyền
12 Nguyễn Thị Thu
11A12 24 Nguyễn Thị Mỹ Ngọc
2. Sau khi áp dụng đồng bộ 6 giải pháp
9 Trần Thị Nhung
10D2 21
12A6
12A6
12A7
12A9
Sau khi triển khai đồng bộ 6 giải pháp trên thu được kết quả như sau:
Danh sách học sinh vi phạm ATGT từ ngày 15/9/2013 đến 20/12/2013
năm học 2013-2014
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
(19)
Lớp
12A3
12A6
12A9
12A11
12A14
11A1
11A3
11A4
11A6
11A7
11A9
11A11
11A12
11A13
11D1
10A2
Họ tên học sinh vi phạm
Nguyễn Huy Dũng
Đặng Thị An
Nguyễn Thị Lệ Giang , Nguyễn Thị Mỹ Ngọc
Nguyễn Thanh Tuyền
Đỗ Quang Huy
Đặng Quang Hiệp
Nguyễn Ngọc Ánh Dương, Phạm Hồng Duyên
Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Việt Bắc
Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xuân Trường
Biện Thị Hằng
Nguyễn Thị Thùy Dương
Nguyễn Thị Hoạch
Nguyễn Thị Thu
Nguyễn Thị Lý
Nguyễn Thị Thơi, Nguyễn Thị Thắm
Nguyễn Quang Duy
(18),
(19)
Nguồn: Sổ trực, theo dõi nề nếp năm học 2013 – 2014 (có tổng hợp buổi chiểu)
23
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Qua các số
10A3
Vũ Thị Như Hảo
10A5
Đỗ Thị Huyền
10A6
Nguyễn Thị Thanh Huyền
10A7
Nguyễn Thị Thanh Lan, Nguyễn Thị Bích Phương
10A8
Phạm Thị Lan, Đỗ Duy Trịnh
10A11
Nguyễn Thị Thanh
10A12
Nguyễn Phương Đông, Nguyễn Trọng Tuấn
10A13
Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Thu Trang
10D2
Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Thị Nhung
liệu ở trên, chúng ta thấy rằng: Việc thực hiện đồng bộ các
giải pháp nêu trên đã tác dụng tích cực đối với các bộ phận cụ thể là:
- Đối với học sinh: Nhận thức của các em có sự thay đổi rõ rệt, đang từ
việc chưa hiểu rõ các qui định về ATGT hoặc chưa ý thức được sự
nguy hiểm khi vi phạm ATGT thì các em đã có nhận thức đúng, đi vào
ý thức tự giác chấp hành được biểu hiện là lố lượt học sinh vi phạm
ATGT đặc biệt là vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện
đã giảm đáng kể. Nếu tính bình quân số vi phạm trên số ngày theo dõi,
tổng hợp chưa đầy đủ thì kết quả là: Trước khi triển khai 6 giải pháp
thì bình quân mỗi tháng có 15 lượt học sinh vi phạm; Sau khi triển
khai đồng bộ 6 giải pháp thì bình quân mỗi tháng có 06 lượt học sinh
vi phạm. Đó là một sự thay đổi đáng kể trước tình hình ngày càng
phức tạp của việc ra tăng số lượng xe đạp điện trong học sinh hiện nay.
- Đối với công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường đã được nâng
lên một bước cao hơn. PHHS đã rất quan tâm, nhắc nhở con em mình
thực hiện tốt hơn các qui định của phát luật đặc biệt là ATGT trước khi
con em đi học vào buổi sáng và chiều, qua đó số vụ việc vi phạm đã
giảm rõ rệt;
- Đối với CBVC: Các đồng chí đã tích cực, chủ động cùng các lực lượng
trong và ngoài nhà trường phối hợp làm tốt công tác giáo dục của nhà
trường theo như các nội dung đã được triển khai thống nhất trong cơ
quan cùng với các văn bản chỉ đạo khác.
24
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến
- Qua đề tài xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý về công tác quản lý chỉ
đạo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ATGT ở trường THPT Thuận
Thành số 1- Bắc Ninh nói riêng, các trường THPT nói chung.
- Phân tích được thực trạng hoạt động quản lý, chỉ đạo về ATGT tại
trường THPT Thuận Thành số 1- Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo hoạt
động giáo dục ATGT tại trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh nói riêng,
các trường THPT nói chung.
Từ đó đưa ra việc nhìn nhận tổng quan về việc chỉ đạo, tổ chức chỉ đạo
công tác giáo dục ATGT tại trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh để từ
đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ATGT trong trường
THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh nói riêng và các trường THPT nói chung.
Việc đưa 06 giải pháp gồm:
1. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh
trong công tác giáo dục ATGT qua đó thống nhất phương châm, cách thức tiến
hành tổ chức hoạt động.
2. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong các lực lượng và xây
dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động về giáo dục ATGT.
3. Nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong công tác phối
kết hợp giáo dục về ATGT .
4. Nâng cao vai trò xung kích của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATGT.
5. Làm tốt công tác phối hợp các lực lượng ngoài xã hội trong công tác
giáo dục ATGT .
6. Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục
ATGT.
Các giải pháp này đã tập trung để đưa ra cách thức tổ chức thực hiện để
nâng cao chất lượng trong công tác quản lý giáo dục đạo đức nói chung, ATGT
25