Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.78 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG CHUN TIỀN GIANG


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: PHAN MINH THÙY
ĐƠN VỊ: TỔ NGỮ VĂN

THÁNG 2 - 2014

1


TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
Tác giả: Phan Minh Thùy

PHẦN DẪN NHẬP
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Xưa nay, việc chọn nghề là việc rất quan trọng đối với đời người. Quan
niệm ngày xưa của phương đơng nói chung và Việt Nam nói riêng về nghề nghiệp
có phần may rủi, ngẫu nhiên, có tính chất định mệnh, số phận. Còn ở phương Tây
(châu Âu), quan niệm về giáo dục hướng nghiệp bắt đầu có từ năm 1849, và đến
đầu thế kỉ XX thì bắt đầu xuất hiện ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển... Ngày nay, giáo
dục hướng nghiệp đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong giáo dục trên tồn thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Quan niệm của UNESCO cũng rất chú


trọng giáo dục hướng nghiệp: “chuẩn bị cho giới trẻ tham gia chắc chắn vào đời
sống xã hội, nghề nghiệp”. Vì thế giáo dục hướng nghiệp thành một nội dung quan
trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh ở nhà trường phổ thông. Ở độ tuổi
cấp 3, học sinh đã đủ lý trí và nhận thức để có thể chọn nghề nghiệp tương lai cho
mình, đồng thời độ tuổi này cũng là thời gian khá vừa phải cho học sinh chuẩn bị
tích lũy kiến thức chun mơn cũng như đời sống cho nghề nghiệp. Nhiệm vụ của
người giáo viên là giúp các em định hướng nghề nghiệp chính xác, phù hợp với
khả năng chun mơn, tâm lý, cá tính, sở thích của các em. Đặc biệt, bộ mơn ngữ
văn đối với học sinh lại là bộ môn gần gũi mật thiết, gắn bó vừa rộng vừa sâu đối
với cuộc sống xã hội, nên càng nên có thêm chức năng định hướng nghề nghiệp
cho học sinh.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI:

Trong phạm vi đề tài này, người viết khơng có tham vọng khảo sát tồn bộ
chương trình Ngữ văn trong nhà trường, mà chỉ chọn một khối lớp tiêu biểu là
khối 10. Đặc trưng của khối 10 có nhiều điểm cần lưu ý, nhưng theo ý kiến chủ
2


quan của người viết thì cần lưu ý hai điểm quan trọng. Trước hết, đây là năm đầu
cấp, là thời điểm khá thích hợp để bắt đầu chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp.
Thứ hai, chương trình Ngữ văn khối 10 tuy có nội dung là văn học dân gian và văn
học viết trung đại, là nội dung tưởng chừng hơi xa vời với học sinh về mặt thời
gian, lịch sử, nhưng thực chất trong đó vẫn có nhiều điều có thể ứng dụng hữu
hiệu vào cuộc sống hiện đại. Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp các em học
sinh nhận ra điểm gần gũi và phạm vi ứng dụng hữu ích của một thành tựu văn học
mà các em thường hiểu lầm là xa xơi này.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

Người viết chủ yếu sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích, diễn giải, giới

thiệu.


PHẦN NỘI DUNG:

I. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP TRONG NHÀ TRƯỜNG NÓI CHUNG:
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học
sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích
thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân từ đó, mỗi học
sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.
Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thơng, hoạt động
tư vấn nghề có liên quan tới hiệu trưởng, ban hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ mơn, thư viện, y tế,... Trong đó, hiệu trưởng là người phụ trách chung
về các hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường, trong đó có hoạt động tư vấn.
Hiệu trưởng có trách nhiệm thơng qua và ký các quyết định về kế hoạch tiến hành
các hoạt động tư vấn trong và ngoài trường. Ban hướng nghiệp chịu trách nhiệm
thu thập xử lý những thông tin do các bộ phận cung cấp, đưa ra những nhận định,
đánh giá sơ bộ về xu hướng nghề của học sinh. Những thông tin sau xử lý do ban
3


hướng nghiệp thực hiện sẽ là những tài liệu bổ ích cho cán bộ làm công tác tư vấn
khi tiến hành hoạt động này, làm cho nội dung tư vấn có tính sát thực, đáp ứng
đúng nhu cầu định hướng nghề của đối tượng tư vấn. Ban hướng nghiệp còn chịu
trách nhiệm tham mưu cho hiệu trưởng đề xuất kế hoạch và tổ chức các hoạt động
tư vấn về nhân lực, cơ sở vật chất,... phù hợp kế hoạch năm học của nhà trường
trên từng loại đối tượng cụ thể. Giáo viên bộ môn thu thập và cung cấp những
thông tin có liên quan thái độ, năng lực học tập của từng học sinh đối với những
môn học cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm cung cấp những thông tin phản ánh trình độ
nhận thức xã hội, phẩm chất đạo đức, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng của mỗi

học sinh do mình phụ trách. Mỗi giáo viên chủ nhiệm cịn có trách nhiệm tập hợp
những thơng tin do những bộ phận khác cung cấp để thiết lập các phiếu đánh giá
về xu hướng nghề đối với từng học sinh trong lớp làm cơ sở cho hoạt động tư vấn.
Ðoàn Thanh niên thu thập và cung cấp những thông tin về năng lực hoạt động xã
hội, tập thể, về ý thức, thái độ, lối sống của mỗi thành viên trong tổ chức. Ðáng
chú ý, học sinh là đối tượng của hoạt động tư vấn đồng thời là chủ thể của quá
trình tiếp nhận thông tin nghề do hoạt động tư vấn mang lại học sinh khơng chỉ có
nhiệm vụ tiếp thu thông tin do chủ thể tư vấn cung cấp mà cùng với nó là q trình
lựa chọn những thơng tin hữu ích phù hợp với năng lực, sở trường, tình trạng sức
khỏe và nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.
Vì vậy, cơng tác hướng nghiệp cần giúp cho học sinh hiểu được hệ thống
nghề nghiệp trong xã hội, phương hướng phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung
và của địa phương nói riêng nhằm xác định cho bản thân trách nhiệm, nghĩa vụ sẵn
sàng tham gia vào lao động sản xuất. Trên cơ sở của sự hiểu biết nghề nghiệp và
nền kinh tế quốc dân, của địa phương, những địi hỏi khách quan của hồn cảnh,
biết đối chiếu với sự phát triển, năng lực, sở trường, tình trạng tâm sinh lý sức
khỏe của bản thân để điều chỉnh động cơ lựa chọn nghề. Tạo ra những điều kiện
cần thiết về cơ sở vật chất, về các mối quan hệ xã hội và ý thức cầu tiến bộ của học
sinh để các em tích cực tham gia các hình thức lao động kỹ thuật do nhà trường tổ
chức, nâng cao ý thức và thái độ lao động, có dịp thử sức mình trong hồn cảnh
4


thực tiễn, từ đó kết luận về sự phù hợp nghề nghiệp của bản thân. Phải làm cho
mỗi học sinh có được tính chủ động trong lựa chọn nghề, có khả năng tự quyết
định được con đường nghề nghiệp tương lai của mình.
II. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN VĂN:

“Văn học là nhân học” (Maxim Gorki). Học văn chính là học làm người.
Nhiều người lầm tưởng rằng việc học văn chỉ dạy người ta cách cảm thụ cho hết

cái hay cái đẹp của văn chương mà thôi. Rộng hơn, tiến bộ hơn, có nhiều cịn hiểu
học văn gắn liền với việc rèn luyện nhân cách, nhân phẩm. Ít ai để ý đến tác dụng
hướng nghiệp của văn chương. Nghề nghiệp cũng là một phần của cuộc sống, một
phần của đời người. Làm người chân chính cịn có nhiệm vụ là thơng qua nghề
nghiệp của mình ni sống được bản thân, gia đình và có những đóng góp cần
thiết, hoặc đáng kể cho xã hội. Những tác phẩm văn chương cịn có thể cung cấp
cho chúng ta những tấm gương trong nghề nghiệp, hoặc cung cấp tư liệu, kiến thức
để chúng ta vận dụng vào nghề nghiệp. Giáo viên bộ mơn văn có thể thơng qua bài
học ngữ văn trong chương trình để cung cấp kiến thức cho học sinh về nghề
nghiệp mà các em sẽ chọn, hoặc định hướng cho các em thái độ sống và làm việc
cho đúng lương tâm nghề nghiệp của một công dân tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng dạy: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng
cạn. Cây cũng phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân
dân”. Qua đó, giáo viên Ngữ văn cần xác định nhiệm vụ cho mình là khơng chỉ
cung cấp cho học sinh kiến thức về ngành nghề mà còn phải bồi dưỡng cho các em
đạo đức nghề nghiệp để có thể tồn tại trong nghề lâu dài và cống hiến hữu ích cho
xã hội. Giáo viên cần định hướng để học sinh nhận ra những bài học kinh nghiệp
hoặc bài học kỹ năng cho bản thân qua những bài học cụ thể trong chương trình
ngữ văn trên lớp.
Qua mỗi bài học ngữ văn trên lớp, song song với việc truyền thụ kiến thức,
hướng dẫn các em học sinh cảm thụ văn học, giáo viên có thể khéo léo xen vào đó
5


những kiến thức về nghề nghiệp. Giáo viên không nên tách bạch phần nội dung
giảng dạy cần đạt của bài học và phần tích hợp giáo dục hướng nghiệp thành hai
phần riêng rẽ, điều đó sẽ dễ gây nhàm chán đối với học sinh và dễ bị bỏ sót phần
hướng nghiệp nếu giáo viên quá tham kiến thức. Thay vào đó, việc xen lẫn các nội
dung vừa khiến cho khơng khí buổi học tự nhiên hơn, đồng thời vẫn có thể đảm

bảo nhiều nội dung (yêu cầu kiến thức bài học, tích hợp giáo dục kĩ năng sống,
tích hợp giáo dục môi trường, liên môn, giáo dục học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục hướng nghiệp) trong thời lượng giới hạn của tiết
dạy. Giáo viên ngữ văn không nên xem nhẹ, xem thường những nội dung tích hợp
vì suy cho cùng, nó cũng nhằm mục đích trang bị những kĩ năng cần thiết cho cuộc
sống của các em sau này, và cũng là một trong các chức năng quan trọng của văn
học (học văn là học làm người). Những hình tượng con người trong tác phẩm là
những tấm gương mà các em cần học hỏi trong nghề nghiệp hoặc nội dung của bài
dạy có thể làm tư liệu cho các em vận dụng trong nghề nghiệp sau này, đó là điều
gắn bó mật thiết không thể thiếu đối với nội dung bài giảng. Giáo dục hướng
nghiệp trong môn Ngữ văn khiến các em học sinh sẽ trở thành những cơng dân
hồn thiện hồn mỹ hơn, thành cơng hơn trong cuộc sống, hồn thành tốt nhiệm vụ
đối với đất nước.
Lâu nay trong các em học sinh còn tồn tại một quan niệm thực dụng và lệch
lạc là mơn ngữ văn là một mơn học có tính chất thuần túy tinh thần, là một mơn
học có tính thưởng thức là chính, có tính xa xỉ, lãng mạn, “đi mây về gió” mà
khơng hề hữu dụng, bám sát xã hội trong thời đại kinh tế thị trường, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa (so với những mơn học khoa học tự nhiên khác đã trở thành thời
thượng). Đó là một quan niệm cực kì thực dụng và sai lầm. Văn học tuy không
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng có đóng góp và ứng dụng rất lớn trong
đời sống con người, giúp con người hoàn thiện hơn về mọi mặt. Giáo dục hướng
nghiệp trong môn ngữ văn sẽ góp phần đánh tan quan niệm sai lầm này trong suy
nghĩ của các em học sinh, giúp các em nhận ra tính hữu dụng, tính thực tế của văn
học, giúp tầm quan trọng của môn học càng được nâng cao.
6


III. NHỮNG NỘI DUNG CĨ THỂ TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10:
1. Những kiến thức về ngành nghề có thể tích hợp qua một số bài học trong

chương trình ngữ văn 10:
1.1 Giáo dục hướng nghiệp qua bài Tổng quan văn học Việt Nam, Khái quát văn
học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XX, Tựa “Trích diễm thi tập”:
Mục Nội dung
Giới
1
1
thiệu

Chi tiết
Ngành đào tạo
: Văn học (nghiên cứu văn học)
Mã ngành
: D220330
Cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về lí luận văn học,
kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ, kiến thức sâu
2
rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học chính trên thế
giới.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, phương pháp luận
nghiên cứu văn học, phương pháp giảng dạy văn học, nâng
cao khả năng cảm thụ văn học, nắm vững nghiệp vụ báo chí
và sáng tác, đáp ứng nhiều ngành nghề và địa bàn công tác
khác nhau.
- Chuẩn đầu ra: Đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành
3 Văn học có trình độ chuyên môn sâu, khả năng nghiên cứu,
ứng dụng, thực hành cao, có kiến thức nền tảng về lí luận văn
học, lượng kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ, lượng
2
Mô tả

kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học
chính trên thế giới; đồng thời, cử nhân chất lượng cao có
lượng kiến thức mới, cập nhật, có tính chất phát hiện, khám
phá về văn học.
Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
4 và Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tây Đơ, Đại học Cần
Thơ.
Phóng viên trong các lĩnh vực báo viết, báo hình, báo mạng,
báo nói; giảng viên trong các trường Đại học hay giáo viên
cấp III; nhà nghiên cứu văn học; nhà biên kịch; biên tập viên
5
tại các nhà xuất bản; nhà quản lí tại các đơn vị làm cơng tác
văn hố, nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức chính trị, xã
hội,…
1.2 . Giáo dục hướng nghiệp nghề báo chí, phát thanh viên, quản lý văn hóa, cơng
tác xã hội qua bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Mục Nội dung
Chi tiết
Giới
Ngành đào tạo:
1
1
thiệu
- báo chí, Phát thanh viên - Mã ngành: D320101
7


2

3


2

Mơ tả

4

5

- văn hóa học – mã ngành: D220340
- cơng tác xã hội – mã ngành: D760101
Phát thanh viên: là người làm nghề phát thanh, thường chỉ
những người biên tập trên đài phát thanh đồng thời chuyển
tải từ ngôn ngữ viết sang ngơn ngữ nói để đưa thơng tin tới
cơng chúng. Cùng một tính chất cơng việc nhưng những
người biên tập và chuyển tải thông tin tới công chúng ở đài
truyền hình lại được gọi là biên tập viên.
Quản lý văn hóa: đào tạo cử nhân khoa học có trình độ lý
luận và năng lực tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động
văn hóa - nghệ thuật.
Cơng tác xã hội: là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những
người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngồi xã hội
(người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt,
phụ nữ, người già...). Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực
hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự
bất cơng và sự bất bình đẳng.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, phương pháp luận
báo chí, nắm vững nghiệp vụ báo chí và sáng tác, kĩ năng
quản lý văn hóa, kỹ năng cơng tác xã hội.
- Chuẩn đầu ra: Đào tạo cử nhân báo chí, cử nhân văn hóa

học, cử nhân cơng tác xã hội.
Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn TPCM
- Phát thanh viên: có thể làm việc ở các đài truyền thanh,
truyển hình.
- Quản lý văn hóa: cán bộ quản lý văn hóa có thể học tập
các bậc học cao hơn để trở thành chuyên gia hoặc giảng viên,
nghiên cứu viên về quản lý văn hóa - nghệ thuật.
* Nơi làm việc:
+ Các thiết chế văn hóa: Trung tâm văn hố (nhà văn
hóa) các cấp, câu lạc bộ nghệ thuật, khu vui chơi giải trí, các
đơn vị tổ chức sự kiện,…
+ Các trường văn hóa nghệ thuật, các viện nghiên cứu
văn hóa nghệ thuật.
- Các cơng ty, tổ chức: thơng tín viên, chun viên tổ chức sự
kiện, chun viên quảng cáo, chuyên viên giao tế cộng đồng
(PR), chuyên viên đối ngoại.
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng,
viện nghiên cứu.
Công tác xã hội: Nghề CTXH hiện là ngành mới đào tạo ở
Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH có thể làm việc
tại các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ sở cung
cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau
8


thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã
hội,… Bạn cũng có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân
viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ
hoạch định chính sách xã hội.

1.3 . Giáo dục hướng nghiệp nghề quản lý văn hóa qua bài Phú sơng Bạch Đằng:
Mục Nội dung
Giới
1
1
thiệu
2
3
2
Mơ tả
4
5
1.4.

Chi tiết
Ngành đào tạo: Quản lý văn hóa
Như trên
Như trên
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
Như trên

Giáo dục hướng nghiệp nghề báo chí qua bài Văn bản, Đặc điểm văn bản
nói và văn bản viết:

Mục Nội dung
Chi tiết
Giới
Ngành đào tạo: báo chí
1
1

thiệu
Mã ngành: D320101
2 Như trên
3 Như trên
2
Mô tả
4 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
5 Như trên
1.5. Giáo dục hướng nghiệp đạo diễn sân khấu và biên kịch qua Chiến thắng
Mtao Mxây, Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy, Uy-lítxơ trở về, Rama buộc tội, Tấm Cám, Tam đại con gà, Nhưng nó phải
bằng hai mày, Thái phó Tơ Hiến Thành, Hưng Đạo Đại Vương Trần
Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên,
Hồi trống Cổ Thành, Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, Tình cảnh lẻ
loi của người chinh phụ, Nỗi sầu oán của người cung nữ, Truyện Kiều (4
đoạn trích):
Mục Nội dung
1

Giới
thiệu

2

Mơ tả

Chi tiết
Ngành đào tạo:
1 - Đạo diễn sân khấu - Mã ngành: D210227
- Biên kịch - Mã ngành: D210233
Có vai trị quan trọng trong việc chuyển thể các tác phẩm văn

2 học, kịch bản thành những vở diễn trên sân khấu để phục vụ
khán giả.
Phát huy khả năng quan sát vấn đề ở nhiều phương diện; tư
duy sáng tạo và tưởng tượng.
3
Chuẩn đầu ra: đảm bảo kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại
ngữ, nắm vững Luật Bản quyền, Luật Điện ảnh.
9


Trường Đại học Sân khấu và điện ảnh Hà Nội (và Thành phố
Hồ Chí Minh).
Đạo diễn, biên kịch làm việc trong các cơng ty sản xuất
phim, truyền hình, băng đĩa nhạc..., cho các nhà hát, sân
5 khấu, hãng phim, đài truyền hình... Khơng ít người trong số
họ cũng làm việc theo kiểu tự do. Đây là một nghề có tính
cạnh tranh rất cao và đòi hỏi năng lực vượt trội.
4

1.6 . Giáo dục hướng nghiệp ngành ngôn ngữ học qua bài Phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt, Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, Khái quát lịch sử tiếng
Việt, Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật, Thực hành phép tu từ phép điệp và phép đối:
Mục Nội dung
Giới
1
1
thiệu

2


2

Mô tả

3

4

5

1.7.

Chi tiết
Ngành đào tạo: ngơn ngữ học
Mã ngành: D220320
- Vai trị: nghiên cứu về ngơn ngữ (nguồn gốc – đặc điểm, sự
hình thành, phát triển của ngơn ngữ). Đóng vai trị quan trọng
trong việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về phương tiện
giao tiếp cơ bản, phổ biến của cộng đồng.
- Giúp cộng đồng nắm rõ về phương tiện giao tiếp chung của
xã hội để vận dụng phù hợp cho nhu cầu bản thân.
- Vận dụng kiến thức, hiểu biết khái quát về đặc điểm ngôn
ngữ chung của xã hội, những nét riêng trong lời nói cá nhân
trong giao tiếp.
- Chuẩn đào tạo hoặc chuẩn đầu ra của ngành: nắm vững
kiến thức để nghiên cứu và vận dụng chuyên sâu.
Địa chỉ đào tạo: Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn
TPHCM (Hà Nội)
Chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại các trung tâm,

viện ngôn ngữ; giảng dạy chuyên ngành ngôn ngữ tại các
trường đại học, cao đẳng; hoặc viết sách về ngơn ngữ, viết
bài cho các báo chun mơn…Cơng việc địi hỏi kiến thức
chun mơn vững vàng, khơng ngừng tìm hiểu nghiên cứu.

Giáo dục hướng nghiệp ngành âm nhạc học qua bài Ca dao than thân, u
thương, tình nghĩa:

Mục Nội dung
Giới
1
1
thiệu
2

Mơ tả

Chi tiết
Ngành đào tạo: Âm nhạc học
Mã ngành: D210201
- Vai trị: nghiên cứu về âm nhạc dân tộc. Đóng vai trị quan
2 trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu chun sâu dân ca, âm
nhạc có phong cách dân gian, quê hương.
10


- Chuẩn đào tạo hoặc chuẩn đầu ra của ngành: nắm vững
kiến thức để nghiên cứu và vận dụng chuyên sâu.
4 Địa chỉ đào tạo: Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ yếu phục vụ cho cơng tác nghiên cứu tại các trung tâm,

viện âm nhạc; giảng dạy chuyên ngành âm nhạc học tại các
trường nhạc viện, sân khấu điện ảnh, văn hóa... hoặc viết
5
sách về âm nhạc, viết bài cho các báo chun mơn…Cơng
việc địi hỏi kiến thức chun mơn vững vàng, khơng ngừng
tìm hiểu nghiên cứu.
3

1.8.

Giáo dục hướng nghiệp ngành luật qua bài Trình bày một vấn đề:

Mục Nội dung
1

Giới
thiệu

Chi tiết
1

2
3
2

Mô tả

4

5


1.9.

Ngành đào tạo:
Luật học - Mã ngành: D380101
Quản trị luật – mã ngành: D110103
Quản trị kinh doanh: mã ngành: D340101
Có vai trị quan trọng, giúp các cơ quan pháp lí, nhân dân
hiểu và làm theo đúng pháp luật.
- Chuẩn ngành, nghề: Chương trình đào tạo Đại học. Cần
vận dụng những kỹ năng trong trình bày một vấn đề.
Địa chỉ đào tạo: Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Nhu cầu xã hội, địa chỉ tuyển dụng và việc làm đối với
ngành, nghề này: người học ra trường có thể làm việc tại các
văn phịng luật sư, tịa án, viện kiểm sát, tư vấn luật cho các
doanh nghiệp, nhân viên hành chính trong các Ủy ban nhân
dân các cấp...

Giáo dục hướng nghiệp ngành chính trị quân sự qua bài Tỏ lịng, Bình Ngơ
đại cáo:

Mục Nội dung
Chi tiết
Giới
Ngành đào tạo:
1
1
thiệu
Sĩ quan Chính trị - Mã ngành: D110102
Có vai trị quan trọng trong việc giữ gìn an ninh xã hội và an

2 ninh quốc gia, được bồi dưỡng lòng yêu nước, ý chí quyết
tâm bảo vệ tổ quốc, quản lý qn đội.
2
Mơ tả
3 - Chuẩn ngành, nghề: Chương trình đào tạo Đại học.
Địa chỉ đào tạo: Đại học Chính trị (tên quân sự: Trường Sĩ
4
quan Chính trị - thành phố Bắc Ninh, tỉnh Ninh Bình)
5 Đào tạo Sĩ quan quân đội, Sĩ quan Công an.

11


1.10. Giáo dục hướng nghiệp ngành du lịch qua bài Các hình thức kết cấu của
văn bản thuyết minh, Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết
minh, Phương pháp thuyết minh, Tóm tắt văn bản thuyết minh:
Mục Nội dung
Chi tiết
Giới
Ngành đào tạo: hướng dẫn viên du lịch
1
1
thiệu
Vai trò, vị trí của ngành, nghề trong đời sống xã hội:
Thay mặt cơng ty du lịch thực hiện chương trình đã cam kết
2 với khách hàng, phục vụ và chăm sóc khách hàng, thỏa mãn
nhu cầu về du lịch, tìm hiểu văn hóa, lịch sử các điểm tham
quan và nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của khách hàng.
Chuẩn ngành, nghề: Người học phải có kiến thức thực tế
tốt; kỹ năng thiết kế, tổ chức, quản lí một chuyến du lịch; kỹ

3
2
Mơ tả
năng giao tiếp; thái độ làm việc nghiêm túc; khả năng nói và
sử dụng ngoại ngữ; trình độ tin học,…
Địa chỉ đào tạo: Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn.
4
(www.dulichsaigon.edu.vn)
Nhu cầu xã hội, địa chỉ tuyển dụng và việc làm đối với
ngành, nghề này: Hướng dẫn viên tại các điểm tham quan,
5
điều hành hay quản lí nghiệp vụ hướng dẫn của các công ty
du lịch.
2. Những bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp có thể tích hợp qua một số bài
học trong chương trình ngữ văn 10:
2.1. Đối với ngành nghiên cứu văn học:
Giáo viên có thể định hướng bồi dưỡng đạo đức nghề nghiên cứu văn học
cho học sinh qua các bài đã nêu ở phần 1.1. Nghiên cứu văn học là một ngành
nghề khá đặc thù. Nó có đóng góp lớn cho việc tìm hiểu, cảm thụ hết cái hay cái
đẹp của văn học dân tộc, có trách nhiệm lưu giữ truyền bá di sản văn học dân tộc.
Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” giúp các em hiểu thêm quá trình phát triển của
lịch sử văn học, biết được sự tiến bộ, phát triển của văn học dân tộc qua từng thời
kì, ở những giai đoạn văn học nào thì văn học sẽ phản ánh thực trạng đất nước và
tâm hồn dân tộc như thế nào. Để hiểu được về cha ông, về đất nước như thế,
không thể khơng nhờ có cơng sức của các nhà nghiên cứu văn học. Ngành nghề
này có thể thơng qua những tư liệu, những kiến thức lý thuyết của văn học nói
12


riêng và những hình thái ý thức xã hội có liên quan để giúp người đương thời nhận

ra được vẻ đẹp trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm từ xưa đến nay, từ
đó ngồi việc cung cấp kiến thức thẩm định hoặc thưởng thức cho người đọc, cịn
có thể giúp cho người viết của thế hệ sau nhận ra những kinh nghiệm quý báu
trong viết văn, làm thơ, trong sáng tác văn chương, giúp văn học nước nhà ngày
càng tiến bộ, càng phát triển, vươn lên những tầm cao mới. Đối với bài “Tựa
“Trích diễm thi tập””, chúng ta càng thấu hiểu hơn trách nhiệm to lớn của ngành
nghiên cứu văn học, đó là cơng việc sưu tầm và lưu giữ di sản văn học dân tộc,
đồng thời cũng biết thêm về những khó khăn có thể gặp phải trong việc sưu tầm
lưu giữ di sản để có thể khắc phục trong cơng việc.
2.2. Đối với ngành báo chí, phát thanh viên, xướng ngơn viên, biên tập viên:
Có một thực trạng trong việc học mơn ngữ văn cần phải được khắc phục, đó
là một số giáo viên và học sinh coi trọng các bài học thuộc phân môn đọc văn mà
coi nhẹ các bài học thuộc phân môn tiếng Việt. Điều này là hết sức nguy hiểm, vì
vai trị của tiếng mẹ đẻ rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải
cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và làm cho nó ngày càng phát triển
phong phú và hồn thiện hơn. Vì thế, những bài học rèn luyện về tiếng Việt là rất
quan trọng.
Việc nói và viết đúng tiếng Việt có vai trò tối quan trọng trong các ngành
nghề như báo chí, phát thanh viên, xướng ngơn viên, biên tập viên. Đây là các
ngành nghề thuộc khối truyền thơng, có tác động lớn đến tồn xã hội. Nghề báo có
vai trị đem đến cho quần chúng những thông tin thời sự nhất, những thực trạng xã
hội nóng bỏng nhất với nội dung trung thực nhất, ngồi ra qua đó có thể định
hướng dư luận xã hội, có thể định hướng suy nghĩ, tư tưởng của quần chúng theo
những lập trường xã hội, chính trị đúng đắn, có ích cho sự phát triển của đất nước,
của xã hội. Chỉ khi chúng ta nói và viết thật đúng tiếng Việt, chúng ta mới làm cho
nội dung thông tin mà chúng ta truyền tải đến cơng chúng đạt đến độ chính xác
cao nhất, khơng làm cho nó lệch lạc. Khơng những nói và viết đúng tiếng Việt,
chúng ta cịn phải nói hay, nói hùng hồn, nói thuyết phục về vấn đề mà chúng ta
13



truyền tải, như vậy mới có thể tạo được hiệu ứng tốt cho xã hội. Khơng chỉ có
người phóng viên, biên tập viên là người viết nên cần cẩn thận trong sử dụng ngôn
ngữ, mà cả phát thanh viên, xướng ngôn viên tuy chỉ là người xướng âm (đọc lên)
những điều đã được phóng viên và biên tập viên viết sẵn cũng cần phải lưu ý sử
dụng ngôn ngữ cẩn thận. Chúng ta có lẽ vẫn chưa quên sự cố nghiêm trọng của
xướng ngơn viên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) trong ngày quốc tang Cố Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã gây chấn động toàn quốc. Học kỹ những bài học về
ngôn ngữ là cách để các em học sinh có định hướng chọn những ngành nghề thuộc
lĩnh vực truyền thông ý thức được tầm quan trọng của ngành nghề mình, giữ đúng
cương vị nghề nghiệp của mình.
2.3. Đối với ngành ngôn ngữ học:
Việc sử dụng đúng và hay tiếng Việt không chỉ quan trọng đối với những
ngành truyền thông mà còn cần thiết cho tất cả mọi ngành nghề, mọi người. Các
ngành nghề khác cũng cần nói và viết đúng và hay tiếng Việt để giao tiếp được
chính xác hơn, hiệu quả hơn, không gây hiểu lầm. Đặc biệt nghề giáo viên cũng rất
cần thiết lưu ý vấn đề này. Hiện nay không chỉ phần lớn giới trẻ chưa sử dụng
đúng và hữu hiệu đến mức cao ưu thế của ngơn ngữ, mà thậm chí có một số giáo
viên (thuộc những bộ mơn khác) cũng nói và viết chưa chuẩn tiếng Việt. Điều này
càng cần đến bộ phận giáo viên môn ngữ văn cần rèn giũa học sinh sát sao hơn về
ngôn ngữ để khắc phục được hiện trạng này.
Đối với những cơng dân có một tình u vơ bờ đối với tiếng Việt, ngành
ngôn ngữ học sẽ là một lựa chọn thích hợp. Ngành ngơn ngữ học có nhiệm vụ tìm
hiểu về lịch sử của tiếng Việt, nghiên cứu sự hình thành, đặc điểm, sự phát triển
của ngơn ngữ. Từ đó, các nhà ngơn ngữ học sẽ có những định hướng đúng đắn để
quần chúng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn, chính xác hơn. Ngồi việc nghiên cứu
để đưa ra những cơng trình, các nhà ngơn ngữ học cũng có thể giảng dạy các bậc
trung học, đại học, sau đại học, hỗ trợ các cơ quan truyền thông phổ biến các đặc
điểm của ngôn ngữ. Trong thời gian gần đây, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí
Minh (HTV) có mở một chuyên mục “5 phút trong sáng cùng tiếng Việt” phát

14


sóng mỗi ngày nhằm chỉnh đốn lại những hiện tượng sử dụng ngôn ngữ sai lệch
hoặc làm rõ cách dùng của những đơn vị ngơn ngữ, góp phần khơng nhỏ vào việc
điều chỉnh và làm phát triển việc sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng. Và đương
nhiên, người đảm nhận vai trị chính trong nội dung của chương trình này chính là
các nhà ngơn ngữ học.
Nói về giá trị của ngôn ngữ trong đời sống, người viết xin mượn một câu
nói của học giả Phạm Quỳnh: “Tiếng ta cịn, nước ta cịn”. Mặc dù Phạm Quỳnh
đã có những sai lầm về chính trị, nhưng câu nói trên của ơng là cực kỳ chính xác
và đã được chứng minh qua nhiều thập kỉ, nhiều thế kỉ nước ta bị đô hộ bởi quân
xâm lược Trung Quốc, Pháp, Mỹ. Dù tiếng Việt trong thời kì bị đơ hộ từng bị chèn
ép trong nhà trường (nhân dân ta bị ép học chữ Hán, chữ Pháp trong nhà trường
như một ngơn ngữ chính), thì dân ta vẫn khơng bị đồng hóa, tiếng ta vẫn không bị
mất đi mà liên tục phát triển, trường tồn, làm nền tảng bền vững cho văn hóa Việt.
Đó là niềm tự hào của ngôn ngữ Việt, đồng thời cũng là niềm tự hào cho những
công dân chọn ngôn ngữ học làm ngành nghề cho mình.
2.4. Đối với ngành quản lý văn hóa, văn hóa học:
Cũng như ngơn ngữ, văn hóa cũng là một thành tựu phi vật thể hết sức quan
trọng mà mỗi cơng dân đều có trách nhiệm thấu hiểu, bảo tồn và phát triển nó. Để
giúp định hướng kiến thức cho toàn dân làm được điều này, cần có sự am hiểu, sự
lao động chân chính của các nhà quản lý văn hóa, nghiên cứu văn hóa. Có lẽ người
viết khơng cần nói thêm nhiều về giá trị của văn hóa đối với đời sống con người
(tương tự như ngơn ngữ, nhưng có lẽ, văn hóa cịn có sức quyến rũ cao hơn cả
ngơn ngữ). Văn hóa cũng có vai trị tối quan trọng đối với xã hội và chính trị của
một quốc gia. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc khơng chỉ giúp dân tộc
đó có được độc lập về chính trị, mà còn khẳng định được địa vị của đất nước đó
trên trường quốc tế. Một đất nước có văn hóa phong phú, đa dạng, phát triển và
đẳng cấp sẽ là niềm tự hào của cư dân nước ấy, là tấm gương đáng ngưỡng mộ đối

với các nước khác.

15


Không chỉ lưu tâm đến vấn đề thành tựu văn hóa, ta cịn phải lưu tâm đến
ứng xử văn hóa. Gần đây, người dân nước ta có một số ứng xử không hay so với
người dân một số nước khác, đó cũng là điều đáng hổ thẹn và suy gẫm. Kêu gọi
bảo tồn và phát huy di sản, thành tựu văn hóa dân tộc, đồng thời định hướng rèn
luyện văn hóa ứng xử cho nhân dân là nhiệm vụ tối quan trọng của những người
chọn ngành quản lý văn hóa và nghiên cứu văn hóa học.
2.5. Đối với ngành đạo diễn sân khấu, biên kịch, âm nhạc học:
Hiện nay, nhu cầu giải trí của nhân dân ngày càng phát triển rầm rộ. Với
những trang thiết bị hiện đại, hoạt động lao động ngày càng được cơ giới hóa, con
người càng được giải phóng dần dần khỏi lao động thủ cơng, bên cạnh đó kinh tế
phát triển, áp lực cơng việc ngày càng cao... Có rất nhiều lý do để nhân dân tìm
đến nhu cầu giải trí rầm rộ hơn ngày xưa. Màn ảnh truyền hình đã có thời từng tràn
ngập những phim truyện, phim ngắn, phim nhiều tập của Mỹ, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông...v.v... Kể cả âm nhạc cũng vậy. Vì vậy, nước ta cần
có những sản phẩm âm nhạc, phim ảnh, kịch nghệ... tinh tế về chất lượng và phong
phú về số lượng để có thể cạnh tranh với phim ảnh, âm nhạc nước ngoài nhằm
chống lại sự bành trướng văn hóa, đồng hóa văn hóa đang diễn ra âm thầm mà
khốc liệt đó. Cần có một đội ngũ biên kịch, đạo diễn đầy sáng tạo, giỏi nghề để tạo
nên những sản phẩm điện ảnh, truyền hình, kịch nghệ có giá trị để thỏa mãn nhu
cầu giải trí ngày càng cao của khán giả. Âm nhạc cũng có vai trị khơng kém quan
trọng trong giới giải trí, nên cần có đội ngũ nghiên cứu và sáng tác trình độ cao để
tạo ra những sản phẩm âm nhạc có giá trị, bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc quý
báu của dân tộc.
Các biên kịch, đạo diễn và nhạc sĩ, nhà âm nhạc học có thể sử dụng tư liệu,
gợi cảm hứng từ các tác phẩm văn học trong nhà trường. Đã có nhiều tác phẩm

văn học trong nhà trường được dàn dựng thành kịch, thành phim thành công như
“Người con gái Nam Xương”, “Tấm Cám”, “Vũ Như Tô”, “Thái sư Trần Thủ
Độ”...v.v... Những tác phẩm này hồn tồn có sức thu hút cao đồng thời cũng là
sản phẩm giải trí lành mạnh, vừa thỏa mãn nhu cầu giải trí, vừa có tính giáo dục.
16


Những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, những tác phẩm văn học giá trị của nước
ta rất phong phú, sẽ là nguồn tư liệu, đề tài vô tận, nếu biết cách khai thác, sản
phẩm giải trí của nước ta sẽ khơng thua kém gì những nước ngồi đang có nền
cơng nghệ giải trí phát triển. Làm ra một sản phẩm giải trí hay, hấp dẫn mà vẫn có
ý nghĩa giáo dục sẽ đóng góp rất lớn cho sự phát triển xã hội, nâng cao văn hóa
ứng xử của dân tộc. Hơn nữa, người làm nghề này nếu thành cơng, có danh tiếng
cũng sẽ có thu nhập rất ổn định, không phải là một nghề phù phiếm, hi sinh quá
nhiều như trước kia dư luận lầm tưởng.
2.6. Đối với ngành luật, chính trị, quân sự:
Những ngành nghề này tuy có chỉ tiêu đầu vào khá khắt khe, tuyển ít nhưng
khơng vì thế mà kém đi tầm quan trọng của nó. Ngành này ảnh hưởng cực lớn đến
xã hội, đến an tồn trật tự, an ninh đất nước. Vì thế, người làm nghề này càng cần
có tâm và tầm đủ lớn để đảm nhận trọng trách, trách nhiệm nặng nề.
Ví dụ như bài “Tỏ lòng” dạy cho ta biết người làm lãnh đạo, làm sĩ quan
(làm tướng) cần phải có tấm lịng cống hiến qn mình cho đất nước, biết tự mình
động viên khích lệ bản thân cố gắng ngừng để theo kịp những tấm gương đi trước.
Làm nghề này khơng chỉ cần có tài năng qn sự mà cịn phải có tấm lịng trung
thành tuyệt đối, có cái tâm cống hiến khơng mệt mỏi.
Bài “Đại cáo bình Ngơ” dạy chúng ta biết về tư tưởng nhân nghĩa của người
lãnh đạo. Đã là người lãnh đạo thì thứ nhất là phải nhân nghĩa với nhân dân, đảm
bảo cho nhân dân có cuộc sống yên ổn (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”), thứ hai
là phải nhân nghĩa với tướng sĩ (“Tướng sĩ một lịng phụ tử, hịa nước sơng chén
rượu ngọt ngào”) thì mới tạo nên được sức mạnh quân sự vững mạnh, thứ ba là

phải nhân nghĩa với ngoại bang (“thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”) để tạo nên
mối bang giao hữu nghị yên ổn lâu dài cho đất nước. Đây là những bài học cực kì
hữu ích và quý giá đối với những người theo đuổi sự nghiệp chính trị.
2.7. Đối với ngành hướng dẫn viên du lịch:

17


Ngành này ngoài những cái lợi cho bản thân ra, người làm nghề cần ý thức
được vai trò của nghề mình, đó là truyền tải niềm tự hào dân tộc cho mỗi người
dân trong nước đi du lịch, và quảng bá những điều hay, cái đẹp của đất nước đến
với khách du lịch nước ngồi. Vì thế, người hướng dẫn viên cần phải có cách
thuyết minh về điểm du lịch mà mình đảm nhận sao cho vừa chuẩn xác, vừa hấp
dẫn, vừa tôn vinh dân tộc, để xứng đáng là một người công dân yêu nước của đất
nước Việt Nam tươi đẹp

PHẦN KẾT LUẬN

Kết hợp dạy chữ, dạy người, dạy nghề là một hướng đi đổi mới và toàn diện
của giáo dục và đào tạo. Tuy rằng về nội dung, có thể sẽ tăng thêm yêu cầu đối với
người giáo viên soạn giảng nhưng điều đó sẽ giúp ích rất lớn đối với các em học
sinh trong việc chuẩn bị hành trang vào đời sau này. Cả giáo viên và học sinh cần
ý thức được hết tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong bộ
mơn Ngữ văn nói riêng và các bộ mơn trong nhà trường nói chung để tạo nên
người người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên, tạo ra
những người lao động mới “trung với nước, hiếu với dân”, những cơng dân có
nhân cách, có bản lĩnh, có đủ kiến thức cần thiết và có năng lực lành nghề, khơng
chỉ có khả năng ni sống bản thân, gia đình mà cịn đóng góp hữu ích cho đất
nước, cho xã hội, đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới trên trường quốc tế.



TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nhiều tác giả, Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm
2013, Nhà xuất bản Giáo dục, 2013.
2. Nhiều tác giả, Ngữ văn 10 (cơ bản, nâng cao) tập 1, tập 2, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2013.

18



×