Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm TÍCH hợp KIẾN THỨC LỊCH sử, văn học , địa lí TRONG VIỆC tổ CHỨC NGOẠI KHÓA tìm HIỂU LÀNG TRANH dân GIAN ĐÔNG hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.89 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUẬN THÀNH SỐ 1
Địa chỉ: Phố Khám – Gia Đông – Thuận Thành – Bắc Ninh
Điện thoại:02413774228

Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Thu Phương
Điện thoại: 0978668199
Email:


PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên dự án: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ, VĂN HỌC , ĐỊA LÍ
TRONG VIỆC TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA TÌM HIỂU LÀNG TRANH DÂN
GIAN ĐÔNG HỒ
2. Mục tiêu dạy học
* Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được
- Quá trình hình thành và phát triển của Làng tranh dân gian Đông Hồ.
- Nguyên liệu và quy trình làm một bức tranh dân gian Đông Hồ.
- Những đề tài chủ yếu của tranh dân gian Đông Hồ và nội dung cụ thể
của một số bức tranh tiêu biểu.
* Về tư tưởng thái độ
- Giáo dục tình yêu quê hương, yêu những giá trị văn hóa dân tộc
- Ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ một giá trị văn hóa tinh
thần quý báu trong đời sống của người Kinh Bắc.
- Tình yêu lao động, yêu nghệ thuật.
* Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, liên hệ.
- Hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá.
- Tạo lập kĩ năng tư duy và đưa ra nhận định, ý kiến của bản thân.
- Vận dụng các kiến thức văn học, lịch sử, địa lí để hiểu thêm về làng
tranh Đông Hồ.


3. Đối tượng dạy học của dự án
Học sinh lớp 12D1
4. ý nghĩa của dự án
* Đối với thực tiễn dạy học
- Góp phần bổ sung kiến thức về một giá trị văn hóa tinh thần độc đáo
của vùng quê Kinh Bắc cho học sinh.
- Củng cố tình yêu quê hương, đất nước.
- Góp phần hiểu biết về các lĩnh vực văn hóa- xã hội
* Ý nghĩa thực tiến:


- Giúp học sinh hiểu biết thêm về giá trị của tranh dân gian Đông Hồ.
- Giúp học sinh có hiểu biết thêm về làng tranh Đông Hồ và trở thành
những tuyên truyền viên cho việc quảng bá cho làng tranh Đông Hồ.
- Ý thức được trách nhiệm của mình trong việc góp phần bảo tồn phát
triển làng tranh Đông Hồ.
5. Thiết bị dạy học:
- Tranh dân gian Đông Hồ
- Giáo án điện tử
- Các file video về quá trình đi thực tế và thảo luận
- Học liệu: Bảo tồn di sản văn hóa Làng tranh dân gian Đông Hồ, Sở
Văn hóa, thể thao du lịch Bắc Ninh, năm 2013.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Chia thành hai khâu:
- Khâu 1: Tổ chức học sinh đi thực tế tại làng tranh dan gian Đông
Hồ, nghe nghệ nhân giới thiệu về làng tranh và tự làm tranh.
- Khâu 2: Tổ chức thảo luận tại lớp để rút ra những hiểu biết về làng
tranh Đông Hồ. Kiểm tra nhận thức của học sinh về làng tranh dân
gian Đông Hồ.
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

- Kiểm tra nhận thức của học sinh qua việc cho học sinh làm thực
nghiệm một vài khâu trong in tranh.
- Thông qua việc thực hành một số câu hỏi trắc nghiệm
8. Các sản phẩm của học sinh
- Tranh Đông Hồ do học sinh tự làm.
- Hình ảnh đi thực tế làng tranh.


GIÁO ÁN DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP
(CÓ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ KÈM THEO)
ĐỀ TÀI:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ, VĂN HỌC , ĐỊA LÍ TRONG VIỆC TỔ
CHỨC NGOẠI KHÓA TÌM HIỂU LÀNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được
- Quá trình hình thành và phát triển của Làng tranh dân gian Đông Hồ.
- Nguyên liệu và quy trình làm một bức tranh dân gian Đông Hồ.
- Những đề tài chủ yếu của tranh dân gian Đông Hồ và nội dung cụ thể
của một số bức tranh tiêu biểu.
2. Về tư tưởng thái độ
- Giáo dục tình yêu quê hương, yêu những giá trị văn hóa dân tộc
- Ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ một giá trị văn hóa tinh
thần quý báu trong đời sống của người Kinh Bắc.
- Tình yêu lao động, yêu nghệ thuật.
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, liên hệ.
- Hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá.
- Tạo lập kĩ năng tư duy và đưa ra nhận định, ý kiến của bản thân.
II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG CHO BUỔI THẢO LUẬN

1. Tranh dân gian Đông Hồ
2. Hình ảnh trình chiếu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THẢO LUẬN
1. Tổ chức tham quan thực tế làng tranh dân gian Đông Hồ, nói chuyện
với các nghệ nhân và học làm tranh.
2. Tổ chức thảo luận tại lớp để rút ra những kiến thức cơ bản về làng
tranh dân gian Đông Hồ


Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức học sinh cần nắm

HĐ 1: Gv nêu nội dung cơ bản của
buổi thảo luận:
1. Vị trí địa lí và quá trình phát
triển của làng tranh dân gian
Đông Hồ.
2. Nguyên liệu làm tranh.
3. Quy trình làm một bức tranh.
4. Đề tài chủ yếu và nội dung một
số bức tranh.
5. Giải pháp gìn giữ và phát triển
làng nghề.
HĐ2:GV trình chiếu hình ảnh bản đồ 1. Vị trí địa lí và quá trình phát triển
hành chính huyện Thuận Thành và của làng tranh dân gian Đông Hồ.
yêu cầu HS xác định vị trí địa lí làng * Vị trí địa lí:
tranh dân gian Đông Hồ.

- Làng Đông Hồ (làng Mái) nằm ở


GV phân tích những ảnh hưởng của phía Nam sông Đuống, nay thuộc xã
vị trí địa lí với sự ra đời và phát triển Song Hồ - Thuận Thành, Bắc Ninh
của làng tranh.
HĐ 3: Qua lời kể của nghệ nhân em * Quá trình phát triển:
hãy khái quát về quá trinh hình thành

- Bắt nguồn từ nghề khắc in bản gỗ

và phát triển của làng tranh Đông Hồ?

- Ra đời vào khoảng thế kỉ XVI

GV nhấn mạnh ảnh hưởng của con

- Phát triển mạnh và khoảng thế kỉ

sông Đuống với sự hình thành và phát XVII – XIX.
triển của làng tranh

- Hiện nay chỉ còn ba gia đình làm
tranh

HĐ 1: Để làm một bức tranh Đông 2. Nguyên liệu làm tranh
Hồ cần những nguyên liệu gì?

* Ván khắc: Thường làm từ gỗ thị, gỗ

HS trả lời. GV nhấn mạnh đặc trưng mỡ.
màu sắc trong tranh hoàn toàn bắt * Giấy điệp: Là giấy dó được quết một



nguồn từ tự nhiên

lớp vỏ sò nghiền nhỏ.
* Màu in: Chế biến từ tự nhiên:
- Màu đen: than lá tre, than xoan, than
rơm nếp.
- Màu xanh: gỉ đồng, lá chàm.
- Màu vàng: Hoa hòe, quả dành dành.
- Màu đỏ: sỏi son, gỗ vang.
3. Quy trình làm tranh

HĐ 1: Để có một bức tranh Đông Hồ
nghệ nhân phải trải qua quy trình như
thế nào?
HS trả lời, GV cụ thể hóa từng khâu - Sáng tác mẫu tranh
của quy trình làm tranh.

- Khắc ván in: Ván in chia làm 2 loại:

Gv phân tích tính dân gian và tính bác

+ Loại in nét

học của tranh dân gian Đông Hồ.

+ Loại in mảng màu.
Tranh có bao nhiêu màu thì cần bấy
nhiêu ván khắc.

- In tranh: Màu đậm in trước, màu nhạt
in sau, in mảng màu rồi đếnin nét.
4. Nội dung tranh dân gian Đông Hồ

HĐ 1: Nêu những đề tài chủ yếu của Nội dung tranh dân gian Đông Hồ rất
tranh dân gian Đông Hồ?

phong phú, tập trung vào 6 đề tài:

HS trả lời: GV chuẩn hóa và minh - Tranh thờ: Gà Đại cát, Thiên hạ thái
họa mỗi đề tài một vài tranh tiêu biểu

bình, thần tài, thần lộc…
- Tranh lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà
Triệu, Cờ lau tạp trận…
- Tranh tái hiện các tích văn học: Thánh
Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh…
- Tranh chúc tụng: Vinh Hoa, Phú quý,
Nhân nghĩa, Lễ trí…


- Tranh thiên nhiên: Tứ bình…
- Tranh đời sống xã hội: Số lượng
nhiều nhất
+ Các trò chơi dân gian: Đánh đu, bịt
mắt bắt dê…
+ Lao động sản xuất: Ngày mùa,
nông nhàn…
+ Sinh hoạt hàng ngày: Hứng dừa,
Đánh ghen…

+ Vật nuôi: Gà đàn, Lợn đàn…
5. Giải pháp gìn giữ và phát triển
HĐ 1: Tổ chức lớp thảo luận tìm ra làng nghề tranh dân gian Đông Hồ
những giải pháp gìn giữ và phát triển - Vận động các nghệ nhân truyền nghề
làng nghề.

cho các thế hệ sau.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Mở rộng các hình thức quảng bá về
tranh Đông Hồ: qua sách báo, qua các
phương tiện truyền thông, qua mạng
Internet…
- Chính quyền các cấp đầu tư vốn để
xây dựng, bảo tồn, gìn giữ làng nghề.

IV. CỦNG CỐ:
Đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về
làng tranh Đông Hồ (Trong bản Powerpoint)
V. TỔNG KẾT:
Gv nhấn mạnh vai trò của làng tranh dân gian Đông Hồ trong đời sống
tinh thần của nhân dân.



×