Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Sản xuất và đánh giá chất lượng khối tiểu cầu lọc bạch cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VÕ THỊ DIỄM HÀ

SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
KHỐI TIỂU CẦU LỌC BẠCH CẦU

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2015

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VÕ THỊ DIỄM HÀ

SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
KHỐI TIỂU CẦU LỌC BẠCH CẦU
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT


MÃ SỐ: 60720410

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Kiều Anh
GS. TS. Nguyễn Anh Trí

HÀ NỘI 2015

ii


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
- PSG.TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, ngƣời thầy đã tận tình dạy dỗ tôi, đã cho tôi
những kinh nghiệm và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
- GS.TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trƣởng Viện Huyết học - Truyền máu trung
ƣơng, ngƣời thầy tận tâm dạy tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi, cho tôi những
kinh nghiệm quý báu và hƣớng dẫn tôi phƣơng pháp thực hiện đề tài.
- BSCKII. Phạm Tuấn Dƣơng, ngƣời thầy tận tâm dạy tôi, tạo mọi điều kiện
thuận lợi và cho tôi những kinh nghiệm thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc:
- Ban giám hiệu và phòng sau Đại học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
- Bộ môn Phân tích, chuyên ngành kiểm nghiệm thuốc và độc chất, Trƣờng
Đại học Dƣợc Hà Nội.
- Khoa điều chế các thành phần máu, Viện Huyết học - Truyền máu trung
ƣơng.
- CN. Đỗ Thị Hiền, Phó trƣởng khoa điều chế các thành phần máu, Viện
Huyết học - Truyền máu trung ƣơng.
- CN. Trần Thị Thủy, khoa điều chế các thành phần máu, Viện Huyết học Truyền máu trung ƣơng.
- Thạc sỹ Phan Hữu Quang, Ban quản lý chất lƣợng, Viện Huyết học - Truyền

máu trung ƣơng.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Khoa miễn dịch di truyền, Khoa sinh hóa, Khoa tế bào và tổ chức học, Khoa
vi sinh, Viện Huyết học - Truyền máu trung ƣơng.
- Các kỹ thuật viên y, dƣợc sỹ, điều dƣỡng Khoa điều chế các thành phần
máu, Viện Huyết học - Truyền máu trung ƣơng.
Cuối cùng tôi xin chân thành biết ơn:
Gia đình nội, ngoại, cha mẹ, chồng và hai con thân yêu đã động viên và
hy sinh cho tôi những gì tốt đẹp nhất để tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Các bạn thân, các đồng nghiệp đã cùng chia sẻ khó khăn, nhiệt tình, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2015
DS. Võ Thị Diễm Hà

iii


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG KHOÁ LUẬN
Viết đầy đủ

Các chữ viết tắt
AABB

American Association of Blood Banks

ADP

Adenosin Diphosphate

ATP


Adenosin Triphosphate

CPD

Citrate-phosphate-Dextrose

DEHP

Di-2 ethlhexl-phthalate

HBV

Hepatitis B virus

HCV

Hepatitis C virus

HLA

Human Leukocyte Antigen

HPA

Human Platelet Antigen

HIV

Human Immunodeficienal virus


IL
KTC-BC

Interleukin
Khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu

LDH

Lactate de hydrogenase

SLTC

Số lƣợng tiểu cầu

SLBC

Số lƣợng bạch cầu

SLHC

Số lƣợng hồng cầu

iv


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................3
1.1. Cấu trúc và chức năng tiểu cầu ........................................................................3

1.1.1. Cấu trúc của tiểu cầu .....................................................................................3
1.1.2. Chức năng của tiểu cầu .................................................................................4
1.1.2.1. Chức năng dính ................................................................................. 4
1.1.2.2. Chức năng ngƣng tập ........................................................................ 5
1.1.2.3. Chức năng chế tiết ............................................................................. 6
1.1.2.4. Khả năng hấp thụ và vận chuyển các chất ........................................ 6
1.2. Sinh hóa của tiểu cầu........................................................................................6
1.2.1. Các quá trình chuyển hóa của tiểu cầu không hoạt hóa ....................... 6
1.2.1.1. Chuyển hóa carbohydrate tiểu cầu .................................................... 7
1.2.1.2. Chuyển hóa lipid tiểu cầu.................................................................. 7
1.2.2. Các quá trình chuyển hóa của tiểu cầu hoạt hóa ...........................................7
1.3. Phân loại khối tiểu cầu và các phƣơng pháp sản xuất khối tiểu cầu ................8
1.3.1. Khối tiểu cầu sản xuất từ máu toàn phần ......................................................8
1.3.1.1. Tách từ huyết tƣơng giàu tiểu cầu..................................................... 8
1.3.1.2. Phƣơng pháp tách tiểu cầu từ buffy coat .......................................... 9
1.3.2. Khối tiểu cầu lọc bạch cầu .........................................................................10
1.3.3. Khối tiểu cầu gạn tách từ một ngƣời hiến ...................................................10
1.3.4. Khối tiểu cầu chiếu xạ .................................................................................10
1.3.5. Khối tiểu cầu bổ sung dung dịch bảo quản tiểu cầu ...................................10
1.4. Bảo quản tiểu cầu ...........................................................................................11
1.4.1. Nhiệt độ bảo quản .......................................................................................11
1.4.2. Lắc trong quá trình bảo quản ......................................................................11
1.4.3. Túi bảo quản khối tiểu cầu ..........................................................................12
1.4.4. Tình hình nhiễm khuẫn của khối tiểu cầu trong quá trình bảo quản ..........12
1.4.5. Sự thay đổi các yếu tố của khối tiểu cầu trong quá trình bảo quản ............12
1.4.5.1. Hoạt độ lactat dehydrogenase ......................................................... 12
1.4.5.2. Lactat, độ pH và glucose ................................................................ 13
1.4.5.3. Ion Calci .......................................................................................... 13
1.4.5.4. Kiểm tra độ vẩn xoáy của tiểu cầu .................................................. 13
1.5. Một số chỉ tiêu chất lƣợng khối tiểu cầu lọc bạch cầu ...................................14

1.6. Đánh giá độ ổn định của chế phẩm khối tiểu cầu ..........................................15

v


1.7. Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng ...............................................................15
1.8. Tác hại của bạch cầu, cytokin, chất trung gian và gốc tự do trong an toàn
truyền máu .............................................................................................................16
1.8.1. Cytokin trong máu bảo quản .......................................................................16
1.8.2. Các chất trung gian trong máu bảo quản.....................................................17
1.8.3. Các men bạch cầu trong máu bảo quản ....................................................17
1.8.4. Các chất tự do trong máu bảo quản ..........................................................18
1.8.5. Gây phản ứng miễn dịch đồng loài ……………………………...….20
1.8.6. Giải pháp nhằm giảm tác dụng phụ của khối tiểu cầu ................................20
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................21
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ....................................................................................21
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu ...........................................................21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................22
2.2.1. Kỹ thuật sản xuất khối tiểu cầu pool lọc - bạch cầu từ lớp Buffycoat của
máu toàn phần .......................................................................................................22
2.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng cấp cơ sở của khối bạch cầu pool lọc
bạch cầu .................................................................................................................25
2.2.2.1. Tính chất / cảm quan ....................................................................... 26
2.2.2.2. Thể tích của chế phẩm .................................................................... 26
2.2.2.3. Các chỉ số huyết học ....................................................................... 26
2.2.2.4. Khảo sát chỉ số sinh hóa .................................................................. 27
2.2.3. Đánh giá độ ổn định về chất lƣợng của khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu....28
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu...........................................................................28

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................29
3.1 Kết quả nghiên cứu sản xuất khối tiểu cầu lọc bạch cầu ................................29
3.1.1 Đánh giá nguyên liệu túi Buffy coat pool trƣớc khi ly tâm lần 2 ...............29
3.1.3 Hiệu suất thu đƣợc của Khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu .............................31
3.1.4 Giới hạn số lƣợng bạch trong Khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu ...................32
3.2. Xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng cấp cơ sở của khối tiểu cầu pool lọc bạch
cầu mới sản xuất ....................................................................................................33
3.3 Độ ổn định .......................................................................................................35
3.3.1. Tính chất/ cảm quan ....................................................................................36
3.3.2. Chỉ tiêu số lƣợng tiểu cầu ...........................................................................36
3.3.3. Chỉ số pH.....................................................................................................37
3.3.4. Chỉ số Glucose ............................................................................................38

vi


3.3.5. Chỉ số LDH .................................................................................................39
3.3.6. Độ vẩn xoáy của tiểu cầu ............................................................................40
3.3.7. Độ vô khuẩn ................................................................................................40
3.2.7 Hình ảnh khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu sau khi sản xuất .........................41
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................42
4.1 Sản xuất khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu bằng phƣơng pháp Buffy coat .......42
4.2 Về tiêu chuẩn chất lƣợng của khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu .......................44
4.3. Đánh giá độ ổn định của khối tiểu cầu lọc bạch cầu......................................48
KẾT LUẬN ...............................................................................................................49
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu chất lƣợng của khối tiểu cầu lọc bạch cầu .......................14
Bảng 2.2 Các chƣơng trình ly tâm ............................................................................24
Bảng 3.3 Thể tích của túi Buffy coat ........................................................................29
Bảng 3.4: Thể tích túi KTC-BC ................................................................................30
Bảng 3.5 Hiệu suất thu đƣợc của KTC-BC...............................................................31
Bảng 3.6: Số lƣợng bạch cầu trong KTC-BC và tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá
trình sản xuất .............................................................................................................32
Bảng 3.7: Bảng kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất lƣợng của KTC-BC ngay sau
khi sản xuất................................................................................................................34
Bảng 3.8: Xây dựng tiêu chuẩn dự thảo cấp cơ sở khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu 35
Bảng 3.9: Số lƣợng tiểu cầu thay đổi theo thời gian bảo quản .................................36
Bảng 3.10: pH thay đổi theo thời gian bảo quản......................................................37
Bảng 3.11: Glucose thay đổi theo thời gian bảo quản ..............................................38
Bảng 3.12: LDH thay đổi theo thời gian bảo quản ...................................................39
Bảng 3.13: Độ vẩn xoáy thay đổi trong thời gian bảo quản .....................................40
Bảng 3.14: Thể tích, số lƣợng tiểu cầu và số lƣợng bạch cầu của KTC-BC ............43

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Cấu trúc tiểu cầu dƣới kính hiển vi điện tử .................................................3
Hình 1.2: Ảnh chụp tiểu cầu bình thƣờng và trạng thái hoạt động dƣới KHV điện
tử ..................................................................................................................................4
Hình 2.3 Sơ đồ khảo sát và lựa chọn qui trình sản xuất KTC-BC ............................25
Hình 3.4: Hiệu suất tách khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu khi khảo sát chƣơng
trình ly tâm ................................................................................................................31

Hình 3.5: Sự thay đổi số lƣợng tiểu cầu theo thời gian bảo quản .............................36
Hình 3.6: Sự thay đổi của pH theo thời gian bảo quản .............................................37
Hình 3.7 Sự thay đổi của glucose theo thời gian bảo quản .......................................38
Hình 3.8 Sự thay đổi của LDH theo thời gian bảo quản ...........................................39
Hình 3.9: Hình ảnh túi KTC - BC .............................................................................41

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng so sánh chất lƣợng, hiệu quả, chi phí giữa các loại khối tiểu cầu .56
Phụ lục 2: Quy trình điều chế khối hồng cầu, khối tiểu cầu bằng phƣơng pháp
Buffy coat ..................................................................................................................57

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiểu cầu là một trong những thành phần máu đóng vai trò quan trọng
trong quá trình đông cầm máu.Truyền khối tiểu cầu trong trƣờng hợp xuất
huyết do giảm số lƣợng hoặc giảm chức năng tiểu cầu là một liệu pháp điều
trị quan trọng, ngăn chặn quá trình chảy máu, cứu sống ngƣời bệnh [21].Bên
cạnh lợi ích cứu sống ngƣời bệnh, khối tiểu cầu còn có các tác dụng phụ. Một
trong những nguyên nhân đó là do sự có mặt của bạch cầu trong khối tiểu cầu.
Những bất lợi do bạch cầu gây ra nhƣ sau: 1) Gây miễn dịch đặc biệt là kháng
nguyên HLA (kháng nguyên bạch cầu) và HPA (kháng nguyên tiểu cầu), gây
miễn dịch hệ HLA sẽ làm tăng nguy cơ thải ghép cho những bệnh nhân tiến
hành ghép tạng [32]. 2) sốt, rét run, mẩn ngứa, dị ứng, mày đay do trong quá
trình bảo quản khối tiểu cầu, bạch cầu sẽ bị thoái hóa, giải phóng nhiều chất
hóa học trung gian và các cytokin. 3) Có thể gây ra tổn thƣơng phổi cấp tính
(TRALI) [21]. Vì vậy, cần loại bỏ bạch cầu trong chế phẩm khối tiểu cầu
[18].
Trên thế giới, việc sản xuất và bảo quản khối tiểu cầu đƣợc bắt đầu từ

máu toàn phần vào những năm 1950. Đến nay, việc sản xuất khối tiểu cầu
còn đƣợc cải thiện liên tục nhằm làm giảm thiểu các phản ứng phụ, nâng cao
chất lƣợng truyền khối tiểu cầu nhƣ lọc bạch cầu, khối tiểu cầu bổ sung dung
dịch bảo quản. Ngoài khối tiểu cầu đƣợc sản xuất từ máu toàn phần, việc sản
xuất khối tiểu cầu bằng gạn tách từ một ngƣời hiến máu là một thành tựu lớn
mở đầu cho thời kỳ điều chế thành phần máu bằng gạn tách với các thiết bị tự
động hiện đại. .
Ở nƣớc ta, việc sản xuất huyết tƣơng giàu tiểu cầu bắt đầu từ năm 1984
tại Viện huyết học – Truyền máu TƢ trong hệ thống hở sử dụng chai thủy
tinh. Từ đó đến nay, ở các trung tâm truyền máu lớn nhƣ : Viện huyết học –
Truyền máu Trung ƣơng, Bệnh Viện Huyết học – Truyền máu Hồ Chí

1


Minh,Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy, Trung tâm truyền máu Huế, Trung tâm
Truyền máu Cần Thơ… đã qua nhiều bƣớc cải tiến. Trong lĩnh vực điều chế
khối tiểu cầu từ máu toàn phần có các phƣơng phápsau: Sản xuất khối tiểu
cầu pool tách từ nhiều túi máu toàn phần bằng phƣơng pháp huyết tƣơng giàu
tiểu cầu, sản xuấtkhối tiểu cầu pool tách từ nhiều túi máu toàn phần bằng
phƣơng pháp Buffy coat. Khối tiểu cầu này vẫn còn lẫn nhiều bạch cầu.
Đứng trƣớc tình trạng này, hãng Terumo đã sản xuất ra kít - PB dùng để
sản xuất khối tiểu cầu - lọc bạch cầu, loại túi này bắt đầu đƣợc đƣa vào Việt
Nam. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng bƣớc đầu sản xuất thử
nghiệm nhằm đểđáp ứng đƣợc nhu cầu điều trị cho bệnh nhân về số lƣợng,
chất lƣợng của chế phẩm khối tiểu cầu. Khối tiểu cầu pool – lọc bạch cầu
đƣợc sản xuất từ nguồn nguyên liệu dồi dào là các túi máu toàn phần, sau đó
loại bỏ bạch cầu bằng màng lọc.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu sau:
1. Sản xuất chế phẩm khối tiểu cầu pool - lọc bạch cầu.

2. Xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng cơ sở của khối tiểu cầu pool - lọc bạch

cầu.
3. Đánh giá độ ổn định của khối tiểu cầu pool - lọc bạch cầu.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Cấu trúc và chức năng tiểu cầu
Tiểu cầu là một trong những thành phần có vai trò quan trọng của quá
trình cầm máu và đông máu.Tiểu cầu là những mảnh tế bào nhỏ, không nhân,
đƣợc sinh ra từ tủy xƣơng [10]. Bình thƣờng chỉ có khoảng 2/3 số lƣợng tiểu
cầu lƣu hành ở máu ngoại vi, tƣơng đƣơng 150-500 x 109/l; còn khoảng 1/3
đƣợc tích tụ ở lách. Đời sống của tiểu cầu khoảng 8-10 ngày [2].
1.1.1. Cấu trúc của tiểu cầu
Dƣới kính hiển vi điện tử, tiểu cầu là một tế bào hình đĩa không nhân,
kích thƣớc từ 3-8 μm, cấu trúc bao gồm: Màng tiểu cầu, hệ thống vi ống, vi
sợi, các hạt đặc và hệ thống kênh mở, bề mặt tiểu cầu xù xì, trên bề mặt xuất
hiện những nụ sùi kéo dài khoảng 14-20 nm, ngƣời ta cho rằng các nụ sùi trên
đƣợc tạo bởi các glycoprotein, glycolipid, mucosposaccharide và các protein
huyết tƣơng đƣợc hấp thụ, ngoài ra còn một số hình cƣa ở trên bề mặt của tiểu
cầu. Các hình cƣa này đƣợc xem là phần cửa của hệ thống kênh mở (hình 1.1
và 1.2)[5]
Bề mặt ống kết nối
Kênh mở
Glycogen

Ty thể


Hạt α

Hệ thống vi

Hạt đặc
Màng tiểu cầu
Hệ thống ống
đặc

Lớp áo ngoài

Hình 1.1. Cấu trúc tiểu cầu dƣới kính hiển vi điện tử

3


Hình 1.2: Ảnh chụp tiểu cầu bình thƣờng và trạng thái hoạt động
dƣới KHV điện tử
1.1.2. Chức năng của tiểu cầu
Chức năng cơ bản của tiểu cầu là tham gia quá trình cầm máu, đông máu
nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu khi thành mạch bị tổn thƣơng. Khi tế
bào nội mô bị tổn thƣơng ngay tức khắc tiểu cầu dính vào thành mạch, giải
phóng thành phần trong các hạt và kích thích các tiểu cầu khác dính vào gây
ngƣng tập, tiểu cầu tạo thành nút tiểu cầu sau cùng là tạo thành khối nơi thành
mạch bị tổn thƣơng [6].
1.1.2.1. Chức năng dính
Bình thƣờng tiểu cầu không dính vào nội mô mạch máu còn nguyên
vẹn do tế bào nội mô sản xuất ra prostaglandin I2 là yếu tố ức chế chức năng
tiểu cầu, nhƣng chỉ vài giây sau khi thành mạch bị tổn thƣơng thì tiểu cầu
đƣợc tập trung đến và dính vào nơi bị tổn thƣơng [6], [10].

Thành phần tham gia hiện tƣợng dính bao gồm:
Collagen: Chất quan trọng để tiểu cầu bám dính, kích thích tiểu cầu
ngƣng tập – collagen tồn tại ở vùng gian bào của thành mạch, khi thành
mạch tổn thƣơng thì lớp collagen bị bộc lộ.

4


Glycoptotein Ib: là một protein xuyên màng, protein này có vị trí gắn với
yếu tố von Willebrand, giúp cho hoạt động chức năng dính.
Glycoptotein IIb/IIIa: là phức hợp protein màng phụ thuộc chặt chẽ ion
calci, giúp liên kết giữa các tiểu cầu qua cầu nối fibrinogen.
Von Willebrand: Gắn tiểu cầu qua glycoptotein Ib nhƣ cầu nối tiểu cầu
với lớp nội mô bị tổn thƣơng.
Các yếu tố khác bao gồm: Fibronectin, thrombospodin, Ca++.
1.1.2.2. Chức năng ngƣng tập
Tiểu cầu có khả năng dính kết lẫn nhau tạo nên các kết cụm tiểu cầu
gọi là hiện tƣợng ngƣng tập tiểu cầu [10].
Sau khi dính vào lớp dƣới nội mô tiểu cầu thay đổi hình dạng từ hình đĩa
sang hình cầu gai hoạt hóa phức hợp glycoptotein IIb/IIIa, phức hợp này hoạt
động nhƣ một thụ thể (receptor) gắn với các thụ thể trên các tiểu cầu khác nhƣ
một cầu nối làm các tiểu cầu ngƣng tập lại với nhau và tiết ra ADP, tổng hợp
thromboxan A2, hai hoạt động ngƣng tập và chế tiết tác động qua lại liên tục
cho đến khi tạo nút tiểu cầu và khởi động hệ thống đông máu nội sinh [10].
Khi tiểu cầu bị kích thích ngay lập tức hoạt hóa phospholipase tiểu cầu,
enzyme này tác động giải phóng acid acharidonic từ màng tiểu cầu. Dƣới sự
xúc tác của enzyme cyclooxygenase (đƣợc chứa đựng tiểu cầu và tế bào nội
mạc) từ acid acharidonic cho ra prostacyclin và thromboxan nhờ chất xúc tác
prostacyclin synthetase (của tế bào nội mạc) và thromboxane sythetase (của
tiểu cầu) và một loạt các chất quan trọng trong chức năng ngƣng tập tiểu cầu,

khi thành mạch tổn thƣơng tiểu cầu tự do trong hệ tuần hoàn sẽ dính vào lớp
dƣới thành mạch sau đó tiết ra ADP và ngƣng tập lại nơi thành mạch bị tổn
thƣơng, tiếp đến là quá trình đông máu nội sinh [6], [7] [10].

5


1.1.2.3. Chức năng chế tiết
Với sự có mặt của collagen hoặc thrombin hoạt hóa sẽ dẫn đến việc
tăng chế tiết của hạt tiểu cầu bao gồm ADP, serotonin, fibrinogen, men
lysosome, β-thromboglobulin, heparin, collagen và thrombin hoạt hóa quá
trình tổng hợp prostaglandin tiểu cầu. Các chất trên không chỉ làm tăng hoạt
hóa tiểu cầu tiếp theo mà còn có tác dụng tăng tính thấm thành mạch, hoạt
hóa proteinC, tạo thromboxane A2 và prostacyclin. Từ đây một chuỗi phản
ứng gồm tăng tính thấm thành mạch, giảm Ca++, ức chế ngƣng tập tiểu cầu sẽ
xảy ra [6], [7].
1.1.2.4. Khả năng hấp thụ và vận chuyển các chất
Tiểu cầu có khả năng hấp thụ các chất trong huyết tƣơng và các tế bào
mô nhƣ serotonin, adrenalin, các yếu tố đông máu trong huyết tƣơng…, nhờ
đó các chất cần thiết cho quá trình đông cầm máu đƣợc vận chuyển đến
những nơi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ [6].
1.2. Sinh hóa của tiểu cầu
Tiểu cầu là những mảnh nhỏ không nhân của tƣơng bào mẫu tiểu cầu
nên sự tổng hợp protein không có hoặc tổng hợp rất ít ở tiểu cầu. Khi tiểu cầu
không hoạt động thì sự ly giải đƣờng và sự phosphoryl hóa là hai quá trình
chuyển hóa chính. Khi tiểu cầu bị hoạt hóa thì hai quá trình chuyển hóa này
tăng lên rõ rệt, sự dịch chuyển của ion calci, sự phosphoryl hóa protein và sự
giải phóng các arachide cũng xảy ra [6], [10].
1.2.1. Các quá trình chuyển hóa của tiểu cầu không hoạt hóa
Khi không hoạt động: tiểu cầu sử dụng năng lƣợng lấy từ ATP. ATP có

đƣợc từ sự thoái giáng của glycose, acid béo, acid amin từ huyết tƣơng và từ
glycogen của tiểu cầu.

6


1.2.1.1. Chuyển hóa carbohydrate tiểu cầu
Con đƣờng chuyển hóa chính của tiểu cầu để tạo năng lƣợng là sự phân
giải glucose và glycogen, quá trình này phụ thuộc vào nồng độ glucose ngoại
bào và oxy. Tiểu cầu trong môi trƣờng bảo quản không có đƣờng và đầy đủ
khí O2(hiệu ứng Crabtree). Ngƣợc lại, sự hiện diện của glucose trong môi
trƣờng yếm khí sẽ ức chế tạo ATP của ty thể và làm tăng sự tạo thành lactat
(hiệu ứng Pasteur). Nhờ hai hiệu ứng này mà tiểu cầu giữ đƣợc ATP ở mức
hằng định. Trong môi trƣờng glucose sự chuyển hóa của glycogen tiểu cầu
đáp ứng đƣợc nhu cầu ATP. Khi glucose giảm xuống, chuyển hóa yếm khí
của glycogen không đủ, vì vậy ATP giảm xuống.
Sự phân giải glucose trong môi trƣờng ái khí sẽ tạo ra pyruvat, chất này
bị oxy hóa thành CO2 và H2O trong ty thể tiểu cầu.
Sự phân giải đƣờng yếm khí là quá trình chuyển hóa glucose 6 phosphat
thành lactate, có hai con đƣờng hình thành glucose 6 phosphat. Một là sự
phosphoryl hóa của glucose đƣợc vận chuyển qua màng tế bào bởi
hexokinase, hai là sự chuyển hóa từ glucose 1 phosphat là sản phẩm phân giải
từ glycogen, glucose 6 phosphat cũng đƣợc chuyển hóa bởi con đƣờng
hexose-monophosphate, quá trình này tạo ra CO2 và NADPH, chất này đƣợc
dùng để tổng hợp acid béo.
1.2.1.2. Chuyển hóa lipid tiểu cầu
Phospholipid đƣợc tạo thành nhờ sự kết hợp các acid béo.
1.2.2. Các quá trình chuyển hóa của tiểu cầu hoạt hóa
Khởi đầu là sự gắn kết các chất đồng tác (agonist) khi tiểu cầu đáp ứng
với các kích thích từ bên ngoài. Các chất đồng tác có thể hòa tan hay không

hòa tan nhƣ collagen. Tiểu cầu tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu có bản
chất là lipid trên màng tiểu cầu sau khi đã gắn kết các chất đồng tác. Chức

7


năng của tiểu cầu thay đổi do tác động trực tiếp hoặc gắn gián tiếp của các
chất dẫn truyền tín hiệu [5]. Các thụ thể dành cho chất đồng tác trên tiểu cầu
gắn chặt với glycoprotein, các thụ thể này có thể biến đổi cấu trúc để đáp ứng
với sự gắn các chất agonist khác nhau.
Khi tiểu cầu bị hoạt hóa, các quá trình chuyển hóa tăng nhiều lần.
Chuyển hóa ATP tăng từ 3,6 ở trạng thái nghỉ lên 14,4 ATP mỗi phút cho 1011
TC. Đồng thời sự dịch chuyển của các ion, đặt biệt là ion calci từ ngoại bào
và từ hạt đậm làm cho nồng độ calci trong bào tƣơng của tiểu cầu tăng gây ra
hiện tƣợng hoạt hóa các enzyme phụ thuộc calci nhƣ myosin light chain
kinase, calpain I hay calpain II, các enzym này sẽ đóng vai trò quan trọng
trong sự biến đổi hình dạng của tiểu cầu khi bị hoạt hóa. Ion Kali còn đóng
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính toàn vẹn của tiểu cầu, nhất là bơm
năng lƣợng nhƣ Na+ K+-ATPase, bơm Ca++.
1.3. Phân loại khối tiểu cầu và các phƣơng pháp sản xuất khối tiểu cầu
1.3.1. Khối tiểu cầu sản xuất từ máu toàn phần
Có hai phƣơng pháp sản xuất khối tiểu cầu từ máu toàn phần :
1.3.1.1. Tách từ huyết tƣơng giàu tiểu cầu
Ly tâmtúi máu toàn phầnvớilực ly tâm nhẹ, sao cho đảm bảo có số lƣợng
tiểu cầu nhiều nhất trong huyết tƣơng (huyết tƣơng giàu tiểu cầu) nổi trên
cùng, bạch cầu và hồng cầu lắng xuống dƣới.
Đặt túi máu toàn phần sau ly tâm vào bàn ép máu để tách huyết tƣơng
giàu tiểu cầu.
Ly tâm huyết tƣơng giàu tiểu cầu với tốc độ cao sao cho huyết tƣơng nổi
ở trên và tất cả tiểu cầu đƣợc lắng xuống đáy túi. Tách phần huyết tƣơng nổi


8


đến khi chỉ còn khoảng 50 - 70 ml huyết tƣơng trong túi cùng với phần tiểu
cầu lắng ở đáy túi.
Để yên khoảng một giờ đồng hồ tại nhiệt độ phòng rồi đƣợc đƣa tiểu cầu
bảo quản ở máy lắc.
Cứ mỗi túi máu toàn phần thể tích 350 ml sẽ tách đƣợc khối tiểu cầu
gồm từ 45 x 109 đến 85 x 109 tiểu cầu đƣợc treo trong 50 - 60 ml huyết
tƣơng, số lƣợng bạch cầu tối đa cho phép là 0,2 x 109 [16].
1.3.1.2. Phƣơng pháp tách tiểu cầu từ buffy coat
Ly tâm túi máu toàn phần vớilực ly tâm mạnh, sao cho túi máu phân
thành 3 lớp, trên cùng là huyết tƣơng, giữa là lớp buffy coat (lớp chứa bạch tiểu cầu), cuối cùng hồng cầu.
Tách lớp huyết tƣơng ra trƣớc sau đó tách lớp buffy coat.
Ly tâm nhẹ túi chứa Buffy coat sao cho toàn bộ tiểu cầu nằm treo trong
huyết tƣơng và ở lớp trên cùng lúc này tách đƣợc khối tiểu cầu [16].
Cứ mỗi túi máu toàn phần thể tích 350 ml sẽ tách đƣợc khối tiểu cầu
gồm từ 45 x 109 đến 85 x 109tiểu cầu đƣợc treo trong 50 - 60 ml huyết tƣơng,
số lƣợng bạch cầu tối đa cho phép là 0,05 x109 bạch cầu [16]
Vậy, từ hai phƣơng pháp điều chế khối tiểu cầu trên, số lƣợng tiểu cầu
thu đƣợc rất ít, chƣa đủ cho một lần truyền, vì vậy cần phải pool (dồn) tiểu
cầu từ các túi vào một túi để có số lƣợng tiểu cầu lớn khoảng 130 x 109, đủ
cho một lần truyền. Có thể pool (dồn) các túi khối tiểu cầu ngay sau khi điều
chế vào một túi chứa to hơn hoặc có thể pool các túi chứa tiểu cầu bán thành
phẩm vào túi chứa trong quá trình điều chế (tùy thuộc vào từng phƣơng
pháp). Khối tiểu cầu pool đƣợc tách ra từ 4 đến 6 túi máu toàn phần mà có

9



cùng nhóm máu hệ ABO đƣợc bảo quản ở nhiệt độ phòng 20 - 240C trong
vòng 24 giờ.
1.3.2. Khối tiểu cầu lọc bạch cầu
Là khối tiểu cầu đã đƣợc loại bỏ bạch cầu bằng bầu lọc. Khối tiểu cầu
này làm giảm nguy cơ đồng miễn dịch HLA, phản ứng ghép chống chủ [18]
và các phản ứng phụ khác do bạch cầu gây ra. Số lƣợng bạch cầu cho phép tối
đa là 5 x 106 [11].
1.3.3. Khối tiểu cầu gạn tách từ một ngƣời hiến
Quy trình gạn tách bao gồm việc lấy máu toàn phần từ ngƣời hiến máu
vào trong một thiết bị đƣợc thiết kế về cơ bản nhƣ một máy ly tâm, các thành
phần của máu đƣợc ly tâm để phân tách. Tách tiểu cầu và một phần huyết
tƣơng trực tiếp từ ven ngƣời hiến còn hồng cầu, bạch cầu, phần lớn huyết
tƣơng sẽ đƣợctự động trả lại ngƣời hiến. Khối tiểu cầu - apheresis có số lƣợng
tiểu cầu tối thiểu là 300 x 109 và trong thể tích huyết tƣơng không dƣới 300
ml, số lƣợng bạch cầutối đa khoảng 5 x 106, độ pH là 6,4-7,4 [16]. Thời gian
bảo quản là 5 ngày, nhiệt độ bảo quản từ 20-240C và phải đƣợc lắc liên tục.
1.3.4. Khối tiểu cầu chiếu xạ
Là khối tiểu cầu đƣợc chiếu xạ gamma để bất hoạt bạch cầu lympho
phòng ngừa nguy cơ bệnh ghép chống chủ trƣớc khi truyền cho ngƣời bệnh
mắc chứng suy giảm miễn dịch, với liều chiếu xạ cho mỗi lƣợt chiếu phải đạt
ít nhất 25 Gy (2.500cGy). Hạn sử dụng của tiểu cầu chiếu xạ không thay đổi
sau chiếu xạ [1].
1.3.5. Khối tiểu cầu bổ sung dung dịch bảo quản tiểucầu
Là khối tiểu cầu đƣợc loại bỏ 60-65% huyết tƣơng sau đó bổ sung dung
dịch bảo quản tiểu cầu. Khối tiểu cầu này có hạn sử dụng từ 7-9 ngày [13].

10



Dung dịch bảo quản bao gồm NaCl, Acetat, Citrat, pH = 7,0 - 7,2, ngoài
ra có một số thành phần khác nhƣ KCl, MgCl2, Gluconat [29], có tác dụng cải
thiện sự sống cho tiểu cầu, giảm lƣợng huyết tƣơng trong tiểu cầu và giảm
nhẹ các phản ứng dị ứng huyết tƣơng [33].
1.4. Bảo quản tiểu cầu
Bảo quản[1], [16], [17]các loại khối tiểu cầu đều ở các điều kiện sau:
Duy trì ở nhiệt độ thích hợp 22 ± 240C
Lắc liên tục
Đựng trong túi dẻo có khả năng thấm khí giúp trao đổi khí qua
màng của túi bảo quản.
1.4.1. Nhiệt độ bảo quản
Trong tất cả các nghiên cứu về bảo quản tiểu cầu nhiệt độ từ 1 – 24oC,
các tác giả đều nhận xét có mối tƣơng quan rất chặt chẽ giữa thời gian bảo
quản với việc mất hình thái đĩa của tiểu cầu. Thực tế cho thấy rằng việc mất
đi hình thái bình thƣờng của tiểu cầu là do tiểu cầu đƣợc bảo quản ở nhiệt độ
lạnh. Một số tác giả cho rằng tiểu cầu bị phá hủy khi bảo quản ở nhiệt độ
16oC trong vòng 16 giờ, ở 12oC trong vòng 10 giờ, ở 4oC trong vòng 6
giờ.Ngày nay, nhiều tác giả đã chứng minh rằng khối tiểu cầu đƣợc bảo quản
ở nhiệt độ thích hợp là 20 – 24oC [1], [11], [16], [26].
1.4.2. Lắc trong quá trình bảo quản
Tiểu cầu đƣợc lắc liên tục trong quá trình bảo quản là một lựa chọn tối
ƣu, nếu tiểu cầu không đƣợc xáo trộn (lắc) thì sản phẩm acid lactic sẽ tăng và
dẫn đến pH của khối tiểu cầu giảm xuống, thậm chí nếu pH không giảm thì
theo một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tiểu cầu không đƣợc lắc sẽ bị vón
và vai trò của tiểu cầu trong điều trị sẽ không còn hiệu quả [16], [17].

11


Tránh có bọt khí trong tiểu cầu bảo quản [31].

1.4.3. Túi bảo quản khối tiểu cầu
Khối tiểu cầu bảo quản trong túi nhựa dẻo có thể trao đổi đƣợc khí.
Trong giai đoạn ổn định áp suất riêng phần O2 phản ánh độ thăng bằng giữa
việc trao đổi khí qua túi dẻo và tiểu cầu sử dụng oxy, nếu tiểu cầu tăng lên thì
oxy sẽ giảm đi cho đến khi nó ở trạng thái bình ổn, điểm bắt đầu của trạng
thái thái bình ổn là chỉ khi lƣợng oxy có đủ cho nhu cầu của tiểu cầu, nếu thấp
hơn điểm này tiểu cầu bị thiếu oxy.
1.4.4. Tình hình nhiễm khuẫn của khối tiểu cầu trong quá trình bảo quản
Tình hình nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất và bảo quản khối tiểu
cầu có thể xảy ra khi kim chọc ven đƣợc chọc qua vết sẹo hoặc nếp da ở vị trí
khi sát trùng hoặc khi sát trùng ven không cẩn thận. Nếu vi khuẩn vào trong
túi máu toàn phần (là nguyên liệu để tách khối tiểu cầu) hoặc túi đựng tiểu
cầu thì vi khuẩn phát triển rất nhanh vì nhiệt độ trong quá trình tách và bảo
bảo quảnkhối tiểu cầu đều ở nhiệt độ 20 – 24oC và môi trƣờng huyết tƣơng
đều là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển[12].
So với các chế phẩm máu khác, chế phẩm tiểu cầu có nguy cơ nhiễm
khuẩn và phản ứng truyền máu do nhiễm khuẩn xảy ra cao nhất và thƣờng
xảy ra vào cuối thời gian bảo quản (ngày bảo quản thứ 4, thứ 5) [21].
1.4.5. Sự thay đổi các yếu tố của khối tiểu cầu trong quá trình bảo quản
1.4.5.1. Hoạt độ lactat dehydrogenase
Là một enzyme lactate-dehydrogenase (LDH)xúc tác phản ứng chuyển
lactact thành pyruvat. Tế bào chất của tiểu cầu có chứa LDH. Tiểu cầu phóng
thích enzyme này vào môi trƣờng khi bị tổn thƣơng [14]. Hoạt độ LDH tăng
dần lên từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 5 trong quá trình bảo quản khối tiểu cầu
theo kết quả của nhiều nghiên cứu.

12


1.4.5.2. Lactat, độ pH và glucose

Tiểu cầu dùng năng lƣợng nhờ vào sự tiêu thụ glucose theo con đƣờng
Embden-Meyerhoff. Trong quá trình bảo quản, do điều kiện yếm khí nên sự
chuyển hoá glucose tạo ra lactat [33]. Độ pH củakhối tiểu cầu giảm là do sự
tích tụ lactat. Khối tiểu cầu bảo quản cần ổn định đƣợc độ pH từ 6,4- 7,4
[16].Nếu pH của khối tiểu cầu < 6,4 thì tiểu cầu sẽ trƣơng lên, tiểu cầu chuyển
từ hình đĩa sang hình cầu; có thể khắc phục đƣợc những thay đổi này nếu tiểu
cầu đƣợc đƣa trở lại với pH sinh lý [9]. Nếu pH từ 6,4-6,6 thì GPIb trên bề
mặt tiểu cầu bị giảm. Khi pH<6,3 thì tiểu cầu mất dạng đĩa và chức năng [33].
Khi pH giảm xuống dƣới 6 thì toàn bộ tiểu cầu sẽ chuyển thành hình cầu
không hồi phục, các tế bào dần mất đi khả năng tiêu thụ O2 [13].
1.4.5.3. Ion Calci
Trong tiểu cầu ion calci đƣợc lƣu trữ trong hạt đặc 60% và các ống đặc
40%[12]. Khi tiểu cầu bị hoạt hóa tối đa thì giải phóng ion calci. Sự tăng nồng
độ ion calci trong quá trình bảo quản làm cho các enzym phụ thuộc calci
trong huyết tƣơng nhƣ calpain, sự tổng hợp thrombin bị hoạt hóa trong huyết
tƣơng của khối tiểu cầu làm tổn thƣơng các tiểu cầu và gây ra vi ngƣng kết
[6].
1.4.5.4. Kiểm tra độ vẩn xoáy của tiểu cầu
Đây là phƣơng pháp kiểm tra định tính hình thái và chức năng của tiểu
cầu. Lắc nhẹ và soi túi chứa khối tiểu cầu dƣới bóng đèn điện để quan sát hình
thái của tiểu cầu khi tiểu cầu di chuyển tạo nên hình vẩn xoáy. Hiện tƣợng tạo
vẩn xoáy chứng tỏ tiểu cầu có hình dạng đĩa. Hiện tƣợng vẩn xoáy đƣợc đánh
giá bằng mắt thƣờng và kết quả đƣợc phân loại theo cấp độ 0, +, ++ hoặc +++
(0= không có hiện tƣợng vẩn xoáy, tiểu cầu bị trƣơng lên hình cầu; +++ = rất
vẩn xoáy, tiểu cầu có dạng hình đĩa) [7].

13


1.5. Một số chỉ tiêu chất lƣợng khối tiểu cầu lọc bạch cầu

Bất cứ sản phẩm nào cũng cần có tiêu chuẩn chất lƣợng. Tiêu chuẩn chất
lƣợng để đảm bảo an toàn cho ngƣời hiến máu cũng nhƣ hiệu quả điều trị, an
toàn cho ngƣời bệnh sử dụng máu. Tiêu chuẩn chất lƣợng cần đƣợc phù hợp
với các điều kiện của từng quốc gia.
Tiêu chuẩn chất lƣợng của Mỹ, các nƣớc Châu Âu và các nƣớc phát triển
đều gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau.Ở Việt Nam, tiêu chuẩn chất lƣợng đã cập
nhật và quy định áp dụng theo thông tƣ số 26/2013/TT-BYT hƣớng dẫn hoạt
động truyền máu.
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu chất lƣợng của khối tiểu cầu lọc bạch cầu
Yêu cầu
STT

1

2
3
4
5

Chỉ tiêu

Thể tích
Số lƣợng tiểu cầu / túi
*
Số lƣợng bạch cầu/túi
**
pH (đo 22oC và cuối
thời gian bảo quản)

Châu Âu

[16]

Mỹ [11]

Thông tƣ
26/2013/TT-BYT
[1]

Tùy quốc gia,
mật độ tiểu
± 15% thể tích ghi
40-60 ml
cầu >1,5 x
trên nhãn
9
10 /ml
5,5 x
> 2 x 1011
> 140 x 109
10
10
< 1 x 106

< 5 x 106 < 1 x 106

> 6,4

> 6,2

Độ vô khuẩn


6,4 - 7,4
Âm tính

(*) Tiêu chuẩn Châu Âu: khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu tách từ 4 - 6 túi máu
toàn phần 450ml (tƣơng đƣơng 1,8 - 2,7 lít) tách đƣợc > 2 x 1011tiêu cầu và
tối thiểu 75% mẫu kiểm tra phải đạt tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn Mỹ: cứ 1 túi
máu toàn phần 450ml tách đƣợc > 5,5 x 1010 tiểu cầu và tối thiểu 75% mẫu
kiểm tra phải đạt tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn Việt Nam: cứ 1 lít máu toàn

14


phần tách đƣợc > 140 x 109tiểu cầu và tối thiểu 75% mẫu kiểm tra phải đạt
tiêu chuẩn này
(**) Tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ quy định: tối thiểu 90% mẫu kiểm tra phải
đạt tiêu chuẩn này.
1.6. Đánh giá độ ổn định của chế phẩm khối tiểu cầu
Các kết quả kiểm tra phải đạt tiêu chuẩn chấp nhận
Phƣơng pháp nghiên cứu độ ổn định thực của thuốc: là đánh giá bằng
những thí nghiệm về lý, hóa, sinh học, vi sinh học của thuốc trong và ngoài
thời gian dự kiến của tuổi thọ và bảo quản mẫu trong điều kiện mong muốn.
Kết quả này đƣợc sử dụng để thiết lập tuổi thọ, xác nhận tuổi thọ đã dự kiến
và đƣa ra điều kiện bảo quản thích hợp[3]
1.7. Điều kiện bảo quản, hạn sử dụng, chỉ định và nhu cầu sử dụng


Đối với khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần trong hệ thống
kín: hạn sử dụng theo khuyến nghị của nhà sản xuất túi lấy máu, nhƣng
không quá 05 ngày kể từ ngày lấy máu và bảo quản tiểu cầu ở nhiệt độ từ

20oC đến 24oC kèm theo lắc liên tục [1], [11], [17].



Đối với khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần trong hệ thống
hở: hạn sử dụng không quá 06 giờ, kể từ khi kết thúc điều chế khi bảo
quản ở nhiệt độ từ 20oC đến 24oC kèm theo lắc liên tục[1], [11], [17].



Chỉ định: Điều trị chảy máu do nguyên nhân giảm số lƣợng tiểu cầu hoặc
giảm chức năng tiểu cầu; phòng ngừa chảy máu do giảm tiểu cầu, chẳng
hạn nhƣ suy tủy xƣơng, sốt xuất huyết.



Chống chỉ định: Thƣờng không chỉ định để phòng ngừa chảy máu cho
bệnh nhân phẫu thuật, trừ khi có tình trạng giảm tiểu cầu rõ rệt trƣớc mổ;
Không chỉ định trong các trƣờng hợp xuất huyết do giảm tiểu cầu tự
miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu do vón tiểu cầu, đông máu rải rác trong

15


lòng mạch chƣa điều trị, giảm tiểu cầu đi kèm với nhiễm khuẩn huyết
cho đến khi tiến hành điều trị nguyên nhân (trừ khi có cƣờng lách).


Nhu cầu sử dụng: Theo số liệu của Viện huyết học – Truyền máu TW,
nhu cầu sử dụng khối tiểu cầu tăng cao (10%) hằng năm. Nhu cầu năm

2004 là 6570 đơn vị, năm 2008 là 24510 đơn vị, năm 2013 là 49971 đơn
vị; năm 2014 là 58827 đơn vị.

1.8. Tác hại của bạch cầu, cytokin, chất trung gian và gốc tự do trong an
toàn truyền máu
Máu bảo quản bao gồm: máu toàn phần, khối hồng cầu nghèo bạch cầu,
khối tiểu cầu nghèo bạch cầu, huyết tƣơng giàu tiểu cầu. Các tế bào máu có
khả năng tạo cytokin: mono, lympho, hoặc tạo ra chất trung gian có hoạt tính
sinh lý: bạch cầu hạt trung tính, toan, kiềm, tiểu cầu. Máu toàn phần, khối
hồng cầu bảo quản ở 6oC, khối tiểu cầu, huyết tƣơng giàu tiểu cầu, huyết
tƣơng giàu tiểu cầu bảo quản ở 20 - 24oC lắc liên tục, huyết tƣơng bảo quản ở
-35oC hoặc -85oC [7]. Tất cả các thành phần này nếu còn bạch cầu đều có thể
làm cho đơn vị máu trở thành không an toàn và giảm chất lƣợng. Bạch cầu tác
động xấu đến chất lƣợng máu bảo quản bởi các nguyên nhân sau:

1.8.1. Cytokin trong máu bảo quản
Các nghiên cứu gần đây về bạch cầu trong khối tiểu cầu và huyết tƣơng
giàu tiểu cầu bảo quản trong 7 ngày cho thấy các cytokine (TNF-α, IL-6, IL8) tăng nhanh sau 2 ngày bảo quản [8]. Mức độ tăng các cytokin phụ thuộc
vào số lƣợng bạch cầu có trong khối tiểu cầu. Nếu số lƣợng bạch cầu < 3×109
trong một đơn vị tiểu cầu thì lƣợng cytokine rất thấp, nếu bạch cầu còn >
6×109 thì các cytokine đều tăng rất nhanh trong khối tiểu cầu bảo quản. Giảm
lƣợng bạch cầu trong các chế phẩm máu có thể giảm lƣợng cytokin và giảm
các phản ứng truyền máu [34].

16


×