BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ THU HIỀN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DUY
TRÌ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ
METHADONE TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
HÀ NỘI 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ THU HIỀN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DUY
TRÌ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ
METHADONE TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
ThS. Nguyễn Thị Hà
HÀ NỘI 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của thầy
cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thanh
Bình và ThS. Nguy
Thị Hà là những thầy cô đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng
dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội
đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt những năm
học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Quản lý kinh tế dược
đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS và
Dự án Phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (VAAC.US.CDC) đã tạo điều kiện
cho tôi về mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho
tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên
Trần Thị Thu Hiền
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
Chƣơng I: TỔNG QUAN............................................................................................. 4
1.1. Tổng quan về ma túy, nghiện ma túy .................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại .................................................................................................... 4
1.1.3. Hậu quả của việc sử dụng ma túy .............................................................. 6
1.1.4. Tình hình sử dụng ma túy .......................................................................... 8
1.2. Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone ............................ 9
1.2.1. Tổng quan về điều trị Methadone .............................................................. 9
1.2.2. Dược lý lâm sàng của thuốc Methadone ................................................. 13
1.2.3. Tổng quan về tình hình điều trị Methadone ............................................ 17
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc duy trì điều trị của bệnh nhân ..................... 22
1.3.1. Duy trì điều trị Methadone ...................................................................... 22
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng .............................................................................. 23
Chƣơng II : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 28
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 28
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................... 28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................. 29
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 29
2.3.1. Biến số nghiên cứu .................................................................................... 29
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 33
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 33
2.3.4. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 33
2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu: ........................................................................ 37
2.3.6. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................. 37
Chƣơng III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 38
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân tham gia điều trị Methadone ................................. 38
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ........................................................................................ 38
3.1.2. Tiền sử sử dụng ma túy .......................................................................................... 39
3.1.3. Tình trạng nhiễm của bệnh nhân trước khi tham gia điều trị ........................ 40
3.2. Đặc điểm bệnh nhân trong quá trình điều trị ................................................. 41
3.2.1. Duy trì điều trị của bệnh nhân ................................................................. 41
3.2.2. Tình trạng nhiễm của bệnh nhân trong quá trình điều trị ........................ 44
3.2.3. Liều điều trị.............................................................................................. 46
3.2.4. Tuân thủ điều trị ....................................................................................... 48
3.2.5. Hành vi tiếp tục sử dụng ma túy trong quá trình điều trị .......................... 49
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến duy trì điều trị của bệnh nhân ............................ 50
Chƣơng IV: BÀN LUẬN ........................................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 78
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AIDS
Hội
chứng
suy
giảm
miễn
dịch
mắc
phải
(Acquired
Immunodeficiency Syndrome)
HIV
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency
Virus)
NCMT
Nghiện chích ma túy
CDTP
Chất dạng thuốc phiện
BKT
Bơm kim tiêm
BCS
Bao cao su
ARV
Thuốc kháng virus
DANH MỤC BẢNG
2.1
Danh sách các cơ sở điều trị dự kiến được chọn
28
2.2
Biến số nghiên cứu
29
2.3
Danh sách các cơ sở điều trị triển khai đến hết tháng 12/2011
34
3.4
Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân tham gia điều trị
Methadone
38
3.2
Tiền sử sử dụng ma túy của bệnh nhân
39
3.3
Tình hình nhiễm của bệnh nhân trước khi điều trị
41
3.4
Tỷ lệ duy trì điều trị của bệnh nhân
43
3.5
Tỷ lệ bỏ trị của bệnh nhân theo thời gian
43
3.6
Tình trạng nhiễm bệnh của bệnh nhân trong quá trình điều trị
45
3.7
Tình hình điều trị ARV của bệnh nhân Methadone
46
3.8
Liều điều trị của bệnh nhân
46
3.9
Tỷ lệ bỏ liều của bệnh nhân theo thời gian
48
3.10
Mối liên quan giữa duy trì điều trị với đặc điểm bệnh nhân khi
bệnh nhân vào điều trị
51
3.11
Mối liên quan giữa duy trì điều trị với đặc điểm bệnh nhân
trong quá trình điều trị
53
3.12
Các yếu tố liên quan trong mô hình đa biến với duy trì điều trị
54
3.13
Kết quả nghiên cứu
64
DANH MỤC HÌNH
3.1
Số lượng bệnh nhân theo thời gian
42
3.2
Lý do bỏ trị
44
3.3
Liều điều trị của bệnh nhân nhiễm HIV
48
3.4
Tỷ lệ bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy trong quá trình điều trị
50
3.5
Biểu đồ Kaplan- Meier biểu diễn đường duy trì điều trị với việc
bỏ liều của bệnh nhân theo thời gian
54
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tiêm chích ma túy đang là phương thức lây truyền HIV chủ yếu
tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT
trên toàn cầu là 13,1% [44]. Ở những nước mà hình thức lây truyền HIV chủ yếu
thông qua quan hệ tình dục khác giới và tiêm chích ma túy thì đây vẫn là một trong
những nguyên nhân chính làm tăng số nhiễm HIV mới hàng năm.
Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm HIV qua con
đường tiêm chích cao trên thế giới. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện
chích ma túy (NCMT) vẫn ở mức cao trong những năm gần đây. Theo số liệu báo
cáo của Bộ Y tế: tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm NCMT là 34.1% và 80% số
người NCMT được tập trung tại 22 tỉnh/thành phố trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng
miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh [1]. Phương
thức lây truyền trong nhóm này thông qua việc dùng chung bơm kim tiêm và các
dụng cụ tiêm chích khác. Hiện nay, Chương trình Can thiệp Giảm tác hại tại Việt
Nam đang được triển khai như chương trình phân phát bơm kim tiêm sạch, chương
trình phân phát bao cao su và đặc biệt là chương trình điều trị thay thế nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (gọi tắt là Chương trình điều trị
Methadone).
Chương trình điều trị Methadone tại Việt Nam được triển khai thí điểm từ
năm 2008 tại 2 thành phố lớn là thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh,
đến nay Chương trình đã triển khai được trên 187 cơ sở điều trị tại 50 tỉnh/thành
phố và điều trị trên 35.000 bệnh nhân trên toàn quốc. Qua thời gian triển khai,
Chương trình đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ bệnh nhân không những đạt được
kết quả khả quan về mặt sức khỏe mà còn được cải thiện về kinh tế. Mặt khác, việc
điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (gọi tắt là
điều trị Methadone) là điều trị lâu dài. Nên để chứng minh được hiệu quả của
Chương trình thì một trong những chỉ số quan trọng là việc duy trì điều trị của bệnh
1
nhân. Đến nay, nghiên cứu về duy trì điều trị tại Việt Nam chỉ có nghiên cứu đánh
giá ở giai đoạn triển khai thí điểm và chưa đánh giá hết hiệu quả của Chương trình
trong giai đoạn mở rộng. Do đó cần phải tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn này
nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến duy trì điều trị của bệnh nhân, để có thể
cung cấp thêm các thông tin chính xác cho nhà hoạch định chính sách nhằm nâng
cao chất lượng điều trị và xây dựng các chính sách phù hợp để tăng hiệu quả
Chương trình.
MỤC TIÊU:
Xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc duy trì
điều trị của bệnh nhân điều trị Methadone trong thời gian 2 năm kể từ khi bệnh
nhân bắt đầu tham gia điều trị tại Việt Nam.
2
Chƣơng I: TỔNG QUAN
1.1.
Tổng quan về ma túy, nghiện ma túy
1.1.1. Khái niệm
Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành [6].
Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng [6].
Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng [6].
Nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt thể chất hoặc tâm thần hoặc cả hai
khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc kéo dài liên tục một thứ
ma túy và tình trạng phụ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn
cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có được những hiệu ứng ma túy về mặt
tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy [58].
1.1.2. Phân loại
Theo nguồn gốc: ma túy được phân chia thành 3 loại:
- Ma túy tự nhiên: là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các chế phẩm của
chúng như thuốc phiện, cần sa, cocain.
- Ma túy bán tổng hợp: là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên và một
số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu như Heroin.
- Ma túy tổng hợp: là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng
hợp hóa học toàn phần từ hóa chất như: thuốc lắc, ma túy đá...[58].
Theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng: ma túy được chia thành 2
loại:
4
- Ma túy có hiệu lực cao: là các chất ma túy chỉ cần sử dụng với một lượng
nhỏ đã có thể thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng (mức độ kích thích
mạnh), và sử dụng vài lần có thể gây nghiện. Ví dụ: thuốc phiện, heroine, cocaine,
thuốc lắc…
- Ma túy có hiệu lực thấp: là các chất ma túy phải sử dụng nhiều lần với một
lượng lớn thì mới làm thay đổi được trạng thái tâm sinh lý của người dùng và gây
nghiện; ví dụ: thuốc lá, thuốc lào…[58].
Theo tác dụng của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương: ma túy được chia
thành 3 loại:
- Nhóm thuốc an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: Thuốc phiện, những
chất chế ra từ thuốc phiện (heroine, morphine, cocaine, methadone và pethidine) và
thuốc ngủ (lumiau, valium, seconau phenobacbital, serepax, mogadon, seduexen…).
Tác động chủ yếu khi sử dụng là buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô
hấp…
- Nhóm các chất gây kích thích: Bao gồm amphetamine và các dẫn xuất của
nó; có tác dụng làm tăng sinh lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng
nhịp tim, hô hấp…
- Nhóm các chất gây ảo giác: điển hình gồm LSD (Lysergic Acid
Diethylamide) hay còn gọi là ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc lắc). Việc sử dụng
các chất này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức về hiện tại, về môi trường
xung quanh; khiến cho người dùng có thể nghe thấy, nhìn thấy những sự việc không
có thật (ảo thanh, ảo giác) [58].
Theo luật pháp: ma túy được phân thành 2 loại:
- Ma túy hợp pháp: là những loại ma túy thông dụng: rượu bia, thuốc lá (ni-côtin), ca-phê-in, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường…
5
- Ma túy bất hợp pháp: Theo luật pháp của Việt Nam, những chất ma túy bất
hợp pháp có thể kể đến là: thuốc phiện, cần sa, heroin, cocaine, thuốc lắc, các chất
gây nghiện kích thích dạng Amphetamin…[58].
1.1.3. Hậu quả của việc sử dụng ma túy
Đối với bản thân
Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng t ần số thở
trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều.
Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi
khi ngưng thở rất đột ngột. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể
gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang,
viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản.
Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim,
ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng
hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp
đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm
tăng huyết áp.
Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng
phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc, cũng có thể gây các tai biế n như: co giật, xuất huyết
dưới nhện, đột quỵ.
Đối với hệ sinh dục: Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm một cách
rõ rệt và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở
những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to và bất lực. Còn ở phụ
nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan,
ảo thính, ảo thị.
Ma túy làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần
kinh người nghiệ n bị tổn hại. Dùng ma túy quá liều có thể dẫn đến cái chết. Gây nghiện
6
mạnh, sức khỏe giảm sút. Tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm dẫn đến lây
nhiễm viêm gan B, C, đặc biệt là nhiễm HIV. Tiêm chích ma túy là một trong những con
đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma túy có thể mang vi
rút HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình của con cái họ. Bên cạnh đó, thoái hoá nhân cách,
rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật. Ngoài ra, mâu thuẫn và bất
hoà với bạn bè, gia đình. Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, làm tăng
nguy cơ bỏ học hoặc mất việc làm, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ. Ngoài ra ma túy còn
gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma túy ảnh hưởng đến hệ thống hoóc
môn sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào
hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu
nòi giống [59].
Đối với gia đình
Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Người nghiệ n ma túy có
thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma túy để thoả
mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma túy, nhiều người đã trộm
cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. Sức khoẻ các thành
viên khác trong gia đình giảm sút: lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không
yên vì trong gia đình có người nghiện. Không những thế nghiện ma túy còn gây
tổn thất về tình cảm: thất vọng, buồ n khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly
hôn, con cái không ai chăm sóc; gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều
trị các bệnh của n g ư ờ i nghiện do ma túy gây ra[59].
Đối với xã hội
Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: lừa đảo, trộm cắp,
giết người, mại dâm, băng nhóm. Ảnh hưởng đến đ ạo đức, thuần phong mỹ tục lâu
đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí
ngân sách xã hội cho các ho ạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả
do ma túy đem lại. Ma túy còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền
7
đại dịch HIV/AIDS- một hiểm họa toàn cầu chưa có thuốc chữa. Hiện nay nước ta
có trên 250.000 n g ư ờ i nhiễm HIV/AIDS thì có khoảng 11% là do tiêm chích
ma túy [2]. Sau khi tiêm chích ma túy người nghiện có nhu cầu sinh hoạt tình
dục. Khi đã “phê” thuốc thì họ không còn khả năng tình dục an toàn, họ sẽ sinh
hoạt tình dục bừa bãi. Đây cũng là một con đường lây lan HIV/AIDS nhanh nhất.
Có thể thấy rằng hậu quả của việc nghiện ma túy rất nghiêm trọng, chính vì
vậy mục tiêu hàng đầu của phò ng chống ma túy hiện nay là: giảm cung, giảm c ầu
và giảm tác hại
- Giảm cung: xóa bỏ những vùng trồng cây thuốc phiện, ngăn chặn và truy bắt
những kẻ vận chuyển, mua bán ma túy trái phép dựa vào pháp luật và lực lượng công
an.
- Giảm cầu: bằng tuyên truyền giáo dục nhằm hạn chế số lượng người nghiện
ma túy mới. Đồng thời động viên giúp đỡ những người cai nghiện không quay lại tái
nghiện. Thực hiện được điều này chính là hạn chế sự gia tăng số người nghiện ma túy.
- Giảm tác hại: phân phát bao cao su, bơm kim tiêm cho đối tượng nghiện ma
túy, gái mại dâm và cuối cùng là điều trị Methadone cho đối tượng sử dụng chất gây
nghiện dạng thuốc phiện như heroin [59].
1.1.4. Tình hình sử dụng ma túy
Theo báo cáo của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp
Quốc (UNODC) năm 2015 đã cho thấy được tình hình sử dụng ma túy tổng hợp có xu
hướng tăng mạnh trong khi đó tình hình sử dụng thuốc phiện, heroin vẫn ở mức ổn
định. Theo số liệu thống kê của UNODC, trong năm 2013 ước tính có khoảng 246
triệu người là sử dụng ma túy bất hợp pháp. Trong số đó có khoảng 27 triệu người có
vấn đề về sử dụng ma túy. Số người nghiện chích ma túy trong nhóm này chiếm 50%
và ước tính có khoảng 1.65 triệu người TCMT bị nhiễm HIV [48].
8
Theo số liệu báo cáo của Bộ Lao động thương bình và xã hội có trên 204.000
người nghiện ma túy và xuất hiện 100% ở các tỉnh/thành phố; 90% ở quận, huyện và
70% ở xã, phường, thị trấn. Có 74% ở độ tuổi 18-35, 96% là nam giới và 4% là nữ
giới. Hiện nay, số người nghiện sử dụng heroin chiếm 72% và có xu hướng giảm dần,
trong khi đó, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp nhóm kích thích dạng Amphetamin
(ATS) ngày càng gia tăng [57].
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế về tình hình dịch HIV đến hết tháng 9/2014
cho biết tổng số người nhiễm HIV trên toàn quốc là trên 250.000 người và tập trung ở
các quần thể nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, nam quan hệ đồng giới và phụ nữ
bán dâm. Trong thời gian gần đây thì bạn tình của người NCMT được coi là quần thể
nguy cơ cao mới, việc gia tăng các trường hợp nữ bị nhiễm HIV mới chiếm đến
32.5% các ca nhiễm mới trong năm 2013, phản ánh sự lây nhiễm HIV từ nam giới có
hành vi nguy cơ cao sang bạn tình. Báo cáo cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
NCMT lần đầu tiên đã giảm xuống dưới 11% trong năm 2013 kể từ năm 1997 [2].
1.2.
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone
1.2.1. Tổng quan về điều trị Methadone
Khái niệm
Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các
CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và
không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ)
nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai.
Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [4].
Điều trị nghiện bằng Methadone là một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành
rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây
truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi
chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng [4].
9
Thông tin về Methadone
Methadone được sản xuất trong chiến tranh thế giới thứ 2 nhằm mục đích thay
thế nguồn morphine bị thiếu để dùng trong chiến tranh. Methadone được tổng hợp
vào năm 1937, sau đó mới được thử nghiệm để sản xuất dưới dạng một chất dạng
thuốc phiện tổng hợp có tác dụng giảm đau kéo dài và được sử dụng trong chiến
trường. Đến năm 1947, thuốc Methadone được sử dụng như thuốc giảm đau và chống
ho. Khởi đầu, Methadone không phải được sử dụng để điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện mà để giảm đau. Trong rất nhiều năm đến cuối thập niên 1950,
Methadone vẫn chưa phải là thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện.
Đến năm 1964, tại New York, bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole
nghiên cứu về thuốc điều trị cho những người nghiện heroin, họ phát hiện ra
Methadone giúp người bệnh của họ ngừng sử dụng heroin và hầu như không bị tăng
liều khi dùng trong thời gian dài, do đó liệu pháp điều trị duy trì bằng thuốc
methadone ra đời [4]. Tiếp sau đó các nước cũng bắt đầu sử dụng Methadone trong
điều trị giảm tác hại của nghiện chất: như Hồng Kông bắt đầu đưa Methadone vào
điều trị năm 1972, tiếp sau đó vào năm 1979 là Thái Lan. Sau năm 2000, có rất nhiều
nước đã áp dụng điều trị methadone, trong đó có nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á
như Indonexia (2003), Trung Quốc (4/2004), Malayxia (10/2005), Đài Loan (2006),
Việt Nam (2008),…
Biện pháp điều trị bằng thuốc Methadone
Theo Cơ quan điều trị lạm dụng ma túy và rượu Hoa Kỳ (SAMHSA), điều trị
thay thế hay còn gọi là điều trị hỗ trợ bằng thuốc là việc sử dụng thuốc, kết hợp với
liệu pháp tư vấn và hành vi để điều trị toàn diện cho người sử dụng ma tuý. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng khi điều trị rối loại nghiện ma túy, sự kết hợp giữa thuốc và
liệu pháp hành vi là biện pháp điều trị hiệu quả và thành công nhất. Còn theo Bộ Y tế
Việt Nam, điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone là một điều trị
lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, duới dạng siro nên
10
giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan
C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà
nhập cộng đồng [4]. Ðiều trị Methadone chỉ áp dụng với người nghiện CDTP (heroin)
mà không áp dụng với những trường hợp nghiện rượu, thuốc lá, benzodiazepine và
ma túy tổng hợp dạng amphetamine [50].
Trong những thập kỷ đầu tiên sau khi ra đời, phương thức điều trị Methadone
được coi là một biện pháp điều trị tạm thời nhằm mục đích cuối cùng là giảm liều và
bệnh nhân sẽ ngừng sử dụng Methadone một cách hoàn toàn. Ngày nay, điều trị duy
trì Methadone không còn được coi là một biện pháp trị liệu tạm thời nữa mà là một
biện pháp điều trị lâu dài, thường là suốt đời. Như vậy, nếu bệnh nhân thỉnh thoảng có
một đợt dùng lại heroin (hoặc các chất ma túy khác) là bằng chứng chứng tỏ sự thất
bại của liệu pháp điều trị bằng Methadone.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện các
CDTP bằng thuốc Methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau:
- Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan B,
viêm gan C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các
CDTP và hoạt động tội phạm;
- Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP;
- Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống
lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.
Lợi ích, ưu điểm và nhược điểm của điều trị Methadone với người bệnh
Điều trị Methadone mang rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân, cụ thể như:
- Tác dụng liên tục và kéo dài;
- Chi phí thấp;
- Hợp pháp;
11
- Dễ sử dụng bằng đường uống.
- Ðược cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như: tư vấn tâm lý, chăm sóc sức
khỏe và các hình thức hỗ trợ khác.
- Giảm nguy cơ quá liều heroin.
Ðiều này có nghĩa với những người không thể từ bỏ heroin, methadone là thuốc
có độ an toàn cao và giúp người bệnh dần dần hồi phục khỏi trạng thái nghiện [5].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ưu điểm của điều trị duy trì bằng thuốc methadone
là có thể giúp người nghiện heroin:
- Dừng sử dụng hoặc giảm đáng kể lượng heroin sử dụng;
- Dừng tiêm chích heroin (hoặc giảm đáng kể tần suất tiêm chích và giảm
nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu và nguy cơ quá liều);
- Cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh duỡng;
- Dừng các hành vi phạm pháp liên quan đến việc kiếm tiền mua heroin;
- Cải thiện và ổn định quan hệ với gia đình;
- Có công việc ổn định hơn và học tập tốt hơn.
Ðiều đó có nghĩa là khi tham gia chương trìnhmethadone, bệnh nhân có cơ hội
tiếp cận với nhiều dịch vụ ytế và xã hội khác. Do đó, họ sẽ ít phải chịu áp lực trong
cuộc sống, giảm nguy cơ sử dụng và cuối cùng không dùng heroin nữa.
Tuy nhiên, nhược điểm của điều trị bằng methadone cũng có khá nhiều, đó là:
- Bệnh nhân phải cam kết đến cơ sở điều trị hàng ngày để uống thuốc;
- Khó thực hiện các chuyến đi, các kỳ nghỉ xa khỏi nơi cơ trú;
- Có thể gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe;
- Vẫn bị lệ thuộc vào thuốc cho đến khi kết thúc chương trình điều trị.
12
Methadone là một thuốc có tác dụng mạnh và có thể nguy hiểm nếu dùng
không đúng cách. Nó cũng có thể gây tình trạng quá liều khi sử dụng quá nhiều
Methadone [5].
1.2.2. Dƣợc lý lâm sàng của thuốc Methadone
Dược lực học
Methadone là một chất đồng vận với các CDTP, tác động chủ yếu trên các thụ
thể muy (μ) ở não. Tương tự như các CDTP khác, Methadone có tác dụng giảm đau,
giảm ho, yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện nhưng gây khoái cảm yếu.
Dược động học
Hấp thu
Methadone được hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng qua đường uống
(Methadone được hấp thu khoảng 90% qua đường uống).
Tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau
khoảng 3-4 giờ.
Thời gian đạt nồng độ ổn định trong máu khoảng 3-5 ngày sau mỗi lần thay đổi
liều điều trị.
Phân bố
Methadone liên kết với albumine, protein huyết tương khác và các mô (đặc biệt
là phổi, gan, thận). Do vậy, methadone có hiệu quả tích lũy và tốc độ thải trừ chậm (tỷ
lệ gắn kết protein huyết tương từ 60-90%). Methadone đi qua hàng rào rau thai và bài
tiết qua sữa.
Thời gian bán hủy trung bình 24 giờ.
Đặc tính dược động học của methadone thay đổi theo từng người nghiện.
Chuyển hoá
13
Chuyển hóa chủ yếu ở gan thông qua men cytochrome P450.
Chất chuyển hóa của methadone không có tác dụng.
Thải trừ
Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, ngoài ra còn qua phân, mồ hôi và nước bọt.
Độ thanh thải ở thận giảm khi pH nước tiểu tăng.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn phổ biến của methadone bao gồm táo bón, khô
miệng và tăng tiết mồ hôi.
Các triệu chứng: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, giãn mạch và gây ngứa, rối
loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở đàn ông, rối loạn chức năng tình dục, giữ
nước, tăng cân ít gặp hơn và có thể không liên quan đến methadone.
Hầu hết những người nghiện CDTP có ít tác dụng không mong muốn, tuy nhiên
triệu chứng táo bón, rối loạn chức năng tình dục, tăng tiết mồ hôi, có thể vẫn tồn tại
trong quá trình điều trị.
Tương tác thuốc
Nhiều người bệnh đang điều trị methadone đồng thời đang được điều trị
HIV/AIDS hoặc các bệnh lý khác kèm theo, do vậy cần lưu ý đặc biệt đến các tương
tác giữa thuốc methadone với các thuốc khác như: thuốc kháng Retrovirus (ARV),
thuốc điều trị lao, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, thuốc an thần, gây ngủ, thuốc
giảm đau các loại. Tương tác giữa thuốc methadone với những thuốc tác động vào hệ
thống men cytochrome P450 (CYP450) có thể dẫn tới:
- Giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị duy trì bằng methadone.
- Giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị ARV.
- Ngộ độc và các tác dụng không mong muốn.
14
- Giảm tuân thủ điều trị.
Việc tiên lượng trước những tương tác có thể xảy ra giữa thuốc Methadone và
các thuốc khác là rất quan trọng giúp quyết định đổi loại thuốc hoặc thay đổi liều
Methadone khi cần thiết.
Các thuốc có tương tác với thuốc methadone có thể làm tăng hoặc giảm chuyển
hóa:
- Các thuốc kích thích hệ thống CYP3A có thể gây tăng chuyển hóa
methadone do vậy làm giảm nồng độ methadone trong máu, hậu quả là xuất hiện các
dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai. Những thuốc thuộc nhóm này bao gồm:
Efavirenz (EFV), Nevirapine (NVP), Lopinavir/Ritonavir (LPV/R), Ritonavir (RTV),
Rifampicine, Phenobarbital, Carbamazepine, Phenytoin.
- Các thuốc ức chế hệ thống CYP3A có thể làm giảm chuyển hóa methadone
do vậy làm tăng nồng độ methadone trong máu, hậu quả là xuất hiện các dấu hiệu và
triệu chứng của ngộ độc methadone. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm:
Fluconazole, Itraconazole, Ketoconazole, Ciprofloxacine, Fluvoxamine (SSRI),
Sertraline (SSRI). Mặc dù có thể gây tăng nồng độ methadone trong máu sau khi sử
dụng các loại thuốc này nhưng rất hiếm khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như
buồn ngủ.
- Methadone có thể làm thay đổi nồng độ một số thuốc khác trong máu và là
nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc (ví dụ như AZT, IMAO và thuốc chống trầm cảm
ba vòng). Methadone cũng có thể làm giảm nồng độ một số thuốc trong máu và là
nguyên nhân dẫn đến thiếu liều thuốc (ví dụ như DDI). Ngộ độc AZT có thể biểu hiện
giống như các dấu hiệu của hội chứng cai.
Nguyên tắc xử trí tương tác thuốc
Luôn hỏi người bệnh về những loại thuốc họ đang sử dụng kèm theo với thuốc
methadone.
15
Tiên lượng các tương tác thuốc có thể xảy ra, cần lưu ý các loại thuốc có tương
tác với methadone (xem chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Hướng dẫn này). Hạn
chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc có tương tác với thuốc methadone. Khi có thể,
nên dùng các loại thuốc không có tương tác với methadone.
Sự tương tác thuốc là rất khác nhau ở mỗi người bệnh do vậy rất khó để dự
đoán về mức độ và thời gian tương tác để quyết định thay đổi liều thích hợp. Khi điều
chỉnh liều methadone nên dựa trên đáp ứng lâm sàng của người bệnh hơn là dựa trên
dự đoán về các tương tác có thể xảy ra.
Không nên bắt đầu liệu pháp điều trị bằng thuốc khác (lao, ARV) trong giai
đoạn khởi liều methadone (2 tuần đầu) để tránh sự nhầm lẫn giữa ngộ độc, tác dụng
không mong muốn và các tương tác thuốc có thể xảy ra. Các trường hợp bệnh nhân
đang mắc các rối loạn tâm thần, cần bắt đầu điều trị rối loạn tâm thần càng sớm càng
tốt.
Phải quan sát và theo dõi chặt chẽ người bệnh đang điều trị methadone mà sử
dụng đồng thời những thuốc có tương tác với methadone để phát hiện và xử trí kịp
thời.
Phải cập nhật và ghi hồ sơ đầy đủ tất cả những thuốc mà người bệnh đang sử
dụng: chẩn đoán, tên thuốc, liều dùng, thời gian sử dụng, cơ sở điều trị cho chỉ định
(kể cả thuốc bệnh nhân tự mua), tương tác thuốc và cách xử trí để theo dõi và tổng
hợp.
Chỉ định
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bất hợp pháp.
Chống chỉ định
- Dị ứng với Methadone và các tá dược của thuốc.
- Các bệnh gan nặng, bệnh gan mất bù.
16