Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Xác định đa hình gen FCER2 liên quan đến đáp ứng corticoids ở bệnh nhân hen phế quản điều trị tại bệnh viện nhi trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

XÁC ĐỊNH ĐA HÌNH GEN FCER2
LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁP ỨNG CORTICOIDS Ở
BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

XÁC ĐỊNH ĐA HÌNH GEN FCER2
LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁP ỨNG CORTICOIDS Ở
BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ TẠI


BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH DƢỢC LÝ – DƢỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ 60720405
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Dƣơng Thị Ly Hƣơng
2. PGS.TS Lê Thị Minh Hƣơng

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự
quan tâm, động viên và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: TS. Dương Thị Ly Hương - Trƣởng phòng khoa học
công nghệ hợp tác quốc tế, Phó Chủ nhiệm bộ môn Dƣợc lý và Dƣợc lâm sàng, Khoa Y
Dƣợc- Đại học quốc gia Hà Nội; PGS.TS Lê Thị Minh Hương - Phó giám đốc bệnh viện,
trƣởng khoa dị ứng miễn dịch- Bệnh viện Nhi trung ƣơng là những thầy cô đã trực tiếp
hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại
học Quốc gia: “Phân tích đa hình gen điều hòa đáp ứng thuốc corticoids trong điều trị bệnh
hen phế quản ở trẻ em Việt Nam” đã cung cấp nguồn kinh phí giúp tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến: PGS.TS Đinh Đoàn Long, TS. Vũ Thị Thơm, Ths Phạm
Hồng Nhung, cùng các cán bộ công tác tại Khoa Y dƣợc- Đại học quốc gia Hà Nội,
NCS.Ths Nguyễn Thị Bích Hạnh cùng các bác sĩ, điều dƣỡng y tá tại khoa dị ứng miễn
dịch, khoa điều trị tự nguyện C - Bệnh viện Nhi trung ƣơng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể các cán bộ Trƣờng đại học
Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có thể lĩnh hội những kiến thức quý giá về ngành Dƣợc
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, động
viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chƣơng 1: TỔNG QUAN………………………………………………………. 1
1.1.

Tổng quan về bệnh hen phế quản..........................................................

1

1.1.1. Định nghĩa………………………………………………………………………

1

1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản…………………………………………

1

1.1.3. Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ…………….………………………………….

3

1.1.4. Phân loại hen……………………………………………………………………


7

1.1.5. Điều trị dự phòng hen............................................................................... 7
1.2.

Corticoid và vai trò của Corticoid trong điều trị hen phế quản.......... 9

1.2.1. Cơ chế tác dụng của Corticoid……………………………………………….

9

1.2.2. Vai trò của Corticoid trong điều trị hen phế quản…………………………

10

1.2.3. Các gen liên quan đến đáp ứng corticoid trong điều trị hen phế quản….

11

Đa hình gen FCER2…………………………………………………

13

1.3.1. Dược lý di truyền và các khái niệm liên quan...........................................

13

1.3.2. Các phương pháp phân tích SNP…………………………………………….


15

1.3.3. FCER2 và mối liên quan đáp ứng điều trị bằng Corticoid……………….

16

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………………

20

2.2. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ nghiên cứu..................................................

21

2.2.1. Hóa chất…………………………………………………………………………..

21

1.3.

2.2.2. Thiết bị……………………………………………………………………………. 21
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………

22

2.3.1 Xác định đa hình gen……………………………………………………


22

2.3.2 Đáp ứng thuốc Corticoid………………………………………………

28

2.3.3 Phương pháp xử lý thống kê…………………………………………………….

31

2.3.4 Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………

31

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tính đa hình gen FCER2 trên các bệnh nhân hen phế quản đến khám 32


tại bệnh viện Nhi trung ƣơng
3.1.1 Quy trình xác định tính đa hình gen FCER2…………………………

32

3.1.2 Tính đa hình gen FCER2………………………………………………………

40

3.2 Mối tƣơng quan giữa đa hình gen FCER2 với đáp ứng corticoid……


44

3.2.1 Đặc điểm các bệnh nhân được đánh giá đáp ứng Corticoids……….

44

3.2.2 Kết quả đáp ứng thuốc…………………………………….…………………

48

3.2.3. Mối liên quan giữa đa hình gen FCER2 với mức độ kiểm soát………

49

3.2.4 Mối liên quan giữa đa hình gen FCER2 và đợt kịch phát hen…………

50

Chƣơng 4 : BÀN LUẬN

52

4.1 Về tính đa hình gen FCER2 trên bệnh nhân hen phế quản đến khám
tại bệnh viện Nhi trung ƣơng………………………………………………

52

4.1.1 Về quy trình xác định tính đa hình gen FCER2…………………………

52


4.1.2 Về tính đa hình gen FCER2 …………………………………………….

54

4.2 Về mối liên quan đa hình gen FCER2 với mức độ đáp ứng Corticoids

56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………..

63


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

ACT

Asthma Control test (Test kiểm soát hen)

2

DNA


Deoxyribonucleic acid (Axit deoxyribonucleic)

3

Bp

4

CAMP

Base pair (Cặp bazơ nitơ)
Childhood Asthma Management Program (Chƣơng trình
quản lý hen suyễn trẻ em)

5

dNTP

Deoxynucleotide triphosphate

6

ddNTP

Dideoxynucleotide triphosphate

7

EDTA


Ethylene Diamine Tetraacetic Acid (Axit ethylene diamine
tetraacetic)

8

FCER2

Fc fragment of IgE, low affinity II (mã hóa thụ thể gắn với IgE
ái lực thấp)

9

FEV1

Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên

10

FENO

Tỷ suất NO trong khí thở ra

11

FVC

12

FEF25-57


Lƣu lƣợng thở ra tối đa đoạn từ 25%-75% của FVC

13

GINA

Chƣơng trình khởi động toàn cầu phòng chống hen

14

ICS

15

MEF25%

Lƣu lƣợng vị trí còn lại 25% thể tích của FVC

16

MEF50%

Lƣu lƣợng vị trí còn lại 50% thể tích của FVC

17

LABA

Thuốc cƣờng β2 adrenegic tác dụng kéo dài


18

PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi polymerase)

19

PEF

Lƣu lƣợng đỉnh

20

SABA

21

SNP

Single Nucleotide Polymorphism (Đa hình đơn nucleotide)

22

SVC

Dung tích thở chậm

Thể tích phổi khi hít vào hết sức và thở ra hết sức


Corticosteroid dạng hít

Thuốc cƣờng β2 adrenegic tác dụng ngắn


23

TAE

Tris base, acetic acid and EDTA.

24

VC

Dung tích sống
DANH MỤC BẢNG

STT

1
2
3
4

Ký hiệu

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3

Phân loại hen theo mức độ nặng nhẹ
Phân loại hen theo mức độ kiểm soát
Xử trí hen dựa trên mức độ kiểm soát

7
7
8

Bảng 1.4

Liều corticoid hít ở trẻ em

9

5

Bảng 2.1

6
7
8

Bảng 3.1
Bảng 3.2

Bảng 3.3

9

Bảng 3.4

10

Bảng 3.5

11

Bảng 3.6

12

Bảng 3.7

13

Bảng 3.8

14

Bảng 3.9

15

Bảng 3.10


16
17

Bảng 3.11
Bảng 3.12

18

Bảng 3.13

19

Bảng 3.14

20

Bảng 3.15

Điều kiện phản ứng khuếch đại đoạn gen mang SNP
rs28364072
Kết quả đo quang của các mẫu DNA tổng số
Các SNP nằm trên vùng gen FCER2 đƣợc khuếch đại
Hình ảnh pic tƣơng ứng với các kiểu gen của rs28364072
Kết quả so sánh giải trình tự sản phẩm PCR bằng mồi xuôi và
mồi ngƣợc đoạn gen đƣợc khuếch đại với công cụ BLAST
Kết quả đọc kiểu gen với sản phẩm PCR bằng mồi xuôi và
mồi ngƣợc của rs4996972
Mồi sử dụng để PCR cho kết quả giải trình tự tốt hơn
Kết quả xác định kiểu gen của 7SNP thuộc vùng đầu của
đoạn gen đƣợc khuếch đại

Kết quả xác định kiểu gen của 9SNP còn lại
Tuổi và giới tính của các bệnh nhân đƣợc đánh giá đáp ứng
thuốc
Chiều cao, cân nặng của các bệnh nhân đƣợc đánh giá đáp
ứng thuốc
Các chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân
Tỷ lệ phân bố bậc hen hiện tại của các bệnh nhân
Mối liên quan đa hình gen FCER2 với mức độ kiểm soát hen
theo thang GINA
Mối liên quan đa hình gen FCER2 với mức độ kiểm soát hen
theo ACT
Mối liên quan đa hình gen FCER2 với xuất hiện cơn hen

26
33
36
37
38
38
40
42
43
44
44
47
47
49
50
51



DANH MỤC HÌNH
STT

Ký hiệu

1

Hình 1.1

2

Hình 1.2

3

Hình 1.3

4
5

Hình 1.4
Hình 1.5

6

Hình 1.6

7


Hình 2.1

8

Hình 2.2

9

Hình 2.3

10
11

Hình 2.4
Hình 3.1

12

Hình 3.2

13
14
15

Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5

16


Hình 3.4

Tên hình
Sơ đồ biểu diễn quá trình hình thành IgE trong hen
phế quản
Sơ đồ biểu diễn cơ chế hen phế quản
Sơ đồ biểu diễn vị trí tác động của các gen lên cơ chế
hen phế quản
Mô tả Single Nucleotide polymorphisms (SNP)
Biểu diễn vị trí của gen FCER2
Biểu đồ biểu diễn tần số allen C theo các quần thể
khác nhau
Test ACT đánh giá kiểm soát hen với trẻ trên 12 tuổi
Test ACT đánh giá kiểm soát hen với trẻ từ 4 đến 11
tuổi (dành cho trẻ)
Test ACT đánh giá kiểm soát hen với trẻ từ 4 đến 11
tuổi (dành cho bố mẹ)
Sơ đồ nghiên cứu
Điện di DNA tổng số trên gel Agarose 0,7%
Điện di sản phẩm PCR nhân vùng chứa rs28364072
trên gel Agarose 1%
Kết quả xác định kiểu gen của rs28364072
Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh dị ứng
Tỷ lệ các yếu tố khởi phát cơn hen
Biểu đồ biểu diễn kết quả đáp ứng thuốc theo thang
GINA và ACT

Trang
1
2

12
13
16
19
29
29
30
30
33
35
41
45
46
48


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản là một trong những bệnh phổi mạn tính phổ biến ở nƣớc ta cũng nhƣ ở
nhiều nƣớc trên thế giới. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên và có xu hƣớng ngày càng
tăng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2004, trên thế giới có hơn 300 triệu
ngƣời mắc hen phế quản với 6-8% là ngƣời lớn, hơn 10% ở trẻ em dƣới 15 tuổi; ƣớc tính
đến năm 2025, con số này tăng lên đến 400 triệu ngƣời [35], [36]. Tỷ lệ tử vong cũng tăng
lên rõ rệt, hàng năm có khoảng 20 -25 vạn ngƣời tử vong do hen, hiện nay theo số liệu của

chƣơng trình khởi động toàn cầu phòng chống hen (GINA) là 255.000 ngƣời [5], [25].
Ở Việt Nam, tuy chƣa có số liệu thống kê đầy đủ, song theo công bố của một số tác
giả, tỷ lệ trẻ em mắc hen phế quản ở Việt Nam cũng gia tăng nhanh chóng. Năm 1997, tỷ lệ
hen phế quản ở trẻ em dƣới 15 tuổi là 2,7% [8], năm 2002 là 9,3% [11], năm 2005, 2006 lần
lƣợt là 10,42% [15] và 8,74% [7]. Thiệt hại do hen phế quản gây ra không chỉ là các chi phí
trực tiếp cho điều trị mà còn là làm giảm khả năng lao động, gia tăng các trƣờng hợp nghỉ

học, nghỉ làm và ảnh hƣởng đến hoạt động thể lực [9]
Corticoids khí dung là những thuốc đƣợc sử dụng phổ biến nhất và hiệu quả nhất trong
điều trị hen phế quản mãn tính (Tantisira, 2009) [46], song tác dụng không mong muốn của
corticoid tƣơng đối nhiều khiến việc sử dụng corticoid bị hạn chế, đặc biệt ở trẻ em. Ngoài
ra có một tỷ lệ không nhỏ trên lâm sàng không đáp ứng với thuốc điều trị Corticoid. Có rất
nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến đáp ứng điều trị bệnh hen phế quản. Một trong những
nguyên nhân đó là do sự khác biệt về di truyền ảnh hƣởng đến đáp ứng thuốc. Trong hơn
một thập kỷ qua đã có nhiều nghiên cứu về di truyền nhằm tìm ra các gen đích và các SNPs
mục tiêu có liên quan chặt chẽ đến đáp ứng điều trị hen phế quản. Phân tích các yếu tố di
truyền liên quan đến đáp ứng với corticoid có ý nghĩa lâm sàng, bởi nó sẽ giúp phân loại
bệnh nhân, và định hƣớng điều trị bằng corticoid sớm hơn, hoặc với liều thấp hơn trên
những cá thể có đáp ứng tốt, nhằm mang lại hiệu quả điều trị tối ƣu với tác dụng không
mong muốn thấp nhất; hoặc chỉ định dùng các thuốc khác thay thế corticoid để kiểm soát
hen trên những cá thể có kiểu gen không đáp ứng với corticoid.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa đa hình gen với đáp


ứng corticoids trong điều trị hen phế quản. Trong đó đã chứng minh đa hình gen FCER2
(mã hóa cho thụ thể gắn với IgE ái lực thấp) có liên quan đến liên quan chặt chẽ đến gia
tăng đợt kịch phát bệnh hen suyễn khi sử dụng corticoids dạng hít [34], [42], [45], [46]. Tuy
nhiên ở Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào đƣợc tiến hành nghiên cứu về mối tƣơng quan đa
hình gen với đáp ứng corticoids trong điều trị hen phế quản.
Nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa di truyền học với tính đáp ứng điều trị bệnh hen phế
quản trên đối tƣợng bệnh nhân là ngƣời Việt Nam, cũng là cơ sở cho việc tối ƣu hóa hiệu
quả điều trị, giảm thiểu tác dụng không mong muốn, và giảm giá thành điều trị. Đề tài “Xác
định đa hình gen FCER2 liên quan đến đáp ứng corticoid ở bệnh nhân hen phế quản
điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương” đƣợc thực hiện với các mục tiêu chính sau:
1. Xác định đƣợc tính đa hình gen FCER2 trên các bệnh nhân hen phế quản đến khám
tại bệnh viện Nhi trung ƣơng.
2. Bƣớc đầu phân tích mối liên quan giữa đa hình gen FCER2 với đáp ứng corticoid ở

bệnh nhân hen phế quản điều trị tại bệnh viện nhi trung ƣơng


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về bệnh hen phế quản
1.1.1 Định nghĩa
Theo chƣơng trình khởi động toàn cầu phòng chống hen (GINA) (2014) hen
phế quản là một bệnh lý đa dạng thƣờng có đực điểm là viêm đƣờng thở mạn tính.
Hen đƣợc định nghĩa bởi sự hiện diện của bệnh sử có các triệu chứng hô hấp nhƣ
khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và
về cƣờng độ, cùng với giới hạn luồng khí thở ra dao động.
1.1.2 Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản
Trong cơ chế bệnh sinh của hen có 3 quá trình chủ yếu [3], [5]:
- Thứ nhất hình thành IgE: Quá trình này bắt đầu từ khi dị nguyên (DN) lọt
vào cơ thể qua bất cứ đƣờng nào: hô hấp, tiếp xúc, tiêu hóa, tiêm truyền, gặp đại
thực bào (ĐTB) hoạt hóa đại thực bào tiết ra interleukin-1 (IL1). Chất này sẽ biệt
hóa tế bào lympho T: Th0

Th2 (có yếu tố di truyền, cơ địa). Th2 tổng hợp các

cytokin: IL3, IL4, IL13. Hai cytokin này biệt hóa lympho B thành tƣơng bào sản
xuất IgE. IgE gắn vào bề mặt tế bào dƣỡng bào, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái
toan.
Eo

DN
Histamin
PAF
Mast


IL1

ĐT
B

Th2
ĐT
BBhóa Yếu tố di
Hoạt
IL3, IL4, IL5, IL13
truyền cơ
địa
IgE
B

ECF
LT
PG 1.1: Sơ đồ biểu diễn quá trình hình thành IgE trong hen phế quản
Hình

1


- Khâu thứ hai là sự kết hợp dị nguyên với IgE trên bề mặt dƣỡng bào và
bạch cầu ái kiềm, giải phóng một loạt chất trung gian hóa học (Histamine, PAF –
yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, ECF- yếu tố hóa ứng động bạch cầu ái toan, leukotrien,
prostaglandin). Nhờ có yếu tố hóa ứng động bạch cầu ái toan, sự kết hợp của dị
nguyên với IgE trên bề mặt bạch cầu ái toan, giải phóng một loạt các chất trung gian
hóa học (MBP (Major Basic Protein), ECP (Protein cation bạch cầu ái toan),…).
Các chất trung gian này tác động lên màng phospholipid có sự tham gia của

phosphodiesterase A2

thành Arachidonic acid thông qua men 5 lipoxygenase

(5LO) từ đó giải phóng các Leucotrienes và thông qua men Cycloxygenase giải
phóng các Prostagladin.
- Khâu thứ ba do tác động của các trung gian hóa học, cytokines kể trên đƣợc
giải phóng từ khâu thứ 2 xuất hiện viêm mạn tính đƣờng thở gây co thắt phế quản
và gia tăng đáp ứng phế quản. Từ đó biểu hiện thành các triệu chứng hen.
ĐTB

ĐTB
1

IL6

2
IFN

Th1

IL1
Th2

IL10
IFNγ, IL2

IL4,
IL13


B
IgE

EO

Mast
Histamine, Tryptase, …

ECP, EPO, LTC4, PGD2
Viêm mạn tính đƣờng thở
Co thắt phế
quản

Tăng đáp ứng
phế quản

Triệu chứng hen

Hình 1.2 : Sơ đồ biểu diễn cơ chế hen phế quản [5]

2


1.1.3 Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ
Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em khó hơn ngƣời lớn, các triệu chứng lâm
sàng không rõ ràng, nguyên nhân khò khè, ho, khó thở ở lứa tuổi này rất phức tạp
và sự hợp tác của trẻ trong việc tiến hành các thăm dò chức năng hô hấp không
đƣợc thực hiện… Các bƣớc cần tiến hành đề chấn đoán hen phế quản trẻ em [1],[4].
[5], [6],[10]:
Bƣớc 1: Khai thác bệnh sử:

Trẻ xuất hiện các dấu hiệu: Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.
- Những dấu hiệu này có xuất hiện nhiều lần, tái đi tái lại và thƣờng xảy nặng hơn
vào ban đêm làm trẻ thức giấc hay không?
- Trẻ có tiếp xúc với các yếu tố khởi phát hen không? Nặng hơn không?
- Có tiền sử dị ứng (bố mẹ và bản thân không)
Bƣớc 2: Khám lâm sàng: Toàn diện
- Phát hiện các dấu hiệu: Ho, khò khè, khó thở
- Các dấu hiệu thực thể: Nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran rít, ran ngáy
-Lồng ngực hình thùng (hen lâu ngày)
- Đánh giá phân loại theo mức độ nặng nhẹ theo lâm sàng sau đây:
+ Nhẹ: Không hoặc khó thở nhẹ spO2 > 95%
+ Trung bình: Khó thở, nhịp thở nhanh, spO2 91-95% rút lõm lồng ngực.
+ Nặng: Khó thở (Phải ngồi thở), spO2 61-90% rút lõm lồng ngực, co kéo cơ ức đòn
chũm, không ăn, không bú đƣợc.
+ Cơn nguy kịch: Tím tái, vật vã hôn mê spO2 ≤ 60%.

Bƣớc 3: Đánh giá khách quan:
-

Hô hấp kế (spirometer): phƣơng pháp này đòi hỏi trẻ hít vào và thở ra

gắng sức, cần sự hợp tác tốt của trẻ. Rối loạn thông khí tắc nghẽn đƣờng thở đƣợc
đánh giá bằng các thông số sau:
-

Dung tích sống (VC) < 80% số lý thuyết
3


-


FEV1 < 80% so với lý thuyết

-

Chỉ số Gaensler (FEV1/FVE) < 80% so với lý thuyết

-

Chỉ số Tiffeneau ( FEV1/VC ) < 80% so với lý thuyết

-

Khi tắc nghẽn đƣờng thở nhỏ đƣợc đánh giá bằng các thông số sau:
 FEV1 > 80% so với lý thuyết
 Chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC ) > 80% so với lý thuyết
 FEF25-57 ≤ 60% so với lý thuyết
 MEF25 hoặc MEF50 ≤ 60% so với lý thuyết.

- Test phục hồi phế quản: đo chức năng thở ra tối đa trong giây đầu tiên trƣớc
và sau khi dùng salbutamol dƣới dạng phun hít với liều lƣợng 200µg sau 10-20
phút. Nếu FEV1 tăng trên 12% (hoặc trên 200ml) thì coi là test phục hồi phế quản
dƣơng tính chứng tỏ loại thông khí tắc nghẽn có đáp ứng với thuốc giãn phế quản:
nghĩ đến hen
- Theo doi sự thay đổi PEF (lƣu lƣợng thở ra đỉnh). Nghĩ đến hen khi:
+ PEF tăng 60l/phút hoặc ≥ 20% sau khi hít thuốc giãn phế quản so với trƣớc khi hít
thuốc giãn phế quản hoặc PEF thay đổi hàng ngày ≥ 20% và nếu đo 2 lần/ngày thì
hơn nhau 10% có thể gợi ý hen.
+ Ngoài ra có thể theo dõi PEF giảm hơn 15% sau 6 phút chạy hoặc gắng sức cũng
lag một gợi ý theo dõi hen.

- Có thể làm các xét nghiệm khác
+ Nếu nhƣ không thực hiện đƣợc hô hấp kế hay PEF có thể dựa vào dấu hiệu khò
khè tái đi tái lại > 3 lần( mặc dù không bị cảm lạnh, không bị viêm xoang mũi dị
ứng).
+ Có tiền sử bố mẹ hoặc bản thân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác.
+ Tăng bạch cầu ái toan, IgE trong máu, test da với các dị nguyên dƣơng tính.
+ Điều trị thử với các thuốc giãn phế quản kích thích β2 +ICS có hiệu quả.
+ Đo nồng độ oxit nitơ (NO) trong khí thở ra: NO là một chất đánh dấu sinh học
cho hiện tƣợng viêm do tăng bạch cầu ái toan trong đƣờng hô hấp. NO trong khí thở
đƣợc dùng để định hƣớng chẩn đoán, đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi mức độ
4


kiểm soát bệnh hen. Nồng độ NO trong khí thở ra ở bệnh nhân hen thƣờng cao hơn
trẻ bình thƣờng [24].
Bƣớc 4: Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt:
a. Chẩn đoán xác định : cần thăm khám cẩn thận và phân tích toàn diện
Cần phải nghĩ đến hen nếu trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu và triệu chứng sau:
+ Khò khè rõ nghe đƣợc bằng tai hoặc ống nghe( tuy nhiên cũng lƣu ý nếu nghe
phổi bình thƣờng cũng chƣa thể loại trừ đƣợc hen).
+ Ho, đặc biệt ho nhiều về đêm.
+ Khò khè tái phát nhiều lần.
+ Khó thở tái phát nhiều lần.
+ Nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần.
- Các triệu chứng trên thƣờng xảy ra và nặng hơn về đêm và làm trẻ thức giấc khi:
+ Tiếp xúc với lông súc vật
+ Tiếp xúc với hóa chất.
+ Thay đổi thời tiết.
+ Tiếp xúc với bụi nhà.
+ Uống thuốc (aspirin, thuốc chẹn beta).

+ Gắng sức, chạy nhảy đùa nghịch nhiều.
+ Tiếp xúc với dị nguyên hô hấp nhƣ phấn hoa.
+ Nhiễm virus đƣờng hô hấp.
+ Hít phải khói các loại nhƣ khói thuốc lá, bếp than, củi, dầu,…
+ Rối loạn cảm xúc mạnh nhƣ quá xúc động, quá buồn, quá vui,…
- Nếu trẻ có các biểu hiện dị ứng nhƣ chàm hoặc trong gia đình có ngƣời bị hen
hoặc có các cơ địa dị ứng khác thì khả năng trẻ bị hen nhiều hơn.
- Thay đổi chức năng hô hấp: đo chức năng thở ra tối đa trong giây đầu tiên trƣớc
(FEV1), FVC, PEF.
- Test bì dƣơng tính, bạch cầu ái kiềm và IgE tăng trong máu

5


- Điều trị thử với các thuốc giãn phế quản kích thích β2 +ICS có hiệu quả.
b. Chẩn đoán phân biệt
-

Dị vật đƣờng thở: xảy ra đột ngột, trẻ ho, thở rít, khó thở, trong tiền sử

có triệu chứng xâm nhập, chụp X quang phổi có hình ảnh ứ khí khu trú một bên
phổi, soi phế quản gắp đƣợc dị vật thì các triệu chứng mất đi.
-

Viêm mũi xoang: viêm tắc mũi gây phù nề xuất tiết nhiều gây nên triệu

chứng khò khè giống hen. Ngoài ra polyp mũi, các dị vật lỗ mũi cũng có khả năng
gây triệu chứng khò khè tái phát. Khám tai mũi họng , soi thanh quản phát hiện các
dị vật, dị tật tại mũi họng
-


U trung thất, hạch to lành hoặc ác tính, nang phế quản gây chèn ép khí

quản, phế quản lớn, trẻ có triệu chứng ho, khò khè, khó thở kéo dài thƣờng không
đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Chụp X quang phổi thẳng, nghiêng, chụp cắt lớp
lồng ngực thấy hình ảnh khối u chèn ép khí quản.
-

Thâm nhiễm phổi tăng bạch cầu ái toan: triệu chứng lâm sàng giống hen,

nguyên nhân do giun đũa hoặc các nguyên nhân khác nhƣ: thuốc hoặc dị nguyên
khác, tiến triển tốt và có thể tự khỏi.
-

Bệnh quánh niêm dịch: bệnh có tính chất khó thở, khò khè giống nhƣ

hen, cần thử test mồ hôi, ngoài ra trẻ còn có thể có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, bệnh
bắt đầu từ nhỏ và có tiền sử nhiễm khuẩn phổi nhiều lần.
-

Các dị tật về giải phẫu: bất thƣờng về mạch máu, hẹp khí quản bẩm sinh,

rối loạn vận động khí phế quản…cần kết hợp lâm sàng và các thăm dò siêu âm,
chụp mạch, dựng hình, nội soi khí phế quản, để chẩn đoán.

6


1.1.4. Phân loại hen
a. Phân loại theo độ nặng [4], [5], [25].

Bảng 1.1. Phân loại hen theo mức độ nặng nhẹ
Bậc

Triệu chứng

Cơn cấp

1.Nhẹ từng cơn

< 1lần/tuần

Nhẹ

2.Nhẹ dai dẳng

> 1 lần/ tuần
< 1 lần/ngày

3.Vừa dai dẳng

Hàng ngày

4.Nặng dai dẳng

Hàng ngày

FEV1 hoặc
Triệu chứng
PEF (% theo
về đêm

dự tính)
≤ 2 lần/
≥80%
tháng

Có thể ảnh
hƣởng đến
>2 lần/ tháng
hoạt động
và giấc ngủ
Có thể ảnh
hƣởng đến
>1 lần/ tuần
hoạt động
và giấc ngủ
Thƣờng
Thƣờng
xuyên
xuyên

Dao động
FEV1
hoặc PEF
<20%

≥80%

20-30%

60%-80%


>30%

<60%

>30%

b.Phân loại hen theo mức độ kiểm soát GINA
Bảng 1.2. Phân loại hen theo mức độ kiểm soát [4], [5],[25], [26], [27]
Đặc điểm

Kiểm soát hoàn
toàn: tất cả đặc
điểm dƣới đây

Kiểm soát một phần:
Chƣa đƣợc
≥ 1 đặc điểm trong 1
kiểm soát
tuần bất kỳ

1. Triệu chứng ban ngày

<2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

2. Hạn chế hoạt động

Không




3. Triệu chứng thức giấc ban
đêm

Không



4. Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn

< 2 lần/tuần

5. Lƣu lƣợng đỉnh

Bình thƣờng

6. Đợt kịch phát hen.

≥ 3 đặc điểm
trong
mức
kiểm soát 1
> 2 lần/tuần
phần ở 1 tuần
< 80% giá trị tốt nhất bất kỳ
của BN
≥ 1 lần/năm


Không

1.1.5. Điều trị dự phòng hen
Điều trị dự phòng hen là nội dung cơ bản nhất của quản lý hen, điều trị dự
phòng chủ yếu với các thể nhẹ và vừa, tiến hành khi bệnh nhân vẫn ở cộng đồng,
thể hen nặng và nguy kịch đƣợc điều trị tại bệnh viện. Nguyên tắc và chu trình kiểm
soát hen: tuân theo một chu trình chặt chẽ và liên tục: Sau khi đánh giá mức độ

7


kiểm soát hen, mức độ nặng nhẹ của mỗi ngƣời bệnh. Sẽ xử trí dựa trên mức độ
kiểm soát và phân bậc nặng nhẹ (đối với trẻ trên 5 tuổi và ngƣời lớn) [4],[5].
Bảng 1.3: Xử trí dựa trên mức độ kiểm soát hen
MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT
Giảm

Kiểm soát tốt

ĐIỀU TRỊ
Duy trì, tìm bậc kiểm soát thấp nhất
Tăng bậc để đạt mức kiểm soát

Chƣa đƣợc kiểm soát

Tăng bậc đến khi kiểm soát đƣợc
Tăng

Kiểm soát một phần


Đợt kịch phát

Điều trị đợt kịch phát

Bậc điều trị
Giảm bậc
Bƣớc 1

Bƣớc 2

Bƣớc 3

Bƣớc 4

Tăng bậc
Bƣớc 5

Giáo dục sức khoẻ về Hen
Kiểm soát môi trƣờng
Cƣờng 2 tác
dụng nhanh Cường
(khi có cơn)

2

tác dụng nhanh (theo nhu cầu)

Chọn một

Chọn một


Thêm một

Thêm một

hoặc hơn

hoặc cả hai

ICS * liều ICS liều thấp cùng với ICS liều trung Glucocorticoid
thấp
bình hoặc cao dạng uống (
cƣờng 2 tác dụng dài
cùng với cƣờng liều thấp nhất)
2 tác dụng dài
Kháng
Leucotrien
**

ICS liều trung bình hoặc Kháng Leucotrien
cao

Liệu
pháp
kháng IgE

ICS liều thấp cùng kháng Theophyllin
Leucotrien
phóng thích chậm
ICS liều thấp cùng

Theophylin phóng thích
chậm

** Kháng thụ thể hoặc ức chế tổng hợp

Ghi chú: * ICS - glucocorticosteroid hít;

8


Bảng 1.4: Liều corticoid hít ở trẻ em [5], [25].
Tên thuốc

Liều thấp/ngày
(µg)

Liều trung bình/ngày
(µg)

Liều cao/ngày
(µg)

Beclomethsone
dipropionate

100-200

>200-400

>400


Budesonide

100-200

>200-400

>400

Ciclesonide

80-160

>160-320

>320

Flunisolide

500-750

>750-1250

>1250

Fluticasone

100-250

>250-500


>500

Mometasone furoate

100-200

>200-400

>400

Triamcinolone
acetonide

400-800

>800-1200

>1200

Theo dõi thƣờng xuyên để duy trì mức kiểm soát tốt: tái khám nâng, hạ bậc
hợp lý.
1.2. Corticoid và vai trò của Corticoid trong điều trị hen phế quản
1.2.1 Cơ chế tác dụng của Corticoid
Cơ chế tác dụng của Corticoid trong hen phế quản: Giảm tổng hợp
interleukin IL4 (tăng trƣởng thế bào B), interleukin IL3 (tăng trƣởng mastocyt, đại
thực bào), interleukin IL5 (tăng trƣởng tế bào B, biệt hóa bạch cầu ái toan). Ức chế
tổng hợp Phospholipase A2 (chất này xúc tác giải phóng acid arachidonic giải phóng
Leucotrien và Prostaglandin). Gia tăng tác dụng thuốc giãn phế quản kích thích β2.
Giảm tính thấm thành mạch làm giảm tiết dịch nhầy [2], [32].

Các corticoid không có tác dụng giãn phế quản và việc dùng chúng trong
điều trị hen phế quản chủ yếu là giảm viêm đƣờng hô hấp. Các thuốc này có tác
dụng tốt trong các cơn cấp tính, khi tắc nghẽn đƣờng dẫn khí không đỡ hoặc nặng
hơn mặc dù đã dùng thuốc giãn phế quản với liều tối đa. Corticoid cũng đƣợc đƣa
lên hàng đầu trong điều trị hen phế quản mạn tính, đặc biệt khi mà chế độ điều trị
trƣớc không có tác dụng và các triệu chứng nặng thêm, tái phát thƣờng xuyên hơn
[38].

9


1.2.2 Vai trò của Corticoid trong điều trị hen phế quản
Corticoids khí dung là những thuốc đƣợc sử dụng phổ biến nhất và hiệu quả
nhất trong điều trị hen phế quản mãn tính [46], song tác dụng không mong muốn
của corticoid tƣơng đối nhiều khiến việc sử dụng corticoid bị hạn chế, đặc biệt ở trẻ
em. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng corticoid đƣờng hô hấp là hiệu
quả và an toàn nhất do ít tác dụng phụ và đạt nồng độ tại chỗ cao trong phế quản.
Có nhiều chế phẩm corticoid, tùy từng mức độ nặng mà lựa chọn và lựa chọn liều
phù hợp với bệnh nhân [5], [23], [25].
Theo GINA (2006) [25] và hƣớng dẫn điều trị hen phế quản ở trẻ em của bộ
y tế [4]. Thuốc điều trị hen có thể dùng tại chỗ (hít, khí dung), uống hoặc tiêm. Tuy
nhiên thuốc dùng tại chỗ có nhiều ƣu điểm, trong đó thuốc corticosteroid dạng hít là
thuốc dự phòng hen có hiệu quả nhất hiện nay. Corticoid dạng hít bắt đầu đƣợc sử
dụng điều trị dự phòng hen phế quản từ bậc 2. Bƣớc 2 là điều trị khởi đầu cho hầu
hết các trƣờng ngƣời bệnh hen đến khám có triệu chứng hen dai dẳng mà chƣa điều
trị corticosteroid.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Vì trẻ dƣới 5 tuổi có những đặc điểm riêng về sinh lý
bệnh cũng nhƣ diễn biến tự nhiên của bệnh khác với trẻ lớn, cần có sự phân tích
toàn diện theo quyết định của thầy thuốc cho từng trẻ, không cứng nhắc theo một
công thức chung cho tất cả những trẻ này. Glucocorticosteroid dạng hít đƣợc

khuyến cáo sử dụng điều trị dự phòng ban đầu bắt đầu ngay ở bƣớc 2 với liều thấp,
một số trƣờng hợp có thể cho đơn liều (một liều duy nhất) trong ngày [4].
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của các chế phẩm corticoid
với bệnh nhân hen phế quản. Theo nghiên cứu RCT của Husby và cộng sự năm
1993 là một mốc quan trọng liên quan đến việc sử dụng corticosteroid dạng hít
trong điều trị các bệnh đƣờng hô hấp nghiêm trọng. So sánh đáp ứng của một liều
duy nhất 2 mg budesonide hít với giả dƣợc cho trẻ em nhập viện vì viêm thanh quản
nặng, báo cáo cải thiện lâm sàng nhanh chóng (trong vòng 2 giờ điều trị) ở những
bệnh nhân dùng budesonide [30]. Một nghiên cứu RCT đã tiến hành trên mƣời bảy
thử nghiệm đƣợc công bố (470 ngƣời lớn và 663 trẻ em và thanh thiếu niên) (1966-

10


2006) lấy từ các cơ sở dữ liệu khác nhau (MEDLINE, EMBASE, Cochrane
Controlled Trials Register). Sau 2 đến 4 giờ của nghiên cứu, các thử nghiệm đƣợc
sử dụng nhiều liều ICS có tỷ lệ nhập viện đã đƣợc quan sát giảm nhiều hơn (OR:
0.30, 95% khoảng tin cậy [CI], 0,16-0,55) khi so sánh với giả dƣợc. Bệnh nhân
đƣợc điều trị với ICS cũng cải thiện lâm sàng nhanh hơn so với giả dƣợc hoặc
corticosteroid đƣờng toàn thân (SCS), tăng xác suất ra xuất viện sớm (OR: 4,70,
95% CI: 2,97-7,42; p = 0,0001). [39].
1.2.3 Các gen liên quan đến đáp ứng corticoid trong điều trị hen phế quản
Corticoids khí dung là những thuốc đƣợc sử dụng phổ biến nhất và hiệu quả
nhất trong điều trị hen phế quản mãn tính (Tantisira, 2009) [46], song tác dụng
không mong muốn của corticoid tƣơng đối nhiều khiến việc sử dụng corticoid bị
hạn chế, đặc biệt ở trẻ em. Ngoài ra có một tỷ lệ không nhỏ trên lâm sàng không
đáp ứng với thuốc điều trị Corticoid. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến đáp
ứng điều trị bệnh hen phế quản. Một trong những nguyên nhân đó là do sự khác biệt
về di truyền ảnh hƣởng đến đáp ứng thuốc. Trong hơn một thập kỷ qua đã có nhiều
nghiên cứu về di truyền nhằm tìm ra các gen đích và các SNPs mục tiêu có liên

quan chặt chẽ đến đáp ứng điều trị hen phế quản Phân tích các yếu tố di truyền liên
quan đến đáp ứng với corticoid có ý nghĩa lâm sàng, bởi nó sẽ giúp phân loại bệnh
nhân, và định hƣớng điều trị bằng corticoid sớm hơn, hoặc với liều thấp hơn trên
những cá thể có đáp ứng tốt, nhằm mang lại hiệu quả điều trị tối ƣu với tác dụng
không mong muốn thấp nhất; hoặc chỉ định dùng các thuốc khác thay thế corticoid
để kiểm soát hen trên những cá thể có kiểu gen không đáp ứng với corticoid [48].
Các gen liên quan đến con đƣờng corticoid có thể kể đến là: gen CRHR1
(corticotropin-releasing hormone receptor 1) gen mã cho thụ thể kết cặp G-protein
liên kết với các neuropeptide thuộc họ hoocmon giải phóng corticotropin đã đƣợc
chứng minh liên quan đến việc sản xuất corticosteroid nội sinh [20], [43], [46], [48];
gen TBX21 (mã hóa yếu tố ảnh hƣởng đến sự sản xuất lympho T) liên quan đến
việc phát triển quá trình gây viêm và phản ứng quá mẫn tại đƣờng hôp hấp trong
bệnh hen phế quản [44], gen FCER2 (mã hóa thụ thể gắn với IgE ái lực thấp) có

11


liên quan đến gia tăng đợt kịch phát bệnh hen suyễn khi sử dụng ICSs [34],[42],
[45], [48]; gen GLCCI1 (glucocorticoid-induced transcript 1) mã hóa sự phiên mã
gây ra bởi glucocorticoid 1 liên quan đến việc tăng bạch cầu ái toan [31], [42], [47];
DUSP 1 (dual specificity phosphatase-1) đƣợc gọi là MAP kinase phosphatase-1
(MKP1) có tác dụng thông qua quá trình phosphoryl hóa và ức chế mitogen dẫn đến
kích hoạt kinase (MAPKs) do đó giảm biểu thị của yếu tố sản xuất cytokine tiền
viêm có vai trò trong quá trình đáp ứng với corticoid [33]; STIP1( Stress induced
phosphoprotein 1) có khả năng cải thiện tình trạng phổi ở bệnh nhân hen phế quản
dùng ICSs [29]; gen NR3C1 có liên quan tới sự nhạy cảm với các glucocorticoid.
Điều hòa đáp ứng của glucocorticoid (GCs) đều qua trung gian bởi các thụ thể
glucocorticoid (GR) [37].

Hình 1.3: Sơ đồ biểu diễn vị trí tác động của các gen lên cơ chế hen.

Nhìn chung, các nghiên cứu về di truyền liên quan đến đáp ứng với corticoid
ở bệnh nhân hen phế quản cho thấy có nhiều biến thể di truyền có mối quan hệ chặt
chẽ với đáp ứng thuốc, có thể giúp ích cho việc tiên đoán hiệu quả điều trị [48]. Tuy
nhiên số lƣợng bằng chứng lâm sàng của mỗi gen là khác nhau: Các gen TBX21,
STIP, NR3C1, DUSP1, CRHR1 không đƣợc lặp lại và đến gần với lâm sàng, gen

12


FCER2 có nhiều bằng chứng lâm sàng chứng mình có liên quan đến đợt tăng các
đợt kịch phát trong điều trị hen phế quản.

1.3. Đa hình gen FCER2.
1.3.1 Dược lý di truyền và các khái niệm liên quan
Dƣợc lý di truyền dựa trên thành tựu phát triển của ngành sinh học, sinh lý,
hóa sinh và dƣợc lý. Trên thế giới dƣợc lý di truyền đã đƣợc nghiên cứu và ứng
dụng trên lâm sàng. Nhƣng ở Việt Nam chƣa đƣợc nghiên cứu để ứng dụng và phát
triển. Để hiểu hơn về dƣợc lý di truyền đề tài tìm hiểu một số khái niệm liên quan:
- Đa hình đơn nucleotide- viết tắt: SNP (Single nucleotide polymorphisms):
Mỗi gen là một đoạn ngắn trong chuỗi xoắn kép ADN, tạo nên một bộ gen của con
ngƣời. Đoạn ngắn đó lại là một chuỗi rất nhiều các base, hầu hết các biến động về
một gen giữa các cá thể chỉ do sự khác nhau của 1 base trong gen đang xét. Đó
chính là tính đa hình đơn nucleotid (SNP). Ví dụ: một SNP có thể thay đổi trình tự
DNA: AGCCT đến AGTCT [22].
SNP là những biến thể di truyền phổ biến nhất trong DNA của con ngƣời,
xảy ra khoảng một lần trong mỗi 100 đến 300 cặp base. Hiện nay đã có hơn bốn
triệu SNPs đã đƣợc xác định trong hệ gen của con ngƣời. SNPs xảy ra khi một cặp
nucleotide bị thay thế. Vì vậy, SNPs sự khác biệt duy nhất cơ sở tồn tại giữa các cá
nhân [22].


13


Hình 1.4: Mô tả Single nucleotide polymorphisms (SNP)
Đột biến tại 1 nucleotid có thể dẫn đến những trƣờng hợp sau:
- SNP tại các đoạn trình tự mã hóa có thể dẫn đến thay đổi trình tự axit amin
hoặc độ dài chuỗi polypeptit nếu một bộ ba nucleotid (codon) kết thúc bị biến đổi.
- SNP không thuộc các trình tự mã hóa nhƣng vẫn có thể chi phối đến mức độ
biểu hiện của các gen, ảnh hƣởng đến sự biểu hiện của sản phẩm protein.
- Nhiều SNP thuộc các vùng mã hóa hay không mã hóa các gen không gây ảnh
hƣởng đến cấu trúc hay sự biểu hiện hoạt động của các gen.
Các nhà di truyền học phân tử hy vọng rằng trong tƣơng lai có thể hoàn thiện bản
đồ các SNP có liên quan đến bệnh tật, tiến đến việc giải mã chức năng của các gen ở
mỗi cá thể giúp tiên lƣợng các nguy cơ mắc bệnh, từ đó có lời khuyên thích hợp trong
vấn đề phòng bệnh đối với từng cá thể [49]
Phần lớn các loại thuốc gây phản ứng phụ bất lợi cho cơ thể thƣờng đƣợc chuyển
hoá nhờ những loại enzym đa hình. Những enzym này đƣợc mã hoá bởi một gen (hay
một số gen) có tính đa hình, thƣờng là đa hình đơn nucleotid (SNP).
- Định luật Hardy Weiberg [12].
+ Nội dung: Trong một quần thể ngẫu phối kích thƣớc lớn, nếu nhƣ không có áp lực
của các quá trình đột biến, di nhập cƣ, biến động di truyền và chọn lọc thì tần số các
alen đƣợc duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác và tần số các kiểu gen (của
một gen gồm hai alen khác nhau) là một hàm nhị thức của các tần số alen, đƣợc
biểu diến bằng công thức sau:
(p+q)2= p2 + 2pq + p2
+ Điều kiện đúng của định luật:
Có sự giao phối tự do
Quần thể phải có số lƣợng cá thể đủ lớn.
Các loại giao tử mang alen trội, lặn đƣợc hình thành qua giảm phân với tỷ lệ
ngang nhau, có sức sống nhƣ nhau, tham gia vào thụ tinh với xác suất ngang

nhau.

14


Các cơ thể đồng hợp và dị hợp có sức sống ngang nhau, đƣợc truyền gen cho
các thế hệ sau ngang nhau.
Không có áp lực của quá trình đột biến và quá trình chọn lọc tự nhiên hoặc
áp lực đó là không đáng kể.
Quần thể đƣợc cách ly với các quần thể khác, không có sự trao đổi gen.
+ Các mệnh đề và hệ quả:
Nếu nhƣ không có áp lực của các quá trình tiến hóa (đột biến, di nhập cƣ,
biến động di truyền và chọn lọc) thì các tần số alen đƣợc giữ nguyên không
đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nếu sự giao phối ngẫu nhiên, thì các tần số kiể gen có quan hệ với các tần số
alen bằng công thức đơn giản: (p+q)2 = p2 + 2pq + q2.
Bất luận các tần số kiểu gen ban đầu nhƣ thế nào, miễn sao các tần số alen ở
hai giới là nhƣ nhau, chỉ sau một thế hệ ngẫu phối các tần số kiểu gen đạt tới
trạng thái cân bằng (p2, 2pq, q2).
Khi quần thể ở trạng thái cân bằng thì tích của tần số đồng hợp tử bằng bình
phƣơng một nửa tần số dị hợp tử.
Tần số của các thể dị hợp không vƣợt quá 50% và giá trị cực đại này chỉ xảy
ra khi p=q=0,5. Lúc này các thể dị hợp chiếm một nửa số cá thể trong quần
thể
Để kiểm tra mức độ phù hợp của tần số các kiểu gen quan sát đƣợc với tần số lý
thuyết tính theo cân bằng Hardy Weinberg có thể kiểm nghiệm bằng thống kê theo
phƣơng pháp χ2. Giá trị của χ2 càng nhỏ thì mức độ phù hợp càng cao. Đối với một
locut có 2 alen (3 kiểu gen) thì có bậc tự do bằng 1 [13].
1.3.2 Các phương pháp phân tích SNP
Trên thế giới hiện nay có nhiều phƣơng pháp phân tích SNP đƣợc phát triển

nhƣ kĩ thuật đa hình độ dài đoạn cắt giới hạn (Restriction fragment length
polymorphism, viết tắt là RFLP), kĩ thuật sử dụng đầu dò ADN (DNA- probe), kỹ
thuật đa hình cấu tạo sợi đơn (single strand conformational polymorphism, viết tắt
là SSCP), giải trình tự, sắc kí lỏng cao áp biến tính (Denaturing high performance

15


×